Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

ĐỀ BÀI: CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở

MALAYSIA ĐẾN NĂM 2014.THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Thành viên nhóm :

1.Phùng Minh Hoàng 11121544

2.Nguyễn Minh Trang 11124095

3.Nguyễn Thị Tuyền 11124481

4.Nguyễn Thị Trà My 11122600

5.Nguyễn Thị Ngọc Hà

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ MALAYSIA:


1.1. VÀI NÉT VỀ MALAYSIA

Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến

Thủ đô : Kuala Lumpur

Ngày quốc khánh : 31 tháng 8 năm 1957

Các đảng phái chính trị: Đa đảng

Thành viên của các tổ ADB, APEC, ARF, ASEAN, BIS, C, CICA (observer), G-77,
chức: IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICRM, IDA, IDB, IFAD,
IFC,WHO, WIPO, WMO, WTO…

Đơn vị tiền tệ: Đồng Ringgit (MYR)

Khí hậu: Nhiệt đới nóng ẩm

Tài nguyên: Thiếc, dầu mỏ, quặng sắt, khí đốt, cao su, gỗ,…

Dân số: 29,179,952

Dân tộc : Malay (50.4%), Trung Quốc (23.7%) và các dân tộc khác

Tôn giáo: Đạo hồi (60.4%), Phật giáo (19.2%), Thiên chúa (9.1%)

Ngôn ngữ : Bahasa Malay, Tiếng Anh, Tiếng Trung,…

1.2. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ MALAYSIA

• Sau khi tuyên bố độc lập năm 1957, Malaysia còn là một nước nông nghiệp nghèo nàn và
lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản và các sản phẩm nông nghiệp.
• Từ năm 1970 - 1990, Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách kinh tế mới với mục tiêu
xóa đói và cơ cấu lại nền kinh tế nước nhà. Trong giai đoạn này, Nhà nước đóng vai trò then
chốt trong phát triển kinh tế.

• Từ 1983, Chính phủ Malaysia đưa ra chính sách tự do hoá kinh tế, nới lỏng luật lệ và cải
tiến chính sách về đầu tư; khuyến khích tư nhân tham gia phát triển kinh tế; chủ trương quản lý
chặt chẽ hoạt động chi tiêu của khu vực kinh tế nhà nước; đồng thời chủ trương tư nhân hoá các
hoạt động kinh doanh và các công ty quốc doanh.

• Đến cuối thập kỷ 80, Malaysia chuyển dần sang nền kinh tế trong đó khu vực tư nhân nắm
vai trò quan trọng.

• Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996 - 2000) và lần thứ 8 (2001-2005) bắt đầu được thực hiện
trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn 30 năm (1990-2020) gọi là "Chương trình phát triển mới"
hay "Tầm nhìn 2020" với mục tiêu đưa Malaysia trở thành quốc gia phát triển vào năm 2020.

• Năm 1997 - 1998, kinh tế Malaysia lâm vào tình trạng khủng hoảng khá trầm trọng: năm
1998, GDP là -6,7%, đồng Ringgit mất giá tới 65%.

• Nhờ những biện pháp khắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó có việc ấn định tỷ giá và
kiểm soát vốn, nền kinh tế Malaysia từ đầu năm 1999 đã phục hồi khá nhanh: tăng trưởng GDP
năm 1999 đạt 5,8%; năm 2000 đạt 8,5%, năm 2001 đạt 2,4% (do tình hình kinh tế toàn cầu
giảm sút).

• Tuy nhiên, từ năm 2002 kinh tế Malaysia từng bước phục hồi với mức tăng trưởng kinh tế
(GDP) năm 2002 là 4,2%, năm 2003 đạt 5,2%, năm 2004 là 7,1%, năm 2012 là 5,1%.

Như vậy kinh tế Malaysia đã có những bước chuyển mình lớn trong lịch sử. Từ một nền kinh tế
phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp trong thập niên 60 của thế kỷ XX, ngày nay, Malaysia là
một nền kinh tế mở hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là công nghệ cao, các ngành
thâm dụng vốn và tri thức.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ TỰ DO
HÓA THƯƠNG MẠI Ở MALAYSIA ĐẾN NĂM 2014.

1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến xuất khẩu và thương mại của
Malaysia:
1.1.Điều kiện tự nhiên:
- Malaysia có khí hậu nóng ẩm quanh năm, đất đai phì nhiêu màu mỡ thích hợp cho
việc trồng các loại cây như cao su, dầu cọ…, hai loại cây này đã trở thành đặc trưng
về sản phẩm nông nghiệp của Malaysia trên thế giới.
- Rừng nhiệt đới chiếm 70% diện tích cả nước với nhiều loại gỗ quý.
- Malaysia là nước có lợi thế vững chắc về các nguồn tài nguyên khoáng sản, chiếm
33% sản lượng thiếc thế giới và có trữ lượng lớn về các khoáng sản quý như vàng,
sắt, bôxit, dầu mỏ, mangan, vomfram…
- Bên cạnh đó, Malaysia còn sở hữu vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm trong khu vực eo
biển Malacca, là một trong những eo biển quan trọng nhất của thế giới với 50.000 tàu
vận chuyển khoảng 1/3 lượng hàng hóa của thế giới mỗi năm. Malaysia đã đầu tư
xây dựng những cảng biển chất lượng nhất thế giới, đây là ưu thế vượt trội giúp
thương mại Malaysia vươn lên trong khu vực.

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội:

- Là quốc gia 12 triệu dân vào năm 1975, tuy không phải là quốc gia đông dân trong
khu vực song lực lượng lao động của Malaysia là những lao động có kỹ năng và
trình độ cao, tương đối lành nghề trong các ngành truyền thống.
- So sánh hàm lượng yếu tố vốn/lao động của hàng xuất khẩu với hàng nhập khẩu thì
Malaysia tương đối dư thừa về lao động. Năm 1970, tỷ lệ vốn/lao động của hàng
xuất khẩu Malaysia là 4,46 so với 5,67 của hàng nhập khẩu, năm 1980 con số này
theo thứ tự là 6,3 so với 6,7.
- Về cơ sở hạ tầng: Malaysia có mạng lưới đường sá thật sự ấn tượng với hệ thống sân
ga, xe điện, các trung tâm bốc dỡ hàng,… cung cấp các dịch vụ và tiện nghi chất
lượng quốc tế.
 Tóm lại, Malaysia là nước có lợi thế rất lớn về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên kinh
tế xã hội trong phát triển kinh tế kinh tế.

2. Thực trạng xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia:
2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Xuất khẩu từ 2000-2014 (tỷ RM)


900
800
766
700 697 702 719
663 638
600 589 604
536 552
500 481
400 373 397
334 357
300
200
100
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia giai đoạn 2000-2014 (tỷ USD)

Nguồn: 1-million-dollar-blog.com/

Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia tăng mạnh và đều trong các năm 2001 đến 2008, tác
động của các hiệp định tự do hóa thương mại là khá rõ ràng, thị trường xuất khẩu được mở
rộng sang các thành viên của các tổ chức thương mại Malaysia tham gia như WTO. Năm
2009, chịu tác động nặng nề của khủng hoàng kinh tế thế giới, kim ngạch có bước sụt giảm
đáng chú ý nhất trong giai đoạn 15 năm từ 2000 đến 2014, nhưng ngay sau đó, bằng những
biện pháp can thiệp kịp thời và theo xu thế phục hồi chung, kim ngạch xuất khẩu Malaysia
lại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu bị chững lại, đạt 766 tỷ RM vào năm
2014, tương đương 205 tỷ USD.

2.2. Các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo:

Malaysia là nước dồi dào về tài nguyên thiên nhiên. Trước đây, Malaysia chủ yếu xuất
khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản, là nhà sản xuất lớn các mặt hàng thiếc, cao
su và dầu cọ trên thế giới. Ngày nay, với những định hướng hợp lí, Malaysia đang dần trở
thành một trong nước xuất khẩu mạnh nhất trong khu vực với cơ cấu mặt hàng đa dạng.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Malaysia năm 2014 bao gồm: sản phẩm điện tử (33,4%,
tăng 0,5% so với năm 2013), thành phẩm xăng dầu (9,2%), khí gas hóa lỏng (8,4%), các chất
hóa học (6,7%), dầu lá cọ (6,1%) vào năm 2014.

Ngoài ra, Malaysia còn rất mạnh về việc xuất khẩu tại chỗ các dịch vụ du lịch. Với lợi thế
những cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú cùng với chính sách khuyến khích của chính phủ
Malaysia: cho phép cấp thị thực thường trú lên đến 10 năm, Malaysia đang được đánh giá là
một trong những nơi tốt nhất để nghỉ dưỡng hưu trí. Năm 2014, Malaysia thu hút 28 triệu
khách du lịch và mang lại 76 tỷ Ringgit doanh thu, du lịch được đánh giá là nguồn thu ngoại
tệ lớn thứ 3 cho quốc gia này.
2.3. Các đối tác lớn của Malaysia
Bảng: Các đối tác xuất khẩu lớn nhất của Malaysia (năm 2014):

Nguồn:Bộ công thương Việt Nam.

Các bạn hàng chủ yếu của Malaysia bao gồm Singapore, Trung Quốc , Nhật Bản, Mỹ, Thái
Lan, Hồng Kông, Úc, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc. Những nước này chiếm 71,8% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Malaysia.

Những bạn hàng chính đóng góp cho tăng trưởng thương mại của Malaysia chính là các nước
ASEAN. Năm 2014, thương mại của Malaysia với các nước ASEAN tăng 3,9% so với năm
2013. Tiếp theo là Liên minh châu Âu tăng 6,2% (8,35 RM), Mỹ tăng 7,4% (8,01 tỷ RM),
Australia tăng 16,4% (7,48 tỷ RM), HongKong (Trung Quốc) tăng 14,5% (6,05 tỷ RM), Đài
Loan (Trung Quốc) tăng 11,2% (5,94 tỷ RM) và Trung Quốc tăng 2,2% (4,54 tỷ RM).

Mặt khác, thương mại của Malaysia với các nước FTA đạt 906,6 tỷ RM, tăng 3,9%, trong đó
xuất khẩu đạt 491,35 tỷ RM tăng 4,7% .

Từ những năm 2005 Malaysia đã có thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế, trong những
năm trước tình trạng nhập siêu phổ biến và thâm hụt khá sâu, mức thặng dư này được duy trì
từ thời gian đó đến nay và mức thặng dư khá cao, luôn duy trì trong khoảng 80 đến 100 tỷ
RM, xấp xỷ 26 tỷ USD, đây là mức thặng dư rất ấn tượng khi mà trước đó khoảng chục năm
Malaysia vẫn là nước nhập siêu trong thời gian dài.

Trong 10 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch thương mại của Malaysia với Trung Quốc
đạt 169,71 tỷ RM tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2013. Malaysia xuất khẩu sang Trung Quốc
75,02 tỷ RM, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2013, nguyên nhân do kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng sắt thép, dầu cọ, hóa chất và các sản phẩm hóa chất và cao su giảm.

Bên cạnh đó, thương mại của Malaysia với các nước EU đạt 118,46 tỷ RM tăng 5,9% so
với cùng kỳ năm 2013, trong đó Malaysia xuất khẩu sang EU đạt 60,05 tỷ RM tăng 10,9%.
Các mặt hàng xuất khẩu của Malaysia sang EU chủ yếu là khí hóa lỏng, điện và điện tử,
thiết bị khoa học và quang học, dầu cọ, hóa chất và các sản phẩm hóa chất. Malaysia xuất
khẩu tăng mạnh sang các nước Hà Lan, Đức, Anh, Bỉ, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha,
Aó, Slovakia và Séc.

Cũng trong 10 tháng đầu năm 2014, Malaysia đã xuất khẩu sang Mỹ đạt 52,75 tỷ RM,
tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2013. Các mặt hàng xuất khẩu của Malaysia sang Mỹ gồm
điện và điện tử, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, thiết bị khoa học và quang học, máy
móc, thiết bị và phụ tùng. Thị trường xuất khẩu của Malaysia đang ngày càng được mở rộng.

3. Những điểm đáng chú ý trong chính sách xuất khẩu, chính sách thương mại của
Chính phủ Malaysia.
3.1. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
3.1.1. Chính sách mặt hàng

Từ năm 1991 Malaysia bắt đầu tiến hành thời kì công nghiệp hóa nhằm đưa đất
nước giàu tài nguyên và đang trên đà phát triển trở thành nước công nghiệp toàn diện vào
năm 2020. Nhiệm vụ mới trong chiến lược sản phẩm ở giai đoạn này là giảm dần tỷ trọng
xuất khẩu các mặt hàng thô và sơ chế, tăng dần tỷ trọng hàng hóa chế tạo xuất khẩu, đặc
biệt là công nghệ cao, các mặt hàng có hàm lượng vốn lớn và kĩ thuật cao như điện và điện
tử, các sản phẩm từ dầu mỏ, khí thiên nhiên.
Do nền kinh tế bắt đầu có tích lũy cao, từ “kế hoạch hành động phát triển công nghệ
công nghiệp - APITD”, Chính Phủ đã quyết định thành lập và phát triển các ngành công
nghiệp công nghệ cao bắt đầu từ thập kỉ 90, đó là: công nghệ vật liệu mới, công nghệ vi
điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, các công viên công nghệ đặt tại Kuala
Lumpur, Kedah, Johor và Sarawak…Thực hiện những chiến lược này cùng với việc chú
trọng đào tạo nhân lực có tri thức và tay nghề cao đã làm tăng tính cạnh tranh của hàng
công nghiệp xuất khẩu Malaysia.

3.1.2. Chính sách thị trường


Sau những năm 80 với chính sách nhìn về phương Đông (Look East) ở giai đoạn
này, Malaysia chủ trương mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực, tức
là nhìn về phương Nam (Look South), nhằm tranh thủ thị trường tiêu thụ.

Năm 1990, Malaysia đề ra việc lập “Nhóm kinh tế Đông Á – EAEC” bao gồm các
nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 3 nước Đông Dương. Kể từ đầu thập
niên 90, nhằm tự do hóa thương mại và bổ sung cơ cấu kinh tế, Malaysia đã nỗ lực tham
gia APEC và các tam tứ giác tăng trưởng trong khu vực như IMS (gồm Indonesia-
Malaysia-Singapore), IMT (gồm Indonesia-Malaysia-Thailand), BIMP (gồm Brunei-
Indonesia-Malaysia-Philipines).

Malaysia thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường, xuất khẩu hàng hóa sang mọi
nơi trên thế giới (trừ Isarel). Malaysia đưa ra những định hướng và biện pháp hỗ trợ tạo
điều kiện cho các tổ chức kinh tế trong nước duy trì, mở rộng thị trường và xây dựng thị
trường trọng điểm. Không chỉ xuất khẩu sang các nước phát triển, Malaysia đã quan tâm
hơn tới thị trường các nước đang phát triển. Malaysia cũng quan tâm nhiều đến thị trường
các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt tập trung hướng tới thị trường ASEAN và Trung
Quốc. Malaysia đưa ra các chính sách không ngừng củng cố và đẩy mạnh quan hệ với
những thị trường truyền thống, khai thác mở rộng những thị trường sẵn có để đáp ứng tốt
hơn nữa cho nhu cầu của khách hàng tại thị trường đó. Bên cạnh đó tìm tòi, nghiên cứu
xâm nhập các thị trường mới có tiềm năng.

3.1.3. Chính sách hỗ trợ


Để thực hiện thành công chính sách mặt hàng và chính sách thị trường, Malaysia cũng xây
dựng và thực hiện một cách đồng bộ các chính sách hỗ trợ đa dạng.

 Trợ cấp Xuất khẩu:


Malaysia áp dụng 2 hình thức trợ cấp xuất khẩu phổ biến:

- Tín dụng xuất khẩu


- Ưu đãi thuế cho các nhà xuất khẩu, khấu trừ kép các khoản chi phí. Trong 3
tháng đầu năm 2012, chính phủ đã áp thuế xuất khẩu là 0% cho 3,6 tấn dầu cọ
thô xuất khẩu đề hỗ trợ xuất khẩu cho ngành này.
Các biện pháp này chỉ được thực hiện cho đến năm 1995, khi WTO ra đời, vì Malaysia
tham gia hiệp định GATT (sau này là thành viên của tổ chức WTO) mà WTO yêu cầu
các quốc gia thành viên phải xóa bỏ mọi chính sách bảo hộ xuất khẩu, trợ cấp xuất
khẩu, xóa bỏ mọi rào cản để tiến tới tự do hóa thương mại nên các chính sách này được
thay thế bằng những chính sách khác như Chính sách bảo hiểm,…
 Thuế quan:
Malaysia tranh thủ xuất khẩu theo chế độ ưu đãi thuế của Nhật, Mỹ, EU và một số
nước Đông Âu.

 Các biện pháp phi thuế quan:


Malaysia áp dụng đa dạng các biện pháp phi thuế quan. Malaysia duy trì chế độ giấy
phép xuất nhập khẩu và văn bản đồng ý xuất nhập khẩu. Từ năm 2005, Malaysia không
còn áp dụng hạn ngạch với hàng hóa xuất nhập khẩu.

 Tỷ giá hối đoái - Đầu tư:


Bên cạnh các biện pháp trên, Malaysia cũng thực hiện một số biện pháp liên quan đến
tỷ giá hối đoái và đầu tư để thúc đẩy thương mại. Năm 1993, Malaysia thành lập Uỷ
ban chứng khoán nhằm thúc đẩy thị trường vốn hoạt động một cách có hiệu quả và có
trật tự. Tháng 7 năm 2005 tỷ giá hối đoái cố địnhban hành trong thời kì khủng hoảng
(1/9/1998) đã bị bãi bỏ, thay thế bằng một hệ thống tỷ giá tự donhưng có quản lý nhằm
kích thích hoạt động kinh tế, thương mại. Tháng 3 năm 2006, Malaysia đã dỡ bỏ lệnh
cấm bán trước hạn (bán khống) đã áp dụng trong thời kì khủng hoảng (1997) để tạo thị
trường vốn linh hoạt hơn.

 Các chính sách khác:


Những năm gần đây, Malaysia đang thực hiện hàng loạt các biện pháp xúc tiến thương
mại và khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu. Có thể kể đến như:

- Kí kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), tổ chức hội chợ xúc tiến xuất khẩu.
(Từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 11 năm 2012, tại Kuala Lumpur, Malaysia đã diễn
ra Triển lãm thương mại quốc tế Malaysia (viết tắt là Intrade). Có doanh nghiệp từ
17 nước tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm và khách thăm Hội chợ đến từ 77
nước),
- Thường xuyên đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
- Tổ chức các phái đoàn thương mại ra nước ngoài tìm cơ hội đầu tư và kinh doanh.
- Malaysia có các khu vực tự do (Free Zone - FZ) dành cho việc thành lập các nhà
máy sản xuất định hướng xuất khẩu và các cơ sở lữu giữ hàng hoá. Nguyên liệu thô
và thiết bị nhập khẩu vào các khu vực này để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được miễn
thuế theo các quy định về thủ tục hải quan. Ngoài FZ, Malaysia cũng cho phép
thành lập các kho sản xuất theo giấy phép, ở đó các công ty được tự do hơn song
vẫn được hưởng những ưu đãi như kinh doanh ở FZ.
- Hỗ trợ thanh toán cho các DN xuất khẩu thông qua việc thỏa thuận, kí kết giữa
NHTW Malaysia với các ngân hàng nước ngoài.
- Thành lập các trung tâm thông tin về thương mại và công nghệ.
- Tăng cường cập nhật, chuyển tải thông tin mới về thương mại và công nghệ tới các
doanh nghiệp
- Thành lập Cơ quan chuyên trách về xuất khẩu (MATRADE)

3.2. Biện pháp thúc đẩy tự do hóa thương mại:

Để nâng cao chất lượng hàng hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả khai thác
nguồn lực phát triển cũng như phát huy lợi thế so sánh, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao
uy tín quốc gia trên trường quốc tế,… Malaysia tích cực thực hiên chính sách tự do hóa thương
mại với lộ trình rõ ràng:

- Tham gia vào các liên kết kinh tế như: Asean(1967); AFTA(1992); WTO(1995);…
- Ký kết các hiệp định song phương và đa phương với nhiều quốc gia như: Nhật,
NewZealand, Autralia… (Malaysia ký kết hiệp định song phương với Việt Nam vào năm 2008)
- Cắt giảm thuế quan sau khi gia nhập các liên kết kinh tế và ký kết các hiệp định song
phương, đa phương:
 Cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo quy định của khu vực mậu dịch tự do( AFTA). Mức
thuế nhập khẩu từ 0-300% . Mức thuế cao được áp dụng đối với mặt hàng xa xỉ và được
bảo hộ. Mức thuế thấp hơn được áp dụng đối với nguyên liệu thô và tăng lên đối với các
mặt hàng giá trị gia tăng hoặc gia công chế biến. Ngoài thuế nhập khẩu, hầu hết hàng
nhập khẩu đều phải chịu thuế bán hàng (sales tax) 10%. 6,8% số dòng thuế có mức thuế
nhập khẩu 16-20%. 16,9% số dòng thuế có mức thuế nhập khẩu trên 20% . Một số dòng
thuế khác như ô tô nhập khẩu là trên 100%.Năm 2000, thuế nhập khẩu áp dụng cho 136
loại thực phẩm (tươi, khô và chế biến) được giảm từ khoảng 5%-20% xuống còn 2%-
12%. Thuế nhập khẩu thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá, đồ uống có cồn và một số thực
phẩm chế biến có giá trị cao vẫn cao. Thuế xuất khẩu ở mức khoảng 5% đến 10% đối
với những mặt hàng chính là dầu mỏ, gỗ xẻ, cao su, dầu cọ và thiếc. Thuế nhập khẩu
hàng dệt may vào Malaysia ở mức 0-30%
 Thực hiện biểu thuế CEPT từ 0-5% vào năm 2003. Hiện nay, Malaysia có 96,6% dòng
thuế cho các mặt hàng được đưa vào CEPT, trong đó 97,1% đã ở mức 0%-5%; 60,4%
đang ở mức 0%.
 Malaysia tuân theo Hệ thống Thuế hài hòa (Harmonized Tariff Schedule - HTS) để phân
loại hàng hóa.
 Mức thuế MFN được áp dụng trung bình là 9,29%.
 Nguyên vật liệu và máy móc sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu không phải chịu thuế
nhập khẩu và thuế bán hàng. Malaysia cũng miễn thuế cho máy móc và thiết bị trong
nước không sản xuất được.
 17% số dòng thuế của Malaysia (bao gồm các ngành: thiết bị xây dựng, nông sản,
khoáng sản và phương tiện vận tải) chịu chế độ giấy phép nhập khẩu không tự động
 Dỡ bỏ hàng rào Phi thuế quan theo các hiệp định, hiệp ước.
 Kể từ tháng 1/2004, Chính phủ Malaysia đã bãi bỏ các quy định về tỉ lệ nội địa hóa do
trái với các qui định của Hiệp định TRIMS.
 Malaysia cũng phản đối các hình thức bảo hộ trá hình của các nước phát triển, như các
vấn đề về Tiêu chuẩn Lao động, Quy chế đầu tư, Chính sách Cạnh tranh, Chương trình
mua sắm Chính phủ.

PHẦN 3: BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

Thông qua việc nghiên cứu về chính sách thúc đẩy tự do hóa thương mại và xuất
khẩu Malaysia, việc rút ra một số kinh nghiệm là rất cần thiết cho Việt Nam .

Sau gần 30 năm đổi mới, đến nay Việt Nam hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế
giới, cả về mặt kinh tế, chính trị và thương mại. Điều này góp một phần không nhỏ
vào chính sách thúc đẩy tự do hóa thương mại, cũng như xuất khẩu của Việt Nam
trong quá trình phát triển kinh tế

1. Về chính sách tự do hóa thương mại

1.2. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới :
-Bên cạnh việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia vào 8 khu vực mậu dịch tự do
khác : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ATIGA), ASEAN-Trung Quốc,ASEAN-Hàn
Quốc, ASEAN-Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản, ASEAN-Úc-New Zealand, ASEAN-Ấn
Độ và Việt Nam-Chile….

Hiện nay ,Việt Nam cũng đang đàm phán các hiệp định đối tác xuyên thái bình dương
TPP ,Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –EU ,Việt Nam –Hàn Quốc

Điều này ,góp phần nâng cao hơn nữa tự do hóa thương mại ở Việt Nam .Đồng thời ,mở
rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước .Qua đó ,có thể trao đổi
công nghệ cao ,tiết kiệm quá trình nghiên cứu ,hay tạo điều kiện thu hút đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam

- Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu thông qua các hiệp định song phượng ,đa phương
đã kí kết .Từ đó ,các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung
ứng trên toàn cầu

1.3. Xây dựng và điều chỉnh hệ thống thuế quan phù hợp với xu hướng tự do hóa
thương mại

Cắt giảm thuế quan là một phần giúp nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các doanh
nghiệ Việt Nam .Thuế suất trong các hiệp định như các hiệp định Asean sẽ về 0-5% vào
2015 ,nếu sản xuất để xuất khẩu sẽ không phải chịu thuế suất hoặc thuế suất thấp .Đồng
thời máy móc cũng không phải chịu thuế suất ,điều này sẽ tạo điều kiện cho việc hạ giá
thành và tăng chất lượng của sản phẩm cũng như tăng tính cạnh tranh của hàng hóa

1.4. Về hoạt động xuất khẩu

1.4.1. Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển những nghành có lợi thế :

Kinh nghiệm chỉ ra ra rằng ,nền kinh tế hướng vào xuất khẩu thì hàng hóa phải có khả
năng cạnh tranh cao .Do đó ,Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu những mặt
hàng có hàm lượng khoa học công nghệ cao ,có gía trị gia tăng lớn ,khẳng định thương
hiệu của Việt Nam trên trường quốc tế

- Chủ động xây dựng năng lực sản xuất ,kinh doanh ,cải thiện chất lượng ,mẫu mã sản
phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu .Cùng với việc tăng
nhanh tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của nghành và giảm thiểu sự phụ thuộc vào các
nhà cung cấp nước ngoài ;tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ ,đầu tư phát
triển các vùng trống nguyên liệu .

1.4.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Các doanh nghiệp cần tích cực trong phát triển thị tường lao động trong nước ,phối hợp
với cơ quan quản lí nhà nước tập trung vào hoàn thiện ,cơ chế ,chính sách để phát triển
đồng bộ ,liên thông thị trường lao động khu vực cả về quy mô,cơ cấu và chất lượng
nghành nghề .

1.4.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các Quỹ Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu,
Chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia; Quỹ Thưởng xuất khẩu. Ngoài
thưởng xuất khẩu cho các loại hàng hóa , Quy chế thưởng xuất khẩu cần được nghiên
cứu, bổ sung để thưởng cho các loại hình dịch vụ xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn quy định
nhằm khuyến khích các ngành hàng dịch vụ xuất khẩu như: lao động, du lịch, phần
mềm,... Mặt khác, Quy chế thưởng xuất khẩu cần bổ sung thêm quy định thưởng cho các
mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao.

Do nhận thức được vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong phát triển kinh tế thị
trường, Malaysia rất coi trọng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp, nông
thôn, nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản , coi đây là động lực phát triển kinh tế
hàng hoá.

- Ngân hàng nông nghiệp MALAYSIA (BPM) : Là một ngân hàng thương mại quốc
doanh, được nhà nước cấp vốn tự có 100% và cho vay ưu đãi để tạo nguồn vốn hoạt
động ; BPM là công cụ của nhà nước, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
vùng nông thôn trong sản xuất nông nghiệp.

Để khuyến khích và góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, 38 ngân
hàng thương mại phải gửi bắt buộc 20,5% số dư tiền gửi vào ngân hàng nhà nước, trong
đó 3% dự trữ bắt buộc và phải nộp thuế doanh thu, song BPM không phải nộp thuế.

BPM chú trọng cho vay trung dài hạn theo dự án và chương trình tín dụng đặc biệt, đối
tượng vay vốn của BPM gồm chủ yếu: Cho vay trực tiếp nông dân và qua các hợp tác xã
tín dụng , Cho vay nông dân nghèo, không phải trả lãi , Cho vay doanh nghiệp trong
ngành nông nghiệp, Lãi suất cho vay nông nghiệp thấp hơn đối với các loại vay khác.

Học tập Malaysia ,Việt Nam cũng cần có những hoạt động tín dụng thúc đẩy nông
nghiệp phát triển , tạo điều kiện tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản

1.4.4. Kho bãi miễn phí:

Với điều kiện hiện nay, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ Malaysia trong việc
xây dựng hệ thống các kho bãi miễn phí, đáp ứng nhu cầu mua - bán với các nước khác
1 cách thuận tiện hơn. Các kho này sẽ là nơi bảo quản hàng hoá, đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Nhờ vậy làm giảm chi phí cho doanh Nghiệp, giúp tăng lợi nhuận của các doanh
nghiệp

Năm 2007 2009 2011


Thứ hạng Điểm Thứ hạng Điểm Thứ hạng Điểm
trên thế tối trên thế tối trên thế tối
Quốc gia giới đa giới đa giới đa
Singapor
e 1 4.19 2 4.09 1 4.13
Malaysia 27 3.48 29 3.44 29 3.49
Thái Lan 31 3.31 35 3.29 38 3.18
Indonexi
a 43 3.01 75 2.76 59 2.94
Việt
Nam 53 2.89 53 2.96 53 3
Philippin 65 2.69 44 3.14 52 3.02

Chỉ số năng lực Logistic của một số quốc gia ASEAN


(Nguồn :WB)

Lĩnh vực logistic với hoạt động tập trung nhất , dễ thấy nhất chính là giao nhận vận tải,
kho bãi.

Trên bảng xếp hạng về năng lực quốc gia về logistic của WB, cả 3 lần xếp hạng của Việt
Nam 2007, 2009, 2011 đều xếp thứ 53.Việt Nam còn cách khá xa so với Malaysia-một
trong những nước có hệ thống kho bãi phát triển (hoạt động này góp phần thuận lợi hóa
cho hoạt động xuất khẩu, bởi kho bãi có vị trí quan trọng trong hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa). Do đó, việc học tập Malaysia xây dựng hệ thống kho bãi là điều cần
thiết

You might also like