Dat Viet Nam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ 12

CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM


NỘI DUNG: ĐẤT VIỆT NAM

1/ Đặc điểm chung của đất Việt Nam


- Đất của nước ta vô cùng phong phú và phức tạp
+ Hiện nước ta được xác định có đến 19 nhóm đất với 54 loại đất khác nhau, các nhóm và loại
đất đa dạng, được phân bố rộng khắp nhưng có nhóm đất phù sa và feralit là chính.
+ Nhóm đất phù sa: chiếm khoảng 24% diện tích, phân bố chủ yếu ở đồng bằng. Gồm đất phù
sa sông (ĐBSH, ĐBSCL, DHMT); đất phèn, đất mặn (ĐBSCL; ĐBSH); đất cát ven biển (DHMT).
+ Nhóm đất feralit: chiếm khoảng 60% diện tích lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi. Gồm
feralit trên đá badan (Tây Nguyên, ĐNB); feralit trên đá vôi (TD&MNBB) và feralit trên các loại đá khác
(phổ biến ở vùng núi, tập trung ở TD&MNBB).
+ Sự hình thành của các loại đất này diễn ra lâu dài và phức tạp do liên quan đến các nhân tố
hình thành đất và quá trình biến đổi của tự nhiên diễn ra trong đất cũng như quá trình canh tác, sử
dụng đất của con người.
- Đất của Việt Nam tiêu biểu cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Có quá trình hình thành đất feralit là chủ đạo do có nhiều điều kiện thuận lợi như nhiệt ẩm cao
thúc đẩy quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ, tạo nên lớp vỏ phong hoá rất dày; tốc độ phân giải
lượng mùn lớn; môi trường axit cao; sự di chuyển rửa trôi các chất bazo dễ tan (Ca2+; Mg2+; K+) làm
cho đất chua và tích tụ nhiều ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) làm đất có màu đỏ vàng.
+ Đất feralit hình thành chủ yếu ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit là loại đất chính ở vùng đồi
núi nước ta.
- Đất của nước ta có sự phân hoá rõ rệt
+ Theo chiều Bắc – Nam: đất feralit trên đá vôi ở miền núi phía Bắc nhiều hơn so với miền Nam
chủ yếu là đất feralit trên đá badan.
+ Theo Đông – Tây: ở ven biển là đất cát, đồng bằng là đất phù sa và dải đồi núi phía tây là đất
feralit.
+ Theo độ cao: đất ở nước ta có sự thay đổi theo ba vành đai cao lần lượt là đất phù sa, đất
feralit (đai nhiệt đới gió mùa); đất feralit có mùn, đất mùn (đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi) và đất
mùn thô (đai ôn đới gió mùa trên núi cao).
- Đất ở nước ta dễ bị thoái hoá nếu không sử dụng hợp lý(*)
+ Do đất là một sản phẩm tự nhiên và rất nhạy cảm nên nếu môi trường tự nhiên bị tác động
mạnh sẽ làm thay đổi thành phần này. Ví dụ đất và sinh vật luôn có mối quan hệ lẫn nhau trong quá
Học Địa lí cùng Anh Duy Long!
trình chuyển hoá vật chất và năng lượng vô cơ với hữu cơ, phản ánh cảnh quan xung quanh. Chính
ví thể khi phá huỷ rừng thì cũng khiến sự phát triển đất xấu đi, thậm chí mất hoặc biến đổi lớp đất tốt
được hình thành từ rất lâu.
+ Ở vùng đồi núi thì đất dễ bị xâm thực và xói mòn. Ví dụ đất feralit là nhóm đất có cấu trúc kém
bền, độ phì kém, chia và dễ bị thoái hoá rửa trôi. Nên nếu khống sử dụng hợp lý, làm mất lớp phủ thực
vật bên trên sẽ khiến quá trình đá ong hoá diễn ra nhanh dẫn đến đất trống, đồi trọc và trơ sỏi đá.
+ Ở đồng bằng thì đất dễ bạc màu, rửa trôi hay ô nhiễm. Ví dụ trong quá trình đô thị hoá, công
nghiệp hoá mạnh mẽ đã làm việc sử dụng đất thiếu hợp lý, thiếu quy hoạch khiến diện tích đất nông
nghiệp giảm sút; tình trạng ngập úng cục bộ gây ô nhiễm môi trường đất;…
2/ Đặc điểm chung của một số loại đất ở nước ta
Feralit Phù sa Đất khác và núi đá
Diện Chiếm diện tích lớn nhất Chiếm diện tích khá lớn. Chiếm diện tích khá
tích nhỏ
Phân Tập trung ở miền núi và trung Chủ yếu ở các vùng đồng bằng
bố du.
Đặc Thường có màu đỏ vàng, chia, Tuỳ vào từng nơi Tuỳ vào từng nơi
tính nghèo mùn
Phân - Đất feralit trên đá bazan: diện - Đất phù sa sông: phân bố chủ - Ở miền núi:
loại tích khoảng 2 triệu ha, tập yếu ở các vùng đồng bằng với + Đất feralit có mùn và
trung ở những khối lớn Tây các đặc trưng về thành phần cơ đất mùn thô trên núi
Nguyên và Đông Nam Bộ. Rải giới, lí hoá, độ phì khác nhau cao, chiếm khoảng
rác ở Bắc Trung Bộ. + ĐBSH: chủ yếu cát pha -> thịt 10% diện tích.
- Đất feralit trên đá vôi: có ở trung bình; đất bị bạc màu + Đất xói mòn trơ sỏi
các tỉnh TD&MNBB; BTB. Đất (trong đê); ngoài đê thì màu đá do khai thác sử
thoát nước tốt nhưng tầng mỡ. dụng không hợp lí.
mỏng. + ĐBSCL: tập trung nhiều ở ven - Ở đồng bằng: hình
- Đất feralit trên các loại đá sông Tiền và sông Hậu; TPCG thành 1 loại đất gọi là
khác: chiếm diện tích lớn nhất, từ đất thịt đến sét. đất lúa nước: nặng, bí,
phân bố rộng khắo nhưng + DHMT: TPCG từ cát pha đến bị glây.
nhiều nhất ở vùng núi phía thịt nhẹ, đất chia, nghèo mùn và
Bắc. Đặc tính chua, tầng dinh dưỡng.
mỏng, nghèo mùn. - Đất phèn, đất mặn: tập trung
nhiều ở ĐBSCL và vùng cửa

Học Địa lí cùng Anh Duy Long!


sông, ven biển. Đất phèn có
đặc tính chia, còn đất mặn có
mặn ít, mặn nhiều.
- Đất cát ven biển: phân bố dọc
bờ biển, nhất là ở BTC. Nghèo
mùn và N,P,K.
- Đất xám bạc màu trên phù sa
cổ: tập trung nhiều ở ĐNB,
ngoài ra còn có ở rìa ĐBSH;
DHNTB.
- Đất xám bạc màu trên đá axit:
Tây Nguyên và rải rác ven biển
miền Trung. Nghèo. Mùn, chủ
yếu là cát pha và cát thô.

3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hoá đất ở nước ta (GS.TS Lê Thông, 2007,
tr.142-144).
- Đá mẹ
+ Đá mẹ cung cấp vật chất vô cơ cho đất và quyết định cấu trúc, tính chất lí học, hóa học của
đất.
+ Thành phần đá mẹ ở nước ta phong phú có thể chia thành 3 nhóm chính: nhóm đá mẹ axit,
nhóm đá bazơ, nhóm bồi tích phù sa. Từ mỗi nhóm đá mẹ hình thành nên các nhóm đất có tính chất
lí hóa khác nhau.
+ Đất feralit từ đá axit có thành phần cơ giới nhẹ, thoáng khí và thấm nước tốt, nhưng giữ
nước và chất dinh dưỡng kém, chua.
+ Đất feralit từ đá bazơ có thành phần cơ giới nặng, kém thấm nước và khí, nhưng khả năng
giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.
+ Đất được hình thành từ bồi tụ phù sa, có đặc điểm chung là vụn bở, chứa nhiều khoáng
nguyên sinh như thạch anh, mica, canxit.
- Địa hình:
+ Ảnh hưởng của địa hình đến thổ nhưỡng chủ yếu thông qua tác động phân phối lại các
nguyên tố địa hóa trong lớp vỏ phong hóa và điều kiện nhiệt ẩm theo các yếu tố địa hình (đỉnh, sườn,
chân) và nhất là độ cao địa hình.

Học Địa lí cùng Anh Duy Long!


+ Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 500m chiếm khoảng 70%, từ 500 -
1000m chiếm khoảng 15%, trên 200m chỉ chiếm 1%. Do vậy, sự phân hóa đất theo độ cao khác
nhau.
+ Ở vùng đồi núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm diện tích lớn (khoảng
65% diện tích đất tự nhiên).
+ Từ độ cao 500 - 600m đến 1600 - 1700m, nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralit
yếu đi, quá trình tích lũy mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi (còn gọi là đất mùn feralit).
+ Trên 1600 - 1700m, quanh năm thường mây mù, lạnh ẩm, quá trình feralit bị chấm dứt hoàn
toàn, có đất mùn thô trên núi cao (đất mùn alit trên núi cao).
- Khí hậu
+ Đây là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành đất ở Việt Nam vì chính khí hậu
quyết định chiều hướng và cường độ diễn biến của quá trình hình thành lớp vỏ phong hóa và thổ
nhưỡng.
+ Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua chế độ nhiệt ẩm. Do
nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa đa dạng nên thổ nhưỡng nước ta cũng có sự phân
hóa đa dạng theo quy luật địa đới và phi địa đới.
+ Ngoài ra khí hậu còn ảnh hưởng gián tiếp đến đất thông qua giới sinh vật.
- Sinh vật:
+ Quá trình hình thành đất ở Việt Nam diễn ra với cường độ mạnh chính là do sự phong phú
của thảm thực vật.
+ Cùng với sự đa dạng của kiểu rừng là sự đa dạng của các loại đất ở Việt Nam. Ví dụ: Dưới
rừng kín thường xanh có tầng đất dày, ẩm, mùn khá nhiều. Dưới rừng thưa có tầng đất mỏng, khô ít
mùn.
- Thủy văn:
+ Thủy văn ảnh hưởng đến thổ nhưỡng chủ yếu thông qua tác động của nước chảy, nước
ngầm và nước đọng.
+ Nước chảy đã xói mòn mạnh mẽ đất đai nếu không có lớp phủ thực vật bảo vệ. Dòng nước
khi ngấm xuống sâu rửa trôi các chất trong đất làm cho đất về lâu dài sẽ bị bạc màu. Nước đọng
quyết định quá trình glây và quá trình lầy thụt.
+ Đối với đất phù sa:Nước của các dòng sông lớn, lòng đào sâu xuống tới lớp đá gốc thường
chứa nhiều bazơ do đó đất phì nhiêu (ví dụ sông Hồng).
+ Đối với các sông suối nhỏ, lòng sông nằm hẹp trong phạm vi lớp vỏ phong hóa feralit chua
nghèo, đất thường chua và kém phì nhiêu.

Học Địa lí cùng Anh Duy Long!


+ Tại vùng duyên hải, ảnh hưởng của nước biển và nước ngầm mặn đã tạo nên đất phèn, đất
mặn.
- Vai trò của con người:
Ở Việt Nam, đất đai đã được con người khai thác từ lâu đời cho nên ảnh hưởng của con
người đến đất cũng rất lớn.
+Tích cực: cải tạo, mở mang diện tích đất nông nghiệp (cải tạo đất phèn, đất mặn lấn biển,
bón phân cải tạo đất bạc màu...). Quá trình hình thành đất lúa nước là sự thể hiện rõ nhất tác động
của con người trong việc cải biến đất đai ở Việt Nam.
+ Tiêu cực: phá rừng, đốt nương làm rẫy khiến cho đất đai bị xói mòn, rửa trôi, diện tích đất
trống đồi núi trọc gia tăng.
4/ Một số dạng câu hỏi thường gặp
4.1. Trình bày, phân tích, so sánh về đặc điểm đất ở 1 hoặc hai vùng trở lên
Ví dụ 1. Trình bày đặc điểm và phân bố đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Đất ở ĐBSCL chủ yếu là loại đất phù sa với tính chất phức tạp
+ Đất phù sa thuộc hệ thống sông Cửu Long, diện tích 1,2 triệu ha và chiếm 30% diện tích của
vùng, phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu.
+ Đất phèn: chiếm tỉ lệ lớn nhất với 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng). Phân bố chủ yếu ở Đồng
Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang, An Giang), bán đảo Cà Mau.
+ Đất mặn: diện tích khoảng 75 vạn ha, chiếm khoảng 19% diện tích vùng. Phân bố tập trung
ở ven biển phía đông nam và bán đảo Cà Mau.
- Ngoài ra còn có một số đất khác chiếm diện tích nhỏ, phân bố rải rác:
+ Đất xám trên phù sa cổ phân bố dọc ở biên giới Campuchia
+ Đất feralit phân bố chủ yếu ở đảo Phú Quốc
+ Đất cát biển phân bố chủ yếu ở Trà Vinh, Sóc Trăng
Ví dụ 2 (Quảng Bình, 2019) So sánh sự khác biệt về nhóm đất phù sa ở Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Quy mô diện tích: ĐB sông Cửu Long lớn gấp gần 3 lần ĐB sông Hồng.
- Tính chất:
+ Đồng bằng sông Hồng: thành phần cơ giới nhẹ hơn, nhiều nơi bạc màu giảm độ phì (do có
đê, phần lớn diện tích không được bồi đắp hằng năm, lại được con người khai phá lâu đời và làm biến
đổi mạnh)
+ Đồng bằng sông Cửu Long tính chất phức tạp, thành phần cơ giới nặng hơn; đất phù sa sông
màu mỡ hơn do được bồi phù sa hàng năm…
- Cơ cấu và phân bố các loại đất:
Học Địa lí cùng Anh Duy Long!
+ Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng hơn; đất phèn, đất mặn diện tích lớn; nêu phân bố từng
loại đất…
+ Đồng bằng sông Hồng kém đa dạng hơn, đất mặn, đất phèn diện tích nhỏ; nêu phân bố
4.2. Giải thích đặc điểm đất của Việt Nam hoặc ở một vùng
Ví dụ 1: Tại sao ĐBSCL lại có diện tích đất mặn, đất phèn lớn?
- Vị trí địa lí: 3 mặt giáp biển
- Địa hình thấp, nhiều vùng trũng ngập nước
- Khí hậu: mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước lằm tăng độ chua, mặn trong đất
- Thuỷ triều theo csc song lớn vào sâu trong đất liền làm các vùng đất ven biển bị nhiễm mặn.
Ví dụ 2: Tại sao đất feralit lại là đất chính ở vùng đồi núi nước ta?
- Quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa (diễn giải, nhiệt ẩm cao à vỏ phon hoá dày; hoà tan rửa trôi các chất;…)/
- Quá trình này diễn ra mạnh ở vùng đối núi thấp trên đá mẹ axit, mà đây là loại đá chiếm diện
tích lớn ở vùng đồi núi Việt Nam à loại đất chính.
4.3. Phân tích tác động giữa một thành phần tự nhiên đến đất Việt Nam/đất ở một vùng cụ thể
và ngược lại.
Ví dụ 1: Phân tích tác động của địa hình đến đất ở nước ta.
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 1000m chiến đến 85% diện tích và trên
2000m chỉ chiếm khoảng 1% diện tích, nên sự phân hoá đất diễn ra theo độ cao địa hình do thay đổi
nhiệt ẩm.
+ Ở vùng đồi núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ nên đất feralit chiếm diện tích tự nhiên
lớn (hơn 60%).
+ Từ độ cao 500 – 600 đến dưới 1600 – 1700m nhiệt giảm, ẩm tăng dần làm feralit yếu đi,
lượng mùn bắt đầu được tích tụ nhiều hơn hình thành đất feralit có mùn.
+ Từ 1600 – 1700m đến 2600m và cao hơn thì feralit dần bị ngưng trệ, hình thành đất mùn và
đất mùn thô.
- Ở các dạng địa hình khác nhau cũng hình thành nên một số loại đất đặc trưng:
+ Ở ĐBSCL và ĐBSH do địa hình thấp, trũng chịu ảnh hưởng nước mặn của thuỷ triều, các
mạch nước mặn ngầm đã hình thành nên nhóm đất mặn, đặc biệt ở khu vực từ Bến Tre đến Cà
Mau.
- Độ dốc và hướng địa hình cũng tác động đến độ dày của tầng đất
+ Nơi có độ dốc lớn thì tầng đất càng mòng do quá trình xói mòn mạnh, đất nơi cao bị bào
mòn và theo dòng nước di chuyển về nơi thấp hơn.

Học Địa lí cùng Anh Duy Long!


+ Hướng sườn của có vai trò khá quan trọng vì sườn đón gió thường mưa nhiều, tầng đất
mỏng. Sườn khuất gió tuy mưa ít, quá trình xói mòn diễn ra yếu nhưng cùng với đó quá trình hình
thành đất cũng chậm hơn.

Ví dụ 2: Phân tích tác động của sinh vật đến thổ nhưỡng nước ta.
Ví dụ 3: Phân tích tác động của khí hậu đến thổ nhưỡng ở nước ta.
Ví dụ 4: Phân tích tác động của sông ngòi đến thổ nhưỡng ở nước ta.
(Xem lại Video Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên Việt Nam)

Ví dụ 5: Phân tích tác động của khí hậu đến đặc điểm thổ nhưỡng ở vùng Tây Bắc nước ta.
- Khí hậu chung là nhiệt đới ẩm gió mùa trên địa hình chủ yếu là miền núi nên đất feralit chiếm
diện tích lớn và chủ đạo.
- Khí hậu thay đổi theo độ cao à đất theo độ cao cũng thay đổi (phân tích 3 đai cao khí hậu
tương ứng với các nhóm đất).
- Khí hậu NĐAGM mưa nhiều trong năm trên nền địa hình núi dốc à đất dễ bị xói mòn, ngoài
ra ở những vùng mất lớp phủ thực vật à sạt lở đất.

Học Địa lí cùng Anh Duy Long!

You might also like