Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NAM CHÂM VĨNH CỬU

I - NAM CHÂM VĨNH CỬU


Nam châm nào cũng có hai cực.
Khi để tự do,cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng
Nam gọi là cực Nam
Kí hiệu:
+ N (North): cực Bắc
+ S (South): cực Nam
II - ĐẶC ĐIỂM
- Hút sắt hoặc bị sắt hút (ngoài ra còn hút niken, coban, gađolini…)
Ở hai từ cực của nam châm hút sắt mạnh nhất
- Nam châm hầu như không hút đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật
liệu từ
- Luôn có hai cực, cực Bắc (N) sơn đỏ và cực Nam (S) sơn xanh hoặc trắng
- Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực
khác tên hút nhau.
Khi một nam châm thẳng bị gãy thì chúng sẽ tạo thành các nam châm nhỏ
III - KIM NAM CHÂM
Luôn chỉ hướng Bắc-Nam địa lý (la bàn)
IV - ỨNG DỤNG
Kim nam châm, labàn, Đi-na-mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả hai loại
nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản…
TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I - THÍ NGHIỆM ƠXTET
Đặt dây dẫn song song với kim nam châm.
Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu
=> có lực tác dụng lên kim nam châm (lực từ)
Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì
đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói
dòng điện có tác dụng từ.
II - TỪ TRƯỜNG
Từ trường là không gian xung quanh NC, xung quanh dòng điện có khả
năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
Từ mỗi vị trí nhất định trong của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim
nam châm đều chỉ một hướng xác định
III - CÁCH NHẬN BIẾT TỪ TRƯỜNG
Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm (làm kim
nam châm lệch khỏi hướng BắcNam) thì nơi đó có từ trường

You might also like