Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NGHIÊN CỨU VỀ THỪA KẾ

1. Việc có 3 bản di chúc như trên thì hiệu lực pháp lý như thế nào?
Khoản 5 Điều 643 BLDS 2015 quy định:
“5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng
có hiệu lực”.
Như vậy, trường hợp có 3 bản di chúc như trên thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực
pháp lý.
2. Xác định quyền thừa kế hợp pháp của những cá nhân nêu trong các di chúc tại thời
điểm hiện tại.
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
“Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho
người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Căn cứ quy định tại điều 609 BLDS 2015 và bản Di chúc để lại tài sản cho các con và cháu
của ông Nguyễn Xuân Nhiếp lập ngày 20/03/2009 thì những cá nhân có quyền thừa kế hợp
pháp trong bản Di chúc này là:
- Ông Nguyễn Văn Huề và bà Phạm Thị Nhung;
- Ông Nguyễn Văn Đề và bà Nguyễn Thị Bình;
- Ông Nguyễn Thái Huy.
Căn cứ nội dung bản Di chúc để lại đất ở, nhà cho hai con và các cháu lập ngày 01/11/2011
thì những cá nhân có quyền thừa kế hợp pháp trong bản Di chúc này là:
- Ông Nguyễn Văn Huề;
- Ông Nguyễn Văn Đề;
- Ông Nguyễn Thái Huy;
- Ông Nguyễn Văn Hòa;
- Ông Nguyễn Văn Hợp;
- Ông Nguyễn Văn Hải.
3. Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế di sản
là đất để làm từ đường. Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ sẽ được ghi như thế nào theo
nội dung trong di chúc.
Về quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế di sản là đất để làm từ đường:
Theo pháp luật Việt Nam, nhà thờ họ (từ đường) là tài sản riêng của cộng đồng. Mà cộng
động ở đây chính là của dòng họ.
1
Khoản 3 Điều 211 BLDS 2015:
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ;..

3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia”.
Khoản 1 Điều 645 BLDS 2015 quy định:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di
sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc
quản lý để thực hiện việc thờ cúng;...”
Như vậy, phần đất làm từ đường được coi là tài sản chung của dòng họ, không được phân
chia thừa kế. Theo đó, dựa vào nội dung di chúc để giao cho người được chỉ định tiến hành
thờ cúng. Người được chỉ định có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ thờ cúng, nếu người
được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người
thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho
người khác quản lý để thờ cúng.
Nội dung ghi trong giấy chứng nhận QSDĐ:
Khoản 5 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định:
“Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà
thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có
tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho
cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất”.
Như vậy, trường hợp đất làm từ đường không có tranh chấp, sử dụng lâu dài và nếu được
UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên của
dòng họ đó và có thể còn ghi tên người đại diện. Trường người được chỉ định trong di chúc
là người đại diện cho dòng họ thì đối với quyền sử dụng đất này họ chỉ là người đại diện
đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn đây vẫn là tài sản chung thuộc sở hữu
chung của dòng họ. Trường hợp không thỏa thuận được cho một người đại diện đứng tên
trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì căn cứ theo Điểm i Khoản 1 Điều 5 Thông tư
23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất là cộng đồng dân cư, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên
của cộng đồng dân cư (được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt
chung của cộng đồng dân cư đó.
4. Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế di sản
là đất để làm quỹ của từ đường và quỹ khuyến học của dòng tộc. Việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sẽ được ghi như thế nào theo nội dung trong di chúc. Người
thừa kế di sản này có được toàn quyền quyết định việc sử dụng ko?

2
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di
sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc
quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc
hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền
giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.
LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có
giấy tờ về quyền sử dụng đất

5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà
thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có
tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho
cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất”.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 645 BLDS 2015 và khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy
định đất để làm quỹ từ đường không được chia thừa kế và chỉ được giao cho người được chỉ
định trong di chúc để quản lý, thực hiện việc thờ cúng. Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất
sẽ được cấp cho cộng đồng dân sư đang sử dụng đất có công trình là từ đường. Người được
chỉ định quản lý chỉ được thực hiện đúng theo di chúc.
5. Trường hợp khu đất để làm từ đường đang nằm trong quy hoạch để thực hiện dự
án hoặc không nằm trong quy hoạch khu đất cho phép xây dựng công trình tín
ngưỡng thì việc thực hiện di sản được thừa kế trong di chúc như thế nào là đúng pháp
luật.
Theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện được bồi thường về đất
khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng có quy định điều kiện: “Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín
ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được
cấp”. Như vậy về mặt lý thuyết thì nhà nước có quyền thu hồi phần đất chung này. Trong
trường hợp này, cộng đồng dân cư sẽ được bồi thường theo quy định tại Điều 81 Luật Đất
đai được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Theo đó, do di
sản được để lại cho việc thờ cúng này là tài sản chung của dòng họ, nên trong các trường
hợp không thể tiến hành xây dựng từ đường như nội dung di chúc, cần có ý kiến của những
người thừa kế để chọn phương án giải quyết đối với di sản được thừa kế này.

3
6. Trường hợp hiện trạng khu đất để làm từ đường đã được xây dựng 1 phần để làm
nhà để ở thì việc giải quyết sẽ như thế nào để không trái pháp luật
LUẬT NHÀ Ở 2014
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ
gia đình, cá nhân”.
Đối với di sản dùng cho việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế. Tuy
nhiên, đối với công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của
hộ gia đình, cá nhân sẽ được tính là nhà ở thì vẫn có thể phân chia để xem xét công sức
quản lý, duy trì, tôn tạo ngôi nhà đó.
7. Theo di chúc ngày 01/10/2011 phần đất để lại cho 2 người con và 4 cháu để lo hậu sự
cho người lập di chúc gồm các công việc: “1. Mai táng; 2. Sang cát; 3. Xây mộ; 4. Bán
mảnh đất này để xây từ đường. Các người trưởng chịu trách nhiệm quản lý thu chi”.
Thực tế hiện tại tập thể gia đình đã thực hiện xong công việc thứ 3 là xây mộ. Pháp
luật sẽ quy định như thế nào đối với nội dung về các người trưởng chịu trách nhiệm
quản lý thu chi; việc quản lý thu chi phải được thực hiện như thế nào, có cần ý kiến
của các thành viên khác không? Trường hợp mảnh đất này đang trong quy hoạch nên
ko bán được thì sẽ giải quyết thế nào, pháp luật quy định ghi thông tin như thế nào khi
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nội dung quản lý thu chi:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 626 BLDS 2015 quy định người lập di chúc có quyền
“Giao nghĩa vụ cho người thừa kế”. Như vậy, nội dung “Các người trưởng phải chịu trách
nhiệm quản lý thu chi” là nghĩa vụ mà người lập di chúc đề ra cho những người thừa kế.
Cũng theo quy định tại Điều 648 BLDS 2015 thì “Trường hợp nội dung di chúc không rõ
ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng
nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết ”.
Theo đó, nội dung quản lý thu chi và việc lấy ý kiến của những người thừa kế khác về tiến
hành thu chi sẽ do những người thừa kế cũng nhau giải thích và thực hiện, trường hợp
không thể nhất trí thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Đất quy hoạch, thông tin ghi trong GCN QSDĐ:
Do nội dung di chúc đã nêu phần đất này dùng để “bán xây từ đường”, nên phần đất này
cũng thuộc di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật dân sự. Trong trường hợp này,
phần đất là tài sản chung của dòng họ. Như vậy, cộng đồng dân cư sẽ được bồi thường theo
quy định tại Điều 81 Luật Đất đai được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định
47/2014/NĐ-CP. Theo đó, do di sản được để lại cho việc thờ cúng này là tài sản chung của
dòng họ, nên trong các trường hợp không thể tiến hành bán để xây dựng từ đường như nội

4
dung di chúc, cần có ý kiến của những người thừa kế để thống nhất phương án giải quyết
đối với di sản được thừa kế này.
Đối với thông tin ghi trong GCN QSDĐ, dòng họ sẽ chọn ra người đại diện đứng tên hoặc
ttrường hợp không thỏa thuận được cho một người đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thì căn cứ theo Điểm i Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là
cộng đồng dân cư, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên của cộng đồng dân cư
(được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân
cư đó.
8. Bản lời dặn thay di chúc được viết tay đầu tiên (năm 2008) có tính pháp lý để làm rõ
thêm hoặc bổ sung cho các nội dung tại các bản di chúc viết sau (ngày 23/3/2009 và
ngày 01/11/2011) không?
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
“Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy
bỏ”.
“Điều 643. Hiệu lực của di chúc

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng
có hiệu lực”.
Căn cứ khoản 3 Điều 640 BLDS 2015 và khoản 5 Điều 643 Luật này quy định thì khi di
chúc mới được thành lập, di chúc cũ phải bị hủy bỏ và chỉ có bản di chúc sau cùng là có
hiệu lực pháp luật. Do đó Bản lời dặn thay di chúc không có tính pháp lý và không thể bổ
sung cho nội dung tại các bản di chúc sau này.

You might also like