Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA

•• ••

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỀN THUYẾT VỀ NHỮNG TẤM GƯƠNG


TRUNG NGHĨA, CAN ĐẢM TRONG LỊCH SỬ TÂY NINH

Giáo viên hướng dẫn : Lưu Trần Ngọc Mỹ

Nhóm thực hiện : Nhóm 3

Lớp : 10 Anh 2

Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha

Năm học: 2022 – 2023


1
MỤC LỤC

TÓM TẮT.............................................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................6
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................6
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU..............................................................................6
2.1. Lịch sử nghiên cứu thể loại truyền thuyết.................................................6
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết ở Tây Ninh..........................................8
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................8
3.1. Đặc điểm của truyền thuyết.......................................................................8
3.2. Ý nghĩa của truyền thuyết.........................................................................9
3.3. Ảnh hưởng, đóng góp của truyền thuyết đến đời sống.............................9
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................9
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU......................................................................9
6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................10
6.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................10
6.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................10
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................10
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................11
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................11
1.2. Khái quát tỉnh tây ninh...........................................................................12
1.2.1. Địa lý................................................................................................12
1.2.2. Lịch sử...............................................................................................14
1.2.3. Tín ngưỡng, phong tục, tạp quán......................................................17
1.2.3.1. Tín ngưỡng...............................................................................17
1.2.3.2. Phong tục, tạp quán.................................................................20
1.2.4. Văn học dân gian..............................................................................21
1.3. Khái niệm truyền thuyết tây ninh...........................................................23
1.3.1. Lịch sử phát triển..............................................................................23
1.3.2. Truyền thuyết về những tấm gương can đảm, trung nghĩa ở tỉnh Tây
Ninh............................................................................................................24
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................25
2.1. Nội dung.................................................................................................25

2
2.1.1. Không gian trong truyền thuyết về tấm gương can đảm, trung nghĩa
Tây Ninh.....................................................................................................25
2.1.2. Thời gian trong truyền thuyết về tấm gương can đảm, trung nghĩa
Tây Ninh......................................................................................................27
2.1.3. Nhân vật trong truyền thuyết về tấm gương can đảm, trung nghĩa
Tây Ninh......................................................................................................27
2.1.3.1. Gốc tích nhân vật.....................................................................27
2.1.3.2. Tài đức, phẩm chất của nhân vật truyền thuyết.......................28
2.1.3.3. Kết cục của các nhân vật.........................................................29
2.1.3.4. Cảm hứng chủ đạo trong truyền thuyết về tấm gương can đảm,
trung nghĩa Tây Ninh........................................................................................30
2.1.3.5. Ý nghĩa, vai trò của truyền thuyết về tấm gương can đảm, trung
nghĩa Tây Ninh..................................................................................................30
2.2. Nghệ thuật...............................................................................................31
2.2.1. Hình thức và kết cấu.........................................................................31
2.2.2. Yếu tố kì ảo.......................................................................................34
2.2.3. Ngôn ngữ...........................................................................................36
KẾT LUẬN.........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................38
PHỤ LỤC............................................................................................................40

3
DANH SÁCH NHÓM

STT TÊN Mức độ hoàn thành

1 Nguyễn Phạm Xuân Phương 9.5/10

2 Huỳnh Lương Mai Quỳnh 10/10

3 Nguyễn Thị Thạch Thảo 7.5/10

4 Nguyễn Ngọc Minh Thư 10/10

5 Nguyễn Minh Tiệp 9.5/10

6 Lê Thị Kiều Trang 10/10

7 Bùi Quang Tú 8.5/10

8 Hà Trần Cẩm Tú 10/10

4
TÓM TẮT
Trong bối cảnh thời đại đổi mới và hội nhập nhiều nền văn hoá quốc tế,
vai trò của nền văn học dân gian địa phương ngày càng trở nên quan trọng hơn
trong việc lưu giữ những tinh hoa văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam. Ở địa
phương Tây Ninh, thể loại truyền thuyết hiện diện khá nhiều trong đời sống của
người dân nơi đây. Hệ thống truyền thuyết của Tây Ninh bao gồm ba thể loại
chính: Truyền thuyết về những người có công khai khẩn, bảo vệ vùng đất Tây
Ninh; Truyền thuyết về những tấm gương trung nghĩa, can đảm trong lịch sử
Tây Ninh; Truyền thuyết về những địa danh của Tây Ninh. Mảnh đất và con
người ở nơi đây đều có thiên hướng được “thiêng hoá” nhằm mục đích thể hiện
tấm lòng thành tâm và cung kính cũng như sự khâm phục của người dân địa
phương đối với những đóng góp to lớn của các nhân vật lịch sử này đối với vùng
đất Tây Ninh.

Bài viết này nghiên cứu về đặc điểm truyền thuyết về những tấm gương
dũng cảm, trung nghĩa có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Tây Ninh để từ đó có
thể dễ dàng đề ra những phương hướng nhằm đưa thể loại văn học dân gian này
trở nên gần gũi hơn đối với cuộc sống của cộng đồng và nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc bảo tồn và phát huy thể loại văn học địa phương này cho thế
hệ mai sau.

5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xuyên suốt nghìn năm qua, văn học không chỉ là sản phẩm của thi ca mà
còn là linh hồn chứa đựng những nét đẹp văn hoá của mỗi dân tộc. Văn học giúp
ta cảm thụ và nhìn nhận cái đẹp cũng như bày tỏ nỗi lòng sâu bên trong mỗi con
người vậy nên nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của dân tộc ta. Hiện nay, các công trình về nghiên cứu văn học đang dần trở nên
phổ biến hơn bao giờ hết như một bậc thang giúp nhân loại tiến gần hơn với tri
thức, văn học dân gian cũng vì vậy mà là chủ đề được chọn làm nghiên cứu bởi
chiều sâu lịch sử và những giá trị mà nó mang lại cho xã hội.

Truyền thuyết là một thể loại đặc trưng của văn học dân gian. Cho đến
nay, sự công nhận muộn màng của học giới so với các thể loại khác là một trong
những lý do khiến truyền thuyết trở thành thể loại đáng được lưu tâm đặc biệt.
Vấn đề đặt ra cho khoa học nghiên cứu văn học dân gian không chỉ là xác định
một cách tổng quát về bản chất thể loại, cơ chế hình thành và lưu truyền truyền
thuyết mà còn là mô tả, phân tích tỉ mỉ những truyền thuyết cụ thể trong sự gắn
bó với môi trường hoạt động của nó bởi truyền thuyết là thể loại đậm đặc tính
vùng miền, địa phương cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu về truyền thuyết dân gian
trong thời điểm hiện nay vẫn là một việc làm cần thiết.

Khi nói về truyền thuyết, Tây Ninh là một địa danh tuyệt vời có bề dày
lịch sử và những giá trị văn hoá vô giá như núi Bà Đen, núi Cậu, quan lớn Trà
Vong,.. nổi tiếng là linh thiêng và mang lại cho vùng đất này những mẫu truyện
truyền thuyết quý giá. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu truyền
thuyết ở Tây Ninh, nhóm 4 chúng em quyết định thực hiện nghiên cứu và tìm
hiểu đề tài “Đặc điểm của truyền thuyết về những tấm gương trung nghĩa, can
đảm trong lịch sử Tây Ninh”.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

2.1. Lịch sử nghiên cứu thể loại truyền thuyết

6
Truyền thuyết Việt Nam ra đời và phát triển trong thời đại anh hùng Việt
Nam, thời đại mà những yếu tố xã hội - lịch sử của nó mang đặc trưng chung
của thời đại anh hùng trong lịch sử nhân loại: Đó là thời kỳ con người bứt ra
khỏi đời sống dã man, bước vào chế độ văn minh đầu tiên. Thời kỳ được đánh
dấu bằng những chiến công lao động và những biến đổi xã hội sâu sắc, nên còn
được gọi là thời kỳ của “thanh kiếm sắt, cái cày và cái rìu bằng sắt”. Ở Việt
Nam, nó được đánh dấu bằng sự kết thúc của thời kì tiền sử, sự khởi đầu của
thời kỳ sơ sử, với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên, thuộc thời kì
văn hoá kim khí mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn.

Truyền thuyết của dân tộc đã được ghi thành văn bản từ rất sớm: Ngay
từ thời Bắc thuộc, các học giả phương Bắc đã ghi lại truyền thuyết về thời Hùng
Vương qua các sách: Giao châu ngoại vực kí (thế kỉ IV), Việt Nam chí (thế kỉ
V). Khoảng thế kỉ X – XIV có các sách ghi chép như Báo cực truyện, Ngoại sử
kí (Đỗ Thiện), Việt điện u linh (Lí Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái của Trần
Thế Pháp, Vũ Quỳnh,… Đến thế kỉ XV thì truyền thuyết dân gian được ghi chép
nhiều hơn: Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên) có vai trò quan trọng trong việc
sưu tầm. Truyền thuyết được ghi lại ở phần ngoại kỉ, được sắp xếp và hệ thống
hoá lại. Năm 1996, Lê Văn Kỳ tổng kết việc sưu tầm, biên soạn truyền thuyết
nhận xét: Cho đến nay ít nhất cũng đã có 15 cuốn truyền thuyết với vài trăm
truyện lớn nhỏ đủ để khẳng định nó là một thể loại văn học dân gian độc lập.

Một số nghiên cứu tiêu biểu về thể loại truyền thuyết như:

Nhiều tác giả (1971), Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự
sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian, NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.

Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam Tập 1, NXB Giáo dục,
Hà Nội.

7
Nguyễn Thị An (2000), Đặc trưng nghiên cứu thể loại truyền thuyết -
Luận án tiến sĩ.

Bùi Mạnh Nhị (2000), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu,
NXB Giáo dục, Hà Nội.

Lê Chí Quế chủ biên (2001), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học
Quốc Gia, Hà Nội.

Vũ Anh Tuấn chủ biên (2012), Giáo trình dân gian, NXB Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.

2.2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết ở Tây Ninh

Kho tàng nghiên cứu về truyền thuyết ở Tây Ninh có sự đóng góp to lớn
của rất nhiều công trình mang tính chất nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đời
sống văn hoá – tín ngưỡng, văn học dân gian ở Tây Ninh, trong đó có thể kể đến
như:

Tây Ninh xưa và nay (Huỳnh Minh – 1971) được chia làm 7 phần từ khái
quát đến cụ thể về lịch sử, văn hoá, con người Tây Ninh.

Thơ văn Tây Ninh trong nhà trường (Lê Trí Viễn – 1994) được biên soạn
từ những mẫu truyện dân gian được sưu tầm từ lời kể của cư dân Tây Ninh và
được đưa vào chương trình học tập.

Miền Đông Nam Bộ con người và văn hoá (Phan Xuân Biên – 2004),
NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu về lịch sử - văn hoá,
con người ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


3.1. Đặc điểm của truyền thuyết

Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian,
dùng để giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử.
Trong truyền thuyết thường gặp các yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc
của truyền thuyết thường là kết thúc mở.

8
3.2. Ý nghĩa của truyền thuyết

Bổ sung kiến thức về các sự kiện, sự việc, nhân vật lịch sử và nguồn gốc
phong tục tập quán cho các thế hệ mai sau.

Lưu giữ lại những nguồn gốc về lịch sử dân tộc, quê hương và đất nước.

Giúp giáo dục và hình thành nhân cách ở mỗi người thông qua những bài
học được đúc kết từ truyện truyền thuyết.

3.3. Ảnh hưởng, đóng góp của truyền thuyết đến đời sống

Thể hiện rõ nét nhất ở 3 mặt cơ bản:

Về lịch sử: Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo về các
giai đoạn lịch sử dân tộc.

Về mặt ý thức xã hội: Truyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh thần
dân tộc.

Về mặt văn học nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà
văn, nhà thơ sáng tác.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xác định và hiểu thêm về lịch sự phát triển của truyền thuyết ở Tây
Ninh.

Phân tích thêm về đặc điểm của truyền thuyết.

Hiểu biết thêm về vai trò của truyền thuyết Tây Ninh đối với đời sống
nhân dân và văn hoá địa phương.

5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Truyền thuyết về những tấm gương trung nghĩa, can đảm trong lịch sử
Tây Ninh bắt nguồn từ lúc hình thành vùng đất Tây Ninh, được truyền qua nhiều
thế kỷ. Truyền thuyết về những tấm gương trung nghĩa, can đảm trong lịch sử
Tây Ninh được truyền bá chủ yếu qua phương thức truyền miệng trong dân gian.
Truyền thuyết về những tấm gương trung nghĩa, can đảm trong lịch sử Tây Ninh

9
giống với truyền thuyết của cả nước về mặt cấu trúc và mô típ phổ biến. Truyền
thuyết về những tấm gương trung nghĩa, can đảm trong lịch sử Tây Ninh mang
bản sắc địa phương riêng về sự kiện, nhân vật lịch sử có thật, gắn bó với vùng
đất Tây Ninh.

6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


6.1. Đối tượng nghiên cứu

Truyền thuyết về những tấm gương trung nghĩa, can đảm trong lịch sử
Tây Ninh.

6.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi của nghiên cứu, nghiên cứu này điểm lại các đặc điểm về
nội dung và nghệ thuật của các truyền thuyết về những tấm gương can đảm,
trung nghĩa ở Tây Ninh.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng em đã sử dụng các phương
pháp có tính phổ biến trong nghiên cứu khoa học như:

Phương pháp sưu tầm: Các truyền thuyết về tấm gương trung nghĩa, can
đảm ở Tây Ninh ra đời sớm và được lưu lại trong trí nhớ của nhân dân bằng con
đường truyền miệng và các sách báo. Vì vậy để có thêm tài liệu trong quá trình
nghiên cứu, chúng em sử dụng phương pháp sưu tầm.

Phương pháp tổng hợp, hệ thống tư liệu: Phương pháp hệ thống là cách
đặt chung với hệ thống các truyền thuyết của Việt Nam để thấy đặc điểm riêng
của truyền thuyết gắn bó với địa phương Tây Ninh.

Phương pháp phân tích văn bản văn học dân gian: Để tìm ra được
những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các truyền thuyết, chúng em đã
tiến hành hệ thống, phân tích cụ thể hoá để làm nổi bật trọng tâm của các vấn đề
cần nghiên cứu…

10
PHẦN NỘI DUNG

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm truyền thuyết

Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian
giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền
thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền
thuyết thường là kết thúc mở.

Trong SGK lớp 10 – Tập 1, ông Chu Xuân Diên cho rằng Truyền thuyết
là những truyện kể dân gian về các sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc tôn giáo đã
được trí tưởng tượng dân gian tô vẽ thêm bằng các yếu tố không có thực. Có
những truyền thuyết lịch sử (Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi…) và những truyền
thuyết tôn giáo (Phật giáo, Đạo giáo…). Tương tự, ông Đỗ Bình Trị ( SGK lớp
10- Tập 1- Ban KHXH) quan niệm Truyền thuyết lịch sử là những truyện kể về
lịch sử những thời quá khứ được trí tưởng tượng dân gian thêu dệt thêm, thể
hiện mối quan tâm riêng, thái độ và cách đánh giá riêng của nhân dân đối với
một số sự kiện và nhân vật lịch sử. Theo ông Trần Hoàng (ĐHSP Huế),Truyền
thuyết vừa phản ánh, vừa nhận thức và đồng thời lý giải lịch sử.

Về khái niệm lịch sử, ông Nguyễn Tấn Phát (ĐHSP TPHCM) còn xác
định cụ thể đó là những sự kiện và những nhân vật lịch sử có thật, liên quan đến
những biến cố trọng đại mà toàn dân đều chú ý. Đưa ra một loạt các ý kiến có
tính hệ thống đó là tác giả Lê Chí Quế (ĐHQG Hà Nội). Ông đã sưu tầm nhiều ý
kiến khác nhau:

Nguyễn Đổng Chi: Truyền thuyết thường dùng để chỉ những câu chuyện
cũ, những sự kiện lịch sử còn được quần chúng nhân dân truyền lại nhưng
không bảo đảm chính xác. Phần lớn chúng chưa thành truyện (mà chỉ là những
mẫu chuyện), nếu phát triển hoàn chỉnh thì tuỳ theo nội dung sẽ trở thành thần
thoại hay cổ tích.
11
Phan Trần: Truyền thuyết là những truyện truyền tụng trong dân gian về
những sự việc nhân vật có liên quan đến lịch sử được phản ánh qua trí tưởng
tượng và hư cấu.

Kiều Thu Hoạch: Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng
nằm trong loại hình tự sự dân gian. Nội dung cốt truyện kể lại truyện tích các
nhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong vật địa phương theo quan điểm của
nhân dân.

Phạm Văn Đồng: Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là
sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá và gởi gắm vào đó
tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng
tượng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hoá mà đời đời con cháu ưa
thích.

Từ đó, ông Lê Chí Quế đúc kết lại rằng Truyền thuyết là một thể loại
trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện nhân vật lịch sử hay di
tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ.

Như vậy ta có thể thấy rằng, nói đến truyền thuyết là nói đến những tác
phẩm tự sự dân gian mà yếu tố lịch sử là yếu tố cơ bản quyết định sự sáng tạo,
lưu truyền và tồn tại tác phẩm.

1.2. Khái quát tỉnh tây ninh


1.2.1. Địa lý

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam, với diện tích
tự nhiên 4.035,45 km2, dân số khoảng 1.064.000 người. Toàn tỉnh hiện có chín
đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Tây Ninh và tám huyện. Thành phố Tây
Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí
Minh 99 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22. Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam; phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia với
đường biên giới dài 240 km, có hai cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát), bốn
cửa khẩu chính, mười cửa khẩu phụ; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình

12
Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Cửa khẩu quốc
tế Mộc Bài cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km và thủ đô Phnôm Pênh -
Campuchia 100 km. Tây Ninh có các trục giao thông quan trọng như đường
Xuyên Á, quốc lộ 22B. Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng
sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc
thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen
cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng
phẳng, địa chất công trình, tính cơ lý của đất tốt, khi xây dựng nền móng ít tốn
kém, rất thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du
lịch và cơ sở hạ tầng.

Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và
mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 - 2200 mm, độ ẩm trung
bình trong năm vào khoảng 70 - 80%. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió
chủ yếu là gió Tây - Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc - Đông Bắc vào mùa
khô. Tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hòa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm
của Tây Ninh là 27,40C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung
bình có đến 6 giờ nắng. Mặt khác Tây Ninh ít chịu ảnh hưởng của bão lũ và
những yếu tố bất lợi khác. Khí hậu Tây Ninh rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, ăn quả, dược liệu và chăn
nuôi gia súc gia cầm trên quy mô lớn.

Tài nguyên đất: Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất. Theo tài liệu điều
tra thổ nhưỡng, Tây Ninh có năm nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau.
Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 84% tổng diện tích) và là tài
nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất
phèn chiếm 6.3%, nhóm đất cỏ vàng chiếm 1.7%, nhóm đất phù sa chiếm
0.44%, nhóm đất than bùn chiếm 0.26% tổng diện tích. Tây Ninh có tiềm năng
dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ
cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.208,06 km^2. Trong đó, đất nông

13
nghiệp có 285.5 nghìn ha; đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng 36.6 nghìn
ha; đất ở 7.1 nghìn ha, còn lại là đất chưa sử dụng.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của Tây ninh chủ yếu dựa vào chế độ
hoạt động của hai sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.

Tài nguyên khoáng sản: Tây Ninh có tiềm năng về một số loại khoáng
sản làm vật liệu xây dựng trong đó có khoáng sản làm xi măng là loại nhiều tỉnh
trong vùng không có; đất sét làm gạch ngói, đá, cát xây dựng mà một số tỉnh
xung quanh đã có những hạn chế. Trữ lượng các loại khoáng sản làm vật liệu
xây dựng khá lớn, chất lượng tốt.

1.2.2. Lịch sử

Tây Ninh trước kia vốn là một vùng đất thuộc vùng Thuỷ Chân Lạp, có
tên là Romdum Ray, tức Chuồng Voi vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú
dữ như cọp, voi, beo, rắn,... cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu
thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở
nên trù phú.

Vùng đất cũ Tây Ninh – Vàm Cỏ một thời là trung tâm nông nghiệp
phát triển do sự di chuyển dân cư và chuyển dịch kinh tế đã nhanh chóng trở nên
hoang vắng kéo dài vài trăm năm. Phải đến thế kỷ VI - VII mới bắt đầu có sự
hứng khởi trở lại do có sự di chuyển dân cư từ châu thổ sông Cửu Long lên các
vùng đất cao để tránh thiên tai, địch hoạ và để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh
tế - chính trị của Phù Nam. Những cộng đồng cư dân có gốc bản địa xa xưa lại
trở về “đất cũ” với hành trang truyền thống đã có nội dung mới tiến bộ hơn văn
minh hơn. Trong khoảng thế kỷ thứ VII -VIII trên đất cũ Tây Ninh, họ đã dựng
lên hàng trăm ngôi tháp bằng gạch mà đến nay chỉ còn lại hai địa điểm lưu tồn
không toàn vẹn cấu trúc tháp thờ xưa là Chót Mạt. Ngoài việc xây tháp, cư dân
Tây Ninh thời đó còn tạc nhiều tượng thần, vật thiêng bằng đá hoặc đúc bằng
đồng để thờ.

14
Thời ấy “nơi nơi có đền tháp, chốn chốn có thần linh”, tôn giáo Bà la
môn phát triển "thịnh vượng". Tầng lớp tăng lữ, tu sĩ Ba la môn giữ vai trò
rường cột trong xã hội. Với lao động theo niềm tin vào thần linh cao cả, dân
chúng nô lệ lúc bấy giờ đã góp phần quan trọng nhất cho sự phát triển về kinh tế
- văn hoá của quốc gia Thuỷ Chân Lạp tồn tại trong khoảng thế kỷ VII -VIII sau
công nguyên.

Từ thế kỷ thứ IX về sau, với sự hình thành vương quốc Ăng-co -


Campuchia trên vùng trung lưu và biển hồ sông Mekong, vùng Nam Bộ biến
thành vùng tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị các vương quốc lớn
bấy giờ (Ăng-co - Chăm-pa - Java ) cộng đồng cư dân nơi vùng đất một thời
phát triển phồn vinh về kinh tế, đặc sắc và rực rỡ về văn hoá phải lưu tán đến
vùng đất khác trong nội địa hoặc phải rời đến những hải đảo xa xôi.

Địa bàn Tây Ninh cũng là "vùng đệm" giữa các quốc gia cổ đại nên cư
dân cũng phải lưu tán đến những vùng đất khác. Những di tích của những cư
dân tại chỗ vào thời này trên đất Tây Ninh cho đến nay rất hiếm thấy. Một đứt
đoạn thứ hai (đứt đoạn thứ nhất: sau thời đại đồ đá, dân cư Tây Ninh - Vàm Cỏ
tràn xuống đồng bằng sông Cửu Long) của văn hoá lịch sử diễn ra ở đây và kéo
dài nhiều thế kỷ cho đến khi xuất hiện các cộng đồng dân cư mới trên đất Tây
Ninh ngày nay.

Trước thế kỷ 16, Tây Ninh vẫn còn là một vùng hoang sơ. Đến thế kỷ
17, những lớp lưu dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng - Đàng Trong vào vùng
Đồng Nai - Gia Định khai khẩn ruộng vườn, lập làng dựng ấp. Những lớp cư
dân người Việt đã tụ cư tại Xóm Ràng (thuộc H.Củ Chi, TP.HCM ngày nay),
sau đó toả dần lên, dừng chân ở các vùng đất ven sông Vàm Cỏ. Họ sống rải rác
ở Lò Mo, Trà Vơn, Tha La, Trường Đà (các địa danh thuộc tổng Hàm Ninh cũ,
nay là H.Trảng Bàng) rồi dần phát triển thành những xóm rộng lớn hơn như:
xóm Vàm Cỏ, xóm Rừng, xóm Gàu, xóm Tôn, xóm Giồng Nổi.

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, đồng thời đổi tên phủ Gia Định thành
trấn Gia Định. Năm 1808, trấn Gia Định đổi lại đổi là thành Gia Định, gồm có 5
15
trấn là Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên. Năm 1832,
vua Minh Mạng định tiếp tục tổ chức hành chánh ở Gia Định, từ 5 trấn chia
thành 6 tỉnh gồm có Phiên An tỉnh thành (tức trấn Phiên An cũ), Tỉnh Biên Hoà
(trấn Biên Hoà cũ), Tỉnh Định Tường (trấn Định Tường cũ), Tỉnh Vĩnh Long
(trấn Vĩnh Thanh cũ), Tỉnh An Giang, Tỉnh Hà Tiên. Lúc bấy giờ, vùng đất Tây
Ninh thuộc Phiên An tỉnh thành. Năm 1838, vua Minh Mạng đổi Phiên An tỉnh
thành là tỉnh Gia Định gồm có 3 phủ, 7 huyện. Các phủ là Phủ Tân Bình có ba
huyện, Phủ Tân An có 2 huyện, Phủ Tây Ninh có 2 huyện là: huyện Tân Ninh và
huyện Quang Hoá.

Theo Đại Nam thực lục thì vào khoảng tháng 3 âm năm 1845, Cao Hữu
Dực (quyền Tuyên phủ sứ Tây Ninh) cho chiêu mộ dân trong phủ Tây Ninh lập
ra 26 thôn làng: Tiên Thuận, Phúc Hưng, Phúc Bình, Vĩnh Tuy, Phúc Mỹ, Long
Thịnh, Long Khánh, Long Giang, Long Thái, An Thịnh, Khang Ninh, Vĩnh An,
An Hoà, Gia Bình, Long Bình, Hòa Bình, Long Định, Phú Thịnh, Thái Định,
Hòa Thuận, An Thường, Thuận Lý, Thiên Thiện, Hướng Hoá, Định Thái, Định
Bình, đều thuộc phủ Tây Ninh. Vua Thiệu Trị phê chuẩn quyết định này.

Năm 1861, Sau khi thực dân Pháp chiếm Tây Ninh, việc cai quản ở 2
huyện được thay thế bằng 2 Đoàn Quân sự đặt tại Trảng Bàng và Tây Ninh.
Năm 1868, hai đoàn Quân sự được thay thế bằng hai Ty Hành chánh. Sau nhiều
lần thay đổi, năm 1897 Tây Ninh gồm có hai quận là Thái Bình, Trảng Bàng,
trong đó có 10 tổng, 50 làng.

Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer cho áp dụng nghị
định ký ngày 20 tháng 12 năm 1899 đổi các khu tham biện (inspections) là tỉnh
(province). Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia làm 20 tỉnh để cai trị và sau đó
Cap St. Jacques (Vũng tàu) tách ra thành tỉnh thứ 21. Tây Ninh lúc đó là tỉnh thứ
12.

Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định
8345 ấn định ranh giới Tây Ninh. Sau Cách mạng Tháng Tám tỉnh Tây Ninh vẫn
giữ nguyên ranh giới cũ. Năm 1950, cắt một phần đất của Thái Hiệp Thạnh cũ
16
thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó
giải thể. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thành lập lại Thị xã Tây Ninh trên
địa bàn cũ, do Võ Văn Truyện làm Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành
chính. Năm 1957, Tây Ninh chia thành 3 quận gồm có Châu Thành, Gò Dầu Hạ,
Trảng Bàng. Năm 1961, tỉnh Tây Ninh gồm 4 quận là quận Phú Khương, Phú
Đức, Hiếu Thiện, Khiêm Hanh. Sau năm 1963, tỉnh Tây Ninh tách quận Phú
Đức cho tỉnh Hậu Nghĩa, lập thêm quận mới là Phước Ninh (tách từ quận Phú
Khương).

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh tổ chức thành 7 huyện: Bến Cầu,
Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Phú Khương, Tân Biên, Trảng Bàng
và 1 thị xã Tây Ninh, ngày 14 tháng 3 năm 1979 đổi tên huyện Phú Khương
thành huyện Hòa Thành và theo Quyết định số 48/HĐBT (nay là Chính phủ)
ngày 13 tháng 5 năm 1989 tách một phần huyện Tân Biên và một phần huyện
Dương Minh Châu thành lập huyện Tân Châu. Ngày 12 tháng 12 năm 2012, Bộ
Xây dựng có Quyết định số 1112/QĐ-BXD, công nhận thị xã Tây Ninh, tỉnh
Tây Ninh, là đô thị loại III . Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ra Nghị
quyết 135/NQ-CP chuyển 2 xã Ninh Sơn và Ninh Thạnh thành 2 phường có tên
tương ứng và chuyển thị xã Tây Ninh thành thành phố Tây Ninh.

1.2.3. Tín ngưỡng, phong tục, tạp quán


1.2.3.1. Tín ngưỡng

Vùng đất Tây Ninh không chỉ là nơi ra đời và bảo lưu những tín ngưỡng
dân gian của người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, Tà Mun như tín ngưỡng thờ Bà
Đen, Linh Sơn Thánh Mẫu, bà Chúa Xứ, thần Thành hoàng Bổn cảnh; hệ thống
tín ngưỡng người Hoa, miếu - hội quán người Hoa, lễ hội người Hoa… mà còn
là nơi phát xuất tôn giáo bản địa nội sinh ở Nam bộ là đạo Cao Đài biểu hiện
qua kiến trúc Thánh thất, nghi lễ, lễ hội và văn hoá khá đặc trưng của vùng đất
này. Những tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên Chúa giáo cũng được đề cập như:
Công giáo Tây Ninh, họ đạo Tha La, các hệ phái Phật giáo (Bắc tông, Nam tông,
Khất sĩ)…
17
Phật giáo: Cùng với các lưu dân trong cuộc Nam tiến đi khai hoang mở
đất, từ rất sớm các vị sư đã rộng truyền Phật giáo khắp Nam bộ và có mặt nơi
vùng đất Tây Ninh đến đây gần 300 năm. Hơn 31 năm khai sơn hoá đạo tại Tây
Ninh, đặc biệt là lập nên ngôi chùa Linh Sơn Tiên Thạch ở vùng núi Bà Đen vào
năm Quý Mùi (1763). Trước khi có các tổ chức giáo hội, mọi sinh hoạt Phật
giáo ở Tây Ninh đều theo tông phong dòng phái truyền thừa và suy cử vị Tăng
là bậc thạch trụ tòng lâm làm trưởng tông phong hướng dẫn Tăng chúng tu học.
Nhất là vào những dịp giỗ kỵ các môn đồ đệ tử ở các chùa vân tập về ngôi tổ
đình tưởng niệm tổ sư, thực hiện nghi thức tảo tháp nhằm ôn lại truyền thống
của chùa và công lao của chư vị tổ sư tiền bối, quay đây càng thêm thắt chặt mối
quan hệ giữa các chùa với nhau theo từng dòng phái. Ở Tây Ninh tiêu biểu với
những ngôi tổ đình, chùa tổ của các dòng phái như chùa Linh Sơn Tiên Thạch,
chùa Phước Lâm (Vĩnh Xuân), chùa Linh Sơn Phước Trung ở thành phố Tây
Ninh, tổ đình Phước Lưu ở thị xã Trảng Bàng thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán,...
Đây là những ngôi chùa tiêu biểu góp phần mở rộng các dòng phái truyền thừa
Phật giáo ở Tây Ninh. Đến những năm 1950, đã có các tổ chức Phật giáo tại Tây
Ninh. Bước chân du hoá của Tổ sư Minh Đăng Quang cùng đoàn du Tăng đến
hoá đạo tại vùng đất Tây Ninh, tại đây tổ sư thuyết pháp cho người dân và các
tín đồ, thu nhận đệ tử xuất gia và tại gia. Năm 1952, người dân đã hiến đất để tổ
sư Minh Đăng Quang dựng ngôi tịnh xá lấy hiệu là Ngọc Thạnh (nay thuộc
phường 1, thành phố Tây Ninh), từ đó cũng đặt nền tảng cho Giáo hội Tăng già
Khất sĩ Việt Nam có mặt ở Tây Ninh.

Thiên Chúa giáo: Đức tin Công giáo với sự hiện diện của giáo hữu tại
Tây Ninh đã có khá lâu đời, nhưng cột mốc đánh dấu hình thành rõ nét đức tin
Công giáo với sự kiện cuối triều vua Minh Mạng, ông Côximô Nguyễn Hữu Trí
(tự Liêm) là một giáo dân cùng vài gia đình đã từ Huế xuôi ghe vào Nam để
lánh nạn bắt đạo. Ông lên ở tại Suối Đá gần núi Bà Đen và cuối cùng dừng chân
tại Tha La năm 1837 khi đó còn là rừng cây hoang vu, nhiều bàu bưng sình lầy
và cũng có vài gia đình Công giáo sống rải rác bên sông trên những chiếc thuyền
để trốn tránh quân triều đình. Họ nhận ra nhau là đồng đạo khi trước bữa ăn làm
18
dấu Thánh giá. Ông Trí liền quy tụ họ lại, tổ chức đọc kinh chung, địa điểm liên
tục thay đổi để tránh bị phát hiện khi ở xóm Lò Mo, lúc ở Trường Đà,… Năm
1840, ông Trí cùng với ông Paulus Nguyễn Văn Viên đã mời các linh mục đến
Tha La làm lễ, giải tội, ủi an giáo hữu. Mặc dù xứ đạo Tha La được hình thành
năm 1837 nhưng vẫn chưa có linh mục cai quản, các vị chỉ đến trong thời gian
ngắn rồi đi. Mãi đến năm 1860 cha Besombes Hạnh là vị linh mục đầu tiên đến
phục vụ tại Tha La, cất nhà thờ mái tranh vách lá. Năm 1883, xây mới nhà thờ
và tháp với 3 chuông đúc từ Pháp cùng hãng Bolee với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Năm 1876, một nhóm giáo dân Tha La đến Tây Ninh khẩn hoang lập nghiệp,
Cha sở Tha La lúc bấy giờ là Simon Sĩ rất quan tâm và mua một mảnh đất rộng
để làm nơi thờ phượng cho họ. Năm 1881, thành lập giáo xứ Tây Ninh, cha
Laurent Bính về thay thế cha Simon Sĩ và đứng ra kêu gọi, vận động xây dựng
ngôi thánh đường bằng gạch ngói trong thời gian từ 1881-1884. Đây là ngôi
thánh đường bề thế nhất Tây Ninh thời bấy giờ. Năm 1965, Tây Ninh là một
trong sáu Giáo hạt của Giáo phận Phú Cường mới được thành lập. Từ Giáo xứ
Tây Ninh đến Giáo hạt Tây Ninh là cả một quá trình tiệm tiến qua việc khẩn
hoang của giáo dân thành lập các giáo xứ mới là Suối Ông Đình, Mỏ Công (sau
này đổi tên là Giáo xứ Thánh Mẫu), Gò Dầu (vốn là Họ lẻ của Tha La).

Đạo Cao Đài: Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh
được hình thành sau Đại Lễ Khai Đạo ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần tại
chùa Gò Kén, còn gọi là Từ Lâm Tự, Tây Ninh. Các chức sắc đầu tiên đã hình
thành nên tổ chức Hội Thánh Cửu Trùng Đài, sau thêm Hội Thánh Hiệp Thiên
Đài, hợp thành Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Hội Thánh Cao Đài khai
đạo và hoạt động trong giai đoạn thực dân Pháp kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt
động cộng đồng. Theo luật pháp Nam Kỳ, không được họp quá 19 người mà
không xin phép, vì vậy hoạt động hành đạo thu hút nhiều tín đồ của Hội Thánh
Cao Đài tại Đông Dương, trong đó có không ít trí thức có tư tưởng dân tộc, đã
làm chính quyền thực dân Pháp lo ngại và ngăn cản. Dưới áp lực đó, ngày 22
tháng 12 năm 1927, Quốc vương Campuchia bấy giờ là Sisowath Monivong ra
chỉ dụ cấm người dân Campuchia theo đạo Cao Đài; từ Pháp, Hoàng đế Bảo Đại
19
ra hai đạo dụ ngày 26 tháng 1 năm 1928 và 6 tháng 3 năm 1929 cấm truyền bá
đạo Cao Đài tại Trung Kỳ; ngày 12 tháng 12 năm 1932, theo lệnh Khâm sứ
Pháp tại Lào, Thánh thất Cao Đài ở Lào phải đóng cửa và Giáo hữu Thượng
Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ), đại diện Cơ quan Truyền giáo Cao Đài Hải
ngoại tại Lào, bị trục xuất sang Campuchia; ngày 23 tháng 5 năm 1932, Giáo
hữu Thái Hòa Thanh (Nguyễn Thái Hòa) bị Sở Mật thám Bắc Kỳ trục xuất về
Nam Kỳ. Dù vậy, so với các chi phái, Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh
có tổ chức chặt chẽ và hoàn bị nhất, phát triển không ngừng, trở thành tổ chức
Hội Thánh Cao Đài chính thống duy nhất và lớn nhất, là Hội Thánh đại diện cho
tôn giáo Cao Đài, quản lý hơn 3/5 số lượng tín đồ Cao Đài trên toàn thế giới.

1.2.3.2. Phong tục, tạp quán

Lễ hội ở Tây Ninh có nhiều nét văn hoá độc đáo, đặc sắc. Một số lễ hội
tiêu biểu có thể kể đến như: Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, hội Xuân núi Bà
Đen, Lễ hội Yến Diêu Trì Cung,...

Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu: Một trong các lễ hội ở Tây Ninh đặc
sắc nhất chính là lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu (lễ hội chùa Bà Tây Ninh). Lễ
hội này khởi đầu bằng lễ Mộc Dục (tắm tượng) vào lúc 00 giờ ngày 4/5 âm lịch
tại đền. Hội chính diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch với các nghi lễ quan trọng là:
“Trình thập cúng” - dâng lên Bà đủ 10 món đồ gồm: hương, đèn, trà, bánh, hoa
quả, rượu,... và các tiết mục hấp dẫn gồm hát bóng rối, múa dâng bông, hát chặp
bóng tuồng hài Địa Nàng,... Ngày 6/5 âm lịch dành riêng cho lễ cúng cô hồn,
uống tửu và chẩn tế cho bá tánh. Vào ngày này, các nhà sư sẽ đọc kinh sám hối,
siêu độ cho các oan hồn.

Hội Xuân núi Bà Đen: Thời gian diễn ra lễ hội Xuân núi Bà Đen diễn ra
từ ngày 4-16/1 âm lịch mỗi năm. Lễ hội ngày Tết này được tổ chức ở khu di
tích lịch sử văn hoá - danh thắng và du lịch núi Bà Đen tại thành phố Tây Ninh
của tỉnh Tây Ninh. Lễ hội Xuân núi Bà Đen được bắt nguồn từ câu chuyện của
một người con gái, nàng là con của một quan chức Triều Nguyễn. Nàng được
nhiều người mến mộ tuy vậy đã sớm đính ước với một chàng trai. Khi chàng đi
20
hành quân, nàng thường xuyên lên núi để cầu nguyện sự bình an cho chàng. Một
lần nàng bị kẻ xấu vây bắt, để bảo toàn trinh tiết nàng đã chọn ngã mình xuống
vực sâu. Sau đó nàng báo mộng cho chùa đem về mai táng, kể từ đó dân làng
luôn được nàng phù hộ mang đến những điều may mắn, bình an. Nàng có làn da
ngăm nên được gọi là Bà Đen và được dân làng phong thành Linh Sơn Thánh
Mẫu. Hằng năm đến lễ hội Xuân núi Bà Đen mọi người lại ghé thăm nơi đây để
cầu nguyện bình an. Lễ hội Xuân núi Bà Đen không chỉ mang một bản sắc dân
tộc mà còn thể hiện được ý nguyện của người dân luôn luôn mong điều hạnh
phúc và sự ấm no từ xưa đến nay. Nét đẹp truyền thống này cần được gìn giữ và
truyền lại cho thế hệ mai sau.

Lễ hội Yến Diêu Trì Cung: Lễ hội ở Toà Thánh Tây Ninh này là một
trong hai ngày lễ lớn nhất của đạo Cao Đài và cũng được xem là một trong
những lễ hội Tây Ninh nổi tiếng nhất. Lễ hội rằm tháng 8 ở Tây Ninh này cũng
được gọi là lễ hội Trung thu ở Tây Ninh, tổ chức nhằm mục đích nhắc nhở các
tín đồ về công ơn của Thượng đế - đấng chí tôn sinh ra vạn vật và cầu cho mưa
thuận gió hòa, quốc thái dân an. Lễ hội Yến ở Tây Ninh (đại lễ vía Đức Chí
Tôn) gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ, đầu tiên các tín đồ
dâng hương cúng Tiểu Đàn tại Đền Thánh vào đúng 00 giờ ngày 15/8 âm lịch.
Sau đó là lễ cúng đàn Phật Mẫu tại Báo Ân Từ vào 12:00 trưa 15/8 âm lịch.
Cuối cùng là lễ cầu an và phát quà cho trẻ em vào 6 giờ sáng 16/8 âm lịch. Tiết
mục đặc sắc nhất là màn biểu diễn múa Rồng nhang: 30 vũ công điều khiển 1
con rồng dài tới gần 20 m. Xung quanh là khói nhang nghi ngút, ánh lửa bập
bùng, tăng thêm vẻ linh thiêng của linh vật truyền thuyết này.
1.2.4. Văn học dân gian
Trong suốt hơn 300 năm qua, văn học dân gian Tây Ninh luôn được bảo
tồn, lưu truyền và phát triển trong đời sống, tâm hồn của cộng đồng các dân tộc
ở địa phương cũng như trong truyền thống của văn hoá, nghệ thuật Việt Nam;
vừa có bản sắc riêng, vừa góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian
của dân tộc và soi sáng thêm nhiều vấn đề về lịch sử, văn hoá, xã hội của vùng
đất Nam Bộ.
21
Thần thoại: Thể loại này ra đời nhằm giải thích nguồn gốc của con
người, vũ trụ mới một cảm hứng suy nguyên về một thời kỳ xa xưa của con
người bằng một niềm tin “hồn nhiên” bền vững. Tuy nhiên, thần thoại tồn tại
khá khan hiếm tại Tây Ninh. Cư dân Tây Ninh sống ở vùng đất mới, với một ý
niệm đã xa ý niệm nguyên thuỷ - là thời điểm mà trình độ nhận thức của con
người về thế giới và xã hội đã khác xa với thời đại thần thoại cổ xưa. Chính vì
vậy, truyện kể dân gian Tây Ninh không có các thần thoại nguyên mẫu kể về
những công cuộc khai sáng kì vĩ mà chủ yếu chỉ là sự tích hợp một số mô-típ
thần thoại vào một cốt truyện nhằm lí giải đơn giản một số sự vật, hiện tượng
đặc biệt kì lạ, dị thường của thiên nhiên nơi đây. Tác phẩm tiêu biểu cho thể loại
thần thoại Tây Ninh là truyện “Dấu chân ông Khổng Lồ trên núi Bà và tảng đá
trên cây dầu cổ thụ ở Trại Bí”.

Cổ tích: Trong di sản văn học dân gian Tây Ninh rất hiếm gặp những
truyện cổ tích đúng nghĩa. Vì Tây Ninh là miền đất mới, vào thời điểm khi mà
ông cha ta từ các miền ngoại vượt bể, băng rừng, xuyên núi tiến về mở đất thì
truyện cổ tích thần kỳ đã đi qua, đã chấm dứt từ rất lâu thời nở rộ nhất của nó.
Tiêu biểu cho thể loại cổ tích mang đậm màu sắc địa phương Tây Ninh là truyện
Xã Hoà Hiệp.

Truyền thuyết: Trong văn học dân gian Tây ninh hiện diện khá nhiều
truyền thuyết mang cảm hứng sáng tạo của dân gian theo xu hướng “thiêng liêng
hoá thực tại”. Về cơ bản, hệ thống truyền thuyết Tây Ninh gồm ba kiểu chính:
Truyền thuyết về những người có công khai khẩn, bảo vệ vùng đất Tây Ninh;
Truyền thuyết về những tấm gương trung nghĩa, can đảm trong lịch sử Tây
Ninh; Truyền thuyết về những địa danh ở Tây Ninh.

Ca dao: Ca dao Tây Ninh chủ yếu xoay quanh đề tài về thân phận con
người, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và khát vọng hạnh phúc cá nhân. Nhìn
chung, hình thức ca dao Tây Ninh thường ngắn, vần điệu ít nghiêm ngặt, hay
phá cách lục bát, ngôn từ giản dị, bình dân và sử dụng khá nhiều từ ngữ địa

22
phương. Qua những câu ca dao, con người Tây Ninh hiện lên với nhiều sắc thái,
cung bậc tình cảm đa dạng và tinh tế.

Dân ca: Dân chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn học dân
gian Tây Ninh. Nếu xét dân ca Tây Ninh là những tác phẩm kết hợp chặt chẽ các
phương tiện nghệ thuật âm thanh, nhịp điệu và ngôn ngữ được diễn xướng trong
sinh hoạt cộng đồng thì có thể phân chia dân ca Tây Ninh thành: hò, lí, hát, ru,
nói thơ, đồng dao. Trong đó, nổi bật nhất là hò và lí.

Ngoài truyện kể dân gian và ca dao dân ca, văn học dân gian Tây ninh
còn lưu truyền phổ biến nhiều thể loại khác như: vè, đồng dao, tục ngữ, câu đố,
trò diễn dân gian,… Có sự thiếu vắng của truyện ngụ ngôn, truyện cười trong
nguồn truyện dân gian Tây Ninh. Không thể phủ nhận rằng trong đời sống của
người dân, đặc biệt là ở thế hệ trẻ, cũng có sự tồn tại thể loại truyện cười, truyện
ngụ ngôn (ít hơn so với truyện cười), nhưng nhìn chung không mang dấu ấn Tây
Ninh, mà chỉ mang dấu ấn của vùng miền. Có lẽ, người dân địa phương Tây
Ninh biết đến truyện cười chủ yếu qua sách vở, thông tin đại chúng nên bước
đầu còn chưa định hình sáng tác mang dấu ấn riêng của địa phương.

1.3. Khái niệm truyền thuyết tây ninh


1.3.1. Lịch sử phát triển
Dân tộc ta đã trải qua nhiều nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước,
sản xuất và chiến đấu. Do đó, bề dày lịch sử nước nhà tỉ lệ thuận với sự phong
phú trong thể loại truyện dân gian, hay được biết đến với một thuật ngữ khoa
học là truyền thuyết. Vì sở hữu một lịch sử huy hoàng, mỗi vùng miền lại nổi
tiếng với các giai thoại - huyền thoại khác nhau. Và đối với Tây Ninh, từ thưở
xa xưa, nơi đầy hoang vu, rừng rậm, biết bao xương máu của tiền nhân đã đổ ra
để bồi đắp non sông. Ngày nay, Tây Ninh được biết đến như một mảnh đất tâm
linh gắn với những sự tích truyền khẩu địa phương gắn liền với các di tích lịch
sử. Kho tàng truyện truyền thuyết từ đấy được xây dựng lên từ ba yếu tố chính:

Truyền thuyết về những di tích lịch sử Tây Ninh, tiêu biểu là “Truyền
thuyết về quần thể núi Bà Đen” hay “Sự tích Linh Sơn Thánh Mẫu”, “Truyền
23
thuyết về bến nàng Rà kể về Bến Nàng Rà” nằm gần biên giới Miên, cách Tây
Ninh chừng 30km đường đi Kompong Chàm, quốc lộ 22, “Truyện về các ngôi
miếu thờ quan lớn Trà Vong - vị anh hùng ở đất Tây Ninh”,…

Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử, tiêu biểu như truyền thuyết về ông
Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ - 3 anh em Quan
lớn Trà Vong. Họ là những người có đủ năng lực, vật chất chiêu mộ, tạo điều
kiện cho dân chúng khẩn hoang, lập làng, lập xóm.

Truyền thuyết về các giai thoại - huyền thoại: được nhắc đến nhiều như
“Ngọn đèn hồn tử sĩ hay là lão bộc Huỳnh Trung” kể về lão bộc Huỳnh Trung
bạc mệnh. Lão tận tuỵ, trung thành nhưng phải bỏ mạng bởi sức tàn lực kiệt, sau
khi chết, linh hồn của lão không thể hoà vào núi sông mà theo dân gian lão vẫn
còn lẩn quẩn ở vùng núi Điện Bà hoá thân thành ngọn đèn giúp đỡ khách bộ
hành trong đêm tối.
1.3.2. Truyền thuyết về những tấm gương can đảm, trung nghĩa ở
tỉnh Tây Ninh

Ở Tây Ninh, các vị anh hùng địa phương, nhất là những tấm gương trung
nghĩa, dũng cảm xả thân vì nước, vì dân, vì lí tưởng đều được nhân dân ghi nhớ
công ơn. Dân gian tôn các vị anh hùng địa phương thành “thần” và thờ cúng họ
trong đình. Công đức của các bị tiền hiền, hậu hiền luôn khắc sâu bền chặt trong
tiềm thức sùng bái, kính ngưỡng không gì lay chuyển được của dân gian. Hằng
năm cứ đến lệ, dân gian lại tổ chức cùng đình qua các lễ vía. Đa số các thần đều
do “dân phong”. Có trường hợp “dân phong” trước rồi vua mới sắc phong sau.
Nhưng dù có được sắc phong của vua hay không, thì công tích của các vị anh
hùng vẫn được dân gian ghi nhớ và lưu truyền.
Các nhân vật trong truyền thuyết lịch sử ở Tây Ninh phần lớn được nhân
dân thờ phụng, cúng bái thường niên. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một
sự thật rằng: “Những nhân vật lịch sử ở những thế kỷ sau ít được truyền thuyết
và hội lễ cùng chú ý tới. Truyền thuyết về những nhân vật này ngày càng thưa
vắng tính chất diêu kỳ. Hội lễ về họ cũng theo thời gian mà ít dần tính chất
24
hoành tráng”. Ở Tây Ninh, không tìm thấy sự liên hệ kết nối nào giữa lễ hội và
truyền thuyết, truyện tích. Có chăng chỉ là một phần trong nghi thức lễ, đó là
phần nhắc lại công tích của các vị anh hùng qua một bản kể ngắn gọn, được thể
hiện bằng việc đọc văn tế cả nghệ nhân địa phương.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung


2.1.1. Không gian trong truyền thuyết về tấm gương can đảm,
trung nghĩa Tây Ninh

Truyền thuyết về tấm gương trung nghĩa, can đảm của Tây ninh đa số
được viết về Tây Ninh đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau trong suốt
gần 300 năm, trong đó, nổi bật nhất là giai đoạn kháng chiến chống thực dân
Pháp của người dân nơi đây. Do Tây Ninh là vùng đất có vị trí quan trọng (giáp
với Campuchia, có rừng, sông, núi cũng như là cửa ngõ vào Thành Phố Hồ Chí
Minh) nên quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này cũng chính là
những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Khi quân Pháp đặt chân sang xâm
lược Tây Ninh, người dân nơi đây đã không chấp nhận Hiệp Ước đầu hàng của
triều đình Huế nên đã đứng dậy khởi nghĩa chống thực dân. Tuy trong tay không
có những vũ khí tân tiến như: tàu đồng, súng lớn, … mà chỉ có những cây giáo
mác thô sơ nhưng nhân dân Tây Ninh vẫn quyết tâm đánh đuổi giặc Pháp. Tiêu
biểu có thể kể đến như việc từ vị quan Tham tán quân vụ Khâm Tấn Tường do
triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm ở phủ Tây Ninh không tuân hành lệnh bãi binh
của triều đình đã rút quân về An Cơ (huyện Châu Thành) mà chiêu mộ nghĩa
quân, chuẩn bị vũ khí, lương thực, kiên cường chống giặc Pháp. Ngoài ra, còn
có những nghĩa sĩ vốn có xuất thân từ những người nông dân có ý chí bất khuất
như đã phục kích và gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho quân địch. Những “đồng
cỏ đỏ” ở Trảng Bàng (Tây Ninh) đã ghi lại nhiều chiến tích của các trận chiến
đấu chống quân Pháp xâm lược của nghĩa quân Tây Ninh. Vốn dĩ có tên gọi như
vậy là vì những cuộc kháng chiến này làm cho máu giặc loang đỏ cả các cánh
đồng.
25
Cụ thể, truyền thuyết “ Lãnh binh Tòng kháng Pháp oai danh lừng lẫy ”
ghi trong sách “Tây Ninh Xưa và Nay” của Huỳnh Minh, kể rằng:

[...]

Giặc Miên rất sợ Ngài vì Ngài áp dụng chiến lược nấu dầu ráy đang sôi, dùng
ống thục bằng đồng thục qua đối phương khiến giặc bị phỏng da, cháy đầu.

Trong một trân quyết liệt, Ngài đã chém chúng chết máu đỏ cả đồng, nên mới có
sự tích “Đồng Cỏ Đỏ “ tại Trảng Bàng [...]”

Ngoài ra, còn có lãnh binh Két trong truyền thuyết “ Lãnh binh Két tung
hoành một cõi biên thùy”:

“Ông Két một trong những vị lãnh binh của miền Nam, đã anh dũng lập chiến
khu chống Pháp dưới triều vua Tự-Đức tại Long-Giang Gò-Dầu cũ nay là quận
Hiếu-Thiện, ông và nhiều đồng chí nghĩa quân thường đem quân đến đột kích
vào những đòn lẻ tẻ của người Pháp ở miệt Trảng-Bàng, Gò-Dầu, Tây-Ninh
những đêm trời tối, dùng hỏa công phá đồn rồi rút lui trong bóng tối, làm cho
Pháp thất điên bát đảo với đội hình của ông […]”

Cùng với sự thắng lợi cuộc Cách Mạng tháng 8 năm 1945, quân dân Tây
Ninh dưới sự lãnh đạo của những người Cộng Sản đã giành được chính quyền
vào đêm 25/8/1945. Nhưng không lâu sau đó, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc
chiến tranh tái chiếm Việt Nam lần thứ hai. Ngày 8/11/1945 tại Suối Sâu (Trảng
Bàng) đã vang lên những tiếng súng mở đầu cho cuộc kháng chiến lâu dài chống
thực dân Pháp trên vùng đất Tây Ninh. Trong suốt khoảng thời gian này, mặt
trận Tây Ninh là thu hút mọi kẻ thù bởi vì vị trí cũng như địa thế quan trọng của
nơi đây. Sau nhiều kế sách thâm độc của kẻ thù, Đảng bộ Tây Ninh đã biết dựa
vào nhân dân để củng cố cho tổ chức của Đảng và lực lượng vũ trang. Quân dân
Tây Ninh đã trải qua hàng ngàn trận chiến với thực dân Pháp. Với những vũ khí
thô sơ trên tay, nhân dân Tây Ninh đã quyết định “diệt giặc lấy súng giặc” và tự
sản xuất vũ khí trang bị cho mình, bảo vệ tốt căn cứ địa cách mạng và làm nền

26
tảng Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo toàn miền giành thắng lợi, chấm dứt
cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong khoảng thời gian này, xã Tây Ninh - Tiền Hải là nơi diễn ra phong
trào cách mạng chống thực dân Pháp vô cùng sôi nổi đã giúp giành lại chính
quyền về tay nhân dân. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược Đình làng Lạc Thành là cơ sở nuôi giấu các cán bộ hoạt động bí mật, lãnh
đạo nhân dân kháng chiến, cũng như là nơi diễn ra nhiều trận chống sự càn quét
của địch, nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình của quân và nhân dân Tây Ninh.

2.1.2. Thời gian trong truyền thuyết về tấm gương can đảm, trung
nghĩa Tây Ninh

Truyền thuyết về tấm gương can đảm, trung nghĩa Tây Ninh chủ yếu tập
trung ở khung thời gian kháng chiến chống Pháp. Tây Ninh nằm ở một trong
những vị trí hỗ trợ đắc lực trong các cuộc chiến tranh năm 1880 của vùng Nam
kỳ, trong đó hình ảnh quân dân Tây Ninh anh dũng kháng chiến cùng với sự
lãnh đạo tài ba của các vị anh hùng đã trở thành cột mốc khó quên trong lịch sử.
Hai trong số những tấm gương nổi bật thời điểm ấy chính là hai vị lãnh tướng
lãnh binh Tòng và lãnh binh Két.

2.1.3. Nhân vật trong truyền thuyết về tấm gương can đảm, trung
nghĩa Tây Ninh
2.1.3.1. Gốc tích nhân vật

Cực kì chú trọng vào gốc tích nhân vật, truyền thuyết đã sản sinh ra vô
số hình tượng nhân vật đặc trưng của địa phương mà chỉ cần nói đến họ, người
ta nghĩ ngay đến mảnh đất nơi họ sinh ra. Bởi thế, có thể coi kho tàng truyền
thuyết dân gian Tây Ninh là nơi hội ngộ của nhiều thế hệ Tây Ninh. Hầu hết các
nhân vật trong kho tàng truyện truyền thuyết dân gian Tây Ninh là những người
có xuất thân, gốc gác trên quê hương Tây Ninh. Bên cạnh đó, nhân vật truyền
thuyết dân gian Tây Ninh cũng có thể không phải là người Tây Ninh song cuộc
đời và tên tuổi của họ lại gắn chặt với mảnh đất này.

27
2.1.3.2. Tài đức, phẩm chất của nhân vật truyền thuyết

Các nhân vật trong truyền thuyết hội tụ đủ những tinh hoa của nòi giống
tổ tiên, sống hồn nhiên, bền bỉ trong tâm thức dân gian và truyền lại qua nhiều
thế hệ. Theo người xưa, họ là những người giúp nước trợ dân, được dân gian lập
đền tưởng nhớ, họ trở thành biểu tượng trong tiềm thức dân tộc qua nhiều thời
đại.Các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết là con người bình thường, từ
nhân dân mà ra, gần gũi nhân dân, được nhân dân kính trọng tin yêu, quan hệ
“đồng bào” với nhân dân. Cụ thể hơn trong bài viết này chính là những tấm
gương dũng cảm, chính trực đã trở thành một biểu tượng về lòng can đảm và
một ngọn đuốc cháy mãi trong lòng nhân dân miền Nam. Họ là những người con
Tây Ninh với tấm lòng yêu nước cao cả và tài nghệ đáng khâm phục đã kiên
cường lãnh đạo, bảo vệ mảnh đất Tây Ninh.

Những chi tiết cho thấy những phẩm chất tốt đẹp luôn hiện hữu sâu trong
bản chất của những người hùng Tây Ninh:

Lãnh binh Tòng (trong Lãnh binh Tòng kháng Pháp oai danh lừng lẫy):

“Ngài trấn thủ biên giới, chống với giặc Miên thường xuống khuấy nhiễu dân
lành. Ngài cũng có công đem binh đi đánh tận xứ Miên, nới rộng biên cương
cho nước nhà.

Giặc Miên rất sợ Ngài vì Ngài áp dụng chiến lược nấu dầu ráy đang sôi, dùng
ống thục bằng đồng thục qua đối phương khiến giặc bị phỏng da, cháy đầu.

Trong một trân quyết liệt, Ngài đã chém chúng chết máu đỏ cả đồng, nên mới có
sự tích “Đồng Cỏ Đỏ “ tại Trảng Bàng.

Lúc Pháp qua xâm chiếm nước ta, Ngài quyết liệt chống lại.

[...]

Người anh hùng đã hy sinh cho non nước, nhưng tên tuổi vẫn còn sống mãi với
thời gian, tên lãnh binh Tòng đã đi vào lịch sử kháng Pháp ở miền Nam muôn
đời vẫn còn ghi tạc.”

28
Lãnh binh Két ( trong Lãnh binh Két tung hoành một cõi biên thùy):

“[...] Tây-Ninh những đêm trời tối, dùng hỏa công phá đồn rồi rút lui trong
bóng tối, làm cho Pháp thất điên bát đảo với đội hình của ông. Vùng Tây-Ninh
ngày xưa còn là rừng rậm hoang vu, nếu có động tịnh thì ông phân tán mỏng rút
vô rừng ẩn trốn mất dạng, không tài gì lùng bắt ông được.

[...]

Riêng về ông Két người kháng Pháp cuối cùng cho đến chết, chưa hề bị bắt một
lần nào cả.

Ngày nay nhắc đến các vị anh hùng kháng Pháp ở Tây Ninh, chúng tôi phải
nhắc tới vị Lãnh binh Két đã oanh liệt một góc trời ở miệt Long-Giang, làm cho
Pháp phải kiêng nể đến tài xuất quỉ nhập thần của vị anh hùng thời ấy, đã lập
được nhiều thành tích vẻ vang[...]”

Đạo binh vô hình ( trong Đạo binh vô hình ở vùng núi Cậu Tây Ninh) :

“[...] Đạo binh thường xuất hiện vào đêm. Vị chỉ huy oai phong lẫm liệt, lưng
giắt gươm trần, lính thì đội nón gỗ hàng ngũ chỉnh tề, bước đi ăn rập nhịp
nhàng,đèn đuốc sáng choang, tiếng reo hò vang dội.

[...]

Trở lại vấn đề đạo binh vô hình ở núi Cậu Tây-Ninh, việc xuất hiện của đạo
binh làm cho dân chúng trong lúc ấy rất tin tưởng oai linh của vị anh hùng
trung quân ái quốc, chống giặc Miên để giữu gìn bờ cõi nước nhà[...]”

Có thể nói, họ là sợi dây gắn kết cộng đồng, thuận lòng dân sẵn sàng đánh giặc,
sống và thác vì dân, tất cả cho lợi ích cộng đồng, không màng danh lợi, khi hoá
để lại niềm luyến tiếc muôn đời trong lòng dân. Là những người đặt lợi ích cách
mạng cao hơn hết; có tinh thần trách nhiệm và tính tích cực hơn hết; lòng son dạ
sắt, suốt đời đấu tranh vì lợi ích của cách mạng, của dân tộc, không bao giờ nghĩ
đến lợi ích riêng cho mình.

2.1.3.3. Kết cục của các nhân vật

29
Đa số các nhân vật đều đã hy sinh trong các cuộc chiến nhưng vẫn luôn
được nhân dân nhớ đến và lập miếu,đền để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn. Vì vậy,
trong một số truyện truyền thuyết ta thấy đoạn kết thường là kết mở với nhiều
yếu tố kì ảo đan xen mục đích nhằm để tôn vinh phẩm chất đạo đức cao quý
đồng thời làm cho hình ảnh của các vị hiền tài trở nên cao đẹp và trang nghiêm
hơn.

2.1.3.4. Cảm hứng chủ đạo trong truyền thuyết về tấm gương can
đảm, trung nghĩa Tây Ninh

Xuyên suốt các tác phẩm truyền thuyết tác giả thể hiện rõ sự thành kính,
ngưỡng mộ dành cho những tấm gương kiên cường, bất khuất ấy và ca ngợi tài
năng cũng như hiểu biết sâu rộng của các thế hệ đi trước. Bên cạnh đó, lòng yêu
nước là mạch cảm xúc chính chảy dọc suốt các tác phẩm truyền thuyết về các
nhân vật lịch sử có thật, từ đó bộc lộ lòng biết ơn và trân trọng đối với bề dày
lịch sử của cả một dân tộc anh hùng.

2.1.3.5. Ý nghĩa, vai trò của truyền thuyết về tấm gương can đảm,
trung nghĩa Tây Ninh

Truyền thuyết về tâm gương can đảm, trung nghĩa Tây Ninh đã đén đến
cho địa phương vô số ý nghĩa về nhiều mặt khác nhau của cuộc sống:

Về mặt tư tưởng, giáo dục: Truyền thuyết giáo dục lòng yêu nước, tinh
thần tự tôn dân tộc, ý thức cộng đồng, những phẩm chất cao đẹp.

Về mặt lịch sử: Truyền thuyết là cơ sở cho các nhà sử học tham khảo, về
các giai đoạn lịch sử dân tộc.

Về mặt văn hoá, nghệ thuật: Truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho nhà
văn, nhà thơ sáng tác.

Những truyện truyền thuyết đó cũng góp vai trò quan trọng không thể
thiếu trong suốt bề dày lịch sử của địa phương:

30
Về mặt văn học: Giữ vai trò quan trọng kho tàng văn học dân gian Việt
Nam, đa dạng hoá đặc điểm truyền thuyết Việt Nam và làm nền tảng cho những
nghiên cứu liên quan đến truyền thuyết sau này.

Về mặt lịch sử, văn hoá: Truyền bá lịch sử dân tộc, văn hoá tín ngưỡng
địa phương.

2.2. Nghệ thuật


2.2.1. Hình thức và kết cấu

Truyền thuyết về những tấm gương can đảm, trung nghĩa trong lịch sử
Tây Ninh chủ yếu là cấu trúc chuỗi, được tạo thành từ một số truyện kể về một
nhân vật lịch sử và có độ chính xác nhất định, trái ngược với thần thoại, dựa vào
quan niệm của tác giả dân gian để giải thích nguồn gốc thế giới và đời sống con
người. Các truyền thuyết thường được chia thành ba giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu là “Nguồn gốc xuất thân” ý chỉ sự ra đời hoặc xuất hiện
của nhân vật.

Giai đoạn hai, “Sự nghiệp và cuộc đời” kể lại những chiến công, cống
hiến và công lao đối với cộng đồng.

Và giai đoạn cuối cùng, giai đoạn ba“Kết thúc cuộc đời” thường là sự
hiển linh hoặc hoá thân của nhân vật để phù hộ, tiếp tục cống hiến cho nhân dân.

Một mô hình kết cấu đầy đủ trong truyền thuyết đã được nhà nghiên cứu
Kiều Thu Hoạch vẽ thành sơ đồ như sau:

Hiển linh, Sắc phong,


Lai lịch Tài đức Sự nghiệp Hy sinh
âm phù gia phong

Sơ đồ 1.1 : Mô hình kết cấu đầy đủ trong truyền thuyết

Trong truyền thuyết “Truyện ông Cả Đặng Văn Trước” được ghi trong
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ theo Huỳnh Ngọc Trảng – Phạm Thiếu
Hương xuất bản năm 2020, tương truyền:

31
“Khoảng đời Gia Long có một người tên Đặng Văn Trước, tự Dừa (gia phả ghi
Đặng Thế Trước) lập nghiệp ở khu vực Bùng Binh, rạch Bến Đồn, tổng Dương
Hoà Trung. Năm Gia Long thứ 17 (1819) ông Đặng Văn Trước cùng một số bạn
bè ở Bùng Binh dẫn vài chục dân đến mua một số đất hoang của làng Bình Tịnh
để khai khẩn, lập nên thôn Phước Lộc, thuộc tổng Dương Hoà Trung, huyện
Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Gia Định. Sau ông Đặng Văn Trước được cử
chức Trùm Cả; từ đó người dân kính trọng gọi ông là Cả Trước.

[…]

Năm 1821, ông Cả Trước huy động dân thôn Phước Lộc đào một con kinh từ
chợ thông ra Trảng Bàng. Đất đai xung quanh, ông đã âm thầm mua trước.
Nhưng còn khoảng 200 thước thông ra Trảng Bàng thì vẫn là đất thuộc làng
Bình Tịnh. Làng này ganh tị, không cho phép đào kinh trên thửa đất này và huy
động dân ra lấp kinh. Hai bên tranh chấp căng thẳng rồi dẫn đến đánh nhau.
Cuối cùng, cả hai làng đều làm đơn thưa kiện gởi đến Dinh Tổng trấn. Ngày 26
tháng 3 năm Minh Mạng thứ 7 (1826), Tả quân Lê Văn Duyệt phân xử rằng:
Chuyện ông Cả Đặng Văn Trước quy dân lập làng, cất chợ, đào kinh, cải thiện
đời sống cho dân chúng là chuyện tốt, đáng khen. Con kinh do dân làng Phước
Lộc đào, làng Bình Tịnh phải để nguyên cho mọi người sử dụng. Nhưng chuyện
để dân Phước Lộc đánh dân Bình Tịnh thì ông Cả Trước phải chịu phạt 80
trượng.

Ông Cả Trước chấp nhận hình phạt, nhưng do bị đòn quá nặng, ông chỉ lết
được ra cổng rồi lên ngựa, lệnh cho nó chạy về hướng Trảng Bàng. Đến một
quán nước bên đường tại xóm Cây Cau (xã An Tịnh), ông dừng ngựa vào quán
uống một tô trà Huế. Không ngờ vừa uống xong thì ông thấy đầu óc choáng
váng, tay chân bủn rủn. Ông vội trả tiền leo lên lưng ngựa chạy tiếp. Đến đầu
chợ Trảng Bàng, con ngựa dừng lại thì ông cũng vừa tắt thở. Khuya đó, hồn ông
nhập vào một người nhà, báo mộng cho biết mình bị ba kẻ xấu đầu độc, và ông
đã vật chết cả ba người.

32
Đám tang ông Cả Đặng Văn Trước được tổ chức trọng thể, kéo dài cả tháng
trời. Ông được an táng giữa rừng già tại Đôn Thuận (nay là xã Đôn Thuận, thị
xã Trảng Bàng). Mộ ông nằm trên một con suối cạn, đất đắp cao, xung quanh
đá sỏi lồi lõm. Tương truyền, vào mùa mưa, nước suối chảy rất mạnh, nhưng kì
bí thay, khi đến gần ngôi mộ thì dòng nước tự nhiên lại rẽ ngang sang hai bên;
dường như có một bàn tay vô hình nào đã chia đôi dòng nước, không để phạm
đến nơi an nghỉ của ông. Lúc hạ huyệt, con ngựa yêu quý của ông bỗng nhiên
quỳ xuống, chảy nước mắt rồi ngã ra chết. Cảm kích trước sự việc đó, người
dân cũng đưa con ngựa vào thờ trong miếu. Lâu lâu, vào giấc nửa đêm, những
người sinh sống gần đó lại nghe văng vẳng tiếng nhạc ngựa phi từ đầu chợ
xuống miếu.

Khi Lê Văn Khôi nổi loạn, gã cho lính đến đốt miếu thờ ông Cả Trước nhưng
đốt mãi miếu vẫn không cháy, dù miếu lợp bằng cỏ tranh. Sau gã thúc voi càn
vô miếu cho sập nhưng voi cứ đến gần miếu là lại co vòi tháo lui.

[…] Ông Cả Đặng Văn Trước được tôn làm Thành hoàng làng, thờ tại đình Gia
Lộc. Dưới triều Bảo Đại, ông được sắc phong “Bổn cảnh Thành hoàng” […]”.

Trên chính là trích dẫn của truyền thuyết kể về ông Cả Đặng Văn Trước.
Ta có thể thấy, mô hình kết cấu gồm ba giai đoạn đã được nhân dân áp dụng để
ghi chép, truyền bá về truyền thuyết trên. Cụ thể, truyền thuyết đã đưa ra được
nguồn gốc xuất thân của nhân vật ông Cả, có tên, quên quán. Điều đó đánh dấu
sự ra đời và xuất hiện của nhân vật trong khoảng thời gian được nhắc đến. Tiếp
theo, những thành tựu, cống hiến của ông Cả được kể ra lần lượt như “khai
khẩn, lập nên thôn Phước Lộc”; “đào kinh”;… Sau khi xảy ra biến cố thì ông
mất và được ang táng cũng như thờ cúng trịnh trọng. Sau đó, nhân vật ông Cả
dường như luôn hiển linh, trấn giữ nơi mộ phần và đền miếu, khiến không gì có
thể xâm phạm: “khi đến gần ngôi mộ thì dòng nước tự nhiên lại rẽ ngang”,
“văng vẳng tiếng nhạc ngựa phi”, “đốt mãi miếu vẫn không cháy” và “voi cứ
đến gần miếu là lại co vòi tháo lui”…Cuối cùng, ông được nhân dân tôn làm
Thành hoàng làng, vua sắc phong thành “Bổn cảnh Thành hoàng”
33
Truyền thuyết về những tấm gương nhân nghĩa, can đảm trong lịch sử
Tây Ninh luôn phải đảm bảo được kết cấu chuỗi vì chúng có nhu cầu làm rõ lịch
sử. Do tính địa phương của thể loại truyền thuyết, mỗi một truyền thuyết phải đi
theo lịch sử, và đồng thời gắn bó mật thiết với địa phương đó. Điều này có nghĩa
là phải bao gồm phần nguồn gốc bắt đầu và kết thúc hoàn chỉnh của sự kiện và
sự vật. Khác với truyện cổ tích, kết thúc của một câu chuyện cổ tích có thể kết
thúc ngay khi nhân vật chính hoàn thành giấc mơ thay đổi cuộc đời mình. Cũng
không giống sự khởi đầu và kết thúc của một câu chuyện thần thoại, không thể
biết được chính vì các sự kiện tự nhiên đã tồn tại trước khi con người được sinh
ra và tiếp tục tồn tại khi con người chết.

2.2.2. Yếu tố kì ảo

Trong mỗi chặng như thế, truyền thuyết lại sử dụng những mô típ khác
nhau. Những mô típ này kế thừa từ thần thoại, đồng thời cũng xuất hiện những
mô típ mới gắn liền với đặc trưng của truyền thuyết. Theo sơ đồ kết cấu này thì
các yếu tố hoang đường, kì ảo thường xuất hiện ở chặng 1 và chặng 3. Chặng 2
cũng có yếu tố hoang đường nhưng ít hơn vì những chiến công kỳ tích của nhân
vật phần lớn dựa vào tài năng có thật của nhân vật và nó phải phù hợp nhất định
với sự thật lịch sử. Địa điểm, hành vi chính yếu và công tích quan trọng của
người anh hùng bao giờ cũng được nhân dân giữ vững tính lịch sử cụ thể của nó

Nếu trong thần thoại, yếu tố kì ảo đồng thời là nhân vật chính, thì trong
các thể loại truyền thuyết, sử thi hay cổ tích yếu tố này chỉ đóng vai trò thứ yếu,
hỗ trợ cho các nhân vật chính là con người trong nội dung cốt truyện.

Truyền thuyết “Ngọn đèn hồn tử sĩ” ghi trong sách “Tây Ninh Xưa và
Nay” của Huỳnh Minh, tương truyền rằng:

“Ngược dòng lịch sử, năm Mậu Tuất 1778, Chúa Nguyễn – Phúc Ánh khởi
nghĩa đánh Tây Sơn.

[…]

34
Lực yếu, thế cô, Nguyễn Ánh cùng một nhóm Cần Vương bỏ đất Gia Định chạy
về phía Bắc với núi rừng trùng điệp. Trên bước đường lận đận, chúa tôi nhà
Nguyễn lạc lõng vào giữa cảnh rừng sâu nước độc, mà lịch sử ghi nhận đó là
vùng núi Điện Bà, tức núi Bà Đen.

[…]

Thuở lao đao lận đận trên đường chiến đấu ấy, trong đoàn quân chuyển vận của
Nguyễn Anh có một vị lão bộc tên Huỳnh Trung. Vị lão bộc này có phận sự
chăm lo về ngựa, bò để dùng vào việc vận chuyển lương thực.

Một hôm, đoàn xe bò vận chuyển lương đến một ngỏ truông rừng, gọi là Truông
Hồng Đào, cách núi Bà Đen độ 4 cây số, lão bộc Huỳnh Trung lâm bệnh mà
chết. Vì việc chuyển binh gấp rút, nên thi hài lão bộc được vùi nông bên truông
Hồng Đào.

Từ đó đến nay đã hơn trăm năm, khách dạ hành có việc đi qua xóm Độn đến
chân núi Bà Đen thường bắt gặp một hiện tượng huyền bí. Đó là ngọn đèn, được
gọi là ngọn Đèn Thần đưa lối khách xuyên đêm.

[…]

Trải qua bao nhiêu tuế nguyệt, những bậc kỳ lão và dân chúng địa phương
truyền nhau rằng, đóm đèn. Thần kia chính là đốm lửa hồn của lão bộc Huỳnh-
Trung. Dù bất hạnh mất đi trên dọc đường chiến đấu theo Chúa Nguyễn Ánh
nhưng hồn tử sĩ vẫn bừng sáng thiên thu, giúp đỡ người đi trong đêm đỡ sai
đường lạc bước.”

Có thể thấy, chi tiết kỳ ảo về “Ngọn Đèn Thần đưa lối khách xuyên đêm”
không chỉ đã khắc hoạ rõ nét phẩm chất trung thành, lặng lẽ hy sinh vì sự nghiệp
phục quốc của Chúa Nguyễn – Phúc Ánh, mà còn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với
linh hồn hiển linh thành ngọn đèn dẫn đường chỉ lối, giúp người dân trong vùng
đi lại an toàn trong đêm của ông.

Do đó, các chi tiết kì ảo được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng
“huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân
35
dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Yếu tố kì ảo thể hiện tình cảm
ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử. Đấy chính là sự
thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với bậc tiền nhân trung nghĩa, dũng cảm
nhờ có yếu tố kì ảo.

2.2.3. Ngôn ngữ

Đặc trưng ngôn ngữ truyền thuyết bắt nguồn từ đặc điểm lời kể truyền
thuyết. Đó là ngôn ngữ cô động, ít miêu tả, chủ yếu chỉ thuật lại hành động của
nhân vật, chú ý kể những chi tiết về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bối cảnh
của câu chuyện, những lời thoại nhân vật một cách cô đọng.

Những lời thoại nhân vật được chú ý kể là lời thể hiện khí khái, lòng
nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy.

Trong truyền thuyết, lời của người kế chuyện thường ở ngôi thứ ba, thể
hiện thái độ tôn vinh, ngợi ca người anh hùng có công với cộng đồng. Ngôn ngữ
xúc tích với giọng điệu hùng hồn thể hiện lòng thành kính, cảm phục của người
dân Tây Ninh trước những tấm gương can đảm xả thân vì nước, vì dân, vì lý
tưởng,…

36
KẾT LUẬN

Trải qua hơn 300 năm chiều dài lịch sử từ kháng chiến chống Pháp xâm
lược, văn học dân gian Tây Ninh đã có những bước phát triển nổi bật, đặc biệt là
nhóm tác phẩm truyền thuyết về những tấm gương trung nghĩa, can đảm trong
lịch sử Tây Ninh. Có thể kể đến những truyền thuyết về một số nhân vật lịch sử
được sinh ra và còn lưu hành đến tận ngày nay như: Lãnh Binh Tòng, Lãnh Binh
Két, lão bộc Huỳnh Trung,…

Những truyền thuyết này chủ yếu có mô hình kết cấu chuỗi sơ lược cuộc
đời của các nhân vật, có tính xác thực nhất định. Tuy vậy, với sự kết hợp giữa
ngôn ngữ kể chuyện cổ động và những yếu tố kỳ ảo được lồng ghép vào mạch
truyện, những nét đặc trưng của truyền thuyết vẫn được vẹn nguyên.

Thông qua những truyền thuyết trên, người dân Tây Ninh đã thể hiện sự
thành kính và cảm phục trước những tấm gương trung nghĩa, xả thân vì dân vì
nước. Tuy phạm vi ảnh hưởng không quá rộng rãi, những truyền thuyết trên đã
để lại cho người đọc, người nghe một cái nhìn đẹp về mảnh đất và con người
Tây Ninh trung dũng, kiên cường.

Truyền thuyết về những tấm gương trung nghĩa, can đảm trong lịch sử
Tây Ninh nói riêng và văn học dân gian Tây Ninh nói chung là một nét đẹp văn
hoá cần được lưu truyền, bảo vệ và phát triển rộng rãi. Với việc Tây Ninh là một
địa phương hội tụ và hòa nhập của nhiều dân tộc và nhiều nguồn văn hoá, việc
lưu truyền, bảo vệ và phát triển rộng rãi giá trị văn học dân gian sẽ phải đối mặt
với nhiều thách thức khác nhau.

Mỗi người dân Tây Ninh cần có một tâm thế chủ động tìm hiểu và chia
sẻ những nét đẹp về truyền thuyết và văn học dân gian Tây Ninh để góp phần
vào công cuộc bảo vệ nét đẹp văn hoá truyền của Tây Ninh trong thời kỳ hội
nhập hoá đất nước.

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu sách báo:

[1] Nguyễn Thị Nguyệt (20/11/2020), Tây Ninh - Đất và người. Báo Đồng Nai.

[2] Nhiều tác giả (2020), Tây Ninh đất và người. NXB Thanh Niên.

[3] Phí Thành Phát (2018), Linh Sơn Thánh Mẫu ở Tây Ninh. Tạp chí Kiến thức
ngày nay, số 1007, ngày 01/08/2018.

[4] Phí Thành Phát (2020), Trảng Bàng – Vùng đất trung tâm của Phật giáo Tây
Ninh. Tạp chí Văn hoá Phật giáo, số 358, ngày 15/12/2020.

[5] Trần Vũ. (2008), Kỷ niệm về Long Tiên cổ tự. Báo Tây Ninh, ngày
23/10/2008.

[6] Vương Công Đức. (2016), Trảng Bàng phương chí. NXB Tri thức, Hà Nội.

[7] Nguyễn Thanh Lợi (2018), Địa danh Tha La. Những trầm tích địa danh.
NXB Văn hoá – Văn, nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

[8] (1982), Bản Cải án Cao Đài

[9] Huỳnh Ngọc Trảng – Phạm Thiếu Hương (2020), Tổng tập văn học dân gian
Nam Bộ, quyển 2. NXB Văn hoá – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, tr.45 – 47.

[10] Huỳnh Minh (1972), Tây Ninh Xưa và Nay. Tác giả xuất bản.

Tài liệu Internet:

[1] 2018. Tổng quan về Tây Ninh. Truy cập 17/02/2023, từ


https://www.tayninh.gov.vn/Lists/ThongTinGioiThieu/DispForm.aspx?
ID=180&CategoryId=

[2] 2018. Giới thiệu khái quát tỉnh Tây Ninh. Truy cập 17/02/2023, từ
https://vansudia.net/tinh-tay-ninh/

[3] 2018. Lịch sử Tây Ninh. Truy cập 17/02/2023, từ


https://www.tayninh.gov.vn/chinh-quyen/Pages/BoMayToChuc.aspx?
ID=662&InitialTabId=Ribbon.Read#:~:text=%C4%90%E1%BB%8Ba%20danh
38
%20T%C3%A2y%20Ninh%20v%E1%BB%9Bi,Ninh%20th%C3%A0nh%20t
%E1%BB%89nh%20T%C3%A2y%20Ninh.

[4] Quốc sử quan triều Nguyễn. (1910). Đại Nam nhất thống chí, tập 31, trang
198

[5] Nguyễn Văn Nhơn, Trịnh Hoài Đức. (1824). Đại Nam thực lục, chính biên,
đệ tam kỳ, quyển XLVII, tập 6, trang 721-722

[6] Quyết định 115-CP năm 1979 về việc đổi tên huyện Phú Khương tỉnh Tây
Ninh thành huyên Hoà Thành. Truy cập 17/02/2023, từ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-115-CP-doi-
ten-huyen-Phu-Khuong-tinh-Tay-Ninh-thanh-huyen-Hoa-Thanh-55182.aspx

[7] Quyết định 48-HĐBT năm 1989 về việc phân vạch địa giới hành chính các
huyện Tân Biên, Dương Minh Châu và thành lập huyện Tân Châu thuộc tỉnh
Tây Ninh. Truy cập 17/02/2023, từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-
hanh-chinh/Quyet-dinh-48-HDBT-phan-vach-dia-gioi-hanh-chinh-cac-huyen-
Tan-Bien-Duong-Minh-Chau-va-thanh-lap-huyen-Tan-Chau-thuoc-tinh-Tay-
Ninh/37761/noi-dung.aspx

[8] Nghị quyết 135/NQ-CP năm 2013 về việc thành lập các phường Ninh Sơn,
Ninh Thạnh thuộc thị xã Tây Ninh và thành lập thành phố Tây Ninh thuộc tỉnh
Tây Ninh. Truy cập 17/02/2023, từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-
hanh-chinh/Nghi-quyet-135-NQ-CP-nam-2013-thanh-lap-phuong-Ninh-Son-
Ninh-Thanh-Tay-Ninh-217902.aspx

[9] Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc thành lập thị xã Hoà
Thành, thị xã Trảng Bàng và thành lập các phường, xã thuộc thị xã Hoà Thành,
thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Truy cập 17/02/2023, từ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/nghi-quyet-865-nq-
ubtvqh14-2020-thanh-lap-thi-xa-hoa-thanh-tinh-tay-ninh-434043.aspx

39
[10] (2011). Lịch sử vùng đất Tây Ninh. Truy cập 17/02/2023, từ
https://tayninhtour.com/tay-ninh-tour/gioi-thieu-tay-ninh-tour/lich-su-vung-dat-
tay-ninh.html

[11] Phạm Trường Giang. (2016). Nhà thờ cổ Sài Gòn: Ngôi nhà nằm trên đất
vàng. Báo Pháp luật TP. HCM. Truy cập 17/02/2023, từ https://plo.vn/van-
hoa/ho-so-phong-su/nha-tho-co-sai-gon-bai-4-ngoi-nha-tho-nam-tren-dat-vang-
619804.html

[12] Toà Giám mục Phú Cường. (2016). 50 năm hành trình đức tin. Truy cập
17/02/2023, từ https://giaophanphucuong.org/hat-cu-chi/giao-hat-cu-chi-
10302.html

[13] (2023). Lễ hội Tây Ninh: Khám phá 7 sự kiện đặc sắc bậc nhất đất Thánh.
Truy cập 17/02/2023, từ https://vinpearl.com/vi/le-hoi-tay-ninh-kham-pha-7-su-
kien-dac-sac-bac-nhat-dat-thanh

[14] (2021). Hội Xuân núi Bà Đen: Khám phá lễ hộ tâm linh vùng đất thánh.
Truy cập 17/02/2023, từ https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/hoi-
xuan-nui-ba-den-kham-pha-le-hoi-tam-linh-vung-dat-thanh-1495179

[15] Nhiều tác giả. (2022). Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Tây Ninh lớp 10

https://www.tayninh.gov.vn/Lists/ThongTinGioiThieu/DispForm.aspx?
PageIndex=0&ID=27&CategoryId=%C4%90i%E1%BB%81u%20ki%E1%BB
%87n%20t%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn%2C%20l%E1%BB%8Bch%20s
%E1%BB%AD&InitialTabId=Ribbon.Read#:~:text=Ng%C3%A0y
%208%2F11%2F1945%20t%E1%BA%A1i,gian%20lao%20v
%C3%A0%20anh%20d%C5%A9ng%E2%80%9D

PHỤ LỤC

Hiển linh, Sắc phong,


Lai lịch Tài đức Sự nghiệp Hy sinh
âm phù gia phong

Sơ đồ 1.1 : Mô hình kết cấu đầy đủ trong truyền thuyết.

•• ••
40

You might also like