Chương 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, có nghịch lý đang tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà còn ở quốc tế cũng có
chính là “Tỷ lệ thất nghiệp cao, doanh nghiệp lại thiếu nguồn lao động”. Mỗi cá nhân
trong các doanh nghiệp đều đứng trước nguy cơ có thể bị sa thải bất kỳ lúc nào mặc dù
thế doanh nghiệp vẫn luôn tìm cho mình thêm nhân lực. Chính vì thế, đòi hỏi mỗi cá
nhân phải cố gắng trau dồi cho mình chuyên môn, kiến thức, đạo đức. Nhưng như thế vẫn
chưa đủ, doanh nghiệp đòi hỏi người lao động cần có thêm cho mình những kỹ năng
nghiệp vụ để đảm bảo rằng họ có khả năng đáp ứng đầy đủ và chất lượng cho thị trường
lao động. Và để có thể đáp ứng được những yêu cầu đó, sinh viên ngành kế - kiểm cần có
nhận thức rõ về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kỹ năng nghề nghiệp của mình.
Điều này bao gồm nhận thức về các kiến thức chuyên môn cần có, kỹ năng mềm cần phát
triển, nhận thức về tầm quan trọng của việc liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng, cũng
như nhận thức về xu hướng và thay đổi trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán.

Nghiên cứu này tập trung vào mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo đại học chuyên
ngành Kế toán - Kiểm toán đối với yêu cầu thực tế của ngành nghề. Đảm bảo sinh viên
được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể cạnh tranh trong thị trường
lao động sau khi tốt nghiệp. Điều này không chỉ quan trọng đối với sinh viên, mà còn
giúp nâng cao uy tín của Trường Đại học Tài chính - Marketing trong việc đào tạo linh
hoạt và đáp ứng nhanh chóng với biến đổi của thị trường.

Không những thế, nghiên cứu còn có ý nghĩa trong việc khám phá xu hướng thị trường
lao động hiện tại và tương lai, cung cấp thông tin hữu ích để cải thiện chất lượng giáo
dục. Sự hiểu biết sâu rộng về nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội sẽ giúp chương trình
học thích ứng và đổi mới, đảm bảo rằng người tốt nghiệp từ Trường có khả năng đáp ứng
yêu cầu thực tế.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến quan điểm của sinh viên về chất lượng đào tạo và trải
nghiệm học tập. Việc khám phá góc nhìn này sẽ giúp xác định điểm mạnh và yếu của quá
trình đào tạo, từ đó thực hiện điều chỉnh và cải tiến.

Tóm lại, nghiên cứu về nhận thức của sinh viên trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán
không chỉ có lợi ích cho sinh viên cá nhân mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển
của ngành nghề và hệ thống đào tạo đại học, tạo ra những ứng viên chất lượng cho thị
trường lao động.

1.2. Mục tiêu chung và cụ thể

 Mục tiêu chung


Nhằm nghiên cứu nhận thức của sinh viên ngành Kế toán - Kiểm toán tại trường
Đại học Tài chính - Marketing đối với kỹ năng nghề nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp
giúp nâng cao nhận thức cho sinh viên cũng như giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn
về kỹ năng nghề nghiệp trong chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán.

 Mục tiêu cụ thể


 Hệ thống các nhân tố trong nhận thức của sinh viên ngành Kế toán - Kiểm toán tại
trường Đại học Tài chính - Marketing về kỹ năng nghề nghiệp.
 Nghiên cứu cường độ tác động của các nhân tố trên đối với sinh viên trường Đại
học Tài chính - Marketing.
 Phân tích và áp dụng các phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu thích hợp
với đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
 Câu hỏi nghiên cứu

Bằng việc thực hiện tài nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra đáp án cho các câu hỏi
sau:

1. Nhận thức của sinh viên ngành Kế toán - Kiểm toán về kỹ năng nghề nghiệp tại
trường Đại học Tài Chính - Marketing gồm những nhân tố nào?
2. Các nhân tố nghiên cứu trên có mức độ động tác động kỹ năng nghề nghiệp của
sinh viên ngành Kế toán - Kiểm toán tại trường Đại học Tài Chính - Marketing
đến như thế nào?
3. Tiến hành các giải pháp nào để nâng cao được nhận thức của sinh viên ngành Kế
toán - Kiểm toán về kỹ năng nghề nghiệp tại trường Đại học Tài Chính -
Marketing?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của sinh viên về kỹ năng nghề nghiệp
 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm nhất đến sinh viên năm 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

 Không gian: Trường Đại học Tài chính - Marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh
 Thời gian: Từ ngày 28/10/2023 - 30/1/2024
 Lĩnh vực thực hiện nghiên cứu: Kế toán - Kiểm toán

1.4. Phương pháp nghiên cứu


Bài nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính: Phương pháp định tính giúp phân tích và đánh giá tổng quan các
nhân tố ảnh hưởng, các phương pháp cụ thể bao gồm:
 Phương pháp tiếp cận hệ thống: tiếp cận với các tài liệu có liên quan.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan
đến đề tài.
 Phương pháp lý luận khách quan: tư duy logic để đưa ra các kết luận, quan điểm về số
liệu, kết quả thu thập được.
 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhằm củng
cố và tăng tính khách quan cho bài làm.
Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng giúp phân tích sâu và giải thích các
mối quan hệ giữa các biến bằng mối quan hệ định lượng, các phương pháp cụ thể bao
gồm:
 Phương pháp thống kê mô tả.
 Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.
 Phân tích nhân tố khám phá EFA.
 Phân tích phương sai (ANOVA).
 Các phương pháp kiểm định khác.

1.5. Đóng góp của đề tài:

Đầu tiên, nghiên cứu sẽ được thực hiện qua việc thu thập, phân tích thông tin từ các bài
khảo sát của sinh viên, từ đó xây dựng các thang đo đánh giá về khả năng nhận thức kỹ
năng nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Tài chính - Marketing.
Qua đó thấu hiểu tâm lý sinh viên, làm cơ sở để nghiên cứu các phương pháp thúc đẩy
động lực trau dồi, phát triển các kỹ năng phục vụ cho ngành nghề kế toán để từ đó sinh
viên có thể phát triển và có định hướng nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng cho bản thân trong
tương lai. Thông qua bài nghiên cứu, nhà trường sẽ có định hướng rõ ràng để tổ chức và
hoạch định hoạt động, chương trình giảng dạy bổ ích giúp sinh viên nâng cao kỹ năng
nghề nghiệp.

Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng và tổng hợp thông tin từ nhiều phương pháp của phương
pháp định tính, định lượng. Nghiên cứu sẽ góp phần thống kê các yếu tố tác động đến
nhận thức về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán, giúp chúng ta có cái nhìn
tổng quan về các yếu tố đó.

1.6. Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nghiên cứu nhận thức của sinh viên ngành Kế toán - Kiểm toán về kỹ năng nghề nghiệp
là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với cán bộ nhân viên nhà trường để hiểu được
những kỹ năng sinh viên còn thiếu để giải dạy hiệu quả đồng thời bổ sung thêm kiến thức
cho sinh viên ngành kế toán. Trong chương 1, nhóm tác giả đã đưa ra các lý do, mục tiêu
nghiên cứu, bước đầu để xác định được những nhận thức của sinh viên về kỹ năng nghề
nghiệp tại trường Đại học Tài chính - Marketing. Ngoài ra đề tài cũng đã xác định đối
tượng nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cho phù hợp dựa trên cơ sở mục
tiêu nghiên cứu. Đồng thời, nhóm tác giả cũng nhận thức được ý nghĩa khoa học và thực
tiễn của đề tài mà nhóm đã chọn tiến hành nghiên cứu. Trong chương 2 tiếp sau đây thì
cơ sở lý luận, tiến hành điều chỉnh và đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp sẽ được nhóm
tác giả trình bày.

You might also like