GT1 L01 Nhóm16

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


GIẢI TÍCH 1
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
NHÓM 16
ĐỀ TÀI 18

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hiệp


Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên

Đặng Cát Tường 2213879


Nguyễn Xuân Tuyền 2213832
Trần Tuấn Khang Uy 2213898
Võ Quốc Việt 2213955
Lê Hoàng Khánh Vinh 2213963
Mai Xuân Vinh 2213967
Lâm Trường Vủ 2213988
Trần Ngọc Bảo Vy 2214050
Trương Phan Hoàng Vỹ 2214062

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


0
LỜI CẢM ƠN

Cảm ơn Trường đại học Bách Khoa – ĐHQG TPHCM đã cho chúng em tiếp cận với
chương trình giảng dạy của môn Giải Tích 1 . Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến giảng viên bộ môn là thầy Nguyễn Hữu Hiệp đã dạy dỗ, truyền đạt cho
chúng em kiến thức quý báu trong những ngày qua. Trong suốt thời gian tham gia lớp
Giải Tích 1 của thầy , chúng em tự thấy bản thân mình tư duy hơn, học tập càng thêm
nghiêm túc và hiệu quả. Đây chắc chắn là những tri thức quý báu, là hành trang cần
thiết cho chúng em sau này.

Bộ môn Giải Tích 1 là một môn học vô cùng hữu ích, có tính thực tế cao, đảm bảo
cung cấp đủ nhu cầu thực tiễn cho sinh viên. Bài báo cáo cho môn học này với Đề tài
18, chúng em tin rằng với những kinh nghiệm học tập tích lũy được , cũng như được
hỗ trợ của các thầy chúng em sẽ trình bày được các phương pháp giải bài toán, các
kiến thức trọng tâm của chủ đề. Kính mong thầy cô xem xét, góp ý cho Bài tập lớn
của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐỀ TÀI……………………………………………………………………...3
PHẦN 2: DIRECTION FIELD………………………………………………………..4
PHẦN 3: PHƯƠNG TRÌNH LOGISTIC……………………………………………...7
PHẦN 4: KẾT LUẬN…...……………………………………...................................12
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….13

2
PHẦN 1: ĐỀ TÀI
1. Tìm hiểu về Direction Field trong phần 7.2 và phương trình Logistic trong phần 7.3,
Soo T.Tan, Single variable calculus Early Transcendentals.
2. Tìm hiểu về công cụ Slope Field Plotter để vẽ Direction field.
Vẽ minh họa direction fields cho phương trình y ' =2 y 2−x và hàm nghiệm của bài toán
' 2
y =2 y −x , y ( 2 )=2.

Tài liệu tham khảo:


Soo T. Tan - Single Variable Calculus_ Early Transcendentals - Cengage Learning
(2010)

3
PHẦN 2: DIRECTION FIELD
Trên thực tế, chúng ta không thể đưa ra lời giải tường minh cho mọi phương trình vi
phân. Vậy nhưng chúng ta vẫn có thể tìm được xấp xĩ nghiệm của một phương trình vi
phân thông qua cách tiệp cận bằng đồ thị. Cụ thể ở đây là Direction field.
1. Direction Fields (Trường hướng):
- Giả sử chúng ta có một phương trình vi phân bậc nhất có dạng:
'
y =f ( x , y )

- Nếu (a, b) là một điểm thuộc đường cong nghiệm của phương trình trên thì ta có hệ
số góc của đường thẳng tiếp tuyến tại điểm (a,b) là:
y ' (a ,b) =f (a , b)

- Nếu chúng ta giữ lại một phần nhỏ của đường thẳng tiếp tuyến tại (a, b), ta sẽ có
được một đoạn thẳng gọi là một phần tử tuyến tính (lineal element) cho ta biết hướng
của đường cong nghiệm tại điểm đó.

Hình 1. Đường thẳng tiếp tuyến và phần tử tuyến tính tại điểm (a, b).
- Nếu f xác định trên mặt phẳng Oxy, ta có thể vẽ các phần tử tuyến tính tại mọi điểm
(x, y) trên mặt phẳng. Tập hợp các phần tử tuyến tính đó được gọi là Direction field
hoặc Slope field của phương trình vi phân.
Ví dụ: Ta có một Direction field của phương trình vi phân y ' = y −x như sau:

Hình 2. Direction field của phương trình y ' = y −x.

4
- Vì những đoạn thẳng nhỏ chính là một phần của đường thẳng tiếp tuyến của đường
cong nghiệm của phương trình vi phân, chúng ta có thể vẽ được đường cong nghiệm
của phương trình vi phân tại một số điểm như sau:

Hình 3. Đường cong nghiệm của phương trình y ' = y −x.


2. Công cụ Slope Field Plotter:
- Slope Field Plotter là một công cụ hữu dụng và cực kì tiện lợi giúp chúng ta vẽ được
Direction field trực tiếp trên trình duyệt web mà không cần thông qua bất kì phần
mềm nào.
- Chúng ta có thể truy cập vào Geogebra để sử dụng công cụ Slope Field Plotter theo
đường link sau: https://www.geogebra.org/m/W7dAdgqc
- Hình ảnh cụ thể của công cụ Slope Field Plotter:

Hình 4. Công cụ Slope Field Plotter.

5
- Nhập hàm số f ' (x , y ) vào ô ở trên cùng.
- Thanh trượt Density điều chỉnh mật độ (số lượng) của các đoạn thẳng.
- Thanh trượt Length điểu chỉnh độ dài của các đoạn thẳng.
- Điểu chỉnh các giá trị x max, x min, y max , y min để xác định giới hạn của Direction field trên
các trục Ox, Oy.
- Tích vào ô Solution (A, B, C, D) để vẽ đường cong nghiệm đi qua các điểm đó.
- Điều chỉnh tọa độ của A, B, C, D để thấy được sự thay đổi của các đường cong
nghiệm trên mặt phẳng Oxy.
- Điều chỉnh ô Step size để tăng hoặc giảm độ chính xác của các đường cong nghiệm.
Ví dụ: Vẽ minh họa direction fields cho phương trình y ' =2 y 2−x và hàm nghiệm của
bài toán y ' =2 y 2−x , y ( 2 )=2.

Hình 5. Nghiệm của phương trình y ' =2 y 2−x , y ( 2 )=2.

6
PHẦN 3: PHƯƠNG TRÌNH LOGISTIC
1. Mô hình logistic:
- Xét mô hình dân số tự nhiên:
dP
=kP (1)
dt
- Ta thấy tại thời điểm t, tốc độ gia tăng dân số sẽ tỉ lệ với số dân hiện tại và bằng k
lần số dân hiện tại với k là một hằng số dương. Vậy nhưng, mô hình tăng dân số này
lại không đúng với thực tế, dân số của chúng ta ban đầu sẽ có xu hướng tăng trưởng
rất nhanh nhưng càng về sau tốc độ tăng dân số sẽ càng giảm dần. Nguyên nhân là bởi
chúng ta bị tác động bởi các yếu tố môi trường như nguồn thức ăn, đất đai,… Do đó
chúng ta cần một mô hình dân số khác để mô tả chính xác điều kiện trên.
- Chúng ta có thể viết lại phương trình (1) dưới dạng:
dP
dt
=k
P

- Giả sử dân số không thể vượt qua một hằng số L, còn gọi là carrying capacity (cổ
chai) của môi trường. Ta có thể xem như tỉ lệ tăng trưởng của dân số sẽ bắt đầu từ k
khi P còn nhỏ và bắt đầu tiến dần về 0 khi P tiến dần về L. Chúng ta cần một mô hình
có dạng:
dP
dt
=f (P)
P
- Trong đó f thỏa mãn f(0) = k và f(L) = 0. Phương trình đơn giản nhất thỏa mãn điều
kiện trên là một phương trình tuyến tính có đồ thị đi qua các điểm (0, k) và (L, 0).

(
f ( P )=k 1−
P
L )

(
Hình 6. Đồ thị của hàm số f ( P )=k 1−
P
L).

7
- Chúng ta có thể viết lại mô hình dân số thành:
dP
dt
=kP 1−
P
L ( ) (2)
- Phương trình (2) còn có một tên gọi khác chính là phương trình vi phân Logistic.
- Giả sử rằng P là rất nhỏ so với L, khi đó P/L sẽ rất nhỏ nên dP/dt  kP, khi đó mô
hình dân số logistic sẽ gia tăng tương tự như mô hình dân số tự nhiên. Nhưng khi P
tiến về L khi đó P/L sẽ tiến về 1 và dP/dt sẽ tiến về 0. Ta có thể thấy mô hình logistic
này đã thỏa mãn điều kiện chúng ta đặt ra về một mô hình dân số gia tăng nhanh
chóng thuở ban đầu và dần dần bão hòa. Nên nhớ rằng, nếu ngay từ ban đầu dân số
của chúng ta tức là P đã vượt quá giá trị của L, khi đó 1 – P/L sẽ mang giá trị âm và
dP/dt < 0, nên dân số sẽ giảm.
2. Phương pháp giải bài toán:

- Giải bài toán


dP
dt ( )P
=kP 1− P ( 0 )=P0
L

- Đầu tiên ta có thể thấy P = 0 và P = L là nghiệm của phương trình, ta có thể xác
nhận bằng cách thay các giá trị trên vào phương trình. Tiếp theo, giả sử P ≠ 0 và
P ≠ L, ta chia các biến ra 2 vế như sau:
dP
=kdt
(
P 1−
P
L )
- Nguyên hàm 2 vế ta được:
dP
∫ =∫ kdt
(
P 1−
P
L )
Hay
L
∫ P( L−P) =k ∫ dt

∫ ( P1 + L−P
1
) dt=k ∫ dt
ln |P|−ln |L−P|=kt+C 1

ln |L−P|−ln|P|=−kt−C1 Nhân 2 vế cho -1

ln | L−P
P |
=−kt−C 1

8
| |
L−P
P
=e−kt−C =e−kt e−C =C 2 e−kt
1 1
C 2=e
−C 1

L−P −kt
=C e
P
- Với C = ± C 2. Ta có thể giải P ở phương trình trên như sau:
L −kt
−1=C e
P
L −kt
=1+ C e
P
L
P= − kt
1+C e
- Để xác định giá trị của C, chúng ta sử dụng giả thuyết P(0) = P0, ta có:
L−P0 0
=C e =C
P0

- Vậy ta có hàm nghiệm của bài toán là:


L
P (t)=
1+
( L
P0
−1 e
)
−kt

- Chú ý:
L
lim P (t)=lim =L
t →∞ t→∞
1+
L
P0 (
−1 e
−kt
)
3. Đường cong logistic:
- Để xác định các khoảng tại đó P tăng hoặc giảm, ta có thể sử dụng phương trình

P' =kP 1− ( PL )
- Ta có thể thấy phương trình trên là một hàm liên tục trên khoảng (−∞ ;+ ∞) và bằng
0 tại P = 0 và P = L. Dấu của P’ được biểu diễn như hình sau:

Hình 7. Bảng xét dấu của P' .


- Từ bảng xét dấu trên ta kết luận rằng P tăng khi 0 < P < L và P giảm khi P > L. Ta
lại có:

9
[ ( )] ( )
2
'' d P d P
P = kP 1− =k P−
dt L dt L

(
P' ' =k 1−
2P ' 2
L )
P =k P 1−
2P
L
1−
P
L ( )( )
- Bảng xét dấu của P ' ' :

Hình 8. Bảng xét dấu của P ' ' .


- Ta thấy P' ' liên tục trên khoảng (−∞ ;+ ∞) và bằng 0 tại các điểm P = 0, L/2 và L. Từ
bảng xét dấu của P' ' ta kết luận rằng đồ thị của P lõm khi 0 < P < L/2 hoặc P > L và
lồi khi L/2 < P < L. Ngoài ra, P có điểm uốn tại P = L/2.
- Kết luận: Giả sử có một mô hình dân số mà tại mọi thời điểm t đều thỏa mãn
phương trình vi phân logistic và có số dân ban đầu tại t = 0 là P0 .
 Nếu P0=0, dân số sẽ bằng 0 tại mọi thời điểm.
 Nếu 0 < P0 < L, dân số sẽ tăng và tiến dần đến giá trị L, hay còn gọi là carrying
capacity (cổ chai) của môi trường. Dân số tăng nhanh nhất tại điểm uốn P =
L/2.
 Nếu P0=L dân số sẽ giữ nguyên giá trị L tại mọi thời điểm.
 Nếu P0 > L dân số sẽ giảm và tiến dần về giá trị L.
- Chú ý: Nghiệm P = 0 và P = L được gọi là nghiệm cân bằng.
Ví dụ: Giả sử ta có phương trình dân số P(t) thỏa mãn mô hình logistic như sau:
dP
dt
=0.05 P 1−
P
1000 ( )
a. Tìm đường cong nghiệm của P khi P0=1000.
b. Tìm đường cong nghiệm của P khi P0=1 4 00.
c. Tìm đường cong nghiệm của P khi P0=1 00 .
Bài giải:
Ta có k = 0.05 và L = 1000, phương trình dân số tại thời điểm t là:
L 1000
P (t)= =
1+
( PL −1) e
0
−kt
1+
(
1000
P0
−1 e
)
−0.05 t

a. Ta có P0=1000 , thay vào phương trình ta có:

10
1000
P (t)= =1000
1+ (
1000
1000
−1 e )
−0.05 t

Vậy nên dân số sẽ giữ nguyên tại mọi thời điểm t. (Xem Hình 9.a)

b. Ta có P0=1 400, thay vào phương trình ta có:


1000 1000
P (t)= =
1+ (
1000
1 400
−1 e )
−0.05 t 2
1− e−0.05t
7

Dân số sẽ giảm dần và tiệm cận với giá trị L = 1000. (Xem Hình 9.b)
c. Ta có P0=100 , thay vào phương trình ta có:
1000 1000
P (t)= =
( )
−0.05 t
1000 −0.05 t 1+9 e
1+ −1 e
100

Dân số sẽ tăng dần và tiệm cận với giá trị L = 1000. (Xem Hình 9.c)

Hình 9. Đường cong Logistic cho phương trình


dP
dt (
=0.05 P 1−
P
1000).

11
PHẦN 4: KẾT LUẬN

12
PHỤ LỤC
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Soo T. Tan - Single Variable Calculus_ Early Transcendentals - Cengage Learning
(2010)
 DANH MỤC HÌNH ẢNH
- Hình 1. Đường thẳng tiếp tuyến và phần tử tuyến tính tại điểm (a, b)………………..4
- Hình 2. Direction field của phương trình y ' = y −x………………………………..4
- Hình 3. Đường cong nghiệm của phương trình y ' = y −x………………………….5
- Hình 4. Công cụ Slope Field Plotter………………………………………………….5
- Hình 5. Nghiệm của phương trình y ' =2 y 2−x , y ( 2 )=2…………………………6

(
- Hình 6. Đồ thị của hàm số f ( P )=k 1− )
P
L
………………………………………..7

- Hình 7. Bảng xét dấu của P' ………………………………………………………….9


- Hình 8. Bảng xét dấu của P ' ' …………………………………………………..……
10

- Hình 9. Đường cong Logistic cho phương trình


dP
dt (
=0.05 P 1−
P
)
1000
…………...11

13

You might also like