Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 62

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG CỤ

PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH


ĐIỆN HÓA

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-2/1

II.1. Mở đầu
Các phương pháp điện hóa học dựa trên cơ sở:
- Các tính chất, quy luật và các hiện tượng điện hóa
có liên quan đến các phản ứng điện hóa học xảy ra
trên bề mặt hay trên ranh giới tiếp xúc giữa các cực
(điện cực) và dung dịch phân tích.
- Các tính chất điện hóa của dung dịch điện hóa giữa
các cực trong bình phản ứng (bình điện hóa).
Phương pháp phân tích điện hóa có các trang bị cơ sở:
- Bình chứa dung dịch chất nghiên cứu và chất điện ly
(bình điện hóa).
- Các điện cực
- Máy đo (thế, dòng, điện trở).
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/2
II.2. Phân loại các phương pháp phân tích điện hóa
2.2.1. Nhóm phương pháp điện hóa dựa trên quá trình
điện cực
- Các phương pháp điện hóa có phản ứng điện hóa ở
điện cực trong điều kiện dòng không đổi (thường là
bằng 0): đo thế, chuẩn độ đo thế, …
- Các phương pháp điện hóa có phản ứng điện hóa ở
điện cực trong điều kiện dòng khác 0: điện phân, ...

2.2.2. Nhóm phương pháp điện hóa không có phản ứng


điện cực: đo độ dẫn, đo điện trở…

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/3

II.2. Phân loại các phương pháp phân tích điện hóa
Phương pháp Đại lượng quan hệ Đại lượng Đại lượng đo
kiểm soát

Phương pháp dòng E, C C E = f(C)


bằng 0 và có phản ứng
điện cực
Đo thế

Chuẩn độ đo thế

Phương pháp dòng


khác 0 và có phản ứng
điện cực
Điện lượng (E = const) E, I, m E m

Điện lượng (I = const) E, I, C I Q

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/4


II.2. Phân loại các phương pháp phân tích điện hóa
Phương pháp Đại lượng quan hệ Đại lượng kiểm Đại lượng đo
soát

Phương pháp dòng


khác 0 và có phản
ứng điện cực
Von-ampe E, I, C C I = f(E)

Chuẩn độ ampe E, I, C E I = f(C)

Cực phổ cổ điển

Cực phổ dòng xoay


chiều
Cực phổ xung
thường

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/5

II.2. Phân loại các phương pháp phân tích điện hóa
Phương pháp Đại lượng quan hệ Đại lượng kiểm Đại lượng đo
soát
Phương pháp dòng
khác 0 và có phản
ứng điện cực
Cực phổ xung vi
phân
Cực phổ sóng
vuông
Von-ampe hòa tan

Phương pháp
không phản ứng
điện cực
Đo độ dẫn và chuẩn
độ đo độ dẫn
Đo độ dẫn cao tần
và chuẩn độ cao tần
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/6
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG CỤ

PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN


HÓA
Chương 5: Phương pháp đo thế (Potentiometry)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-2/7

5.1. Nguyên tắc của phép đo thế


Nguyên tắc:
1. Quá trình đo thế được thực hiện trong 1 bình đo (cell) có
chứa dung dịch mẫu và 2 điện cực, trong đó:
- 1 điện cực so sánh có thế không đổi (Ess = const)
- 1 điện cực chỉ thị biểu thị thế của dung dịch (Eind)
2. Hệ điện cực được nối với một máy đo thế (potentiometer).

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/8


5.1. Nguyên tắc của phép đo thế
Nguyên tắc:
3. Thế đo được của dung dịch là hiệu số của thế ở điện cực chỉ
thị (Eind) và điện cực so sánh (Ess):
Edd = Eind – Ess
Ess = const  Edd ~ Eind
Như vậy, đo thế là quá trình theo dõi sự biến thiên nồng độ của
một chất (ion) trong dung dịch nhờ điện cực chỉ thị mà trên đó
xảy ra các quá trình điện hóa.

Trong phương pháp đo thế, điện cực so sánh thường dùng là:
- Điện cực calomen (SCE).
- Điện cực bạc-bạc clorua (SSCE).

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/9

5.1. Nguyên tắc của phép đo thế

Điện cực chỉ thị có 3 loại khác nhau:


a. Điện cực đo pH: điện cực thủy tinh màng
b. Điện cực chọn lọc ion: điện cực chế tạo đo riêng
từng ion kim loại (K+, Cd2+, ...) và từng loại anion (F-,
Cl-, I-, ...)
Hai loại điện cực chỉ thị trên là các loại điện cực màng
(rắn hoặc lỏng). Các quá trình điện hóa xảy ra trên bề
mặt tiếp xúc của màng này.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/10


5.1. Nguyên tắc của phép đo thế

c. Điện cực kim loại trơ (Ag, Pt, …): các quá trình điện
hóa xảy ra trên bề mặt điện cực. Chất phân tích có
thể:
- Nhận điện tử ở điện cực (quá trình khử - catot)
- Nhường điện tử cho điện cực (quá trình oxi hóa -
anot)
Bề mặt của điện cực có ảnh hưởng nên điện cực phải
sạch và đồng nhất.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/11

5.2. Phương trình thế điện cực


• Nếu trên bề mặt điện cực xảy ra quá trình oxi hóa khử:
Ox + ne ⇋ Kh
• Phương trình mô tả mối quan hệ giữa thế điện cực và hoạt độ (nồng
độ) các cấu tử của một hệ oxi hóa khử - phương trình Nernst như sau:

RT aox
E E 0 ln
nF akh
Trong đó,
E0 là thế oxi hóa khử tiêu chuẩn của hệ;
R là hằng số khí lý tưởng;
T nhiệt độ Kenvin
F hằng số Faraday;
n số electron trao đổi trong hệ điện hóa
aox, akh là hoạt độ của các cấu tử oxi hóa và khử.
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/12
5.2. Phương trình thế điện cực
• Ở 25oC và với các dung dịch loãng, phương trình Nernst có dạng:

0,059 [Ox ]
E E 0 lg
n [ Kh]
Trong đó,
[ox], [kh] là nồng độ của các cấu tử oxi hóa và khử.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/13

5.3. Các loại điện cực

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/14


5.3. Các loại điện cực
5.3.1. Điện cực so sánh
a. Điện cực hydro
• Nguyên tắc: H2 hấp phụ trên bản Pt nhúng
trong dung dịch HCl 1M
• Pt,H2HCl
• 2H+(aq) + 2e ⇋ H2(g)
0,059 [ H  ]2
E  E0  lg
• Cấu tạo: 2 PH 2
- 1 chuông thủy tinh gắn bản Pt, có dây dẫn nối
với máy đo thế.
- 1 đường dẫn khí H2 vào chuông (PH2 = 1atm)
- Cả hệ thống nhúng trong dung dịch axit có
[H+] = 1M
Ở 25oC, E = E0 = 0,000 V (quy ước)
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/15

5.3. Các loại điện cực


5.3.1. Điện cực so sánh
b. Điện cực bạc – bạc clorua (SSCE)
• Cấu tạo: Dây kim loại Ag phủ AgCl
trong dung dịch chất điện ly KCl
• AgAgCl, KCl
• AgCl(s) + 1e ⇋ Ag(s) + Cl-
E = E0 + 0,059lg(1/[Cl-])
• Thế điện cực phụ thuộc vào [Cl-]
Ở 25oC, với dung dịch KCl bão hòa thì
E = 0,197 V

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/16


5.3. Các loại điện cực
5.3.1. Điện cực so sánh
c. Điện cực calomen (SCE)
• Cấu tạo: HgHg2Cl2, KCl
• Hg2Cl2(s) + 2e ⇋ Hg(l) + 2Cl-
0,059 1
E  E0  lg
2 [Cl  ]2
• Thế điện cực phụ thuộc vào [Cl-]
Ở 25oC, với dung dịch KCl bão hòa thì
E = 0,244 V

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/17

5.3. Các loại điện cực


5.3.2. Điện cực chỉ thị
a. Điện cực kim loại loại 1
• Cấu tạo: kim loại nhúng trong dung
dịch muối tan của nó
• MMn+
• Mn+(aq) + ne ⇋ M(s)
0,059
E  E0  lg[ M n  ]
n

• Dùng để theo dõi hay xác định nồng độ


của các ion kim loại trong dung dịch.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/18


5.3. Các loại điện cực
5.3.2. Điện cực chỉ thị
b. Điện cực kim loại loại 2
• Cấu tạo: kim loại nhúng trong dung
dịch muối khó tan của nó
• MMnA, An-
• MnA(s) + ne ⇋ M(s) + An-
0,059 1
E  E0  lg n 
n [A ]

• Dùng để nghiên cứu xác định các


anion tạo hợp chất khó tan hay phức
bền với kim loại.
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/19

5.3. Các loại điện cực


5.3.2. Điện cực chỉ thị
c. Điện cực oxi hóa khử
• Cấu tạo: kim loại trơ (Pt, Ag,…) nhúng
trong dung dịch hệ oxi hóa khử
• PtOx, Kh
• Ox(l) + ne ⇋ Kh(l)
0,059 [Ox ]
E  E0  lg
n [ Kh]

• Dùng trong chuẩn độ oxi hóa khử


chuẩn độ ampe.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/20


5.3. Các loại điện cực
5.3.2. Điện cực chỉ thị
d. Điện cực màng
- Là loại điện cực chỉ thị pH và các điện cực chọn lọc
ion
- Quá trình điện hóa xảy ra ở trên màng của điện
cực

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/21

5.3. Các loại điện cực


d. Điện cực màng
d1. Điện cực thủy tinh
Cấu tạo:
Màng thủy tinh mỏng có thành
phần đặc biệt và lớp gel trên cả
2 bề mặt.
Tùy vào nơi sản xuất, thường
là 22% Na2O, 6% CaO, 72%
SiO2 (điện cực này có thể đáp
ứng đến pH 9).
Trong màng thủy tinh, cation
Na+ có thể di chuyển qua màng
để dẫn điện. Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/22
5.3. Các loại điện cực
d. Điện cực màng – điện cực chọn lọc ion ISE
d1. Điện cực thủy tinh
H3O+ ngoài (a1)màng thủy tinhH3O+ trong (a2)
H+(dd) + Na+ (màng tt) ⇋ Na+(dd) + H+ (màng tt)
Điện cực thủy tinh đáp ứng chọn lọc với do ion H+ là ion duy nhất liên
kết được lên lớp gel bị hydrat hóa.
Nghiên cứu với đồng vị 3H cho thấy rằng ion H+ không đi qua lớp màng
thủy tinh, còn ion Na+ có thể đi qua.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/23

5.3. Các loại điện cực


d. Điện cực màng
d1. Điện cực thủy tinh
Điện cực thủy tinh đo pH:
Là điện cực thủy tinh có thêm 2 điện cực
so sánh bạc-bạc clorua (trong và ngoài)
SSCE  H3O+ ngoài (a1) màng thủy
tinh H3O+ trong (a2 )SSCE
Khi cân bằng trao đổi ion được thiết lập,
sự khác nhau về thế do sự tích điện ở 2
bên lớp màng tạo nên giá trị thế Em
• Em = 0,059lg(a1/a2)
a1, a2 là hoạt độ của ion H+ trong dung
dịch đo và trong bầu thủy tinh.
• Em = L - 0,059pH
L là hệ số màng Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/24
5.3. Các loại điện cực
d. Điện cực màng
d1. Điện cực thủy tinh
Điện cực thủy tinh đo pH:
• Sai số axit: khi đo ở pH < 0,5
• Sai số kiềm: khi đo ở pH > 9

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/25

5.3. Các loại điện cực


d. Điện cực màng
d2. Điện cực màng rắn
Cấu tạo: màng rắn dẫn điện có chứa các
ion có khả năng cố định những ion cần
đo.
Thường dùng: LaF3, Ag2S, AgSCN, AgI,
… có cấu trúc đơn tinh thể, đa tinh thể
hay hỗn hợp.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/26


5.3. Các loại điện cực
d. Điện cực màng
d2. Điện cực màng rắn
Ví dụ: điện cực đo F-, màng rắn được tạo bởi tinh thể LaF3 pha tạp
Eu2+

• Em = L + 0,059log(1/[F-])
= L – 0,059pF F- migrates across crystal by “jumping”
into crystal vacancies caused by Eu2+

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/27

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/28


5.3. Các loại điện cực
d. Điện cực màng
d3. Điện cực màng lỏng
Cấu tạo:
- Màng trao đổi ion liên kết chọn
lọc với ion cần thiết (lớp chất
lỏng hữu cơ không tan trong
nước)
- Màng chất dẻo giữ chất trao đổi
ion đựng giữa 2 thành ống
- Điện cực so sánh nhúng trong
dung dịch chứa ion chọn lọc (ví
dụ Ca2+ dùng CaCl2)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/29

5.3. Các loại điện cực


d. Điện cực màng
d3. Điện cực màng lỏng
Cân bằng qua màng: 0,059
Em  L  lg[Ca 2 ]
2

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/30


Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/31

5.3. Các loại điện cực


d. Điện cực màng
d4. Điện cực màng thẩm thấu khí
Nguyên tắc:
- Các chất khí hòa tan trong mẫu
thử khuyếch tán qua màng tạo
cân bằng với dung dịch bên
trong điện cực để tham gia phản
ứng tạo thành ion.
- Các ion sau đó được phát hiện
bởi 1 điện cực chọn lọc ion bên
trong điện cực màng khí
- Xuất hiện sự khác biệt về điện
thế giữa điện cực chọn lọc ion
và điện cực so sánh nội.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/32


5.3. Các loại điện cực
d. Điện cực màng
d4. Điện cực màng
thẩm thấu khí
Nguyên tắc:
- Các chất khí hòa tan
trong mẫu thử
khuyếch tán qua
màng tạo cân bằng
với dung dịch bên
trong điện cực để
tham gia phản ứng
tạo thành ion.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/33

5.3. Các loại điện cực


d. Điện cực màng
d4. Điện cực màng
thẩm thấu khí
Ví dụ: điện cực màng
thẩm thấu khí CO2
- Dung dịch trong điện
cực là HCO3-/H+
- HCO3- + H+ ⇋
H2CO3 ⇋ H2O +
CO2(g)
[CO2 ]
[H  ]  Ka  K '[CO2 ]
[ HCO3 ]
Em  L 0,059 lg[CO2 ]

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/34


5.3. Các loại điện cực
d. Điện cực màng
d5. Điện cực màng xúc tác sinh học
Nguyên tắc:
- Các chất xúc tác sinh học cố định hay
không hòa tan được gắn trên bề mặt tiếp
xúc của điện cực chọn lọc ion dùng để
xác định sự giảm chất phản ứng hoặc sự
tang sản phẩm trong phản ứng sinh hóa.
- Các chất xúc tác sinh học:
+ enzyme đã phân lập
+ tế bào vi khuẩn, …
Cấu tạo: giống điện cực màng thẩm thấu
khí
Ví dụ: điện cực đo ure
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/35

5.3. Các loại điện cực


Ví dụ: điện cực đo ure

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/36


Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/37

5.4. Thế tiếp xúc lỏng – thế khuyếch tán


- Xuất hiện ở bề mặt ngăn cách giữa 2 dung dịch chất điện ly
khác nhau hoặc 2 dung dịch chất điện ly có nồng độ khác
nhau.
- Các ion khác nhau có tốc độ di chuyển khác nhau qua ranh
giới ngăn cách nên tại một thời điểm mật độ ion dọc theo bề
mặt ngăn cách là khác nhau.
- Ion di chuyển từ vùng có hoạt độ a1 tới vùng có hoạt độ a2
thì:
a1
G   RT ln  nFE j
a2
RT a1 0,059 a1
 Ej  ln  lg
z. f a 2 z a2

trong đó, Ej là thế tiếp xúc và z là điện tích ion

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/38


5.5. Phương pháp phân tích đo thế
Nguyên tắc:
Thiết lập mạch đo (pin Galvani) gồm 2 điện cực (1 điện cực
so sánh và một điện cực chỉ thị) nhúng trong dung dịch chứa chất
phân tích.
Quy ước cách viết mạch điện hóa như sau:
- Anot và các thông số liên quan viết bên trái cầu muối.
Anot xảy ra quá trình oxi hóa.
- Catot và các thông số liên quan viết bên phải cầu muối.
Quá trình khử xảy ra ở catot.
- Ranh giới hai pha mà ở đó xuất hiện thế được ký hiệu bằng 
hay /.
- Cầu muối được ký hiệu bằng  hay //.
Ví dụ: (-) ZnZnSO4CuSO4Cu (+)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/39

5.5. Phương pháp phân tích đo thế


5.5.1. Phương pháp điện thế trực tiếp
Điện cực so sánh có thể tách rời hoặc tổ hợp với điện cực chỉ
thị.
- Đo pH
Lưu ý: Trước khi sử dụng máy đo pH cần chuẩn hóa điện cực thủy
tinh đo pH với các dung dịch chuẩn pH thích hợp.

- Đo thế dựa vào các loại điện cực chọn lọc ion
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/40
5.5. Phương pháp phân tích đo thế
5.5.2. Phương pháp chuẩn độ đo thế
- Chuẩn độ đo thế là phương pháp phân tích mà điểm tương
đương của quá trình định phân được xác định nhờ việc đo điện
thế của dung dịch phân tích trong quá trình định phân.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/41

5.5. Phương pháp phân tích đo thế


5.5.2. Phương pháp chuẩn độ đo thế
- Dựa vào số liệu thực nghiệm đo điện thế của dung dịch trong
quá trình định phân xây dựng đồ thị E-V hoặc E/V-V, từ đó
xác định ĐTĐ của quá trình định phân.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/42


5.5.2. Phương pháp chuẩn độ đo thế
a. Trường hợp định phân theo phản ứng axit-bazơ
Điện cực chỉ thị là điện cực thủy tinh đo pH
Eđo = const – 0,059pH

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/43

5.5.2. Phương pháp chuẩn độ đo thế


b. Trường hợp định phân theo phản ứng oxi hóa khử
Điện cực chỉ thị là điện cực oxy hóa – khử (kim loại trơ trong dung
dịch chứa hệ oxi hóa – khử)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/44


5.5.2. Phương pháp chuẩn độ đo thế
b. Trường hợp định phân theo phản ứng oxi hóa khử
VD: 100,0 ml dung dịch Fe2+ 0,05M được chuẩn độ bằng dung
dịch Ce4+ 0,10M sử dụng máy chuẩn độ đo thế với hệ điện cực
calomen – Pt. Tính điện thế đo được khi thêm: 35,0; 50,0 và 65 ml
Ce4+.
Cho biết: ESCE = 0,244V; E0(Fe3+/Fe2+) = 0,77 V; E0(Ce4+/Ce3+) =
1,45 V

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/45

5.5.2. Phương pháp chuẩn độ đo thế


c. Trường hợp định phân theo phản
ứng tạo kết tủa
Điện cực chỉ thị là điện cực Ag
VD: 100,0 ml dung dịch NaCl 0,1M
được chuẩn độ bằng dung dịch
AgNO3 0,10M sử dụng máy chuẩn độ
đo thế với hệ điện cực calomen – Ag.
Tính điện thế đo được khi thêm: 65,0;
100,0 và 105 ml AgNO3.
Cho biết: ESCE = 0,244V; E0(Ag+/Ag)
= 0,80 V; TAgCl = 1.0  10-10

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/46


5.5.2. Phương pháp chuẩn độ đo thế
d. Trường hợp định phân theo phản ứng tạo phức complexonat
kim loại
Điện cực chỉ thị là điện cực kim loại loại 1
Phản ứng chuẩn độ:
Men+ + H2Y2- ⇋ MeY(4-n)- + 2H+

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/47

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG CỤ


PHẦN II: Các PP phân tích điện hóa
Chương 6: Phương pháp điện phân (Electrolysis)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-2/48


PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG CỤ
PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN HÓA
Chương 6: Phương pháp điện phân (Electrolysis)
Phương pháp điện phân là phương pháp phân tích định
lượng điện hoá, đồng thời cũng là phương pháp tách
dựa vào sự phân huỷ các chất dưới tác dụng của dòng
điện 1 chiều.
Phương pháp xác định  quan tâm đến khối luợng sản
phẩm & điện lượng tiêu thụ.
Phương pháp tách  quan tâm tìm điều kiện để tách
chất

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-2/49

PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN HÓA


Chương 6: Phương pháp điện phân (Electrolysis)
• Ưu điểm:
- Phương pháp tiến hành nhanh, thuận lợi;
- Phương pháp có độ chính xác cao (sai số của phép phân
tích trong khoảng 0,1 - 0,2 %), độ chọn lọc cao;
- Trong nhiều trường hợp có thể xác định nhiều nguyên tố
trong 1 hỗn hợp mà không cần tách trước;
- Có thể tách lượng lớn, lượng nhỏ hoặc tách sơ bộ.
• Nhược điểm:
- Số nguyên tố có thể được phân tích bằng phương pháp
điện phân không nhiều;
- Hàm lượng chất nghiên cứu phải đủ lớn.
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-2/50
PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN HÓA
Chương 6: Phương pháp điện phân (Electrolysis)
• Ứng dụng:
+ phân tích định lượng
+ Tách
+ Làm giàu: kết tủa (khử) xong hòa tan (oxi hóa)
+ Tổng hợp điện hóa
+ Tinh chế: thường để loại bỏ lượng vết các ion kim loại
nặng trên điện cực Hg.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-2/51

6.1. Sự điện phân và quá trình hóa học xảy ra khi điện phân
Điện phân là quá trình phân hủy các chất dưới tác dụng của dòng điện một
chiều.
Catot nối với cực âm của nguồn điện, cation di chuyển đến catot và xảy ra
sự khử (quá trình khử).
Anot nối với cực dương của nguồn điện, anion di chuyển đến anot và xảy ra
sự oxi hóa (quá trình oxi hóa).

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/52


6.2. Định luật Faraday
- Khối lượng của các chất thoát ra trên điện cực tỉ lệ với
điện lượng chạy qua dung dịch.
- Khi điện lượng chạy qua dung dịch như nhau thì trên
điện cực sẽ thoát ra lượng chất tương đương.
q.Đ It.Đ
m 
F F
Trong đó,
m: lượng chất thoát ra trên điện cực [g];
q: điện lượng qua dung dịch [A.s];
Đ: khối lượng mol đương lượng của các chất [g/mol];
F: hằng số Faraday, 96500 [C/mol];
I: cường độ dòng [A];
t: thời gian điện phân [s]. Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/53

6.2. Định luật Faraday


- Hiệu suất dòng: tỉ lệ giữa lượng chất thực tế thoát ra trên
điện cực và lượng chất thoát ra tính theo định luật Fraday.
- Hiệu suất dòng của phản ứng điện cực , được tính theo
hệ thức: q i

q i

qi: điện lượng tiêu thụ cho một phản ứng điện cực;
qi: điện lượng qua mạch.
- Thường thì  < 1. Để  càng cao thì phải chọn điều kiện
điện phân để không xảy ra các phản ứng phụ cũng như
hạn chế đến mức thấp nhất hiệu suất nhiệt của dòng điện.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/54


6.3. Sự phân cực
Trong quá trình điện phân giữa 2 cực của bình điện phân luôn
xuất hiện một thế ngược chiều với điện áp ngoài đặt vào 2 cực.
Hiện tượng này gọi là sự phân cực: sự phân cực điện hoá & sự
phân cực nồng độ.
Sự phân cực điện hoá: Trong quá trình điện phân, các sản
phẩm sinh ra ở 2 cực tạo thành pin. Dòng điện do pin sinh ra
ngược chiều với dòng điện để điện phân, cản trở sự điện phân.
Ví dụ: Khi điện phân CuSO4 dùng điện cực Pt
Catot (-) Anot (+)
Cu 2+ SO42-, H2O
Cu2+ + 2e  Cu 2H2O - 4e  4H+ + O2
Pin tạo thành: (-) Pt, Cu/CuSO4/O2,Pt (+)
Epin = E(+) – E(-) = E(O2,4H+/2H2O) – E(Cu2+/Cu)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/55

6.3. Sự phân cực


Sự phân cực nồng độ: Khi chưa điện phân thì nồng độ các ion ở
là như nhau tại mọi điểm trong dung dịch. Khi điện phân, nồng
độ các ion ở lớp sát điện cực sẽ thay đổi, khác với nồng độ trong
dung dịch. Do đó xuất hiện pin nồng độ.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/56


6.3. Sự phân cực
Ví dụ: Khi điện phân CuSO4 dùng điện cực Pt
Catot (-) Anot (+)
Cu 2+ SO42-, H2O
Cu2+ + 2e  Cu 2H2O - 4e  4H+ + O2
Pin tạo thành: (-) Pt, [Cu2+]catot/[Cu2+]anot,Pt (+)
0,059 [Cu 2 ]anot
E pin  E(  )  E(  )  lg
2 [Cu 2 ]catot

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/57

6.3. Sự phân cực


Nhận xét: Cả 2 loại phân cực điện hóa và phân cực nồng độ đều
cản trở quá trình điện phân cho nên phải loại trừ:
• Đối với sự phân cực điện hoá: cho vào dung dịch chất khử
cực tác dụng với sản phẩm tạo thành trên điện cực tạo ra hợp
chất khác.
Ví dụ: - Khi điện phân ở điện cực sinh ra O2, Cl2 . . . đây là các
chất oxy hoá  cho vào dung dịch 1 chất khử chẳng hạn
Hydroxylamin (NH2OH.HCl)
2NH2OH.H+ - 2e ⇋ N2 + 2H2O + 4H+
- Khi điện phân sinh ra H2 (chất khử) thoát ra cùng với
KL, ảnh hưởng đến chất lượng của KL bám trên điện cực 
cho vào dung dịch chất oxi hóa như (NH4)2S2O8, HNO3 . . .
NO3- + 10H+ + 8e ⇋ NH4+ + 3H2O
• Đối với sự phân cực nồng độ: gia nhiệt & khuyấy trộn dung
dịch Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/58
6.3. Thế phân hủy và quá thế
6.3.1. Thế phân hủy (Eph)
• Thế phân huỷ là sức điện động bé nhất của nguồn
ngoài cần đặt vào 2 cực của bình điện phân để sự
điện phân xảy ra và được duy trì trong 1 số điều
kiện nào đó.
• Thế phân huỷ phải lớn hơn (hoặc bằng) sức điện
động của pin điện do hệ thống cực của bình điện
phân tạo ra (sức điện động phân cực).
• Ví dụ: Điện phân dung dịch CuSO4 1M ở pH = 0.
Tính thế phân huỷ để bắt đầu tách Cu. Cho
E0(O2,4H+/2H2O) = 1,23 V và E0(Cu2+/Cu) = 0,34 V.
Eph  Epin = 1,23 – 0,34 = 0,89 V

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/59

6.3. Thế phân hủy và quá thế


6.3.1. Thế phân hủy
• Eph phụ thuộc vào:
- Nồng độ chất trong dung dịch;
- Bản chất của chất phân tích;
- Môi trường điện phân & nhiệt độ.
• Do điện trở của mạch điện phân nên:
Eph  Epin + IR
Trong đó, I là cường độ dòng điện và R là điện trở của
toàn mạch.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/60


6.4. Thế phân hủy và quá thế
6.4.1. Quá thế
• Thực nghiệm cho thấy, để sự điện phân xảy ra liên tục thì
thực tế cần phải đặt vào 2 cực thế Eapp > Eph tính theo lý
thuyết vì quá trình điện phân thường kèm theo nhiều hiện
tượng phụ ở các điện cực.
• Sự gia tăng điện thế đặt vào 2 cực để quá trình điện phân xảy
ra liên tục gọi là quá thế ().
• Eapp = Eph +  = Epin + IR +  = (Ea + a) - (Ek + k) + IR
Trong đó,
a và k là quá thế anot và quá thế catot.
Ea và Ek thế anot và thế catot tương ứng, tính theo
phương trình Nernst.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/61

6.4. Thế phân hủy và quá thế


6.4.1. Quá thế
• Quá thế phụ thuộc:
- Bản chất điện cực;
- Các thành phần của phản ứng điện cực;
- Trạng thái bề mặt của điện cực (bề mặt nhãn bóng có  lớn
hơn so với bề mặt xù xì).
• Điều kiện tiến hành điện phân (nhiệt độ, mật độ dòng điện).
- Mật độ dòng tăng  quá thế tăng
- Nhiệt độ tăng  quá thế giảm
• Quá thế thoát kim loại bé hơn quá thế thoát khí. Thông
thường quá thế của các KL trên các điện cực nhỏ coi như
không đáng kể. Nhưng quá thế của H2 ở trên các điện cực
không thể bỏ qua.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/62


6.4. Thế phân hủy và quá thế
Quá thế H2 phụ thuộc vào kim loại điện cực ở mật độ dòng
j = 0,01 A/cm2 và nhiệt độ phòng.

Catot Pt Au Fe Cu Zn Hg Sn Pb
(nhẵn)

 (V) - 0.07 -0.39 -0.56 -0.58 -0.75 -1.04 -1.08 -1.09

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/63

6.5. Phân tích điện khối lượng (Electrogravimetry)


6.5.1. Điện phân không kiểm soát thế
- Thế ngoài đặt vào 2 cực của bình điện phân không đổi
- Không kiểm soát thế của điện cực làm việc
Ví dụ: Điện phân dung dịch CuSO4 1M ở pH = 0.
Khi điện phân thì Ek giảm dần

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/64


6.5. Phân tích điện khối lượng (Electrogravimetry)
6.5.1. Điện phân không kiểm soát thế
- Ưu điểm:
+ Trang thiết bị đơn giản và không đắt tiền;
+ Thao tác đơn giản.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/65

6.5. Phân tích điện khối lượng (Electrogravimetry)


6.5.2. Điện phân kiểm soát thế
- Thiết bị gồm có hệ 3 điện cực và 2 mạch riêng biệt
(mạch điện phân & mạch kiểm soát thế).

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/66


6.5. Phân tích điện khối lượng (Electrogravimetry)
6.5.2. Điện phân kiểm soát thế
- Ứng dụng: Tách và xác định các kim loại có thế điện cực
chuẩn không khác nhau nhiều  100 mV.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/67

6.6. Tách bằng phương pháp điện phân


6.6.1. Điện phân tách các kim loại trên điện cực bạch kim
a. Nguyên tắc chung
• Muốn kết tủa 1 kim loại trên catot, phải đặt vào 2 cực của
bình điện phân 1 thế hiệu lớn hơn thế phân huỷ (Eph).
• Nếu 1 dung dịch chứa nhiều ion kim loại thì có thể chọn các
điện thế thích hợp để tách các kim loại ra khỏi nhau (Eph
phải khác nhau đủ lớn 0,3 - 0,4 V), theo nguyên tắc kim loại
nào có thế điện cực dương hơn sẽ tách ra trước.
b. Yêu cầu
• Phải tách lần lượt;
• Phải tách hoàn toàn;
• Không có H2 thoát cùng KL.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/68


6.6. Tách bằng phương pháp điện phân
6.6.1. Điện phân tách các kim loại trên điện cực bạch kim
Ví dụ: Bằng phương pháp điện phân có thể tách Cu và Cd khỏi
nhau hay không? Nếu dung dịch CuSO4 và CdSO4 cùng nồng
độ 0,1 M, pH = 0; và biết:
E0(O2,4H+/2H2O) = 1,23 V; A = + 0,40 V; E0(Cu2+/Cu) = 0,34
V; E0(Cd2+/Cd) = - 0,40 V; K = 0,0 V.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/69

6.6. Tách bằng phương pháp điện phân


6.6.1. Điện phân tách các kim loại trên điện cực bạch kim
c. Sự thoát H2 trên catot
• Vì quá thế của các KL trên các điện cực nhỏ coi như không
đáng kể, nên để kim loại thoát ra ở catot thì:

0 0,059
Ek  EMe  lg[Me n  ]
n
• Để H2 thoát ra ở catot thì:
0,059
Ek  E20H  / H  lg[ H  ]   H 2
2
2

Khi tăng điện thế đặt vào 2 cực, tùy theo EK đạt được với kim
loại hay H2 trước mà kim loại hay H2 thoát ra trước.
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/70
6.6. Tách bằng phương pháp điện phân
6.6.1. Điện phân tách các kim loại trên điện cực bạch kim
c. Sự thoát H2 trên catot
• Ví dụ 1: Cu hay H2 thoát ra trước khi điện phân dung dịch
CuSO4 0,1 M trong dung dịch pH = 0 ở j = 0,01 A/cm2. Cho
biết: E0(2H+/H2) = 0,000 V; H2 = - 0,58 V; và E0(Cu2+/Cu) =
0,34 V.
• Ví dụ 2: Cd hay H2 thoát ra trước khi điện phân dung dịch
CdSO4 0,1M trong dung dịch pH = 0 ở j = 0,01 A/cm2. Cho
biết: E0(2H+/H2) = 0,000 V; H2 = - 0,70 V; và E0(Cd2+/Cd) =
- 0,40 V.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/71

6.6. Tách bằng phương pháp điện phân


6.6.1. Điện phân tách các kim loại trên điện cực bạch kim
d. Các yếu tố ảnh hưởng đến thế thoát kim loại
• Nhiệt độ: Ví dụ ở 20oC thế thoát kim loại Ni và Zn trong
dung dịch ammoniac là – 0,9V và – 1,14V; nhưng khi tang
nhiệt độ lên 90oC thì thế thoát tương ứng là -0,6V và -1,05V
do đó có thể tách Ni khỏi Zn.
• Chất tạo phức: Khi có chất tạo phức, do độ bền của các phức
khác nhau nên khi điện phân thứ tự tách kim loại có thể
ngược với khi điện phân dung dịch muối đơn giản.
Ví dụ: nếu điện phân dung dịch chứa CuSO4 và CdSO4 thì Cu
tách ra trước. Nhưng nếu them một lượng lớn KCN tạo phức
rất bền với Cu2+ thì Cd lại tách ra trước.
• pH: nếu điện phân có mặt chất tạo phức thì pH ảnh hưởng
đến độ bền của phức nên cũng ảnh hưởng đến thế thoát kim
loại. Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/72
6.6. Tách bằng phương pháp điện phân
6.6.1. Điện phân tách các kim loại trên điện cực bạch kim
e. Tính chất của lớp kim loại thoát ra ở catot
• Yêu cầu: lớp kim loại phải bám chắc, mịn, lượng  phải phản
ánh đúng với lượng ion trong dung dịch, không nhiễm bẩn.
• Các yếu tố cần lưu ý:
- Mật độ dòng: Điện phân với mật độ dòng nhỏ thì thời gian
điện phân lâu, đồng thời sẽ thu được lớp kim loại không bám
chắc vào điện cực. Ngược lại, mật độ dòng lớn thì thời gian
điện phân nhanh nhưng lớp kim loại tạo ra sẽ xốp vì thường
có H2 thoát ra cùng với kim loại .
Mật độ dòng tối ưu j = 0,001 - 0,01 A/cm2.
- pH: nồng độ H+ ảnh hưởng đến thế thoát H2, ảnh hưởng đến
chất lượng lớp kim loại.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/73

6.6. Tách bằng phương pháp điện phân


6.6.1. Điện phân tách các kim loại trên điện cực bạch kim
e. Tính chất của lớp kim loại thoát ra ở catot
• Yêu cầu: lớp kim loại phải bám chắc, mịn, lượng  phải phản
ánh đúng với lượng ion trong dung dịch, không nhiễm bẩn.
• Các yếu tố cần lưu ý:
- Nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng làm tăng quá trình khuếch tán do
đó làm tăng tốc độ điện phân, nhưng mặt khác lại làm giảm
quá thế H2, tạo điều kiện giải phóng H2 sớm nên giảm chất
lượng lớp kim loại trên điện cực.
- Để tăng tốc độ quá trình khuyếch tán các ion đến điện cực
thường dùng phương pháp khuấy trộn cơ học và đun nóng
dung dịch; hoặc điện phân với sự có mặt của chất tạo phức.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/74


6.6. Tách bằng phương pháp điện phân
6.6.2. Điện phân tách kim loại trên điện cực thủy ngân
Ưu điểm của catot thủy ngân
• Thủy ngân có thể tạo hỗn hỗng với nhiều kim loại.
• Quá thế H2 trên điện cực thủy ngân lớn: khi điện phân với
catot thủy ngân có thể thoát ra nhiều kim loại mà khi điện
phân với điện cực Pt hoặc điện cực khác không thể thực hiện
được.
- Số kim loại có thể tách trên điện cực thủy ngân khoảng 20
nguyên tố. Một số kim loại như Al, Ti, V, … không thoát ra trên
điện cực thủy ngân.
- Các kim loại dễ tan trong thủy ngân như Te, Zn, Cd dễ tách
bằng điện phân với điện cực thủy ngân.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/75

6.7. Phương pháp đo điện lượng (coulometry)


Phân tích đo điện lượng là phương pháp phân tích dựa vào
việc đo điện lượng tiêu tốn cho phản ứng điện hóa.
- Nếu I = const  q = I.t t
- Nếu I thay đổi  q  Idt 
6.7.1. Đo điện lượng kiểm0soát
thế
• Nguyên tắc giống như phương
pháp điện khối lượng kiểm soát
thế.
• Thế của điện cực làm việc được
duy trì không đổi.
• Dòng điện phân được ghi theo
thời gian.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/76


6.7.1. Đo điện lượng kiểm soát thế (Controlled-Potential
Coulometry)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/77

6.7. Phương pháp đo điện lượng (coulometry)


6.7.2. Chuẩn độ điện lượng (Controlled-Current Coulometry)
- Dung dịch chuẩn được tạo thành trên điện cực làm việc;
- Thực hiện ở giá trị dòng không đổi (kiểm soát dòng), độ
lớn của I tương ứng với nồng độ của dung dịch chuẩn;
- Thời gian cần thiết để kết sự thúc chuẩn độ tương ứng
với thể tích cần dùng của dung dịch chuẩn;
- Như vậy, điện lượng tiêu tốn sẽ phản ánh lượng chất cần
xác định.
- Điểm tương đương của quá trình chuẩn được xác định
nhờ CCT; ...
- Áp dụng được với các phép chuẩn độ axit –bazơ, oxi hóa
khử, kết tủa, tạo phức.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/78


6.7.2. Chuẩn độ điện lượng (Controlled-Current
Coulometry)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/79

6.7. Phương pháp đo điện lượng (coulometry)


6.7.2. Chuẩn độ điện lượng
- Ví dụ:
+ Để xác định nồng độ Fe2+
Dung dịch chuẩn Ce4+ được
tạo thành ở anot:
Ce3+ - 1e  Ce4+
Phản ứng chuẩn độ:
Fe2+ + Ce4+ = Fe3+ + Ce3+
+ Xác định nồng độ axit bằng
OH- sinh ra ở catot
+ Các ion khử như Fe(II),
Sn(II), As(III) có thể được
chuẩn bằng KMnO4 sinh ra ở
anot khi oxi hóa MnSO4,... Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/80
6.7. Phương pháp đo điện lượng (coulometry)
6.7.2. Chuẩn độ điện lượng (Controlled-Current Coulometry)
Ví dụ:
Xác định các halogenua với điện cực làm việc là anot Ag:
• Ag – 1e  Ag+
• Ag+ + X-  AgX

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/81

6.7. Phương pháp đo điện lượng (coulometry)


6.7.2. Chuẩn độ điện lượng

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/82


PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG CỤ

PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN HÓA


Chương 7: Phương pháp von-ampe (Voltammetry)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/83

7.1. Mở đầu
Các phương pháp von-ampe được chia thành 2 nhóm:
- Các phương pháp cực phổ
+ Cực phổ cổ điển (polarography)
+ Cực phổ vi phân
+ Cực phổ dòng xoay chiều
+ Cực phổ xung thường (normal pulse)
+ Cực phổ xung vi phân
+ Cực phổ sóng vuông
+ Cực phổ sóng vuông quét thế nhanh
+ Von-ampe hòa tan
- Chuẩn độ ampe (amperometry)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/84


7.1. Mở đầu

Cực phổ cổ điển (polarography) ra đời từ những năm 1920


Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/85

7.1. Mở đầu

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/86


7.2. Nguyên tắc của phép đo cực phổ
Nguyên tắc của phép đo cực phổ trong phân tích:
1. Hòa tan chuyển chất phân tích vào một dung môi phù hợp để
được dung dịch mẫu, thêm vào mẫu này chất nền phù hợp. Đó là
các chất điện ly trơ, ví dụ KCl, LiCl,...
2. Mẫu đo được chuyển vào bình điện hoá. Bình điện hoá gồm có
hệ 3 điện cực nối với máy đo (cực làm việc, cực so sánh, và cực
phụ trợ).
3. Ghi dòng điện sinh ra trên điện cực làm việc theo thế phân cực:
đường cong von-ampe, I = f(E) tại một giá trị nồng độ chất phân
tích.
4. Mặt khác, Id = f(C)  cơ sở định lượng cho phương pháp von-
ampe: phương trình Ilkovic.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/87

7.2. Nguyên tắc của phép đo cực phổ


Trang thiết bị cơ bản của phép đo von-ampe:
1. Bình điện hóa 3 điện cực
- Điện cực làm việc: Hg, Pt, Au, Ag, C,…
- Điện so sánh: SCE, SSCE,…
- Điện cực phụ trợ: Pt, …
2. Bộ phận cấp và phân thế cho điện cực phù hợp theo mỗi loại
cực phổ.
3. Bộ phân ghi đường cong von-ampe

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/88


7.2. Nguyên tắc của phép đo cực phổ
Trang thiết bị cơ bản của phép đo von-ampe

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/89

7.2. Nguyên tắc của phép đo cực phổ


Trang thiết bị cơ bản của phép đo von-ampe

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/90


7.3. Dòng cực phổ
• Cực phổ là phản ứng oxi hóa hay khử các chất (ion kim loại) trên
điện cực chỉ thị trong quá trình điện phân với những điều kiện
đặc trưng riêng.
7.3.1. Dòng Faraday
a. Dòng Faraday
- Khi thế ngoài đặt vào (Eappl.) đạt đến giá trị thế khử hay oxi hóa
của chất phân tích thì xảy ra quá trình oxi hóa hay khử trên điện cực
làm việc.
- Dòng xuất hiện giữa điện cực điện cực làm việc và điện cực phụ
trợ do phản ứng oxi hóa hay khử xảy ra ở điện cực làm việc gọi là
dòng Faraday.
+ Quá trình khử  dòng catot
+ Quá trình oxi hóa  dòng anot

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/91

7.3. Dòng cực phổ


7.3.1. Dòng Faraday
a. Dòng Faraday
- Khi xảy ra phản ứng điện cực thì chất phân tích trong dung dịch
khuếch tán đến đồng thời các sản phẩm khuếch tán ra khỏi bề
mặt điện cực.
- Độ lớn của dòng Faraday phụ thuộc vào tốc độ của quá trình oxi
hóa hay khử ở bề mặt điện cực:
+ Tốc độ chuyển khối (chất phản ứng đến và sản phẩm đi)
+ Tốc độ trao đổi electron.
b. Ảnh hưởng của sự chuyển khối đến dòng Faraday
+ Khuếch tán: sự di chuyển chất từ nơi có nồng độ cao đến vùng có
nồng độ thấp
+ Đối lưu: sự chuyển chất phản ứng đến và chuyển sản phẩm đi
khỏi bề mặt điện cực
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/92
7.3. Dòng cực phổ
7.3.1. Dòng Faraday
b. Ảnh hưởng của sự chuyển khối đến dòng Faraday
+ Sự chuyển điện tích: các ion di chuyển đến các cực trái dấu (bị hút
hoặc đẩy)
• Trong những điều kiện nhất định, khi chỉ có sự khuếch tán chiếm
ưu thế thì dòng Faraday - dòng khuếch tán:

Trong đó,
n: số electron trao đổi;
F: hằng số Faraday;
A: diện tích điện cực;
D: hệ số khuếch tán;
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/93

7.3. Dòng cực phổ


7.3.1. Dòng Faraday
b. Ảnh hưởng của sự chuyển khối
đến dòng Faraday
• Trong những điều kiện nhất định,
khi chỉ có sự khuếch tán chiếm ưu
thế thì dòng Faraday:

Trong đó,
Cbulk và Cx=0: nồng độ chất phản ứng ở
trong dung dịch và bề mặt điện cực;
: độ dày của lớp khuếch tán.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/94


7.3. Dòng cực phổ
7.3.2. Dòng không Faraday (nonfaradaic current)
• Là dòng xuất hiện không do phản ứng oxi hóa hay khử ở
điện cực:
+ Dòng tụ điện: do lớp điện kép xem như 1 tụ điện ở bề mặt điện
cực. Khi tăng điện thế đặt vào, điện dung của tụ điện này tăng làm
tăng dòng tụ điện.
+ Dòng chuyển điện tích: loại bỏ bằng cách thêm chất điện ly có
nồng độ lớn vào dung dịch phân tích (gấp 50 – 100 lần).
+ Dòng đối lưu: thường không đáng kể hoặc thiết kế bình điện hóa
có khuấy hoặc sử dụng điện cực đĩa quay,…

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/95

7.4. Cực phổ cổ điển


• Cực phổ cổ điển là phương pháp cực phổ dòng một chiều, thế đặt vào
biến thiên tuyến tính liên tục. Điện cực chỉ thị là điện cực giọt thủy
ngân treo và rơi theo chu kỳ  tùy thuộc vào độ cao của cột thủy ngân.
- Mao quản dài 5 -10 cm, giọt Hg có đk
trong 0,03 mm.
- Bầu thủy ngân cao ~ 50 cm, giọt Hg
có đk trong d = 0,05 – 1 mm.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/96


7.4. Cực phổ cổ điển
• Ưu điểm của điện cực giọt thủy ngân:
- Giọt Hg thay thế mới liên tục nên loại được ảnh hưởng của tạp trong
dung dịch/sản phẩm dạng rắn bám vào điện cực.
- Diện tích bề mặt điện cực nhỏ  mật độ dòng cao  dễ đạt đến cân
bằng tạo ra dòng tới hạn.
- Dòng khuyếch tán lặp lại.
- Quá thế H2 lớn tránh phản ứng khử H+; đặc biệt kim loại khử và tan
vào Hg.
• Nhược điểm:
- Hg dễ bị oxi hóa ở thế ~ 0,25 V (Hg  Hg+), nếu môi trường có [Cl-] =
1M thì thế oxi hóa ~ 0 V. Do đó không dùng điện cực Hg làm anot
trong phản ứng oxi hóa các chất có E > 0 V.
- Giọt thủy ngân lớn lên và rơi xuống tạo sự rung động của dung dịch
quanh điện cực  phá hủy lớp khuyếch tán.
- Sự độc hại của Hg.
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/97

7.4.1. Sóng cực phổ (cực phổ đồ)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/98


7.4.1. Sóng cực phổ (cực phổ đồ)
- Dòng khuếch tán: dòng Faraday của chất phân tích
- Dòng dư (dòng nền):
+ dòng Faraday của tạp chất
+ dòng tụ điện: làm cho giới hạn định lượng từ 10-3 – 10-5M
+ khi thế catot ~ -1,2 V xuất hiện dòng khử của ion H+ (dòng khử
nền H+)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/99

7.4.2. Thế bán sóng – E½


0,059 i i
Eelectrode  Eappl.  E1/ 2  log max
n i
Trong đó,
Thế bán sóng, E½: thế ứng với i = ½ imax.
• Thế bán sóng đặc trưng cho bản chất của chất điện hóa  đây là
cơ sở cho phương pháp cực phổ định tính.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/100


7.4.3. Phương trình Ilkovic
Trong đó,
imax  708nD1/ 2 m 2 / 3t 1/ 6C
imax: dòng tới hạn [A];
_
i d  607 nD1/ 2 m 2 / 3t 1/ 6C id: dòng khuếch tán [A];
_ n: số điện tử trao đổi;
6
i d  imax D: hệ số khuếch tán của ion trong
7 dung dịch [cm2/s];
_
m: tốc độ nhỏ giọt của Hg [mg/s];
i d  kC
t: chu kỳ tạo giọt [s];
C: nồng độ cấu tử khảo sát [mM].

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/101

7.4.4. Điện cực rắn tĩnh


- Sử dụng khi muốn thực
hiện phản ứng oxi hóa
trên điện cực làm việc
(anot)
- Thường dùng điện cực
rắn Pt. Quá thế O2 lớn, vì
vậy trên điện cực này có
thể khảo sát sóng oxi hóa
anot tới + 1,3 V.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/102


7.4.5. Điện cực đĩa quay
Chất lỏng quanh điện cực (Pt, C, …)
được khuấy trộn liên tục với tần số
thấp và không đổi.
id  0,62nFD 2 / 3 1/ 2 v1/ 6 (C  C * )
: tốc độ quay của đĩa;
v: độ nhớt của dung dịch.
Nhược điểm: thiết bị phức tạp, độ
lặp lại kém hơn DME.
Ưu thế: không ô nhiễm môi trường;
có thể nghiên cứu phản ứng oxi hóa
anot đến + 1,3 V.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/103

7.4.6. Phép đo cực phổ vi phân


• Phương pháp đo cải tiến trong cực phổ dòng một chiều nhằm tăng độ
chọn lọc của phương pháp phân tích cực phổ.
• Thay vì đường cong I – E (a), đo theo dI/dE – E (b).

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/104


7.4.7. Cực phổ dòng xoay chiều
• Biến điệu dòng 1 chiều cấp cho bình điện phân bởi thành phần xoay
chiều có biên độ không lớn ( 60 mV).
• Dạng điện áp xoay chiều có thể là dạng hình sin, chữ nhật, tam giác,…
• Tần số xoay chiều từ vài Hz đến vài kHz.
• Dòng điện phân cực biến điệu hình sin:
Eappl .  Edc  EM sin t

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/105

7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại


7.5.1. Cực phổ xung
• Dựa trên nguyên tắc đo dòng khuếch tán id ở giai đoạn cuối cùng
trước khi giọt thủy ngân rơi xuống (không đo trong suốt thời gian
sống của giọt thủy ngân).
• Ở thời điểm đo, dòng khuếch tán id gần đạt cực đại, dòng tụ điện
ic tiến gần giá trị cực tiểu, tỉ số i/ic lớn nhất.
Ưu điểm:
+ Tăng độ nhạy, 10-5 – 10-6M;
+ Định lượng hỗn hợp nhiều thành phần.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/106


Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/107

7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại


7.5.1. Cực phổ xung
a. Cực phổ xung thường NPP (xung biến đổi đều)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/108


7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại
7.5.1. Cực phổ xung
a. Cực phổ xung thường NPP

tm: khoảng thời gian từ khi


nạp xung đến khi đo dòng
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/109

7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại


7.5.1. Cực phổ xung
b. Cực phổ xung vi phân (DPP)

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/110


7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại
7.5.1. Cực phổ xung
b. Cực phổ xung vi phân (DPP)
• Vào cuối chu kỳ giọt Hg, người ta đặt thêm một xung vi phân với
biên độ trong khoảng 10 -100 mV với độ dài 40-100 ms.
• Cường độ dòng cực phổ được ghi 2 lần: lần 1 tại thời điểm t1
(thường là 17 ms) trước khi nạp xung và lần 2 tại thời điểm t2
(thường là 17 ms) trước khi ngắt xung.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/111

7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại


7.5.1. Cực phổ xung
b. Cực phổ xung vi phân
(DPP)
• Cường độ dòng cực phổ
được ghi 2 lần: lần 1 tại
thời điểm t1 (thường là 17
ms) trước khi nạp xung và
lần 2 tại thời điểm t2
(thường là 17 ms) trước khi
ngắt xung.
D  1
imax  nFAC
 .t m   1
nF E E: biên độ xung

 e RT 2
Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/112
7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/113

7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/114


7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại
7.5.1. Cực phổ xung
c. Cực phổ sóng vuông
Ưu điểm: độ nhạy và độ
phân giải cao hơn cực
phổ xung vi phân.
Nhược điểm: thời gian
ghi phổ chậm (vài phút).

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/115

7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại


7.5.1. Cực phổ xung
d. Cực phổ sóng vuông quét thế nhanh
• Cải tiến phương pháp cực phổ sóng vuông.
• Tốc độ quét thế đến 1 V.s-1 tần số 200 Hz, khoảng tăng thế 5 mV
• Độ nhạy và độ ổn định cao.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/116


7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại
7.5.2. Phương pháp von-ampe hòa tan
• Còn gọi là phương pháp Von-ampe ngược hay cực phổ tích góp.
• Có độ nhạy cao nhất trong các phương pháp điện hóa: 10-5 –
10-8M, có trường hợp đến 10-9M
• Điện cực làm việc thường là điện cực thủy ngân-cacbon quay,
điện cực giọt thủy ngân treo có bề mặt không đổi hoặc điện cực
màng thủy ngân (tạo màng protein-Hg).
• Ứng dụng để xác định tạp chất (kim loại nặng) trong các nguyên
liệu có độ tinh khiết cao.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/117

7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại


7.5.2. Phương pháp von-
ampe hòa tan
• Nguyên tắc: 2 giai đoạn
- Điện phân làm giàu mẫu ở
điện thế âm hơn thế khử của
ion kim loại tương ứng;
- Sau đó tăng thế tuyến tính ở
điện thế dương hơn để hòa
tan mẫu ở điện cực.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/118


7.5. Phương pháp cực phổ hiện đại
7.5.2. Phương pháp von-
ampe hòa tan
• Nguyên tắc: 2 giai đoạn
- Điện phân làm giàu mẫu ở
điện thế âm hơn thế khử của
ion kim loại tương ứng;
- Sau đó tăng thế tuyến tính ở
điện thế dương hơn để hòa
tan mẫu ở điện cực.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/119

7.6. Chuẩn độ ampe


• Là phương pháp PTTT dựa trên việc kiểm tra dòng tới hạn của
cấu tử tham gia phản ứng điện cực trên thiết bị cực phổ để xác
định ĐTĐ.
• Phản ứng chuẩn độ ampe cần có 2 điều kiện:
- Một trong các chất tham gia phản ứng chuẩn độ được khử trên
catot thủy ngân hoặc oxi hóa trên điện cực rắn với 1 lượng rất
nhỏ, phản ứng phải nhanh và hoàn toàn.
- Trị số dòng khuếch tán giới hạn với nồng độ chất nghiên cứu.
• Sử dụng cho phép chuẩn độ kết tủa, tạo phức và oxi hóa khử.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/120


7.6. Chuẩn độ ampe
• Điện cực chỉ thị thường dùng:
- Điện cực giọt thủy ngân;
- Điện cực rắn: Pt, Au, C với nhiều hình dạng khác nhau.

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/121

Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/122


7.7. Luyện tập
Câu 1:
- 25,0 mL dung dịch mẫu chứa Ni2+ cho chiều cao của sóng cực phổ là 2,36
A.
- Nếu thêm vào mẫu trên 0,50 mL dung dịch Ni2+ chuẩn nồng độ 28,7 mM
thì chiều cao của sóng cực phổ là 3,79 A.
Tính nồng độ của Ni2+ trong mẫu phân tích.
- ĐS: 0,900 mM.
Câu 2: Sóng cực phổ xung vi phân của In(III) và Cd(II) bị xen phủ
(overlap), pic cực đại của In(III) tại -0,557 V còn pic cực đại của Cd(II) tại -
0,597 V. Tính nồng độ của In(III) và Cd(II) trong hỗn hợp theo các dữ liệu
thực nghiệm cho ở bảng sau:
KL C (ppm) Ipic (au.)
tại E = - 0,557 V tại E = -0,597 V
In(III) chuẩn 0,800 200,5 87,5
Cd(II) chuẩn 0,793 58,5 128,5
Hỗn hợp In(III)+Cd(II) - 167,0 99,5
- ĐS: In(III) 0,606ppm và Cd(II) 0,205 ppm Nguyễn X. Trường – ANACHEM-SCE-HUST-5/123

You might also like