Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 81

BỒI DƯỠNG NVSP GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG-ĐẠI HỌC

CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TS.GVC. NGUYỄN VĂN HIẾU


19h00: Lớp học bắt đầu.
Điểm danh buổi học bằng link điểm danh. GV sẽ thông báo sau.
Quý thầy/cô vui lòng tắt micro.
NỘI QUY LỚP HỌC

1. Đi học đúng giờ


2. Tham gia tích cực
3. Tắt micro, bật camera
4. Có sản phẩm hoạt động
5. Phòng học, trang phục, phát ngôn……
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC

3. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Những vấn đề chung về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
1.1. Quan niệm về chất lượng giáo dục
thcs

!!!
1. Chất lượng là gì?
2. ĐBCLGD đại học là gì?
1. Những vấn đề chung về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
1.1. Quan niệm về chất lượng giáo dục
thcs
“Chất lượng là mức độ đáp ứng mục tiêu”  “Chất lượng giáo dục
là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục” (Người đánh giá)

Chất lượng là sự hài lòng của khách hàng (người sử dụng lao động)

Chất lượng là sự xuất sắc (Giới học thuật)


VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1) Yêu cầu của khách hàng. Trong lĩnh vực giáo dục, “khách hàng” được
hiểu là các yêu cầu của xã hội. Những yêu cầu này phản ánh sự mong đợi
của xã hội đối với chất lượng giáo dục của nhà trường.

2) Sứ mạng của Nhà trường.


Nhà trường phải xác định được sứ mạng cho chính mình; sứ mạng
đó phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và điều kiện kinh tế - xã hội của
địa phương. Một nhà trường được đánh giá là đạt chất lượng khi hoàn
thành được sứ mạng của mình.
Chất lượng của cơ sở giáo dục đại học là sự đáp
ứng mục tiêu do cơ sở giáo dục đề ra, đảm bảo các yêu
cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục đại học,
phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017


Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp
ứng Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu
ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng
các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục đại học
và của Khung trình độ Quốc gia, phù hợp với nhu cầu
sử dụng nhân lực của địa phương, của ngành và xã hội.

Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016


Mục tiêu giáo dục đại học

1. Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân
tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới,
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, hội nhập quốc tế.
2. Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri
thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ
khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự
học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập
nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân.
Điều 39, Luật Giáo dục 2019 (Luật số 43/2019/QH14)
Khung trình độ Quốc gia
(Theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016)
Bậc Khối lượng kiến thức tối thiểu (tín chỉ) Văng bằng, chứng
chỉ
1 05 Chứng chỉ I
2 15 Chứng chỉ II
3 25 Chứng chỉ III
4 35 (THPT); 50 (THCS) Bằng Trung cấp
5 60 Bằng Cao đẳng
6 120 Bằng Đại học
7 60 (ĐH) Bằng Thạc sĩ
8 90 (ThS) 120 (ĐH) Bằng Tiến sĩ
MỤC TIÊU GIÁO DỤC

PHẨM CHẤT NĂNG LỰC

Năng lực chuyên


Năng lực chung
biệt
ĐBCLGD là quá trình thực hiện các hoạt động
giám sát, đối sánh, hỗ trợ nhằm nhận diện, đánh giá,
cũng như cải tiến chất lượng các mặt hoạt động của
trường đại học theo những tiêu chuẩn chất lượng đã
được thiết lập (cấp quốc gia hoặc quốc tế).
Trường đại học có 3 sứ mệnh cốt lõi: Đào tạo;
nghiên cứu khoa học; gắn kết và phát triển cộng
đồng. ĐBCLGD chính là việc đảm bảo để trường đại
học thực hiện tốt 3 sứ mệnh nêu trên.
Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học

1. Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học là quá trình liên tục,
mang tính hệ thống, bao gồm các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn, quy
trình, biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
2. Hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục đại học bao gồm hệ
thống bảo đảm chất lượng bên trong và hệ thống bảo đảm chất lượng
bên ngoài thông qua cơ chế kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Điều 49, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học
(Luật số 34/2018/QH14)
Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học

Đảm bảo chất lượng bên ngoài (Mốc chuẩn, thẩm định,
đánh giá), trong đó có hoạt động kiểm định, do một tổ chức độc lập
thực hiện, nhằm giúp trường đại học nhận diện những điểm mạnh,
điểm cần khắc phục, đồng thời đưa ra các khuyến cáo để trường đại
học cải tiến chất lượng.
Đảm bảo chất lượng bên trong là thực thi nhiều giải pháp
(giám sát, đánh giá, cải tiến) để đảm bảo cơ sở giáo dục đại học
thực hiện được sứ mệnh cũng như các mục tiêu phát triển của mình.
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc
bảo đảm chất lượng giáo dục đại học

1. Xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng


giáo dục bên trong cơ sở giáo dục đại học phù hợp với sứ
mạng, mục tiêu và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục đại học.
2. Xây dựng chính sách, kế hoạch bảo đảm chất lượng
giáo dục đại học.
3. Tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định
kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở
giáo dục đại học.
Điều 50, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học
(Luật số 34/2018/QH14)
Cơ sở giáo dục đại học không thực hiện kiểm định chương
trình theo chu kỳ kiểm định hoặc kết quả kiểm định chương trình
không đạt yêu cầu phải cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo
đảm cho người học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Sau 02 năm, kể từ ngày giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo
hết hạn hoặc từ ngày có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu, nếu
không thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc kết quả kiểm định
lại vẫn không đạt yêu cầu thì cơ sở giáo dục đại học phải dừng
tuyển sinh đối với chương trình đào tạo đó và có biện pháp bảo
đảm quyền lợi cho người học.
Điều 50, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số
34/2018/QH14)
4. Duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo,
bao gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chương trình
đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng làm
việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở
thực hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và cơ sở dịch vụ khác.
5. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng giáo
dục đại học theo kế hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; công
bố công khai điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo,
nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, kết quả đánh giá và kiểm
định chất lượng trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 50, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14)
Một số mô hình quản lý chất lượng

1 TQM

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

2 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

1 Tên
3

2 Công cụ

3 Mục đích
M (Quản lý)
Quản lý có hiệu quả mọi giai đoạn của công việc trên cơ sở
sử dụng vòng tròn quản lý P-D-C-A

• Lập kế • Thực hiện


hoạch theo kế
hoạch
PLAN DO

ACT CHECK
• Kiểm tra
• Điều chỉnh việc thực
thích hợp hiện thực tế
Chu trình PDCA trong đảm bảo chất lượng
Các công cụ quản lí chất lượng giáo dục

CÔNG CỤ
QUẢN LÝ CLGD
THANH TRA GIÁO DỤC
ĐÁNH GIÁ CLGD

ĐÁNH GIÁ ĐÁNH GIÁ CBQL & ĐÁNH GIÁ CL


NGƯỜI HỌC GIÁO VIÊN CSGD/CTĐT
2. Đánh giá kết quả học tập của người học

Theo Từ điển tiếng Việt thuật ngữ kiểm tra được định nghĩa như
sau: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”

Kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin để
có được những phán đoán, xác định xem người học sau khi học đã
nắm được gì (kiến thức), làm được gì (kỹ năng) và bộc lộ thái độ
ứng xử ra sao, qua đó có được những thông tin phản hồi để hoàn
thiện quá trình dạy - học.
Đánh giá người học là quá trình thu thập, xử lý
thông tin thông qua các hoạt động như quan sát, theo dõi,
trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện
của người học...
Bên cạnh đó, đánh giá còn bao gồm tư vấn, hướng
dẫn, động viên người học và sự diễn giải các thông tin về
kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển
phẩm chất, năng lực của người học.
Link trải nghiệm 15 câu hỏi trắc nghiệm:
https://forms.gle/9HAEEfPfrk12FrM77

10
phút
MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

HÌNH 1 HÌNH 2

Thầy/cô suy nghĩ trong 3 phút và cho ý kiến về 02 câu hỏi sau:
1. Mục đích đánh giá của hình 1, hình 2 là gì?
2. Trong đổi mới về đánh giá, theo thầy/cô, thực hiện theo hình 1 hay
hình 2?
MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Mục đích của đánh giá kết


quả học tập là cung cấp thông tin
chính xác, kịp thời, có giá trị về
mức độ đáp ứng yêu cầu của
chương trình và sự tiến bộ của
người học để hướng dẫn hoạt động
học tập, điều chỉnh các hoạt động
dạy học, quản lý và phát triển
chương trình, bảo đảm sự tiến bộ
người học và nâng cao chất lượng
giáo dục.
Những điểm mới về kiểm tra đánh giá người học
- Chuyển từ tập trung đánh giá cuối môn học, khóa
học sang các hình thức đánh giá định kì sau từng phần,
từng chương;
- Chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá
năng lực của người học;
- Chuyển từ đánh giá một chiều, sang đánh giá đa
chiều (tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau);
- Chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá
trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy
học, xem đánh giá là một phương pháp dạy học.
VAI TRÒ CỦA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Đổi mới kiểm tra
đánh giá theo định hướng
phát triển phẩm chất và
năng lực người học đúng thực
tế, chính xác, khách quan sẽ
giúp người học tự tin, hăng
say, nâng cao năng lực sáng
tạo trong học tập.
NGUYÊN TẮC CỦA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

THẦY/CÔ GHI LẠI TÊN CÁC NGUYÊN TẮC VÀ NHẮN TIN


VÀO CHAT BOX SAU KHI XEM XONG CLIP
Đánh giá trong GD thường có một số loại hình chính như sau:
Đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết hoặc đánh giá thường
xuyên, đánh giá định kì (theo tính liên tục và thời điểm đánh giá)
Đánh giá trên diện rộng, đánh giá dựa vào nhà trường và đánh
giá trên lớp học (theo quy mô/phạm vi đánh giá)
Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm (theo đối tượng đánh giá)
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng (theo người học tham gia
đánh giá)

Đa dạng các hình thức đánh giá


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

- Đánh giá thông qua viết: trắc nghiệm, tự luận, báo


cáo, tiểu luận, bài tập tình huống……
- Đánh giá thông qua vấn đáp: câu hỏi vấn đáp,
phỏng vấn, thuyết trình….
- Đánh giá thông qua quan sát: ghi chép, bảng kiểm,
thang đo, hồ sơ học tập……
Phương pháp kiểm tra viết
Kiểm tra viết đề cập đến phương pháp KTĐG mà
trong đó người học viết câu trả lời cho các câu hỏi hoặc
vấn đề vào giấy/công cụ khác.

Hình thức phổ biến:


+ Tự luận
+ Trắc nghiệm
Ưu điểm và hạn chế
của hình thức tự luận
và trắc nghiệm khách
quan là gì?
Phương pháp quan sát

Các loại công cụ để


thu thập thông tin
qua quan sát
Ghi chép các sự kiện thường nhật

Thang đo

Bảng kiểm tra


GHI CHÉP CÁC SỰ KIỆN THƯỜNG NHẬT
MỘT SỐ DẠNG THANG ĐO THƯỜNG GẶP

THANG ĐO DẠNG SỐ
MỘT SỐ DẠNG THANG ĐO THƯỜNG GẶP

THANG ĐO DẠNG ĐỒ THỊ


MỘT SỐ DẠNG THANG ĐO THƯỜNG GẶP

Thang đo dạng đồ thị có mô tả


BẢNG KIỂM TRA

Ví dụ: Đánh giá thói quen làm việc, giáo viên có thể liệt kê ra
những hành vi sau (và yêu cầu trả lời có hoặc không).
_______ Tôn trọng ý kiến người khác.
_______ Yêu cầu được giúp đỡ khi cần thiết.
_______ Hợp tác với các bạn.
_______ Dùng chung dụng cụ học tập với các bạn.
_______ Hoàn thành nhiệm vụ được giao, … .
Nhóm phương pháp vấn đáp
Vấn đáp là phương pháp giáo viên đặt câu hỏi
và người học trả lời câu hỏi (hoặc ngược lại),
nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mới
mà người học cần nắm, hoặc nhằm tổng kết, củng
cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà
người học đã học.
Ưu điểm và hạn
chế của phương
pháp này là gì?
*) Ưu điểm:
- Kích thích tính cực độc lập tư duy ở
người học để tìm ra câu trả lời tối ưu trong thời
gian nhanh nhất.
- Bồi dưỡng người học năng lực diễn đạt
bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập qua
kết quả trả lời.
*) Ưu điểm:
- Giúp giáo viên thu tín hiệu ngược từ người
học một cách nhanh gọn kể kịp thời điều chỉnh
hoạt động của mình, mặt khác có điều kiện quan
tâm đến từng người học, nhất là những người học
giỏi và kém.
- Tạo không khí làm việc sôi nổi, sinh động
trong giờ học.
*) Hạn chế:
- Dễ làm mất thời gian ảnh hưởng không tốt
đến kế hoạch lên lớp cũng như mất nhiều thời
gian để soạn hệ thống câu hỏi.
- Nếu không khéo léo sẽ không thu hút được
toàn lớp mà chỉ là đối thoại giữa giáo viên và một
người học.
Thầy/cô suy nghĩ trong 2 phút và cho ý kiến về câu hỏi sau:
Quan điểm của thầy/cô về đánh giá dựa vào bức hình ở trên.
Quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

B1
• Phân tích mục đích ĐG

B2
• Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

B3
• Lựa chọn, thiết kế công cụ

B4
• Thực hiện KT, ĐG

B5
• Xử lí, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá

B6
• Giải thích kết quả và phản hồi kết quả đánh giá

B7
• Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực
Quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Các bước Nội dung thực hiện


1. Phân tích mục đích ĐG Các mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.

2. Xây dựng kế hoạch kiểm Xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực;
tra, đánh giá Phương pháp, công cụ để thu thập thông tin, bằng chứng về
phẩm chất, năng lực…
Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập được.
3. Lựa chọn, thiết kế công cụ Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, phiếu đánh giá theo tiêu chí…

4. Thực hiện KT, ĐG Thực hiện theo các yêu cầu, kĩ thuật đối với các phương pháp,
công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra, đánh
giá, phù hợp với từng loại hình đánh giá: GV đánh giá, người học
tự đánh giá, các lực lượng khác tham gia đánh giá.
Quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
Các bước Nội dung thực hiện
5. Xử lí, phân tích kết quả Phương pháp định tính/ định lượng
kiểm tra, đánh giá Sử dụng các phần mềm xử lí thống kê…
6. Giải thích kết quả và Giải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển
phản hồi kết quả đánh giá của người học về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và
yêu cầu cần đạt.
Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Bằng điểm số,
nhận xét, mô tả phẩm chất, năng lực đạt được…
7. Sử dụng kết quả đánh Trên cơ sở kết quả thu được, sử dụng để điều chỉnh hoạt
giá trong phát triển phẩm động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng
chất, năng lực lực; thúc đẩy người học tiến bộ.
Thầy/cô quan tâm nhất đến công cụ nào?

Câu hỏi, bài tập


Đề kiểm tra
Sản phẩm học tập
CÁC CÔNG CỤ Hồ sơ học tập
ĐÁNH GIÁ
Bảng kiểm
Rubrics
Thang đánh giá…
SẢN PHẨM HỌC TẬP

SẢN PHẨM VIẾT SẢN PHẨM SẢN PHẨM


• Câu hỏi, bài tập DỰ ÁN, NCKH THỰC HÀNH
• Hình vẽ, sơ đồ, bảng
hệ thống,… • Video • Mô hình
• Bài báo cáo • Bài thuyết trình • Tập san
• … • … • Tiêu bản
• …
HỒ SƠ HỌC TẬP
Hồ sơ học tập là tập tài liệu về các sản phẩm được lựa
chọn một cách có chủ đích của người học trong quá
trình học tập môn học, được sắp xếp có hệ thống và
theo một trình tự nhất định.
Những sản phẩm có thể lưu trữ trong hồ sơ học tập
gồm:
- Các bài làm, bài kiểm tra, bài báo cáo, ghi chép ngắn,
phiếu học tập, sơ đồ, các sáng chế… của cá nhân HS.
- Các báo cáo, bài tập, nhận xét, bản kế hoạch, tập san,
mô hình, kết quả thí nghiệm… được làm theo nhóm.
- Các hình ảnh, âm thanh như: ảnh chụp, băng ghi âm,
đoạn video, tranh vẽ, chương trình/phần mềm máy tính
v.v…
3. Kiểm định chất lượng CSGD đại học và chương trình đào tạo

Mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục được quy định như sau:
- Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;
- Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương
trình đào tạo trong từng giai đoạn;
- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng
giáo dục;
- Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào
tạo, cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
Luật Giáo dục, 2019
Kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các
nguyên tắc sau đây:
- Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
- Trung thực, công khai, minh bạch;
- Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.
Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:
- Cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông và giáo dục thường xuyên;
- Cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo các trình độ
đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
Luật Giáo dục 2019
- Tự đánh giá là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, nghiên cứu
dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về thực trạng chất lượng giáo
dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở
vật chất và các vấn đề liên quan khác để cơ sở giáo dục tiến hành
điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn
chất lượng giáo dục.
- Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của tổ chức
kiểm định chất lượng giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác
định mức độ cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
3.1. Kiểm định chất lượng CSGD đại học
Mục đích sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục
1. Cơ sở giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục
để tự đánh giá toàn bộ hoạt động của đơn vị nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng giáo dục, thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan
về thực trạng chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của đơn vị.
2. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng cơ sở giáo dục để đánh giá và công nhận hoặc không công
nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có thể dựa vào bộ tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng cơ sở giáo dục để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã
hội đối với cơ sở giáo dục mà họ quan tâm.
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học ban hành kèm theo Thông tư
số: 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của BGDĐT.
- Công văn số 766/QLCL-KĐCLGD ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục, về việc ban hành hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục đại học.
- Công văn số 768/QLCL-KĐCLGD ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục, về việc ban hành hướng dẫn đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
- Công văn số 1668/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 về việc thay thế Bảng hướng dẫn
đánh giá kèm theo Công văn số 768/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 về việc hướng dẫn
đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
1 Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa

2 Quản trị

3 Lãnh đạo và quản lý

4 Quản trị chiến lược

5 Chính sách về đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng

TT 12/2017/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng CSGD đại học
6 Quản lý nguồn nhân lực

7 Quản lý tài chính và cơ sở vật chất

8 Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại

9 Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong

10 Tự đánh giá và đánh giá ngoài

TT 12/2017/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng CSGD đại học
11 Hệ thống thông tin ĐBCL bên trong

12 Nâng cao chất lượng

13 Tuyển sinh và nhập học

14 Thiết kế và rà soát chương trình dạy học

15 Giảng dạy và học tập

TT 12/2017/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng CSGD đại học
16 Đánh giá người học

17 Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học

18 Quản lý nghiên cứu khoa học

19 Quản lý tài sản trí tuệ

20 Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học

TT 12/2017/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng CSGD đại học
21 Kết nối và phục vụ cộng đồng

22 Kết quả đào tạo

23 Kết quả nghiên cứu khoa học

24 Kết quả phục vụ cộng đồng

25 Kết quả tài chính và thị trường

TT 12/2017/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng CSGD đại học
TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Tính đến ngày 31/8/2021)

Trong nước: 164 Trường ĐH và 10 Trường CĐ


Ngoài nước: 07 Trường ĐH
TT Chữ viết tắt Tên tổ chức Website
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học http://cea.vnu.ed
1 VNU-CEA
Quốc gia Hà Nội u.vn/vi
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học http://cea.vnuhc
VNU-
2 Quốc gia TP. Hồ Chí Minh m.edu.vn/trang-
HCM CEA
chu.html
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Đà http://cea.udn.vn
3 CEA-UD
Nẵng /Home
CEA- Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Hiệp hội http://cea-
4
AVU&C Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam avuc.edu.vn/vi/
Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Trường Đại http://cea.vinhun
5 VU-CEA
học Vinh i.edu.vn
Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục http://www.hcer
6 HCERES
đại học Pháp es.fr/
Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học http://www.aun-
7 AUN-QA
ASEAN qa.org/
Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục
1. Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được thực hiện theo
các bước:
a) Tự đánh giá;
b) Đánh giá ngoài;
c) Thẩm định kết quả đánh giá;
d) Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
2. Chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục là 5 năm.
QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2. Lập kế hoạch tự đánh giá.
3. Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng.
4. Viết báo cáo tự đánh giá.
5. Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.
6. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NGOÀI
1. Nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá:
Đoàn đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và hồ sơ liên quan của cơ sở
giáo dục; thu thập, xử lý các thông tin, minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục.
2. Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục.
3. Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục.
4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, gửi cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến:
a) Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được ít nhất là 2/3 số thành viên của đoàn
nhất trí thông qua;
b) Đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi dự
thảo báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến trong thời hạn 15 ngày
làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục nhận được dự thảo báo cáo.
5. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài
3.2. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo
dục đại học là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận
định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt
động liên quan đến chương trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại
học, bao gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
bản mô tả chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình
dạy học; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; đánh giá kết quả
học tập của người học; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; đội
ngũ nhân viên; người học và hoạt động hỗ trợ người học; cơ sở vật
chất và trang thiết bị; nâng cao chất lượng và kết quả đầu ra.
Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào
tạo các trình độ của giáo dục đại học
- Cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ
hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực
trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể.
- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để
đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục đối với các chương trình đào tạo.
- Các tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham
gia phản biện xã hội đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học
mà họ quan tâm.
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học ban hành
kèm theo Thông tư số: 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của BGDĐT.

- Công văn số 1075/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28/6/2016 V/v hướng dẫn tự đánh giá
chương trình đào tạo.

- Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH ban hành kèm
theo Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 của Cục Quản lý chất lượng.

- Công văn số 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quản lý chất lượng,
thay thế Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH ban hành
kèm theo Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 của Cục Quản lý chất lượng.
1 Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

2 Bản mô tả chương trình đào tạo

3 Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

4 Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

5 Đánh giá kết quả học tập của người học

TT 04/2016/TT-BGDĐT Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ giáo dục đại học
6 Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

7 Đội ngũ nhân viên

8 Người học và hoạt động hỗ trợ người học

9 Cơ sở vật chất và trang thiết bị

10 Nâng cao chất lượng

11 Kết quả đầu ra


TT 04/2016/TT-BGDĐT Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ giáo dục đại học
Các bước tự đánh giá chương trình đào tạo
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2. Lập kế hoạch tự đánh giá.
3. Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng.
4. Viết báo cáo tự đánh giá.
5. Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.
6. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Trình tự triển khai đánh giá ngoài
1. Nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá:
Đoàn đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và hồ sơ liên quan; thu
thập, xử lý các thông tin, minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng chương trình đào tạo.
2. Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục có chương trình được đánh giá.
3. Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục có chương trình được đánh giá.
4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được ít
nhất 2/3 số thành viên của đoàn nhất trí thông qua. Đoàn đánh giá ngoài, thông qua tổ
chức kiểm định chất lượng giáo dục, gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở
giáo dục để tham khảo ý kiến trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở giáo
dục nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
5. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.
TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Trong nước: 252 CTĐT (Tính đến ngày 31/8/2021)


Ngoài nước: 212 CTĐT (Tính đến ngày 31/5/2021)
Stt Chữ viết tắt Tên tổ chức
1 VNU-CEA Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
2 VNU-HCM CEA Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
3 CEA-UD Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Đà Nẵng
4 CEA-AVU&C Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam
5 VU-CEA Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Trường Đại học Vinh
ASEAN University Network - Quality Assurance (Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học
6 AUN-QA ASEAN)
7 CTI Commission des Titres d'Ingénieur (Uỷ ban Văn bằng Kỹ sư Pháp)
Accreditation Board for Engineering and Technology (Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ,
8 ABET Hoa Kỳ)
Accreditation Council for Business Schools and Programs (Hội đồng Kiểm định các trường và
9 ACBSP chương trình đào tạo về kinh doanh, Hoa Kỳ)
Foundation for International Business Administration Accreditation (Quỹ Kiểm định các chương
10 FIBAA trình quản trị kinh doanh quốc tế)
11 AMBA Association of MBAs (Hiệp hội MBA)
International Accreditation Council for Business Education (Hội đồng kiểm định quốc tế các trường
12 IACBE đại học đào tạo ngành Kinh doanh)
European Network for Accreditation of Engineering Education (Mạng lưới kiểm định đào tạo kỹ
13 ENAEE thuật của châu Âu)
14 HCERES Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp
Tổ chức kiềm định các chương trình đào tạo khối ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin, khoa học tự
15 ASIIN nhiên và toán học.
Báo cáo thực tế hoạt động đánh giá người học và kiểm định
chất lượng CSGD và CTĐT nơi thầy/cô đang công tác
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ THẦY/CÔ
Link góp ý giờ dạy trực tuyến:
https://forms.gle/quQTQMRrtNTppJAA7

You might also like