Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

6.1.

HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ CHÍNH CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI KHÔNG TƯỞNG
6.1.1. Hoàn cảnh ra đời
- Kinh tế chính chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời trong bối cảnh chế độ phong kiến
đang dần suy tàn và chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn này,
giai cấp công nhân xuất hiện và trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu. Tuy nhiên, họ
lại bị áp bức, bóc lột nặng nề dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
a.Tiền đề về kinh tế
● Năm 1848 cách mạng tư sản Pháp thành công; cuộc cách mạng công nghiệp phát triển
mạnh mẽ ở các nước Tây Âu vào thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển.
● Máy móc công nghiệp được cải tiến ngày một hoàn thiện hơn, năng suất lao động
tăng nhanh chưa từng có. Lao động thủ công được thay thế dần bằng máy móc.
● Chủ nghĩa tư bản bộc lộ rõ tính chất phản động, những mặt trái của nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa như khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, …
b. Tiền đề về chính trị - xã hội
● Khi lực lượng sản xuất phát triển làm cho xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt: Giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản. Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp công nhân.
Do đó xuất hiện đấu tranh giai cấp, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ được
chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác (có ý thức và có tổ chức hơn)
nhưng vào đầu thế kỷ XIX phong trào còn chưa mạnh mẽ.
● Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nước Anh và Pháp đã liên tiếp diễn ra những cuộc
biến động về chính trị (bãi công, đình công). Biểu hiện ở cuộc đấu tranh giữa hai thế
lực phong kiến, tư sản tự do và dân chủ cách mạng. Trong cuộc đấu tranh này đã dần
dần làm thức tỉnh giai cấp công nhân phải có một tổ chức tiên phong dẫn đường chỉ
đạo chống lại giai cấp tư sản. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời.
6.1.2 Đặc điểm chung của kinh tế chính trị chủ nghĩa xã hội không tưởng
a. Đặc điểm chung
● Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa và tìm đường
xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
● Đặc điểm chung nổi bật là phê phán chủ nghĩa tư bản xuất phát từ lợi ích của sản xuất
và theo quan điểm kinh tế chứ không theo quan điểm đạo đức, luận lý. Chỉ rõ chủ
nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển của lịch sử, nhưng chưa phải là chế độ xã hội
tốt đẹp nhất của loài người. Vạch rõ mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, sự kìm hãm lực
lượng sản xuất phát triển và cần phải thay thế bằng xã hội mới.

Tuy nhiên con đường họ đề xuất xây dựng xã hội mới chỉ dừng lại ở tính ước muốn,
không có cơ sở khoa học để thực hiện, đặc biệt chưa thấy vai trò của giai cấp công
nhân

Về chế độ sở hữu, cơ sở của những quan hệ kinh tế cơ bản, các nhà kinh tế xã hội chủ
nghĩa không tưởng chưa hoàn toàn nhất trí với nhau, người thì cho rằng còn duy trì
chế độ tư hữu, người cho rằng phải xóa bỏ và thay vào đó là chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất.
b. Những đại biểu điển hình
Saint Simon (1760 – 1825)
● Là nhà văn Pháp nổi tiếng, có kiến thức sâu rộng. Ông sinh ra trong một gia đình quý
tộc giàu có ở Pháp, được hưởng mọi sự giáo dục đầy đủ và có hệ thống. Ông đã từng
tham gia cuộc chiến tranh ở Bắc Mỹ, được phong quân hàm đại tá.
● Ông đã viết nhiều tác phẩm: “Khái niệm về khoa học và con người” (1813); “Những
bức thư gửi một người Mỹ” (1817); “Quan điểm về sở hữu và pháp chế” (1818); “Bàn
về hệ thống công nghiệp” (1821); “Cẩm nang của nhà công nghiệp” (1823)…
Charles Fourier (1772 – 18320)
● Là người Pháp, xuất thân trong một gia đình thương nhân buôn bán. Ông trực tiếp
chứng kiến sự lừa bip, tước đoạt lẫn nhau giữa các thương nhân, nên ông căm ghét
nghề buôn bán. Do đó thúc đẩy ông nghiên cứu xã hội.
● Ông viết nhiều tác phẩm: "Sự hòa hợp toàn thế giới" (1803); "Lý thuyết về bốn giai
đoạn và những số phận chung" (1808); "Lý thuyết về hiệp hội gia đình và công
nghiệp" (1822); "Thế giới kinh tế mới xã hội chủ nghĩa" (1829)…
Robert Owen (1771 – 1858)
● Ông xuất thân từ một gia đình thợ thủ công ở nước Anh. Ông sống tự lập từ nhỏ, năm
1799 ông mua một xưởng kéo sợi, bắt đầu từ đây ông bắt đầu sự nghiệp của một nhà
cải cách xã hội chủ nghĩa không tưởng. Ông đã biến xưởng máy của mình thành nơi
thu hút những người nghèo khổ, không việc làm. Làm việc ở đây, ngày lao động chỉ
có 10 giờ, cấm lao động trẻ em dưới 9 tuổi, xây dựng nhà ở cho công nhân, lập các
nhà trẻ, trường học kiểu mẫu…
● Các tác phẩm của ông: “Những nhận xét về ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp”;
“Báo cáo về giảm nhẹ tình cảnh của công nhân công nghiệp và nông nghiệp”; “Báo
cáo về kế hoạch giảm bớt tai họa xã hội”; “Lời kêu gọi của Đại hội các hợp tác xã của
nước Anh”; “Thế giới đạo đức mới”.

Kết luận:
Kinh tế chính chủ nghĩa xã hội không tưởng là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển
của tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Nó đã góp phần thức tỉnh giai cấp công nhân và thúc đẩy
phong trào đấu tranh của họ. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội không tưởng vẫn còn những hạn
chế do tính không tưởng và chưa có cơ sở khoa học.

6.2.2. Quan điểm kinh tế của Charles Fourier


– Quan niệm về lịch sử phát triển xã hội:

Theo ông, lịch sử xã hội loài người vận động không ngừng và ông chia làm 4 giai đoạn phát

triển sau đây:


■ Giai đoạn mông muội: giai đoạn này chưa có sản xuất, con người sống lệ thuộc vào tự
nhiên.

■ Giai đoạn dã man: xuất hiện công cụ sản xuất, con người làm nghề săn bắn, có sự tư
hữu về công cụ sản xuất và sản phẩm tiêu dùng, nhưng chưa có tư hữu về đất đai.

■ Giai đoạn gia trưởng: Xuất hiện nghề nông, chế độ tư hữu ruộng đất ra đời, hình thành
nhà nước và bắt đầu có khoa học.

■ Giai đoạn văn minh công nghiệp: Chế độ tư hữu thống trị dẫn đến cạnh tranh tàn khốc
và tàn nhẫn giữa con người, giai đoạn này chính là xã hội đương thời, một sự nhầm
lẫn của nhân loại.

Charles Fourier cho rằng xã hội loài người sẽ tiến hóa từ tư bản chủ nghĩa sang một xã hội
không còn giai cấp, không còn áp bức bóc lột, và mọi người đều được hưởng hạnh phúc.

Mỗi giai đoạn lại có 4 thời kỳ: sinh ra – lớn lên – thành niên – già cỗi. CNTB nhất định sẽ

chuyển sang giai đoạn khác “công bằng và hấp dẫn”. Như vậy, theo Fourier sự phát triển của

xã hội là có tính quy luật.

b. Phê phán chủ nghĩa tư bản:


· Charles Fourier phê phán chủ nghĩa tư bản trên các mặt sau:
- Lao động: Fourier cho rằng chủ nghĩa tư bản là một xã hội phung phí lao động,
dẫn đến hình thành đội quân lớn những người không sản xuất. Ông cho rằng chỉ
có lao động thực tế cần thiết cho xã hội mới là lao động sản xuất.
- Sự bất công: Fourier cho rằng nguồn gốc của sự đau khổ trong xã hội tư bản là
thương nghiệp tư bản chủ nghĩa. Ông cho rằng thương nghiệp là một hoạt động ăn
căp, nói dối, lừa đảo, đầu cơ nâng giá.
- Cạnh tranh và khủng hoảng: Fourier cho rằng sự vô chính phủ trong sản xuất sẽ đẻ
ra cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh và không tránh khỏi các cuộc khủng hoảng.
Ông cho rằng sự nghèo đói là do sự thừa thãi sinh ra, nỗi bất hạnh của quần chúng
là không có việc làm.
- Độc quyền: Fourier cho rằng tập trung sản xuất cao sẽ đẻ ra độc quyền tư bản và
độc quyền tất yếu sẽ thay thế cạnh tranh tự do.
c. Dự án xã hội tương lai
- Fourier đề xuất xây dựng một xã hội tương lai, một xã hội không còn giai cấp,
không còn áp bức bóc lột, và mọi người đều được hưởng hạnh phúc.
- Xã hội tương lai của Fourier được chia thành các cộng đồng tự trị, tự cung tự cấp,
gọi là "phalanstère". Mỗi phalanstère có dân số khoảng 1600 người. Trong các
phalanstère, mọi người sẽ được phân công lao động theo sở thích và khả năng của
họ. Sản phẩm lao động sẽ được phân phối theo nhu cầu của mọi người.
- Fourier cho rằng lao động là một nhu cầu tự nhiên của con người và đề xuất một
hệ thống lao động tự do và hấp dẫn, cho phép mọi người được làm những công
việc mà họ thích.
- Dự án về xã hội tương lai của Fourier mang tính chất không tưởng, nhưng vẫn có
ý nghĩa nhất định, bởi nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của tư tưởng xã hội
chủ nghĩa.
d. Lý thuyết “Lao động hấp dẫn”
- Charles Fourier cho rằng lao động là một nhu cầu tự nhiên của con người. Ông đề
xuất một hệ thống lao động tự do và hấp dẫn, cho phép mọi người được làm
những công việc mà họ thích.
- Lao động dưới chủ nghĩa xã hội không phải là một gánh nặng, mà là một nguồn
vui.
- Con người có 12 thứ ham thích, trong đó có ba thứ ham thích chính: ưa thay đổi,
ưa đả kích, ưa phức tạp.
- Để biến lao động từ cưỡng bức sang lao động hấp dẫn, cần phải đáp ứng những
điều kiện sau:
+/ Bảo đảm phương tiện vật chất cho mọi người, bảo đảm mức sinh hoạt tối thiểu
cần thiết.
+/ Tạo điều kiện cho mọi người được tự do lựa chọn, di chuyển công việc.
+/ Tổ chức lao động thành các tốp nhỏ, phù hợp với sở thích và khả năng của con
người.
e. Lý thuyết “Công đoàn”
- Charles Fourier cho rằng, cộng đoàn là một đơn vị cơ bản của xã hội tương lai.
- Cộng đoàn là một tổ chức tự quản, tự cung tự cấp, dựa trên sở hữu chung về tư
liệu sản xuất và phân phối công bằng sản phẩm lao động.
- Cộng đoàn có dân số khoảng 1600 người.
- Cộng đoàn được tổ chức thành các nhóm nhỏ, phù hợp với sở thích và khả năng
của con người. Cộng đoàn vừa là hợp tác xã sản xuất, vừa là hợp tác xã tiêu thụ.
- Tiền lời thu được sẽ được phân phối theo công thức: lao động 5/12, tư bản 4/12,
tài năng (quản lý) 3/12.
- Mỗi thành viên vừa là chủ sở hữu, vừa là người lao động và có quyền tham gia
quản lý.
6.2.3: Quan điểm kinh tế của Robert Owen
- Phê phán chủ nghĩa tư bản:
+ Ông đả kích chế độ tư hữu, coi đó là nguyên nhân của mọi tai họa trong xã hội
tư bản.
( Cho bạn thuyết trình(TT): Vì tư hữu đẻ ra lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, sự
cạnh tranh, tình trạng vô chính phủ trong sản xuất và phân phối.)
+ Thảm họa do CNTB gây nên như: ngày lao động bị kéo dài, tăng cường độ lao
động, thất nghiệp, sử dụng lao động phụ nữ và trẻ em…
( TT: Do con người và lao động bị mất giá, do đồng tiền dưới CNTB gây ra)
+ Trong lĩnh vực phân phối, ông cho rằng: Phân phối qua đồng tiền và thương
nghiệp là có hại cho xã hội. ( TT: tham gia vào việc phân phối này có rất nhiều
người trung gian như: thương nghiệp, chủ ngân hàng, kẻ đầu cơ…Tất cả họ
đều làm ra giá trị, song họ lại tăng nó lên vì đủ loại chi phí.) Ông đi đến đề cao
trao đổi bằng hiện vật trực tiếp.
- Dự án về xã hội tương lai:
+ Cơ sở của chế độ sở hữu công cộng trong tương lai là “tiền lao động” và “trao
đổi công bằng”, và điều kiện để thực hiện chế độ này là sự dồi dào về sản
phẩm.
( TT: Như vậy, đồng tiền sẽ bị loại khỏi lưu thông và mất đi chức năng là
thước đo giá trị, thay thế cho nó là “lao động chi phí” và “tiền lao động” xuất
hiện. Thực chất của “tiền lao đông” cũng là một thứ phiếu chứng nhận lao
động chi phí vào việc sản xuất hàng hóa, từ đó mà họ nhận được những hàng
hóa mà họ cần cho tiêu dùng.)

- Mô hình lý thuyết của Owen = H - “Tiền lao động” - H


+ Tiền lao động: là phiếu lao động ghi rõ số giờ lao động sản xuất hàng hóa
+ Với mô hình này, ông hy vọng gạt bỏ sự trung gian, đảm bảo việc làm cho
người lao động và thủ tiêu khủng hoảng thừa.
(TT: Ông đã dựa theo Ricardo, lấy lao động chi phí để quy định giá trị hàng
hóa.)
+ Tuy nhiên, chế độ “trao đổi công bằng” không đem lại kết quả, không thể thủ
tiêu được tiền tệ khi còn sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Dự án kế hoạch xây dựng hợp tác xã: Ông chủ trương xây dựng thị trấn công bằng
mang tính chất hợp tác xã. Mỗi thị trấn cộng đồng là một đơn vị kinh tế, là tổ chức cơ
sở của xã hội mới trong tương lai.
- Ngoài ra, Ricardo Owen cho rằng:
+ Nông nghiệp là cơ sở của các cộng đồng nhưng sự tiến bộ của khoa học, kỹ
thuật sẽ là nét của yếu của xã hội trong tương lai.
+ Trong xã hội tương lai, không có sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa
lao động chân tay và lao động trí óc.
+ Việc chuyển lên “ một tương lai xán lạn, hấp dẫn, có tổ chức và hạnh phúc,
không phải bằng những biện pháp bạo lực mà bằng phương pháp hòa bình và
hợp lý.

6.3. Đánh giá chung về học thuyết kinh tế chủ nghĩa xã hội không tưởng.

a. Thành tựu
Chủ nghĩa xã hội không tưởng có một quá trình phát triển lâu dài, từ chỗ là những ước mơ,
khát vọng thể hiện trong các câu chuyện dân gian, các truyền thuyết tôn giáo đến những học
thuyết xã hội – chính trị. Cống hiến lớn lao của chủ nghĩa xã hội không tưởng:
+ Một là, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã thể hiện tinh thần lên án, phê phán kịch liệt
và ngày càng gay gắt, các xã hội dựa trên chế độ tư hữu, chế độ quân chủ chuyên chế
và chế độ tư bản chủ nghĩa; góp phần nói lên tiếng nói của những người lao động
trước tình trạng bị áp bức, bị bóc lột ngày càng nặng nề.
+ Hai là, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phản ánh được những ước mơ, khát vọng của
những giai cấp lao động về một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái. Nó chứa đựng giá trị
nhân đạo, nhân văn sâu sắc thể hiện lòng yêu thương con người, thông cảm, bênh vực những
người lao khổ, mong muốn giúp đỡ họ, giải phóng họ khỏi nỗi bất hạnh.
+ Ba là, Các nhà kinh tế theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có những phỏng đoán
về chủ nghĩa xã hội trong tương lai là hoàn toàn tốt đẹp. Họ đã đưa ra dự án về xã hội tương
lai tốt đẹp ấy bằng việc hình dung tạo lập ra mô hình kinh tế - xã hội trong thực tiễn bằng
khả năng của họ.
b. Hạn chế
Không phát hiện ra được những quy luật kinh tế khách quan vận động trong nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa. -> Không vạch ra được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
·
Không thấy được vai trò của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. ->
Đây là một lực lượng to lớn có khả năng tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội.
·
Chủ trương xây dựng xã hội mới bằng con đường không tưởng như việc tuyên
truyền, chờ mong vào lòng từ thiện của những nhà tư bản và sự giúp đỡ của nhà
nước tư sản.
·
Kêu gọi các nhà tư sản, những người giàu có thực hiện những kế hoạch mà họ đề ra:
kế hoạch công cộng hoặc dựa vào chế độ tôn giáo, coi tư tưởng về chủ nghĩa xã
hội là tôn giáo mới
=> Mặc dù chủ nghĩa xã hội không tưởng có nhiều giá trị, xong nó mắc phải những
hạn chế nên nó chỉ có vai trò tích cực trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Khi cuộc
đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản phát triển tới quy mô
rộng lớn, đòi hỏi phải có một lý luận khoa học và cách mạng soi đường, khi chủ nghĩa
xã hội khoa học ra đời thì các trào lưu của chủ nghĩa xã hội không tưởng trở nên lỗi
thời, bảo thủ, thậm chí còn mang tính chất phản động, cản trở phong trào

You might also like