Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

BÀI 5: QUYỀN LỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

1.1 Khái niệm (Power)

– Khái niệm hẹp

“Quyền lực là khả năng của chủ thể này thuyết phục hoặc ép buộc chủ thể khác thực
hiện điều mà mình muốn”

– Khái niệm rộng

“Quyền lực là năng lực thực hiện mục đích của mình trong QHQT”

 Bản chất: Năng lực của chủ thể và được phản ánh qua tương quan so sánh lực
lượng

1.2 Phân loại quyền lực

 Dựa trên cơ sở thời gian


■ Quyền lực thực tại (Actual Power) là quyền lực hiện có thực

VD: LL quân sự, sức mạnh kinh tế đang có

■ Quyền lực tiềm năng (Potential Power) là khả năng sẽ có quyền lực trong tương lai

VD: khả năng phát triển kinh tế và KHCN

 Dựa trên lĩnh vực quan hệ


Quyền lực chính trị

Quyền lực quân sự

Quyền lực kinh tế

Quyền lực văn hoá

 Dựa trên phương thức thực hiện


■ Quyền lực cứng (Hard Power) là khả năng ép buộc chủ thể khác thực hiện điều mình
muốn còn chủ thể kia không muốn bằng phương tiện quân sự hay trừng phạt kinh tế

■ Quyền lực mềm (Soft Power) là khả năng dùng ảnh hưởng thuyết phục chủ thể khác
làm theo ý mình

 Hay được sử dụng kết hợp


 Quyền lực mềm thì đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ
thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và
qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn
 Quyền lực mềm: thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục.
 Đối với một quốc gia, quyền lực mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn hóa
quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó.

2. THÀNH TỐ CỦA QUYỀN LỰC

2.1. Địa lý

– Vị trí địa lý (Location)

Là một thành tố của quyền lực quốc gia trong quan hệ quốc tế, vị trí địa lý được xét
đến trong ảnh hưởng về kinh tế và quân sự.

– Diện tích đất đai (Area)

Diện tích đất rộng lớn tạo điều kiện cho kinh tế quốc gia phát triển.

Diện tích rộng lớn giúp quốc gia khó bị đánh bại trong một lúc, tạo điều kiện cho quốc
gia củng cố lực lượng giành lại các phần lãnh thổ đã bị chiếm đóng

– Địa hình (Terrain)

Là dạng cấu tạo bề mặt: tự nhiên, nhân tạo.

Tác động theo nhiều cách, tùy thuộc hoàn cảnh chính trị và kinh tế.

– Khí hậu (Climate)

2.2. Dân số

– Số lượng dân cư

Ưu điểm Khuyết điểm

Nguồn lao động dự trữ dồi dào Áp lực dân số cũng là một gánh nặng quốc gia,
buộc nhà nước phải tập trung giải quyết, làm giảm
sức mạnh đối ngoại của mình

Thị trường tiêu thụ rộng lớn Vấn đề xã hội và môi trường

Lực lượng quân sự động đảo Không đủ của cải và tài nguyên thiên nhiên để thoã
để phòng thủ và tấn công mãn nhu cầu (Châu Phi)

Bùng nổ dân số (vấn đề), Áp lực dân số (cơ cấu đã thay đổi?), già hoá dân số (cái giá)

– Thành phần dân cư


2.3. Lực lượng quân sự

– Phương tiện tạo ra, duy trì và đạt quyền lực cao hơn

– Phương tiện giải quyết xung đột quyền lực

– Vẫn có ý nghĩa trong thời bình

– Là thành tố căn bản của quyền lực

■ Khái niệm: là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ cơ bản là chiến đấu.

■ Sức mạnh quân sự luôn bao gồm hai nhân tố chính là con người và trang bị vũ khí
quân sự

■ Vai trò

Chủ nghĩa hiện thực: sức mạnh quân sự có vai trò rất quan trọng đối với quyền lực
quốc gia.

Thứ nhất: quân sự là phương tiện duy trì quyền lực quốc gia

Thứ hai, quân sự là phương tiện để đạt được quyền lực cao hơn.

Thứ ba, quân sự được dùng làm phương tiện cuối cùng để giải quyết các xung
đột.

Lực lượng quân sự không chỉ là năng lực của quyền lực,mà còn là nguồn tạo
nên quyền lực quốc gia.

2.4. Kinh tế

– Là công cụ thực hiện quyền lực trong QHQT

– Là nguồn của quyền lực khác.

– Vai trò của công nghiệp, nông nghiệp và tài nguyên

– Vai trò đang tăng lên trong QHQT

– Là thành tố căn bản của quyền lực

Khủng hoảng nợ công Hy Lạp (2010)

Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công.

Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách.

Tăng trưởng GDP: 4.3%

Chi tiêu CP: 87%

Mức thu của CP: 31%


Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những nước có tỷ lệ tham
nhũng cao nhất trong EU.

Năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì cho các
lãnh đạo khu vực công và khu vực tư.

Kinh tế vững mạnh

Tránh được sự phụ thuộc và hạn chế can thiệp từ bên ngoài

Tăng tính chủ động của một quốc gia nên rất nhiều

2.5. Khoa học - công nghệ

– Là nguồn của quyền lực khác

– Có khả năng biến đổi quyền lực nhanh

– Vai trò công cụ đang tăng

Kinh tế tri thức làm tăng vai trò KHCN

Vai trò của giáo dục đối với KH-CN

Là thành tố căn bản của quyền lực

2.6. Các yếu tố tinh thần

– Tư tưởng (Ideology)

– Uy tín (Prestige)

– Văn hoá (Culture)

– Truyền thống (Tradition)

– Khả năng lãnh đạo (Leadership)

– Công luận (Public Opinion)

ĐO ĐẠC QUYỀN LỰC

Đo mọi thành tố : ĐL – DS – QS – KT- KHCN – TT

Đo thành tố cơ bản: QS -KT – KHCN

Đo cốt lõi của thành tố cơ bản: Công nghiệp – Công nghệ

Đo chỉ số đặc trưng và bao quát nhất GNP

3. VAI TRÒ CỦA QUYỀN LỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

3.1. Quyền lực đối với quốc gia


– Mục đích & phương tiện của quốc gia trong QHQT

■ Là phương tiện bảo đảm an ninh và tồn tại

■ Là phương tiện bảo vệ chủ quyền quốc gia

■ Là phương tiện thực hiện lợi ích quốc gia

 Mọi quốc gia đều có nhu cầu quyền lực

– Quyền lực là một cơ sở phân loại quốc gia

Cường quốc (Major Power) là những quốc gia mạnhnhất và thường có tầm ảnh hưởng
thế giới (Mỹ, Nga, Đức, Anh, Pháp, Nhật, Trung)

Siêu cường (Superpower) là những cường quốc mạnhhơn hẳn và có thể gây ảnh hưởng
tới cường quốc khác (Liên Xô, Mỹ)

Cường quốc hạng trung (Medium Power) là những quốcgia có tầm ảnh hưởng quốc tế
nhưng quy mô và mức độ kém hơn (Canada, Ý, India, Brazil)

– Đặc điểm của quyền lực đối với quốc gia

■ Quyền lực là tổng hợp của nhiều yếu tố

■ Không QG nào có đủ mọi nguồn của quyền lực

■ Quyền lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố (từng thành tố, tương quan, điều kiện,…)

 Quyền lực có thể biến đổi

3.2. Sự phản ánh quyền lực trong QHQT

a. Cân bằng quyền lực

(Balance of power) là sự đánh giá của tất cả các bên cho rằng mức độ chênh lệch sức
mạnh giữa các bên là tương đối thấp

- Cân bằng giữa các đế quốc trước CTTG I

- Cân bằng hạt nhân Xô-Mỹ trong CTL

b. Sự lưỡng nan về an ninh

(Security Dilemma) Là tình trạng mâu thuẫn giữa an ninh với mất an ninh (Vòng luẩn
quẩn An ninh mất an ninh)

Nguyên nhân: sợ bị mất cân bằng quyền lực

Athen-Sparta Liên Xô-Mỹ

Pháp-Đức India-Pakistan
c. Chạy đua vũ trang

(Arms Races) Là cố gắng của các bên phát triển lực lượng quân sự nhằm tạo được ưu
thế so với đối phương

- Nguyên nhân: giải quyết sự lưỡng nan an ninh cần ưu thế quyền lực chạy đua vũ
trang

Sự phát triển vũ khí trong lịch sử

Chạy đua ở Châu Âu thời Trung Cổ

Chạy đua Anh-Đức trước CTTG I

Chạy đua hạt nhân Xô-Mỹ trong CTL

Chạy đua vũ trang hiện nay

d. Liên minh (Alliance)

- Sự cam kết hoặc phối hợp giữa các quốc gia nhằm làm tăng năng lực trong vấn đề
hay lĩnh vực nào đó

- Mục đích: cộng sức mạnh của các thành viên để tạo ra so sánh quyền lực mới có lợi
hơn

- Liên minh là cách thức thay đổi quyền lực nhanh

- Liên minh tồn tại nhiều trong lịch sử QHQT

e. Chiến tranh và xung đột (War and Conflict)

- Chủ nghĩa Hiện thực: Tranh giành quyền lực nhằm thay đổi tương quan so sánh
quyền lực

- Chủ nghĩa Hiện thực Mới: Sự thay đổi phân bố quyền lực trong Hệ thống quốc tế

 Là nguyên nhân dẫn đến xung đột và chiến tranh (CTTG I và II)

f. Sự phân bố quyền lực trong Hệ thống quốc tế (Power Distribution)

Do sự chi phối của quyền lực trong QHQT, phân bố quyền lực được coi như cơ cấu
của HTQT

– Cơ cấu đơn cực là cấu trúc trong đó quyền lực tập trung vào một cường quốc(Bá
chủ)

– Cơ cấu hai cực là cấu trúc trong đó quyền lực tập trung vào hai cường quốc

– Cơ cấu đa cực là cấu trúc trong đó quyền lực tập trung vào trên ba cường quốc
3.3. Quan niệm về vai trò của quyền lực trong QHQT

– Mọi quốc gia đều theo đuổi quyền lực trong QHQT?

– Quyền lực là phương tiện chủ yếu trong QHQT?

– Đấu tranh quyền lực là bất tận trong QHQT?

– Tranh chấp quyền lực là bản chất của QHQT?

BÀI 6: CHIẾN TRANH VÀ XUNG ĐỘT TRONG QHQT


1. KHÁI NIỆM

1.1. Khái niệm Xung đột quốc tế

“Xung đột quốc tế là tình trạng xã hội, nảy sinh khi hai hay nhiều chủ thể QHQT có
mục đích mâu thuẫn với nhau trong cùng một vấn đề liên quan”

Mục đích mâu thuẫn có thể nằm trong toàn bộ quá trình QHQT:

• Động cơ: Cùng muốn sở hữu một vùng lãnh thổ

• Hành vi: Đấu tranh chiếm giữ vùng lãnh thổ đó

• Kết quả: Một bên được, một bên không

1.2. Khái niệm Chiến tranh

“Chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng
và gây ra hậu quả đáng kể”

Điểm chung của Chiến tranh và Xung đột

– Cùng tồn tại phổ biến trong QHQT

– Cùng có bản chất là Mâu thuẫn

 Chiến tranh là hình thức xung đột cao nhất?

1.3. Sự khác nhau giữa Xung đột và Chiến tranh

XĐQT : Mâu thuẫn, Đa dạng, Phát triển, Vô chính phủ

1.4. Nguyên nhân của xung đột trong QHQT

■ Bản chất mâu thuẫn của thế giới

– Mâu thuẫn là bản chất, động lực của con người và xã hội quy định xung đột quốc tế

– Mâu thuẫn tất yếu  Xung đột quốc tế tất yếu


■ Sự đa dạng của con người và thế giới

– Sự đa dạng là đặc tính bản chất của con người và thế giới khác biệt không tránh khỏi
quy định xung đột quốc tế

– Con người và Thế giới càng phát triển Đa dạng càng tăng Xung đột quốc tế là
tất yếu

■ Quá trình phát triển

– Động lực phát triển là mâu thuẫn quy định xung đột quốc tế

– Phát triển là quy luật Xung đột quốc tế là tất yếu

■ Môi trường Vô chính phủ

– Lý thuyết của Hobbes tình trạng Vô chính phủ quy định Xung đột quốc tế (Khế
ước xã hội)

– Vô chính phủ tồn tại Xung đột quốc tế vẫn tiếp diễn

2. PHÂN LOẠI XUNG ĐỘT VÀ CHIẾN TRANH

2.1. Phân loại Xung đột

VẬT CHẤT

■ Xung đột quyền lực

– Giành ưu thế quyền lực (2 cuộc thể chiến chạy đua hạt nhân)

– Tranh giành khu vực ảnh hưởng (chiến tranh uỷ nhiệm)

– Phổ biến trong lịch sử

– Nằm trong nguyên nhân của hầu hết các cuộc chiến tranh lớn

■ Xung đột lãnh thổ

– Phổ biến trong lịch sử và trong QHQT hiện nay (mọi châu, điển hình Đ.Á)

– Đối tượng mở rộng: trên bộ, thuỷ phận, không phận và vùng biển (Arab- Israel, biển
Đông)

– Khó giải quyết bởi cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần

– Vẫn là nguồn xung đột tiềm tàng

■ Xung đột kinh tế

– Nằm trong giao dịch kinh tế

– Nảy sinh cùng quá trình phát triển kinh tế quốc tế


– Phổ biến nhất hiện nay bởi nhu cầu phát triển, số lượng chủ thể và giao dịch kinh tế
tăng

– Xu hướng ít khả năng dẫn đến sử dụng bạo lực

TINH THẦN

■ Xung đột sắc tộc (Rwanda, Sudan ở Yugoslavia)

– Phổ biến xuyên lịch sử và khắp nơi trên thế giới

– Chủ nghĩa Sắc tộc/Dân tộc là động cơ chính

– Các biểu hiện chính:

Chủ nghĩa lập quốc

Chủ nghĩa ly khai

Thù hằn lịch sử

■ Xung đột tôn giáo

– Tồn tại nhiều trong lịch sử

– Mâu thuẫn về giá trị tinh thần & niềm tin tuyệt đối

– Các biểu hiện chính

Mâu thuẫn tôn giáo

Mâu thuẫn giáo phái

Mâu thuẫn tôn giáo-thế tục

– Hiện nay giảm nhưng vẫn còn

■ Xung đột tư tưởng

– Quan điểm khác nhau hoặc đối lập của các hệ tư tưởng

– Trái ngược tư tưởng chính trị dễ gây xung đột nhiều nhất trong QHQT

– Vấn đề dân chủ và nhân quyền hiện nay

2.2 Phân loại chiến tranh

■ Chiến tranh thông thường & Chiến tranh huỷ diệt hàng loạt

Vũ khí

Chiến tranh Thông thường/Quy ước (Convention War)

– Lực lượng tham gia là lính chính quy và bán chính quy (all)
– Vũ khí sử dụng thuốc nổ thông thường

Chiến tranh Huỷ diệt hàng loạt (Mass Destruction War)

– Vũ khí sử dụng là huỷ diệt hàng loạt (NBC) (chưa xảy ra)

■ Chiến tranh tổng lực & Chiến tranh hạn chế

Quy mô

Chiến tranh Tổng lực/Toàn diện (Total War) (Napoleon, 2 cuộc thế chiến)

– Mục đích: xâm lược hoặc chinh phục nước khác

– Lực lượng tham gia: toàn bộ sức mạnh quốc gia

– Mục tiêu: không hạn chế (quân sự, dân sự)

– Hậu quả: thường là lớn

Chiến tranh Hạn chế/Cục bộ (Limited War)

Chiến tranh Falkland (Xung đột Malvinas 1982)

Chiến tranh Ả rập-Israel 1982

Chiến tranh Iran-Iraq 1982

– Mục đích: ngăn chặn hoặc ép buộc đối phương trong vấn đề cụ thể nào
đó

– Lực lượng tham gia: một bộ phận quân đội

– Mục tiêu: có giới hạn và thường là quân sự

– Hậu quả: hạn chế hơn

■ Chiến tranh quốc tế & Nội chiến

Chủ thể

Chiến tranh Quốc tế (International/Outward War)

CT Vùng Vịnh 1991, 2003 Afganistan 2001

– Là cuộc chiến tranh giữa các chủ thể QHQT mà thường là quốc gia

Nội chiến (Civil/Inward War)

Mỹ 1861-1865 Sri Lanka, Sudan

– Là cuộc chiến tranh giữa các phe nhóm trong một quốc gia

■ Chiến tranh chính nghĩa & Chiến tranh phi nghĩa


Mục đích

Chiến tranh chính nghĩa (Just War) (Chiến tranh Giải phóng dân tộc, phòng vệ)

– Là chiến tranh có mục đích phù hợp với đạo đức nhân loại và luật pháp
quốc tế

Chiến tranh phi nghĩa (Unjust War) (Chiến tranh đế quốc, xâm lược)

– Là chiến tranh trái mục đích nhân loại và luật pháp quốc tế

3. VAI TRÒ CỦA XUNG ĐỘT VÀ CHIẾN TRANH TRONG QHQT

■ Làm thay đổi, xuất hiện hoặc biến mất Quốc gia

■ Làm tăng hoặc giảm quyền lực Quốc gia

■ Thường dẫn đến sự thay đổi cán cân quyền lực

■ Có thể dẫn đến sự thay đổi Hệ thống quốc tế

■ Làm thay đổi tính chất quan hệ giữa các chủ thể

 Chiến tranh là vấn đề trung tâm trong QHQT

BÀI 7 CÔNG CỤ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ


 Khái niệm: là những phương tiện được Quốc gia sử dụng trong QHQT để thực

hiện mục tiêu đối ngoại

 Các yếu tố quy định việc sử dụng công cụ

Năng lực/Quyền lực Quốc gia

Sự lựa chọn lý trí

 Các công cụ chính

Lực lượng quân sự (chiến tranh, răn đe…)

Ngoại giao

Công cụ kinh tế (thuế, viện trợ, cấm vận…)

Công cụ văn hoá (ngôn ngữ, nghệ thuật…)

Tuyên truyền đối ngoại (media, công luận....)

Tình báo (thông tin, gây tác động…)Phản ứng của đối tượng và HTQT

 Kết quả QHQT phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn công cụ gì và sử dụng như thế
nào
NGOẠI GIAO
1. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH

1.1. Khái niệm Ngoại giao (Diplomacy)

“Ngoại giao là quá trình chính trị, trong đó các thực thể chính trị, nhất là Quốc gia
thiết lập và duy trì quan hệ với nhau nhằm thực hiện chính sách và lợi ích của mình có
liên quan đến môi trường quốc tế”

1.2. Quá trình phát triển của Ngoại giao

 Thời Nguyên thủy: tự phát : thông điệp > sứ giả


 Thời Cổ đại:

Hi lạp: phái viên

Trung Quốc: sứ giả, thuyết khách

La Mã: Trao đổi ngoại giao với các nước và bộ lạc lân cận. Áp luật quốc gia vào quan
hệ đối ngoại

 không thường xuyên, hoạt động hạn chế

Phương Đông cổ đại: Gia Cát Lượng- nhà chính trị, quân sự, ngoại giao nổi tiếng thời
Tam Quốc. Ông đã thuyết phục họ Tôn liên minh chống Tào

 Thế kỷ 13-14 ở Vatican: hình thức gần với hiện đại


• Nhà ngoại giao chuyên nghiệp (được đào tạo)
• Đại diện thường trực phổ biến ở Châu Âu
• Chức năng mở rộng
 Thế kỷ 15-16 ở Châu Âu:
• Đối ngoại TĂNG à ra đời Sứ quán (Embassy)
• Thời Louis XIV, xuất hiện chế độ Lãnh thổ ngoài (Extraterritoriality) (quy chế
miễn trừ áp dụng luật nước sở tại)
 Thế kỷ 17-18:

Phát triển QHQT Ngoại giao liên châu lục

Xuất hiện Đoàn Ngoại giao (Diplomatic Corp) Tập hợp các nhà ngoại giao
nước ngoài ở thủ đô một nước

 Thế kỷ 19: Thiết lập cơ sở pháp lý

Hội nghị Vienna 1815 nêu lên sự cần thiết thống nhất ngoại giao và đề ra các
quy định chung cho ngoại giao
 Ngày nay

Số lượng chủ thể tăng  Ngoại giao mở rộng thành mạng lưới toàn cầu

QHQT phát triển  Ngoại giao đa dạng hoá

Vấn đề đảm bảo quan hệ đối ngoại  Hoàn thiệnnpháp lý quốc tế

Nhu cầu giảm xung đột  Vai trò ngoại giao tăng

- Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao 1961

- Công ước Vienna về quan hệ lãnh sự 1963

- Luật Điều ước quốc tế 1969

1.3. Một số hình thức hoạt động ngoại giao

 Ngoại giao song phương (Bilateral Diplomacy)


Khái niệm: Là nền ngoại giao giữa hai chủ thể nhằm điều hoà mối quan hệ giữa chúng

- Là hình thức ngoại giao đầu tiên và lâu đời


- Hiện vẫn chiếm phần lớn QHQT
- Xử lý nhiều vấn đề đa dạng nhất
 Ngoại giao đa phương (Multilateral Diplomacy)
Khái niệm: Nền ngoại giao giữa từ ba chủ thể QHQT trở lên nhằm xây dựng và điều
hoà mối quan hệ giữa chúng

- Nổi lên từ thế kỷ XIX nhằm giải quyết các vấn đề vượt khỏi quy mô song
phương
- Hiện phát triển mạnh và là đặc điểm của NG hiện đại

Loại hình: liên minh, TCQT, HN đa phương

 Ngoại giao pháo hạm (Gunboat Diplomacy)


Khái niệm: Là sự kết hợp quân sự với ngoại giao nhằm buộc đối thủ phải từ bỏ lợi ích
nào đó cho mình

- Là ngoại giao có tính tấn công


- Có từ xa xưa
- Thuật ngữ xuất hiện cuối tk18 khi các nước ĐQ hay sử dụng tàu chiến để áp đặt
chính sách lên nước khác
- Hiện vẫn còn tồn tại
 Ngoại giao cưỡng buộc (Coercive Diplomacy)
Khái niệm: Là sự kết hợp quân sự với ngoại giao nhằm buộc đối thủ từ bỏ hành động
nào đó

- Là ngoại giao có tính phòng thủ (đe doạ sử dụng sức mạnh để tránh phải sử
dụng sức mạnh nhiều hơn)
- Phổ biến trong lịch sử và hiện tại (Kosovo, Afghanistan, Iran, Trung Quốc…)
 Ngoại giao bí mật (Secret Diplomacy)
Khái niệm: Là những cuộc thương thảo và thoả thuận được giữ kín từ quá trình tiếp
xúc, bàn bạc đến nội dung và kết quả thoả thuận (Có thể bí mật một phần)

- Phổ biến trước Thế chiến I


- Đối tượng bí mật là nước khác, công chúng, báo giới, trong nội bộ hoặc tất cả
- Bí mật giúp hiệu quả nhưng dễ gây nghi ngờ, hiểu lầm, đề phòng và căng thẳng
 Ngoại giao công khai (Open Diplomacy)
Khái niệm: Là hoạt động ngoại giao ngược với ngoại giao bí mật

- W. Wilson đề ra trong Tuyên bố 14 điểm và được đưa vào Hiến chương của
Hội Quốc liên
- Sau đó, ngoại giao công khai đã tăng lên
- Dân chủ và công luận là áp lực khác
- Ngoại giao công khai dễ tạo tin cậy, được dư luận ủng hộ nhưng khó thoả hiệp,
nhân nhượng
 Ngoại giao Thượng đỉnh (Summit Diplomacy)
Khái niệm: Là hoạt động ngoại giao trực tiếp giữa các nguyên thủ QG

- Phổ biến thời quân chủ


- Nay vẫn hữu dụng bởi:
- Tránh được hiểu lầm
- Diện thảo luận rộng
- Đạt kết quả nhanh
- Còn để bày tỏ thái độ về quan hệ và vấn đề
 Ngoại giao Công dân (Ciizen Diplomacy) hay Ngoại giao Kênh II (Track-
Two Diplomacy)

Khái niệm: Là hoạt động ngoại giao giữa các chủ thể phi quốc gia

- Có từ lâu nhưng bị lấn át từ khi Nhà nước xuất hiện


- Hiện nay phát triển mạnh, giải quyết nhiều vấn đề trong QHQT, là nét mới của
ngoại giao hiện đại
- Vai trò tăng đối với Ngoại giao Kênh I: tác động, kết hợp, bổ sung
 Chiến dịch Ngoại giao (Diplomatic Campain)
Khái niệm: Là một loạt nỗ lực ngoại giao của một quốc gia nhằm vận động, thuyết
phục hay giải thích chính sách để đạt được sự hiểu biết, ủng hộ hay hợp tác của các
nước khác

- Ai Cập sau Hiệp ước David Camp 1978


- Anh trong cuộc chiến Malvinas 1982
- Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001

2. CHỨC NĂNG CỦA NGOẠI GIAO

2.1. Hoạnh định chính sách

 Bộ Ngoại giao cùng hệ thống ĐSQ và nhà ngoại giao là đầu mối hoạch định
CSĐN
 Quá trình

– Theo dõi, tổng hợp tình hình

– Đề xuất ý kiến, xây dựng chính sách đối ngoại

– Theo dõi việc thực thi và phản hồi

– Đề xuất ý kiến và biện pháp để bổ sung, hoàn thiện chính sách đối ngoại

2.2. Đại diện quốc gia (Đại sứ, Trưởng đoàn đàm phán, đại diện tại IGO)

 Được Nhà Nước uỷ quyền làm đại diện quốc gia trong công việc/lĩnh vực nào
đó
 Thay mặt quốc gia bảo vệ và mở rộng lợi ích quốc gia tại nơi họ làm đại diện
 Là kênh liên lạc giữa Quốc gia với nước sở tại hay IGO
 Là người phát ngôn và giải thích chính sách quan điểm của quốc gia

2.3. Bảo vệ lợi ích quốc gia và công dân


2.4. Nắm bắt thông tin

 Ngoại giao ra đời còn bởi nhu cầu thông tin và yêu cầu liên lạc nhanh chóng
 Thông tin và ý kiến của nhà ngoại giao khó thay thế
 Cách thức nắm bắt thông tin
 Hệ thống thông tin liên lạc giữa Sứ quán và trong nước

2.5. Xây dựng và sửa đổi luật lệ QHQT

 Nghiên cứu luật lệ quốc tế, nghiên cứu tình hình tham gia và thực hiện
 Tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương
- Đấu tranh đòi thiết lập TTKTQT mới
- Thảo luận và ký kết công ước quốc tế
- Soạn thảo, ký kết hiệp định song phương

2.6. Thương lượng

Khái niệm: là một sự liên lạc đặc biệt, trong đó các bên tiến hành đối thoại, trao đổi,
bàn bạc nhằm tìm cách đi đến điểm chung nào đó

 Mục tiêu chính: tìm kiếm điểm chung


 Ý nghĩa: - Giúp tránh xung đột

- Đặt cơ sở cho sự hợp tác

 Bản chất: Khoa học hay nghệ thuật?

ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ

- Các bên đều tin rằng đối thoại có lợi hơn

- Thực tâm muốn giải quyết bằng thương lượng

ĐIỀU KIỆN KHÁC

Không tranh chấp địa vị Có đi có lại

Trung thực Tinh thần thoả hiệp

Tuân theo ch/trình nghị sự Tôn trọng thoả thuận

Linh hoạt

 Cách thức là quá


trình mặc cả
(bargain)
 Hình thức:
- Gặp mặt trực tiếp (face to face)
- Gián tiếp qua trung gian (intermediary)
 Quá trình:
- Đàm phán sơ bộ (tạo niềm tin, địa điểm, thủ tục, tổ chức, thành phần, nghị
sự…
- Đàm phán chính thức

Báo cáo khai mạc-Bàn bạc trao đổi-Thoả thuận-Ký kết

3. VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO TRONG QHQT

3.1. Vai trò của ngoại giao trong QHQT

Thiết lập cơ sở hình thành và phát triển quan hệ (thông tin, thoả thuận, kênh liên lạc)

Giúp ngăn chặn chiến tranh và giải quyết xung đột (giải quyết tranh chấp bằng con
đường hoà bình)

Giúp nâng cao quyền lực quốc gia (liên minh, viện trợ, phân hoá kẻ thù..)

3.2. Quan điểm khác nhau về vai trò của Ngoại giao trong QHQT

 Chủ nghĩa Hiện thực: không đánh giá cao

Chỉ giải quyết xung đột tạm thời

Không thay đổi được sự vô chính phủ

 Chủ nghĩa Tự do: đánh giá cao

Nhu cầu phát triển làm tăng vai trò ngoại giao

Sự tham gia của chủ thể phi QG

Hình thức ngày càng phong phú

Là nhân tố hình thành cộng đồng quốc tế

BÀI 8 HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP


1. KHÁI NIỆM HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP

1.1. Khái niệm

 Khái niệm Hợp tác (Cooperation)


- Là sự tương tác giữa các chủ thể QHQT
- Là hành vi tương tác hoà bình
- Là cách thức phối hợp vì mục đích chung
- Đem lại kết quả như nhau cho các chủ thể (win-win)

Khái niệm: Hợp tác quốc tế là sự phối hợp hoà bình giữa các chủ thể QHQT nhằm
thực hiện các mục đích chung

 Khái niệm Hội nhập (Integration)


- Là quá trình kết hợp các đơn vị riêng rẽ
- Đích của quá trình là trạng thái chỉnh thể
- Động cơ tham gia hội nhập là lợi ích
- Các quốc gia phải nhường một số quyền cho chỉnh thể

Khái niệm: Hội nhập quốc tế là quá trình kết hợp các quốc gia vào một trạng thái của
chỉnh thể trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia

1.2. Quá trình

 Quá trình hợp tác quốc tế


Hợp tác tồn tại cùng các cộng đồng sơ khai

Hợp tác QT xuất hiện khi quốc gia ra đời

Phát triển dần dần về:

• Hình thức (liên minh, tổ chức quốc tế)

• Lĩnh vực (Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội)

• Quy mô (Liên quốc gia, khu vực, toàn cầu)

• Mức độ (phụ thuộc lẫn nhau)

• Chủ thể (Quốc gia và phi quốc gia)

 Hiện nay, là xu thế lớn trong QHQT, phổ biến khắp thế giới, lôi cuốn mọi chủ thể

 Quá trình hội nhập quốc tế


Diễn ra từ nửa cuối thế kỷ XIX

Tăng lên trong thế kỷ XX


Phát triển mạnh sau Chiến tranh lạnh

• Tổ chức quốc tế (EU)

• Hội nhập kinh tế (FTA)

 Hiện nay, là xu thế lớn trong QHQT, đặc biệt trong quan hệ kinh tế quốc tế

2. PHÂN LOẠI HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP

2.1. Phân loại hợp tác quốc tế

Cách 1: Theo lĩnh vực hoạt động

 Hợp tác chính trị


 Hợp tác văn hoá
…
 Hợp tác kinh tế
- Hợp tác thương mại
- Hợp tác đầu tư
- Hợp tác tài chính
- Hợp tác nông nghiệp

Cách 2: Theo quy mô không gian

 Hợp tác khu vực (EU, AU, ASEAN)


 Hợp tác toàn cầu (UN, WTO)

Cách 3: Theo số lượng chủ thể

 Hợp tác song phương (Hai nước)


 Hợp tác đa phương (Ba nước trở lên)

2.2. Phân loại hội nhập quốc tế

Cách 1: Theo lĩnh vực

 Hội nhập chính trị (EU đang tiệm cận)


 Hội nhập kinh tế (EU, NAFTA, AFTA)

Cách 2: Theo quy mô không gian

 Hội nhập khu vực (EU, NAFTA, ASEAN)


 Hội nhập toàn cầu (Chưa có)

Cách 3: Theo mức độ liên kết


 Khu vực thương mại tự do (Free Trade Area): Bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi
thuế quan
 Liên minh thuế quan (Custom Union): Thuế suất chung với bên ngoài
 Thị trường chung (Common Market): Tự do lưu thông vốn, lao động, tiền tệ,…
(mô hình Balassa)
 Liên hiệp kinh tế (Economic Union): Hoà hợp chính sách kinh tế, đồng tiền
chung
 Hội nhập kinh tế toàn bộ (Total Economic Integration): Thống nhất chính sách,
thể chế chung, hội nhập chính trị nhất định

2.3. Phân loại chung

 Dựa trên mức độ liên kết, tính ổn định và sự dài lâu


- Hợp tác
- Hội nhập

 Hội nhập là sự hợp tác nhưng ở mức độ cao hơn

3. VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP TRONG QHQT

3.1. Vai trò và các quan niệm khác nhau

Vai trò

 Thúc đẩy phát triển

- Bổ sung cho nhau

- Phối hợp giải quyết các vấn đề phát triển chung

 Giảm xung đột, duy trì hoà bình

- Tạo môi trường thuận lợi

- Thúc đẩy lợi ích chung

- Tạo cơ chế giải quyết tranh chấp

- Thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau

Quan niệm về vai trò của hợp tác và hội nhập trong QHQT

 Chủ nghĩa Hiện thực

- Xung đột là tuyệt đối, hợp tác là tạm thời

- Hợp tác không thay thế được xung đột

- Không quan tâm đến hội nhập


 Chủ nghĩa Tự do Mới

- Có thể giải quyết và thay thế xung đột

- Sẽ ngày càng tăng

- Quyết định tương lai thế giới

 Hợp tác tốt hơn xung đột nên có thể giải quyết và thay thế xung đột

3.2. Các phương án hội nhập quốc tế

Chủ nghĩa Chức năng (Functionalism)

 David Mitrany 1943 sau Hội Quốc liên


 Con đường và cách thức:

- Hợp tác kinh tế-xã hội trước, từ dưới lên

- Thiết lập TCQT trong hợp tác chức năng (các tổ chức hợp tác chuyên ngành trong
LHQ)

- Tiến dần đến hội nhập chính trị

 Đích: Hoà bình

Hệ thống hợp tác liên QG (ngang)

Chủ nghĩa Chức năng Mới (Neo-Functionalism)

 E. Haas, J. Monet trong thập kỷ 1950. Bổ sung thêm về lý luận (điều kiện hội
nhập)
 Con đường và cách thức:

- Hợp tác chức năng từ trên xuống (giới elite)

- Thiết lập các dự án hợp tác kinh tế lớn (cđ than thép Châu Âu)

- Hợp tác giải quyết các vấn đề chính trị

 Đích: Hoà bình

Thể chế chung liên QG (chiều dọc)


Chủ nghĩa Liên bang (Federalism)

 Xuất hiện từ lâu, nổi lên sau 1945


 Con đường và cách thức:

- Xây dựng thể chế trên quốc gia (khu vực, thế giới) Hạn chế/xoá bỏ vô chính phủ

- Quốc gia giảm chủ quyền như bang tự trị Giảm xung đột lợi ích quốc gia

 Đích: Chính phủ thế giới/Thể chế trên QG

Hoà bình

Chủ nghĩa Đa nguyên (Pluralism)

 Ra đời giữa những năm 1950


 Con đường và cách thức:

- Thế giới là đa nguyên, Quốc gia không nhất thể QHQT đa chủ thể

- QHQT có đa vấn đề đòi hỏi hợp tác giữa mọi chủ thể

- Hợp tác tăng xói mòn chủ quyền quốc gia (hội nhập ở ĐNÁ)

 Đích: Cộng đồng quốc tế và hoà bình

Chủ nghĩa Xuyên quốc gia (Transnationalism)

 J. Nye và R. Keohan trong thập kỷ 1970


 Con đường và cách thức:

- Sự nổi lên của các chủ thể phi quốc gia

- Sự tương tác ngày càng mạnh giữa các chủ thể phụ thuộc lẫn nhau

- Phụ thuộc lẫn nhau tăng hội nhập

 Đích: Sự liên kết tới mức nào đó

You might also like