bài trải nghiệm 10 minh thư

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HOÀ

TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

BÀI THU HOẠCH

HỌ VÀ TÊN: PHÙNG NGỌC MINH THƯ

LỚP: 10C8

Năm học 2022 – 2023

I.PHÂN HỮU CƠ LÀ GÌ ?
- Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ được dùng trong nông nghiệp, là loại phân
bón được là từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay phụ
phẩm từ sản xuất nông nghiệp, hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp.
Phân bón chứa các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng giúp tăng thêm độ
màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất
mùn và bổ dưỡng.

- Để sản xuất phân hữu cơ người ta tiến hành ủ rác, tàn dư thực vật, phân
chuồng, than bùn, phụ phẩm nông nghiệp. Nói cách khác, phân hữu cơ được
sản xuất từ những phế phẩm nông nghiệp sẽ bảo vệ môi trường sống và đem lại
hiệu quả cao trong nông nghiệp.

II. PHÂN HỮU CƠ CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ ?

Hầu hết phân hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K,
nguyên tố trung lượng và vi lượng cần thiết giúp cây trồng phát triển cân đối
cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra, phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh
dưỡng như khi sử dụng phân bón hóa học. Dưới đây là một số đặc điểm của
phân hữu cơ bạn cần nắm rõ

 Chứa hàm lượng hữu cơ dồi dào tốt cho đất và cây trồng
 Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng hàm lượng thấp
 Dinh dưỡng trong phân hữu cơ cần thời gian để phân hủy thành dạng dễ
tiêu cho cây trồng
 Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng cần sử dụng với số lượng lớn
 Có mùi, khi sử dụng loại phân chưa xử lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường
 Tác dụng đối với cây trồng chậm nhưng bền
III. THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG PHÂN HỮU CƠ
Trong phân hữu cơ thành phần chất hữu cơ thường đạt 22% trở lên và 15% trở
lên lượng khoáng chất. Sau khi được xử lý, phân hữu cơ rất giàu các thành
phần khoáng chất như: axit hữu cơ, peptit, đạm, lân, kali và một số vi lượng,
trung lượng có lợi. Vì phân hữu cơ có nguồn gốc đa dạng từ phân, chất thải gia
súc gia cầm, phụ phẩm các nhà máy thủy hải sản, phế phẩm nông nghiệp, rác
thải sinh hoạt… nên thành phần chính của từng nhóm phân hữu cơ này cũng
khác nhau.

 Nhóm phân động vật: có hàm lượng dinh dưỡng cao và khá đa dạng
như đạm (N), lân (P205), kali (K20), các chất trung lượng canxi (Ca),
magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si02). Ngoài ra còn có chứa các chất
vi lượng như Bo (B), Molipden (Mo), Coban (Co), đồng (Cu), kẽm
(Zn), Mangan (Mn), sắt (Fe).
 Nhóm phụ phẩm các nhà máy thủy hải sản: vỏ các loài nhuyễn thể
như vỏ sò, nghêu, ốc cung cấp các khoáng chất như canxi, magie, lưu
huỳnh, kẽm, sắt… và một số thành phần chất trung lượng khác, Trong
khi đó vỏ các loài giáp xác: như tôm, cua, ghẹ ngoài các khoáng chất
cơ bản chất khoáng canxi, magie, kẽm, sắt, coban… còn cung cấp một
chất rất quan trọng là chitosan. Chitosan là hoạt chất sinh học hữu ích
trong việc bảo vệ cây trồng chống lại một số bệnh về vi khuẩn hay
nấm. Thêm vào đó chất này còn giúp cây trồng tăng sức đề kháng,
chống lại bệnh hiệu quả.
 Nhóm tro, than bùn: chiếm t35-57% hàm lượng chất hữu cơ cung cấp
kali, silic, hàm lượng N, P vào loại khá. Đặc biệt loại phân hữu cơ dồi
dào chất dinh dưỡng này còn chứa hàm lượng các axit humic, axit
fulvic và humin.
IV. CÓ MẤY LOẠI PHÂN HỮU CƠ
Để thực hiện ủ phân tại nhà đạt hiệu quả cao, bạn cần nhận biết được các loại
phân hữu cơ phổ biến nhất hiện nay. Phân bón hữu cơ được chia thành 2 nhóm
chính:

 Phân bón hữu cơ truyền thống: phân xanh, phân chuồng, phân rác….
 Phân bón hữu cơ công nghiệp: phân bón hữu cơ sinh học, phân bón
hữu cơ vi sinh, phân chuồng phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ
khoáng.

Phân bón hữu cơ truyền thống


Về quá trình ủ phân tại nhà, phân bón hữu cơ truyền thống rất được ưa chuộng
bởi loại này rất dễ tìm và giá thành thấp. Bao gồm các loại như sau:

 Nguồn gốc từ phân gia súc, gia cầm, phụ phẩm trong sản xuất nông
nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, phân xanh, rác thải …được sử
dụng bằng các kỹ thuật ủ truyền thống.
 Phân bón hữu cơ truyền thống thường có hiệu lực chậm, thời gian xử
lý dài, và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Phân chuồng
 Phân chuồng có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật như phân gia
cầm, gia súc.
 Phân chuồng bao gồm các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và
vi lượng cung cấp cho cây trồng.
 Cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất tốt hơn, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp
và ổn định kết cấu đất, đặc biệt tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển
mạnh.

Phân xanh
Phân xanh là xác của các loại cây xanh được dùng làm phân hữu cơ tươi không
qua quá trình ủ hoai và thường được dùng để bón lót cho cây hàng năm.

Phân rác
Phân rác là loại phân hữu cơ chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, rơm rạ…
Phân được ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… cho đến khi
hoai mục.

Than bùn

 Than bùn phải qua chế biến thì mới có thể sử dụng được cho cây
trồng.
 Than bùn bón cải tạo rất tốt, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho
đất.

Phân bón hữu cơ công nghiệp


Khi ủ phân tại nhà, bên cạnh phân truyền thống thì phân bón hữu cơ công
nghiệp cũng được sử dụng khá phổ biến:

 Là những loại phân bón hữu cơ sử dụng quy trình công nghiệp chế
biến từ các chất hữu cơ.
 Khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng kỹ thuật công nghệ
tiên tiến để tạo ra những loại phân bón có chất lượng tốt.

Phân bón vi sinh

 Là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật
hữu ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải hữu cơ…
 Nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân hủy các chất
cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu.
 Tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm,
khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất.

Phân bón hữu cơ sinh học


Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất
hữu cơ và ít nhất một chất sinh học (axít fulvic, axít humic, axít amin,
vitamin…).

Phân bón hữu cơ vi sinh


Phân bón hữu cơ vi sinh được dùng để ủ phân tại nhà, là phân bón trong thành
phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất một loài vi sinh vật có ích.

Phân hữu cơ vi sinh cũng có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh
vật đất, giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Các vi sinh vật
làm tăng khả năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng.

V. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHÂN HỮU CƠ

* Ưu điểm của phân hữu cơ

Phân hữu cơ có nhiều ưu điểm như:

 Đa số các loại phân hữu cơ đều có hàm lượng chất hữu cao, cung cấp
cho cây trồng.
 Cải tạo đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng, làm thay đổi cấu trúc đất,
giúp đất tơi xốp hơn
 Cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách an toàn, ít gây ngộ độc, sốc phân
cho cây
 Không làm chua đất, cân bằng pH
 Tăng cường hiệu quả sử dụng phân hóa học
 Tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển
 Rẻ, tận dụng được các nguồn hữu cơ tại chỗ
 Góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái
 Giảm xói mòn đất

 Nhược điểm của phân hữu cơ

Bên cạnh các ưu điểm, phân hữu cơ cũng có những nhược điểm sau:
 Đa số các loại phân hữu cơ truyền thống đều có hàm lượng dinh dưỡng
thấp
 Phân hữu cơ phân giải chất dinh dưỡng chậm, cần ít nhất 10 – 15 ngày
cây mới hấp thu được, cung cấp không kịp thời dinh dưỡng được nếu cây
đang thiếu hụt nhiều
 Một số loại phân hữu cơ cần được xử lý trước khi bón nếu không dễ gây
bệnh cho cây trồng, và có mùi hôi
 Các loại phân hữu cơ thương mại chất lượng, giá thành thường rất cao
 Khối lượng phân cần dùng nhiều để đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng.

VI. MỘT VÀI CÁCH Ủ PHÂN HỮU CƠ TẠI NHÀ

Ngày nay, trồng rau xanh tại nhà trở nên khá phổ biến, vừa tự cung cấp
nguồn rau sạch cho gia đình vừa giảm stress sau những ngày làm việc.
Cùng với đó thì việc tự làm phân hữu cơ bón rau vừa đảm bảo hiệu quả,
vừa tiết kiệm được chi phí…

Ngoài việc sử dụng những nguyên liệu giá thể quen thuộc để trồng rau tại nhà,
chúng ta có thể tận dụng và tái chế các phế phẩm, rác thải, biến chúng thành
những nguồn dinh dưỡng cực kỳ hữu ích cho cây trồng chẳng hạn những
nguyên liệu như rác nhà bếp, bã đậu nành, xác trà, xác cà phê,…
1. Rác nhà bếp
Mỗi ngày chúng ta sinh hoạt đều để lại một lượng nhất định những rác thải nhà
bếp qua việc chế biến thức ăn thừa,… Chỉ cần tận dụng những nguyên liệu ấy
hoàn toàn có thể tạo thành một loại phân bón hữu cơ cực kỳ tốt cho cây trồng.
Bên cạnh đó còn giúp giảm thiểu rác thải ra môi trường.
Phân được ủ từ các loại rác nhà bếp này khi bón cho cây (đặc biệt là rau) sẽ
giúp rau phát triển cực tốt, rau xanh mơn mởn, và đặc biệt bón phân này an
toàn tuyệt đối không độc hại.
- Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Thùng ủ phân: Các loại thùng gỗ, thùng nhựa, thùng xốp..vv có dung lượng từ
20 – 120 lít (tùy vào lượng rác thải của gia đình).
Lưu ý: Đối với các thùng nhựa bị bịt kín nên khoan thêm vài lỗ nhỏ trên thân
thùng nhựa để có chỗ thoát nước
- Dụng cụ đảo trộn (gậy, thanh tre).
- Đất trồng không có phân hay chất hóa học và lá cây khô.
- Rác thải từ nhà bếp.
- Chế phẩm vi sinh: chế phẩm EM, Trichoderma…
Bước 2: Xác định vị trí đặt thùng ủ và phân loại rác nhà bếp:
- Xác định vị trí đặt thùng nhựa:
Vì là thùng chứa phân hữu cơ nên sẽ gây ra mùi, cần chọn nơi đặt thùng xa nơi
sinh hoạt và có thể tiếp cận được nhiều ánh sáng để đẩy nhanh quá trình phân
hủy rác.
Đặt thùng chứa tại nơi có chỗ thoát nước.
- Phân loại rác nhà bếp:
Rác thải từ nhà bếp cũng bao gồm chất thải vô cơ và hữu cơ. Những chất thải
vô cơ rất khó phân hủy trong đất như hộp sữa, túi nilong, ... Vì vậy cần loại bỏ
chúng trước khi ủ rác thải nhà bếp làm phân bón.
Một số loại rác thải hữu cơ từ nhà bếp như: hoa quả dư thừa, vỏ trái cây, cọng
rau, vỏ trứng, xương,… mỗi loại chứa những dưỡng chất khác nhau. Chúng là
nguyên liệu để ủ phân từ rác nhà bếp.
Bước 3: Ủ phân
Trộn đều các thành phần của rác nhà bếp
Bỏ rác nhà bếp vào thùng, chiều dày khoảng 4 – 5 cm, rắc một lớp men vi sinh
lên bề mặt rác trong thùng. Tiếp tục tiến hành bỏ một lớp rác nhà bếp và rắc
men lên bề mặt.
Hằng ngày có thể bổ sung thêm lượng rác nhà bếp lên trên nhưng đừng quên bổ
sung thêm lớp chế phẩm vi sinh trên bề mặt.
Để tăng độ hiệu quả phân giải và khử mùi tốt hơn, có thể bổ sung thêm mật rỉ
đường và bổ sung theo tỉ lệ là 1,0 lít rỉ mật đường cho 100 kg rác thải.
Để tránh thu hút ruồi, lóp cuối cùng trên mặt thùng nên là lớp đất và đậy kín
thùng chứa.
Bước 4: Đảo trộn và điều chỉnh độ ẩm
Sau khi trộn đều nguyên liệu và chế phẩm đậy kín nắp thùng sau 15 ngày mở ra
kiểm tra độ ẩm.
Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể
do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Khi thùng ủ phân quá khô: tưới nước lên trên
phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Nếu thùng ủ quá ướt
thì chúng ta thêm nguyên liệu khô như lá khô, rơm rạ.
Sau khoảng 1 tháng là có thể đưa ra sử dụng

Cách sử dụng:
- Sau khi lấy phân hữu cơ từ thùng ra nên để phơi từ 1 đến 2 ngày để giảm bớt
nhiệt độ mới đưa vào bón cho cây trồng.
Có 2 cách để sử dụng phân:
- Trộn đều với đất để chuẩn bị trồng mới, nên trộn với tỉ lệ 1: 3 (phân: đất).
- Hòa với nước để tưới cho cây hoặc bón xung quanh gốc cây 1 ít rồi tưới
nước.

2. Bã đậu nành:
Bã đậu nành là một loại phế phẩm sau quá trình làm đậu phụ hay sữa đậu nành.
Bã đậu nành thường được dùng để làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi;
ngoài ra, bã đậu nành còn là một nguyên liệu để làm phân bón cho cây trồng.
Trong bã đậu nành có chứa khoảng 50% protein so với hàm lượng protein có
trong hạt đậu nành và một sô khoáng chất, chất xơ, chất béo,…
Có hai cách sử dụng bã đậu nành làm phân bón như sau:
* Ủ bã đậu nành bón cây với chế phẩm nấm Trichoderma (ủ khô)
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bã đậu nành (được phơi khô hoặc nghiền thành dạng bột): 50 kg
- Phân lân: 10 kg
- Nấm Trichoderma: 01 kg
- Bao tải lót nilon để giữ nhiệt
Bước 2: Ủ phân
Trộn đều hỗn hợp 3 loại lại với nhau sau đó cho vào bao tải buộc kín sau 3
tháng có thể sử dụng. Khi cho vào bao tải có lót nilong độ ẩm sẽ được sinh ra
và trichoderma sẽ hoạt động vậy nên không cần phải đổ nước vào.
Cách sử dụng:
- Đối với hoa và cây cảnh: Trộn chung với đất để trồng hoặc sử dụng để bón
trực tiếp cho gốc cây hoa. Tỷ lệ bã trộn với đất trung bình cứ 1kg phân và 5-7
kg đất. Cứ định kỳ 1 tháng thì bón 0,5 kg phân bã đậu nành cho 1 gốc.
- Đối với rau màu: Sử dụng 1 kg phân bã đậu rắc đều ở trên mặt luống rau (từ 3
đến 5m2). Bón định kỳ từ 7 đến 10 ngày thì rắc 1 lần. Sau khi rắc bột phân thì
tưới thêm nước cho luống rau ( lưu ý chỉ nên tưới đủ ẩm). Khi thu hoạch rau
màu nên sử dụng phân bã đậu trước từ 3-4 ngày.
- Với các loại cây ăn trái và cây công nghiệp: Bón 1-2kg cho mỗi gốc, phụ
thuộc vào gốc to nhỏ khác nhau hoặc có thể xới nhẹ lớp đất ở xung quanh gốc
rồi rải đều phân xuống lấp đất lại. Tưới nước và giữ độ ẩm cho gốc cây bằng
rơm rạ, xơ dừa. Trung bình bón từ 1 đến 2 tháng 1 lần.
* Cách làm dịch đạm đậu nành (ủ ướt) :
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
- 10kg bã đậu nành (được phơi khô hoặc nghiền nhỏ)
- 500 ml men vi sinh phân giải protein
- Rỉ mật đường (đường phên hoặc đường mía): 600- 800ml
- Thùng hoặc chai lớn có nắp đậy kín: loại từ 30 lit
- Nước sạch: 20 lít ( Trong trường hợp sử dụng nước máy thì nên bơm ra chậu
và để lắng từ 2 -3 ngày)
Bước 2: Ủ phân
Hòa tan 600ml mật rỉ đường, men vi sinh cùng với 20 lít nước sạch, sau đó cho
10kg bã đậu nành vào và khuấy đều rồi ngâm trong khoảng từ 6 – 8 giờ đồng
hồ. (thu được hỗn hợp sệt sệt là đạt, không loãng cũng không đặc quá vì trong
một vài ngày đầu bột đậu sẽ còn nở ra). Đậy nắp lại và trong một tuần đầu 1
ngày mở ra khuấy đều 1 lần. Sang tuần thứ 2 – 3 ngày khuấy 1 lần sau 1 tháng
là có thể sử dụng.
Cách sử dụng:
Hòa loãng phân từ bã đậu nành với nước tỉ lệ 1:50 tưới định kỳ 2 tuần/lần đối
với cây hoa. Còn đối với cây rau màu và cây ăn trái tưới định kỳ tháng / lần.

3. Xác trà, xác cà phê


Phương pháp sử thường được sử dụng để bón cho các loại cây ưa axit như hoa
hồng, khoai tây, khoai lang, nha đam… Có 3 cách sử dụng xác trà/ xác cà phê
như sau:
Tận dụng xác trà sau khi sử dụng

Cách 1: Xác trà, xác cà phê dùng làm phân bón khô
- Rải xác trà, xác cà phê ra một tờ báo, để ở nơi khô ráo và phơi khô.
- Phơi khô từ 2-3 ngày và bảo quản trong túi kín. Không nên phơi quá 3
ngày để tránh việc làm chết các vi sinh vật có lợi do không đủ dinh dưỡng.
- Có thể rải trực tiếp lên các gốc cây rồi tưới một ít nước hoặc chôn xác
trà xuống đất. Cách làm này giúp trung hòa đất, tạo môi trường thuận lợi
khuyến khích các loài giun đất phát triển.
- Nên ủ xác trà, xác cà phê vào đất 2 tuần trước khi gieo trồng.
Cách 2: Ủ xác trà, xác cà phê
- Cho xác trà, xác cà phê đã qua sử dụng (tốt nhất trong vòng 36 giờ sau
khi pha trà) cho vào đống phân ủ, trộn đều hằng ngày để phân bón không chìm
xuống đáy thùng.
- Đợi khoảng 2-3 ngày cho đến khi phân ủ có mùi đất thì có thể sử dụng.
Cách 3: Sử dụng nước xác trà/ xác cà phê để tưới cây
Tưới cây bằng nước xác trà/ xác cà phê là phương pháp chăm sóc cây vô cùng
hiệu quả. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây còn giúp ngăn ngừa
nấm và phòng trừ sâu bệnh.
- Dùng xác trà/ xác cà phê đã sử dụng pha thêm với nước theo tỉ lệ 1:10
và tưới vào gốc cây
- Thực hiện từ 2-3 lần/ tuần.
Tự ủ phân hữu cơ tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản là những phế phẩm,
rác thải trong sinh hoạt hằng ngày giúp chúng ta tiết kiệm chi phí trồng rau, hạn
chế được lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày, quan trọng là đảm bảo cho vườn
rau sạch an toàn.

You might also like