Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

NHÓM 3

Nguyễn Thị Kim Thu Võ Thị Bích Trâm


Phạm Thị Thanh Ngân Mai Thị Phương Uyên
Nguyễn Thụy Huệ Vân Trần Thị Chòn
Nguyễn Thị Ngọc Hân Nguyễn Lê Duy
Ngô Thị Trúc Quỳnh Cao Thị Lan Anh
Dương Thị Nhớ Phạm Quốc Nhựt
Lê Thị Thúy Ngọc

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Toán lớp 1

Chủ đề: Các số đến 100

Bài dạy: So sánh các số (tiết 1)

(SGK CTST T1 – tr107)

Ngày soạn:…../…../……. Ngày dạy:…../…../……


I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Qua bài học, học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

- Phát hiện cách so sánh các số có hai chữ số bằng cách so sánh số chục rồi so sánh
số đơn vị.

- Rút ra được cách so sánh số có 2 chữ số và ghi nhớ cách so sánh.

- Biết sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại đối với nhóm không
quá 3 số.

- Vận dụng so sánh các số có hai chữ số để giải quyết các bài tập trong SGK và các
vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

* Phát triển năng lực:


- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: tự chuẩn bị, tìm hiểu bài học, tự giác tham gia thảo
luận nhóm, các hoạt động trong lớp học; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học
tập theo hướng dẫn của thầy cô.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi với bạn, giơ tay phát biểu, nêu ý
kiến trong quá trình học; hợp tác, tham gia thảo luận nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm, phát hiện được vấn đề và suy nghĩ
để tìm cách giải quyết vấn đề được đặt ra.
- Năng lực toán học:
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: Suy nghĩ và dùng văn nói để trả lời được
câu hỏi của GV; nói được cách so sánh số 14 và 17; 17 và 21; nói được cách tìm số
lớn nhất, bé nhất.
+ Năng lực mô hình hóa toán học: dùng que tính để thể hiện các số 14, 17, 21.
+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học: suy nghĩ tìm cách giải quyết các vấn đề của
GV, suy nghĩ xem cách lấy đủ các que tính theo yêu cầu, tìm cách so sánh số có 2
chữ số; tìm số lớn nhất, bé nhất trong 3 số, sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến
lớn, từ lớn đến bé.
+ Năng lực giao tiếp toán học: thảo luận về bài học trong nhóm và với giáo viên
(giơ tay phát biểu, nêu thắc mắc, trả lời câu hỏi,…)
+ Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng que tính để so sánh số
có 2 chữ số, sử dụng bảng con để ghi bài làm so sánh 31 và 22.
* Phát triển phẩm chất: Chăm chỉ tích cực tham gia học tập, thực hiện các nhiệm
vụ được giao; Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong trao đổi với giáo viên, trong
làm nhóm với bạn và làm bài tập; Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn
thành nhiệm vụ, hoàn thành bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK Toán 1, máy chiếu, que tính, powerpoint cho giáo án điện tử,
bộ đồ dùng dạy học.
2. Học sinh: SGK, bảng con, phấn, bộ đồ dùng học tập toán; các bó, mỗi bó có 1
chục que tính và các que tính rời.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thờ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
i
gian
5p 1. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tái hiện kiến
thức cũ thông qua trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
và kết nối vào bài học.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”.
+ Luật chơi: Trong vòng 10 giây chuẩn bị học
sinh nào giơ tay nhanh nhất (chơi khoảng 5
lượt) mà nêu được số có 2 chữ số và nói ra - Khi nghe hiệu lệnh bắt
đúng số chục, số đơn vị của số đó thì sẽ được đầu, HS thi nhau giơ tay.
thưởng mang về cho tổ mình một ngôi sao thi Ví dụ:
đua cuối tuần. + Số 79 thì số chục là số
7, số đơn vị là số 9.
+ Số 65 thì số chục là số
6, số đơn vị là số 5.
+ Số 81 thì số chục là số
8, số đơn vị là số 1.
+ Số 20 thì số chục là số
2, số đơn vị là số 0.
+ Số 13 thì số chục là số
1, số đơn vị là số 3.

- Nhận xét, tuyên dương và khen thưởng. - Lắng nghe.


- Giới thiệu vào bài mới: (chiếu tranh lên)

Hãy quan sát, trong vườn có 2 cây táo với số


lượng táo khác nhau, chị Mai ra vườn để hái - Lắng nghe.
táo, chị đang muốn so sánh số lượng táo ở 2
cây để xem cây nào có nhiều quả hơn. Sau khi
đếm thì cây thứ nhất có 31 quả, cây thứ hai có
22 quả. Vậy hai số này sẽ được so sánh như thế
nào, đây chính là 2 số có 2 chữ số. Như vậy để
giúp chị Mai tìm xem cây nào nhiều táo hơn thì
chúng ta cùng tìm hiểu cách so sánh các số có 2
chữ số thông qua bài học hôm nay.
- Gọi HS nhắc lại tựa bài, mở SGK trang 107
- “So sánh các số”
20p 2. KHÁM PHÁ
* Mục tiêu: Nhận biết cách so sánh số có 2
chữ số và rút ra cách so sánh.

* Cách tiến hành:

Hoạt động thành phần 1: Phát hiện cách so


sánh số có hai chữ số.

(1) So sánh hai số có số chục bằng nhau: 14 và


17

- Chia lớp học thành các nhóm đôi và giao việc


cho mỗi nhóm.
- Lấy 14 que tính và nêu
+ Một bạn lấy 14 que tính. Và nêu cách lấy.
cách lấy: lấy 1 bó chục và
4 que tính lẻ sẽ được 14
que tính.
+ Một bạn khác lấy 17 que tính. Và nêu cách
- Lấy 17 que tính và nêu
lấy.
cách lấy: lấy 1 bó chục và
Hỏi: 7 que tính lẻ sẽ được 17
que tính.
+ 14 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - 14 gồm 1 chục và 1 đơn
+ 17 gồm mấy chục và mấy đơn vị? vị.
- 17 gồm 1 chục và 7 đơn
vị.
- Yêu cầu HS hãy so sánh số que tính của hai - Có 2 TH: 17 que tính
bạn trong cùng 1 nhóm. Vì sao lại so sánh như nhiều hơn 14 que tính vì:
vậy? + TH1: đếm thấy số lượng
nhiều hơn.
+ TH2: đều có bó 1 chục
bằng nhau mà 17 có 7 que
tính lẻ nhiều hơn 14 có 4
que tính lẻ.
- Cách nào là cách nhanh và chính xác nhất? - Cách: đều có bó 1 chục
bằng nhau mà 17 có 7 que
tính lẻ nhiều hơn 14 có 4
- Nhận xét, chốt lại: 14 que tính và 17 que tính que tính lẻ.
giống nhau là đều có 1 chục que tính, 4 que tính - Quan sát và lắng nghe.
lẻ ít hơn 7 que tính lẻ nên 14 que tính ít hơn 17
que tính. (Cầm que tính vừa thực hiện vừa nói
cho cả lớp nghe).

+ Vậy 17 que tính như thế nào so với 14 que


- 17 que tính nhiều hơn 14
tính?
que tính.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Giảng: “Ở số 14 và số 17 ta thấy: 1 chục = 1
chục, 4 đơn vị nhỏ hơn 7 đơn vị. Nên 14 bé
hơn 17 hay 17 lớn hơn 14.

+ Gọi 2 HS lên bảng điền dấu giữa hai số 14 và


17. - Viết: 14< 17; 17> 14.

- Yêu cầu HS đọc lại. - Đọc: “17 > 14, 14< 17”
- Muốn so sánh các số có 2 chữ số có số chục
bằng nhau ta làm như thế nào? - Muốn so sánh số có 2
chữ số có số chục bằng
nhau ta so sánh số đơn vị
của chúng, số đơn vị của
số nào lớn hơn thì số đó
lớn hơn.
- Nhận xét, chốt lại: Muốn so sánh số có 2 chữ
số có số chục bằng nhau ta so sánh số đơn vị
của chúng, số đơn vị của số nào lớn hơn thì số
đó lớn hơn và ngược lại.

- Cho HS nhắc lại. - Nhắc lại.

(2) So sánh 2 số có số chục khác nhau:

17 và 21

- Hỏi:

+ 17 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + Gồm 1 chục và 7 đơn


vị.
+ 21 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
+ Gồm 2 chục và 1 đơn
- Các em hãy so sánh hai số 17 và 21 để rút ra vị.
kết luận. + 1 chục < 2 chục , kết
luận 17 < 21.
+ 2 chục > 1 chục, kết
- Nhận xét. luận 21 > 17.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS hãy sắp xếp ba số 14, 17, 21 theo + Từ bé đến lớn: 14, 17,
thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé lần lượt 21.
vào bảng con. + Từ lớn đến bé: 21, 17,
- Muốn so sánh các số có 2 chữ số mà số chục 14.
khác nhau thì ta làm như thế nào?
- Muốn so sánh các số có
- Nhận xét, chốt lại: “Muốn so sánh các số có hai chữ số, số nào có số
hai chữ số, số nào có số chục lớn hơn thì số đó chục lớn hơn thì số đó lớn
lớn hơn, số nào có số chục nhỏ hơn thì số đó hơn.
nhỏ hơn”
- Cho HS nhắc lại. - Nhắc lại.
Hoạt động thành phần 2: Rút ra quy tắc so
sánh các số có 2 chữ số và ghi nhớ.

- Từ việc so sánh các số có 2 chữ số mà có số


- Muốn so sánh các số có
chục giống nhau và khác nhau. Em nào hãy nêu
2 chữ số, ta so sánh số
cách so sánh các số có 2 chữ số?
chục trước, số nào có số
chục lớn hơn thì số đó lớn
hơn. Nếu số chục của hai
số bằng nhau thì so sánh
tiếp số hàng đơn vị, số
nào có số hàng đơn vị lớn
hơn thì số đó lớn hơn.
- Nhận xét. - Lắng nghe.

=> Chốt lại quy tắc: Khi so sánh số có 2 chữ


số, ta so sánh số chục trước, số nào có số chục
lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. Nếu số
chục của hai số bằng nhau thì ta so sánh tiếp
số đơn vị. Nếu số nào có số đơn vị lớn hơn thì
số đó lớn hơn, số nào có số đơn vị nhỏ hơn thì
số đó nhỏ hơn.

+ Cho HS đọc lại quy tắc. - Đọc lại quy tắc.

- Chúng ta đã học cách so sánh số có 2 chữ số, - Lắng nghe, quan sát.
vậy giờ chúng ta cùng giúp chị Mai xem số
lượng táo bên cây nào nhiều hơn nhé (chiếu lại
video).

+ Cây thứ nhất có 31 quả, cây thứ hai có 22


quả. Bây giờ các em hãy so sánh số 31 và 22 để - 31 và 22 có:
xem số nào lớn hơn. Yêu cầu HS trình bày vào Vì 3 chục > 2 chục
bảng con. Nên 31 > 22 hay 22< 31.
+ Vậy số táo cây nhứ nhất như thế nào so với
số táo của cây thứ hai? + Số táo ở cây thứ nhất
nhiều hơn cây thứ hai.
=> Nhận xét, tuyên dương, lời gửi cảm ơn của
chị Mai đến với cả lớp (trình chiếu).

8p 3. Thực hành -luyện tập


* Mục tiêu: So sánh đúng các số có 2 chữ số.
* Phương pháp: dạy học dựa trên các hoạt
động, giải quyết vấn đề, thực hành.
* Hình thức: cá nhân, lớp.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, dùng dấu >, <, = - Làm bài tập vào vở.
để so sánh: 25 và 31 ; 39 và 30 (quan sát, hỗ trợ
khi cần thiết).
- Gọi HS trình bày bài làm. - 2 HS lên bảng làm bài.
+ 2 HS lên bảng trình bày bài làm. Đáp án đúng:
+ 25 và 31
2 chục < 3 chục
nên 25 < 31
+ 39 và 30
3 chục = 3 chục
9 đơn vị > 0 đơn vị
nên 39 > 30
- Sửa bài làm của 2 HS trên bảng. - Quan sát, lắng nghe.
+ Gọi HS nhận xét bài làm. + Nhận xét.
+ GV nhận xét, tuyên dương nếu làm đúng, sửa
lại nếu làm chưa đúng. - Cùng kiểm tra bài của
- Yêu cầu 2 bạn cùng bàn kiểm tra xem bạn nhau, sửa lại nếu sai.
mình đã làm đúng chưa, nếu chưa thì sửa lại.
5p 4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Giúp các em áp dụng kiến thức đã
học vào thực tế: So sánh số tuổi của người thân
trong gia đình với bạn cùng bàn.
* Phương pháp: dạy học dựa trên các hoạt
động, thực hành.
* Hình thức: nhóm, lớp.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS chọn ra người trong gia đình mà - HS tiến hành so sánh
em yêu thích có số tuổi là 2 chữ số để so sánh tuổi của người mà mình
với bạn cùng bàn và trình bày kết quả. yêu quý.
Ví dụ: So sánh tuổi cha của bạn A với tuổi cha
của bạn B, tuổi cha của bạn C với tuổi ông của
bạn D,…. (GV quan sát, hướng dẫn khi cần
thiết)
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả. (Gọi 1 vài - Đại diện trình bày kết
nhóm). quả của nhóm mình.
Ví dụ: cha của bạn A 37
tuổi, ông của bạn B là 56
tuổi.
Vì 3 chục < 5 chục
nên 37 < 56
Kết luận: cha của bạn A
nhỏ tuổi hơn ông của bạn
B.
- GV nhận xét, đánh giá, khen thưởng cả lớp
bằng một tràng pháo tay.
* Dặn dò:
- Hôm nay các em đã học bài gì? - So sánh các số.
- Gọi HS nhắc lại cách so sánh số có hai chữ - Khi so sánh số có 2 chữ
số. số, ta so sánh số chục
trước, số nào có số chục
lớn hơn thì số đó lớn hơn
và ngược lại. Nếu số chục
của hai số bằng nhau thì
ta so sánh tiếp số đơn vị.
Nếu số nào có số đơn vị
lớn hơn thì số đó lớn hơn,
số nào có số đơn vị nhỏ
hơn thì số đó nhỏ hơn.
- Dặn: Về nhà các em tập rèn luyện cách so - Lắng nghe.
sánh các số có 2 chữ số. Chuẩn bị phần còn lại
của bài: So sánh các số có 2 chữ số (tiết 2).

You might also like