Giáo Trình TH C Hành CNSXDP 2022

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 90

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA DƯỢC, BỘ MÔN BÀO CHẾ - CÔNG NGHỆ DƯỢC

Giáo trình
THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM
Chủ biên: PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng
Thành viên tham gia:
TS. Đoàn Thanh Hiền
ThS. Phạm Thị Phương Dung
ThS. Nguyễn Hoàng Việt

Hà Nội 2022
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ Dược bao gồm công nghệ sản xuất nguyên liệu làm thuốc và
công nghệ sản xuất các dạng thuốc. Giáo trình “Thực hành Công nghệ sản xuất
dược phẩm” được biên soạn làm tài liệu học tập cho sinh viên Dược hệ chính quy
Trường Đại học Đại Nam chỉ đề cập đến công nghệ sản xuất một số dạng thuốc
với mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động và cách vận hành sử dụng các thiết bị
dùng trong công nghệ sản xuất.
- Trình bày được quy trình sản xuất dạng thuốc.
- Thực hành triển khai được các công đoạn trong quy trình sản xuất thuốc thành
phẩm theo lô mẻ.
- Đánh giá được các chỉ tiêu kỹ thuật trọng yếu cần kiểm soát trong các công
đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm.
- Phân tích được vai trò, ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật thiết bị, chỉ tiêu
kỹ thuật của nguyên liệu và bán thành phẩm trong sản xuất đến chất lượng của
thành phẩm.
Quy trình sản xuất bao gồm nhiều giai đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu, bán
thành phẩm đến hoàn thiện thành phẩm. Các kỹ thuật cơ bản trong công nghệ
được thực hành riêng trong từng bài, bố trí liên hoàn có đánh giá các chỉ tiêu chất
lượng trong từng giai đoạn, tạo cho sinh viên có nhận thức về tính hệ thống chặt
chẽ trong quy trình sản xuất dược phẩm.
Nội dung thực hành công nghệ sản xuất dược phẩm được thực hiện trên
quy trình sản xuất một số dạng thuốc gồm 2 học phần.
Nội dung của học phần 1:
- Nghiền – xay – khuấy trộn.
- Sản xuất thuốc tiêm Lidocain 2%.
- Sản xuất thuốc tiêm Vitamin C 10%.
- Sản xuất thuốc tiêm đông khô Pantoprazol.
- Sản xuất thuốc mỡ Tetracyclin 1%.
- Sản xuất cream Cloramphenicol 1%.
- Sản xuất pellet Omeprazol 8,5% bao tan ở ruột.
- Sản xuất pellet Natri diclofenac tác dụng kéo dài.
Nội dung của học phần 2:
- Sản xuất viên nén vitamin B1 100mg bằng phương pháp dập thẳng.
- Sản xuất viên nén vitamin C 100mg bằng phương pháp dập cán hạt khô.
- Sản xuất viên nén paracetamol 375mg bằng phương pháp xát hạt ướt.
- Sản xuất viên nén natri diclofenac 75mg bao tan ở ruột.
- Sản xuất vi nang acid folic, vi nang vitamin C.
- Sản xuất nang cứng sắt fumarat, vitamin C, acid folic, vitamin B12.
- Sản xuất nang mềm vitamin A 5000UI, vitamin D 5000UI.
- Sản xuất nang mềm dầu gấc, selen nấm men, vitamin C.
Một học phần có 8 bài thực hành tương ứng với nội dung thực hiện các
giai đoạn trong quy trình sản xuất một số dạng thuốc nêu trên.
Biên soạn cuốn sách này trên cơ sở rút kinh nghiệm từ cuốn “Thực hành
Công nghệ sản xuất dược phẩm” trước, tập thể tác giả mong muốn giúp người học
chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả học tập.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng cuốn tài liệu này chắc chắn còn có thiếu sót,
chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ người đọc để lần xuất bản
sau tài liệu được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng trường, Ban giám hiệu, Thư
viện trường Đại học Đại Nam đã tạo mọi điều kiện để cuốn sách được xuất bản.

Các tác giả


MỤC LỤC
NỘI DUNG CÁC BÀI THỰC HÀNH VÀ CÁCH TRIỂN KHAI .......................1
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM 1 ........................................................3
BÀI 1. XAY – RÂY NGUYÊN LIỆU.....................................................................4
BÀI 2. SẢN XUẤT THUỐC TIÊM LIDOCAIN 2%...........................................8
BÀI 3. SẢN XUẤT THUỐC TIÊM VITAMIN C 10% .....................................12
BÀI 4. SẢN XUẤT THUỐC TIÊM ĐÔNG KHÔ PANTOPRAZOL..............16
BÀI 5. SẢN XUẤT THUỐC MỠ TETRACYCLIN 1%....................................20
BÀI 6. SẢN XUẤT CREAM CLORAMPHENICOL 1% .................................24
BÀI 7. SẢN XUẤT PELLET OMEPRAZOL 8,5%...........................................29
BÀI 8. SẢN XUẤT PELLET NATRI DICLOFENAC TÁC DỤNG KÉO DÀI
.................................................................................................................................34
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM 2 ......................................................40
BÀI 1. SẢN XUẤT VIÊN NÉN VITAMIN B1 ....................................................41
BÀI 2. SẢN XUẤT VIÊN NÉN VITAMIN C .....................................................45
BÀI 3 – BÀI 4. SẢN XUẤT VIÊN NÉN PARACETAMOL 375mg .................50
BÀI 5 – BÀI 6. SẢN XUẤT VIÊN NÉN NATRI DICLOFENAC 75mg BAO
TAN Ở RUỘT ........................................................................................................56
BÀI 7. SẢN XUẤT VI NANG VITAMIN C, VI NANG ACID FOLIC ...........63
BÀI 8. SẢN XUẤT NANG CỨNG SẮT FUMARAT, VITAMIN C, ACID
FOLIC ....................................................................................................................70
BÀI 9. SẢN XUẤT NANG MỀM DẦU GẤC, VITAMIN C, SELEN NẤM
MEN........................................................................................................................74
BÀI 10. SẢN XUẤT NANG MỀM VITAMIN A 5000UI, VITAMIN D 500UI
.................................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................86
NỘI DUNG CÁC BÀI THỰC HÀNH VÀ CÁCH TRIỂN KHAI

Các bài thực hành công nghệ sản xuất dược phẩm học phần 1 (từ bài 2 trở đi)
và học phần 2 đều có các mục với nội dung như sau:
1. Mục tiêu thực hành
- Thực hiện được quy trình sản xuất thuốc (thành phẩm thuốc viên, thuốc
mỡ, thuốc tiêm, thuốc viên nang và chế phẩm vi nang có trong từng bài).
- Đánh giá kiểm soát được các thông số của trang thiết bị, các chỉ tiêu kỹ
thuật của bán thành phẩm trong các giai đoạn của quá trình sản xuất.
- Thu được thành phẩm đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V, quy định
chung cho thành phẩm (thuốc viên, thuốc mỡ, thuốc tiêm) và chế phẩm (vi
nang) .
2. Nội dung thực hành - trang thiết bị - nguyên vật liệu
Nội dung thực hành Trang thiết bị Nguyên vật liệu
Thực hiện quy trình sản Nêu trong quy trình sản xuất mục đặc điểm nguyên
xuất thuốc thành phẩm phụ liệu và danh mục trang thiết bị
hoặc chế phẩm.

3. Kiến thức cần sử dụng trong bài thực hành


Quy trình sản xuất chế phẩm và thành phẩm:
3. 1. Đặc điểm thành phẩm.
3. 2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
3. 3. Danh mục trang thiết bị
3. 4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
3. 5. Mô tả cách tiến hành các giai đoạn
Các nội dung từ mục 3.1 đến 3.5 nêu trên được trình bày cụ thể trong từng
bài theo các chế phẩm và thành phẩm cần thực hành sản xuất.
Các mục dưới đây trong quy trình sản xuất có nội dung chung cho các bài
như sau:

1
3. 6. Chế độ vệ sinh vô khuẩn
Đảm bảo chế độ vệ sinh vô khuẩn theo GMP đối với nhà xưởng, phòng
sản xuất, người tham gia sản xuất, trang thiết bị.
3. 7. Kỹ thuật an toàn lao động
Người tham gia sản xuất được trang bị mũ, khẩu trang, thực hiện tuân thủ
quy trình thao tác chuẩn trong từng công đoạn sản xuất.
3. 8. Phương pháp kiểm soát, kiểm nghiệm
Kiểm soát đầy đủ thông số kỹ thuật của thiết bị và các chỉ tiêu kỹ thuật của
nguyên liệu, bán thành phẩm trong từng giai đoạn sản xuất theo quy trình đề ra.
Kiểm nghiệm thành phẩm theo tiêu chuẩn cơ sở. Các phương pháp kiểm soát
kiểm nghiệm được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật.
3. 9. Dư phẩm, phế phẩm
Dư phẩm bột kép trên máy, viên nén phế phẩm được cán vỡ qua rây, trộn
thành bột kép để sử dụng trong lô sản xuất tiếp sau.
4. Triển khai nội dung thực hành
- Thực hiện đủ theo mục 3.5 của quy trình sản xuất thuốc thành phẩm hoặc
chế phẩm (mô tả cách tiến hành các giai đoạn sản xuất).
- Thực hiện các công việc trên các thiết bị tuân thủ đúng các hướng dẫn sử
dụng máy.
- Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật trong
từng giai đoạn theo các phương pháp nêu trong tài liệu kỹ thuật.
5. Báo cáo kết quả
- Số liệu kiểm soát, kiểm nghiệm trong từng giai đoạn được tập hợp và lưu
vào hồ sơ lô sản xuất.
- Ghi nhận xét về các sự cố và khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện
quy trình sản xuất, nguyên nhân và cách khắc phục.
6. Câu hỏi lượng giá

2
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM 1

3
BÀI 1. XAY – RÂY NGUYÊN LIỆU

Mục tiêu thực hành


- Sử dụng được máy xay búa, máy xay đinh, máy nghiền bi.
- Thực hiện được kỹ thuật rây để phân loại kích thước tiểu phân.
- Chuẩn bị được nguyên liệu dược chất, tá dược, xác định được một số chỉ tiêu
kỹ thuật của nguyên liệu: thành phần phân đoạn, kích thước tiểu phân, hình
dạng tiểu phân, độ ẩm của nguyên liệu.

1. Nội dung thực hành - trang thiết bị - nguyên vật liệu


Nội dung thực hành Trang thiết bị Nguyên vật liệu
- Bộ rây
1. Xác định kích thước
- Cân kỹ thuật
tiểu phân (% phân
- Máy rung rây
đoạn). - Paracetamol
- Máy xay búa
2. Xay rây chuẩn bị - Natri diclofenac
- Máy xay đinh
nguyên liệu - Tetracyclin HCL
- Máy nghiền bi
3. Xác định hình dạng tiểu - Avicel PH 102
- Kính hiển vi có trắc
phân - Lactose
vi thi ̣kính
4. Xác định độ ẩm của
- Máy xác định nhanh
nguyên liệu độ ẩm

2. Kiến thức cần sử dụng trong thực hành


2.1. Các lực phân chia làm giảm kích thước nguyên liệu khi máy xay hoạt
động
Tùy kiểu máy xay các lực sau đây được phát huy chiếm ưu thế:
- Lực cắt trong máy xay cắt,
- Lực mài trong máy xay đĩa,
- Lực đập và mài trong máy nghiền bi,
- Lực đập và cắt trong máy xay đinh, máy xay búa.
2.2. Vai trò của rây

4
Rây được lắp vào máy xay làm tăng hiệu suất xay nghiền của máy và đảm
bảo độ mịn của nguyên liệu thu được qua cỡ rây xác định cần thiết trong công
nghệ sản xuất.
2.3. Cơ sở lý thuyết, lựa chọn thông số của máy nghiền bi
Tốc độ quay (n) của trống quay được chọn phụ thuộc đường kính (D) của
trống tính theo công thức 𝑛 = 32⁄√𝐷 (vòng/phút).
Lượng bi nạp vào trống quay không quá 1/3 thể tích trống quay.
Xay mịn (cho bột nguyên liệu sau khi xay nhỏ hơn 74 micromet) cần tỷ lệ
chiều dài / đường kính trống quay khoảng 1,64.
Đường kính viên bi (Dbi) phụ thuộc kích thước tiểu phân nguyên liệu ban
đầu (D0) và kích thước tiểu phân bột sau khi rây (Dt) theo công thức:
𝐷𝑏𝑖 = 6𝑙𝑔𝐷𝑡 ⁄√𝐷0
3. Triển khai thực hành
3. 1. Xác định thành phần phân đoạn, kích thước tiểu phân của nguyên liệu
Thực hiện riêng đối với từng loại nguyên liệu paracetamol, natri clofenac,
tetracyclin HCL, Avicel, lactose như sau:
Cân 100g nguyên liệu, đem rây trên máy rây rung với bộ rây 250, 180, 125,
80 micromet. Các phân đoạn bột thu được (lớn hơn 250, 250 – 180, 180 – 125,
125 – 80, nhỏ hơn 80) đem cân và tính tỷ lệ (%) từng phân đoạn trên tổng khối
lượng bột
3. 2. Xay rây nguyên liệu paracetamol, natri diclofenac
Thực hiện riêng từng loại nguyên liệu như sau:
- Cân 700g paracetamol, 300g natri clofenac, qua rây 250 micromet
- Bột nguyên liệu thô lớn hơn 250 micromet được xay trên máy xay búa hoặc
xay đinh có lắp rây 250, gộp toàn bộ nguyên liệu đã xay được vào túi PVC
ghi nhãn để sử dụng trong bài thực hành tiếp theo.
3. 3. Xay rây nguyên liệu tetracyclin HCL
- Cân 100g tetracyclin HCL, cho vào trống quay của máy nghiền bi đã có các
viên bi, cho máy hoạt động.

5
- Sau 1h, 2h, 3h xác định lượng bột mịn đã xay qua rây 80 micromet (cần vét
sạch lượng bột mịn dính trong trống quay và trên mặt viên bi)
3. 4. Xác định hình dạng tiểu phân bột nguyên liệu trước và sau khi xay
Dùng kính hiển vi để quan sát hình dạng tiểu phân bột nguyên liệu bằng
cách phân tán một lượng bột trên đầu đũa thủy tinh lên lam kính trong một giọt
dầu l parafin làm môi trường quan sát.
- Thực hiện trên 5 mẫu nguyên liệu paracetamol, natri diclofenac, tetracyclin
HCL, Avicel PH 102, lactose
- Riêng bột tetracyclin sau khi xay mịn nhỏ hơn 80 micromet có thể xác định
thành phần phân đoạn, kích thước tiểu phân trên kính hiển vi có trắc vi thị
kính.
3. 5. Xác định độ ẩm của bột nguyên liệu
Dùng máy xác định nhanh độ ẩm của bột xác định độ ẩm của 5 loại nguyên
liệu nêu trên.
4. Báo cáo kết quả
Số liệu thu được về thành phần phân đoạn kích thước tiểu phân, độ ẩm của
bột nguyên liệu, hình dạng tiểu phân được ghi chép lưu vào hồ sơ lô dùng cho các
bài sau.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày nguyên tắc hoạt động của 3 loại máy xay : xay búa, xay đinh,
nghiền bi.
- So sánh hiệu quả xay nghiền của máy nghiền bi với máy xay keo.
- Phân tích ý nghĩa của việc kiểm soát các chỉ tiêu: độ ẩm, kích thước tiểu
phân, hình dạng tiểu phân trong quy trình sản xuất thuốc viên.
- Trình bày nguyên tắc của các phương pháp xác định kích thước tiểu phân.
- Trình bày đặc tính của các loại Avicel, trường hợp sử dụng.
- Xay nguyên liệu tetracyclin được thực hiện trên thiết bị:
A.Máy nghiền búa B.Máy nghiền đinh

6
C.Máy nghiền bi D.Cả 3 đáp án trên

- Nguyên liệu Paracetamol sau khi xay rây có kích thước tiểu phân là:
A.Lớn hơn 250 µm B.Nhỏ hơn 250 µm
C.Nhỏ hơn 125 µm D.Nhỏ hơn 80 µm

- Nguyên liệu Natri diclofenac sau khi xay rây có kích thước tiểu phân là:
A.Lớn hơn 250 µm B.Nhỏ hơn 250 µm
C.Nhỏ hơn 125 µm D.Nhỏ hơn 80 µm

- Nguyên liệu tetracyclin sau khi xay rây có kích thước tiểu phân là:
A.Lớn hơn 250 µm B.Nhỏ hơn 250 µm
C.Nhỏ hơn 125 µm D.Nhỏ hơn 80 µm

- Lực phân chia làm giảm kích thước nguyên liệu chiếm ưu thế trong máy xay cắt là:
A.Lực cắt B.Lực mài
C.Lực đập D.Cả 3 đáp án trên

- Lực phân chia làm giảm kích thước nguyên liệu chiếm ưu thế trong máy nghiền bi là:
A.Lực cắt B.Lực mài
C.Lực đập D.Cả B&C đều đúng

- Mục đích rây nguyên liệu là để phát hiện dị vật:


A.Đúng B.Sai
- Máy nghiền bi là thiết bị làm việc liên tục:
A.Đúng B.Sai
- Máy trộn lập phương là thiết bị trộn kiểu có cánh khuấy:
A.Đúng B.Sai

7
BÀI 2. SẢN XUẤT THUỐC TIÊM LIDOCAIN 2%

1. Đặc điểm thành phẩm


- Tên thành phẩm: thuốc tiêm lidocain 2%
- Công thức:
Thành phần 1 ống 1000 ống
Lidocain HCl 40 mg 40 g
Dinatri hydrophosphat khan 1,74 mg 1,74 g
Natri dihydrophosphat khan 0,38 mg 0,38 g
Natri clorid 8,00 mg 8,00 g
Nước cất pha tiêm vđ 2,00 ml 2 L

- Quy cách bao bì đóng gói: hộp giấy chứa 1 vỉ có 10 ống thuốc tiêm lidocain
2% (ống 2ml)
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Lidocain HCl BP2017
Dinatri hydrophosphat khan DĐVN V
Natri dihydrophosphat khan DĐVN V
Natri clorid DĐVN V
Nước cất pha tiêm vđ DĐVN V
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Bàn pha chế vô khuẩn VN
Cân kỹ thuật điện tử Đức
Máy khuấy Trung Quốc
Máy đóng thuốc tiêm Trung Quốc
Nồi hấp tiệt khuẩn Trung Quốc
Máy đo độ trong Ấn Độ

8
Máy đo pH Đức
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

- Lidocain HCl - Các chỉ tiêu chất lượng của


1. Chuẩn bị
- Na2HPO4 dược chất, tá dược.
Dược chất, tá dược
- NaH2PO4 - Đúng khối lượng.
(Cân)
- NaCl

- Nước pha tiêm - Đúng thể tích.


- Dung dịch 2. Hòa tan - Tốc độ trộn, thời gian khuấy
HCl 1M, NaOH (dung dịch thuốc) trộn.
1M - pH

- Áp suất lọc, cỡ lỗ lọc 0,2µm.


3. Lọc - Độ trong.

- Thể tích (2ml) sai số thể tích


Ống thủy tinh 4. Đóng hàn ống
- Độ kín.

- Nhiệt độ (1210C), thời gian


5. Tiệt khuẩn
(15 phút)

6. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
- Kiểm tra dược chất, tá dược đạt yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng.
- Các thành phần được cân đong đúng khối lượng, thể tích theo công thức lô.
5.2. Hòa tan

9
Hòa tan Na2HPO4, NaH2PO4, NaCl vào nước pha tiêm, sau đó hòa tan
Lidocain HCl. Kiểm tra tốc độ, thời gian khuấy đảm bảo dung dịch trong suốt.
Kiểm tra pH dung dịch đảm bảo pH trong khoảng 5 – 7, nếu cần điều chỉnh bằng
dung dịch NaOH 1M hoặc HCl 1M.
5.3. Lọc
Lọc dung dịch qua màng lọc 0,2 micro mét. Kiểm tra độ trong.
5.4. Đóng hàn ống
Dung dịch qua lọc được đóng ống thủy tinh 2ml trên máy đóng hàn thuốc
tiêm tự động. Kiểm tra thể tích và sai số thể tích dung dịch thuốc trong ống, độ
kín của ống.
5.5. Tiệt khuẩn
Hấp tiệt khuẩn ở 1210 trong 15 phút, kiểm tra độ kín của ống.
5.6. Đóng gói
Ống tiêm sau khi để nguội và khô được đóng hộp 10 ống / 1 hộp, dán nhãn
thành phẩm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy đóng hàn thuốc tiêm.
- Trình bày nguyên tắc hoạt động của nồi hấp khi tiệt khuẩn.

- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc tiêm Lidocain 2%.

- Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của thuốc tiêm Lidocain.
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới độ
trong, độ vô khuẩn của thuốc tiêm Lidocain.
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới
hàm lượng của thuốc tiêm Lidocain.
- Thuốc tiêm lidocain 2% được hấp tiệt khuẩn ở điều kiện:
A.121oC trong 15 phút B.100oC trong 60 phút
C.160oC trong 60 phút D.180oC trong 30 phút
- Độ kín của ống thuốc tiêm phụ thuộc vào:
10
A.Thể tích dung dịch thuốc tiêm B.Tốc độ máy
C.Nhiệt độ hàn D.Cả 3 đáp án trên
- Nhiên liệu đốt trong thiết bị đóng hàn ống thuốc tiêm là:
A.Nitơ & Oxy B.Oxy & Acetylen
C.Gas D.Oxy & Gas
- Thuốc tiêm lidocain 2% được tiệt khuẩn bằng phương pháp:
A.Nhiệt khô B.Nhiệt ẩm
C.Lọc D.Cả B&C đều đúng
- Công thức trong bài thuốc tiêm Lidocain 2% là hỗn dịch:
A.Đúng B.Sai

11
BÀI 3. SẢN XUẤT THUỐC TIÊM VITAMIN C 10%

1. Đặc điểm thành phẩm


- Tên thành phẩm: thuốc tiêm vitamin C 10% ống 5 ml (100mg/1ml)
- Công thức:
Thành phần 1 ống 1000 ống
Acid ascorbic 500 mg 500 g
Natri clorid 27,5 mg 27,5 g
Propylen glycol 0,5 ml 500,0 ml
Dinatri edetat 0,1 mg 0,1 g
Rongalit 5 mg 5 g
Natri hydroxyd 115 mg 115 g
Nước cất pha tiêm vừa đủ 5 ml 5 L
- Quy cách bao bì đóng gói: hộp giấy chứa 1 vỉ 10 ống thuốc tiêm vitamin C
10% (100mg/ 1ml).
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Acid ascorbic DĐVN V
Natri clorid DĐVN V
Propylen glycol DĐVN V
Dinatri edetat DĐVN V
Rongalit DĐVN V
Natri hydroxyd DĐVN V
Nước cất pha tiêm vđ DĐVN V
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Bàn pha chế vô khuẩn VN
Cân kỹ thuật điện tử Đức
Máy khuấy Trung Quốc

12
Máy đóng thuốc tiêm Trung Quốc
Nồi hấp tiệt khuẩn Trung Quốc
Máy đo độ trong Ấn Độ
Máy đo pH Đức
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

- Acid ascorbic 1. Chuẩn bị - Các chỉ tiêu chất lượng của dược
- NaCl Dược chất, tá dược chất, tá dược
- NaEDTA (Cân đong) - Đúng khối lượng, thể tích
- Rongalit

- Nước pha tiêm - Áp xuất khí, tốc độ sục khí


2. Sục khí - Hòa tan
- Khí N2 - Tốc độ, thời gian khuấy
- NaOH 1M (dung dịch thuốc) - pH

- Áp suất lọc, cỡ lỗ lọc 0,2mcm


3. Lọc - Độ nguyên vẹn màng lọc
- Độ trong

- Thể tích (5ml) sai số thể tích


- Ống thủy tinh 4. Đóng hàn ống
- Độ kín ống

- Nhiệt độ (1000C), thời gian (15


5. Tiệt khuẩn
phút)

6. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
- Kiểm tra dược chất, chất phụ, dung môi đạt yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng.
- Các thành phần được cân đong đúng khối lượng, thể tích theo công thức lô.

13
5.2. Sục N2 hòa tan chất phụ và dược chất
- Sục khí N2 để loại O2 trong nước pha tiêm trong 15 phút với áp suất chênh áp
0,3mPas, tốc độ dòng khí 30ml /phút. Hòa tan Propylen glycol vào nước cất
pha tiêm.
- Hòa tan NaCl, NaEdetat, Rongalit sau đó hòa tan acid ascorbic vào nước đã sục
N2.
- Hòa tan NaOH trong 150ml nước sau đó phối hợp từ từ vào dung dịch trên
khuấy đều
- Đo và điều chỉnh pH 5 – 6,5 bằng dung dịch NaOH 1M (hoặc HCl 1M) nếu
cần thiết
5.3. Lọc dung dịch thuốc
- Lọc dung dịch trên qua màng lọc 0,2 µm với áp xuất lọc 3mPas.
- Kiểm tra độ trong.
5.4. Đóng hàn ống
- Đóng dung dịch thuốc vào ống thủy tinh 5ml và hàn ống trên máy đóng hàn
thuốc tiêm tự động có sục N2 trong quá trình đóng hàn ống.
- Kiểm tra thể tích và sai số thể tích dung dịch thuốc trong ống, độ kín của
ống.
5.5. Tiệt khuẩn
- Hấp tiệt khuẩn các ống thuốc tiêm ở 1000 trong 15 phút.
- Kiểm tra độ trong, độ hàn kín. Loại bỏ ống hở và không đạt độ trong.
5.6. Đóng gói
- Ống thủy tinh đã được in sẵn hoặc dán nhãn theo đúng quy chế.
- Thuốc được đóng hộp giấy chứa 10 vỉ có 10 ống thuốc tiêm 5ml (100mg/ml).

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy đóng hàn thuốc tiêm.
- Trình bày nguyên tắc hoạt động của nồi hấp khi tiệt khuẩn.
- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc tiêm vitamin C 10%.
- Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của thuốc tiêm vitamin C 10%.

14
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới độ
trong, độ vô khuẩn của thuốc tiêm vitamin C 10%.
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới
hàm lượng và độ ổn định của thuốc tiêm vitamin C 10%.
- Thuốc tiêm Vitamin C 10% được tiệt khuẩn bằng phương pháp:
A.Nhiệt khô B.Nhiệt ẩm
C.Lọc D.Cả B&C đều đúng
- Thuốc tiêm Vitamin C 10% được hấp tiệt khuẩn ở điều kiện:
A.121oC trong 15 phút B.100oC trong 15 phút
C.160oC trong 60 phút D.180oC trong 30 phút
- Thuốc tiêm Vitamin C 10% được đóng ống với thể tích:
A. 2,0 ml B. 2,5 ml
B. 5,0 ml D. 10,0 ml
- Thuốc tiêm Vitamin C 10% cần sử dụng chất bảo quản, chống oxy hóa:
A. Đúng B. Sai
- Thuốc tiêm Vitamon C 10% là dung dịch thuốc:
A. Đúng B. Sai

15
BÀI 4. SẢN XUẤT THUỐC TIÊM ĐÔNG
KHÔ PANTOPRAZOL

1. Đặc điểm thành phẩm


- Tên thành phẩm: thuốc tiêm đông khô Pantoprazol 40mg
- Công thức:
Thành phần 1 ống 200 ống
Natri pantoprazol sesquihydrat 45,23 mg 9,046 g
(Tương đương Pantoprazol) (40,00) mg (8,0) g
Manitol 120,00 mg 24,0 g
Dinatri EDTA 2,00 mg 0,4 g
Hydroxypropyl beta cyclodextrin 150,00 mg 30,0 g
Natri hydroxyd (pH 10,0-11,5) vừa đủ vừa đủ
Nước cất pha tiêm vừa đủ 2,50 ml 0,5 L
- Quy cách bao bì đóng gói: hộp giấy chứa 10 lọ thuốc tiêm đông khô
Pantoprazol 40mg.
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Natri pantoprazol sesquihydrat BP 2017
Manitol BP 2017
Dinatri edetat BP 2017
Hydroxypropyl beta cyclodextrin TCCS
Natri hydroxyd DĐVN V
Nước cất pha tiêm vđ DĐVN V
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Bàn pha chế vô khuẩn VN
Cân kỹ thuật điện tử Đức
Máy khuấy Trung Quốc

16
Máy đóng thuốc tiêm Trung Quốc
Máy đông khô Anh
Nồi hấp tiệt khuẩn Trung Quốc
Máy đo độ trong Ấn Độ
Máy đo pH Đức
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

- Pantoprazol
- NaCl 1. Chuẩn bị - Các chỉ tiêu chất lượng của dược
- NaEDTA
Dược chất, tá dược chất, tá dược
- Manitol
(Cân đong) - Đúng khối lượng, thể tích
- HP-β-
cyclodextrin

- Nước pha tiêm - Áp xuất khí, tốc độ sục khí


2. Sục khí - Hòa tan
- Khí N2 - Nhiệt độ
- NaOH 1M (dung dịch thuốc) - Tốc độ, thời gian khuấy
- pH

- Áp suất lọc, cỡ lỗ lọc 0,2mcm


3. Lọc - Độ nguyên vẹn màng lọc
- Độ trong

- Lọ thủy tinh - Thể tích (2,5ml) sai số thể tích


- Nút cao su 4. Đóng lọ - Đậy nắp hờ

- Các thông số của quá trình đông


5. Đông khô
khô (nhiệt độ, thời gian)

6. Đóng nút – - Kiểm nghiệm thành phẩm


Đóng gói

17
5. Mô tả cách tiến hành
5.1. Chuẩn bị dược chất, tá dược
- Kiểm tra dược chất, chất phụ, dung môi đạt yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng.
- Các thành phần được cân đong đúng khối lượng, thể tích theo công thức lô.
5.2. Sục khí N2, hòa tan tá dược, dược chất
- Đun nóng nước pha tiêm đến 70oC. Hòa tan NaCl, NaEdetat, Manitol, HP-β-
cyclodextrin trong khoảng 80% lượng dung môi.
- Làm nguội dung dịch bằng nước đá, sục khí N2 để loại O2 trong nước pha tiêm
trong 15 phút với áp suất chênh áp 0,3mPas, tốc độ dòng khí 30ml /phút, giữ
nhiệt độ trong khoảng 15-20oC. Hòa tan Natri pantoprazol sesquihydrat.
- Điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH đến pH 10,0-11,5. Thêm nước cất pha
tiêm vừa đủ thể tích.
5.3. Lọc
- Lọc dung dịch trên qua màng lọc 0,2 µm với áp xuất lọc 3mPas.
- Kiểm tra độ trong.
5.4. Đóng lọ
- Đóng chính xác 2,5 ml dung dịch lọc vào lọ thủy tinh đã xử lý. Đậy hờ bằng nút
cao su xẻ rãnh.
5.5. Đông khô
- Chuyển lọ vào buồng đông khô, tiến hành chạy máy đông khô theo chương trình
với các thông số như sau:
+ Đông lạnh: -70oC, thời gian đông lạnh 6 giờ.
+ Sấy sơ cấp: -15oC, thời gian sấy 20 giờ, tốc độ gia nhiệt 0,5oC/phút, áp suất
buồng 0,636 Torr.
+ Sấy thứ cấp: 25oC, thời gian sấy 20 giờ, tốc độ gia nhiệt 0,25oC/phút.
- Sau khi chương trình kết thúc, dùng bộ phận nén thủy lực để đậy kín nút cao su
trước khi xả chân không trong buồng đông khô.
5.6. Đóng nút, đóng gói
- Lấy sản phẩm ra khỏi buồng đông khô và tiến hành đóng nắp nhôm, xiết chặt,

18
hoàn thiện sản phẩm.
- Dán nhãn đúng quy cách, đóng gói bao bì thứ cấp.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy đông khô.
- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc tiêm đông khô Pantoprazol 40mg.
- Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của thuốc tiêm đông khô Pantoprazol 40mg.
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới
hàm lượng và độ ổn định của thuốc tiêm đông khô Pantoprazol 40mg.
- Các nhà sản xuất dược chất vô khuẩn pha tiêm thường dùng các biện pháp :
A.Kết tinh lại trong dung môi sau đó làm khô trong điều kiện vô khuẩn
B.Pha dung dịch dược chất, lọc vô khuẩn sau đó phun sấy
C.Pha dung dịch lọc vô khuẩn sau đó đông khô
D.Tất cả các đáp án
- Giai đoạn sấy sơ cấp trong sản xuất thuốc tiêm đông khô cần điều chỉnh nhiệt
độ sấy lớn hơn nhiệt độ eutecti của hệ:
A.Đúng B.Sai
- Giai đoạn lọc vô khuẩn có thể loại được chất gây sốt, nội độc tố vi khuẩn:
A.Đúng B.Sai
- Giai đoạn hòa tan chất phụ, dược chất cần sục khí N2 để đảm bảo chỉ tiêu độ
vô khuẩn cho chế phẩm:
A.Đúng B.Sai
- Giai đoạn sấy sơ cấp và thứ cấp trong sản xuất thuốc tiêm đông khô được thực
hiện trong điều kiện áp suất cao:
A.Đúng B.Sai

19
BÀI 5. SẢN XUẤT THUỐC MỠ TETRACYCLIN 1%

1. Đặc điểm thành phẩm


- Tên thành phẩm: thuốc mỡ tetracyclin 1%
- Công thức:
Thành phần 1 tuýp 200 tuýp
Tetracyclin HCl 50 mg 10 g
Lanolin khan 250 mg 50 g
Parafin 150 mg 30 g
Vaselin 4550 mg 910 g
- Quy cách bao bì đóng gói: hộp carton chứa 20 hộp giấy, mỗi hộp giấy chứa 1
tuýp thuốc mỡ.
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Tetracyclin HCl DĐVN V
Lanolin khan USP 40
Parafin USP 40
Vaselin USP 40
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Cân kỹ thuật điện tử Đức
Rây 125, 250 Trung Quốc
Bếp điện 2kW Việt Nam
Chày cối sứ 500 ml Trung Quốc
Máy nghiền bi Ấn Độ
Máy khuấy, đánh thuốc mỡ 3kg Ấn Độ
Máy đóng thuốc mỡ Ấn Độ

4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất

20
Nguyên phụ liệu Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
sản xuất cần kiểm soát

- Tetracyclin HCl 1. Chuẩn bị - Các chỉ tiêu chất lượng của dược
Dược chất, tá dược chất tá dược
(Xay, rây) - Cỡ rây

-Lanolin khan 2. Pha chế tá dược - Nhiệt độ


-Parafin (đun chảy, lọc, tiệt - Thời gian
-Vaselin khuẩn) - Cỡ rây

3. Nghiền trộn - Tốc độ, thời gian nghiền trộn


(tạo thuốc mỡ đặc) - Độ mịn, độ đồng nhất

- Tốc độ, thời gian trộn


4. Khuấy trộn - Độ đồng nhất, độ đồng đều phân
(thêm đủ tá dược) bố dược chất
- Kích thước tiểu phân dược chất

- Khối lượng và độ đồng đều khối


5. Đóng tuýp
lượng

6. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
- Kiểm tra dược chất, chất phụ dung môi đạt yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng.
- Các thành phần được cân đúng khối lượng theo công thức lô.
5.2. Pha chế tá dược
- Ba tá dược thuốc mỡ trong công thức được đun chảy khuấy trộn đảm bảo
đồng nhất ở 100 – 1500C
- Gạn lọc qua rây 250 tiệt khuẩn dung dịch tá dược ở 1600C trong 1 giờ.
- Khuấy liên tục đến khi tá dược nguội tới nhiệt độ phòng.

21
5.3. Nghiền trộn dược chất tá dược, tạo thuốc mỡ đặc
- Thêm dần tá dược vào cối chứa tetracyclin và nghiền trộn đến khi tạo thuốc
mỡ đặc khoảng 10% có độ mịn tối đa và đồng nhất.
5.4. Khuấy trộn tạo hỗn dịch thuốc mỡ 1%
- Khuấy trộn tá dược thuốc mỡ đặc 10% với toàn bộ lượng tá dược còn lại theo
công thức trong máy đánh thuốc mỡ với tốc độ khuấy 100 vòng / phút trong
30 phút.
- Kiểm tra đảm bảo hỗn hợp đồng nhất, độ đồng đều phân bố dược chất trong
hỗn dịch thuốc mỡ, kích thước tiểu phân dược chất trong thuốc mỡ.
5.5. Đóng tuýp
- Đóng thuốc vào tuýp nhôm, điều chỉnh khối lượng thuốc mỡ đóng trong tuýp
(5g trong một tuýp).
- Đóng nắp, gập đáy ống, dập số lô sản xuất, hạn sử dụng trên đáy ống.
- Kiểm tra độ đồng đều khối lượng thuốc mỡ đóng trong ống.
5.6. Đóng gói
Đóng hộp carton chứa 20 hộp giấy, mỗi hộp giấy chứa 1 tuýp thuốc. Dán
nhãn đúng quy cách.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy nghiền bi, máy đánh khuấy trộn
thuốc mỡ, máy đóng thuốc mỡ.

- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc mỡ tetracyclin 1%.

- Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của thuốc mỡ tetracyclin 1%.

- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới độ
vô khuẩn, độ mịn, độ đồng nhất của thuốc mỡ tetracyclin 1%.

- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới độ
đồng đều khối lượng và đồng đều hàm lượng, độ ổn định của thuốc mỡ
tetracyclin 1%.

22
- Chỉ tiêu chất lượng ảnh hưởng đến đồng đều khối lượng khi đóng tuýp thuốc
mỡ là:
A.Độ nhớt B.Độ mịn
C.Độ đồng nhất D.Kích thước tiểu phân dược chất
- Dược chất Tetracyclin trong sản xuất thuốc mỡ được làm giảm kích thước tiểu
phân bằng thiết bị:
A.Cánh khuấy chữ Z B.Máy trộn lập phương
C.Máy xay keo D.Máy nghiền bi
- Tá dược thuốc mỡ Tetracyclin được tiệt khuẩn ở điều kiện:
A.1210C trong 15 phút B.1000C trong 60 phút
C.1600C trong 60 phút D.1800C trong 30 phút
- Thuốc mỡ Tetracyclin được khuấy trộn với điều kiện:
A.100 vòng/phút trong 7-8 phút B.160 vòng/phút trong 1 giờ
C.100 vòng/phút trong 30 phút D.30 vòng/phút trong 30 phút
- Giai đoạn nghiền trộn tạo thuốc mỡ đặc giúp đảm bảo độ mịn của dược chất:
A.Đúng B. Sai
- Giai đoạn khuấy trộn tạo hỗn dịch thuốc mỡ 1% yêu cầu phải đảm bảo kích
thước tiểu phân dược chất:
A.Đúng B. Sai
- Tetracyclin HCL tan trong tá dược thân dầu:
A.Đúng B. Sai
- Đóng tuýp thuốc mỡ Tetracyclin với khối lượng 10g/tuýp:
A.Đúng B. Sai

23
BÀI 6. SẢN XUẤT CREAM CLORAMPHENICOL 1%

1. Đặc điểm thành phẩm


- Tên thành phẩm: cream cloramphenicol 1%
- Công thức:
Thành phần 1 tuýp 200 tuýp
Cloramphenicol 50 mg 10 g
Alcol cetylic 300 mg 60 g
Acid stearic 300 mg 60 g
Dầu parafin 400 mg 80 g
Triethanolamin 200 mg 40 g
Nipagin 9 mg 1,8 g
Nipasol 1 mg 0,2 g
Propylen glycol 500 mg 100 g
Nước tinh khiết vừa đủ 5 g 1 kg

- Quy cách bao bì đóng gói: hộp carton chứa 20 hộp giấy, mỗi hộp giấy chứa 1
tuýp thuốc mỡ.
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Cloramphenicol USP 40
Alcol cetylic USP 40
Acid stearic USP 40
Dầu parafin USP 40
Triethanolamin USP 40
Nipagin USP 40
Nipasol USP 40
Propylen glycol USP 40

24
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Cân kỹ thuật điện tử Đức
Rây 125, 250 Trung Quốc
Bếp điện 2kW Việt Nam
Chày cối sứ 500 ml Trung Quốc
Máy nghiền bi Ấn Độ
Máy khuấy, đánh thuốc mỡ 3kg Ấn Độ
Máy đóng thuốc mỡ Ấn Độ
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
Nguyên phụ liệu Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
sản xuất cần kiểm soát

1. Chuẩn bị - Các chỉ tiêu chất lượng của


Dược chất, tá dược dược chất, tá dược

- Acid stearic - Nhiệt độ


2. Pha chế 1
- Alcol cetylic - Tốc độ, thời gian khuấy trộn
(pha dầu)
- Dầu parafin - Độ trong

- Triethanolamin - Nhiệt độ
3. Pha chế 2
- Nước - Tốc độ, thời gian khuấy trộn
(pha nước) - Độ trong

- Nhiệt độ
4. Đồng nhất hóa - Tốc độ, thời gian khuấy trộn
(tá dược nhũ tương) - Độ mịn
- Độ đồng nhất

- Nipagin
- Nhiệt độ
- Nipasol 5. Hòa tan
- Tốc độ, thời gian khuấy trộn
- Cloramphenicol (dung dịch dược chất)
- Propylen glycol - Độ trong

25
- Nhiệt độ
6. Khuấy trộn - Tốc độ, thời gian khuấy trộn
(cream thuốc) - Độ mịn
- Độ đồng nhất

- Khối lượng
- Tuýp nhôm 7. Đóng tuýp - Sai số khối lượng

- Nhãn thuốc
- Hộp giấy 8. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
- Kiểm tra dược chất, chất phụ dung môi đạt yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng.
- Các thành phần được cân đúng khối lượng theo công thức lô.
5.2. Pha chế, pha dầu
- Đun chảy acid stearic, alcol cetylic, thêm dầu parafin. Duy trì nhiệt độ 60 –
650C. Khuấy trộn và kiểm tra đảm bảo dung dịch dầu trong và đồng nhất.
5.3. Pha chế (pha nước)
- Hòa tan triethanolamin vào nước, duy trì nhiệt độ 65 – 700C.
- Khuấy trộn, đảm bảo dung dịch nước trong và đồng nhất.
5.4. Đồng nhất hóa (tạo tá dược nhũ tương)
- Phối hợp pha dầu và pha nước ở nhiệt độ 60 – 650C trên máy đánh thuốc mỡ.
- Khuấy trộn tốc độ 200 vòng / phút trong 7 – 8 phút thu được nhũ tương mịn
và đồng nhất (cream nền).
5.5. Hòa tan (pha chế dung dịch dược chất và chất bảo quản)
- Đun nóng propylen glycol ở nhiệt độ 55 – 600C.
- Hòa tan Nipagin, Nipasol, cloramphenicol vào propylen ở nhiệt độ 55 – 600C.
- Khuấy trộn tốc độ 100 vòng / phút trong 7 – 8 phút.

26
- Kiểm tra đảm bảo dung dịch trong và đồng nhất.
5.6. Khuấy trộn dung dịch dược chất vào tá dược nhũ tương
- Phối hợp dung dịch dược chất và chất bảo quản ở trên vào tá dược nhũ tương
ở nhiệt độ 40 – 450C tốc độ khuấy 100 vòng phút trong 7 – 8 phút.
- Kiểm tra cream thuốc đảm bảo độ mịn, độ đồng nhất.
5.7. Đóng tuýp
- Đóng cream thuốc trên máy đóng thuốc mỡ vào tuýp 10g.
- Điều chỉnh và kiểm tra khối lượng thuốc đóng trong tuýp đảm bảo độ đồng
đều khối lượng thuốc, đóng nắp, gập đáy, dập ngày sản xuất, hạn sử dụng trên
đáy tuýp.
5.8. Đóng gói
- Kiểm tra các tuýp thuốc đạt các chỉ tiêu chất lượng.
- Tuýp và hộp được in nhãn sẵn hoặc dán nhãn đúng quy cách.
- Đóng hộp carton chứa 50 hộp giấy, mỗi hộp giấy có 1 tuýp thuốc.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy đánh khuấy trộn thuốc mỡ, máy
đóng thuốc mỡ.
- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất cream cloramphenicol 1%
- Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của cream cloramphenicol 1%
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới độ
mịn, độ đồng nhất của cream cloramphenicol 1%.
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới độ
đồng đều khối lượng và đồng đều hàm lượng, độ ổn định của cream
cloramphenicol 1%.
- Dung môi hòa tan dược chất trong bài Cream Cloramphenicol là:
A.Nước B.Ethanol 96%

27
C.Propylen glycol D.Polyethylen
glycol
- Nipagin,Nipasol trong công thức Cream Cloramphenicol đóng vai trò là:
A.Chất làm tăng độ tan B.Chất nhũ hóa
C.Chất bảo quản D.Cả 3 đáp án trên
- Hòa tan dược chất,chất bảo quản trong bài Cream Cloramphenicol ở nhiệt độ:
A.55-60oC B.70-90oC
C.25-30oC D.60-65oC
- Giai đoạn đồng nhất hóa tạo tá dược nhũ tương bài Cream phải đảm bảo chỉ
tiêu độ trong:
A.Đúng B. Sai
- Công thức của bài Cream là nhũ tương Dầu/Nước:
A.Đúng B. Sai

28
BÀI 7. SẢN XUẤT PELLET OMEPRAZOL 8,5%

1. Đặc điểm thành phẩm


- Tên thành phẩm: pellet omeprazol 8,5%
- Công thức:
Thà nh phần 100 g 800 g
Omeprazol 8,5 g 68,0 g
Lactose 65,0 g 520,0 g
Avicel PH 102 25,5 g 204,0 g
HPMC 1,0 g 8,0 g
Nước tinh khiết 30,0 ml 240,0 ml

- Quy cách bao bì đóng gói: túi 2 lớp PVC 800g pellet
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Omeprazol USP 40
Lactose BP 2017
Avicel PH 102 USP 40
HPMC BP 2017
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Bộ rây 250, 180, 125 Trung Quốc
Máy trộn cánh chữ Z Ấn Độ
Máy trộn lập phương Ấn Độ
Máy đo độ trơn chảy Anh
Máy đo tỷ trọng biểu kiến Anh
Máy xác định nhanh độ ẩm Anh
Máy khuấy Trung Quốc
Cân kỹ thuật 200g, 2000g Đức
Tủ sấy Đức

29
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát
- Omeprazol - Các chỉ tiêu chất lượng của dược
1. Chuẩn bị
- Lactose chất tá dược
Dược chất, tá dược
- Avicel - Omeprazol, Avicel, lactose qua
(Xay, rây)
rây 250

2. Trộn khô - Tốc độ trộn, thời gian trộn


(hỗn hợp 1) - Độ đồng đều phân bố dược chất

- HPMC
3. Hòa tan
- Nước tinh - Độ trong
(dung dịch HPMC)
khiết

4. Trộn ướt - Tốc độ, thời gian trộn


(Hỗn hợp 2) - Độ đồng nhất

5. Ủ kín - Thời gian 30 phút

6. Đùn - Cỡ lỗ sàng (800)


(tạo sợi) - Tốc độ đùn sợi

7. Vê cắt - Tốc độ đĩa quay


(tạo cầu) - Kích thước, hình dáng hạt cầu

8. Sấy - Nhiệt độ
(pellet) - Thời gian sấy

- Kích cỡ pellet (0,5 – 1,25mm)


9. Rây - Tỷ trọng biểu kiến
- Độ trơn chảy

30
10. Đóng gói
- Kiểm nghiệm thành phẩm
Bán thành phẩm
Giai đoạn bao pellet tương tự bao viên diclofenac tan ở ruột
5. Mô tả cách tiến hành sản xuất
5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
Omeprazol, lactose và Avicel qua rây 250, được cân đúng khối lượng theo
công thức lô.
5.2. Trộn hỗn hợp 1
Cho 3 nguyên liệu trên vào máy trộn lập phương, trộn với tốc độ 30 vòng/
phút trong 8 phút. Kiểm tra bột kép (hỗn hợp 1) đảm bảo độ đồng đều phân bố
dược chất.
5.3. Hòa tan tạo dung dịch HPMC
Hòa tan từ từ HPMC vào nước đang được khuấy trên máy khuấy với tốc độ
trung bình cho đến khi tan hoàn toàn, dung dịch trong suốt.
5.4. Trộn ướt
Cho hỗn hợp bột thu được ở giai đoạn trộn khô vào thùng máy trộn cánh chữ
Z. Thêm dần dung dịch HPMC vào, trong quá trình máy trộn hoạt động ở tốc độ
trung bình 120 vòng /phút. Đóng nắp thùng trộn khi đã cho hết dịch HPMC. Nâng
tốc độ máy lên 160 vòng / phút, trộn trong 15 phút. Kiểm tra đảm bảo khối bột
ẩm đồng nhất.
5.5. Ủ kín
Chuyển toàn bộ khối bột ẩm đã trộn vào túi PVC, buộc kín túi, để yên 30
phút.
5.6. Đùn tạo sợi
Cho dần hỗn hợp đã ủ vào máy đùn sợi qua lỗ sàng 800.
5.7. Vê cắt tạo cầu
Chuyển dần các sợi thuốc trên khay vào máy đùn tạo cầu. Cho máy hoạt
động vê cắt tạo hạt hình cầu với tốc độ và thời gian thích hợp để thu được hạt có
hình dạng tròn và kích thước từ 0,5 đến 1,25mm.

31
5.8. Sấy pellet
Sấy pellet ở nhiệt độ 60 -700C trong tủ sấy hoặc thiết bị sấy tầng sôi tới
hàm ẩm 2 – 3%.
5.9. Rây chọn cỡ hạt
Rây thu lấy pellet có kích cỡ 0,5 đến 1,25 mm. Kiểm tra tỷ trọng biểu kiến
và độ trơn chảy.
5.10.Đóng gói bán thành phẩm
Đóng gói pellet trong 2 lần túi PVC. Ghi nhãn bán thành phẩm: pellet dùng
để bao màng bảo vệ tan ở ruột.
Nếu tiếp tục bao pellet thực hiện như bao tan ở ruột đối với viên diclofenac
sau đó đưa vào sản xuất thuốc nang cứng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất pellet omeprazol.
- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy tạo pellet theo phương pháp đùn tạo
cầu.
- Trình bày ưu nhược điểm của dạng hạt pellet dùng để bào chế thuốc nang
cứng.
- Trình bày các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật cần có đối với nguyên liệu, dược
chất, tá dược, bột thuốc dùng trong sản xuất pellet.
- Phân tích ý nghĩa của việc kiểm soát độ trơn chảy, tỷ trọng biểu kiến trong
quy trình sản xuất pellet.
- Trình bày các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn chất lượng pellet omeprazol.
- Trộn khô hỗn hợp 1 trong bài sản xuất pellet sử dụng thiết bị:
A.Cánh khuấy chữ Z B.Máy trộn lập phương
C.Máy xay keo D.Máy nghiền bi
- Trộn ướt hỗn hợp 2 trong bài sản xuất pellet sử dụng thiết bị:

32
A.Cánh khuấy chữ Z B.Máy trộn lập phương
C.Máy xay keo D.Máy nghiền bi
- Giai đoạn trộn khô hỗn hợp 1 trong bài pellet phải đảm bảo chỉ tiêu độ đồng đều
phân bố dược chất:
A.Đúng B.Sai
- Giai đoạn trộn ướt hỗn hợp 2 trong bài pellet phải đảm bảo chỉ tiêu độ đồng nhất:
A.Đúng B.Sai
- Máy trộn lập phương là thiết bị trộn kiểu nhào lộn
A.Đúng B.Sai

33
BÀI 8. SẢN XUẤT PELLET NATRI
DICLOFENAC TÁC DỤNG KÉO DÀI
1. Đặc điểm thành phẩm
- Tên thành phẩm: pellet Natri diclofenac 50,0 %
- Công thức:
❖ Pellet nhân
Thà nh phần 100 g 800 g
Natri diclofenac 50,0 g 400,0 g
Lactose 5,0 g 40,0 g
Avicel PH 102 45,0 g 360,0 g
HPMC 1,8 g 14,4 g
Nước tinh khiết 60,0 ml 480,0 ml

❖ Dịch bao giải phóng kéo dài

Thà nh phần 100 g 800 g


Ethyl cellulose 12,88 g 103,04 g
Eudragit L100 2,1 g 16,8 g
Dibutylphtalat 5,22 g 41,76 g
Titan dioxyd 1,5 g 12,0 g
Ethanol 339,0 ml 2712,0 ml

- Quy cách bao bì đóng gói: túi 2 lớp PVC 800g pellet
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Natri diclofenac USP 40
Lactose BP 2017
Avicel PH 102 USP 40
HPMC BP 2017
Ethyl cellulose USP 40
Eudragit L100 USP 40

34
Dibutylphtalat USP 40
Titan dioxyd USP 40
Ethanol DĐVN 5
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Bộ rây 250, 180, 125 Trung Quốc
Máy trộn cánh chữ Z Ấn Độ
Máy trộn lập phương Ấn Độ
Máy đo độ trơn chảy Anh
Máy đo tỷ trọng biểu kiến Anh
Máy xác định nhanh độ ẩm Anh
Máy khuấy Trung Quốc
Cân kỹ thuật 200g, 2000g Đức
Tủ sấy Đức
Máy đùn – tạo cầu Anh
Máy sấy – bao hạt tầng sôi Anh

4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất


Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát
- Natridiclofenac - Các chỉ tiêu chất lượng của dược
1. Chuẩn bị
- Lactose chất tá dược
Dược chất, tá dược
- Avicel - Natri diclofenac,Avicel, lactose
(Xay, rây)
qua rây 250

2. Trộn khô - Tốc độ trộn, thời gian trộn


(hỗn hợp 1) - Độ đồng đều phân bố dược chất

- HPMC
3. Hòa tan
- Nước tinh - Độ trong
(dung dịch HPMC)
khiết

35
4. Trộn ướt - Tốc độ, thời gian trộn
(Hỗn hợp 2) - Độ đồng nhất

5. Ủ kín - Thời gian 30 phút

6. Đùn - Cỡ lỗ sàng (1000)


(tạo sợi) - Tốc độ đùn sợi

7. Vê cắt - Tốc độ đĩa quay


(tạo cầu) - Kích thước, hình dáng hạt cầu

8. Sấy - Nhiệt độ
(pellet) - Thời gian sấy

- Kích cỡ pellet (0,5 – 1,25mm)


9. Rây - Tỷ trọng biểu kiến
- Độ trơn chảy

- Ethyl cellulose
- Eudragit L100 10.Pha chế dịch bao - Tốc độ khuấy
- Dibutyphtalat tác dụng kéo dài - Độ đồng nhất
- Ethanol

- Tốc độ phun dịch bao


11. Bao pellet - Nhiệt độ khí vào, nhiệt độ khí ra
- Áp suất khí phun, đường kính đầu
phun

12. Đóng gói - Kiểm nghiệm bán thành phẩm

36
5. Mô tả cách tiến hành sản xuất
5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
Natri diclofenac, lactose và Avicel qua rây 250, được cân đúng khối lượng
theo công thức lô.
5.2. Trộn hỗn hợp 1
Cho 3 nguyên liệu trên vào máy trộn lập phương, trộn với tốc độ 30 vòng/
phút trong 8 phút. Kiểm tra bột kép (hỗn hợp 1) đảm bảo độ đồng đều phân bố
dược chất.
5.3. Hòa tan tạo dung dịch HPMC
Hòa tan từ từ HPMC vào nước đang được khuấy trên máy khuấy với tốc độ
trung bình cho đến khi tan hoàn toàn, dung dịch trong suốt.
5.4. Trộn ướt
Cho hỗn hợp bột thu được ở giai đoạn trộn khô vào thùng máy trộn cánh chữ
Z. Thêm dần dung dịch HPMC vào, trong quá trình máy trộn hoạt động ở tốc độ
trung bình 120 vòng /phút. Đóng nắp thùng trộn khi đã cho hết dịch HPMC. Nâng
tốc độ máy lên 160 vòng / phút, trộn trong 15 phút. Kiểm tra đảm bảo khối bột
ẩm đồng nhất.
5.5. Ủ kín
Chuyển toàn bộ khối bột ẩm đã trộn vào túi PVC, buộc kín túi, để yên 30
phút.
5.6. Đùn tạo sợi
Cho dần hỗn hợp đã ủ vào máy đùn sợi qua lỗ sàng 1000 với tốc độ 60 vòng/phút.
5.7. Vê cắt tạo cầu
Chuyển dần các sợi thuốc trên khay vào máy đùn tạo cầu. Cho máy hoạt
động vê cắt tạo hạt hình cầu với tốc độ 500 – 800 vòng/phút và thời gian 10 – 20
phút để thu được hạt có hình dạng tròn và kích thước từ 0,5 đến 1,25mm.
5.8. Sấy pellet

37
Sấy pellet ở nhiệt độ 60 - 700C trong tủ sấy hoặc thiết bị sấy tầng sôi tới
hàm ẩm 2 – 3%.
5.9. Rây chọn cỡ hạt
Rây thu lấy pellet có kích cỡ 0,5 đến 1,25 mm. Kiểm tra tỷ trọng biểu kiến
và độ trơn chảy.
5.10. Pha chế dịch bao tác dụng kéo dài
Hòa tan Ethyl cellulose, Eudragit L100, DBP trong ethanol tới khi được dung
dịch trong suốt.

Nghiền mịn titan dioxyd, rây qua rây 125, phân tán từ từ titan dioxyd vào dung
dịch polyme, khuấy cho đồng nhất trên máy khuấy từ (2-3 giờ). Trước khi bao lọc
dịch bao qua lưới rây 125 và duy trì hỗn dịch ở nhiệt độ khoảng 50oC.

5.11.Bao pellet

Tiến hành bao pellet trên thiết bị bao tầng sôi với các thông số như sau:
- Tốc độ phun dịch: 6ml/phút.
- Nhiệt độ khí vào: 60oC ± 5oC.
- Nhiệt độ khí ra: 55oC ± 5oC.
- Áp suất khí phun: 1 bar.
- Đường kính đầu phun: 1,2 mm.
Sau khi kết thúc quá trình bao tiếp tục thổi gió nóng khoảng 5 – 10 phút rồi lấy
pellet ra.
5.12.Đóng gói bán thành phẩm
Đóng gói pellet trong 2 lần túi PVC. Ghi nhãn bán thành phẩm: pellet bao
màng bao tác dụng kéo dài, sau đó có thể được tiếp tục đưa vào sản xuất thuốc
nang cứng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất pellet natri diclofenac.

38
- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy tạo pellet theo phương pháp đùn tạo
cầu.
- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy bao sấy tạo hạt tầng sôi.
- Trình bày ưu nhược điểm của dạng hạt pellet dùng để bào chế thuốc giải
phóng kiểm soát.
- Trình bày các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật cần có đối với nguyên liệu tạo màng
bao giải phóng kiểm soát.
- Phân tích ý nghĩa của việc kiểm soát độ trơn chảy, tỷ trọng biểu kiến trong
quy trình sản xuất pellet.
- Trình bày các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn chất lượng pellet natri diclofenac giải
phóng kéo dài.
- Để đảm bảo chỉ tiêu độ đồng đều hàm lượng dược chất trong pellet cần chú ý giai
đoạn:
A.Sấy B.Rây lựa chọn kích thước tiểu phân
C.Trộn khô D.Trộn ướt
- Giai đoạn nào ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức cảm quan của pellet:
A.Cắt sợi – vê cầu B.Trộn khô
C.Trộn ướt D.Ủ kín
- Pellet Natri diclofenac tác dụng kéo dài theo cơ chế:
A.Hệ cốt không tan B.Hệ bơm thẩm thấu
C.Hệ màng bao không tan D.Hệ màng bao hòa tan ăn mòn
- Pellet natri diclofenac tác dụng kéo dài phải đánh giá chỉ tiêu độ hòa tan:
A.Đúng B.Sai
- Pellet natri diclofenac tác dụng kéo dài sau đó được dập thành viên nén thành
phẩm:
A.Đúng B.Sai

39
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM 2

40
BÀI 1. SẢN XUẤT VIÊN NÉN VITAMIN B1

1. Đặc điểm thành phẩm


- Tên thành phẩm: viên nén vitamin B1 100mg
- Công thức
Thành phần 1 viên 8000 viên
Thiamin hydroclorid 100,00 mg 800,00 g
Lactose khan 141,65 mg 1133,20 g
Avicel PH 102 83,35 mg 664,80 g
Magnesi stearat 6,65 mg 53,20 g
Aerosil 1,65 mg 13,20 g
- Quy cách bao bì đóng gói: lọ nhựa 200 viên hoặc hộp 20 vỉ x 10 viên/vỉ
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Thiamin hydroclorid BP 2017
Lactose khan BP 2017
Avicel PH 102 USP 40
Magnesi stearat BP 2017
Aerosil BP 2017

3. Danh mục các trang thiết bị


Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Bộ rây 250, 180, 125 Trung Quốc
Máy trộn lập phương Ấn Độ
Máy đo độ trơn chảy Anh
Máy đo tỷ trọng biểu kiến Anh
Máy xác định nhanh độ ẩm Anh
Máy đo độ chịu nén Trung Quốc

41
Máy dập viên quay tròn Ấn Độ
Máy hút bụi viên Trung Quốc
Cân kỹ thuật 200g, 2000g Đức
Máy đo độ rã viên Anh
Máy đo lực gây vỡ viên Anh

4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất


Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

- Vitamin B1 - Các chỉ tiêu chất lượng của dược


1. Chuẩn bị
- Lactose chất, tá dược.
Dược chất, tá dược
- Avicel - Vitamin B1 qua rây 180.
(Xay, rây)
- Avicel, lactose qua rây 250.

2. Trộn - Tốc độ trộn, thời gian trộn


(hỗn hợp 1) - Độ đồng đều phân bố dược chất

- Mg stearat 3. Rây
- Aerosil (qua rây 180)

- Tốc độ trộn, thời gian trộn.


4. Trộn - Độ đồng nhất, độ trơn chảy.
(hỗn hợp 2) - Độ ẩm của bột.
- Độ chịu nén, tỷ trọng biểu kiến.

- Đường kính chày, tốc độ dập viên.


- Lực gây vỡ viên, độ rã viên.
5. Dập viên
- Khối lượng viên trung bình.
- Sai số khối lượng viên so với TB.

6. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm

42
5. Mô tả cách tiến hành sản xuất
5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
Vitamin B1 qua rây 180, lactose và Avicel qua rây 250, được cân đúng khối
lượng theo công thức lô.
5.2. Trộn hỗn hợp 1
Cho 3 nguyên liệu trên vào máy trộn lập phương, trộn với tốc độ 160
vòng/phút trong 8 phút. Kiểm tra bột kép (hỗn hợp 1) đảm bảo độ đồng đều phân
bố dược chất.
5.3. Rây tá dược trơn
Mg stearat, Aerosil qua rây 180. Cân đúng khối lượng theo công thức lô.
5.4. Trộn hỗn hợp 2
Cho 2 tá dược trơn vào máy trộn lập phương đã có sẵn hỗn hợp 1. Trộn với
tốc độ 160 vòng/phút trong 8 phút. Kiểm tra đảm bảo hỗn hợp đồng nhất (hỗn hợp
2).
Bột kép dùng để dập thẳng (hỗn hợp 2) được đánh giá độ trơn chảy, độ chịu
nén, tỷ trọng biểu kiến, độ ẩm.
5.5. Dập viên
Bột kép hỗn hợp 2 được đem dập viên đường kính 9mm, với tốc độ trung
bình 50 vòng /phút của máy dập viên quay tròn 8 chày. Điều chỉnh và kiểm soát
các thông số của máy để thu được viên đạt chỉ tiêu chất lượng đề ra.
Viên từ máy dập được gom qua máng vào hộp của máy hút bụi viên để làm
sạch bụi.
5.6. Đóng gói
Viên được kiểm nghiệm đạt các chỉ tiêu chất lượng đóng lọ 200 viên hoặc
ép vỉ 10 viên / vỉ, đóng hộp 20 vỉ, dán nhãn thành phẩm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy dập viên quay tròn.
- Trình bày nguyên tắc xác đinh độ trơn chảy, độ chịu nén của bột nguyên liệu.

43
- Trình bày ưu nhược điểm của kỹ thuật sản xuất viên nén theo phương pháp
dập thẳng.
- Trình bày các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật cần có đối với nguyên liệu, dược
chất, tá dược, bột thuốc dùng trong sản xuất viên nén dập thẳng.
- Phân tích ý nghĩa của việc kiểm soát độ trơn chảy, độ chịu nén, tỷ trọng biểu
kiến trong quy trình sản xuất viên nén dập thẳng.
- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất viên nén vitamin B1 bằng phương pháp
dập thẳng.
- Trình bày các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn chất lượng của viên nén vitamin B1.
- Sản xuất viên nén Vitamin B1 theo phương pháp:
A. Dập thẳng B.Xát hạt khô
C. Xát hạt ướt D.Không có đáp án nào đúng
- Magnesi stearat trong công thức Vitamin B1 đóng vai trò là:
A. Tá dược độn B. Tá dược rã
C. Tá dược trơn D. Tá dược dính
- Hỗn hợp bột kép trước khi đem đi dập viên Vitamin B1 được đánh giá chỉ tiêu:
A. Độ trơn chảy B. Tỉ trọng biểu kiến
C. Độ ẩm D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
- Độ rã của viên nén Vitamin B1 theo dược điển Việt Nam 5 qui định là: rã hoàn
toàn trong vòng:
A. 5 phút B. 15 phút
C. 30 phút D. 60 phút
- Máy dập viên quay tròn dùng trong sản xuất viên nén Vitamin B1 là loại:
A. 8 chày cối B. 16 chày cối
C. 24 chày cối D. 32 chày cối

44
BÀI 2. SẢN XUẤT VIÊN NÉN VITAMIN C

1. Đặc điểm thành phẩm


- Tên thành phẩm: viên nén vitamin C 100mg
- Công thức :
Thành phần 1 viên 8000 viên
Acid ascorbic 100,00 mg 800,00 g
Lactose khan 141,65 mg 1133,20 g
Avicel PH 102 83,35 mg 664,80 g
Magnesi stearat 6,65 mg 53,20 g
Aerosil 1,65 mg 13,20 g
- Quy cách bao bì đóng gói: lọ nhựa 200 viên hoặc hộp 20 vỉ x 10 viên/vỉ
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Acid ascorbic BP 2017
Lactose khan BP 2017
Avicel PH 102 USP 40
Magnesi stearat BP 2017
Aerosil BP 2017
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Bộ rây 250, 180, 125 Trung Quốc
Máy cán hạt Ấn Độ
Máy trộn lập phương Ấn Độ
Máy đo độ trơn chảy Anh
Máy đo tỷ trọng biểu kiến Anh
Máy xác định nhanh độ ẩm Anh
Máy đo độ chịu nén Trung Quốc

45
Máy dập viên quay tròn Ấn Độ
Máy hút bụi viên Trung Quốc
Cân kỹ thuật 200g, 2000g Đức
Máy đo độ rã viên Anh
Máy đo lực gây vỡ viên Anh

4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất


Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

- Các chỉ tiêu chất lượng của dược


- Vitamin C 1. Chuẩn bị
chất, tá dược
- Lactose Dược chất, tá dược
- Vitamin C qua rây 180
- Avicel (Xay, rây)
- Avicel, lactose qua rây 250

2. Trộn - Tốc độ trộn, thời gian trộn


(hỗn hợp 1) - Độ đồng đều phân bố dược chất

- Tốc độ dập, đường kính chày


3. Dập viên to
- Lực gây vỡ viên

4. Cán hạt - Cỡ rãnh trục cán.


(qua rây 2mm) - Tốc độ cán, cỡ rây.

- Mg stearat 5. Rây
- Aerosil (qua rây 180)

- Tốc độ trộn, thời gian trộn.


6. Trộn - Độ đồng nhất, độ trơn chảy.
(hỗn hợp 2) - Độ ẩm của bột.
- Độ chịu nén, tỷ trọng biểu kiến

46
- Đường kính chày, tốc độ dập viên
- Lực gây vỡ viên, độ rã viên
7. Dập viên
- Khối lượng viên trung bình
- Sai số khối lượng viên so với TB

8. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
Vitamin C qua rây 180, lactose và Avicel qua rây 250, được cân đúng khối
lượng theo công thức lô.
5.2. Trộn hỗn hợp 1
Cho 3 nguyên liệu trên vào máy trộn lập phương, trộn với tốc độ 160 vòng/
phút trong 8 phút. Kiểm tra bột kép (hỗn hợp 1) đảm bảo độ đồng đều phân bố
dược chất.
5.3. Dập viên to
Bột kép hỗn hợp 1 được dập viên to đường kính 20mm tốc độ dập 50
vòng/phút, kiểm tra lực gây vỡ viên 20 đến 30 Newton.
5.4. Cán hạt
Cho viên to vào máy cán hạt, chỉnh cỡ rãnh cán khoảng 2mm, chạy máy cán
tốc độ trung bình. Thu lấy hạt đã qua rây 2mm.
5.5. Rây tá dược trơn
Mg stearat, Aerosil qua rây 180, cân đúng khối lượng theo công thức lô.
5.6. Trộn hỗn hợp 2
Cho 2 tá dược trơn vào máy trộn lập phương đã có sẵn hỗn hợp 1. Trộn với
tốc độ 160 vòng/phút trong 8 phút. Kiểm tra đảm bảo hỗn hợp đồng nhất (hỗn hợp
2).
Bột kép dùng để dập thẳng (hỗn hợp 2) được đánh giá độ trơn chảy, độ chịu
nén, tỷ trọng biểu kiến, độ ẩm.

47
5.7. Dập viên
Bột kép hỗn hợp 2 được đem dập viên đường kính 9mm, với tốc độ trung
bình 50 vòng / phút của máy dập viên quay tròn 8 chày. Điều chỉnh và kiểm soát
các thông số của máy để thu được viên đạt chỉ tiêu chất lượng đề ra.
Viên từ máy dập được gom qua máng vào hộp của máy hút bụi viên để làm
sạch bụi
5.8. Đóng gói
Viên được kiểm nghiệm đạt các chỉ tiêu chất lượng đóng lọ 200 viên hoặc ép
vỉ 10 viên / vỉ, đóng hộp 20 vỉ, dán nhãn thành phẩm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất viên nén vitamin C bằng phương pháp
xát hạt khô.
- Trình bày ưu nhược điểm của kỹ thuật sản xuất viên nén theo phương pháp xát
hạt khô (dập cán hạt), so sánh với phương pháp dập thẳng và xát hạt ướt.
- Trình bày các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật cần có đối với nguyên liệu, dược
chất, tá dược, bột thuốc dùng trong sản xuất viên nén nén theo phương pháp xát
hạt khô (dập cán hạt) .
- Phân tích ý nghĩa của việc kiểm soát độ trơn chảy, độ chịu nén, tỷ trọng biểu
kiến trong quy trình sản xuất viên nén.
- Trình bày nguyên tắc xác định độ trơn chảy, độ chịu nén của bột nguyên liệu.
- Trình bày các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn chất lượng viên nén vitamin C.
- Sản xuất viên nén Vitamin C theo phương pháp:
A. Dập thẳng B.Xát hạt khô
C. Xát hạt ướt D.Không có đáp án nào đúng
- Aerosil trong công thức Vitamin C đóng vai trò là:
A. Tá dược độn B. Tá dược rã
C. Tá dược trơn D. Tá dược dính
- Hỗn hợp bột kép trước khi đem đi dập viên Vitamin C được đánh giá chỉ tiêu:

48
A. Độ trơn chảy B. Tỉ trọng biểu kiến
C. Độ ẩm D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
- Độ rã của viên nén Vitamin C theo dược điển Việt Nam 5 qui định là: rã hoàn
toàn trong vòng:
A. 5 phút B. 15 phút
C. 30 phút D. 60 phút
- Đường kính của viên nén Vitamin C là:
A. 7 mm B. 9 mm
C. 12 mm D. 15 mm

49
BÀI 3 – BÀI 4. SẢN XUẤT VIÊN NÉN
PARACETAMOL 375mg
1. Đặc điểm thành phẩm
- Tên thành phẩm: viên nén paracetamol 375mg
- Công thức:
Thành phần 1 viên 8000 viên
Paracetamol 375,0 mg 3000,0 g
Avicel PH 102 80,00 mg 640,0 g
Tinh bột mì 80,00 mg 640,0 g
Tinh bột sắn 15,00 mg 120,0 g
Talc 12,5 mg 100,0 g
Magnesi stearat 1,5 mg 12,0 g
Nướ c tinh khiết 0,18 ml 1440,0 ml
- Quy cách bao bì đóng gói: lọ nhựa 50 viên hoặc hộp 5 vỉ x 10 viên/vỉ
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Paracetamol BP 2017
Avicel PH 102 USP 40
Tinh bột mì BP 2017
Tinh bột sắn DĐVN V
Talc DĐVN V
Magnesi stearat DĐVN V
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Bộ rây 250, 180, 125 Trung Quốc
Máy trôn cánh chữ Z Ấn Độ
Máy trộn lập phương Ấn Độ
Máy đo độ trơn chảy Anh

50
Máy đo tỷ trọng biểu kiến Anh
Máy xác định nhanh độ ẩm Anh
Máy đo độ chịu nén Trung Quốc
Máy dập viên quay tròn Ấn Độ
Máy hút bụi viên Trung Quốc
Cân kỹ thuật 200g, 2000g Đức
Máy đo độ rã viên Anh
Máy đo lực gây vỡ viên Anh
Tủ sấy Đức
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

- Các chỉ tiêu chất lượng của dược


- Paracetamol 1. Chuẩn bị
chất tá dược
- Avicel Dược chất, tá dược
- Paracetamol, Avicel, lactose qua
- Tinh bột mì (Xay, rây)
rây 250

2. Trộn khô - Tốc độ trộn, thời gian trộn


(hỗn hợp 1) - Độ đồng đều phân bố dược chất

- Tinh bột sắn - Độ đồng nhất


3. Pha chế
- Nước tinh
hồ tinh bột
khiết

4. Trộn ướt - Tốc độ, thời gian trộn


(Hỗn hợp 2) - Độ đồng nhất

5. Xát hạt lần 1 - Cỡ rây 2000, tốc độ máy

6. Sấy hạt sơ bộ - Nhiệt độ, thời gian sấy

51
7. Xát hạt lần 2 - Cỡ rây 1000, tốc độ máy

8. Sấy hạt - Nhiệt độ, thời gian sấy

9. Sửa hạt - Cỡ rây 1000


(qua rây)

Talc, Mg stearat 10. Rây - Cỡ rây 180

- Tốc độ, thời gian trộn


11. Trộn
- Thành phần phân đoạn KTTP
(hoàn tất hạt) - Độ trơn chảy, tỷ trọng BK

- Đường kính chày 12mm


- Tốc độ dập viên 50 vòng / phút
12. Dập viên - Lực gây vỡ viên, độ rã viên
- Khối lượng viên trung bình
- Sai số khối lượng viên so với TB

13. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
Paracetamol, Avicel, tinh bột mì qua rây 250, được cân đúng khối lượng
theo công thức lô.
5.2. Trộn khô hỗn hợp 1

52
Cho 3 nguyên liệu trên vào máy trộn lập phương, trộn với tốc độ 160 vòng/
phút trong 8 phút. Kiểm tra bột kép (hỗn hợp 1) đảm bảo độ đồng đều phân bố
dược chất.
5.3. Pha chế hồ tinh bột
Cho dần tinh bột sắn vào nước đang được khuấy trong máy khuấy. Vừa
khuấy vừa ra nhiệt đến khi hồ tinh bột sôi nhẹ, đảm bảo hồ chín tới có độ trong.
5.4. Trộn ướt
Cho dần hồ tinh bột vào hỗn hợp 1 đang được trộn trong máy cánh chữ Z,
với tốc độ trộn trung bình 160 vòng / phút, trong 15 phút. Kiểm tra đảm bảo khối
bột ẩm đồng nhất.
5.5. Xát hạt lần 1
Cho khối bột ẩm vào máy xát hạt qua rây 2mm với tốc độ máy trung bình.
5.6. Sấy hạt sơ bộ
Sấy hạt trong tủ sấy ở nhiệt độ 60 – 700C trong 30 phút.
5.7. Xát hạt lần 2
Cho khối hạt đã sấy se vào máy xát hạt qua rây 1mm với tốc độ máy trung
bình.
5.8. Sấy hạt
Sấy hạt đã xát lần 2 ở nhiệt độ 60 – 700 C trong tủ sấy (hoặc trong máy sấy
hạt tầng sôi) đến độ ẩm 2 – 3%.
5.9. Sửa hạt
Hạt đã sấy qua rây 1mm, hạt lớn hơn 1mm được phân tán nhẹ để giảm
kích thước và qua rây 1mm. Gộp toàn bộ hạt thu được hỗn hợp 2.
5.10.Rây tá dược trơn
Mg stearat, Tacl qua rây 180, cân đúng khối lượng theo công thức lô.
5.11.Trộn hoàn tất hạt
Cho 2 tá dược trơn vào máy trộn lập phương đã có sẵn hỗn hợp 2. Trộn
với tốc độ 160 vòng/phút trong 8 phút. Kiểm tra, đảm bảo hỗn hợp đồng nhất.

53
Bột kép sau trộn hoàn tất dùng để dập viên được đánh giá độ trơn chảy, độ
chịu nén, tỷ trọng biểu kiến, độ ẩm.
5.12.Dập viên
Bột kép đã hoàn tất được đem dập viên đường kính 12mm, với tốc độ trung
bình 50 vòng/ phút của máy dập viên quay tròn 8 chày. Điều chỉnh và kiểm soát
các thông số của máy để thu được viên đạt chỉ tiêu chất lượng đề ra.
Viên từ máy dập được gom qua máng vào hộp của máy hút bụi viên để làm
sạch bụi.
5.13.Đóng gói
Viên được kiểm nghiệm đạt các chỉ tiêu chất lượng đóng lọ 50 viên hoặc
ép vỉ 10 viên/ vỉ, đóng hộp 5 vỉ, dán nhãn thành phẩm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất viên nén paracetamol 375mg.
- Trình bày ưu nhược điểm của kỹ thuật sản xuất viên nén theo phương pháp xát
hạt ướt so sánh với phương pháp dập thẳng.
- Phân tích các yếu tố kỹ thuật trong quy trình sản xuất ảnh hưởng đến độ đồng
đều khối lượng của viên nén paracetamol 375mg.
- Phân tích các yếu tố kỹ thuật trong quy trình sản xuất ảnh hưởng đến độ hòa
tan của viên nén paracetamol 375mg.
- Phân tích các yếu tố kỹ thuật trong quy trình sản xuất ảnh hưởng đến độ bền cơ
học của viên nén paracetamol 375mg.
- Viên nén Paracetamol được sản xuất theo phương pháp:
A. Dập thẳng B. Xát hạt khô
C. Xát hạt ướt D. Không có đáp án nào đúng
- Để kiểm nghiệm chỉ tiêu độ rã của viên nén, người ta thử với mấy viên:
A. 4 B. 6
C. 8 D. 10
- Dung dịch hồ tinh bột sắn trong bài viên nén Paracetamol đóng vai trò là:

54
A. Tá dược dính B. Tá dược màu
C. Tá dược bao D. Tá dược rã
- Đường kính của viên nén Paracetamol là:
- 7 mm B. 9 mm
C. 12 mm D. 15 mm
- Sai số khối lượng viên nén Paracetamol so với khối lượng trung bình cho phép
là:
A. 5% B. 7,5%
C. 10% D. Không có đáp án đúng

55
BÀI 5 – BÀI 6. SẢN XUẤT VIÊN NÉN NATRI
DICLOFENAC 75mg BAO TAN Ở RUỘT
1. Đặc điểm thành phẩm
- Tên thành phẩm: viên nén natri diclofenac 75mg
- Công thức
❖ Viên nhân
Thà nh phần 1 viên 20.000 viên
Natri diclofenac 75,0 mg 1500,0 g
Avicel PH 101 34,0 mg 680,0 g
Erapac 25,0 mg 500,0 g
Disolcel (rã trong) 6,0 mg 120,0 g
PVP K-30 6,0 mg 120,0 g
Ethanol 96% 0,06 ml 1200,0 ml
Disolcel (rã ngoài) 6,0 mg 120,0 g
Talc 5,0 mg 100,0 g
Magnesi stearat 2,0 mg 40,0 g
Aerosil 200 1,0 mg 20,0 g

❖ Dịch bao tan ở ruột


Hô ñdic ̣ h bao tan ở ruôṭ 1 viên 20.000 viên
Eudragit L100 7,5 mg 150,0 g
Dibuthyl phtalat (DBP) 1,5 mg 30,0 g
Talc 1,5 mg 30,0 g
Titan dioxyd 0,05 mg 10,0 g
Tween 80 0,05 mg 10,0 g
Ethanol 96% 0,15 ml 3000,0 ml
Dung dịch bao bóng
Eudragit L100 1,50 mg 30,0 g
Dibuthyl phtalat (DBP) 0,25 mg 5,0 g
Ethanol 96% 0,03 ml 600,0 ml

- Quy cách bao bì đóng gói: lọ nhựa 100 viên hoặc hộp 10 vỉ x 10 viên/vỉ

56
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Natri diclofenac BP 2017
Avicel PH 101 USP 40
Erapac USP 40
Disolcel (rã trong) USP 40
PVP K-30 USP 40
Ethanol 96% DĐVN V
Disolcel (rã ngoài) USP 40
Magnesi stearat USP 40
Aerosil 200 USP 40
Eudragit L100 USP 40
Dibuthyl phtalat (DBP) USP 40
Talc USP 40
Titan dioxyd USP 40
Tween 80 USP 40
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Nồi bao viên truyền thống Ấn Độ
Thiết bị bao tầng sôi Anh
Bộ rây 250, 180, 125 Trung Quốc
Máy trôṇ cánh chữ Z Ấn Độ
Máy trộn lập phương Ấn Độ
Máy đo độ trơn chảy Anh
Máy đo tỷ trọng biểu kiến Anh
Máy xác định nhanh độ ẩm Anh
Máy đo độ chịu nén Trung Quốc
Máy dập viên quay tròn Ấn Độ

57
Máy hút bụi viên Trung Quốc
Cân kỹ thuật 200g, 2000g Đức
Máy đo độ rã viên Anh
Máy đo lực gây vỡ viên Anh
Tủ sấy Đức
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
Nguyên phụ liệu Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
sản xuất cần kiểm soát

- Natri diclofenac - Các chỉ tiêu chất lượng của


1. Chuẩn bị
- Avicel dược chất tá dược
Dược chất, tá dược
- Erapac - Natri diclofenac, Avicel,
(Xay, rây)
- Disolcel Erapac, Disolcel qua rây 250

- Tốc độ trộn, thời gian trộn


2. Trộn khô
- Độ đồng đều phân bố dược
(hỗn hợp 1)
chất

- PVP 3. Pha chế


- Ethanol 96% Dung dịch PVP - Độ trong

4. Trộn ướt - Tốc độ, thời gian trộn


(Hỗn hợp 2) - Độ đồng nhất

5. Xát hạt lần 1 - Cỡ rây, tốc độ máy

6. Sấy hạt sơ bộ - Nhiệt độ, thời gian sấy

7. Xát hạt lần 2 - Cỡ rây, tốc độ máy

58
8. Sấy hạt - Nhiệt độ, thời gian sấy

9. Sửa hạt
(qua rây) - Cỡ rây 800

Disocel, Talc,
Magnesi stearat 10. Rây - Cỡ rây 180

- Tốc độ, thời gian trộn


11. Trộn
- Thành phân phân đoạn KTTP
(hoàn tất hạt)
- Độ trơn chảy, tỷ trọng BK

- Đường kính chày 7mm


- Tốc độ dập viên
- Lực gây vỡ viên, độ rã viên
12. Dập viên
- Khối lượng viên trung bình
- Sai số khối lượng viên so với
TB

13. Pha chế dịch bao


- Tốc độ khuấy, độ đồng nhất
tan ở ruột

- Tốc độ quay của nồi bao.


14. Chuẩn bị viên nhân
- Nhiệt độ gió nóng

- Kiểm nghiệm các chỉ tiêu viên


15. Bao viên
nén bao.

16. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược

59
Natri diclofenac, Avicel, Erapac, Disolcel, qua rây 250, được cân đúng khối
lượng theo công thức lô.
5.2. Trộn khô hỗn hợp 1
Cho 4 nguyên liệu trên vào máy trộn lập phương, trộn với tốc độ 160 vòng/
phút trong 8 phút. Kiểm tra bột kép (hỗn hợp 1) đảm bảo độ đồng đều phân bố
dược chất.
5.3. Pha chế dung dịch PVP
Cho dần PVP vào Ethanol 96% đang được khuấy trong máy khuấy cho đén
khi thu được dung dịch (tan hoàn toàn PVP).
5.4. Trộn ướt
Cho dung dịch PVP vào hỗn hợp 1 đang được trộn trong máy cánh chữ Z,
với tốc độ trộn trung bình 160 vòng / phút, trong 15 phút. Kiểm tra đảm bảo khối
bột ẩm đồng nhất.
5.5. Xát hạt lần 1
Cho khối bột ẩm vào máy xát hạt qua rây 1000 với tốc độ máy trung bình.
5.6. Sấy hạt sơ bộ
Sấy hạt trong tủ sấy ở nhiệt độ 60 – 700C trong 30 phút.
5.7. Xát hạt lần 2
Cho khối hạt đã sấy se vào máy xát hạt qua rây 1mm với tốc độ máy trung bình.
5.8. Sấy hạt
Sấy hạt đã xát lần 2 ở nhiệt độ 60 – 700C trong tủ sấy (hoặc trong máy sấy
hạt tầng sôi) đến độ ẩm 3 – 4%.
5.9. Sửa hạt
Hạt đã sấy lần 2 qua 800, hạt lớn hơn 0,8mm được phân tán nhẹ để giảm
kích thước và qua rây 800. Gộp toàn bộ hạt thu được hỗn hợp 2.
5.10. Rây tá dược trơn và tá dược rã ngoài
Disolcel, Talc, Mg stearat, Aerosil qua rây 180, cân đúng khối lượng theo công
thức lô.

60
5.11. Trộn hoàn tất hạt
Cho 4 tá dược nêu trên vào máy trộn lập phương đã có sẵn hỗn hợp 2. Trộn
với tốc độ 160 vòng/phút trong 8 phút. Kiểm tra, đảm bảo hỗn hợp đồng nhất.
Bột kép sau khi trộn hoàn tất dùng để dập viên được đánh giá độ trơn chảy,
độ chịu nén, tỷ trọng biểu kiến, độ ẩm.
5.12.Dập viên
Bột kép đã hoàn tất được đem dập viên đường kính 7mm, với tốc độ trung
bình 50 vòng / phút của máy dập viên quay tròn 8 chày. Điều chỉnh và kiểm soát
các thông số của máy để thu được viên đạt chỉ tiêu chất lượng đề ra.
Viên từ máy dập được gom qua máng vào hộp của máy hút bụi viên để làm
sạch bụi.
5.13. Pha chế dịch bao
Hòa tan Eudragit L, DBP trong ethanol tới khi được dung dịch trong suốt.
Nghiền mịn talc, titan dioxyd, rây qua rây 125. Cân, trộn thành hỗn hợp bột
kép. Nhào hỗn hợp bột kép với tween 80.
Phân tán từ từ khối bột nhão trên vào dung dịch polyme, khuấy cho đồng nhất
trên máy khuấy từ (2-3 giờ). Trước khi bao lọc dịch bao qua lưới rây 125 và duy trì
hỗn dịch ở nhiệt độ khoảng 50oC.
5.14. Chuẩn bị viên nhân
Cho viên diclofenac natri vào nồi bao, quay ở tốc độ thích hợp, thổi gió nóng
(khoảng 50oC) trong thời gian 5-10 phút.
Sàng viên qua rây 1000 để loại bột mịn và loại các viên bị bong mặt hoặc
sứt cạnh.
5.15. Bao viên
Cho viên vào nồi bao, điều chỉnh các thông số thiết bị: tốc độ quay, nhiệt độ
khí vào, nhiệt độ khí ra, áp suất phun dịch, tốc độ phun dịch bao phù hợp.
Quá trình kết thúc sau khi bao hết dịch bao.
Bao tiếp với dịch bao bóng. Pha chế dịch bao bóng tương tự như bước 13.
Tiếp tục thổi gió nóng trong 5 phút để dung môi bay hơi hết. Có thể sấy viên
bao trong tủ sấy tĩnh trong 2-3 giờ.
61
5.16. Đóng gói
Viên được kiểm nghiệm đạt các chỉ tiêu chất lượng đóng lọ 100 viên hoặc ép
vỉ 10 viên /vỉ, đóng hộp 10 vỉ, dán nhãn thành phẩm.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất viên nén natri diclofenac 75mg bao tan
ở ruột.
- Trình bày các chỉ tiêu chất lượng của viên bao tan ở ruột.
- Phân tích các yếu tố kỹ thuật trong quy trình sản xuất ảnh hưởng đến hòa tan
của viên nén natri diclofenac 75mg bao tan ở ruột.
- Trình bày các sự cố kỹ thuật trong quy trình sản xuất viên nén natri diclofenac
75mg bao tan ở ruột, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
- Phân tích vai trò của các thành phần trong tá dược bao viên tan ở ruột.
- Trình bày cơ chế tác dụng của tá dược rã trong và rã ngoài.
- Disolcel trong công thức viên nén Diclofenac Natri đóng vai trò là:
A. Tá dược độn B. Tá dược rã
C. Tá dược trơn D. Tá dược dính
- Dịch bao tan ở ruột trong bài Diclofenac Natri là dạng bào chế:
A. Dung dịch B. Nhũ dịch
C. Hỗn dịch D. Không có đáp án nào đúng
- Dịch bao bóng trong bài Diclofenac Natri là dạng bào chế :
A. Dung dịch B. Nhũ dịch
C. Hỗn dịch D. Không có đáp án nào đúng
- Thiết bị dùng để trộn ướt trong bài Diclofenac Natri là:
A. Hộp trộn lập phương B. Máy trộn cao tốc
C. Cánh trộn chữ Z D. Máy nghiền bi
- Môi trường thứ 2 để thử độ rã của viên nén Diclofenac Natri bao tan trong ruột là:
A. Đệm boric/borat B. Đệm citric/citrat
C. Đệm phosphat pH 4.6 D. Đệm phosphat pH 6.8

62
BÀI 7. SẢN XUẤT VI NANG VITAMIN C, VI NANG
ACID FOLIC
I. Quy trình sản xuất vi nang vitamin C và vi nang acid folic
1. Đặc điểm chế phẩm
❖ Tên chế phẩm 1: vi nang vitamin C
Công thức :
Thà nh phần 100 g 400 g
Acid ascorbic 80 g 320 g
Hydroxy propyl methyl cellulose 19 g 76 g
Polyethylen glycol 6000 1 g 4 g
Ethanol 96% 200 ml 800 ml

Quy cách đóng gói: 400g chế phẩm đóng trong 2 lần túi PE
❖ Tên chế phẩm 2: vi nang acid folic 20g
Công thức:
Thà nh phần 100 g 400 g
Acid folic 20 g 80 g
Castor wax 76 g 304 g
Tween 80 2 g 8 g
Polyethylen glycol 6000 2 g 8 g
Quy cách đóng gói: 400g chế phẩm đóng trong 2 lần túi PE
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
- Chế phẩm vi nang vitamin C
Acid ascorbic DĐVN V
Hydroxy propyl methyl cellulose USP 40
Polyethylen glycol 6000 USP 40
Ethanol 96% DĐVN V
- Chế phẩm vi nang acid folic
Acid folic USP 40

63
Castor wax USP 40
Tween 80 USP 40
Polyethylen glycol 6000 USP 40
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Cân kỹ thuật điện tử Đức
Bộ rây 80, 125, 180, 250 Trung Quốc
Cốc thủy tinh 500ml Trung Quốc
Máy cán hạt Ấn Độ
Máy khuấy Trung Quốc
Thiết bị nồi bao truyền thống Ấn Độ
Thiết bị bao hạt tầng sôi Anh
Thiết bị phun đông tụ Việt Nam
Tủ sấy Đức
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
❖ Sản xuất chế phẩm vi nang vitamin C bằng phương pháp bao màng
Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

1. Chuẩn bị - Các chỉ tiêu chất lượng của


Dược chất, tá dược dược chất tá dược
(Cân) - Đúng khối lượng

- Vitamin C 2. Tạo hạt khô - Kích cỡ khe cán


(dập cán hạt) - Tốc độ cán hạt

3. Rây - Cỡ rây
- Kích thước tiểu phân hạt

- HPMC
4. Hòa tan - Tốc độ, thời gian khuấy
- PEG 6000
(pha dịch bao) - Độ trong
- Ethanol 96%

64
- Nhiệt độ không khí đầu vào
5. Bao hạt
đầu ra
(tạo vi nang) - Áp suất, tốc độ phun dịch bao

6. Sấy - Nhiệt độ sấy


(vi nang) - Hàm ẩm

7. Đóng gói - Kiểm nghiệm chế phẩm

❖ Sản xuất chế phẩm vi nang acid folic bằng phương pháp phun đông tụ

Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

1. Chuẩn bị - Các chỉ tiêu chất lượng của


Dược chất, tá dược dược chất, tá dược
(Cân) - Đúng khối lượng

- Acid folic - Độ mịn


2. Cán haṭ
- Tween 80 - Độ đồng nhất

- Castor wax - Nhiệt độ


- PEG 6000 3. Đun chảy - Tốc độ, thời gian khuấy
- Độ đồng nhất

4. Khuấy trộn - Nhiệt độ


(hỗn dịch dược chất, tá - Tốc độ, thời gian khuấy
dược) - Độ đồng nhất

- Nhiệt độ đầu phun


5. Phun đông tụ
- Nhiệt độ buồng đông tụ
(tạo vi nang) - Áp suất, tốc độ phun

65
- Cỡ rây
6. Rây
- Thành phần phân đoạn theo
(vi nang)
kích thước tiểu phân

7. Đóng gói - Kiểm nghiệm chế phẩm

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Sản xuất chế phẩm 1: vi nang vitamin C
a. Chuẩn bị dược chất tá dược
- Kiểm tra dược chất, tá dược đạt yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng.
- Các thành phần được cân đúng khối lượng theo công thức lô.
b. Cá n haṭ
Vitamin C được tạo hạt trên thiết bị cán hạt có cỡ khe cán 2mm, tốc độ cán 30
– 50 vòng phút.
c. Rây hạt
Hạt thu được ở trên qua rây thu lấy phân đoạn 0,125 – 0,180 mm. Các hạt nhỏ
được cán lại tạo hạt như trên.
d. Hòa tan, pha dịch bao
Hòa tan HPMC trong ethanol 96% đảm bảo tan hoàn toàn, sau đó hòa tan PEG
6000.
e. Bao hạt
Dịch bao thu được ở trên được sử dụng phun để bao hạt trên thiết bị bao hạt
tầng sôi hoặc thiết bị nồi bao truyền thống.
Điều chỉnh nhiệt độ không khí vào 55 – 60o, không khí ra 45 – 50o, tốc độ phun
dịch bao 3 -5 ml/phút, áp suất phun 2 mPas.
f. Sấy vi nang

66
Vi nang được sấy trên thiết bị bao hoặc trong tủ sấy ở 45 – 55o C đến hàm ẩm
khoảng 2%.
g. Đóng gói
Rây loại các tiểu phân vi nang lớn hơn 0,25 mm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất
lượng của chế phẩm.
Đóng gói 400g trong hai lần túi PE. Ghi nhãn, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
5.2. Sản xuất chế phẩm: vi nang acid folic
a. Chuẩn bị dược chất tá dược
- Kiểm tra dược chất, tá dược đạt yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng.
- Acid folic được nghiền mịn qua rây 125mm.
- Các thành phần được cân đúng khối lượng theo công thức lô.
b. Nghiền trộn
Acid folic và Tween 80 được nghiền trộn trong cối, đảm bảo hỗn hợp mịn và
đồng nhất.
c. Đun chảy
- Hỗn hợp casto wax và PEG 6000 được đun chảy trong cốc thủy tinh 500ml
trên nồi cách thủy ở nhiệt độ 87oC ± 2oC.
- Khuấy trộn đảm bảo hỗn hợp đồng nhất.
d. Khuấy trộn
- Phối hợp hỗn hợp acid folic, Tween 80 vào cốc tá dược trên
- Khuấy trộn đảm bảo tạo hỗn dịch đồng nhất trên nồi cách thủy ở nhiệt độ
87oC ± 2oC.
e. Phun đông tụ
- Hỗn dịch trên được phun tạo vi nang trên thiết bị phun đông tụ.
- Duy trì nhiệt độ đầu phun 87oC ± 2oC, nhiệt độ không khí buồng đông tụ
25oC ± 2oC, áp suất phun 4 mPas. Tốc độ phun 3 – 5 g/phút. Đường kính lỗ
đầu phun 2mm.
f. Rây
- Rây bột vi nang thu được qua rây 125 ở nhiệt độ phòng 25oC ± 2oC.

67
- Kiểm tra thành phần phân đoạn theo kích thước tiểu phân vi nang.
g. Đóng gói
- Kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của chế phẩm.
- Đóng gói 400g trong hai lần túi PE. Ghi nhãn, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày nguyên tắc hoạt động của thiết bị bao hạt tầng sôi.
- Trình bày nguyên tắc hoạt động của thiết bị phun đông tụ tạo vi nang.

- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất vi nang vitamin C.

- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất vi nang acid folic.

- Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của vi nang vitamin C, vi nang acid folic.
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới chỉ
tiêu độ đồng đều kích thước tiểu phân, mức độ hoàn thiện cấu trúc vi nang
vitamin C.
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới chỉ
tiêu độ đồng đều kích thước tiểu phân, mức độ hoàn thiện cấu trúc vi nang
acid folic.
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới chỉ
tiêu độ hòa tan, độ ổn định của vi nang vitamin C.
- Phân tích ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất tới chỉ
tiêu độ hòa tan, độ ổn định của vi nang acid folic.
- Sản xuất vi nang vitamin C bằng phương pháp:
A.Phun đông tụ B.Tách pha đông tụ
C.Thay đổi dung môi D.Bao màng
- Hàm lượng vitamin C trong vi nang là:
A.100% B.80%
C.60% D.40%
- Hàm lượng acid folic trong vi nang là:
A.100% B.60%
68
C.20% D.Không có đáp án nào đúng
- Vi nang là dạng bào chế có cấu trúc:
A.Matrix B.Nhân – vỏ
C.Siêu nhỏ D.Không có đáp án nào đúng
- Sản xuất vi nang acid folic bằng phương pháp:
A.Phun đông tụ B.Tách pha đông tụ
C.Thay đổi dung môi D.Bao màng

69
BÀI 8. SẢN XUẤT NANG CỨNG SẮT FUMARAT,
VITAMIN C, ACID FOLIC

1. Đặc điểm thành phẩm


- Tên thành phẩm: nang cứng sắt fumarat 250mg, vitamin C 150mg, acid folic
1,5mg
- Công thức :
Thà nh phần 1 nang 1000 nang
Sắt fumarat 250,0 mg 250,0 g
Vi nang vitamin C 80% 180,0 mg 180,0 g
(Tương ứ ng 150mg vitamin C)
Vi nang acid folic 20% 7,5 mg 7,5 g
(Tương ứ ng 1,5 mg acid folic)
Magnesi stearat 4,0 mg 4,0 g
Aerosil 5,0 mg 5,0 g
Vỏ nang số 0 1 vỏ 1000 vỏ
Quy cách bao bì đóng gói: hộp giấy chứa 10 lọ nhựa có 50 nang trong 1 lọ
hoặc chứa 5 vỉ Al – PVC có 10 nang trong 1 vỉ
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Sắt fumarat USP 40
Vi nang vitamin C 80% Tiêu chuẩn cơ sở
Vi nang acid folic 20% Tiêu chuẩn cơ sở
Magnegi stearat USP 40
Aerosil USP 40
Vỏ nang số 0 DĐVN V
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Cân kỹ thuật điện tử Đức
Bộ rây 125, 180, 250 Trung Quốc

70
Máy trộn hộp lập phương Ấn Độ
Thiết bị đóng nang cứng bán tự động Ấn Độ
Thiết bị thử độ rã Anh
Thiết bị thử độ hòa tan Anh
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

1. Chuẩn bị - Các chỉ tiêu chất lượng của


Dược chất, tá dược dược chất tá dược
(Cân) - Đúng khối lượng

- Tốc độ trộn, thời gian trộn


2. Trộn
- Độ đồng đều phân bố dược
(trộn bột kép dược chất)
chất

- Tốc độ trộn, thời gian trộn


3. Trộn
- Độ đồng nhất, độ trơn chảy,
(thêm tá dược trơn)
tỷ trọng biểu kiến

4. Đóng nang - Khối lượng, độ đồng đều


khối lượng thuốc trong nang.

5. Lau nang

6. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
- Kiểm tra dược chất, tá dược đạt yêu cầu chỉ tiêu chất lượng.
- Sắt fumarat, vi nang vitamin C qua rây 180, vi nang acid folic qua rây 125.

71
- Các thành phần được cân đúng khối lượng theo công thức lô.
5.2. Trộn bột kép
- Ba dược chất trên được trộn trên máy trộn lập phương với tốc độ 150-180
vòng/ phút trong 12 phút.
- Kiểm tra độ đồng đều phân bố dược chất.
5.3. Trộn thêm tá dược trơn
- Thêm magnesi stearat, Aerosil vào hỗn hợp trên.
- Trộn trên máy trộn lập phương với tốc độ 150 - 180 vòng/ phút trong 8 phút.
5.4. Đóng nang
- Bột kép đã trộn hoàn tất được đóng vào vỏ nang số 0, sau khi tính khối lượng
cần đóng trong một nang. Điều chỉnh khối lượng trên máy đóng nang bán tự
động.
- Nếu mức điều chỉnh thấp nhất vẫn dư khối lượng theo công thức cần pha loãng
với tá dược độn (Avicel – lactose – tinh bột có tỷ lệ 2:1:1) đảm bảo hàm lượng
dược chất nằm trong giới hạn quy định.
5.5. Lau nang
- Dùng máy hút bụi chuyên dụng làm sạch bụi trên vỏ nang.
5.6. Đóng gói
- Đóng nang trong lọ nhựa hoặc ép vỉ Al – PVC.
- Hộp giấy chứa 5 vỉ có 10 nang trong một vỉ hoặc chứa 10 lọ có 50 nang
trong một lọ.
- Ghi số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng và dán nhãn đúng quy định.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy đóng nang bán tự động.
- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất nang cứng sắt fumarat, vitamin C,
acid folic.
- Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của nang cứng sắt fumarat, vitamin C, acid
folic.

72
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất đến chỉ
tiêu độ đồng đều khối lượng, đồng đều hàm lượng dược chất trong nang cứng.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất đến chỉ
tiêu độ rã, độ ổn định của nang thuốc.
- Yêu cầu quan trọng nhất của khối hạt khi đóng thuốc vào nang theo nguyên
tắc thể tích:
A.Tính chịu nén cao B.Hàm ẩm rất thấp
C.Lưu tính cao D.Có thể tích biểu kiến phù hợp với cỡ nang được chọn
- Nguyên tắc đóng thuốc vào nang bằng máy tự động có vít phân liều (Dosator):
A.Nén hạt thành khối trước khi cho vào nang B.Đóng theo thể tích nang
C.Nén nhiều lần để có một khối thuốc thật cứng D.Các nguyên tắc trên đều
không phù hợp.
- Yêu cầu quan trọng nhất của khối hạt khi đóng thuốc vào nang bằng máy tự
động có vít phân liều (Dosator):
A.Tính chịu nén cao B.Hàm ẩm rất thấp
C.Lưu tính cao D.a và b đúng
E.a và c đúng
- Vỏ nang số 0 có dung tích:
A.0,76 ml B.0,86 ml
C.0,67 ml D.1,67 ml
- Chỉ tiêu độ rã của thuốc nang cứng theo Dược điển Việt Nam V là: các viên rã
hoàn toàn trong vòng:
A. 15 phút B. 30 phút
C. 60 phút D. 120 phút

73
BÀI 9. SẢN XUẤT NANG MỀM DẦU GẤC, VITAMIN
C, SELEN NẤM MEN

1. Đặc điểm thành phẩm


- Tên thành phẩm: nang mềm dầu gấc, vitamin C, selen nấm men.
- Công thức :
Thành phần dịch thuốc đóng nang
Thành phần 1 nang 1000 nang
Dầu gấc 400 mg 400 g
(Tương ứng chứa 800mcg beta caroten, 400mcg lycopen)
Acid ascorbic 200 mg 200 g
Men khô selen 50 mg 50 g
(Tương ứng chứa 25mcg selen)
Vitamin E 150 mg 150 g
Buthyl hydroxy toluen 0,048 mg 0,048 g
Lecithin 40 mg 40 g
Sáp ong 30 mg 30 g

Thành phần tá dược vỏ nang:


Thành phần 1 nang 1000 nang
Gelatin 250 mg 250 g
Glycerin 70 mg 70 g
Nipagin 0,6 mg 0,6 g
Nipasol 0,2 mg 0,2 g
Tween 80 2 mg 2 g
Titan dioxyd 1,5 mg 1,5 g
Màu socola 0,6 mg 0,6 g
Màu đỏ amaranth 0,6 mg 0,6 g
Nước tinh khiết 0,3 ml 0,3 L

- Quy cách bao bì đóng gói: hộp giấy chứa 10 lọ nhựa có 50 nang trong 1 lọ
hoặc chứa 5 vỉ Al – PVC có 10 nang trong 1 vỉ

74
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Thành phần dịch thuốc đóng nang:
Dầu gấc Tiêu chuẩn cơ sở
Acid ascorbic DĐVN V
Men khô selen USP 40
Vitamin E USP 40
Buthyl hydroxy toluen USP 40
Lecithin USP 40
Sáp ong USP 40
Thành phần tá dược vỏ nang:
Gelatin DĐVN V
Glycerin DĐVN V
Nipagin USP 40
Nipasol USP 40
Tween 80 USP 40
Titan dioxyd USP 40
Màu socola USP 40
Màu đỏ amaranth USP 40
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Cân kỹ thuật điện tử Đức
Cốc có mỏ 500, 1000ml Đức
Nồi đun cách thủy Việt Nam
Máy khuấy Trung Quốc
Thiết bị tạo nang khuôn quay Trung Quốc
Thiết bị thử độ rã Anh
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất

75
Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

1. Chuẩn bị - Các chỉ tiêu chất lượng của


Dược chất, tá dược dược chất tá dược
(Cân) - Đúng khối lượng

- Tốc độ, thời gian nghiền trộn


- Thành phần 2. Nghiền trộn
- Độ đồng đều phân bố dược
dịch thuốc (hỗn dịch thuốc)
chất

3. Pha chế dịch vỏ


- Thành phần - Tốc độ trộn, thời gian trộn
nang
dịch vỏ nang - Độ đồng nhất
(hòa tan – trộn)

- Nhiệt độ trống quay.


- Nhiệt độ khuôn quay.
4. Tạo nang
- Áp suất đóng nang.
(tạo màng - đóng
- Thể tích dịch thuốc trong
nang)
nang.
- Độ dày vỏ nang và mép hàn.

5. Lau nang

- Nhiệt độ, độ ẩm không khí


6. Sấy nang - Hàm ẩm của vỏ nang.

- Hộp giấy.
- Lọ nhựa.
7. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm
- Màng Al
- Màng PVC

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược

76
- Kiểm tra dược chất tá dược đạt yêu cầu chỉ tiêu chất lượng.
- Các thành phần được cân đúng khối lượng theo công thức lô.
5.2. Nghiền trộn dịch thuốc đóng trong nang
- Nghiền mịn vitamin C và men khô selen
- Thêm lecithin vào hỗn hợp bột kép men khô selen. Nghiền mịn đồng nhất.
- Phối hợp dầu gấc với vitamin E, BHT trong nồi hai vỏ ra nhiệt 60 – 650C
khuấy trộn đồng nhất 15 phút
- Đun chảy sáp ong ở 70 – 750C phối hợp vào dịch dầu gấc ở trên khuấy đều
đồng nhất 15 phút.
- Phối hợp hỗn hợp vitamin C, men selen, lecithin vào dịch dầu gấc, vitamin E,
BHT sáp ong. Khuấy trộn đồng nhất 15 phút.
- Chuyển hỗn dịch thuốc ở trên vào máy xay keo, xay nghiền tạo hỗn dịch mịn
và đồng nhất.
- Duy trì nhiệt độ hỗn dịch thuốc ở 40 - 500C hút chân không, loại bọt.
- Kiểm tra độ đồng đều phân bố dược chất.
5.3. Pha chế dịch vỏ nang
Nấu dịch gelatin.
- Ngâm gelatin trong toàn bộ lượng nước 30 phút cho trương nở hoàn toàn
- Hòa tan Nipagin, Nipasol trong glycerin ở nhiệt độ 35 – 400C, khuấy trộn
đảm bảo tan hoàn toàn.
- Phối hợp khối gel gelatin đã trương nở vào dung dịch trên. Khuấy liên tục
trong 4h với tốc độ 100 vòng /phút ở nhiệt độ 60 – 650C.
Phối hợp tá dược chất màu vỏ nang
- Nghiền mịn titan dioxyd và hai chất màu trong cối.
- Thêm lượng nước đồng lượng vào hỗn hợp trên tạo bột nhão. Nghiền ướt đến
mịn và đồng nhất.
- Thêm vanilin và Tween 80 vào trộn đồng nhất.
- Thêm lượng nước theo công thức vào khuấy đều đồng nhất trong 30 phút.

77
- Phối hợp hỗn dịch tá dược màu và chất thơm vào dịch gelatin, khuấy trộn
đồng nhất trong 60 phút .
5.4. Tạo nang
Điều chỉnh, kiểm soát các thông số của máy đóng nang:
- Nhiệt độ dịch tạo vỏ nang 650C
- Nhiệt độ trống tạo vỏ 150C
- Nhiệt độ hàn vỏ nang 40 - 450C
- Nhiệt độ hỗn dịch thuốc 380C
- Nhiệt độ lồng quay 20 - 250C
- Độ dày vỏ nang 0,3mm
- Khối lượng vỏ nang (cả thuốc) 1200mg – 1300mg
- Khối lượng dầu thuốc (nhân) 900mg – 1000mg
- Thời gian viên ra khỏi lồng quay 45 phút
- Kiểm tra độ đồng đều khối lượng nang
5.5. Lau nang
Nang được lau trong lồng quay với các khăn vải gạc lau chuyên dùng.
5.6. Sấy nang
Nang ra khỏi lồng quay được giàn ra khay sấy và chuyển vào phòng sấy nang:
- Thời gian sấy 24 giờ
- Nhiệt độ sấy 200C
- Độ ẩm buồng sấy 20%
5.7. Đóng gói
- Kiểm tra loại các viên không đạt về cảm quan.
- Sau khi kiểm nghiệm đạt các chỉ tiêu chất lượng của nang mềm, nang được
ép vỉ hoặc đóng lọ nhựa. Hộp giấy chứa 10 vỉ có 10 nang trong một vỉ hoặc
chứa 10 lọ có 50 nang trong một lọ. Ghi số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng và
dán nhãn đúng quy định.

78
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy tạo nang mềm khuôn quay.
- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất nang mềm dầu gấc, vitamin C, nấm
men selen.
- Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của nang mềm dầu gấc, vitamin C, nấm men
selen.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất đến chỉ
tiêu độ đồng đều khối lượng, đồng đều hàm lượng dược chất trong nang mềm.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất đến chỉ
tiêu độ rã, độ ổn định của nang thuốc.
- Tỉ lệ gelatin trong vỏ nang mềm thường trong khoảng:
A.10-20% B.20-30%
C.35-45% D.45-55%
- Chất hóa dẻo thường dùng trong công thức dịch vỏ nang mềm:
A.Glycerin B.Dibutyl phtalat
C.Dầu thầu dầu D.Propylen glycol
- Các yêu cầu của dịch thuốc đóng trong viên nang mềm:
A.Có độ nhớt thích hợp B.Đồng nhất
C.pH từ 2,5 – 7,5 D.Ổn định vật lý, hóa học
E.Tất cả các đáp án trên
- Thông số ảnh hưởng đến mức độ hoàn thiện của viên nang mềm:
A.Độ nhớt, độ bền gel của gelatin B.Nhiệt độ trống quay
C.Nhiệt độ khuôn quay D.Tất cả các đáp án trên
- Nhiệt độ sấy nang mềm:
A.100oC - 110 oC B.17 oC - 25 oC
C.50 oC - 60 oC D.120 oC

79
BÀI 10. SẢN XUẤT NANG MỀM VITAMIN A 5000UI,
VITAMIN D 500UI
1. Đặc điểm thành phẩm
- Tên thành phẩm: nang mềm vitamin A 5000UI, vitamin D 500UI.
- Công thức :
Thành phần dịch thuốc đóng nang: 1 nang 1000 nang
Dung dịch vitamin A 1.000.000UI/g 200 mg 200 g
(tương ứng Retinyl palmitat 5000UI)
Dung dịch vitamin D 1.000.000UI/g 20 mg 20 g
(tương ứng Colecalciferol 500UI)
Dầu đậu nành 200 mg 200 g
Thành phần tá dược vỏ nang:
Gelatin 80 mg 80 g
Glycerin 40 mg 40 g
Nipagin 0,2 mg 0,2 g
Nipasol 0,1 mg 0,1 g
Nước tinh khiết 0,12 ml 120 ml

- Quy cách bao bì đóng gói: hộp giấy chứa 10 lọ nhựa có 50 nang trong 1 lọ
hoặc chứa 5 vỉ Al – PVC có 10 nang trong 1 vỉ
2. Đặc điểm nguyên phụ liệu
Tên hoạt chất, tá dược Tiêu chuẩn chất lượng
Thành phần dịch thuốc đóng nang:
Dung dịch vitamin A 1.000.000UI/g Tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Dung dịch vitamin D 1.000.000UI/g Tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Dầu đậu nành USP 40
Thành phần tá dược vỏ nang:
Gelatin DĐVN V
Glycerin DĐVN V

80
Nipagin DĐVN V
Nipasol USP 40
3. Danh mục các trang thiết bị
Tên thiết bị Nước sản xuất, nhà sản xuất
Cân kỹ thuật điện tử Đức
Cốc có mỏ 500, 1000ml Đức
Nồi đun cách thủy Việt Nam
Máy khuấy Trung Quốc
Thiết bị tạo nang nhỏ giọt Trung Quốc
Thiết bị thử độ rã Anh
4. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
Nguyên phụ Các giai đoạn Các thông số, chỉ tiêu
liệu sản xuất cần kiểm soát

1. Chuẩn bị - Các chỉ tiêu chất lượng của


Dược chất, tá dược dược chất tá dược
(Cân) - Đúng khối lượng

- Tốc độ, thời gian, nhiệt độ


khuấy trộn.
- Thành phần 2. Hòa tan
- Độ trong.
dịch thuốc (dung dịch dược chất)
- Độ đồng đều phân bố dược
chất

3. Pha chế dịch vỏ - Tốc độ trộn, thời gian trộn


- Thành phần
nang - Độ đồng nhất
dịch vỏ nang - Độ trong
(hòa tan)

81
- Nhiệt độ dịch vỏ nang.
- Tốc độ chảy dịch vỏ nang
4. Tạo nang - Tốc độ chảy dịch dược chất.
- Độ dày, độ đồng đều vỏ nang.
- Độ đồng đều khối lượng thuốc
trong nang.

5. Làm lạnh - Nhiệt độ dầu làm lạnh


- Dầu parafin (ổn định vỏ nang) - Thời gian làm lạnh

6. Loại dầu và lau vỏ - Nhiệt độ, độ ẩm phòng.


nang

- Nhiệt độ, độ ẩm không khí


7. Sấy nang buồng sấy
- Hàm ẩm của vỏ nang.

- Hộp giấy.
- Lọ nhựa.
8. Đóng gói - Kiểm nghiệm thành phẩm
- Màng Al
- Màng PVC

5. Mô tả cách tiến hành sản xuất


5.1. Chuẩn bị dược chất tá dược
- Kiểm tra dược chất tá dược đạt yêu cầu chỉ tiêu chất lượng.
- Các thành phần được cân đúng khối lượng theo công thức lô.
5.2. Hòa tan dung dịch dược chất
- Dung dịch vitamin A và dung dịch vitamin D hòa tan trong dầu đậu nành khuấy
trộn đều trong cốc 1000 ml với tốc độ 100 vòng phút trong thời gian 8 phút ở
nhiệt độ 40 - 450C trên nồi cách thủy.
5.3. Pha chế dịch vỏ nang

82
- Ngâm gelatin trong toàn bộ lượng nước 30 phút cho trương nở hoàn toàn tạo
gel trong cốc 500ml.
- Hòa tan Nipagin, Nipasol trong glycerin ở nhiệt độ 35 – 400C, khuấy trộn đảm
bảo tan hoàn toàn.
- Trộn dung dịch glycerin vào khối gel gelatin, đun nóng ở 60 – 650C, khuấy
trộn tốc độ 50 vòng phút trong 2 giờ.
- Cân bù lượng nước đã bay hơi, khuấy đều đồng nhất, sau đó thêm dầu parafin
đủ tạo một lớp mỏng khoảng 1mm trên bề mặt cốc để tránh bay hơi nước. Duy
trì nhiệt độ 90 – 950C trong 10 phút để loại bọt.
5.4. Tạo nang trên máy nhỏ giọt
- Nạp dịch thuốc vào bình 1 của máy có vạch định liều theo thể tích (bình đã
khóa van).
- Nạp dịch vỏ nang vào bình 2 (bình đã khóa van). Bình 2 là bình bao ống dẫn
dịch thuốc của bình 1. Hai bình có van điều chỉnh tốc độ chảy của 2 loại dịch
(dịch vỏ nang và dịch thuốc đóng trong nang).
- Điều chỉnh nhiệt độ dịch tạo vỏ nang 40 – 450C.
- Điều chỉnh tốc độ chảy dịch vỏ nang và dịch dầu thuốc để tạo nang mềm đạt
các chỉ tiêu về độ dày và độ đồng đều vỏ nang, khối lượng và độ đồng đều khối
lượng dịch thuốc đóng trong nang (dựa trên nguyên tắc đếm số nang tạo thành
tương ứng 10ml dịch thuốc đã chảy hết trên bình).
- Cứ 10 phút kiểm tra 1 lần các chỉ tiêu trên.
- Tốc độ tạo nang 20 - 30 nang / phút.
5.5. Làm lạnh, ổn định vỏ nang
Kiểm tra và duy trì nhiệt độ dầu parafin trong hệ cột đón nang rơi xuống ở
10 – 150C. Đảm bảo viên tròn đều. Làm cứng vỏ nang trong khoảng 2 – 3 giờ ở
nhiệt độ 150C ± 20C.
5.6. Loại dầu, lau vỏ nang
- Chuyển nang từ bình chứa trên máy vào khung rây 4mm để loại dầu parafin.
- Sau đó chuyển lên khay lau nang bằng vải gạc.

83
5.7. Sấy nang
Nang đã lau dầu được rải một lớp trên khay lưới 4mm đem sấy ở nhiệt độ
200C độ ẩm 30 - 40% cho đến khi vỏ nang có hàm ẩm 10 – 12%.
5.8. Đóng gói
- Kiểm tra loại các nang không đạt về cảm quan, độ kín và khối lượng.
- Sau khi kiểm nghiệm đạt các chỉ tiêu chất lượng của nang mềm, nang được ép
vỉ hoặc đóng lọ nhựa. Hộp giấy chứa 10 vỉ có 10 nang trong một vỉ hoặc chứa
10 lọ có 50 nang trong một lọ. Ghi số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng và dán
nhãn đúng quy định.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


- Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy tạo nang mềm nhỏ giọt.

- Trình bày sơ đồ các giai đoạn sản xuất nang mềm vitamin A, vitamin D.

- Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của nang mềm vitamin A, vitamin D.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất đến chỉ
tiêu độ đồng đều khối lượng, đồng đều hàm lượng dược chất trong nang mềm.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất đến chỉ
tiêu độ rã, độ ổn định của nang thuốc.
- Giải thích yêu cầu gelatin dùng để sản xuất nang mềm cần đạt chỉ tiêu về độ
bền gel và độ nhớt theo dược điển quy định.
- Nang mềm Vitamin A, Vitamin D được sản xuất theo phương pháp:
A. Phương pháp khuôn quay B.Phương pháp nhúng khuôn
C.Phương pháp nhỏ giọt D.Tất cả đáp án trên
- Dịch thuốc đóng trong nang mềm là dung dịch nước, hỗn dịch nước:
A.Đúng B.Sai
- Nhà xưởng sản xuất thuốc nang mềm giống nhà xưởng GMP của thuốc viên
nén:
A.Đúng B.Sai
- Môi trường lỏng để phân tán dược chất trong hỗn dịch hoặc dung môi trong
84
dung dịch dịch thuốc nang mềm không được hòa tan vỏ gelatin:
A.Đúng B.Sai
- Điều kiện của phòng sản xuất thuốc nang mềm yêu cầu nhiệt độ 17 – 25oC,
độ ẩm 45-60%:
A.Đúng B.Sai

85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ Minh Koóng (2009), Kỹ thuật sản xuất Dược phẩm, tập III, Nhà xuất bản
Y học Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Bùng, Võ Xuân Minh (1998), Thực tập bào chế, Trường Đại học
Dược Hà Nội.
3. Võ Xuân Minh, Phạm Ngọc Bùng (2004), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học
các dạng thuốc, tập 1, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
4. Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long (2004), Kỹ thuật bào chế và sinh dược
học các dạng thuốc, tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
5. Loen Lachman (1996), The theory and practice of industrial pharmacy,
Marcel Dekker Inc, New York.

86

You might also like