Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

MỤC LỤC

Phần thứ nhất......................................................................................................1


ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
Phần thứ hai........................................................................................................3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MCDONALD’S................................................3
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................3
2.2. Nguyên liệu, nguồn nhân lực......................................................................8
2.3. Sản phẩm của công ty và những thị trường chính..................................10
2.4. Chiến lược phát triển chung của công ty.................................................12
Phần thứ ba.......................................................................................................16
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA CÔNG
TY MCDONALD’S..........................................................................................16
3.1. Khái quát về thị trường.............................................................................16
3.2. Hình thức thâm nhập................................................................................17
3.4. Quá trình thâm nhập.................................................................................17
3.4. Phân tích môi trường kinh doanh............................................................19
3.5. Chiến lược phát triển thương hiệu của McDonald’s tại Việt Nam và
thành công bước đầu........................................................................................24
Phần thứ tư........................................................................................................27
ĐÁNH GIÁ VỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
CỦA CÔNG TY MCDONALD’S....................................................................27
4.1. So sánh MCDonald’s với các hãng thức ăn nhanh cùng phân khúc.....27
4.2. Thuận lợi.....................................................................................................30
4.3. Khó khăn....................................................................................................31
4.4. Kết quả........................................................................................................32
4.5. Những bài học kinh nghiệm......................................................................33
KẾT LUẬN........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................36
PHẦN ĐÁNH GIÁ............................................................................................38
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nói đến Fastfood chúng ta không thể bỏ qua McDonald’s, một tập đoàn
thức ăn nhanh từ nước Mỹ có mặt khắp nơi trên thị trường thế giới. Sự thành
công của McDonald’s bắt nguồn từ nhiều yếu tố và một phần lớn từ sự thành
công đó chính là chiến lược kinh doanh quốc tế. Sau khi trở thành công ty thức
ăn nhanh lớn nhất tại Mỹ và khi thị trường Mỹ đã bão hòa, ban lãnh đạo công ty
phải nghĩ tới một chiến lược phát triển mới cho McDonald's nếu không muốn
nó dậm chân tại chỗ và sa lầy trong thị trường Mỹ ít tiềm tàng, ngày càng nhiều
áp lực cạnh tranh. Chìa khóa cho định hướng phát triển mới của McDonald's
chính là thị trường quốc tế đầy tiềm năng.

Năm 1980, 28% số nhà hàng mới được mở nằm tại các thị trường ngoài
biên giới nước Mỹ, con số này năm 1986 là 40%, và tăng lên tới gần 60% vào
năm 1990. Đầu những năm 1980, doanh thu từ thị trường quốc tế chỉ chiếm
22%. Tới năm 2000, McDonald's thu về 21 tỷ USD từ 28.707 nhà hàng đặt tại
các thị trường bên ngoài, con số này chiếm 53% tổng doanh thu 40 tỷ USD của
công ty. Hiện nay, McDonald’s đã xây dựng được hệ thống nhà hàng thức ăn
nhanh với khoảng 34000 nhà hàng tại 118 quốc gia, phục vụ 43 triệu lượt khách
mỗi ngày dưới thương hiệu riêng của mình, và thật hiếm có thương hiệu nào
thành công trong việc thâm nhập nhiều và nhanh chóng các thị trường nước
ngoài như McDonald’s. Để làm được điều này, các nhà sản xuất của
McDonald’s đã sử dụng triệt để phương thức nhượng quyền thương mại đối với
sản phẩm thức ăn nhanh của mình để lần lượt chinh phục các thị trường khó
tính trên thế giới.

Như vậy có thể thấy, McDonald’s được xem như là gã khổng lồ đi đầu
trong lĩnh vực này với thị phần dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên, khi thâm nhập vào
thị trường Việt Nam, McDonald’s vấp phải khá nhiều khó khăn. Việt Nam với

1
dân số gần 100 triệu người, trong đó chủ yếu là dân số trẻ. Nơi đây luôn được
đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn cho ngành bán lẻ, đặc biệt là
mảng thức ăn nhanh. Trong giai đoạn mở cửa rộng khắp hiện nay, các công ty
muốn mở rộng thị phần và thâm nhập vào thị trường Việt Nam là câu chuyện
hết sức hiển nhiên. Đã từ lâu, ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều tên tuổi của các
tập đoàn thức ăn nhanh như KFC, Lotteria... Và ngày càng sôi động hơn với
những cái tên “khủng” như Al Fresco, Pizza Hut, Buger King..., tất nhiên không
thể nào thiếu được McDonald’s. Điều đó cho thấy Việt Nam là một thị trường
cực kỳ tiềm năng. Vấn đề đặt ra ở đây là: Tại sao một ông lớn như McDonald’s
lại thất bại ở thị trường đầy tiềm năng như vậy? Trong bài tiểu luận này nhóm
chúng tôi nghiên cứu về “Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của
McDonald’s” để tìm hiểu những lý do khiến McDonald’s thất bại tại Việt Nam,
từ đó đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường của tập đoàn thức ăn nhanh này,
và rút ra được bài học cho những người quản lý doanh nghiệp hiện nay.

2
Phần thứ hai
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MCDONALD’S
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1. Giới thiệu về lịch sử McDonald’s

McDonald's là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh
với khoảng 36.000 nhà hàng tại 119 quốc gia, phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi
ngày dưới thương hiệu riêng của mình. Công ty được thành lập đầu tiên năm
1940 do anh em Richard và Maurice ("Mick & Mack") McDonald.

Nhìn lại lịch sử của McDonald’s, chúng ta thấy được sự tăng trưởng thần
kỳ của McDonald’s gắn với tên tuổi của một trong những doanh nhân vĩ đại bậc
nhất trong lịch sử kinh doanh nước Mỹ: Raymond Albert "Ray" Kroc. Ray Kroc
được bình chọn là một trong số “100 người có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất
trong thế kỷ 20” theo bình chọn của tạp chí Time danh tiếng. Cũng vì những
thành tựu rực rỡ này mà nhiều người cho rằng Ray Kroc là người sáng lập
McDonald’s nhưng sự thực không phải vậy.

Chuỗi nhà hàng McDonald’s ra đời ban đầu từ ý tưởng của hai nhân vật
có tên Richard and Maurice McDonald. Ở thời điểm đó, Ray Kroc chuyên bán
máy xay sinh tố và khá thành công với nghề này. Sau thế chiến II, công việc
kinh doanh của Ray Kroc bị chậm lại nhưng ông phát hiện ra một nhà hàng nhỏ
ở California của anh em nhà McDonald’s vẫn mua rất nhiều máy sinh tố, thậm
chí còn nhiều hơn cả những cửa hàng lớn ở các thành phố sầm uất hơn.

Ray Kroc quyết định đến thăm cửa hàng của anh em nhà McDonald’s và
nhận thấy đây là một mô hình kinh doanh đặc biệt. Khách hàng chọn đồ với một
menu được ấn định sẵn rất đơn giản. Quy trình làm bánh được sắp xếp một cách
rất khoa học khiến tốc độ hoàn thành món ăn cực nhanh. Khách hàng lựa chọn
món ăn, trả tiền ngay tại quầy thu ngân và cũng nhận đồ ăn luôn tại đó. Chứng
kiến lượng khách hàng khủng khiếp của McDonald’s, Ray Kroc lập tức mường
3
tượng ra một viễn cảnh khi phát triển McDonald’s ra toàn bộ các thành phố lớn
trên toàn nước Mỹ.

Ông chia sẻ tầm nhìn của mình với anh em nhà McDonald’s (mà sau này
ông kể lại trong buổi nói chuyện với sinh viên ĐH Harvard): “Các anh đang
ngồi trên một đống vàng. Hãy phát triển và mở rộng mô hình nhà hàng của các
anh ngay lập tức!”. Tuy nhiên anh em nhà McDonald’s chần chừ: “Chúng tôi
cũng muốn vậy. Nhưng ai giúp chúng tôi?”. Ray Kroc nhanh chóng đáp lời:
“Tôi sẽ đảm đương công việc này!”.

Khi đó Ray Kroc đã 52 tuổi và kiếm được nhiều tiền nhưng khát vọng
xây dựng nên một đế chế đồ ăn nhanh đang sôi sục khiến ông cảm thấy mình
tràn trề sinh khí. Việc phát triển chuỗi McDonald’s thành công rực rỡ, vượt quá
sức tưởng tượng khiến anh em nhà McDonald’s sợ hãi, muốn dừng lại. Ray
Kroc đã quyết định vay mượn và mua lại toàn bộ chuỗi McDonald’s với giá 2,7
triệu USD, mức giá kỷ lục trong lĩnh vực nhà hàng thời đó. Năm 1961, thỏa
thuận được ký kết và Ray Kroc trở thành ông chủ của McDonald’s, sẵn sàng
đưa thương hiệu này vào một cuộc chơi ở tầm vóc lớn hơn hơn rất nhiều.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực thường chú trọng
đến vấn đề sản phẩm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, sản phẩm nằm sau
quy trình hoạt động. Nhiều người có thể làm ra được những chiếc bánh ngon
hơn burger của McDonald’s nhưng McDonald’s vẫn là duy nhất. Phần sau của
câu chuyện là minh chứng cho sự thật này:

Sau khi chứng kiến sự thành công rực rỡ của chuỗi nhà hàng McDonald’s
dưới sự chèo lái của Ray Kroc, anh em nhà McDonald’s đã mở ra một cửa hàng
khác cũng bán bánh burger khác có tên The Big M với sản phẩm tốt hơn và một
sự thật hùng hồn rằng họ mới là những người sáng lập ra McDonald’s chứ
không phải Ray Kroc.

4
Tưởng rằng với lợi thế đó, anh em nhà McDonald’s sẽ thành công với
The Big M nhưng Ray Kroc coi đó là hành động khiêu chiến và rất tức giận:
“Phải hạ gục mấy gã khốn đó ngay!”. Điều Ray Kroc đã làm là cho mở một nhà
hàng McDonald’s đối diện với The Big M. Chỉ sau vài tháng, anh em nhà
McDonald’s không chịu nổi và phải đóng cửa.

Trong quá trình phát triển, Ray Kroc đã đưa McDonald’s trở thành một
trong những thương hiệu đáng giá bậc nhất toàn cầu. Logo cánh cổng vàng của
McDonald’s luôn duy trì vị trí vững chãi trong “Top 10 thương hiệu có giá trị
nhất thế giới” trong nhiều thập kỷ qua.

Sơ lược tổng quan về McDonald’s

– Thành lập: 15 tháng 4 năm 1955.

– Trụ sở chính: Chicago, Illinois, Hoa Kỳ

– Nhà sáng lập: Richard McDonald, Maurice McDonald

– Giám đốc điều hành: Chris Kempczinski (4 tháng 11 năm 2019)

– Doanh thu: 21,08 tỷ USD (năm 2019)

– Công ty con: McCafé, McDonald’s Canada,

– Sản phẩm: Thức ăn nhanh (hamburger, gà, khoai tây chiên, đồ uống không
cồn, cà phê, sữa lắc, salad, món tráng miệng, đồ ăn sáng)

– Loại hình dịch vụ: Đồ ăn nhanh

– Tổng đài dịch vụ: Hotline – 1900 9001

– Trang web: http://www.mcdonalds.com/ – Quốc tế, https://mcdonalds.vn/ –


Việt Nam.

5
2.1.2. Triết lý kinh doanh

● Sự tận tâm để cung cấp cho khách hàng mức độ không thể so sánh chất

lượng, sạch sẽ dịch vụ và giá trị.

● Tiếp cận tất cả các khía cạnh của kinh doanh với sự trung thức và toàn

vẹn.

● Luôn luôn phấn đấu để đạt được tầm cao mới.

● Ủng hộ các hệ thống cung cấp thành công.

Cụ thể:

Đầu tư hàng tỷ USD tại các cửa hàng

Khoảng thời gian giữa bữa trưa và bữa tối thường rất vắng khách, nhưng
tại cửa hàng McDonald’s ở Chicago, các nhân viên lại bận rộn liên tục, phục vụ
các khách hàng đặt món ăn trên các màn hình khổng lồ.

Steve Easterbrook, CEO McDonald’s, đang bỏ ra 1,1 tỷ USD để chỉnh


trang hàng ngàn nhà hàng Mỹ theo phong cách của cửa hàng Chicago nói trên.
Easterbrook đã làm việc tại McDonald’s hơn 20 năm, đảm nhiệm vị trí CEO
vào năm 2015, với sứ mệnh khôi phục tiếng tăm của chuỗi cửa hàng, lấy lại
phần nào trong số nửa tỷ đơn đặt hàng mà Công ty đã đánh mất tại Mỹ kể từ
năm 2012 và tái thiết McDonald’s trở thành một “công ty burger cấp tiến và
hiện đại”.

Cuộc đại tu cửa hàng của Easterbrook đã được thực hiện ở phần lớn các
nước châu Âu với khoảng 1/3 các nhà hàng Pháp và Đức đã được chỉnh trang
lại. McDonald’s phục vụ cho gần 70 triệu khách mỗi ngày và việc công ty làm
thế nào đưa mình thoát khỏi tình trạng mất khách đã trở thành một trường hợp
nghiên cứu cho ngành nhà hàng. Các nhà điều hành McDonald’s cho rằng thành

6
công này là nhờ công ty quay trở lại với mức giá thấp và tính tiện lợi, hơn là
đuổi theo từng sở thích của khách hàng.

Thích ứng với khẩu vị thay đổi của khách hàng

Lý do mà McDonald’s sẵn sàng mạo hiểm là công ty nhận thấy việc điều
chỉnh và thích ứng với nhu cầu và mong muốn của khách hàng mang ý nghĩa
sống còn. Ví dụ, công ty loại bỏ lựa chọn Super Size và bắt đầu cung cấp những
lựa chọn lành mạnh hơn khi nhận thức về đồ ăn lành mạnh của người tiêu dùng
ngày càng tăng.

Giá cả linh động

Có thể thấy, sau nhiều năm kiểm soát giá bán, việc chi phí hàng hóa tăng
lên và lương tăng đã gây sức ép lên các franchisee độc lập, họ đã bắt đầu tăng
giá và điều đó đã “phá hủy thông điệp giá trị” của McDonald’s. Trong khi đó,
Wendy’s và Burger King lại đưa ra các lời chào mời hấp dẫn như 4 món với giá
chỉ 4 USD, giúp cho 2 chuỗi này đều giành được cho mình 11% thị phần. Sự
tăng trưởng của các chuỗi nhỏ hơn như Sonic Burger và Jack in the Box cũng
làm suy yếu địa vị của McDonald’s trên thị trường thức ăn nhanh Mỹ.

Nhưng dưới thời của Easterbrook, công ty cung cấp cả 2 phân khúc giá cao
và giá thấp trong thực đơn. Giảm giá là phần cốt lõi trong chiến lược của
Easterbrook như đưa ra giá 1 USD và 2 USD cho cà phê và soda.

Kết hợp hài hòa giá cả và chất lượng

Nắm bắt nhu cầu thức ăn vì sức khỏe của người tiêu dùng, McDonald’s
cũng đã cam kết loại kháng sinh khỏi thịt gà và xi-rô ngô khỏi bánh mì ngọt,
thay bơ kem bằng bơ thực vật và đang hướng đến sử dụng thịt bò tươi trong
món bánh hamburger Quarter Pounder. “Đó là vấn đề cân bằng. Bạn không thể
nghiêng hoàn toàn sang phân khúc giá cao bởi làm vậy, bạn sẽ tự tách mình
khỏi những khách hàng quan tâm đến giá”, Easterbrook nói.

7
Một “thực đơn giá trị” mới sẽ ra mắt vào năm tới với giá 1 USD, 2 USD
và 3 USD. Các món giá cao không nhất thiết phải tốt cho sức khỏe, vì có những
món chứa lượng calorie rất cao được nhiều khách ưa thích. “Khẩu vị của người
Mỹ đã trở nên phức tạp hơn. Không nhất thiết là calorie phải thấp hơn, mà vấn
đề nằm ở chỗ sử dụng thực phẩm toàn phần (loại thực phẩm chưa qua chế biến
hay qua sơ chế tối thiểu nhất có thể, không chứa các loại chất nhân tạo như
đường hóa học, muối tinh luyện …) và McDonald’s đang làm điều đó. Nhưng
về cơ bản, món ăn vẫn khá dễ chịu, theo ý khách”, Sara Senatore, chuyên gia
phân tích tại Bernstein, nói.

Nhân viên – một trong những yếu tố cốt lõi quan trọng

Nhân viên tại McDonald’s không chỉ làm việc và tiếp xúc với công chúng
mà còn phải biết cách làm việc với đồng nghiệp. Mặc dù các tình huống làm
việc và trò chuyện thân mật với người khác rất có giá trị đối với mọi doanh
nghiệp, song nhiều cựu nhân viên McDonald’s sẽ nói bạn rằng cách đối xử cẩn
trọng với nhau đóng góp rất lớn vào thành công của họ.

McDonald’s cũng trao cho các nhà lãnh đạo cơ hội giúp thành viên nhóm
của mình thành công. Khi còn là nhà quản lý tại McDonald’s, Andrew Card –
sau này trở thành người đứng đầu đội ngũ giúp việc cho Tổng thống George
W.Bush – từng nói “Công việc của tôi là xác định cách thức tôi có thể giúp từng
đứa trẻ thành công”. Nếu nhân viên không vui hoặc không có kỹ năng trong
việc nấu nướng, người quản lý có thể điều chuyển họ sang quầy thu ngân để có
thể phát huy hết thế mạnh và sở thích của họ.

2.2. Nguyên liệu, nguồn nhân lực


Về nguyên liệu:

Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp lâu đời, nguồn cung cấp
các loại thịt, rau, gia vị là sẵn có. Tuy nhiên về mặt chất lượng sản phẩm, thị
trường Việt Nam cần đạt tiêu chuẩn cao hơn trong dài hạn. Vì phần lớn nguồn
hàng thức ăn tươi, nguyên liệu ở Việt Nam đều chưa được kiểm duyệt vậy nên
8
đáp ứng được nhu cầu về chất lượng một cách nghiêm ngặt của các tập đoàn đồ
ăn nhanh đa quốc gia như McDonald’s là điều thách thức đối với thị trường đầy
tiềm năng này Về phía các hãng đồ ăn nhanh lớn thâm nhập vào thị trường Việt
Nam cần chú ý tìm hiểu, chọn lọc kĩ nguồn cung nguyên vật liệu tuy dồi dào
nhưng chưa đủ đáp ứng về mặt chất lượng này.

Đây có thể là một khó khăn đối với các doanh nghiệp đa quốc gia này, vì
đảm bảo nguồn chất lượng của một sản phẩm không quá khác biệt so với Mỹ,
nguồn tự cung tự cấp tại Việt Nam không thể đáp ứng được nhu cầu của
McDonald's. Khi phải nhập thực phẩm từ nước ngoài về, chi phí nhập cảng và
vận chuyển sẽ làm chi phí của sản phẩm đội lên nhiều.

Hiện nay, chỉ có duy nhất các loại rau là được cung ứng từ các doanh
nghiệp trong nước. Các nguyên liệu còn lại đều phải nhập từ các chuỗi cung
ứng của McDonald’s tại nước ngoài, chẳng hạn như thịt bò được nhập từ Úc.

Nguồn nhân lực:

McDonald’s đã trải qua những thay đổi đáng kể tại Anh trong năm năm
gần đây. Doanh nghiệp đã chuyển đổi từ mô hình sở hữu các nhà hàng lớn sang
mô hình 70% nhà hàng sở hữu và hoạt động bởi các nhà nhượng quyền. Thương
hiệu cũng trải qua sự thay đổi mới mẻ. Mark Reilly, Giám đốc Đào tạo, mô tả
những thay đổi:

Chúng tôi phải đối mặt với một số thách thức lớn trong việc gây dựng
niềm tin cho thương hiệu và cách chúng tôi nhận thức về sản phẩm, nhân viên
và thị trường của chúng tôi.

Doanh nghiệp tại Anh đã có chín năm hoạt động tốt và hiện là một trong
những thị trường hàng đầu trên thế giới. Nhưng động lực để thay đổi vẫn chưa
dừng lại:

Nhân viên của chúng tôi là mối quan tâm lớn và cần tiếp tục là trọng tâm
của chúng tôi. Nhưng với tư cách là một doanh nghiệp, chúng tôi tiếp tục thay

9
đổi và phát triển. Chúng tôi đang thoát khỏi suy thoái vì vậy chúng tôi cần đảm
bảo rằng chúng tôi sẽ giữ chân được khách hàng và thị phần đã đạt được từ các
đối thủ cạnh tranh. Chúng tôi cần đảm bảo chúng tôi đang tập trung vào trải
nghiệm của khách hàng, và điều đó ảnh hưởng đến nhân viên và hành vi của họ,
khi mà đào tạo trở nên thực sự quan trọng.

Về mặt các nhân sự chất lượng cao, các doanh nghiệp đa quốc gia như
McDonald’s cũng hoàn toàn có thể tuyển dụng được từ các trường đại học đạt
chuẩn về mặt giáo dục. Rất nhiều các các trường đại học ở Việt Nam đã và đang
đào tạo nhiều chuyên ngành liên quan đến dịch vụ khách hàng từ đó cho thấy
nguồn nhân lực trong ngành hàng mà McDonald’s đang thâm nhập là đủ và chất
lượng.

2.3. Sản phẩm của công ty và những thị trường chính


2.3.1. Sản phẩm của công ty

Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, McDonald’s có tổ hợp sản


phẩm chủ yếu các sản phẩm đồ ăn và đồ uống chế biến sẵn, bao gồm các sản
phẩm kinh doanh khác nhau (hàng hóa và dịch vụ) mà công ty cung cấp cho các
thị trường mục tiêu của mình. Tổ hợp sản phẩm của McDonald’s có các dòng
sản phẩm chính sau:

 Bánh mì kẹp thịt và bánh mì sandwich

 Gà và cá

 Salad

 Đồ ăn nhẹ và sữa chua uống

 Đồ uống

 Món tráng miệng và món lắc

 Bữa sáng/Bữa sáng tất cả các ngày

 McCafé

10
McCafe McDonald được biết đến chủ yếu là nhờ sản phẩm Burger nổi
tiếng. Vì thế, công ty đã và đang không ngừng mở rộng số lượng sản phẩm
của mình

Trong các yếu tố tạo nên sản phẩm là yếu tố cơ bản quyết định đến
thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp McDonald’s. Trước đây, thương hiệu
chủ yếu được biết đến với món bánh mì kẹp thịt. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển doanh nghiệp dần dần mở rộng tổ hợp sản phẩm của mình. Hiện tại,
khách hàng của McDonald’s có thể thưởng thức nhiều các sản phẩm khác như
gà và cá, món tráng miệng và cả bữa sáng.

Chiến lược kinh doanh và chiến thuật tăng trưởng chuyên sâu của
McDonald’s ảnh hưởng đến các dòng sản phẩm. Nhờ việc đa dạng hóa các
dòng sản phẩm, thương hiệu đã đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao doanh
thu và giảm rủi ro trong kinh doanh.

Về rủi ro, đa dạng hơn làm giảm sự phụ thuộc vào chỉ một hoặc một vài
phân khúc thị trường. McDonald’s chỉ ra rằng công ty đổi mới sản phẩm mới
để thu hút nhiều khách hàng hơn và cải thiện sự ổn định kinh doanh của mình.

2.3.2. Những thị trường chính


Việt Nam là một thị trường tiêu dùng tiềm năng với gần 100 triệu dân, đa
phần là dân số trẻ với hơn 60% dưới 35 tuổi, GDP tăng ổn định ở mức trên 6%,
thu nhập bình quân theo đầu người tăng trưởng đều trong 10 năm trở lại đây và
đạt hơn 2,200 USD năm vừa qua. Thị trường đầy hứa hẹn, đặc biệt cho ngành
bán lẻ, ăn uống.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, 8 năm qua cơ quan này đã cấp phép
cho gần 150 thương hiệu và nhãn hiệu nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, lĩnh
vực nhà hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, với hơn 43%, bao gồm hơn 40 thương
hiệu nhà hàng thức ăn nhanh, bánh, cà phê, đồ uống, nhà hàng, lẩu nướng...

11
Theo các số liệu nghiên cứu thị trường, ngành thức ăn nhanh tại Việt
Nam hiện vẫn tăng trưởng 2 con số và điều này càng làm cho ngành này có sức
hút lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước và muốn tham gia thị trường. Sự
cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, từ địa điểm, đến nhân lực và xây dựng
thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần.

Sự cạnh tranh mạnh mẽ này là có lẽ là một trong các yếu tố dẫn đến việc
một số nhà hàng đóng cửa trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây cũng là điều tất
yếu trong kinh doanh và mỗi thương hiệu sẽ tự cân đối trong chiến lược kinh
doanh của mình để hoạt động sao cho hiệu quả. Nhu cầu là cao xong cạnh tranh
cũng là một thách thức đáng kể đến, McDonald’s cần nhận ra thực tế này trên
thị trường Việt Nam để có thể đưa ra các phương thức thâm nhập hiệu quả.

2.4. Chiến lược phát triển chung của công ty

2.4.1. Giai đoạn bành trướng trong nước (1955-1970)


Ray Kroc sinh năm 1902, trước khi gặp anh em nhà McDonald’s ông đã
từng làm lái xe, làm người bán máy xay sinh tố. khi ông gặp anh em nhà
McDonald’s ông đã ngoài 50 tuổi, ông vô cùng ấn tượng trước hàng người sẵn
sàng xếp hàng, rồng rắn vào ăn ở quầy ăn của anh em McDonald’s. Một ý tưởng
lóe lên trong đầu ông, ông đã thương lượng với anh em nhà McDonald’s để mua
quyền kinh doanh và đồng ý trả 1% trên tổng doanh thu. Ông đã lập tiệm ăn
McDonald’s thứ 9 vào 02-03-1955. Bốn năm sau, vào năm 1959 ông đã cho
khai trương cửa hàng thứ 100 tại Mỹ. Và năm 1961 ông đã dùng 2,7 triệu USD
mua lại hoàn toàn quyền kinh doanh từ tay anh em nhà McDonald’s. Vào năm
1965 Mc Donald’s đã trở thành một công ty đại chúng (niêm yết cổ phiếu).

Dưới tầm nhìn chiến lược của Ray Kroc cộng với những thuận lợi nội tại
ở Mỹ McDonald’s lên như diều gặp gió. Và đến cuối nhưng năm 1960 đầu
những năm 1970 McDonald’s đã gần như thống trị thị trường ăn nhanh tại Mỹ.

12
Chỉ trong vòng 30 năm đầu sau khi thành lập công ty, McDonald’s chiếm
lĩnh thị trường nội địa với hơn 10.000 nhà hàng trải khắp các bang nước Mỹ.

Theo như thống kê năm gần đây, cứ 25.000 người dân Mỹ lại có một nhà
hàng McDonald’s, một tỷ lệ làm các đối thủ cạnh tranh trong ngành công
nghiệp fast-food thán phục và thèm muốn.

2.4.2. Giai đoạn mở rộng ra thị trường nước ngoài


Không thảo mãn với thị trường trong nước Mc Donald’s đã vươn xa ra thị
trường nước ngoài. Ban đầu nó xâm nhập vào các nước như Anh, Canada…là
những nước có văn hóa tương đồng với Mỹ. Sau đó trên cơ sở uy tín thương
hiệu Mc Donald’s đã mở rộng thị trường ra các nước Âu- Á- Phi- Mĩ- Úc khác

Trong quá trình mở rộng thị trường Mc Donald’s đã thích nghi rất tốt với
sự thay đổi văn hóa.

Văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi
của một người.

“Tầm nhìn toàn cầu, hành động địa phương”

Về sản phẩm, Macdonald’s đã phân khúc thị trường theo văn hóa của
từng quốc gia, phân khúc này đã tạo nên một bước đột phá cho Macdonald’s.

• Isarel: Macdonald’s phục vụ Big Macs không có phomat, cắt giảm các
sản phẩm có thịt và bơ.

• Ấn Độ: Phục vụ thêm món Vegetable Mcnuggets và thịt cừu dựa vào
món Maharaja Mac (Big Mac), tại ở Ấn Độ, những người theo đạo Hinđu thì
không ăn thịt bò và những người theo đạo Jain thì không ăn loại thịt nào.

• Các chợ ở vùng nhiệt đới thì quả ổi được cho thêm vào thực đơn của
Macdonald’s.

• German: Bia được bán rất chạy dưới sản phẩm McCroisants.

• Turkey: Thức uống có sữa chua đá

13
• Hà Lan: Bơ cho người ăn chay

• Italy: Cà phê Expresso và mỳ lạnh

• Nhật: Bơ gơ Teriyaki

• Phillipine: McSpaghetti

• Norway: McLaks (cá hồi nướng kẹp Sandwish)

• Uruguay: McHuevo (bơ trứng luộc)

• Thái Lan: Samurai Pork Burger có nước sốt ngọt

Sản phẩm của Mcdonald’s được chào đón hầu như tất cả các nước do sự
hiểu biết rất rõ về văn hóa của các khúc thị trường mà họ tham gia.

McDonald’s được hâm mộ rất nhiều chính là ở món khoai tây chiên và
McDonald’s vẫn đang tiếp tục hoàn thiện việc phân phối ngành kinh doanh phát
đạt này...

Về chất lượng sản phẩm của McDonald’s được kiểm soát rất chặt chẽ,
chất lượng đảm bảo là tiêu chuẩn cho việc đưa thức ăn đến các cửa hàng.

Khi McDonald’s lần đầu tiên khai trương tại Matxcơva, họ đã phải vượt
qua những chướng ngại vật to lớn để đáp ứng được tiêu chuẩn khá cao trong
việc làm hài lòng khách hàng tại thị trường hoàn toàn mới lạ này.

McDonald’s luôn quan tâm đến khách hàng của mình và chính điều đó
đã giúp cho thương hiệu này trở thành tập đoàn dịch vụ ăn uống lớn nhất thế
giới. Tại các nhà hàng nằm ngoài nước Mĩ, McDonald’s phải thường xuyên
thay đổi thực đơn cho phù hợp với tập quán và khẩu vị của người dân bản địa.

2.4.3. Giai đoạn 2000 đến nay


McDonald’s tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường. Đến nay nó có
khoảng 31000 cửa hàng ở trên 200 quốc gia và lãnh thổ.

14
Thích nghi với thế giới đang thay đổi McDonald’s cũng thay đổi cho phù
hợp với xu thế, đa dạng hóa sản phẩm như vừa ăn vừa nghe nhạc, xem phim kết
nối internet… Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp trong nền kinh
tế.

15
Phần thứ ba
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA
CÔNG TY MCDONALD’S
3.1. Khái quát về thị trường
3.1.1. Quy mô kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của năm 2014 có dấu hiệu khởi sắc, tăng dần qua
từng quý. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong
nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013; trong đó quý I
tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,96%. Mức
tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng
5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Cơ cấu nền
kinh tế năm nay tiếp tục theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38%.

3.1.2. Quy mô thị trường

Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc
hàng cao nhất trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng GDP bình quân giai
đoạn 2011-2020 của Việt Nam là 5,96% .
Với tổng dân số khoảng 100 triệu dân và GDP bình quân khoảng 2786
USD/ người năm 2020, Việt Nam đang trở thành một thị trường tiêu thụ rộng
lớn và tiềm năng đối với hàng hóa tiêu dùng nước ngoài. Là một quốc gia có
dân số trẻ (khoảng 5% dân số dưới 30 tuổi), nhu cầu tiêu dùng của người Việt
Nam cũng khá đa dạng và nắm bắt nhanh chóng các xu hướng tiêu dùng mới,
hiện đại. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang hình thành với khoảng 13%
dân số hiện tại và dự kiến sẽ gia tăng chiếm khoảng 1/3 dân số vào năm 2026.
Tầng lớp này có tập quán mua sắm hiện đại và nhu cầu cao đối với các sản
phẩm chất lượng.

16
3.2. Hình thức thâm nhập

McDonald’s thâm nhập thị trường Việt Nam bằng cách nhượng quyền
giấy phép phát triển (developmental licensee) cho một công ty ở Việt Nam là
Good Day Hospitality. Theo McDonald's, Việt Nam là một trong hơn 65 thị
trường trên toàn thế giới được cấp phép nhượng quyền. Đây cũng là một
phương thức mà McDonald's đã sử dụng hơn 30 năm qua trên toàn thế giới để
phát triển thương hiệu.
3.3. Chiến lược thâm nhập
McDonald’s đã chọn cho mình chiến lược đa quốc gia khi thâm nhập vào
thị trường Việt Nam. Về menu, ngoài những món đặc trưng như Big Mac hoặc
khoai tây chiên French Fries, khách hàng có thể thưởng thức sản phẩm mới
McPork (burger heo) được sáng tạo riêng theo khẩu vị của người Việt.
Bên cạnh đó, đối với những người bận rộn, họ có thể được mua bánh hay
cà phê trong vòng 2 phút với dịch vụ drive-through (mua hàng mà không cần
gửi xe). Mô hình mua mà không cần phải ra khỏi ô tô hay đỗ xe máy này là
điểm cộng lớn cho thương hiệu khi nền kinh tế Việt Nam từ lâu cũng đã được
đánh giá là nền kinh tế “xe gắn máy”. Trong khi đó, những chuỗi cửa hàng đồ
ăn nhanh thuộc các thương hiệu khác như như KFC, Burger Kings khi vào Việt
Nam đều không áp dụng mô hình này.
3.4. Quá trình thâm nhập

Ngày 8/2/2014, McDonald’s khai trương cửa hàng đầu tiên tại vòng xoay
Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, nằm trên trục cửa ngõ giao
thương phía Đông của TP Hồ Chí Minh. Đây là cửa hàng thức ăn nhanh đầu
tiên tại Việt Nam mở cửa suốt 24 giờ, cung cấp cả dịch vụ mua hàng không cần
đỗ xe. Cửa hàng đầu tiên tại việt Nam được thiết kế theo chuẩn McDonald’s
toàn cầu. Cửa hàng rộng 1.300 m2, với 350 chỗ ngồi.
Vào thời điểm này, McDonald’s là doanh nghiệp gia nhập thị trường
muộn và phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp vô cùng mạnh như:

17
KFC, Lotteria... Do đó, đòi hỏi hãng phải có sự đầu tư, nghiên cứu cẩn thận để
có thể tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ.
Ban đầu, theo người quản lý McDonald’s – ông Henry Nguyễn,
McDonald’s sẽ mở thêm ít nhất 100 cửa hàng trên khắp lãnh thổ Việt Nam
trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, đến nay, McDonald’s mới mở được 17 cửa
hàng trên Việt Nam, kém rất xa so với mục tiêu đã đặt ra. Phải đến 2/12/2017
(sau hơn 3 năm thâm nhập vào thị trường Việt Nam), McDonald’s mới mở cửa
hàng đầu tiên tại thủ đô Hà Nội. Kết quả doanh thu lại cho thấy McDonald’s
khó có thể đạt được con số 100 cửa hàng như mục tiêu. Theo báo cáo,
McDonald’s đã lỗ gần 115 tỷ trong năm 2016 và gần 150 tỷ trong năm 2017.
Như vậy, suốt 5 năm qua, quy mô của McDonald’s còn nhỏ và hạn chế, chưa
tiếp cận được nhiều người tiêu dùng Việt Nam, trái ngược hẳn với quy mô ở
một số nước Đông Nam Á khác (Singapore có hơn 100 cửa hàng, Philippines
400 cửa hàng; dù đó là những nước có dân số ít hơn Việt Nam).
Về quá trình thâm nhập, McDonald’s thâm nhập thị trường Việt Nam
bằng cách nhượng quyền giấy phép phát triển (developmental licensee) cho một
công ty ở Việt Nam là Good Day Hospitality. Đây là phương thức mà
McDonald's đã sử dụng hơn 30 năm qua trên toàn thế giới để phát triển thương
hiệu.
Để có được nhượng quyền giấy phép phát triển của McDonald’s, phía bên
công ty Việt Nam là Good Day Hospitality phải chi bước đầu 45.000 USD. Đây
là khoản phí duy nhất phải trả cho McDonald’s, các chi phí còn lại được thanh
toán cho các nhà cung ứng.
Tiếp đó, phía bên Good Day Hospitality sẽ tham gia một khóa huấn luyện
nghiêm ngặt kéo dài 9 tháng, nơi đào tạo về các phương pháp làm việc theo
đúng phong cách đặc trưng của McDonald’s như: tiêu chuẩn chất lượng, cung
cách phục vụ, giá trị hình ảnh thương hiệu, công thức và cách chế biến từng
món trong thực đơn, cách thức quản lý, các kỹ năng kiểm kê, giám sát.

18
Sau khi kết thúc khóa huấn luyện, McDonald’s sẽ giới thiệu một địa điểm
kinh doanh đã được lựa chọn từ trước. Phía công ty Good Day Hospitality sẽ
nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ một nhân viên thuộc Bộ phận tư vấn của
McDonald’s, người sẽ định kỳ ghé thăm cơ sở kinh doanh cũng như hướng dẫn
và giải thích mọi việc một cách chi tiết. McDonald’s sẽ nhận khoản phí hàng
tháng là 4% trích từ doanh thu bán hàng, và cộng thêm tiền thuê mặt bằng
chiếm thêm 8,5%.
Thực chất, công ty Good Day Hospitality không làm chủ hoạt động kinh
doanh , mà chỉ sở hữu số tài sản đã đầu tư để tạo dựng cơ sở kinh doanh.
3.4. Phân tích môi trường kinh doanh
3.4.1. Yếu tố kinh tế - văn hóa
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, ảnh hưởng đến
hành vi và lối sống của mỗi con người trong xã hội. Chính vì thế, các yếu tố văn
hóa, đặc biệt là văn hóa tinh thần thường được quan tâm trước hết khi các công
ty tiến hành nghiên cứu thị trường.
McDonald’s là thương hiệu lâu đời. Đồ ăn của hãng thường được tiêu
chuẩn hóa và nhất quán. Trong thực đơn chính McDonald’s có các món gà
chiên và salad. Có thể nói đây là một lợi thế bởi nhìn chung, đặc điểm khẩu vị
ăn uống của người Việt Nam là thích ăn những món ăn giòn, dai để uống với
rượu, bia hoặc những món ăn nhiều rau rất có lợi cho sức khỏe.
Một lợi thế dễ nhận thấy nữa ngày tại Việt Nam là sự giao thoa về văn
hóa ẩm thực. Người Việt Nam đang dần có sự thay đổi thói quen từ dùng những
món ăn truyền thống đòi hỏi nhiều thời gian đến dùng bữa ăn nhanh để thích
nghi với nhịp sống ngày càng hối hả hiện tại. Hơn nữa, cơ cấu dân số Việt Nam
là dân số trẻ, người ta dễ dàng thay đổi khẩu vị hơn so với tầng lớp cao tuổi,
người trẻ thường có xu hướng dễ chấp nhận hơn, thích nghi tốt hơn. Điều đó sẽ
tạo điều kiện cho các loại thực phẩm hương vị mới lạ thâm nhập thị trường và
thị trường đồ ăn nhanh cũng không phải ngoại lệ.

19
Tuy nhiên, sức ép từ sự khác biệt về khẩu vị và sở thích ăn uống của
người Việt Nam là một trở ngại lớn khi thâm nhập thị trường của McDonald’s.
Khẩu vị ăn uống của người Việt Nam được phân biệt khá rõ giữa 3 miền Bắc –
Trung – Nam. Người miền Bắc thường thích món ăn có vị vừa phải, thường
không đậm các vị cay, béo, ngọt. Người miền Trung và miền Nam lại ưa dùng
các món ăn có đậm đà, ngọt và cay nhưng về nồng độ vẫn có sự khác nhau giữa
2 miền. Chính sự đa dạng về khẩu vị này khiến những thương hiệu muốn gia
nhập thị trường phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc thay đổi, làm mới mùi vị thỏa
mãn thị hiếu của khách hàng từng vùng miền.
Có thể thấy rằng, người Việt Nam không hề thích vị béo ngậy nhưng đó
lại là điểm đặc trưng của các sản phẩm thức ăn nhanh. Đây cũng là rào cản khó
vượt qua đối với các hãng thức ăn nhanh. Hơn nữa, sức khỏe đang được người
tiêu dùng quan tâm hàng đầu hiện nay là do số lượng người mắc bệnh béo phì,
tim mạch, tiểu đường đang gia tăng. Để khắc phục khó khăn này, tại Mỹ,
McDonald’s đã công bố một thực đơn hạn chế béo phì có tên “Happy meals”-
tăng lượng rau, củ, quả, và giảm trung bình 20% hàm lượng calo trong mỗi
khẩu phần ăn.
3.4.2. Yếu tố pháp luật, chính trị

Pháp luật Việt Nam cho phép, khuyến khích các hoạt động kinh doanh
trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Phương thức thâm nhập thị trường nước
ngoài của McDonald's chủ yếu là nhượng quyền kinh doanh. Ở Việt Nam, vấn
đề nhượng quyền thương mại đặc biệt được chú trọng. Hợp đồng nhượng quyền
thương mại thế giới đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng:
khi nhượng quyền kinh doanh được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua
cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động nhượng quyền kinh doanh sẽ
phát triển như vũ bão. Và luật nhượng quyền kinh doanh đã được thông qua
năm 2006. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày
31/03/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền
thương mại, tiếp đó thông qua thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký
20
hoạt động nhượng quyền thương mại và quyết định số 106/2008/QĐ-BTC về
thu phí đăng ký cấp phép nhượng quyền cũng được ban hành.
Theo đó, mức thu lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
của thương nhân nước ngoài vào Việt Nam là 16.500.000 đồng/giấy. so với trên
thế giới thì mức phí này là thấp và phí chuyển nhượng theo quy định là một
khoản tiền do các bên tự thỏa thuận và không chịu bất kỳ sự giới hạn nào từ
phía nhà nước. trong thị phần về nhượng quyền kinh doanh thì ngành thực phẩm
chiếm hơn 20%. Đây là những lợi thế để McDonald’s có thể gia nhập vào Việt
Nam thông qua hoạt động nhượng quyền.

3.4.3. Đánh giá tiềm năng và đối thủ cạnh tranh


a. Tiềm năng của thị trường

Biểu đồ dân số Việt Nam và thu nhập bình quân đầu người
giai đoạn 2008 - 2014
(triệu người)

(triệu đồng)
92 50
91 90.73 45
43.4
90 89.71
40 40
89 88.78 35
33.2
87.84
88 28.9 30
86.93
87 25
85.78 22.3
86 19.1 20
85.12
17.3
85 15
84 10
83 5
82 0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Dân số Thu nhập bình quân đầu người

Kinh tế Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng cao và ổn định. Giai
đoạn 2008-2018 GDP bình quân đạt 6,1%. Thu nhập bình quân đầu người/ năm
của Việt Nam cũng tăng, với mức GDP bình quân đầu người năm 2013 vào
khoảng 1960 USD/ năm, còn thấp so với khu vực nhưng nếu xem xét mức GDP
bình quân đầu người tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, có
thể thấy mức GDP/ đầu người ở hai thành phố này cao hơn mức bình quân cả

21
nước khá nhiều. Cụ thể, năm 2012, Hà Nội vào khoảng 2.200 USD/ người/ năm
còn TP. Hồ Chí Minh là 3.600 USD/ người/ năm.
Mức thu nhập này đủ để người tiêu dùng sẵn sàng bỏ từ từ 4 – 6 USD cho
một bữa ăn tại McDonald's mà không phải suy nghĩ quá nhiều. Và nếu so sánh
với chi phí trung bình cho một người dùng tại một các cửa hàng fastfood tiêu
biểu như sau:
• 50.000 – 70.000 VNĐ: Phở 24
• 70.000 – 90.000 VNĐ: Lotteria và Jollibee
• 90.000 – 110.000 VNĐ: KFC, Pizza Hut và BBQ Chicken
thì đó là mức giá phải chăng. Cùng với đó, thông thường việc đi cùng ai được
chia khá rõ theo nhóm tuổi:

- Nhóm trẻ 13 – 22 luôn đi cùng với nhóm bạn.

- Nhóm 23 – 30 ngoài việc đi cùng bạn bè còn đi cùng với người yêu.

- Nhóm phụ huynh thường đi cùng với gia đình.

- Rất ít người người tiêu dùng sử dụng thức ăn nhanh một mình tại quán.

Đây cũng là một trong những yếu tố mà các chuỗi cửa hàng thức ăn có
thể chú ý để bày trí không gian theo các nhóm khác nhau (không gian gia đình -
trang trí các nhân vật hoạt hình hoặc trò chơi cho bé và không gian bạn bè…).

McDonald’s không lựa chọn các cửa hàng tại khu trung tâm – downtown
trong các thành phố lớn. McDonald’s quyết định sử dụng chiến lược “hớt váng”
– tập trung cho những khách hàng thu nhập cao sở hữu xe ô tô. Điều này cũng
tương tự như Starbucks đã lựa chọn ngay khu trung tâm để hấp dẫn các khách
hàng nước ngoài. Đây là cách làm sáng tạo của McDonald’s.
Theo thống kê tới năm 2011 số lượng xe ô tô toàn quốc hơn 1,3 triệu
chiếc. Giả sử 40 % trong số đó là xe ô tô dân dụng và chia đều tại hai miền, số
lượng xe ô tô dân dụng tại phía Nam sẽ vào khoảng 250 ngàn chiếc. Như vậy,
có thể thấy McDonald’s khôn ngoan khi lựa chọn vị trí tại con đường chiến lược

22
nối TP.HCM với các tỉnh phía Bắc và các tỉnh trọng điểm phía Nam về du lịch
và kinh tế như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng cùng các ngành giải trí liên quan,
kéo theo sự phát triển của các cửa hàng thức ăn nhanh. Mặc dù Lotteria, KFC…
đã thâm nhập thị trường Việt Nam từ 1994, nhưng ngành thực phẩm đồ ăn
nhanh chỉ thực sự phát triển trong vài năm cùng với các công trình xây dựng
như trung tâm thương mại, khu vui chơi, rạp chiếu phim… được đưa vào khai
thác. Như vậy, McDonald’s có lợi thế của người đến sau là thị hiếu của người
tiêu dùng đã quen với đồ ăn nhanh, có thể bỏ tiền ra để tiêu dùng đồ ăn nhanh
mà bớt đi phần e dè.
b. Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh từ các hãng thức ăn nhanh khác tại Việt Nam: Các
thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới như Lotteria, KFC và Pizza Hut
(cùng thuộc Yum!) đang liên tục mở rộng. Hiện tại dẫn đầu về số lượng cửa
hàng đang là Lotteria với 146 cửa hàng, tiếp theo là KFC (134 cửa hàng) và
Jollibee (30 cửa hàng). Các thương hiệu khác không kém phần nổi tiếng như
Subways, Burger King, cũng đã từng bước tiến vào thị trường và tìm cho mình
những vị trí đẹp.
- Đối thủ cạnh tranh từ các loại “đồ ăn nhanh” khác tại Việt Nam: Ở
Việt Nam có nhiều loại món ăn đa dạng và bình dân như bánh mì, bún, phở,…
Đó là những món ăn cũng không kém phần tiện lợi và phù hợp với khẩu vị tinh
tế của người Việt từ lâu.

3.4.4. Mô hình SWOT

Strengths Weakness
- Là thương hiệu nổi tiếng, uy tín và - Phải nhập nguyên liệu từ chuỗi cung
có nhiều năm kinh nghiệm. ứng của McDonald’s tại nước ngoài
- Có sự hỗ trợ truyền thông Zalo của nên làm chi phí tăng cao.

23
VNP group. - Chưa có được chiến lược Marketing
- Có nền tảng và nguồn tài chính tốt. phù hợp, quy mô thâm nhập còn hạn
- Có sự hỗ trợ từ Bộ phận tư vấn của chế.
McDonald’s.

Opportunities Threats
- Môi trường kinh tế chính trị thuận - Vào thị trường muộn nên phải
lợi. đương đầu với nhiều đối thủ cạnh
- Nguồn nhân lực dồi dào. tranh và thuê mặt bằng với giá cao.
- Thực phẩm (các loại rau) có sẵn. - Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa
- Thị hiếu của người tiêu dùng đã hoàn thiện, đòi hỏi doanh nghiệp phải
quen với đồ ăn nhanh. quản trị thương hiệu tốt.
- Sự bất ổn của nền kinh tế yêu cầu
doanh nghiệp phải nhanh chóng đưa
ra các giải pháp phù hợp.

3.5. Chiến lược phát triển thương hiệu của McDonald’s tại Việt Nam và
thành công bước đầu
3.5.1. Chiến lược phát triển

a. Truyền thông
Chiến lược quảng bá hình ảnh của McDonald’s được thực hiện thông qua
Zalo - ứng dụng OTT (chat, nhắn tin miễn phí) được phát triển bởi tập đoàn
VNG của Việt Nam.
Nguyên nhân của sự lựa chọn này bắt nguồn từ những ưu thế và đặc điểm
phù hợp của Zalo cho việc quảng bá:
- Là mạng xã hội trên di động hợp thời tạo môi trường quảng bá tốt hơn
so với những OTT chỉ thuần túy để thoại và nhắn tin.

24
- Có cộng đồng người dùng lớn và tương tác mạnh, trong đó đông đảo là
giới trẻ: Đây là một trong những ứng dụng OTT phổ biến hàng đầu hiện nay tại
Việt Nam với 7 triệu lượt dùng và 75 triệu tin nhắn mỗi ngày, được xem là một
trào lưu mới trên Internet. Chính vì vậy, quảng bá qua Zalo có đối tượng tập
trung, phù hợp với khách hàng mục tiêu của ngành thức ăn nhanh là từ 15-30
tuổi, và phân khúc khách hàng tiềm năng từ 5-14 tuổi.
b. Nhân sự
Để chuẩn bị cho sự có mặt của mình, bên cạnh việc chuẩn bị cơ sở vật
chất, chiến lược kinh doanh, nhân sự cũng là vấn đề quan trọng của
McDonald’s. Sau quá trình xem xét, McDonald’s đã chọn Jobstreet.com là đối
tác tuyển dụng độc quyền. Jobstreet.com Việt Nam đã tìm kiếm và sàng lọc cho
Mc Donald’s những ứng viên tài năng và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe
về công việc của hai vị trí đầu tiên là Assistant Manager và Crew Leader.

3.5.2. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với đặc trưng của Việt
Nam
Về menu sản phẩm, McDonald’s sẽ vẫn duy trì các sản phẩm truyền
thống và định vị tại mức giá tương đương các nước ASEAN vì khách hàng là
tầng lớp trung lưu tại Việt Nam.
- Khẩu vị: Ngoài những món đặc trưng như Big Mac hoặc khoai tây chiên
French Fries, khách hàng có thể thưởng thức sản phẩm mới McPork (burger
heo) được sáng tạo riêng theo khẩu vị của người Việt.
- Đối với những người bận rộn có thể được mua bánh hay cà phê trong
vòng 2 phút với dịch vụ drive-through (mua hàng mà không cần gửi xe). Mô
hình mua mà không cần phải ra khỏi ô tô hay đỗ xe máy này là điểm cộng lớn
cho thương hiệu khi nền kinh tế Việt Nam từ lâu cũng đã được đánh giá là nền
kinh tế “xe gắn máy”. Trong khi đó, những chuỗi cữa hàng đồ ăn nhanh thuộc
các thương hiệu khác như như KFC, Burger Kings khi vào Việt Nam đều không
áp dụng mô hình này.

25
- Địa điểm kinh doanh cửa hàng đầu tiên của McDonald’s nằm trên một
trong những con đường đông đúc nhất tại thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu
đón bắt lượng người di chuyển ra vào trung tâm lúc đi làm và giờ tan tầm.
3.5.3. Thành công bước đầu và triển vọng

Trong 2 ngày kể từ khi khai trương vào 08/02/2014, đã có 20.000 khách hàng
đến ăn uống. Nếu một khách hàng sử dụng bình quân 75.000 đồng (tương
đương giá một phần bugger kèm nước uống) thì doanh thu trung bình là 750
triệu đồng/ngày. Con số này quá hấp dẫn nên tập đoàn này đã lên kế hoạch sẽ
tiếp tục mở thêm 100 cửa hàng vào năm 2018.

26
Phần thứ tư
ĐÁNH GIÁ VỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM CỦA CÔNG TY MCDONALD’S

4.1. So sánh MCDonald’s với các hãng thức ăn nhanh cùng phân khúc
Ngành hàng thức ăn là ngành hàng có sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều
thương hiệu lớn, trong đó các hoạt động trên social media (truyền thông xã hội)
được các thương hiệu rất chú trọng.

Thống kê của Buzzmetrics cho thấy KFC, Lotteria và McDonald’s là 3


thương hiệu thức ăn nhanh tạo được nhiều thảo luận nhất trên social media
(không tính các thương hiệu pizza), trong đó KFC chiếm ưu thế hơn hẳn với thị
phần thảo luận là gần 50%:

Khi so sánh giữa 3 thương hiệu thức ăn nhanh được thảo luận nhiều nhất
hiện nay trên social media là KFC, Lotteria và McDonald’s, chúng ta có thể
thấy những vấn đề mà các thương hiệu này đang gặp phải với người tiêu dùng
Việt Nam:

Thức ăn ngon là yếu tố hàng đầu khiến khách hàng đến ăn và nói tốt về
các thương hiệu fast-food, trong đó KFC là thương hiệu có nhiều thảo luận tích
27
cực về chất lượng thức ăn nhất. Một số yếu tố khác khiến khách hàng đánh giá
cao các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh bao gồm Có nhiều chương trình khuyến
mãi, Giá hợp lý, Không gian sạch đẹp, Thái độ phục vụ tốt,…

Mặc dù vậy, không có nhiều thảo luận khuyên bạn bè, người thân đến ăn
ở một cửa hàng thức ăn nhanh nào đó.

Ở mặt ngược lại, thức ăn không ngon là vấn đề chung khiến các thương
hiệu thức ăn nhanh nhận phải những phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng.

KFC: Nhận được nhiều phản hồi tích cực về Thức ăn ngon, có nhiều
chương trình khuyến mãi, như combo rẻ, tiện lợi.

LOTTERIA: Là thương hiệu có tỷ lệ khách hàng không hài lòng sau khi
đến ăn nhất, trong đó đa số các thảo luận tiêu cực đều là về Thái độ phục vụ
không tốt.

MCDONALD’S: Là thương hiệu được nhiều người cân nhắc đến ăn, chủ
yếu là giới trẻ vì có Quà tặng kèm phần ăn là mô hình các nhân vật trong phim.
Ngoài ra, việc Khai trương các cửa hàng mới của McDonald’s cũng thu hút
được sự chú ý lớn, trong đó nhiều người chia sẻ rằng họ rất phấn khích vì có cơ
hội thưởng thức McDonald’s mà không phải đi xa.

28
KFC: Thức ăn không ngon (thịt gà bở, mùi vị không ngon) và Nhiều dầu
mỡ là yếu tố khiến khách hàng đã đến ăn nhưng không hài lòng về KFC. Ngoài
ra, các phần ăn không có khuyến mãi của KFC cũng được đánh giá là có Giá
cao.

LOTTERIA: Thái độ phục vụ không tốt là một điểm yếu rất lớn của
Lotteria và rất nhiều khách hàng tỏ ra bức xúc với vấn đề này. Một số người
chia sẻ rằng họ là khách hàng thân thiết của Lotteria nhưng chỉ sau một vài lần
gặp phải nhân viên với thái độ phục vụ không tốt thì họ muốn từ bỏ thương
hiệu. Một số khác nói rằng họ chỉ mới đến một số ít lần nhưng sẽ không bao giờ
quay lại Lotteria vì vấn đề này.

MCDONALD’S: Mặc dù là một thương hiệu rất được ưa chuộng trên thế
giới nhưng tại Việt Nam, McDonald’s lại gặp nhiều ý kiến về việc Thức ăn
không ngon, bên cạnh đó nhiều người cũng phàn nàn rằng Menu của
McDonald’s không đa dạng, chủ yếu chỉ gồm các món burger không phù hợp
với khẩu vị của người Việt Nam. Ngoài ra, một số người cũng chia sẻ về việc
họ không được phục vụ tốt khi đến ăn tại đây và việc Không có dịch vụ giao
hàng tận nơi cũng là vấn đề khiến khách hàng không hài lòng về McDonald’s.

29
4.2. Thuận lợi
4.2.1. Lợi thế từ thị trường Việt Nam

- Mức sống của người dân ngày càng tăng: Với mức GDP bình quân đầu
người năm 2013 vào khoảng 1960 USD/năm, còn thấp so với khu vực nhưng
nếu xem xét mức GDP bình quân đầu người tại hai thành phố lớn là Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh, hai địa điểm chắc chắn sẽ được triển khai đầu tiên, có thể
thấy mức GDP/đầu người ở hai thành phố này cao hơn mức bình quân cả nước
khá nhiều. (Năm 2012, Hà Nội vào khoảng 2.200 USD/người còn TP. Hồ Chí
Minh là 3.600 USD/người).Mức thu nhập này đủ để người tiêu dùng sẵn sàng
bỏ từ 4 – 6 USD cho một bữa ăn tại McDonalds mà không phải suy nghĩ quá
nhiều.

- Thói quen tiêu dùng, lối sống của người dân Việt Nam mà nhất là các
bạn trẻ thay đổi cùng với quá trình đô thị hóa. Cuộc sống công nghiệp, ăn
nhanh, uống nhanh là những yếu tố giúp Fast Food phát triển nhanh chóng. Nếu
như ở Mỹ, đồ ăn nhanh được coi là đồ ăn bình dân, ăn nhanh để tiết kiệm thời
gian, thì ở Việt Nam khái niệm “ăn nhanh” đã có phần thay đổi. Thậm chí,
nhiều người vẫn quan niệm đi ăn KFC, Lotteria... là ăn sang và rất sành điệu.
Đồ ăn nhanh đáp ứng một phần nhu cầu tiếp cận dịch vụ phong cách Tây của
hàng triệu cư dân trẻ tại các thành phố lớn.

Các cửa hàng thức ăn nhanh luôn được bài trí đẹp, sạch sẽ là địa điểm
thích hợp cho các cuộc tụ tập, giao lưu của hầu hết các bạn trẻ. Bên cạnh đó, có
rất nhiều người nước ngoài sinh sống ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng và cả nước nói chung mang đến những nhu cầu lớn về Fast Food.

- Sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng cùng các ngành giải trí liên
quan: kéo theo sự phát tiển các cửa hàng thức ăn nhanh. Cụ thể, dù đã kinh
doanh ở nước ta hơn chục năm nhưng Lotteria, KFC chỉ mới thực sự phát triển
ở vài năm trở lại đây, khi mà các trung tâm thương mại, khu vui chơi, rạp chiếu
phim… được xây dựng và đưa vào khai thác.
30
- Sự phát triển của thị trường đồ ăn nhanh: Theo thống kê của Bộ Công
thương Việt Nam, tổng doanh số của ngành thức ăn nhanh ở Việt Nam năm
2011 ước tính đạt 870 tỉ đồng, tăng 30% so với năm 2010. Với mức tăng trưởng
khoảng 30% mỗi năm, thị trường thức ăn nhanh đang trở thành ngành có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định trong các ngành hàng tiêu dùng thực phẩm hiện nay.

4.2.2. Lợi thế từ bản thân thương hiệu

So với các hãng đồ ăn nhanh khác như Lotteria, KFC thì McDonald’s có
lợi thế riêng, đó là lợi thế về thương hiệu, về vị trí số 1.

Trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu năm 2012 của
BrandFinance, McDonald’s giữ vị trí thứ 4 với giá trị thương hiệu lên tới 95 tỷ
USD. Các thương hiệu cạnh tranh như Lotteria, KFC không lọt được vào bảng
xếp hạng này.

Thương hiệu có sức ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của người tiêu dùng -
“hiện tượng” Starbucks là một minh chứng rõ ràng nhất.

Starbucks cũng mang vị trí số 1 về kinh doanh cà phê trên thế giới. Trước
Starbucks, nhiều thương hiệu nổi tiếng như Gloria Jeans hay The Coffee Bean
đã có mặt tại Việt Nam. Nhưng đến khi Starbucks tiến vào, một làn sóng truyền
thông lớn do ảnh hưởng mạnh mẽ của thương hiệu đã giúp họ nhanh chóng
đánh bại các đối thủ đi trước.

4.3. Khó khăn


4.3.1. Đối thủ cạnh tranh

- Đối thủ cạnh tranh từ các hãng thức ăn nhanh khác tại Việt Nam: Các
thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới như Lotteria, KFC và PizzaHut
(cùng thuộc Yum!) đang liên tục mở rộng. Hiện tại dẫn đầu về số lượng cửa
hàng đang là Lotteria với 146 cửa hàng, tiếp theo là KFC (134 cửa hàng) và
Jollibee (30 cửa hàng). Các thương hiệu khác không kém phần nổi tiếng như

31
Subways, Burger King, cũng đã từng bước tiến vào thị trường và tìm cho mình
những vị trí đẹp.

- Đối thủ cạnh tranh từ các loại “đồ ăn nhanh” khác tại Việt Nam: ở Việt
Nam có nhiều loại món ăn đa dạng và rẻ tiền như bánh mì, bún, phở,… Đó là
những món ăn cũng không kém phần tiện lợi và phù hợp với khẩu vị tinh tế của
người Việt từ lâu.

4.3.2. Chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường Việt Nam

McDonald’s mới chỉ chính thức bước vào thị trường Việt Nam qua sự
kiện khai trương cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày
08/02/2014. Vì vậy, so với các đối thủ khác, McDonald’s chỉ được coi là “kẻ
đến sau” và mới đang trong giai đoạn tìm hiểu, tiếp cận thị trường.

4.3.3. Khó khăn trong cung ứng nguyên liệu

Để đảm bảo nguồn chất lượng của một sản phẩm không quá khác biệt so
với Mỹ, nguồn tự cung tự cấp tại Việt Nam không thể đáp ứng được nhu cầu
của McDonald's. Khi phải nhập thực phẩm từ nước ngoài về, chi phí nhập cảng
và vận chuyển sẽ làm chi phí của sản phẩm đội lên nhiều.

Hiện nay, chỉ có duy nhất các loại rau là được cung ứng từ các doanh
nghiệp trong nước. Các nguyên liệu còn lại đều phải nhập từ các chuổi cung
ứng của McDonald’s tại nước ngoài, chẳng hạn như thịt bò được nhập từ Úc.

4.4. Kết quả


Trong 2 ngày kể từ khi khai trương vào 08/02/2014, đã có 20.000 khách
hàng đến ăn uống. Nếu một khách hàng sử dụng bình quân 75.000 đồng (tương
đương giá một phần bugger kèm nước uống) thì doanh thu trung bình là 750
triệu đồng/ngày. Con số này quá hấp dẫn nên tập đoàn này đã lên kế hoạch sẽ
tiếp tục mở thêm những cửa hàng khác trong năm nay.

32
Tuy nhiên, đến nay, McDonald’s mới mở được 17 cửa hàng trên Việt
Nam, kém rất xa so với mục tiêu sở hữu 100 cửa hàng trong 10 năm từ khi mở
cửa. Nhưng kết quả doanh thu lại cho thấy McDonald’s khó có thể đạt được con
số đó. Theo báo cáo, McDonald’s đã lỗ gần 115 tỷ trong năm 2016 và gần 150
tỷ trong năm 2017. Có thể thấy được một số những sai lầm trên chặng đường
McDonald’s tiến vào thị trường Việt Nam.

4.5. Những bài học kinh nghiệm


Vào thị trường quá muộn

McDonald’s gia nhập vào thị trường Việt Nam khá là muộn so với các
đối thủ cũng kinh doanh đồ ăn nhanh khác như: Lotteria 1998, Jollibee 1997,
Pizza Hut 2007,...

Gia nhập thị trường muộn khiến Burger King và McDonald's không có
được nhiều khách hàng lâu năm, quen thuộc, không có những vị trí kinh doanh
đắc địa tại các thành phố lớn.

Chạy đua về giá của mặt bằng

Do vào thị trường Việt Nam muộn, nên mặt bằng đắc địa gần như đã
được thuê hết, khiến cho McDonald's phải đẩy chi phí thuê mặt bằng lên mức
cao hơn. Chi phí bỏ ra để xây dựng một cửa hàng mới dao động từ 6-9 tỷ. Một
con số quá lớn, khiến cho các cửa hàng mất một thời gian dài mới có thể hoàn
lại vốn và thu lời.

Việc McDonald's đẩy giá mặt bằng lên cao khiến cho công việc kinh
doanh ngày càng đi vào ngõ cụt.

Có nhiều đối thủ cùng kinh doanh mặt hàng đồ ăn nhanh

Ngoài trực tiếp là đối thủ của nhau thì ở Việt Nam cũng có hàng loạt các
cửa hàng bán đồ ăn nhanh khác như Lotteria, Jollibee, KFC,... Các cửa hàng
này cũng có đa dạng các đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, hamburger,
cơm, các loại bánh và nước,...
33
Việt Nam có nhiều đồ ăn nhanh, giá thành rẻ

Nhắc tới Việt Nam sẽ có rất nhiều người bạn quốc tế biết đến với những
đồ ăn nhanh ngon, bổ, rẻ như bún, phở, bánh mì, cháo,.... Đặc biệt đó là bánh
mì, bánh mì được bày bán ở vỉa hè đã đi sâu vào thói quen ăn uống của người
Việt. Chúng ta có thể ăn bánh mì cho bữa sáng, bữa trưa hay cả bữa tối. Giá
thành lại tương đối mềm. Chỉ từ 8.000 đồng đến 25.000 đồng thì bạn đã có thể
có được một cái bánh mì với đầy đủ loại nhân bánh. So với một cái hamburger
của McDonald's dao động khoảng 39.000 đồng đến gần 90.000 đồng. Những
quán cơm, phở, bún cũng là sự lựa chọn của đông đảo người dân Việt Nam, giá
thành cũng rẻ hơn so với hamburger. Và dù Việt Nam là một đất nước phát triển
rất nhanh nhưng người Việt cũng chưa thực sự thích hamburger hay các đồ ăn
nhanh khác. Vì vậy, có thể thấy hầu như các hãng đồ ăn nhanh tại Việt Nam đều
khó có thể tranh giành được thị trường với đồ ăn nội địa.

34
KẾT LUẬN
Hàng loạt các lý do khiến cho McDonald's và thất bại tại thị trường Việt
Nam. Đó cũng là một lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý
định kinh doanh đồ ăn nhanh. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường
mục tiêu mà mình có ý định kinh doanh để phát triển sản phẩm của chính mình.
Luôn có những chiến lược mở rộng kinh doanh nhưng không tốn quá nhiều chi
phí. Quản lý đội ngũ nhân viên chặt chẽ, tạo cho khách hàng sự thoải mái khi ăn
uống, tham gia hoạt động tại cửa hàng của mình. Không được xem nhẹ đối thủ
của mình dù là những đối thủ nhẹ ký, luôn lấy đó để rút ra những bài học cho
bản thân.

McDonald's tuy nhiên chưa hề từ bỏ, họ đang thay đổi thực đơn để phù
hợp hơn với khẩu vị người Việt. Thế nhưng các chuyên gia khẳng định tương
lai của hai hãng không mấy sáng sủa khi mà người Việt đang bớt thích đồ ăn
nhanh và họ có quá nhiều lựa chọn hợp khẩu vị, rẻ tiền hơn. Có lẽ cả
McDonald's còn phải thay đổi về nhiều mặt chứ không phải mỗi thực đơn.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thảo Vy (2019). Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế, Trường
Đại học Tây Nguyên.
2. https://www.academia.edu/41218096/NH%C3%93M_10_TH%E1%BA
%A2O_LU%E1%BA%ACN_MARQUOCTE.
3. https://phuongnamdigital.com/vi/tin-tuc/mcdonalds-that-bai-tai-viet-
nam.html.
4. https://tapchidoanhnhan.org/chuyen-thuong-truong/4-ly-do-giai-thich-tai-
sao-mcdonalds-kho-thanh-cong-o-viet-nam.html.
5. https://marketingai.vn/mcdonalds-hung-manh-la-the-ma-phai-chiu-canh-
thap-co-be-hong-tai-viet-nam/.

36
ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Họ và tên Nội dung Điểm

Thu thập thông tin làm nội dung phần


1. Võ Thị Hà My IV và phần V. 10
Tổng hợp nội dung chỉnh sửa word.

Thu thập thông tin làm nội dung phần


2. Bùi Thị Chương 10
II.

Thu thập thông tin làm nội dung phần I


3. Đậu Thị Thảo Trang 10
và phần III.

Thu thập thông tin làm nội dung phần


4. Dương Quốc Anh 10
III

Nhận xét chung: Các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo
luận và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc.

37
PHẦN ĐÁNH GIÁ

TT Tiêu chí Điểm Điểm chấm

1 Nội dung

2 Hình thức trình bày

Tổng điểm

Bằng chữ:
Ngày … tháng … năm 2022
Giảng viên chấm
(Ký, ghi rõ họ tên)

38

You might also like