Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VN

Đề 2022 – 2023
1. Đánh giá sự giống và khác nhau về nội dung của Cương lĩnh chính trị
(2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930), nguyên nhân của sự khác nhau
đó.
2. Trình bày tính tất yếu của việc tiến hành công cuộc đổi mới và nội dung
đường lối đổi mới được thông qua tại ĐHĐBTQ lần thứ VI của ĐCSVN
(1986).
Đề 2021 – 2022
3. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những yếu tố nào tác
động đến sự ra đời của ĐCSVN?
4. Phân tích bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng: Không ngừng củng cố, tăng
cường đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết
quốc tế. Ý nghĩa đối với bản thân.

ĐỀ CƯƠNG
Chương nhập môn
1. Nêu và phân tích các phương pháp nghiên cứu học tập môn lịch sử
ĐCSVN.
- Phương pháp học tập:
+ Phương pháp lịch sử: là nhằm diễn lại tiến trình phát triển của lịch sử
với muôn màu muôn vẻ, nhằm thể hiện cái lịch sử với tính cụ thể hiện
thực, tính sinh động của nó.
PP lịch sử:
 Đi sâu vào tính muôn vẻ của lịch sử để tìm ra cái đặc thù, cái cá biệt
trong cái phổ biến
 Chú ý tìm ra các khác trước, cái không lặp để thấy những nét đặc thù
lịch sử. Để thấy bước quanh co, có khi thụt lùi tạm thời của quá trình
lịch sử .
 Đòi hỏi nghiên cứu thấu đáo tổng thể mọi chi tiết của lịch sử. Chú
trọng về không gian, thời gian để tái hiện lịch sử đúng như nó đã diễn
ra
 Không phải là học thuộc lòng mà phải hiểu bản chất, tính chất của sự
kiện, hiện tượng, do đó không tách rời phương pháp logic
+ Phương pháp logic: là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng lịch sử
trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất, quy luật,
khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng
PP logic:
 Đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các hiện
tượng, các sự kiện, phân tích, so sánh, tổng hợp với tư duy khái quát
để tìm ra bản chất của sự kiện, hiện tượng.
 Xác định rõ các bước phát triển tất yếu của quá trình lịch sử, đeẻ tìm
ra quy luật vận động khách quan của lịch sử, pp logic chú trọng sự
kiện, nhân vật, giai đoạn mang tính điển hình
 Vận dụng vào thực tiễn cách mạng, góp phần chủ động cải tạo, cải
biến thế giới.
Chương 1
2. Tác động của chính sách cai trị mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt
Nam cuối TK XIX đầu TK XX?
- Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
+ Chính trị:
 Áp đặt cai trị thực dân, nắm mọi quyền hành tước bỏ đối nội đối ngoại
của nhà Nguyễn
 Thi hành chính sách “chia để trị”, 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ
nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia dân tộc
 Cấu kết giai cấp địa chủ để bóc lột
+ Kinh tế:
 Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền
 Đầu tư vốn khai thác tài nguyên (than, thiếc, kẽm), xây dựng cơ sở,
công nghiệp (điện, nước). Xây dựng hệ thống đường bộ, thủy, bến
cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp
 Kinh tế VN ngày càng lạc hậu, nghèo nàn và phụ thuộc vào Pháp
+ Văn hóa:
 Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân: dung
túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
 Ngăn cấm, phá hoại bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam,
Ngăn cấm văn hoá tiến bộ thế giới du nhập vào Việt nam.
- Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
 Chính sách cai trị của Thực dân Pháp tác động nhiều lĩnh vực đến
Xã hội Việt Nam; đặc biệt là sự ra đời 3 giai cấp mới: Công nhân
và tư sản, tiểu tư sản
3. Phân tích quá trình NAQ truyền bá CN Mác Lênin vào VN?
- Ra đi tìm đường cứu nước
+ 7/1920: Đọc “Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin
+ 12/1920: Trong đại hội lần thứ 18 ĐXH Pháp, NAQ là một trong những
người tán thành thành lập ĐXH Pháp và trở thành người Cộng sản đầu
tiên từ đây tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn là CM vô sản
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của ĐCSVN
+ 1921: HCM hoạt động tại Pháp và truyền bá từ Pháp thông qua các hoạt
động:
 Lập các tổ chức yêu nước và CM như Hội liên hiệp các dân tộc thuộc
địa
 Tích cực tham gia viết sách báo, báo “Người cùng khổ”
+ 1922: Ban nghiên cứu thuộc địa của ĐCS Pháp được thành lập, NAQ
được cử làm trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương. Người vừa
nghiên cứu lý luận vừa tham gia hoạt động thực tiễn phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế. NAQ tích cực tố cáo, lên án bản chất áp bức, bóc
lột nô dịch của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa
và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức là kẻ thù chung của các dân tộc
thuộc địa
+ 1923: HCM hoạt động tại Liên Xô và truyền bá từ LX thông qua những
hoạt động:
 Tham dự nhiều hội nghị và đại hội quốc tế quan trọng
 Tiếp tục viết bài cho các báo như Tạp chí, Thư tín quốc tế, báo sự
thật…
+ 1924: NAQ đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức
cách mạng, truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào VN
+ 1929: 3 tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở VN, nhưng hoạt động riêng
lẻ:
 Đông Dương CSĐ (6/1929)
 An Nam CSĐ (8/1929)
 Thành lập Đông Dương CS Liên Đoàn (9/1929)
 Thành công đưa CN Mác Lênin thâm nhập vào VN
4. Đánh giá sự giống và khác nhau về nội dung của Cương lĩnh chính trị
(2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930), nguyên nhân của sự khác
nhau đó.
* Điểm giống nhau
- Đều xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt là tư
sản dân quyền, sau đó bỏ qua giai đoạn TBCN, tiến thẳng lên XHCN và
chủ nghĩa cộng sản
- Đều xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế
quốc, chống phong kiến, 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với
nhau
– Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân thông qua Chính đảng tiên
phong, cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận, có quan hệ mật thiết, gắn bó
với cách mạng thế giới.
* Điểm khác nhau:
Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị
Tính chất Cách mạng trải qua 2 giai đoạn: cách Cách mạng Đông Dương lúc
mạng tư sản dân quyền và cách mạng đầu là cách mạng tư sản dân
thổ địa để tiến lên chũ nghĩa cộng quyền, sau khi thắng lợi tiến
sản. Hai giai đoạn kế tiếp nhau, thẳng lên XHCN không qua
không bức tường nào ngăn cách giai đoạn phát triển TBCN.
Hoàn thành thắng lợi của
giai đoạn này mới làm tiếp
giai đoạn khác.
Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong Đánh đổ thế lực phong kiến,
CM kiến và tư sản phản cách mạng, làm đánh đổ ách áp bức bốc lột
cho nước Việt Nam độc lập. Dựng tư bản, thực hành cách mạng
lên chính phủ công nông binh, tổ thổ địa và đánh đổ đế quốc
chức ra quân đội công nông, tịch thu Pháp, làm cho Đông Dương
hết sản nghiệp của đế quốc, tịch thu hoàn toàn độc lập.
ruộng đất,… chia cho dân nghèo, tiến
hành cải cách ruộng đất.
Lực lượng Giai cấp công nhân, nông dân là động Chỉ gồm công nhân và nông
CM lực là gốc của cách mạng cần phải dân, không đề cập tới các
liên minh với giai cấp tiểu tư sản, tư giai cấp khác.
sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ
 Nguyên nhân khác nhau
Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm xh
thuộc địa nửa PK VN.
Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp CM ở
thuộc địa
Chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của quốc tế CS và một số
Đảng CS thời gian đó.
Chương 2
5. Tính chất, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi (Nguyên nhân nào quyết
định, vì sao) và bài học kinh nghiệm của CMT8 – 1945.
- Ý nghĩa:
+ Với dân tộc: CMT8 là bước ngoặt trong tiến trình lịch sử dân tộc
 Đập tan ách thống trị của ĐQ và PK, lập ra nước VN DCCH
 Đưa đất nước từ 1 nước thuộc địa thành 1 nước độc lập tự do, nhân
dân từ nô lệ trở thành người làm chủ đất nước; Đảng từ 1 Đảng bí mất
bất hợp pháp thành 1 Đảng công khai, hợp pháp
+ Đánh dấu bước chuyển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử dân tộc, mở ra
kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập tự do
+ Với quốc tế:
 CMT8 là cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân nhưng nổi bật là TÍNH
DÂN TỘC do ĐCS lãnh đạo – thắng lợi đầu tiên của CN M – L ở 1
nước thuộc địa, chọc thủng khâu yếu nhất của CN ĐQ, mở đầu sự sụp
đổ của CN thực dân cũ
 Góp phần cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa,
niềm tự hào chung của nhân dân thế giới
 Góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận CN M – L, cung cấp
kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên
TG
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nguyên nhân chủ quan:
 Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của
dân tộc cho độc lập, tự do. Vì vậy khi ĐCSĐD và mặt trận Việt Minh
phất cao ngọn cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước nhà
 Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HCM vĩ
đại, đề ra đương lối CM đúng đắn trên cơ sở lí luận Mác Lênin được
vận dụng sáng tạo vào VN
+ Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân LX và quân
đồng minh đã cỗ vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp
đấu tranh GPDT, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa
- Bài học kinh nghiệm
+ Thứ nhất, về chỉ đạo chiến lược, phải giương cao ngọn cờ GPDT, giải
quyết đúng đắn mqh giữa 2 nhiệm vụ ĐLDT và CM ruộng đất.
+ Thứ hai, về xây dựng lực lượng: Trên cơ sở khối liên minh công nông,
cần khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi
lựuc lượng yêu nước trong mặt trận thống nhất rộng rãi.
+ Thứ ba, về pp CM: Nắm vững quan điểm bạo lực CM của quàn chúng,
ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
+ Thứ tư, về xây dựng Đảng: xd 1 Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị
và tổ chức. Vận dụng và phát triển lý luận Mác lênin và tư tưởng HCM đề
ra đường lối chính trị đúng đắn.
- Nguyên nhân quan trọng nhất: Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng,
đứng đầu là Chủ tịch HCM vĩ đại, đề ra đương lối CM đúng đắn trên cơ
sở lí luận Mác Lênin được vận dụng sáng tạo vào VN.
+ Vì:
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi
mặt sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa khi thời cơ đến
 Đảng tích cực vận động quần chúng nhân dân, đặc biệt lôi kéo tầng
lớp trung gian đứng về phía CM
 Đảng tiền phong đề ra đường lối CM đúng đắn, sẵn sàng lãnh đạo
quần chúng khởi nghĩa chính quyền
6. Phân tích sách lược của Đảng trong việc giải quyết tình thế cách
mạng “Ngàn cân treo sợi tóc” giai đoạn 1945 – 1946?
7. Phân tích phương châm của Đảng tiến hành kháng chiến chống Pháp
(1946 – 1954)
Phương châm tiến hành k/c: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân,
thực hiện k/c toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính
- K/c toàn dân: thể hiện qua lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch
HCM “bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tốc, bất
kỳ người già người trẻ, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân thành chiến sĩ đánh giặc, mỗi đường
phố làng mạc trở thành pháo đài.
- K/c Toàn diện: tức là đánh giặc trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị,
văn hóa, quân sự, ngoại giao.
+ Kinh tế: thực hiện xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển
nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, công nghiệp quốc phòng.
+ Chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết với nhân dân yêu
chuộng tự do hòa bình trên thế giới.
+ Quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân, tiêu diệt
địch, giải phóng nhân dân và đất đai. Thực hiện du kích chiến, tiến lên
vận động chiến,
đánh chính quy.
+ Văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa
dân chủ mới theo 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng.
+ Ngoại giao: thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực, sẵn sàng
đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.
- Kháng chiến lâu dài: chống âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp để
có thời gian phát huy ưu thế mạnh của ta như: thiên thời địa lợi nhân hòa,
lâu dài để chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến
chỗ ta mạnh hơn địch và đánh thắng địch.
- Dựa vào sức mình là chính: tự cấp, tự túc về mọi mặt vì ta bị bao vây tứ
phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có
điều kiện sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, xong lúc đó cũng không
được ỷ lại.
- Triển vọng k/c: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng
lợi.
8. Những thắng lợi lớn của cuộc k/c chống Pháp (1946 – 1954)? Ý nghĩa
lịch sử chiến thắng ĐBP 1954?
9. Phân tích bối cảnh lịch sử và nội dung đường lối chống Mỹ cứu nước
được nêu trong Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960
- Bối cảnh lịch sử:
+ Thế giới:
 Bước vào chiến tranh lạnh, đối đầu giữa 2 phe XHCN và TBCN
 Hệ thống XHCN lớn mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự; do LX đứng
đầu
 Phong trào giải phóng dân tộc phát triển ở Châu Á, Mỹ Latinh
 Phong trào hòa bình dân chủ lên cao
+ Trong nước:
 Đất nước tạm thời bị chia cắt 2 miền, miền Bắc nghèo nàn, miền Nam
thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ
 Ở miền Bắc ta kiên trì đấu tranh thi hành hiệp định Gionevo, TDP rút
khỏi miền Bắc nước ta, miền Bắc hoàn toàn giải phóng
 Thế và lực CM mạnh hơn sau 9 năm KC trường kì chống Pháp. Dân
tộc ta một lòng đoàn kết phấn đầu vì độc lập tự do của Tổ Quốc
- Nội dung:
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định:
+ Nhiệm vụ chung:
“Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy
mạnh CMXHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, trên cơ sở độc lập và dân
chủ, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở
Đông Nam Á và TG”.
+ Nhiệm vụ của mỗi miền:
 CM XHCN ở miền Bắc: có nhiệm vụ xây dựng miền Bắc trở thành
căn cứ địa vững mạnh, hậu phương lớn để cung cấp sức người sức của
cho tiền tuyến miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ
 CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam: có nhiệm vụ đánh thắng
đế quốc Mỹ ở miền Nam, hoàn thành nốt công cuộc CM dân tộc dân
chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc XHCN.
+ Vị trí và vai trò của mỗi miền:
 CM XHCN ở miền Bắc: có vai trò quyết định nhất (do có nhiệm vụ
xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho
CM miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH về sau) đối với
công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước.
 CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam: có vai trò quyết định trực
tiếp trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam,
thống nhất Tổ quốc.
+ Mối liên hệ của CM 2 miền:
 Mỗi miền đều có nhiệm vụ khác nhau, vai trò, vị trí khác nhau nhưng
cả hai miền có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì cả hai miền đều có
chung 1 mục tiêu: hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cùng
đi lên xây dựng CNXH.
 Cả 2 miền đều do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, 1 quân đội thống nhất
tiến hành.
+ Con đường thống nhất đất nước: Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách
mạng, Đảng kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị
Giơ-ne-vơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống
nhất VN.
+ Triển vọng của CMVN: Là cuộc đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp và
lâu dài nhưng nhất định thắng lợi, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã
hội.
10.Vai trò CM xã hội chủ nghĩa ở miền bắc đối với k/c chống Mỹ cứu
nước 1954 -1975.
Chương 3
11. Những đặc điểm lớn của CM VN sau năm 1975?
12. Quá trình tìm tòi, khảo nghiệm và tiến hành đổi mới ở nước ta (1975
– 1985)?
13. Trình bày tính tất yếu của việc tiến hành công cuộc đổi mới và nội
dung đường lối đổi mới được thông qua tại ĐHĐBTQ lần thứ VI của
ĐCSVN (1986).
14. Nội dung và đặc trưng cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011)?
15. Các đột phá chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021 – 2030
16. Thành tựu, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong
sự nghiệp đổi mới?
- Thành tựu:
+ Kinh tế:
 Kinh tế tăng trưởng khá, thực lực của nền kinh tế tăng lênKinh tế vĩ
mô cơ bản ổn định
 Lạm phát được kiểm soát
 Tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý và được đánh giá là thuộc
nhóm nước có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới. Đất nước đã ra
khỏi tình trạng kém phát triển, bướcvào nhóm nước đang phát triển có
thu nhập trung bình. Môi trường đầu tư được cải thiện, đa dạng hóa
được nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển.
 Thời kỳ 2001-2010, đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra.VN là một trong
những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với các nước trong
khu vực và thế giới, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung
bình trên tg
 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước hình
thành và phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng xh chủ nghĩa
được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật:
 Cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, đô thị được đầu tư xây dựng
tăng lên đáng kể, nhất là đường bộ, sân bay, bến cảng, cầu. Xây dựng
các ngành công nghiệp hiện đại,dầu khí, điện với các nhà máy thủy
điện lớn Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Lai Châu và nhiều nhà máy
nhiệt điện.
+ Văn hóa, XH:
 Văn hóa-xã hội có bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống của
nhân dân cónhiều thay đổi. Đời sống ND được đảm bảo.
 Những văn kiện đó đã thể hiện bước tiến về nhận thức lý luận của
Đảng về vănhóa. Bầu không khí xã hội dân chủ hơn; dân trí được nâng
cao; tính tích cực cá nhân và xãhội được phát huy
 Việc giải quyết các vấn đề xã hội đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng: Các chính sách về lao động và việc làm của Nhà nước đã
chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Xây dựng nông thôn mới có nhiều tiến bộ.
 Đã hoàn thành phần lớn mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đề
ra cho năm 2015,…
+ Đối ngoại:
 Đối ngoại đạt nhiều thành tựu mới. Nhận thức chung của Đảng ta về
thời đại, về thế giới và khu vực ngày càng rõ và đầy đủ hơn.
 Đổi mới nhận thức về hợp tác và đấu tranh, từ quan niệm về địch, ta,
chuyển sang cách nhìn nhận có tính biện chứng về đối tác và đối tượng
trên cơ sở lợi ích quốc gia-dân tộc trong từng hoàn cảnh cụ thể.
 Nhận thức thực tế hơn quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và bạn
bè truyền thông và quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các
nước lớn; đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu.
 Đến năm 2018, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 188 nước trong
tổng số 193 nước thành viên Liên hợp quốc. Đã thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược với 16 nước.
 Năm 1996, Việt Nam tham gia Diễn đàn kinh tế Á-Âu (ASEM).
 Ngày 14-11-1998, Việt Nam gia nhập tổ chức Hợp tác kinh tế Châu
Á-Thái Bình Dương
 Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC năm 2006 và
năm 2017.Tham gia nhiều tổ chức Quốc tế lớn, vai trò vị thế của nước
ta được nâng cao trên thị trườngQuốc tế
+ QPAN:
 Nhận thức ngày càng rõ hơn về giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc. Phát triển và ngày càng hoàn thiện. Có xây dựng
tốt mới tạo được sức mạnh cho bảo vệ Tổ quốc, có bảo vệ tốt mới tạo
được điều kiện thuận lợi cho xây dựng đất nước.
 Việc kết hợp hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kinh tế với
quốc phòng,an ninh, đối ngoại; xây dựng khu kinh tế-quốc phòng có
chuyển biến quan trọng; góp phần nâng cao thế và lực của đất nước,
tăng cường sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc
- Ý nghĩa:
+ Tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển trong
những năm tới .Khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta là phù
hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.
+ Những thành tựu trên đây là do Đảng có đường lối đổi mới đúng đắn,
sáng tạo,phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, được nhân
dân ủng hộ, tích cực thực hiện
+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa XH, đồng thời nhạy bén, sáng tạo, kịp thời đưa ra
những chủ trương, quyết sách phù hợp cho từng giai đoạn cách mạng, khi
tình hình thế giới và trong nước thay đổi.
- Kinh nghiệm
+ Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo
trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
+ Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi
ích củanhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần
trách nhiệm, sứcsáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tôn
trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi
trọng tổng kết thựctiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời,
hiệu quả những vẩn đề dothực tiễn đật ra.
+ Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia-dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập,
tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình
đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại để xây dựng và bảo vệvững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
+ Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội
ngũ cán bộ cấpchiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm
vụ; nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị-xã hộivà của cả hệ thống chính trị; tăng cường
mối quan hệ mật thiết với nhân dân
17. Phân tích những thắng lợi vĩ đại của CM VN dưới sự lãnh đạo của
Đảng từ 1930 đến nay
- Một là, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8/1945, thành lập Nhà
nước VN dân chủ cộng hòa
+ Thắng lợi đã đánh đổ chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít
Nhật, xóa bỏ chế độ pk hàng nghìn năm, giành quyền độc lập, tự do cho
dân tộc, xây dựng nền cộng hòa dân chủ, chế dộ dân chủ nhân dân đầu
tiên ở Việt Nam.
+ Mở ra kỷ nguyên dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do, được làm
chủ đất nước và xh, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc thực hiện các
quyền cơ bản của con người.
+ Là thắng lợi của đường lối cứu nước, sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời
của Đảng và lãnh tụ HCM, vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
các tổ chức đảng trong cả nước.
- Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để GPDT, bảo vệ
Tổ quốc
+ Đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên
CNXH
+ Trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc
lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng. Với đường lối k/c toàn dân,
toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính.
+ Đưa đến thắng lợi với chiến dịch ĐBP (1972) lịch sử và ký kết hiệp
định Giơnevơ (1954)
+ Đảng lãnh đạo đồng thời thực hiện 2 chiến lược CM: CM DTDCND ở
miền Nam, CM XHCN ở miền Bắc, giương cao 2 ngọn cờ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội
- Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước
quá độ lên CNXH
+ Sự nghiệp đổi mới là kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng
CNXH ở miền Bắc khi còn chiến tranh và trong những năm đầu sau khi
đất nước thống nhất
+ Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng CNXH và bảo vệ
Tổ quốc phù hợp với thực tiễn VN và bối cảnh quốc tế
+ Hơn 30 năm đổi mới đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, quản
lý hành chính, tập trung, bao cấp, nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế
hàng hóa, nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản
lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.
+ Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1996), đẩy mạnh CNH,
HĐH, ra khỏi tình trạng của nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước
có mức thu nhập trung bình (2008), phấn đấu sớm trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
18. Phân tích sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định
thắng lợi của CMVN
19. Phân tích nội dung, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm: sự nghiệp CM
là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (tháng 2/1951), Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
+ "Phải củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng".
+ "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp
của cá nhân anh hùng".
+ "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn".
=> Nhờ sức mạnh toàn dân mà có được thắng lợi vẻ vang của Cách mạng
tháng Tám năm 1945 mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc.
Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt lên hàng đầu
bài học “Lấy dân làm gốc”:
Xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng, hiệu quả cao chăm lo
cải thiện đời sống của nhân dân.
+ Nhấn mạnh lợi ích, sáng kiến, nguyện vọng của nhân dân là nguồn gốc
của đường lối đổi mới. Cũng chính nhân dân là người tích cực hưởng
ứng, thực hiện đường lối đổi mới và manglại lợi ích cho chính mình.
+ Tổ chức, hướng dẫn, động viên cao độ sức dân để làm lợi cho dân.
+ Cương lĩnh năm 2011 nhấn mạnh: ''Toàn bộ hoạt động của Đảng phải
xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh
của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng,
xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh
của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”
20. Phân tích nội dung, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm: kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức
mạnh quốc tế
- Chủ nghĩa Mác-Lênin mang bản chất quốc tế, cách mạng của giai cấp vô
sản không chỉ giải phóng giai cấp lao động trong một nước mà giải phóng
toàn nhân loại. Đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau giữa các cuộc cách mạng và
nhân dân các nước là yêu cầu khách quan tất yếu. Hồ Chí Minh là lãnh tụ
dân tộc, lãnh tụ của Đảng đồng thời là chiến sĩ quốc tế. Người thấy rõ sự
cần thiết phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. “Nhưng
muốn người ta giúp cho, thìtrước mình phải tự giúp lấy mình đã”.
=> Quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng đã kết hợp đúng đắn sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh
quốc tế, tạo nên nhân tố quyết định thắng lợi.
- Cách mạng Tháng Tám 1945 đã phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc, với
ý chí đem sức ta mà tự giải phóng cho ta đồng thời tận dụng cơ hội thuận
lợi khi phe Đồng minh chiến thắng phát xít Nhật. Trong hai cuộc kháng
chiến, sức mạnh của dân tộc được huy động cao nhất với tinh thần tự lực,
tự cường, dựa vào sức mình làchính, đồng thời tranh thủ cao nhất sự ủng
hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc,các nước xã hội chủ nghĩa và bạn
bè quốc tế. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng huy động cao nhất
nguồn lực trong nước đồng thời tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn
lực từ bên ngoài bao gồm cả viện trợ, cho vay và đầu tư trực tiếp. Tích
cực, chủ động hợp tác với các nước, hội nhập quốc tế, tạo cả thế và lực để
phát triển đất nước

You might also like