Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

MÔ HÌNH GIẢI THÍCH HỌC THỜI KÌ LÃNG MẠN.

1. Nguyên nhân
Thời kì này, phong trào Lãng mạn bắt đầu phát triển mạnh mẽ: đề cao kinh nghiệm, tình cảm, sự sống
con người. Hiểu không phải là quá đặt nặng vào việc lí giải chủ quan (bên trong), cũng như quá chú tâm vào
tính khách quan của bản văn (bên ngoài). Nhưng hiểu đúng là quân bình giữa hai khuynh hướng này, dung
hòa giữa cách hiểu chủ quan và khách quan, hiểu mình và hiểu bản văn. Giải thích học chủ nghĩa Lãng mạn sẽ
cố gắng kết nối, dung hòa hai trường phái này lại, quân bình chúng chứ không phải là nghiêng về một chiều.
2. Phương pháp
Theo Schleiermacher, tôn giáo trước hết và đích thực là một trực giác mà chủ thể bị lôi cuốn vào cái gì
đó (cảm xúc và suy tư là một), một cảm giác lệ thuộc tuyệt đối (absolutely dependence). Vì thế, việc hiểu
không bao giờ là một môn khoa học đưa đến kết quả chân lý khách quan, nhưng là một nghệ thuật am hiểu.
Đó là một tiến trình không bao giờ kết thúc với mục đích “hiểu tác giả hơn hiểu chính mình”. Vì thế, việc
hiểu luôn đòi hỏi sự cởi mở của tâm hồn người đọc trong việc xem xét tỉ mỉ cách có hệ thống những tiền kiến,
thiên kiến trong nhãn quan giải thích của bản thân. Với Schleiermacher, muốn hiểu được bản văn, điều kiện
cần thiết là ta phải dung hòa được hai yếu tố: khách quan (khía cạnh ngữ phạm) và chủ quan (khía cạnh kĩ
thuật - nhập tâm).
Yếu tố khách quan (quy luật ngữ pháp): Vì con người là tác giả của ngôn ngữ, nên Schleiermacher
cho rằng muốn am hiểu bản văn, trước hết, ta nghiên cứu bối cảnh lịch sử, văn hóa,... của bản văn. Ngoài ra,
cần phải nghiên cứu tu từ học, phân tích các yếu tố ngữ phạm của tác giả để hiểu được cách tác giả đã “bơi
trong tính phổ quát của ngôn ngữ” thế nào, ta nhận ra được thiên tài, cá biệt của tác giả trong việc sử dụng
ngôn ngữ. Như thế, Schleiermacher đã thêm vào một vòng giải thích mới: ngôn ngữ – cá tính đặc thù của tác
giả. Dù vậy, việc tìm hiểu cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả không thể giúp ta tiếp xúc được với tâm thức,
tâm hồn của tác giả, phải cần đến quy luật kĩ thuật (nhập tâm).
Yếu tố nhập tâm (quy luật kĩ thuật): Ngoài việc quan tâm đến yếu tố khách quan, Schleiermacher còn
nhấn mạnh việc làm sao có thể trực giác được tâm hồn của tác giả, phải làm sao hiểu được tác giả hơn tác giả
hiểu chính mình. Nghĩa là hai tâm hồn gặp nhau, không phân biệt giữa chủ thể và khách thể (lãng mạn). Vì
Schleiermacher cho rằng mỗi tác phẩm là một công trình sáng tạo, nên chính tác giả cũng là một thiên tài. Tác
giả cách nào đó chỉ là một công cụ, năng lực vũ trụ qua chính tác giả tuôn ra tác phẩm. Tác giả không giải
thích tiến trình sáng tác, trực giác, tiến trình này nằm trong tiềm thức. Bổn phận của người đọc, người thưởng
thức là phải làm sao để nắm bắt được trực giác, cái tôi của tác giả thể hiện qua bản văn, vì tác phẩm là một
tiến tiến trình đi từ tư tưởng cá biệt của tác giả đến ngôn ngữ, kí hiệu. Lãng mạn nghĩa là nhận ra phía sau bản
văn cả một tâm hồn, một nỗ lực hiện sinh của tác giả, nhận ra tác giả là một thiên tài đang tuôn trào cảm xúc.
3. Bài học rút ra - Nhận định
Thời kì lãng mạn mà nổi bật là Schleiermacher, đọc một bản văn không chỉ là hiểu nó, nhưng mục
đích chính yếu là để hiểu cảm xúc của tác giả đã tạo nên bản văn đó, bắt lấy được cái trực giác lệ thuộc tuyệt
đối, trực giác tôn giáo của tác giả. Việc lội ngược dòng nắm bắt tư tưởng của tác giả này giúp người đọc nhận
được khôn ngoan của tác giả, vì tác giả cũng như chúng ta, lần mò chính mình. Viết chính là nỗ lực của tác giả
đặt mình ra bên ngoài, vì thế, ngôn ngữ, quyển sách chứa đựng “cái tôi”, nỗ lực hiện sinh của tác giả.
Qua giải thích học chủ nghĩa lãng mạn, tôi đặt lại vấn đề về việc đọc các bản văn, đặc biệt là Kinh
Thánh. Tôi không xem việc hiểu bản văn như là một kết quả khách quan, nhưng phải luôn tiếp cận nó, đó là
một tiến trình không bao giờ kết thúc. Phương pháp không chắc chắn giúp tôi hiểu chính xác tác giả, nhưng
mỗi lần tiếp cận, tôi hiểu tác giả hơn một ít, tôi hiểu được cái trực giác tôn giáo, cảm giác lệ thuộc tuyệt đối
của thánh Phaolô khi bị ngã ngựa, hay của thánh Phêrô sau khi chối Chúa,....Sau mỗi lần như vậy, luôn luôn
còn những ngõ cụt huyền nhiệm mà tôi chưa thể khám phá được. Vì thế, đọc hiểu bản văn là tôi phải khai thác
được chiều sâu cảm xúc tôn giáo của tác giả.
Ưu điểm:

1
+ Dung hòa, kết nối được hai mô hình, hai khuynh hướng (cách đọc chủ quan và khách quan) hiểu
bản văn giúp bổ túc cho việc hiểu.
+ Cách tiếp cận bản văn (lội ngược dòng) đem lại sức sống đa dạng cho bản văn, không cứng nhắc.
+ Lá tiền đề tạo ra khuynh hướng suy tư thần học mới, thần học giải phóng.
Khuyết điểm:
+ Mặc dù cố gắng kết nối hai khuynh hướng này, nhưng giải thích học lãng mạn vẫn không thể giải
quyết được những khuyết điểm của chúng.
+ Quá chú trọng thẩm vào thẩm quyền bản văn (ngôn ngữ).
+ Việc hiểu tác giả hơn tác giả hiểu chính mình là quá chủ quan, hoặc dễ bị nhầm lẫn hiểu khác tác
giả, hiểu sai.
KẾT LUẬN:
Tóm lại, khi đề cập tới giải thích học nghĩa là ta đang nói tới nghệ thuật hiểu của con người, chứ
không phải là một khoa học cứng nhắc nào cả. Qua ba nền giải thích học của ba thời kì trên (chú giải Kinh
Thánh, Ánh sáng và Lãng mạn), có thể thấy giải thích học luôn là một truyền thống sống động trong nỗ lực, cố
gắng để làm sao có thể hiểu bản văn một cách chính xác nhất. Mặc dù chưa thể làm cho giải thích học trở
thành một nghành triết học thật sự, nhưng bằng việc đưa qua những mục đích, phương pháp, tiêu chuẩn hiểu
đúng, sai, những yếu tố mới đa dạng đóng góp vào việc hiểu....giải thích học của ba thời kì trên đã rộng mở
những chân trời cho các mô hình giải thích học mới như giải thích học Hiện tượng luận, Hữu thể luận, giải
thích học về Tồn tại, Phê phán lịch sử....Chắc chắn giải thích học sẽ vẫn còn tiếp tục phát triển trong tương lai,
vì nó luôn là một nhu cầu cần thiết của con người.

You might also like