Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

NHÂN HỌC BIỂU TƯỢNG/DIỄN GIẢI

SYMBOLIC AND INTERPRETIVE ANTHROPOLOGIES

Mở đầu
Nhân học biểu tượng nghiên cứu cách mọi người hiểu môi trường xung quanh họ
cũng như hành động và lời nói của các thành viên khác trong xã hội của họ. Cách giải thích
này tạo thành một hệ thống văn hóa chung về ý nghĩa - tức là những hiểu biết được chia sẻ ở
những mức độ khác nhau, giữa các thành viên của cùng một xã hội. Ngoài ra, Nhân học biểu
tượng còn nghiên cứu các biểu tượng và các quá trình, chẳng hạn như thần thoại và nghi lễ,
qua đó con người gán ý nghĩa cho các biểu tượng này để giải quyết các câu hỏi cơ bản về đời
sống xã hội của con người.
1. Biểu tượng (Symbol)
1.1. Định nghĩa
1.2.1. Định nghĩa theo từ điển Tiếng Việt
Biểu tượng có 2 nghĩa:
Nghĩa thứ 1: Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng trừu tượng
Nghĩa thứ 2: Biểu tượng là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình
ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt.
1.2.2. Định nghĩa theo từ điển Tiếng Anh
Biểu tượng (Symbol) có nghĩa là: Những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm
người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa đại diện cho chính bản thân nó.
1.2. Biểu tượng trong đời sống con người
Biểu tượng luôn ở vị trí trung tâm và được coi như "tế bào" của đời sống văn hoá.
Theo Tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu, sự vật hay hiện tượng được coi là biểu tượng
không nhất thiết phải mang tư tưởng cao siêu mà nhiều khi chỉ là ước mong, hy vọng bình
thường của loài người. Chẳng hạn như hình ảnh chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình.
Biểu tượng văn hóa rất đa dạng, phong phú, phản ánh đặc trưng văn hóa, lịch sử, thiên
nhiên, xã hội và con người vùng đất đó. Chẳng hạn như hình ảnh cây tre, trâu vàng: biểu
tượng đặc trưng của làng quê Việt Nam.
2. Các hướng nghiên cứu biểu tượng
2.1. Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ biểu tượng là một thành tố văn hoá do con người tạo ra để sử dụng như một
loại công cụ thông tin và giao tiếp có tính tượng trưng. Chúng ra đời, tồn tại và tác động đến
đời sống văn hóa của con người. Vì vậy, việc tìm hiểu ngôn ngữ biểu tượng cũng chính là
tìm hiểu đời sống văn hoá và xã hội loài người thông qua các biểu tượng văn hoá do họ tạo
ra. Và do vậy, nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng giải mã các thành tố văn hoá
được sản sinh trong đời sống của con người. Nền tảng của khoa học này có mối quan hệ hết
sức chặt chẽ với lý thuyết ký hiệu học.
Ví dụ cho nghiên cứu này là tác phẩm “Giả thuyết Sapir-Whorf”của E. Sapir và học
trò của ông là Benjamin Whorf. Giả thuyết này cho rằng có mối quan hệ hệ thống giữa các
phạm trù ngữ pháp của một ngôn ngữ với cách người sử dụng ngôn ngữ đó nhận thức và ứng
xử với thế giới; bản chất đặc thù của một ngôn ngữ ảnh hưởng đến thói quen tư duy của
người sử dụng nó: các mô thức ngôn ngữ khác nhau dẫn đến những mô thức tư duy khác
nhau.
2.2. Ký hiệu học
Ký hiệu học là bộ môn khoa học đóng vai trò nền tảng cho khoa học nghiên cứu về
biểu tượng. Phương pháp tiếp cận rõ ràng, khúc chiết của ký hiệu học giúp cho các nhà khoa
học có thể tránh được những “đặc tính khó lường” của biểu tượng – đó là tính trừu tượng và
đa nghĩa.
Chẳng hạn, chúng ta không thể đưa các phương pháp của đại số, lượng giác, đạo hàm,
… trong toán học vào phương pháp luận nghiên cứu văn học. Nhưng chúng ta
hoàn toàn có thể đưa ngôn ngữ thuật toán (như Foucault đã đưa) vào trong nội dung bản văn,
hơn thế, chúng ta còn có thể sử dụng ký hiệu toán học để lập nên các mô hình cấu trúc như
Peirce đã làm để giải mã các thành tố văn hoá có tính biểu tượng trong khoa học xã hội. Tuy
nhiên, nếu chỉ tiếp cận nghiên cứu các biểu tượng dưới góc nhìn ký hiệu học thì chúng ta vẫn
có thể gặp khó khăn khi buộc phải giải nghĩa một thành tố văn hoá trong môi trường sống
của nó (nghĩa là trong thời gian và không gian của riêng nó). Vấn đề này dường như có thể
được giải quyết với lợi thế của phương pháp tiếp cận nhân học.
2.3. Nhân học biểu tượng
Mặc dù nhân học biểu tượng thường cố gắng thể hiện sự thấu triệt về phương pháp
luận và lý thuyết của cấu trúc luận, nhưng nó lại nhân mạnh yếu tố khác hơn là làm giảm
mức độ phức tạp của các hình mẫu văn hóa trở về những nhân tố phổ biến của chúng, nhân
học biểu tượng lại cho thấy sự phức tạp của các hình mẫu nay trên thực tại. Trong khi nhân
học biểu tượng chia sẻ mối quan tâm đối với diện mạo chung trong khả năng biểu tượng hoa
của con người, rút cục mối quan tâm của nó ít dựa vào quá trình nhận thức đặc tính trừu
tượng hơn là dựa vào các tín ngưỡng văn hoá hơn là chia tách thần thoại hoặc các hiện vật
văn hoá khác từ bối cảnh ra đời và cách sử dụng, nhân học biểu tượng lại nhẫn mạnh quan
điểm của người thể hiện và tập trung vào vai trò của các hiện vật đó trong việc định hương
sản phẩm của đời sống xã hộị.
Một hướng tiếp cận khác, ít tạo tiền để trực tiếp hơn với nhân học biểu tượng, đó là
phân tích cấu trúc chức năng, hình mẫu điển hình của những năm 40 và 50 của thế kỷ XX.
Phân tích cấu trúc chức năng quan niệm về xã hội như là toàn bộ sự hội nhập theo chức năng.
với các phần lý tưởng thừa nhận nhau để tồn tại ở một thế cân bằng. Quá trình phân tích này
bao gồm hai bước – dẫn chứng tài liệu từ việc thực hiện chức năng của các lĩnh vực riêng
biệt, chẳng hạn như thân tộc, kinh tế, chính trị, tôn giáo và giải thích về sự hội nhập chức
năng của chúng, làm cách nào chúng tương tác lẫn nhau và tăng cường cho một cái khác. Do
vậy, xin được lấy ví dụ, một hệ thống thân tộc đặc thù sẽ tìm ra cách thức thay thể cho các
mối quan hệ trao đổi kinh tế trong số các mối quan hệ được xem như họ hàng.
3. Nhân học biểu tượng
3.1. Các định nghĩa nhân học về biểu tượng
Theo Jonathan Spencer trong Encyclopedia of Social and Cultural Anthropology
(Bách khoa thư nhân học văn hóa và xã hội) thì : “Nhân học biểu tượng đề cập đến văn hóa
như một thực thể có tính đề cập đến văn hóa như một thực thể có tính độc lập tương đối,
là một hệ thống ý nghĩa mà qua đó các nhà nhân học muốn tạo ra để giải mã và diễn dịch
các biểu tượng và các nghi lễ trọng tâm”.
Theo Mary Des Chene trong Encyclopedia of Cultural Anthropology (Bách khoa thư
nhân học văn hóa) : “Nhân học biểu tượng là khoa học nghiên cứu về các biểu hiện tự
nhiên của các biểu tượng được sử dụng ở các nền văn hóa khác nhau, các nghi lễ, trình
diễn, và trong đời sống hằng ngày nơi mà ý nghĩa đầy đủ có nhiều hơn các biểu hiện
thành văn. Mỗi biểu tượng có hai thành phần - là những thực thể nhìn thấy và phần còn
lại là ý nghĩa biểu hiện của nó. Nhân học biểu tượng diễn giải các biểu tượng trong ngữ
cảnh của tiến trình xã hội và đời sống văn hóa”.
Theo Edith Turner trong Folklore: An encyclopedia of beliefs, customs, tales, music
and art (Văn hóa dân gian: Bách khoa thư về các tín ngưỡng, phong tục, chuyện kể, âm nhạc
và nghệ thuật) : “Nhân học biểu tượng là khoa học nghiên cứu về các biểu hiện tự nhiên
của các biểu tượng được sử dụng ở các nền văn hóa khác nhau, các nghi lễ, trình diễn, và
trong đời sống hằng ngày nơi mà ý nghĩa đầy đủ có nhiều hơn các biểu hiện thành văn.
Mỗi biểu tượng có hai thành phần - là những thực thể nhìn thấy và phần còn lại là ý
nghĩa biểu hiện của nó. Nhân học biểu tượng diễn giải các biểu tượng trong ngữ cảnh
của tiến trình xã hội và đời sống văn hóa”
3.2. Bối cảnh ra đời
3.2.1. Bối cảnh lịch sử
Nhân học biểu tượng ra đời và phát triển mạnh mẽ từ thập niên 70 của thế kỉ XX. Nhân học
biểu tượng và diễn giải được xem là một phần trong việc đánh giá khái quát lại ngành Nhân
loại học văn hóa với tư cách là một ngành khoa học.
3.2.2. Bối cảnh học thuật
Nhân học biểu tượng có thể được coi là một sự phản ứng lại đối với chủ nghĩa cấu
trúc được đặt nền tảng trong ngôn ngữ học và ký hiệu học, được Claude Levi- Strauss đi tiên
phong trong lĩnh vực nhân học. Lí do bởi vì các nhà cấu trúc đã hạ thấp vai trò của các " tác
nhân riêng lẻ" (actor-centric) trong các phân tích của họ, trong khi các nhà nhân học biểu
tượng tin vào cách diễn giải "lấy cá nhân làm trung tâm" Hơn nửa, chủ nghĩa cấu trúc chỉ sử
dụng các biểu tượng liên quan đến vị trí của chúng trong “hệ thống” chứ không phải là một
phần không thể thiếu của việc hiểu hệ thống.
Nhân học biểu tượng cũng là một phản ứng chống lại chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa Mác. Các nhà duy vật định nghĩa văn hóa dưới dạng các mô hình hành vi có thể quan
sát được, trong đó “các yếu tố môi trường công nghệ là chính và đồng thời cũng là nguyên
nhân”. Thay vào đó, các nhà nhân học biểu tượng xem văn hóa như biểu tượng và cấu trúc
tinh thần.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Nhân học biểu tượng có thể tìm hiểu nhiều chủ đề khác nhau. Trong đó Tôn giáo, nghi lễ và
biểu tượng luận là những chủ đề nghiên cứu nổi bật.
Một số lĩnh vực nghiên cứu điển hình:
 Ẩn dụ và biểu hiện khác của ngôn ngữ (Metaphor and Other Figurative Language)
 Chất liệu thô của biểu tượng luận, đặc biệt là động vật và cơ thể con người (The Raw
Materials of Symbolism, especially Animals and The Human Body)
 Vũ trụ luận và hệ thống biểu tượng phức hợp (Cosmology and Complex Symbolic Systems)
 Nghi lễ, bao gồm cả điều trị và ma thuật mang tính biểu tượng (Ritual, including Symbolic
Curing and Magic)
 Miêu thuật và đời sống (Narrative and Life)
 Thần thoại học (Mythology)

Qua đây chúng ta có thể xác định các đối tượng nghiên cứu của nhân học biểu tượng là: Ẩn
dụ, ngôn ngữ, hệ thống biểu tượng, nghi lễ, ma thuật, đời sống, biểu tượng luận, vũ trụ luận,
thần thoại. Nói một cách khái quát là các thành tố văn hóa có tính biểu tượng trong đời
sống của con người.

3.4. Tiền đề chính về lý thuyết nhân học biểu tượng (Theories in the Study of
Symbols)
Có hai tiền đề chính liên quan đến nhân học biểu tượng
Thứ nhất là “niềm tin, tuy nhiên nó hơi khó hiểu, chỉ có thể hiểu khi ta xem nó như
một phần của hệ thống văn hóa ý nghĩa”.
Thứ hai là các hành động được hướng dẫn bằng cách giải thích, cho phép biểu tượng
hỗ trợ giải thích các hoạt động khái niệm cũng như vật chất.
Vậy có thể thấy, nhân học biểu tượng là một lý thuyết xem văn hóa như một hệ thống
ý nghĩa độc lập được giải mã bằng cách diễn giải các biểu tượng và nghỉ lễ chính. Theo
truyền thống, nhân học biểu tượng tập trung vào tôn giáo, vũ trụ học, hoạt động nghỉ lễ và
các phong tục biểu đạt như thần thoại và nghệ thuật biểu diễn. Bên cạnh đó các nhà nhân học
biểu tượng cũng đã nghiên cứu các hình thức tổ chức xã hội khác như thân tộc và chính trị.
Việc nghiên cứu các loại hình xã hội này cho phép các nhà nghiên cứu nghiên cứu vai trò của
các biểu tượng trong cuộc sống lưng ngày của một nhóm người.
4. Cách tiếp cận lý thuyết nhân học biểu tượng
4.1. Một số trường phái lý thuyết nổi bật
Nhân học biểu tượng chia làm 2 cách tiếp cận chính:
Cách 1: liên kết với Clifford Geertz
Cách 2: liên kết với Turner
4.1.1. Clifford Geertz (1926-2006)
Clifford Geertz là nhà nhân học người Mỹ, ông nhận bằng cử nhân triết học năm 1950 và
nhận bằng tiến sĩ nhân học năm 1956. Ông được 15 trường đại học phong tặng danh hiệu
“Tiến sĩ danh dự” và được coi là cha đẻ ngành nhân học biểu tượng diễn giải.
Quan điểm chính
Đối với Geertz, các biểu tượng là “phương tiện của văn hóa”, và ông khẳng định rằng
các biểu tượng không nên được nghiên cứu về bản thân chúng, mà là về những gì chúng có
thể tiết lộ về văn hóa. Mối quan tâm chính của Geertz là cách mà các biểu tượng định hình
được, cách mà các chủ thể xã hội nhìn, cảm nhận và suy nghĩ về thế giới. Trong suốt các tác
phẩm của mình, Geertz đã mô tả văn hóa như một hiện tượng xã hội và một hệ thống chung
các biểu tượng và ý nghĩa liên quan đến nhau.
Nguyên tắc quan trọng đối với phương pháp phân tích của Geertz là quan điểm lấy
người thực hiện làm trung tâm.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của ông là “mô tả dày” (thick description) và điền dã.
Clifford Geertz không chủ trương khai thác từ người cung cấp thông tin bản địa mà
phải đặt mình trong cùng một ngữ cảnh văn hóa với tư cách là người cung cấp thông tin.
“Phân tích văn hóa nghĩa là suy đoán được ý nghĩa, đánh giá những suy đoán và rút ra kết
luận từ những phán đoán tốt hơn”
Tác phẩm tiêu biểu
 “The Interpretation of Cultures: Selected Essays” (1973)
 “Local Knowledge, Further Essays in Interpretive Anthropology” (Basic Books, 1983)
4.1.2. Victor Witter Turner (1920-1983)
Victor Witter Turner là một nhà nhân học văn hóa người Anh nổi tiếng trong lĩnh vực nhân
học văn hóa và nhân học biểu tượng. Ông được biết đến rộng rãi nhờ những công trình
nghiên cứu về biểu tượng và các nghi lễ. Ông bị ảnh hưởng bởi cách tiếp cận cấu trúc - chức
năng của nhân học xã hội Anh. Turner đã phát triển khái niệm “cấu trúc hành động xã hội”
để giải thích cách mà các biểu tượng và hành động văn hóa tương tác và tạo nên ý nghĩa xã
hội.
Quan điểm chính
 Quan điểm của Victor Turner là không coi các biểu tượng như những khuôn mẫu có chứa
những đặc tính và nhận thức xã hội mà là một cách điều khiển tiến trình xã hội.
 Turner nghiên cứu phân tích biểu tượng để trả lời các câu hỏi: bản chất thực tế của các
biểu tượng là gì? Chúng ảnh hưởng tới tiến trình xã hội ra sao?...
 Turner không quan tâm đến các biểu tượng như phương diện văn hóa. Turner có xu
hướng tập trung vào những vấn đề mâu thuẫn và xung đột nội tại của xã hội. Ông coi các
biểu tượng và hành động biểu tượng có ý nghĩa quan trọng là duy trì và thống nhất xã hội.
Cụ thể hơn, Turner điều tra các biểu tượng là “người vận hành trong quá trình xã hội”,
Turner cảm thấy những “người vận hành” này, bằng sự sắp xếp và bối cảnh của họ, tạo ra
“sự biến đổi xã hội” gắn kết mọi người trong một xã hội với các chuẩn mực của xã hội,
giải quyết xung đột và hỗ trợ thay đổi tình trạng của các cá nhân.
Phương pháp nghiên cứu
 Diễn xuất xã hội: Tập trung vào hành động và sự tương tác của con người trong cộng
đồng để hiểu ý nghĩa và chức năng của biểu tượng và dấu hiệu trong văn hóa.
 Biểu tượng và dấu hiệu: Quan tâm đến vai trò của biểu tượng và dấu hiệu trong việc
truyền tải thông điệp và xác định hành động và vai trò xã hội.
 Quá trình lễ hội: Nghiên cứu về sự biến đổi xã hội thông qua các lễ hội, đặc biệt là cách
chúng tạo ra không gian để thể hiện các biểu tượng và dấu hiệu đặc biệt.
 Phân tích nhân hóa: Sử dụng phương pháp phân tích nhân hóa để hiểu tầm quan trọng của
quy tắc, giá trị và ý thức trong việc tạo nên các biểu tượng và diễn xuất xã hội trong văn
hóa.
Tác phẩm tiêu biểu
 “The drums of affliction: A Study of Religious Processes Among the Ndembu of Zambia”
(1968)
 “The forest of symbols: Aspects of Ndembu Ritual” (1967)
4.1.2. David Schneider (1918-1995)
Ngoài hai nhân vật trên, David Schneider cũng là người có công lớn trong sự phát
triển của nhân học biểu tượng, nhưng ông không thuộc một trong hai trường phái tư tưởng
trên.
David Schneider là nhà nhân học văn hóa người Mỹ. Ông có ảnh hưởng lớn đến lĩnh
vực nhân học văn hóa và nghiên cứu văn hóa. Ông được công nhận là một trong những nhà
nhân học văn hóa quan trọng của thế kỷ 20.
Geertz, Turner, Schneider cùng nhau học tại đại học Chicago vào những năm 70 và cả
ba cùng là những người khởi xướng và có ảnh hưởng lớn đối với lý thuyết này.
Quan điểm chính
Quan điểm của David Schneider tiếp cận nhân học biểu tượng bằng một cách nhìn
mang tính “động”. Theo ông, hệ thống văn hoá được xác định bởi tính lô-gíc nội tại của hệ
thống biểu tượng và ý nghĩa của nó, điều mà ông gọi là hệ thống các biểu tượng, thông qua
các biểu tượng trọng tâm (core symbols). Hệ thống này có tác dụng thông tin và đưa ra
những hình mẫu, quy tắc căn bản của hành vi ứng xử.
Phương pháp nghiên cứu
 Phân tích ngôn ngữ và biểu tượng trong ngữ cảnh văn hóa cụ thể.
 Sử dụng phương pháp định tính để tìm hiểu ý nghĩa và tác động của ngôn ngữ và biểu
tượng…
 Áp dụng phân tích xã hội học để nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ, biểu tượng và quyền
lực xã hội.
 Sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh để so sánh và khám phá sự sự đa dạng và
tương đồng trong việc diễn giải và truyền tải ý nghĩa văn hóa.
Tác phẩm tiêu biểu
 “Culture and Communication: The Logic by Which Symbols Are Connected” (1973) -
Đây là cuốn sách mà David Schneider đồng tác giả với Clifford Geertz.
 “Symbols Anthropology: A Reader in the Study of Symbols and Meanings” (1977)
4.2. Các khái niệm chính liên quan (Key words)
4.2.1. Mô tả dày – Thick Description
“Mô tả dày” là một thuật ngữ Geertz mượn từ Gilbert Ryle để mô tả và xác định mục
địch của nhân học diễu giải “Mô tả dày” là một cách giải thích về những gì mà người bản địa
đang nghĩ, được thực hiện bởi một người ngoài không thể suy nghĩ như một người bản địa
nhưng được hướng dẫn bởi lý thuyết nhân học.
Để minh họa, Geertz sử dụng ví dụ của Ryle thảo luận về sự khác biệt giữa "chớp
mắt" và "nháy mắt". Mặc dù các chuyển động vật lý đều giống hệt nhau, nhưng mỗi cái đều
có một ý nghĩa riêng biệt “như bất kỳ ai không may có lần đầu tiên thực hiện lần thứ hai đều
biết". Mỗi kiểu nháy mắt có thể được coi là một phạm trù văn hóa riêng. Sự kết hợp giữa
chớp mắt và các kiểu nháy mắt đã thảo luận ở trên tạo ra “một hệ thống phân cấp cấu trúc có
ý nghĩa”.

4.3. Sự khác biệt giữa các trường phái thuộc lý thuyết nhân học biểu tượng

Giống nhau
 Geertz và Turner đều nghiên cứu những quá trình mà thông qua đó con người mang
lại ý nghĩa cho thế giới thông qua những biểu tượng văn hóa.
 Đều quan tâm đến việc giải nghĩa các biểu tượng của các xã hội ngoài phương Tây.

Khác nhau

Clifford Geertz Victor Turner

Clifford James Geertz (1926 - 2006) Victor Witter Turner (1920 - 1983)

- Hệ thống biểu tượng phong cách Mỹ. - Hệ thống biểu tượng hong cách trường phái
Cấu trúc chức năng Anh.

- Minh họa cách tiếp cận diễn giải đối với - Minh họa cách tiếp cận biểu tượng
nhân học biểu tượng
- Tập trung vào ảnh hưởng của các biểu - Tập trung vào sự hoạt động của các biểu
tượng đến cách suy nghĩ của con người về tượng trong việc duy trì xã hội.
thế giới

- Biểu tượng là phương tiện truyền tải ý


nghĩa. - Biểu tượng là cơ chế duy trì của xã hội.

- Geertz lý luận rằng “văn hóa không


phải là nhận thức sẵn có trong đầu mà - Turner lập luận rằng, “sự thống nhất xã
nó là những gì được thể hiện qua những hội phải được tiếp tục duy trì”
biểu tượng và hoạt động của cộng đồng”

- Phương pháp phân tích “mô tả tập trung”


- Không giống như “mô tả tập trung” của
Geertz, Turner theo đuổi một chương trình
cân đối hơn
- Lấy người thực hiện làm trung tâm là
nguyên tắc quan trọng đối với phương - Dựa vào 3 loại dữ liệu để giải nghĩa các
pháp phân tích của Geertz. biểu tượng trong nghi thức:
1. Hình thức bên ngoài và các đặc tính
có thể quan sát được.
2. Việc giải nghĩa của các chuyên gia
cũng như những người không chuyên
trong xã hội.
3. Những suy luận từ những ngữ cảnh
đặc biệt của các nhà nhân loại học.

4.4. Một số nhà nhân học khác hậu hiện đại


4.4.1. Evans Pritchard (1902-1973)
Sir Edward Evan (E.E ) Evan – Pritchard là nhà nhân học xã hội lỗi lạc người Anh trong thế
kỷ 20. Với tư cách là một nhà dân tộc học, ông đã tiến hành nghiên cứu thực địa trong thời
gian dài từ năm 1926 đến năm 1939 ở miền đông châu Phi với các dân tộc Azande, Nuer,
Anuak, Shilluk và Nilotic Luo, tạo ra năm chuyên khảo lớn về dân tộc học cùng nhiều bài
báo và ghi chú ngắn hơn. Công trình của ông minh họa cho ý tưởng “dịch văn hóa”, và mặc
dù có mối liên hệ ban đầu với “chủ nghĩa chức năng-cấu trúc”, ông đã dẫn dắt nhân học
Oxford đi theo con đường nhân văn rõ rệt.
Thuyết diễn dịch của Evans-Pritchard
Quan điểm chính
 Phát triển ý tưởng “nhân học là sự phiên dịch của văn hóa”. Phản đối quan điểm của
Radcliff-Brown coi nhân học là khoa học. Bác bỏ ý tưởng của Levi-Strauss về một “ ngữ
pháp” (grammar) của văn hóa để thay thế bằng “ý nghĩa” (meaning) trong các diễn ngôn
thường ngày về văn hóa.
 Trong giáo trình “Nhân học xã hội” (Social Anthropology), Evans-Pritchard coi đối tượng
của nhân học như một tổng hợp của các hệ thống luân lý và biểu tượng. Các hệ thống này
không bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên, mặc dù có thừa hưởng các cấu trúc xã hội và
mảng cấu trúc văn hóa
Phương pháp
 Cách dịch “trực tiếp” và “ẩn dụ”
Trong tác phẩm “Tôn giáo Nuer” (Nuer Religion) chứa định nghĩa về kwoth. Như từ
latinh “spiritus”, từ Hy Lạp “pneuma”, từ Do Thái cổ “ruah” hay dịch ra tiếng Anh là
“breath” (hơi thở). Trong nghĩa ẩn dụ của nó, kwoth dùng để chỉ các linh hồn hay thần thánh
ở nhiều hình thức, bao gồm cả một dạng tồn tại trong tín ngưỡng Nuer mà Evans-Pritchard
dịch là “Chúa” (God). Xuyên suốt tác phẩm, tác giả vẽ lại và cảm nhận bản chất của tín
ngưỡng Nuer thông qua các từ ngữ, biểu tượng và nghi lễ, những yếu tố nói lên tính chất của
hệ thống được miêu tả bằng tiêu đề của cuốn sách.
Từ đó có thể phỏng đoán rằng đức tin của nhà nhân học đã phần nào đóng vai trò
trong cách diễn đạt các khái niệm trong tín ngưỡng và lễ nghi tôn giáo của các tộc người
khác.
Tác phẩm tiêu biểu
 “Nuer Religion” (1956)
 “Witchcraft oracles and magic among the Azande” (1937)
4.4.2. Mary Douglas (1921- 2007)
Mary Douglas là một nhà nhân chủng học xã hội quan trọng người Anh chịu ảnh hưởng của
Durkheim và Evans-Pritchard và được biết đến là người quan tâm đến văn hóa và biểu tượng
của con người. Một trong những thành tựu nghiên cứu đáng chú ý nhất của cô là truy tìm các
từ và ý nghĩa của chất bẩn được coi là không phù hợp trong các bối cảnh văn hóa khác nhau
Quan điểm chính
 Không tuân theo cách khái quát hóa hiểu biết của loài người thông qua việc thu thập
những dữ liệu mang tính địa phương cục bộ như những nhà nhân học theo trường phái
Boas.
 Nỗ lực phân tích mô hình phổ quát của thuyết biểu tượng, tập trung niềm tin vào niềm tin
về sự ô uế và thanh tẩy được mô tả trong các tôn giáo.
Tác phẩm tiêu biểu
 “Purity and Danger” (1966)
 “Natural Symbols” (1970)
5. Đóng góp và hạn chế của nhân học biểu tượng
5.1. Đóng góp
 Mở rộng phạm vi nghiên cứu và lý giải của nhân học từ trước đến nay, không chỉ dừng lại
ở các lĩnh vực truyền thống như tôn giáo, tín ngưỡng, biểu diễn nghệ thuật truyền thống,
… mà mở rộng ra đến cả các vấn đề về thân tộc, hệ thống chính trị, sinh thái văn hóa, họ
cho rằng đó cũng là những chiều kích biểu tượng đối với tất cả các hình mẫu tổ chức xã
hội.
 Kế thừa cũng như phát triển những lý thuyết lớn trước đây.
 Nhân học biểu tượng cung cấp cho thế giới cách giải thích văn hóa thông qua những biểu
tượng bằng cách tiếp cận “quan điểm của người bản địa” (native point of view) để tìm
hiểu tính chất trừu tượng và đa nghĩa của biểu tượng. Geertz đã tạo ra khái niệm “mô tả
dày” – hiểu đơn giản là ghi chép lại càng nhiều càng tốt về người trong cuộc và thông qua
đó giải thích một nền văn hóa bất kỳ gắn với xã hội đó, con người đó.
5.2. Hạn chế
Một trong những thiếu sót chung của phân tích biểu tượng là nó chỉ chủ yếu mô tả
chứ không thích hợp với hệ thống mang tính lý thuyết và phương pháp, các nhà nhân học
biểu tượng chỉ tìm kiếm những điều phổ quát nhất trong hiểu biết của loài người thông qua
việc thu nhập những dữ liệu mang tính địa phương cục bộ
Các biểu tượng sẽ không phải luôn đúng đắn với mọi người và mọi xã hội, nó chỉ
có ý nghĩa nhất định trong một hoặc một vài xã hội cụ thể. Lấy ví dụ như ở một số nước
trên thế giới, việc một người giơ ngón cái lên có nghĩa là họ muốn thể hiện sự tán thưởng,
xem trọng, đề cao, đồng tình hay khen ngợi đối phương, nhưng ở một số quốc gia, biểu
tượng đó lại bị cho là tự cao, thiếu tôn trọng người khác vì nó có nghĩa là tự cho mình là số
một. Qua ví dụ trên, có thể nhận thức rằng, việc sử dụng biểu tượngcũng rất cần phải cân
nhắc đối với những nền văn hóa khác nhau.

Tổng kết

Tài liệu tham khảo


 R. Jon McGee, Richard L. Warms (2009); Dịch: Lê Sơn Phương Ngọc, Đinh Hồng
Phúc, Lý thuyết nhân loại học: Giới thiệu lịch sử, Nxb Từ điển Bách Khoa, tr 671 -
673.
 Barnard, Alan (2015). Lịch sử và lý thuyết nhân học.
 Huỳnh Nguyễn Thảo My, Phân tích lý thuyết Nhân học biểu tượng trong nghiên cứu
Văn hóa, truy cập ngày 21 tháng 09 năm 2023, truy xuất từ
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van-dai-
hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh/cultural-studies/ly-thuyet-nhan-hoc-bieu-tuong-
trong-nghien-cuu-van-hoa/17727744
 Scott Hudson, Carl Smith, Michael Loughlin và Scott Hammarstedt, Nhân học biểu
tượng và diễn giải, truy cập 21 tháng 09 năm 2023, truy xuất từ
https://anthropology.ua.edu/theory/symbolic-and-interpretive-anthropologies
 TS. Đinh Hồng Hải, 2012, Nghiên cứu văn hóa từ góc nhìn Nhân học biểu tượng, Văn
chương viết, truy cập ngày 20/9/2023, truy xuất từ
https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=17951
 Phan Thị Bảo Trân, 2014, Phân tích ý nghĩa Thiên Nhãn bằng phương pháp phân tích
ý nghĩa biểu tượng nghi lễ của nhà Nhân học Victor Turner, Nhịp cầu giáo lý, truy cập
ngày 20/9/2023, truy xuất từ
http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=817
 Hương Sen (2015), Biểu tượng là một phần văn hóa và làm nên văn hóa, Báo Điện Tử
Đại Biểu Nhân Dân, truy cập 20/09/2023, truy xuất từ
https://daibieunhandan.vn/van-hoa/Bieu-tuong-la-mot-phan-van-hoa-va-lam-nen-van-
hoa-i173513/amp/
 TS. Đinh Hồng Hải, Nhân học biểu tượng và các tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu
biểu tượng, truy cập ngày 20/09/2023, truy xuất từ
https://www.academia.edu/2333789/L%C3%BD_thuy%E1%BA%BFt_nghi
%C3%AAn_c%E1%BB%A9u_bi%E1%BB%83u_t%C6%B0%E1%BB
%A3ng_Theories_in_the_Study_of_Symbols_
 TS. Đinh Hồng Hải (2020), Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng: Từ ký hiệu
học đến nhân học biểu tượng, Đại học sư phạm Hà Nội khoa Ngữ Văn. Truy cập ngày
20/09/2023, truy xuất từ
http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/V%C4%83n-h
%C3%B3a/p/cau-truc-luan-trong-nghien-cuu-bieu-tuong-tu-ky-hieu-hoc-den-nhan-
hoc-bieu-tuong-1244#:~:text=%2D%20B%C3%A1ch%20khoa%20th
%C6%B0%20nh%C3%A2n%20h%E1%BB%8Dc,nghi%20l%E1%BB%85%20tr
%E1%BB%8Dng%20t%C3%A2m%E2%80%9D%20
 TS. Đinh Hồng Hải, Nghiên cứu văn hóa từ góc nhìn nhân học biểu tượng, Văn
chương Việt. Truy cập ngày 20/09/2023, truy xuất từ
https://www.vanchuongviet.org/index.php?
comp=tacpham&action=detail&id=17951#:~:text=Nh%C6%B0%20v%E1%BA
%ADy%2C%20%C4%91%E1%BB%91i%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20nghi
%C3%AAn,h%C6%A1n%20n%E1%BB%ADa%20th%E1%BA%BF%20k%E1%BB
%B7%20(!)
 TS. Đinh Hồng Hải, Khóa bài giảng về lý thuyết nhân học, truy cập ngày 19/09/2023,
truy xuất từ
https://123docz.net/document/3467746-nhan-hoc-bieu-tuong-va-cac-tiep-can-ly-
thuyet-trong-nghien-cuu-bieu-tuong.htm
 Oxford Bibliographies, E.E. Evans-Pritchard-Anthropology, truy cập từ 20/09/2023,
truy xuất từ
https://www.oxfordbibliographies.com/display/document/obo-9780199766567/obo-
9780199766567-0006.xml
 Scott Hudson, Carl Smith, Michael Loughlin và Scott Hammerstedt, Symbolic and
Interpretive Anthropologies, truy cập từ 20/09/2023, truy xuất từ
https://anthropology.ua.edu/theory/symbolic-and-interpretive-anthropologies/

You might also like