nghiên cứu khoa học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2 Cơ sở lý thuyết

Công việc làm thêm hay công việc bán thời gian được định nghĩa là việc làm mà trong đó
số giờ làm việc ít hơn bình thường (Thurman & Trah, 1990). Theo Arne (2000), tổng thời
gian làm việc trung bình mỗi tuần được quy định làm căn cứ phân loại công việc bán thời
gian và toàn thời gian ở các quốc gia khác nhau.

Các nghiên cứu về việc quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương mại
phụ thuộc vào các nhân tố khách quan và chủ quan của sinh viên như: chi tiêu, thu nhập –
mức lương, kinh nghiệm – kĩ năng, thời gian rảnh và kết quả học tập.

a) thu nhập

Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp
hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ
hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền thuê
tài sản, lợi nhuận kinh doanh,...)

Khi có cho mình một công việc bán thời gian, bản thân sẽ kiếm được một khoản tiền nhất
định và có thể chi tiêu nó vào những việc cần thiết mà không cần phải xin sự hỗ trợ từ
người khác (bố, mẹ,...). Ngoài ra, còn có thể tiết kiệm thành một khoản lớn để đóng học phí,
mua xe, mua máy tính, đi học thêm,... Từ đó, vấn đề tài chính kinh tế của bản thân sẽ thoải
mái, dư dả hơn, tránh bị áp lực tiền bạc ảnh hưởng tới học tập, công việc cũng như một số
hoạt động khác trong cuộc sống.

b) Chi tiêu
Chi tiêu tiêu dùng là tổng số tiền chi cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của các cá nhân và
hộ gia đình cho việc sử dụng và hưởng thụ của các cá nhân trong nền kinh tế. Các biện
pháp đương thời về chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm tất cả các giao dịch hàng hóa lâu
bền, hàng hóa và dịch vụ sử dụng nhanh. Chi tiêu tiêu dùng có thể được coi là bổ sung cho
tiết kiệm cá nhân, chi đầu tư và sản xuất trong một nền kinh tế.
Với sinh viên chi tiêu là một vấn đề quan trọng đặc biệt với những bạn sinh viên xa nhà. Các
bạn sinh viên phải biết cách chi tiêu hợp lý, có khoa học nếu không sẽ dẫn đến tình trạng
không đủ khả năng thanh toán các khoản chi tiêu.

Theo khảo sát của một số sinh viên làm thêm ở trường Đại học Thương Mại, đối với những
bạn sinh viên xa nhà, ngoại tỉnh trung bình các bạn sẽ nhận được số tiền từ 2.000.000 VND
- 5.000.000 VND trong 1 tháng, dùng để chi trả các khoản như tiền trọ, điện, nước, ăn uống,
… . Đối với những bạn sinh viên nội thành sẽ giao động từ 500.000 VND - 2.000.000 VND.

Tại Hà Nội, tiền nhà, đồ ăn, các loại hình dịch vụ thường đắt đỏ hơn một số các tỉnh khác
vậy nên các bạn sinh viên muốn đi làm để kiếm thêm thu nhập cũng như nâng cao giá trị
cuộc sống đến mức bản thân mong muốn.

c) Thời gian
Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện nhất định, biến cố và thời
gian kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối
tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm làm mốc gắn với một sự kiện nào đó.
Khi quyết định tìm kiếm công việc làm thêm, rõ ràng quỹ thời gian của bản thân so với
những sinh viên chỉ tập trung hoàn toàn vào việc học sẽ ít hơn. Vậy nên, bản thân phải có
kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể để có thể vừa làm thêm mà vẫn hoàn
thành tốt việc học ở trường lớp.

d) Kinh nghiệm - kỹ năng


Kinh nghiệm hay trải nghiệm là sự hiểu biết do đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả
khiến cho có thể phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt.
Kỹ năng là một tài năng gì đó đặc biệt, là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực
tiễn.
Một công việc làm thêm phù hợp không chỉ giúp các sinh viên có thêm thu nhập mà con học
thêm kinh nghiệm, rút ra những bài học trong cuộc sống, tích lũy thêm được những kỹ năng
khác nhau như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lí tình huống … .
Những lợi ích đó có thể giúp đỡ sinh viên trong việc học tập cũng như công việc trong
tương lai.

e) Môi trường làm việc


Môi trường làm việc chính là những điều kiện vật chất như: các vật dụng, thiết bị bổ trợ
cho công việc, không gian làm việc, cách bố trí sắp xếp nơi làm việc,... Về điều kiện tinh
thần như: sự tương tác xã hội trong môi trường làm việc, văn hóa công ty tạo điều kiện
nâng cao chất lượng làm việc, tinh thần teamwork trong tổ chức,...

f) Kết quả học tập


“Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của HS phổ thông”, tác giả Hoàng Đức
Nhuận và Lê Đức Phúc đã đưa ra cách hiểu về KQHT như sau:
“Kết quả học tập là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong
thực tế cũng như trong khoa học.
Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan
hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định.
Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học khác. Theo
quan niệm thứ nhất, kết quả học tập là mức thực hiện tiêu chí. Với quan niệm thứ hai, đó là
mức thực hiện chuẩn .
(Lê Thị Mỹ Hà (2014), Đánh giá kết quả học tập của học sinh - cách hiểu và phân loại, Sở
giáo dục và đào tạo Bến Tre)

Nếu cá nhân các bạn sinh viên không thể cân bằng giữa việc học và làm thêm ảnh hưởng
đến sức khỏe tinh thần và thể chất từ đó gây ra sự xao nhãng ảnh hưởng đến kết quả học
tập

Lợi ích của việc có thể cân bằng giữa việc học và đi làm thêm đó là sinh viên có thêm một
khoản thu nhập có thể giúp đỡ bản thân trong đời sống sinh hoạt. Hơn thế nữa các bạn có
thể tích lũy thêm các kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong cuộc sống, học tập, cũng như
việc làm trong tương lai

You might also like