Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

Đền Đa Hòa

Phạm Thế Huyền-HE172146-GD1811


1
MỤC LỤC

Phần 1. Lịch sử
Phần 2. Kiến trúc
Phần 3. Du khách và các cuộc ghé thăm
Phần 4. Bình yên và mộc mạc

2 3
LỜI NÓI ĐẦU
Đền Đa Hòa (Đa Hòa chinh từ) là một ngội đền cổ kính,
rêu phong năm ẩn minh trong chốn Bồng lai tiên cảnh tại
thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên. Mặt tiền đền nhìn hướng Tây Nam, phía trước cửa
đền là dòng sông Hồng nhìn sang bãi Tự Nhiên - nơi Tiên
Dung gặp gỡ và nên duyên với Chử Đồng Tử. Có tên gọi
như vậy vì đền nằm trên địa phận làng Đa Hòa. Cũng có
người gọi thẳng đây là đền thờ Chử Đồng Tử. Trên một bức
hoành treo ở giữa gian đại tế đền hiện nay có 4 chữ “Nhất
Dạ Trạch từ “ (Đền thờ thần Đầm - Một - Đêm). Đền được
Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Vẫn hoá, Thể thao và Du
lịch) xếp hạng là di tích “Lịch sử và Kiến trúc nghệ thuật”
cấp quốc gia năm 1962

4 5
Lịch sử và Kiến trúc

Cũng từ xa xưa, tại bến Đa Hòa nơi nhìn thẳng sang bãi
Tự Nhiên bên kia sông Hồng, dân chài lưới lập một hành
đài thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Các nhà buôn mỗi
lần đi qua đây để lên Kẻ Chợ hoặc xuống Phố Hiến cất
hàng, bán hàng đều dừng thuyền lên đền thờ vọng này
thắp hương khấn cầu Chử Đồng Tử - Tiên Dung phù hộ

6 7
Và các quan, có năm không vào được đền
Hóa, tổ chức lễ dâng hương ngay tại hành
đài này. Ngôi đền nhỏ, cheo leo trên bờ sông
dốc đứng nhưng ngày đêm rực rỡ hương
đăng, tấp lập khách thập phương lễ bái.

8 9
Đến với Đền Đa
Hòa, bạn sẽ bắt gặp
ngay kiến trúc đầu
tiên là khu nhà bia.
Đây là một cái lầu,
cửa trổ ra tất cả bốn
hướng, hai tầng, tám
mái, mang những
thông số dịch học.
Từ nhà bia, một con
đường lát gạch rộng
6m dẫn thẳng vào
trong đền, hai bên là
hai hàng cây thiêng,
loại cây gạo thân
trắng bạc, mọc vút
cao.

10 11
Từ cổng đền, con đường gạch mở rộng 8m, chia khu giữa thành hai khu nhỏ với những tán đa - cũng
một loại cây thiêng, bất tử - những vòm nhãn xanh thẫm, giống cây đặc sản của Hưng Yên. Và trong
vòm nhãn xanh đậm, ẩn hiện bên phải: lầu chuông, bên trái: gác khánh.

12 13
14 15
Mở đầu khu Trung Tâm là Ngọ Môn cao, rộng, gồm ba gian, ba cửa. Cửa chính chỉ mở trong những
ngày đại lễ.

16 17
Cổng Ngọ môn treo bức đại tự bốn chữ lớn sơn son thiếp vàng "Bồng lai cung khuyết ". Bước qua
Ngọ môn là bước vào thế giới của tâm tưởng, của Tiên, của Đạo.

18 19
Sân Đại, nơi tổ chức trò chơi cờ người

20 21
Lư đỉnh là 1 tạo tác bằng đá được đặt ở sân
Đại

22 23
Toàn bộ cung điện thờ Chử Đồng Tử -
Tiên Dung bao gồm 18 nóc đền tượng
trưng cho 18 đời vua Hùng. Các nóc
đều hình con thuyền, mũi cong, chia
từng khoang đều đặn. Từ dưới sông
nhìn lên, từ trên đê nhìn xuống đều
thấy các mái đền nối tiếp nhau như
một đoàn thuyền đang nhấp nhô ẩn
hiện.

Qua sân Đại là nhà Đại tế, tiếp đến sân Chầu, tòa Thiên Hương bấy giờ mới tới cung Đệ Nhị,
cung Đệ Tam và Hậu Cung. Nối liền các nóc là thảo xá, thảo bạt, nhà ngựa, nhà pháo... đối diện
nhau qua sân Đại, sân Chầu. Đây là kiến trúc kiểu cung đình thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19, lại biểu
hiện rất rõ sự dung hợp hài hào giữa Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, đậm đà màu sắc dân tộc Việt
Nam.

24 25
Nét độc đáo của khu đền là tòa Thiên Hương (hương trời). Một lần nữa tác giả công trình nhấn đậm
tiết lý Dịch học với tám mái cong, hai tầng, tám cột gỗ vuông đỡ ở bốn góc.

26 27
Các đấu kê xà ngang,
xà dài được đẽo gọt
hình "con vác" mặt
rồng, mình sư tử. Còn
các búp sen đều ng-
hiêng xuống như Trời
đang ban hương xuống
cho chúng sinh

28 29
Các kiệu bát cống, thất cống, khám, ngai, ỷ thờ... hạc đồng, đỉnh đồng... Chiếc vạc đồng rất
lớn đặt trước tòa Thiên Hương, có hai rồng cuốn hai bên.

30 31
Đặc sắc nhất, trong hậu cung là tượng thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Nội Trạch Tây Cung. các pho
tượng có độ cao, ngang bằng nhau, ngồi trên ngai sơn son thiếp vàng, trạm bong kênh rất tinh sảo.
Ngồi giữa là Chử Đồng Tử, đầu đội mũ có chữ “vương” nét mặt thông minh, thuần phác. Hai bên là
nhị vị phu nhân, đầu đội mũ nữ hoàng, khuôn mặt nhân hậu hiền thục.

32 33
Du
khách
và các
cuộc
ghé
thăm
Không thể không kể đến những chuyến
du lịch hay viếng thăm nơi đây

34 35
Bình
yên

mộc
mạc

36 37
Con người và cảnh vật nơi đây dường đã
gắn liền với ngôi đền . Họ sinh hoạt giản
dị, yên bình mà tận hưởng cuộc sống.

Chú gác đền kiểm tra từng khu vực kể cả trong giờ nghỉ trưa

38 39
40 41
Lời kết

Mối lương duyên trời định Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung
được con cháu ghi nhớ hàng năm. Bởi vậy người dân từ khắp mọi miền tổ
quốc tới đền Đa Hòa không chỉ dâng nhang tưởng nhớ tới một trong Tứ
bất tử của thần đạo Việt Nam mà còn để cầu mong tìm được sự tình duyên
và sự an nhiên ấm êm cho gia đình suốt cả năm.

42 43
PHOTOBOOK
PDF201 GV: Cao Mạnh Tiến

44

You might also like