Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

1/15/2024

Chương 1

Tổng quan về khởi


nghiệp

Môn học: KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

NỘI DUNG BÀI HỌC


01 Các khía cạnh của khởi nghiệp

1.1 Tinh thần khởi nghiệp ngày nay


1.2 Tầm nhìn và mục tiêu
1.3 Tư duy khởi nghiệp

02 Các con đường và hành trình khởi nghiệp.


2.1 Tổng quan về Hành trình khởi nghiệp
2.2 Con đường khởi nghiệp

01 Các khía cạnh của khởi nghiệp


1.1 Tinh thần khởi nghiệp ngày nay

1
1/15/2024

Learning Objectives
1.1 Tinh thần khởi nghiệp ngày nay
• Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp
• Phân loại doanh nhân khởi nghiệp và kinh doanh theo phong
cách sống

• Hiểu được doanh nhân là người giải quyết vấn đề

• Giải thích được các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tinh thần
khởi nghiệp

• Hiểu được sự khác biệt về cơ hội kinh doanh trên toàn cầu

Figure 1

ELON MUSK MARK ZUCKERBERG BILL GATES JEFF BEZOS MARK CUBAN

Figure 1.1

Phil Libin, cựu CEO của Evernote, thảo luận về sản phẩm của mình. Evernote là
một ứng dụng cho phép người dùng tạo ghi chú ở nhiều định dạng khác nhau,
lưu và chia sẻ chúng trên các nền tảng.

2
1/15/2024

1.1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp


Doanh nhân khởi nghiệp

Theo nghĩa hẹp, doanh nhân khởi nghiệp (Entrepreneur) là


người xác định và hành động theo một ý tưởng hoặc vấn đề
mà chưa ai xác định được hoặc hành động.

Theo nghĩa này, sự kết hợp giữa việc nhận ra cơ hội mang lại
điều gì đó mới mẻ cho thế giới và hành động dựa trên cơ hội đó
là điều giúp phân biệt một doanh nhân với một chủ doanh
nghiệp nhỏ (small business owner).

1.1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp


Doanh nhân khởi nghiệp

Chủ doanh nghiệp nhỏ là người sở hữu hoặc bắt đầu kinh
doanh đã có sẵn mô hình, chẳng hạn như nhà hàng, trong khi
doanh nhân khởi nghiệp là người tạo ra thứ gì đó mới.

Sáng tạo mới này có thể là một quy trình hoặc sản phẩm mới.
Qua đó, người doanh nhân xác định thị trường mục tiêu mới
hoặc duy nhất hoặc sự kết hợp của các ý tưởng để tạo ra một
cách tiếp cận hoặc phương pháp mới.

1.1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp


Doanh nhân khởi nghiệp

Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, định nghĩa về doanh nhân
khởi nghiệp vẫn chưa thống nhất. Trong khi một số học giả phân
biệt rõ ràng giữa doanh nhân khởi nghiệp và chủ doanh nghiệp
nhỏ, một số học giả khác lại thừa nhận rằng chủ doanh nghiệp nhỏ
cũng có thể là doanh nhân.

→ Các khái niệm không loại trừ lẫn nhau. Ai đó có thể bắt đầu
một dự án kinh doanh không phải là một ý tưởng hoàn toàn
mới nhưng nhằm giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ tới một
khu vực hoặc thị trường mới.

3
1/15/2024

1.1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp

Doanh nhân khởi nghiệp

Nhượng quyền thương mại (franchise) nằm ở đâu


trong cuộc thảo luận này?

1. 1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp


Doanh nhân khởi nghiệp

Một lần nữa, vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Theo một bài
báo trên Forbes: “Trong thế giới vì lợi nhuận, doanh nhân là người
tạo ra và điều hành một doanh nghiệp mới mà trước đây chưa từng
tồn tại. Và không, bên nhận nhượng quyền của McDonald’s
không tạo ra McDonald’s. Tuy nhiên, chắc chắn ông ta đã tạo
ra một cửa hàng McDonald’s ở nơi chưa từng có trước đây.
Theo đó, người được nhượng quyền cũng là doanh nhân.”

1.1.1 Định nghĩa về doanh nhân khởi nghiệp


Entrepreneurs (doanh nhân)
Theo đó, một cách khái quát, các chủ doanh nghiệp nhỏ và người
được nhượng quyền có thể được coi là doanh nhân. Ở khóa học
này, chúng ta hiểu doanh nhân theo nghĩa rộng đó.

Mục đích của khóa học này là cung cấp các nguyên tắc
chính của tinh thần khởi nghiệp với các khái niệm, chiến
lược và công cụ cần thiết để thành công với tư cách là
doanh nhân ( bao gồm cả chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc bên
nhận nhượng quyền).

4
1/15/2024

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phân loại doanh nhân khởi nghiệp

Các doanh nhân thành công có nhiều tài năng khác nhau và tập
trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau, tận dụng nhiều cơ hội để khởi
nghiệp kinh doanh.

Như đã trình bày, mặc dù các nhiều cách hiểu, điểm thường thấy là
doanh nhân trong bối cảnh khởi nghiệp là tham gia vào các dự án
“mới” - Các dự án kinh doanh mạo hiểm (entrepreneurial ventures).

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phân loại doanh nhân khởi nghiệp
Một dự án kinh doanh mạo hiểm ( Entrepreneurial ventures) là việc
tạo ra bất kỳ hoạt động kinh doanh, tổ chức kinh doanh hoặc bất kỳ
hoạt động nào có lợi ích (cùng với mức độ rủi ro) khi tận dụng
một cơ hội chưa từng được thiết lập trước đó.

Các doanh nhân có thể thực hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau
đối với hoạt động kinh doanh của mình. Một cách khái quát, có thể
phân loại doanh nhân theo tính chất của các dự án kinh doanh mạo
hiểm mà họ tham gia:

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phân loại doanh nhân khởi nghiệp

Type of Entrepreneur Approach to Venture

Innovators Tìm ra cách tiếp cận, phương pháp hoặc sản phẩm mới
(Người đổi mới) làm tăng giá trị mà hàng hóa dịch vụ mang lại.
Creators Tạo ra điều mới hoàn toàn để giải quyết một vấn đề
(Người sáng tạo)
Market makers Tái lập lại thị trường bằng cách hỏi thị trường có thể
(Người tạo lập thị phát triển thành gì
trường)
Expanders and Tìm kiếm cơ hội để mở rộng các phương pháp, quy trình
scalers hoặc sản phẩm đã tạo trước đó
(Người mở rộng thị
trường)

5
1/15/2024

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro

Bất kể chức danh công việc hay đặc điểm mô tả, tinh thần
khởi nghiệp có sức hấp dẫn chung đối với cách mọi người
suy nghĩ và tương tác với thế giới.

Trở thành một doanh nhân khởi nghiệp đồng nghĩa với việc
trở thành một nhà đổi mới, một tác nhân thay đổi hoặc một
người chấp nhận rủi ro.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro

Việc lựa chọn con đường khởi nghiệp đòi hỏi sự sẵn sàng
chấp nhận rủi ro có tính toán.

→ Bạn nghĩ gì về “rủi ro” ?

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro
Hãy xem xét công ty khởi nghiệp về kính mắt Warby
Parker (Figure 1.2). Dave Gilboa và Neil Blumenthal,
những nhà sáng lập của Warby Parker, vẫn đang làm
công việc bình thường khi họ tiếp cận một nhà đầu tư
tiềm năng để trình bày ý tưởng của mình.

Nhà đầu tư này tin rằng Gilboa và Blumenthal nên thể hiện
cam kết vững chắc đối với liên doanh bằng cách bỏ công
việc để dành nhiều thời gian và sức lực hơn cho Warby
Parker.

6
1/15/2024

Figure 1.2

(a) Người đồng sáng lập và đồng giám đốc điều hành Dave Gilboa đã
giúp thúc đẩy (b) Warby Parker trở thành một doanh nghiệp kinh doanh
thành công.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro
Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi từ bỏ một khoản tiền
lương ổn định, đặc biệt khi chúng ta biết rằng không có gì đảm bảo
lâu dài rằng khoản tiền lương đó sẽ tiếp tục trong tương lai.

Trong một cách tiếp cận nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính cá nhân,
một số doanh nhân khởi nghiệp tiếp tục công việc hiện tại của họ
trong khi làm việc phụ để phát triển ý tưởng của họ thành một dự
án kinh doanh mà cuối cùng sẽ tạo ra thu nhập. Cho đến khi công
việc kinh doanh đòi hỏi công việc gần như toàn thời gian và
tạo ra thu nhập, việc duy trì thu nhập bên ngoài sẽ mang lại hiệu
quả tốt cho nhiều nhóm khởi nghiệp.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro

Thay vì làm theo lời khuyên đó, Gilboa và Blumenthal vẫn


tiếp tục công việc hàng ngày của họ trong khi tiếp tục nỗ
lực xây dựng công việc kinh doanh của mình, và Warby
Parker cuối cùng đã trở nên rất thành công.

7
1/15/2024

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Khởi nghiệp kinh doanh và rủi ro

→ Có nhiều con đường để trở thành doanh nhân và nhiều


con đường để tạo dựng một doanh nghiệp thành công
(xem Hành trình và Con đường khởi nghiệp). Điều quan
trọng là xác định con đường phù hợp nhất cho cuộc
sống của bạn - và cho công việc kinh doanh - đồng thời
hỗ trợ các mục tiêu cũng như phù hợp với hoàn cảnh và
tầm nhìn riêng của bạn.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phong cách sống và sự nghiệp kinh doanh

Trong thế giới doanh nhân, ý tưởng về kinh doanh theo phong cách
sống (lifestyle venture) liên quan đến việc những nhà sáng lập đặt
trọng tâm vào việc dự án kinh doanh này sẽ thay đổi cuộc sống của
họ như thế nào, thay vì mối quan tâm về các phần thưởng tài chính
thông qua việc bán doanh nghiệp. Việc bán doanh nghiệp hay dự án
kinh doanh (thu hoạch) thường là chiến lược rút lui điển hình.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phong cách sống và sự nghiệp kinh doanh

Câu chuyện của Roxanne Quimby là một ví dụ về kinh doanh theo


phong cách sống dựa trên cách một doanh nhân điều chỉnh các giá
trị, sở thích và đam mê để tạo ra sự cân bằng giữa việc tận hưởng
cuộc sống và việc kiếm tiền để hỗ trợ những đam mê đó.

Roxanne Quimby có niềm đam mê sống dã ngoại, tạo dựng cuộc


sống của riêng mình trong rừng Maine mà không bị hạn chế bởi
các quy tắc và quy định bắt buộc như khi làm việc tại công ty.

8
1/15/2024

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
The Entrepreneurial Lifestyle and Career (Phong cách sống và sự
nghiệp kinh doanh)

Tuy nhiên, sau khi trở thành mẹ, Quimby phải đối mặt với những
thách thức của việc phải kiếm đủ tiền để nuôi sống gia đình. Theo
đó, Roxanne Quimby đã bắt đầu sản xuất và kinh doanh nến theo
phong cách sống của riêng mình: Cô bắt đầu bán nến làm từ sáp
ong của mình tại các hội chợ địa phương.

Figure 1.3

Dòng sản phẩm Burt's Bees phát triển từ dự án kinh doanh theo phong
cách sống.

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
The Entrepreneurial Lifestyle and Career (Phong cách sống và sự
nghiệp kinh doanh)

Cuối cùng, hoạt động kinh doanh sản xuất nến theo phong cách
sống của Quimby đã mở rộng thành Tập đoàn Burt's Bees rất
thành công, đưa hoạt động kinh doanh theo phong cách sống của
cô trở thành Giám đốc điều hành của Burt's Bees (Firgue 1.3).

Sau khi bán Burt's Bees cho Clorox Co., Quimby tiếp tục niềm đam
mê của mình với khu rừng phía bắc Maine bằng cách quyên góp
đất và tiền để tạo ra một khu bảo tồn động vật hoang dã và bảo tồn
vùng đất đó khỏi sự phát triển.

9
1/15/2024

1.1.2 Phân loại doanh nhân và các phong


cách kinh doanh
Phong cách sống và sự nghiệp kinh doanh

Mặc dù cô ấy rất thành công từ góc độ tài chính nhưng tiền bạc chưa
bao giờ là động lực cho những hoạt động kinh doanh của cô ấy. Như
bạn có thể thấy, có nhiều con đường để tìm kiếm sự nghiệp kinh
doanh của mình và có nhiều điểm kích hoạt để bạn quyết định trở
thành doanh nhân.

Nguyễn Tuấn Cường – Đồng sáng lập Amanotes


Ảnh: Forbes Việt Nam
Amanotes là công ty game có lượt tải toàn cầu cao thứ tư trong các
công ty tại Đông Nam Á vào năm 2018, theo đánh giá của Appannie,
top 15 nhà phát triển ứng dụng Android tại Mỹ. Năm 2019, Amanotes
phát hành hơn 60 game âm nhạc, với hơn 600 triệu lượt tải.

1.1.3 doanh nhân là người giải quyết vấn đề


Vấn đề & giải quyết vấn đề

• Một số thách thức bạn phải đối mặt trong cuộc sống của bạn là
gì?

• Cách bạn giải quyết những vấn đề đó như thế nào ?

10
1/15/2024

1.1.3 doanh nhân là người giải quyết vấn đề


Vấn đề & giải quyết vấn đề

Chúng ta thường có xu hướng chuyển nhanh từ việc nhận ra vấn


đề sang lựa chọn giải pháp mà không hiểu rõ liệu chúng ta đã xác
định chính xác vấn đề hay chưa.

Xác định vấn đề—và kiểm tra tính tiềm năng, tính mới và tính
khả thi của giải pháp của bạn—là một phần quan trọng trong
việc giải quyết vấn đề. Thông thường, khi bắt đầu tìm hiểu vấn đề,
chúng ta thấy rằng nó có nhiều nguyên nhân. Trong số đó có:

1.1.3 doanh nhân là người giải quyết vấn đề


Vấn đề & giải quyết vấn đề

Ở góc độ doanh nhân, khi bắt đầu tìm hiểu một vấn đề, chúng ta
thấy rằng nó có nhiều nguyên nhân như:

• Nhu cầu về một thứ gì đó tốt hơn, nhanh hơn hoặc dễ dàng hơn
• Tác động của những thay đổi trên thế giới đối với ngành, sản phẩm hoặc dịch vụ
của bạn
• Xu hướng thị trường thay đổi do địa lý, nhân khẩu học hoặc tâm lý của khách
hàng

1.1.3 doanh nhân là người giải quyết vấn đề


Vấn đề & giải quyết vấn đề

Một đặc điểm của một doanh nhân hiểu biết là khả năng
xác định vấn đề từ góc nhìn cơ hội (ability to identify a
problem from an opportunity-identification perspective).

11
1/15/2024

Anh Nguyễn Văn Mết


CEO Metfoods

Anh Hồ Đức Hải


Founder Bánh mì Má Hải

1.1.4 Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của


tinh thần khởi nghiệp
(1)Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác
làm thay đổi cơ cấu việc làm

(2)Sự phấn khích và niềm vui khi tạo ra điều mới mẻ

(3)Sự kết hợp giữa việc nghỉ hưu và tuổi thọ dài hơn

(4)Nhận thức xem khởi nghiệp như một lựa chọn nghề nghiệp
khả thi

12
1/15/2024

1.1.4 Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của


tinh thần khởi nghiệp
(5) Ngoài ra, sự hỗ trợ của cộng đồng cũng là một yếu tố
đang dần được quan tâm.

Cũng giống như cá nhân các doanh nhân, cộng đồng và các
tổ chức cũng nhận thức được lợi ích mà các doanh nghiệp
khởi nghiệp góp phần phát triển kinh tế và xã hội. Theo đó, sự
hỗ trợ của cộng đồng củng cố các cơ hội cho những doanh
nhân quyết định đi theo con đường này.

Figure 1.4

The number of entrepreneurial businesses, in millions, is shown for several countries.


Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ở một số quốc gia.
(attribution: Copyright Rice University, OpenStax, under CC BY 4.0 license)

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp

Tại sao Hoa Kỳ dẫn đầu với số lượng dự án khởi nghiệp


lớn nhất?
Cần những gì để trở thành một doanh nhân?

Ngoài việc có tư duy kinh doanh, các doanh nhân cũng cần
được giáo dục và nguồn tài trợ cho các dự án kinh doanh
mới. Một cách khái quát, ba nguồn tài trợ chính bên ngoài bao
gồm: (1) Gia đình và bạn bè, (2) Nhà đầu tư hạt giống (angel
investor) và (3) Nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalists).

13
1/15/2024

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp


❖ Giáo dục

Hoa Kỳ là quốc gia tạo nhiều cơ hội kinh doanh khởi nghiệp
nhất. Từ năm 1990 đến năm 2014, số lượng chương trình
giáo dục khởi nghiệp tại trường đã tăng từ 180 lên hơn 2.000.

Sự mở rộng của giáo dục về kinh doanh cũng đang thúc


đẩy tăng trưởng. Ngày càng có nhiều trường cao đẳng và đại
học giảng dạy nghiên cứu về khởi nghiệp, khuyến khích sinh
viên thuộc mọi ngành trở thành doanh nhân.

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi


nghiệp
❖ Nguồn tài trợ

Một cách khái quát, ba nguồn tài trợ chính bên ngoài bao
gồm:

(1) Gia đình và bạn bè,

(2) Nhà đầu tư hạt giống (angel investor)

(3) Nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalists)

14
1/15/2024

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp

Nhà đầu tư thiên thần (hạt giống) (angel investor): Nhà đầu tư thiên
thần là người có sẵn nguồn vốn và quan tâm đến việc hỗ trợ một dự
án kinh doanh mới.

Các nhà đầu tư thiên thần thường cung cấp vốn ngay từ giai đoạn đầu
của dự án kinh doanh. Khi liên doanh phát triển, nó thường đòi hỏi
nhiều vốn hơn, lúc đó các nhà đầu tư mạo hiểm có thể đầu tư thêm
vốn vào liên doanh.

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp

Nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalists): Nhà đầu tư mạo hiểm
(VC) là một nhóm người (hoặc tổ chức) tập hợp các nguồn lực để đầu
tư vào các dự án kinh doanh. Họ thường cung cấp vốn cho các công ty
được coi là có rủi ro cao nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh để đổi
lấy cổ phần ở các công ty đó.

Các nhà đầu tư mạo hiểm thường có cung cấp nguồn lực tài chính lớn
hơn so với các nhà đầu tư thiên thần cá nhân.

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp

Số liệu thực tế cho thấy, tại Hoa Kỳ, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã đóng
góp 72,3 tỷ USD vào năm 2015 cho 3.916 giao dịch hoặc vòng cấp
vốn. Tại Trung Quốc cùng năm, 49,2 tỷ USD đã được đầu tư vào 1.611
dự án mạo hiểm.

Tổng vốn đầu tư mạo hiểm của châu Âu đạt 14,4 tỷ USD và 1.598 giao
dịch. Nguồn tài trợ của VC tăng đều đặn khi các hoạt động kinh doanh
mạo hiểm trở nên phổ biến hơn (Firgue 1.5)

15
1/15/2024

Figure 1.5

Tổng mức đầu tư của nhà đầu tư mạo hiểm và số lượng giao dịch ở một số quốc gia
(attribution: Copyright Rice University, OpenStax, under CC BY 4.0 license)

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp


❖ Các yếu tố cộng đồng khác

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh tại một quốc
gia như: Tỷ lệ việc làm; Chính sách của chính phủ, và các vấn đề
thương mại.

1.1.5 Sự hỗ trợ của cộng đồng và khởi nghiệp


❖ Các yếu tố cộng đồng khác

Trong khi đó, một số doanh nhân quan tâm đến việc giải quyết
một vấn đề xã hội, môi trường hoặc kinh tế (Doanh nhân xã
hội - Social Entrepreneur). Họ xác định các vấn đề trọng tâm
là các vấn đề chung của xã hội hoặc cộng đồng như chất
lượng cuộc sống hay sức khỏe cộng đồng.

16
1/15/2024

Figure 1.6

Một ví dụ điển hình là Angad Daryani, một nhà phát minh trẻ tuổi làm việc tại Media Lab - Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT), nơi anh phát minh ra bộ lọc không khí (quy mô lớn) để làm sạch các chất ô nhiễm và
chất gây ung thư từ không khí. Điều này giúp ích rất nhiều cho quê hương của Daryani là Ấn Độ.

01 Các khía cạnh của khởi nghiệp


1.2 Tầm nhìn và mục tiêu khởi nghiệp

Learning Objectives
1.2 Tầm nhìn và mục tiêu

• Xác định tầm nhìn

• Phát triển một tuyên bố về tầm nhìn

17
1/15/2024

1.2.1 Tầm nhìn kinh doanh


Tầm nhìn là một phần quan trọng hình thành tương lai và điều này đặc biệt
đúng đối với các doanh nhân. Thiết lập tầm nhìn là bước đầu tiên trong
nhiều bước để biến biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.

Nhiều doanh nhân mong muốn thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức vĩ đại
để thay đổi thế giới. Một số khác biết chính xác những gì họ muốn tạo ra,
trong khi những người khác lại tìm ra điều đó trong quá trình thực hiện. Mặc
dù không có bí quyết thành công nào, nhưng bạn cần phải có một số ý
tưởng về những gì bạn hình dung cho tương lai kinh doanh của mình:
Bạn nhìn thấy gì trong tương lai của mình? Bạn muốn đóng góp cho thế giới
như thế nào?

1.2.1 Tầm nhìn kinh doanh


Tầm nhìn của một doanh nhân là sự khởi đầu của một hành trình, xác định
điều mà người doanh nhân đạt được với những nỗ lực kinh doanh của
mình. Hay nói cách khác, tầm nhìn nói lên những gì doanh nhân mong
muốn doanh nghiệp sẽ đạt được trong tương lai - có thể là 5 hoặc 10
năm.

Tuyên bố sứ mệnh là một tuyên bố chính thức về những gì dự án kinh


doanh sẽ làm, giá trị mà dự án sẽ mang lại và cách thức thực hiện hành
động này. Khi mô tả sứ mệnh, hãy suy nghĩ cẩn thận về tuyên bố giá trị mà
doanh nghiệp cam kết.

1.2.1 Tầm nhìn kinh doanh


Tầm nhìn và Sứ mệnh

Tầm nhìn là sự khởi đầu của một hành trình, xác định điều mà người doanh
nhân muốn đạt được với những nỗ lực kinh doanh của mình. Hay nói cách
khác, tầm nhìn nói lên những gì doanh nhân mong muốn doanh nghiệp
sẽ đạt được trong tương lai - có thể là 5 hoặc 10 năm.

Tuyên bố sứ mệnh là một tuyên bố chính thức về những gì dự án kinh


doanh sẽ làm, giá trị mà dự án sẽ mang lại và cách thức thực hiện hành
động này. Khi mô tả sứ mệnh, hãy suy nghĩ cẩn thận về tuyên bố giá trị mà
doanh nghiệp cam kết.

18
1/15/2024

1.2.1 Tầm nhìn kinh doanh


Trong ngắn hạn, tầm nhìn có thể tập trung vào một vấn đề hoặc tình huống
địa phương. Theo thời gian, nó sẽ phát triển thành một tầm nhìn rộng hơn,
bao gồm nhiều thị trường hoặc hướng đến nhóm khách hàng đa dạng hơn.

Hãy sử dụng trí tưởng tượng và sự sáng tạo để tạo ra bức tranh tương lai
về hoạt động kinh doanh. Mặc dù vậy, người doanh nhân cần hiểu rõ về
ngành kinh doanh, sự cạnh tranh và các xu hướng đang phát triển hoặc có
thể phát triển trong tương lai. Điều này giúp định hướng tầm nhìn và xác
định xem nó khác biệt như thế nào so với các hoạt động kinh doanh khác.

Lý tưởng nhất là tầm nhìn phải sâu sắc, táo bạo, truyền cảm hứng và
đáng tin cậy. Đồng thời, nó phải được phát triển thành một tuyên bố
tầm nhìn chính thức.

1.2.2 Những phương pháp tiếp cận sáng tạo


để phát triển tầm nhìn
Một cách tiếp cận để xác định tầm nhìn cho tương lai là bắt đầu từ mục
tiêu cuối cùng: Bạn nghĩ đến hình ảnh nào về tương lai mà bạn mong
muốn? Làm thế nào tầm nhìn này có thể phù hợp với những ý tưởng của
bạn về việc tạo dựng một dự án kinh doanh thành công?

Lưu ý rằng những câu hỏi này liên quan đến cả tương lai cá nhân của bạn
và tầm nhìn cho tương lai doanh nghiệp của bạn. Hai hình ảnh này nên
cùng tồn tại. Tầm nhìn về tương lai cá nhân tạo nên các nguồn lực cần thiết
để hỗ trợ cho tương lai của doanh nghiệp, tương lai của doanh nghiệp sẽ
cung cấp chất liệu cho tương lai cá nhân.

1.2.2 Những phương pháp tiếp cận sáng tạo


để phát triển tầm nhìn
Một cách tiếp cận khác để phát triển tầm nhìn là sử dụng quá trình tư duy
sáng tạo. Cách tiếp cận này tạo ra những ý tưởng mới. Quá trình tư duy
sáng tạo này gồm bốn bước (Firgue1.8):

(1) Chuẩn bị ( Preparation)

(2) Ươm tạo( Incubation)

(3) Soi sáng ( Illumination)

(4) Xác minh ( Verification)

19
1/15/2024

Figure 1.8

These are the four steps of the creative thinking process.


(attribution: Copyright Rice University, OpenStax, under CC BY 4.0 license)

(1) Chuẩn bị ( Preparation)


Trong giai đoạn chuẩn bị, hãy thu thập thông tin và thu thập ý tưởng. Là một
phần của quá trình khai thác các ý tưởng sáng tạo, bạn có thể áp dụng tư
duy khác biệt bằng cách tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, ngay cả khi
những ý tưởng đó có vẻ không logic. Kết quả của bước này là tạo ra một
danh sách các ý tưởng xung đột hoặc các ý tưởng đa dạng và khác
biệt.

(2) Ươm tạo ( Incubation)


Chúng ta đang lập trình cho tâm trí của mình nhận thức rằng những ý
tưởng được hình thành từ quá trình chuẩn bị là những chủ đề quan
trọng cần xem xét. Khi đó, tâm trí vô thức vẫn tiếp tục suy nghĩ về chúng
ngay cả khi chúng ta đang làm những việc khác. Giai đoạn ươm tạo này rất
cần thiết để thúc đẩy sự sáng tạo.

(3) Soi sáng ( Illumination)


Tại một thời điểm nào đó, bạn có thể đột nhiên khám phá được nguồn cảm
hứng hoặc sự soi sáng— Khoảnh khắc aha! — Câu trả lời hiện lên trong
ý thức của chúng ta.

(4) Xác minh ( Verification)


Bước cuối cùng là xác minh, xây dựng tuyên bố hoặc thông điệp về tầm
nhìn của chúng ta.

20
1/15/2024

1.2.2 Những phương pháp tiếp cận sáng tạo


để phát triển tầm nhìn
Ngoài ra, bạn có thể tiến hành nghiên cứu về ý tưởng kinh doanh bằng cách
tạo các cuộc khảo sát và đặt câu hỏi cho mọi người về trải nghiệm của họ
liên quan đến ý tưởng của bạn.

Ví dụ: Giả sử bạn đang cân nhắc việc tạo ra một loại thực phẩm mới tốt cho
sức khỏe, có thể ăn khi đi làm. Tuy nhiên, ý tưởng này là chưa rõ ràng và
chưa thể phát triển thành một tầm nhìn cụ thể. Bạn sẽ làm gì trong trường
hợp này?

1.2.3 Đạt được sự cân bằng


Khởi nghiệp đi kèm với nhiều thách thức vì doanh nhân phải đội nhiều chiếc
mũ. Điều này đặc biệt đúng nếu doanh nhân là người duy nhất trong doanh
nghiệp của chính mình.

Bất kể mô hình kinh doanh nào, các doanh nhân đều phải có khả năng đạt
được sự cân bằng giữa sự cống hiến cho việc phát triển hoạt động kinh
doanh và cuộc sống cá nhân của mình. Phát triển tầm nhìn bao gồm các
lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân của bạn có thể
giúp bạn đạt được sự cân bằng này.

1.2.3 Đạt được sự cân bằng


Bạn cân nhắc những khía cạnh nào khi nghĩ về một cuộc sống cân
bằng?

Có đủ tiền để hỗ trợ cuộc sống có thể là một khía cạnh chính. Tuy nhiên,
các khía cạnh khác như các hoạt động thể thao hoặc sở thích, tương tác xã
hội và giải trí, sự hài lòng với cách bạn kiếm tiền, các mối quan hệ gia đình
và cá nhân cũng như giá trị khác cũng rất cần được xem xét.

Nhiều doanh nhân khởi nghiệp theo phong cách sống gặp phải những thách
thức trong việc đáp ứng nhu cầu của dự án kinh doanh trong khi vẫn duy trì
sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

21
1/15/2024

1.2.3 Đạt được sự cân bằng


Nhưng làm thế nào để chúng ta đạt được sự cân bằng ?

Các cuộc thảo luận với gia đình, các mối quan hệ thân thiết và nhóm khởi
nghiệp nên diễn ra trong giai đoạn đầu hình thành ý tưởng để đánh giá
sự ủng hộ của những người mà lợi ích của họ có thể bị tổn hại do sự cống
hiến của doanh nhân trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Dành thời gian cho bản thân là rất quan trọng. Điều này có thể liên quan
đến việc tạo lịch quản lý thời gian:
“Leaving work at the office” is a successful strategy that many business
people use to separate their personal and professional lives.

1.2.3 Đạt được sự cân bằng


Nhưng làm thế nào để chúng ta đạt được sự cân bằng ?

Nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu cũng như sở thích và điều
không thích của bản thân cũng có thể giúp bạn đạt được và duy trì sự cân
bằng trong cuộc sống.

Việc có những người cố vấn hay sử dụng các công cụ hỗ trợ như danh
sách kiểm tra công việc, timeline cũng có thể giúp bạn đi đúng hướng và
ngăn chặn việc “bỏ quên” các hoạt động quan trọng trong công việc kinh
doanh hoặc cuộc sống cá nhân.

1.2.4 Vai trò của việc xác định mục tiêu


Tầm nhìn phác thảo ra tương lai, trong khi mục tiêu tập trung vào kết quả
mong muốn. Mặc dù tầm nhìn là chìa khóa để tạo ra tương lai mà bạn mong
muốn cho bản thân và doanh nghiệp của mình, xác định mục tiêu cũng rất
quan trọng để giúp bạn nhận ra các bước cần thiết để biến tầm nhìn đó
thành hiện thực.

Mục tiêu SMART là các mục tiêu được cấu trúc và xác định rõ ràng, cụ thể,
có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và phù hợp (Firgue 1.9).

22
1/15/2024

Figure 1.9

Creating SMART goals can help you realize your vision. (attribution: Copyright Rice University, OpenStax, under CC BY 4.0
license)

• Cụ thể (Specific): Mục tiêu của bạn phải cụ thể thay vì quá rộng.

• Có thể đo lường được (Measurable): Bạn sẽ có thể kiểm tra theo cách có thể
định lượng xem liệu mục tiêu có đạt được hay không, nghĩa là cần có một số
phương pháp để xác định xem mục tiêu có đạt được hay không.

• Có thể đạt được (Achievable): Mục tiêu phải đạt được; nó không thể cao đến
mức không thể thực hiện được. Mặt khác, mục tiêu không nên dễ dàng đến mức
có thể hoàn thành nhanh chóng hoặc tốn ít công sức.

• Thích hợp (Relevant): Mục tiêu phải phù hợp với điều bạn muốn đạt được; điều
này có nghĩa là mục tiêu phải phù hợp với kết quả cần đạt được.

• Thời hạn xác định (Timely) : Mỗi mục tiêu cần có thời hạn xác định, thời điểm
mà mục tiêu phải hoàn thành.

1.2.4 Vai trò của việc xác định mục tiêu


Bạn đã định nghĩa về thành công và tuyên bố tầm nhìn của bạn. Bây giờ,
vận dụng khung mục tiêu SMART, bạn hãy tạo một danh sách các mục tiêu
ngắn hạn khả thi và hướng đến tầm nhìn của mình.

23
1/15/2024

01 Các khía cạnh của khởi nghiệp


1.3 Tư duy khởi nghiệp

Learning Objectives
1.3 Tư duy khởi nghiệp

• Hiểu được ý nghĩa của việc có tư duy kinh doanh

• Mô tả được ý nghĩa của tinh thần kinh doanh và niềm đam


1.3.1 Tư duy kinh doanh


Tinh thần khởi nghiệp có nhiều hình thức nhưng các doanh nhân đều có một
đặc điểm chung: Doanh nhân là người xác định được cơ hội và lựa
chọn hành động theo cơ hội đó. Hầu hết các dự án kinh doanh đều là
những biến thể sáng tạo của một ý tưởng có thể giải quyết vấn đề hoặc đáp
ứng nhu cầu đã lan rộng khắp cộng đồng, khu vực và quốc gia.

Nhiều doanh nhân bắt đầu một công việc kinh doanh bằng cách giải quyết
một vấn đề quan trọng, đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại một số giá
trị mà người sử dụng đánh giá cao. Trong khi đó, các doanh nhân khác bắt
đầu kinh doanh bằng cách đưa ra một “better mousetrap - cái bẫy chuột
tốt hơn” về sản phẩm, dịch vụ hoặc cả hai.

24
1/15/2024

1.3.1 Tư duy kinh doanh


Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là doanh nhân phải hiểu rõ thị
trường và phân khúc mục tiêu. Từ đó, doanh nhân xác định được vấn đề
hoặc nhu cầu chính chưa được đáp ứng (“điểm yếu”), phát triển ý tưởng và
đưa ra giải pháp hữu hiệu và khả thi.

Theo đó, nhận thức được môi trường xung quanh và những trải
nghiệm trong cuộc sống có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta liên tục tìm thấy những điều có thể
cải thiện.

1.3.1 Tư duy kinh doanh


Ví dụ:
“Nếu chúng ta không phải đi làm thì sao?”
“Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi không cần phải sở hữu một
chiếc xe nhưng vẫn có quyền sử dụng một chiếc xe?”
“Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể thư giãn khi đi làm thay
vì bị căng thẳng vì giao thông?”

Figure 1.10

Những loại câu hỏi này đã truyền cảm hứng cho các dự án kinh doanh như dịch vụ chia sẻ xe như Uber, ngành
công nghiệp xe tự lái và khả năng tiếp cận xe đạp ngắn hạn trong chương trình chia sẻ xe đạp ở Pella, Iowa

25
1/15/2024

1.3.1 Tư duy kinh doanh


Những ý tưởng này xuất phát từ việc có tư duy kinh doanh, nhận thức và
tập trung vào việc xác định cơ hội thông qua giải quyết vấn đề cũng như sự
sẵn sàng tiến về phía trước để thúc đẩy ý tưởng đó.

Tư duy kinh doanh là lăng kính mà qua đó doanh nhân nhìn thế giới,
nơi mọi thứ được xem xét dưới góc độ kinh doanh khởi nghiệp.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu”

“Nếu chúng ta làm điều này thì sao?”

“Điều gì sẽ xảy ra nếu đối thủ cạnh tranh làm điều đó?”

1.3.1 Tư duy kinh doanh


Hầu hết mọi người đều làm theo những thói quen và truyền
thống mà không nhận thức được môi trường xung quanh hoặc
nhận thấy những cơ hội. Để trở thành một doanh nhân, bạn
cần nhận ra rằng có một cơ hội tồn tại và sẵn sàng hành
động theo nó.

1.3.2 Tinh thần kinh doanh và niềm đam mê


Ý nghĩa của tinh thần kinh doanh là gì?

Trong bối cảnh khởi nghiệp, tinh thần kinh doanh


(entrepreneurial spirit) có nghĩa là đam mê, có mục đích, tích
cực, táo bạo, tò mò và sự kiên trì (passionate, purposeful,
positive, bold, curious, and persistent)

Tinh thần kinh doanh giúp các doanh nhân vượt qua những
trở ngại và đương đầu với những thách thức với thái độ có thể
làm được.

26
1/15/2024

1.3.2 Tinh thần kinh doanh và niềm đam mê


Tinh thần kinh doanh liên quan đến niềm đam mê trình bày một ý tưởng
đáng giá và có giá trị, sẵn sàng nghĩ xa hơn các khuôn mẫu và quy trình
đã được thiết lập, trong khi vẫn lưu ý đến luật pháp và quy định của địa
phương. Trong nỗ lực thay đổi các khuôn mẫu đã được thiết lập, doanh
nhân đưa ra những lựa chọn thay thế cho những khuôn mẫu đã được
thiết lập đó.

Niềm đam mê là một phần quan trọng của quá trình khởi nghiệp. Niềm đam
mê có thể giúp doanh nhân tiếp tục hành động ngay cả khi thế giới bên
ngoài gửi đi những thông điệp tiêu cực hoặc phản hồi kém tích cực.
Điều này là rất phổ biến bởi các doanh nhân thường xuyên phải đối mặt với
thách thức về áp lực phải tuân theo những thói quen và khuôn mẫu đã được
thiết lập.

02 Các con đường và hành trình khởi nghiệp.

2.1 Tổng quan về Hành trình khởi nghiệp

Learning Objectives
2.1 Tổng quan về Hành trình khởi nghiệp
• Giải thích hành trình khởi nghiệp là một lựa chọn nghề
nghiệp

• Xác định các bước hành động chính trong hành trình khởi
nghiệp

• Nhận biết những phần thưởng và rủi ro của các bước


trong hành trình khởi nghiệp

27
1/15/2024

2.1.1 Hành trình khởi nghiệp là một lựa chọn


nghề nghiệp
Những thay đổi của thời đại tạo ra nhiều cơ hội cho khởi
nghiệp phát triển.
Các nghiên cứu cho thấy lại khi nền kinh tế tăng trưởng
và thị trường việc làm phát triển lại làm giảm rủi ro khi
doanh nhân khởi nghiệp.
Khởi nghiệp giờ đây như một lựa chọn nghề nghiệp. Như
cầu thuê ngoại tạo ra cơ hội cho những nhà thầu độc lập
(independent contractor). Độ tuổi tham gia hoạt động
khởi nghiệp nhiều nhất là trên 40 tuổi.

2.1.1 Hành trình khởi nghiệp là một lựa chọn


nghề nghiệp
Tuy vậy, không phải ai cũng sẵn sàng trở thành doanh nhân
khởi nghiệp.

Nhiều người có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, phù


hợp nhưng lại chưa bao giờ thực hiện bước đầu tiên để
hiện thực hóa nó:

“Mọi hành trình đều bắt đầu bằng một bước đi - Every
journey begins with a single step.”

2.1.1 Hành trình khởi nghiệp là một lựa chọn


nghề nghiệp
Nhiều người có thể nhận ra một cơ hội nhưng phần đông
trong số đó không hành động để hiện thực hóa ý tưởng đó.
Doanh nhân được định nghĩa là người không chỉ nhận
ra cơ hội mà còn sẵn sàng hành động vì cơ hội đó.

Hành trình khởi nghiệp có thể giống như một chuyến phiêu
lưu, thú vị nhưng đầy thử thách.

→ Cần phải có sự tự tin, can đảm, quyết tâm, kiên trì và


một số bí quyết để lựa chọn khởi nghiệp làm nghề nghiệp.

28
1/15/2024

Figure 2.2

Đối với một số người, việc chuẩn bị cho hành trình khởi nghiệp có thể giống như
tham gia một chuyến phiêu lưu bằng bè trên sông, nơi kết hợp phong cảnh đẹp với
nhiều thử thách.
(credit: “Hands Up” by Jeramey Jannene/Flickr, CC BY 2.0)

Bên cạnh sự tự tin, can đảm và sẵn sàng thực hiện, doanh nhân
khởi nghiệp cần ghi nhớ những điều sau:

• Bạn là duy nhất

• Chúng ta có thể học được sự khôn ngoan từ những bài học


kinh nghiệm của các doanh nhân giàu kinh nghiệm.

• Lựa chọn nghề nghiệp kinh doanh đòi hỏi sự trung thực, suy
ngẫm và có xu hướng hành động.

• Bạn cũng cần hiểu rằng bạn không thể tự mình hoàn thành
mọi việc và bạn có thể cần yêu cầu trợ giúp.

2.1.2 Hành trình khởi nghiệp


Một cách khái quát, bắt đầu hành trình khởi nghiệp bao
gồm bảy bước chính như sau:

• Bước 1: Cảm hứng (Inspiration) – Động lực trở thành


doanh nhân của bạn là gì?

• Bước 2: Chuẩn bị (Preparation) – Bạn có những tố chất


cần thiết để trở thành một doanh nhân không?

• Bước 3: Đánh giá (Assessment) – Ý tưởng của dự án kinh


doanh là gì?

29
1/15/2024

•Bước 4: Huy động các nguồn lực (Exploring Resources) –


Làm sao có những nguồn lực để thực hiện dự án này?

•Bước 5: Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) – Doanh


nghiệp có cơ cấu và mô hình kinh doanh như thế nào ?

•Bước 6: Điều hướng (Navigation) – Khi điều ngoài kế


hoạch xảy ra, bạn sẽ điều hướng công việc kinh doanh của
mình như thế nào?

•Bước 7: Thực thi (Launch) – Bạn sẽ thực thi dự án kinh


doanh của mình khi nào và như thế nào?

02 Các con đường và hành trình khởi nghiệp.


2.2 Con đường khởi nghiệp

Learning Objectives

2.2 Con đường khởi nghiệp

• Hiểu các cơ hội mạo hiểm khác nhau tạo ra những con đường
khác nhau để khởi nghiệp

• Mô tả các phương pháp tìm ra con đường khởi nghiệp

30
1/15/2024

2.2 Con đường khởi nghiệp

Hành trình khởi nghiệp có thể đi qua nhiều con đường, mỗi
con đường đều có những trở ngại, khúc mắc và ngã rẽ
trước đến đích. Vì vậy, nhiều doanh nhân đã đi theo những
con đường khác nhau.

Con đường khởi nghiệp tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc
biệt là các cơ hội khác nhau dẫn đến con đường khởi
nghiệp khác nhau. Điều quan trọng là tìm được con
đường khởi nghiệp phù hợp.

2.2 Con đường khởi nghiệp

Một cách để tìm ra con đường khởi nghiệp cho cá nhân bạn
là tiến hành nghiên cứu và thử sức với các vai trò liên quan
đến công việc kinh doanh mà bạn mong muốn.

Để làm điều này, bạn hãy “theo dõi” một chuyên gia trong
lĩnh vực bạn mong muốn, trở thành “người quan sát”
những gì liên quan đến việc điều hành kinh doanh đó.

2.2 Con đường khởi nghiệp

Một cách khác để tìm kiếm con đường khởi nghiệp của bạn
thông qua Khởi động mềm (Your Personal Path through
a Soft Launch), dấn thân và trải nghiệm quá trình này
bằng cách khởi động một dự án kinh doanh “mềm”.

Mặc dù điều này có vẻ như là một bước nhảy vọt lớn hoặc
bạn có thể cảm thấy mình chưa sẵn sàng, nhưng hãy nhớ
rằng tinh thần kinh doanh là một môn học mang tính trải
nghiệm và chỉ có thể hiểu được đầy đủ thông qua trải
nghiệm thực tế.

31
1/15/2024

2.2 Con đường khởi nghiệp

Triển khai một dự án kinh doanh trong một khung thời gian
hoặc đối tượng có hạn để thu thập kinh nghiệm, hiểu biết
sâu sắc và phản hồi về thị trường mục tiêu hoặc người tiêu
dùng—một quá trình được gọi là khởi động mềm—sẽ
cung cấp phản hồi có giá trị về cách đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng hoặc cải thiện sản phẩm của bạn để đảm
bảo thành công.

32

You might also like