Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài

VAI TRÒ CỦA TRI THỨC, TÌNH CẢM, NIỀM TIN, Ý CHÍ
TRONG CUỘC SỐNG VÀ TRONG VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH
HỌC CỦA SINH VIÊN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


GV. Trương Phi Long TĂNG BẢO ÂN
Mã sinh viên 23530200554
Lớp học phần:2311000011024

Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN


Họ và tên sinh viên: Tăng Bảo Ân
Mã số sinh viên:23530300554
Mã lớp học phần: 2311000011024

ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN


Ghi Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1
Ghi bằng chữ
bằng số

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2

Tp, HCM, Ngày…… tháng……năm 2023


Sinh viên nộp bài
Ký tên

Tăng Bảo Ân

2
MỤC LỤC

Contents
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................................4
B. NỘI DUNG.........................................................................................................................5
I. LÝ LUẬN CHUNG.........................................................................................................5
1. Khái niệm.................................................................................................................5
1.1. Tri thức..................................................................................................................5
1.2. Tình cảm...............................................................................................................6
1.3. Niềm tin................................................................................................................7
1.4. Ý chí......................................................................................................................7
2. Vai trò.......................................................................................................................8
2.1. Tri thức..................................................................................................................8
2.2. Tình cảm...............................................................................................................8
2.3. Niềm tin................................................................................................................8
2.4. Ý chí......................................................................................................................9
II. MỐI QUAN HỆ GIỮ TRI THỨC, TÌNH CẢM, NIỀM TIN, Ý CHÍ............................9
1. Khái niệm.................................................................................................................9
1.1. Mối quan hệ giữa tri thức với tình cảm.................................................................9
1.2. Mối quan hệ giữa tình cảm với ý chí..................................................................10
1.3. Mối quan hệ giữa ý chí với niềm tin...................................................................10
1.4. Mối quan hệ giữa tri thức với ý chí.....................................................................10
III. VAI TRÒ CỦA TRI THỨC, TÌNH CẢM, Ý CHÍ, NIỀM TIN................................11
1. Vai trò của tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin đối với chính trị..............................11
1.1. Vai trò của tri thức đối với chính trị...................................................................11
1.2. Vai trò của tình cảm đối với chính trị.................................................................11
1.3. Vai trò của ý chí đối với chính trị.......................................................................12
1.4. Vai trò của niềm tin đối với chính trị..................................................................12
2. Vai trò của tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin trong việc lựa chọn ngành học.......13
2.1. Vai trò của tri thức trong việc lựa chọn ngành học.............................................13
2.2. Vai trò của tình cảm trong việc lựa chọn ngành học..........................................13
2.3. Vai trò của niểm tin trong việc lựa chọn ngành học...........................................14
2.4. Vai trò của ý chí trong việc lựa chọn ngành học................................................14
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................15

3
A. MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Trong triết học, ý thức được hình thành khi tri thức, tình cảm hay ý chí cấu thành
nên ý thức hay ta nói ý thức là tiền tố của ba yếu tố kia. Trong triết học, ý thức được
định nghĩa là đang mang hình thức của sự thực tại và có tính khách quan. Ý thức chỉ
đang tồn tại hay thật sự hiện hữu khi bốn yếu tố kia được hình thành một cách thống
nhất và không bị tách rời bởi khi bị biến mất hay làm biến đổi đi thì hậu quả dẫn đến là
vô cùng khó nghĩ tới. Và hẳn sẽ đang ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội.
Sự thành công hay là thất bại của con người, sự phát triển của đời sống xã hội phụ
thuộc vào các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí.
Các yếu tố đó có sự mật thiết với nhau trong cuộc sống, sự phát triển của xã hội và
có thể tác động đến việc chọn ngành học của bản thân. Và việc đó phụ thuộc vào vai
trò và sự mất thiết của tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí
Và từ đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của các yếu tố trên và hiểu hơn về tác
động của chúng vào ngành học mình đã chọn cho bản thân.

4
B. NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG

1. Khái niệm

1.1. Tri thức


Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng
có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Trong tiếng
Việt, cả "tri" lẫn "thức" đều có nghĩa là biết.[1]
Chúng ta ai cũng biết tri thức nhưng chúng ta chưa thật sự hiểu khái
niệm của tri thức. “Vậy tri thức là gì?” là câu hỏi cần được giải đáp ngay lúc
này. Từ thời xa xưa, tri thức là nguồn nuôi dưỡng, bảo vệ, truyền bá những
giá trị truyền thống văn hóa của ông cha ta để lại, và sau này đươc hình
thành tri thức chuyên môn
Quan điểm của Karl Marx về tri thức là “phương thức mà theo đó ý thức
tồn tại và theo đó một cái gì tồn tại đối với ý thức là tri thức..., cho nên một
cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó” .
Và tri thức có rất nhiều cách hiểu khác nhau nhưng quy chung lại thì
“Tri thức là sự hiểu biết, tất cả những dữ liệu, thông tin, kỹ năng,...có được
qua trải nghiệm thực tế. ” [2]
Tri thức có 2 loại là:
 Tri thức ẩn
 Tri thức hiện
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tri thức là yếu tố quan trọng giúp cho kinh
tế ngày một phát triển

1.2. Tình cảm


Tình cảm là một dạng phản ánh tâm lý, phản ánh cảm xúc, thái độ thể
hiện sự rung cảm đối với sự vật, hiện tượng xung quanh.
Cũng như nhận thức, tình cảm cũng phản ánh ánh sáng thực tế quan và
mang tính chủ thể sâu sắc nhưng cũng có những đặc sản riêng biệt so với
phản ánh trong nhận thức.[3]
5
Tình cảm là những xúc cảm rung động nhất thời của con người, được
tích lũy hình thành từ những sự vật, sự việc nhất định trong một khoản thời
gian.
Tình cảm là một “trạng thái tinh thần hay trạng thái thể xác” thường
được kết hợp với kiểu cảm giác. Tình cảm thể hiện sự bộc lộ cảm xúc về
một đối tượng hay sự việc hiện tượng nào đó.
Một số ví dụ về tình cảm:
 Tình cảm đối với hành động
 Tình cảm đối với các thuộc tính tâm lý khác
 Tình cảm đối với nghề dạy học

1.3. Niềm tin


Niềm tin có thể hiểu là sự tin tưởng, trạng thái tinh thần, cảm xúc của
bản thân nhất định đối với sự vật, hiện tượng nào đó.
Niềm tin là một sự vật, hiện tượng, một quan điểm, một giá trị mà con
người không thể chứng minh.
Niềm tin có thể được hình thành thông qua sự giáo dục hoặc trải nghiệm
của bản thân hoặc đơn giản hơn là cảm giác của bản thân về một hiện tượng
nào đó.
Niềm tin cũng chia thành hai loại là niềm tin tiêu cực và niềm tin tích
cực. Niềm tin được chia ra hai loại là do sự thừa nhận, đánh giá vấn đề của
bản thân đối với sự việc, hiện tượng.
Một số sức mạnh của niềm tin:
 Niềm tin là động lực
 Niềm tin mở cánh cửa cho ước mơ và hoài bão
 Niềm tin tạo năng lượng tích cực

1.4. Ý chí
Ý chí là “Khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt
động của mình, khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đo.”[4]

6
Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở những hành động quyết
tâm vượt qua những khó khăn, cản trở, đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự nỗ lực.
Ý chí được xem là nơi hội tụ của sự nhận thức vfa tình cảm hướng vào
hoạt động của con người. “khi nhận thức càng sâu sắc và tình cảm càng
mãnh liệt thì ý chí càng cao.”[5]
Ý chí là khả năng vượt qua mọi thử thách, là việc thực hiện các hành
động để có thể tạo ra được kết quả theo như mong muốn.
Để đạt được kết quả ấy thì bạn phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử
thách, đó chính là năng lực của riêng mỗi người, không có ai giống ai.

2. Vai trò

2.1. Tri thức


Tri thức giúp con người có khả năng tiếp cận, lãnh hội những kiến thức,
ý thức của con người được nâng cao.
Con người luôn áp dụng những kiến thức, những sự hiểu biết đã học
trước để áp dụng vào công việc sản xuất
Tri thức giúp con người xác định đúng đắn mục tiêu
Tri thức có vai trò rất quan trọng đối với thực tiễn, tác động và góp
phần biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động năng động có ý thức của con
người.

2.2. Tình cảm


Tình cảm đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạt động
của mỗi người.
Tình cảm là nguồn động lực thúc đẩy con người hoạt động, tìm tòi kết
quả của nhận thức.
Tình cảm nảy sinh, biểu hiện và thúc đẩy con người hoạt động, giúp
cho con người vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình hoạt động.
Tình cảm cũng là điều kiện và động lực để hình thành năng lực và
tình cảm là nhân lõi của tính cách, là yếu tố có quan hệ với khí chất con
người.

7
2.3. Niềm tin
Niềm tin đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống không chỉ vì nó
giúp con người có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, giải quyết những
vấn đề và tạo động lực để tiến lên phía trước.
Niềm tin còn giúp con người giữ được tinh thần lạc quan và tự tin,
tạo nên một tâm trạng tích cực và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Niềm tin là một nguồn động lực trong cuộc sống giúp con người
vượt qua nghịch cảnh để khẳng định bản thân, hướng đến những điều tốt
đẹp.
Niềm tin giúp ta tin tưởng vào cuộc sống, mọi điều xảy ra xung
quanh chúng ta.

2.4. Ý chí
Ý chí không tự nhiên sinh ra, mà nó xuất phát từ gian khổ, sự rèn
luyện của chính bản thân.
Ý chí giúp chúng ta dám đương đầu với mọi khó khăn, gian khổ, thử
thách.
Ý chí giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho
ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào
tương lai.
Ý chí kiến cường, mạnh mẽ giúp con người sống lạc quan, tin tưởng
và luôn hi vọng những điều tốt đẹp ở tương lai. Con người trên hành trình
cuộc đời cũng vậy, như bơi giữa biển lớn, nếu không có ý chí khát vọng,
làm sao có thể cập bến hạnh phúc.
Tổ chức hoạt động một cách hợp lý và có ích nhất.
Cải tạo được tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình

II. MỐI QUAN HỆ GIỮ TRI THỨC, TÌNH CẢM, NIỀM TIN, Ý CHÍ

8
1. Khái niệm
Tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí đều là những lớp cấu trúc quan trọng
của ý thức. Những yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

1.1. Mối quan hệ giữa tri thức với tình cảm


Tri thức và tình cảm là hai yếu tố tác động lẫn nhau trong đời sống và
có sức ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần
Tri thức và tình cảm luôn có mối quan hệ hai chiều:
 Tình cảm luôn là động lực quan trọng thúc đẩy tri thức phát triển
mạnh mẽ. Nó kích thích sự tìm tòi và sáng tạo của con người giúp
cho vốn tri thức ngày càng lớn mạnh.
 Tuy nhiêm tình cảm có thể làm biến dạng tri thức theo một cách
khách quan nhất
 Tình cảm hoàn toàn có thể làm cho tri thức có trong mỗi con người
không trọn vẹn đúng với hiện thực khách quan.

1.2. Mối quan hệ giữa tình cảm với ý chí


“Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện
những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó
khăn.”[6]
Ý chí có mối quan hệ chặt chẽ với tình cảm
 Khi tình cảm ủng hộ cho quyết định của ý chí thì nó sẽ làm tăng sức
mạnh của ý chí, điều đó làm cho chúng ta dễ dẫn đến thành công, dễ
dàng đạt được mục tiêu mình đã đề ra.
 Nhưng một khi tình cảm đi ngược lại ý chí thì nó sẽ kìm hãm, làm
cản trở hành động của chủ thể.

1.3. Mối quan hệ giữa ý chí với niềm tin


Ý chí và niềm tin có sự tác động lẫn nhau trong cuộc sống và hoạt
động của mỗi người chúng ta.
 Niềm tin tác động lên ý chí khiến bản thân ngày càng nỗ lực, mạnh
mẽ vượt qua khó khăn để nắm lấy được cơ hội cho bản thân
 Ý chí cũng có thể tác động ngược lại với niềm tin khiến chúng ta có
thêm sự quyết tâm để đạt được niềm tin của bản thân
9
 Nếu như chúng ta không có ý chí thì niềm tin cũng sẽ không xuất
hiện vì ý chí biến niềm tin thành hiện thực
 Và niềm tin cũng tạo động lực, sức mạnh cho ý chí càng lớn mạnh

1.4. Mối quan hệ giữa tri thức với ý chí


“Tri thức là nguyên liệu nội dung của ý chí con người”[7]
Tri thức và ý chí là hai yếu tố trọng trong cuộc sống cũng như đời
sống của con người. Nếu biết cách vận dụng hết công dụng của hai yếu tố
trên bạn sẽ đật được thêm một điều tốt đẹp cho bản thân
 Khi có ý chí thì bản thân ta sẽ được tiếp thêm sức mạnh để có thể tiếp
thu thêm nhiều tri thức
 Ý chí và tri thức càng mạnh thì chất lượng cuộc sống càng tốt đẹp
hơn cũng như có khả năng làm chủ mọi thứ.
 Tuy nhiên ý chí và tri thức cũng sẽ có lúc xung đột với nhau. Khi
chúng ta có tri thức thế nhưng lại không có ý chí tiến thủ để làm mới
công việc thì sẽ bị tụt lùi lại.

III. VAI TRÒ CỦA TRI THỨC, TÌNH CẢM, Ý CHÍ, NIỀM TIN

1. Vai trò của tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin đối với chính trị

1.1. Vai trò của tri thức đối với chính trị
 Mang đến cho con người kiến thức, sự hiểu biết.
 Có khả năng tự lý luận, tự phân tích vấn đề, khả năng tiếp cận
phân tích vấn đề một cách xác thực, đúng đắn.
 Để điều hành một đất nước lớn mạnh, nhà đứng đầu cần đóng góp
những tri thức từ các lĩnh vực khác nhau
 Tạo những ý tưởng mạnh mẽ đúng đắn để có thể đưa ra những
chính sách đúng đắn
 Tri thức giúp mọi người có thể hiểu về luật vận động của xã hội
và từ đó có thể ngăn ngừa những sai lầm.
 Giúp xã hội được vận hành một cách đúng nhất
“Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm
mục đích cao nhất của mọi hoạt đông”[8]
VD: Những nhà lãnh đạo có những cái nhìn xa cho đất nước
chúng ta càng ngày đi lên nhờ tri thức mà họ đã sẵn có, tiếp thu
thêm về những đất nước xung quanh.

10
1.2. Vai trò của tình cảm đối với chính trị
 Tình cảm đóng vai trò rất quan trọng đối với chính trị
 Tình yêu quê hương đất nước có lẽ là một tình cảm quan trọng đối
với chính trị của đat nước.
 Giúp cho đất nước ngày càng phát triển đi lên nhờ những tình
cảm, lòng tự tôn dân tộc dành cho đất nước
 Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nước nhờ những tình cảm,
sự thấu hiểu của nhà quản lý, từ đó sẻ chia những khó khăn đến
với người dân của mình
 Nhờ những tình cảm đậm sâu như vậy đã khiến cho mọi người
đoàn kết, gắn bó với nhau cùng đi qua những khó khăn thử thách,
thiên tai đến với đất nước.
VD: Từ thời xa xưa, đất nước ta đã có rất nhiều tấm gương tiêu
biểu về tình yêu quê hương, bảo vệ đát nước,

1.3. Vai trò của ý chí đối với chính trị


 Ý chí là một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi người
chúng ta.
 Đối với những người lãnh đạo thì họ phải có ý chí rất vững vì môi
trường đó rất khắc nghiệt.
 Giúp cho đất nước ngày càng đi lên nhờ những ý chí từ những
người lãnh đạo đến người dân.

1.4. Vai trò của niềm tin đối với chính trị
 Niềm tin giúp các nhà lãnh đạo có thể khiến người dân tin vào
học và rồi sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống của người dân

I. VAI TRÒ CỦA TRI THỨC, TÌNH CẢM, Ý CHÍ, NIỀM TIN ĐỐI VỚI
CUỘC SỐNG VÀ VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH HỌC
1. Vai trò của tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin trong cuộc sống
1.1. Vai trò tri thức đối với cuộc sống
 Sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết hơn về thế giới xung
quang
 Mang lại nhiều lợi ích, công việc, cơ hội, lựa chọn cho chính bản
thân
 Tác động đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
 Góp phần khẳng định vị trí đứng trong xã hội

11
 Đất nước ngày càng phát triển

1.2. Vai trò của tình cảm đối với cuộc sống
 Tạo ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống
 Tình cảm là thứ có thể chia phối tất cả dù theo hướng tốt hay xấu
 Mang đến sự sẻ chia, đồng cảm, yêu thương với những người
xung quanh
 Ngày càng phát triển được bản thân đi lên
 Là nguồn động lực thúc đẩy để đến bên nhau

1.3. Vai trò của niềm tin đối với cuộc sống
 Giúp bản thân mỗi người hoàn thành những dấu mốc công việc dù
khó khăn, thử thách
 Năng lượng tiếp sức cho mỗi người trên con đường đi đến thành
công
 Điều hành những quyết định của não bộ
 Có niềm tin vào những người xung quanh khiến cho mối quan hệ
ngày càng trở nên tốt đẹp

1.4. Vai trò của ý chí đối với cuộc sống


 Hoàn thiện được bản thân ngày càng tốt lên
 Kiên trì, không bỏ cuộc dù cho gặp khó khăn, thử thách đến đâu
 Tiếp thêm sức mạnh cho những người đang gặp khó khăn, đang
nản lòng với cuộc sống
 Ý chí sẽ mang chúng ta đến với thành công trong cuộc sống nêu
chúng ta biết nhẫn nại và luôn có chí cầu tiến
 Sẽ tạo cho bản thân mỗi người sự bản lĩnh và dũng cảm dám đối
đầu với thử thách

2. Vai trò của tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin trong việc lựa chọn ngành
học

2.1. Vai trò của tri thức trong việc lựa chọn ngành học
Tri thức đóng một vai trai khá quan trọng trong việc chọn ngành học
 Tri thức giúp sinh viên hiểu được về ngành học mình đã lựa chọn
 Cung cấp các thông tin chính xác, các điều kiện cần và đủ, các kỹ
năng cần thiết và kiến thức về ngành học
 Giúp sinh viên hiểu rõ hơn, đánh giá kỹ hơn về ngành học mà bạn
thân đã chọn
12
 Tri thức giúp sinh viên chọn được ngành mình yêu thích và mong
muốn học
 Sinh viên cần phải trao dồi thêm nhiều tri thức cũng như những
kỹ năng cần thiết của ngành học mình mong muốn
 Tri thức sẽ giúp chúng ta ngày càng phát triển trên con đường
thành công

2.2. Vai trò của tình cảm trong việc lựa chọn ngành học
Tình cảm là yếu tố không thể thiếu trong việc lựa chọn ngành học
 Tình cảm sẽ giúp chúng ta có thêm sự yêu thích về ngành học mà
mình đã chọn
 Giúp cho sinh viên xác định được đam mê, sự ham học hỏi, sự
yêu thích đối với ngành quản lý xây dựng
 Giúp sinh viên có thêm cảm hứng, sự hứng thú trong việc học tập
cũng như ngành mà ản thân đã chọn
 Giúp sinh viên vượt qua những khó khăn, thử thách của ngành
quản lý xây dựng cũng như những khó khăn của chính bản thân
sinh viên

2.3. Vai trò của niểm tin trong việc lựa chọn ngành học
Niềm tin là yếu tố giúp sinh viên càng quyết tâm hơn với lựa chọn của
mình
 Niềm tin sẽ giúp chúng ta có thêm quyết tâm chọn ngành mà
mình thích
 Niềm tin sẽ giúp sinh viên tin vào bản thân, tin vào chính khả
năng học tập của bản thân
 Niềm tin sẽ giúp ta hiểu được giá trị của ngành học
 Niềm tin sẽ mang lại cho sinh viên sự kiên trì, nhẫn nại đối với
ngành học đã chọn vì có thể ngành quản lý xây dựng khá khô
khan nên phải có niềm tin vào bản thân để tiếp thêm sức mạnh

2.4. Vai trò của ý chí trong việc lựa chọn ngành học
Ý chí có lẽ là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn ngành
học.
 Ý chí sẽ giúp sinh viên tiếp thêm sức mạnh cho bản thân về việc
lựa chọn ngành học cũng như học về ngành đó

13
 Giúp sinh viên kiên trì, vượt qua những khó khăn về ngành quản
lý xây dựng
 Giúp sinh viên ngày càng phát triển, đạt được những thành tựu
cũng như những thành công mà mình mong muốn trong việc học
tập

C. KẾT LUẬN
Từ bài tiểu luận trên về những yếu tố của ý thức như tri thức, tình cảm,
niềm tin, ý chí chúng ta cũng thấy được đây lag những yếu tố rất quan trọng
trong đời sống xã hội, chính trị cũng như là trong việc lựa chọn ngành nghề
mà sinh viên mong muốn.

14
Có thể nói những yếu tố trên có sức ảnh hưởng qua lại với nhau, chúng
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hơn hết tri thức là yếu tố bị ảnh hưởng
nhiều nhất.
Tuy cả bốn yếu tố đều có vai trò khác nhau nhưng chúng vẫn mang một
vai trò chung là khiến mọi thứ đều trở nên tốt đẹp
Nhờ những yếu tố đó mà em đã có thể chọn cho mình ngành học yêu
thích là ngành Quản lý xây dựng. Nhờ vào những tri thức mà em có được để
hiểu hơn về ngành học cũng như những kỹ năng cần thiết, nhớ vào tình cảm,
niềm tin mà em đã có sự yêu thích cũng như có thêm sự quyết tâm để học
ngành này, và cuối cũng là ý chí giúp em có thể vượt qua được những khó
khăn trở ngại trong việc học cũng như cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt-Nam Tự-Điển, Trung-Bắc Tân-Văn, 1931. [1]
Tầm quan trọng của tri thức trong xã hội – vieclam123 [2]
Tình cảm – tâm lý học đại cương – studocu [3]
Ý chí là gì? Từ điển Tiếng Việt- Việt Ngôn ngữ (2003) [4]
Ý chí và hành động của ý chí – studocu [5],[7]

15

You might also like