Đề Chống Sai Ngu 01

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

THREEBIOWORD KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

ĐỀ CHỐNG SAI NGU Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN


(Đề thi có 5 trang) Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh:………………………………………………….
Số báo danh:……………………………. Mã đề: 001

Câu 81: Ở tế bào lá của thực vật, bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp?
A. Lục lạp. B. Không bào. C. Perôxixôm. D. Ti thể.
Câu 82: Ở sinh vật nhân thực, khi dịch mã, axit amin đầu tiên mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là
A. foocmin mêtiônin. B. phêninalanin. C. valin. D. mêtiônin.
Câu 83: Nhà khoa học nào sau đây đưa ra giả thuyết các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại trong tế bào
của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau?
A. F.Jacôp. B. GJ.Menden. C. K.Coren. D. T.H.Moocgan.
Câu 84: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opéron Lac ở vi khuẩn E. coli, prôtêin nào sau đây do gen điều
hòa (R) tổng hợp?
A. Prôtêin ức chế. B. Prôtêin Lac A. C. Prôtêin Lac Y. D. Prôtêin Lac Z.
Câu 85: Để nhân nhanh giống cây trồng quý hiếm người ta thường dùng phương pháp
A. nuôi cấy mô tế bào B. lai tế bào sinh dưỡng. C. nuôi cấy hạt phấn. D. chuyển gen.
Câu 86: Loài nào trong số những sinh vật sau đây không phải là sinh vật sản xuất?
A. Dương xỉ. B. Vi khuẩn lam. C. Tảo đỏ. D. Vi khuẩn lactic.
Câu 87: Theo quan điểm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa là
A. thường biến. B. đột biến gen. C. biến dị cá thể. D. đột biến NST.
Câu 88: Trong chọn giống thực vật, để phát hiện những gen lặn xấu và loại bỏ chúng ra khỏi quần thể người
ta thường dùng phương pháp:
A. lai xa và đa bội hóa B. lại tế bào sinh dưỡng. C. tự thụ phấn. D. gây đột biến đa bội.
Câu 89: Trong quá trình dịch mã phân tử trực tiếp làm khuôn tổng hợp protein là:
A. rARN B. tARN C. mARN D. ADN
Câu 90: Một số loài chim di cư từ miền Bắc bán cầu về miền Nam bán cầu để tránh rét dựa vào nhân tổ sinh
thái nào sau đây để định hướng đường bay?
A. Gió. B. Ánh sáng. C. Độ ẩm D. Nhiệt độ.
Câu 91: Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, ngăn nào sau đây của tim trực tiếp nhận máu từ
tĩnh mạch chủ?
A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm nhĩ phải. C. Tâm thất phải. D. Tâm thất trái.
Câu 92: Trong quá trình hô hấp hiếu khí, chu trình Crep diễn ra ở vị trí nào sau đây của tế bào thực vật?
A. Tế bào chết. B. Màng trong ti thể. C. Chất nền lục lạp. D Chất nền ti thể.
Câu 93: Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ là quan hệ
A. hội sinh. B. kí sinh. C. ức chế cảm nhiễm. D. cộng sinh.
Câu 94: Loài động vật nào sau đây, ở giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XO và giới cái mang cặp nhiễm
sắc thể giới tính XX?
A. Ruồi giấm. B. Châu chấu. C. Chuột. D. Rắn.
Câu 95: Ruột thừa ở người là cơ quan tương đồng với cơ quan nào sau đây ở động vật ăn cỏ?
A. Manh tràng. B. Dạ lá sách. C. Ruột non. D. Dạ múi khế.
Câu 96: Nếu tần số hoán vị giữa 2 gen là 22% thì khoảng cách tương đối giữa 2 gen này trên NST là
A. 22cM. B. 11cM. C. 44cM. D. 30cM.

Trang 1
Câu 97: Phương pháp nào sau đây cho phép tạo ra tế bào mang bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài?
A. Gây đột biến. B. Công nghệ chuyển gen.
C. Dung hợp tế bào trần. D. Nhân bản vô tính động vật.
Câu 98: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, lừa cái giao phối với ngựa đực sinh ra con la không có khả năng sinh
sản là ví dụ minh họa cơ chế cách li nào sau đây?
A. Cách li tập tính. B. Cách lí sau hợp tử. C. Cách li nơi ở. D. Cách li cơ học.
Câu 99: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh
học dựa vào
A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ cộng sinh. C. khống chế sinh học. D. cạnh tranh cùng loài.
Câu 100: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây gây ra biến động di truyền trong quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 101: Khi nói về NST ở sinh vật nhân chuẩn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Số lượng NST nhiều hay ít thường không phản ánh mức độ tiến hóa của loài.
B. NST được cấu tạo bởi hai thành phần chính là prôtêin histôn và ARN.
C. Trong các tế bào xôma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
D. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
Câu 102: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng nào sau đây?
A. Nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
B. Vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người.
C. Penicillium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
D. Vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm vacxin.
Câu 103: Khi nói về quá trình hình thành loải mới bằng con đường cách ly địa lý, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển.
B. Cách ly địa lý luôn dẫn đến cách ly sinh sản và hình thành nên loài mới.
C. Cách ly địa lý góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể
được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
D. Cách ly địa lý trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 104: Cho các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình?
A. Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
B. Bệnh phêninkêtô niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm
và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
C. Màu hoa Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla) thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: nếu pH < 7 thì
hoa có màu lam, nếu pH = 7 hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.
D. Loài gấu Bắc cực có bộ lông màu trắng, còn gấu nhiệt đới thì có lông màu vàng hoặc xám
Câu 105: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não là do:
A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao sễ làm vỡ mạch.
B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao sễ làm vỡ mạch.
C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao sễ làm vỡ mạch.
D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao sễ làm vỡ mạch.
Câu 106: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
B. Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và giảm khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
C. Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.

Trang 2
D. Vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau.
Câu 107: Một operon Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hóa lactôzơ vẫn tạo
ra sản phẩm. Theo lí thuyết, giả thuyết nào dưới đây giải thích cho hiện tượng trên là đúng?
A. Do vùng khởi động (P) của operon bị bất hoạt.
B. Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế,
C. Do vùng khởi động (P) bị đột biến nên không liên kết được với ARN polymeraza.
D. Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.
Câu 108: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào
sau đây sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngưng trệ khi cây bị thiếu nước.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng chính trong quang hợp.
D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
Câu 109: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được tìm thấy trong một hang động của dãy núi Flinders ở
Nam Úc.
B. Người và vượn người ngày nay đều có cùng 4 nhóm máu A, AB, B, O, có hêmoglobin giống nhau.
C. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bổ theo thứ tự tương tự nhau.
D. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều sinh ra từ tế bào sống trước
đó.
Câu 110: Ví dụ nào sau đây phản ánh mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho sinh vật sống trong cùng môi trường.
B. Trong một ruộng lúa, lúa và cỏ cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng.
C. Trong một vườn ươm bạch đàn, một số cây bị chết do thiếu ánh sáng.
D. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng lẻ.
Câu 111: Khi nói về quá trình tống hợp chuỗi polypeptit ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tiểu phần nhỏ của riboxom gắn với mARN ở đầu 3’ của mARN.
B. Khi ribôxôm hoàn chỉnh đến gắn với mARN thi axit amin mở đầu sẽ được dịch mã.
C. Riboxom di chuyển trên mARN theo chiều 3’ đến 5’.
D. Quá trình này diễn ra theo nguyên tắc bổ sung giữa anticôđon và côđon.
Câu 112: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp
liền kề.
B. Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt.
C. Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.
D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất do hoạt động hô hấp của sinh vật
Câu 113: Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển
tiếp.
B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.
C. Loài mới được hình thành khác khu vực địa lí với loài gốc.
D. Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp.

Trang 3
Câu 114: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể
trong quần thể sinh vật?
I. Khi quan hệ cạnh tranh có thể khiến các cá thể yếu bị đào thải khỏi quần thể.
II. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường
không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
III. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của quần thể.
IV. Quan hệ cạnh tranh trở nên gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 115: Khi phân tích đoạn mạch mã gốc của gen mã hóa cho cùng một loại prôtêin ở 4 loài sinh vật, người
ta thu được trình tự các nuclêôtit trên êxôn tương ứng như sau:
Loài A: 3’ ... – GTT – TAX – TGT – AAG – TTX – TGG – 5’
Loài B: 3’ ... – GTT – GAX – TGT – AAG – TTX – TGG – 5’
Loài C: 3’ ... – GTT – GAX – TGT – AAG – TTX – TAG – 5’
Loài D: 3’ ... – GTT – GAX – GGT – AAT – TTT – TGG – 5’
Biết hệ gen của 4 loài sinh vật này chỉ khác nhau ở đoạn trình tự trên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng về 4 loài này?
I. Loài A có quan hệ họ hàng gần nhất với loài B.
II. Loài D đã tiến hóa thành loài A do 1 đột biến điểm.
III. Có thể loài B đã tiến hóa thành loài C do đột biến thay thế cặp G – X thành cặp A – T.
IV. Trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng của các loài này giống nhau.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 116: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
II. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
III. Những quần thể củng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân
tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
IV. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với
nhau rồi con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
A. l. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 117: Trong một nghiên cứu gần đây về năm loài
chim chích chòe có cùng kích thước, hình dạng và
đều ăn côn trùng, người ta thấy rằng mỗi loại có một
vùng kiếm ăn nhất định trên cây thông như minh
họa ở hình bên. Biết rằng, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng của các loài côn trùng phân bố
trên cây thông. Trong các phát biểu dưới đây, có bao
nhiêu phát biểu đúng khi nói về sự phân chia vùng
kiếm ăn của loài chim chích chòe được được nghiên
cứu?
I. Tổng khối lượng của côn trùng được tìm thấy ở vùng kiếm ăn của mỗi loài chim chích chòe là như nhau.
II. Loài 1 và loài 2 có thể có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
III. Sự phân bố ngẫu nhiên của các loài chim giúp chúng có thể khai thác tận dụng tài nguyên ở môi trường
sống.

Trang 4
IV. Có thể nhiệt độ cao đã làm giảm khả năng sinh sản của các loài côn trùng nên loài chích chòe 1 sống
chung với chích chòe 2, dẫn tới ổ sinh thái của 2 loài này trùng nhau hoàn toàn.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 118: Armadillos là động vật có vú cỡ trung bình được bảo vệ bởi lớp vỏ xương cứng cáp và ăn côn trùng,
bao gồm cả dạng trưởng thành và ấu trùng của kiến và mối. Chúng đào bằng móng vuốt để xé nát các tổ kiến
và mối và bắt chúng bằng lưỡi dính. Hóa thạch của một loài Armadillos khổng lồ đã tuyệt chủng được tìm thấy
tương tự như một loài Armadillos nhỏ hơn đang sống trong cùng khu vực mà nó được phát hiện. Trong các
phát biểu nào sau đây đúng?
I. Có thể một số điều kiện môi trường vẫn tương tự trong khi các điều kiện khác thay đổi giữa quá khứ và
hiện tại đã làm nên sự khác biệt về trọng lượng cơ thể giữa 2
loài trên.
II. Các đặc điểm giống nhau của cả 2 loài có thể do sự tác
động của nhân tố CLTN trong quá trình tiến hóa.
III. Giả sử gen A quy định kích thước cơ thể của loài
Armadillos thì sự khác biệt về kích thước của cả 2 loài có thể
do kết quả về đột biến từ A sang a.
IV. Sự tuyệt chủng của loài Armadillos lớn là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 119: Khi nghiên cứu về hoạt động của Operon Lac ở 3 chủng vi khuẩn E. coli, người ta thu được bảng
kết quả như sau:
Chủng 1 Chủng 2 Chủng 3
Có Không có Có Không có Có Không có
Điều kiện nuôi cấy
lactose lactose lactose lactose lactose lactose
Protein ức chế + + + + - -
mRNA của các gen
+ - + + + +
cấu trúc
(+: sản phẩm được tạo ra, - : sản phẩm không được tạo ra hoặc tạo ra không đáng kể)
Trong số các phát biểu được cho dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Có 2 chủng bị lãng phí vật chất và năng lượng bởi phiên mã không kiểm soát.
II. Chủng 1 có Operon Lac hoạt động một cách bình thường.
III. Có thể vùng P của gen R ở chủng 3 đã bị mất hoạt tính.
IV. Chủng 2 có thể bị đột biến trong các gen Z, Y, A khiến chúng tăng phiên mã.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 120: Trong một sự cố vào mùa xuân năm 2003, một lượng lớn
phân bón đổ xuống một hồ nhỏ ở Thụy Sĩ. Hình dưới cho thấy độ
phong phú (số lượng cá thể) của 4 loài động vật nổi (phù du) trong
tháng 8 của một số năm trước và sau khi xảy ra sự cố. Thời điểm xảy
ra sự cố được đánh dấu bằng mũi tên.
I. Loài C phản ứng lại sự cố bằng cách giảm nhanh chóng mật độ
quần thể.
II. Phân bón có lẽ là chất độc đối với loài A.
III. Loài D là sinh vật chỉ thị tốt hơn so với các loài B hoặc C.
IV. Mật độ loài tương đối trong quần xã được tái thiết lập trong vòng 10 năm sau sự cố.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4

Trang 5
81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100
A D B A A D C C C B B D A B A A C B C C
101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120
B B C A B A B A A B D A B A C A D D D B

Câu 115: C
I. Đúng vì loài A và B chỉ khác nhau một trình tự axit amin.
II. Sai vì loài A và B khác nhau ở 2 vị trí.
III. Đúng.
IV. Sai vì trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng của các loài này khác nhau.
Câu 116: A
I. Sai vì thường biến không di truyền được, nên không là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
II. Sai vì ngay cả khi môi trường không đổi, quần thể vẫn chịu tác động của CLTN.
III. Sai vì không có tác động của nhân tố tiến hóa thì không dẫn đến sự hình thành loài mới.
IV. Đúng.
Câu 117: D
I. Sai vì mỗi loài chim có một khu vực kiếm ăn riêng nên số lượng côn trùng được tìm thấy ở vùng kiếm ăn
của mỗi loài chim chích chòe là khác nhau.
II. Sai vì loài 1 và loài 2 có ổ sinh thái trùng nhau 1 phần.
III. Đúng vì phân bố ngẫu nhiên giúp các loài chim giúp chúng có thể khai thác tận dụng tài nguyên ở môi
trường sống.
IV. Đúng vì nhiệt độ cao đã ức chế đến sự sinh trưởng của côn trùng ở chồi và lá non trên đỉnh cây thông nên
loài chích chòe 1 đã di chuyển đến sống chung với loài chích chòe 2, dẫn tới ổ sinh thái của 2 loài này trùng
nhau hoàn toàn.
Câu 118: D
I. Đúng vì điều kiện môi trường sống vẫn tương tự trong khi các điều kiện khác thay đổi giữa quá khứ và hiện
tại đã làm nên sự khác biệt về trọng lượng cơ thể giữa 2 loài trên.
II. Sai vì các đặc điểm giống nhau của cả 2 loài có thể do sự tác động của nhân tố CLTN trong quá trình tiến
hóa.
III. Đúng.
IV. Sai vì sự tuyệt chủng của loài Armadillos lớn là do tác động của nhiều yếu tố khác như : điều kiện sống, khí
hậu, nguồn thức ăn,….
Câu 119: D
I. Đúng vì chủng 2 và 3 bị lãng phí vật chất và năng lượng bởi phiên mã không kiểm soát.
II. Đúng.
III. Đúng vì trong môi trường có lactose hay không có lactose thì đều phiên mã được.
IV. Sai.
Câu 120: B
I. Sai vì khi sự cố xảy ra, loài C vẫn có mật độ biến thiên xung quanh một mức cân bằng như khi chưa có sự
cố.
II. Sai vì khi có sự cố, mật độ loài A không giảm ngay lập tức mà sau một vài năm, mật độ mới giảm xuống
nên phân bón không hẳn là chất độc và nguyên nhân chính mà do một số nguyên nhân khác.

Trang 6
III. Đúng vì loài chỉ thị là một thuật ngũ chỉ về bất kì loài sinh học nào mà sự hiện diện của chúng tại một khu
vực, một thời điểm có thể chỉ ra tính trạng sinh thái và điều kiện môi trường nơi chúng tồn tại. Ở trường hợp
này sinh vật chỉ thị là sinh vật mà dựa vào mật độ của nó người ta có thể xác định được chất nào đó có trong
môi trường.
Trước khi có sự cố : biến thiên mật độ loài D ổn định (biến động quanh mức cân bằng) hơn so với loài C, còn
so với loài B thì không đáng kể.
Sau khi có sự cố: loài D có mật độ tăng lên nhanh chóng, còn loài B thay đổi không đáng kể, khó nhận biết,
loài C có mật độ tăng giảm như trước khi có sự cố.
Từ những lí do trên thì loài D là sinh vật chỉ thị tốt hơn so với các loài B hoặc loài C.
IV. Sai vì mật độ tương đối không có sự tái thiết lập trong 10 năm sau sự cố vì loài A giảm số lượng.

Trang 7

You might also like