tị nạn HK

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Từ khoảng những năm thập niên 80s, ở các tỉnh ven biển phía bắc đặc biệt là

Hải Phòng và Quảng Ninh, bà con bắt đầu rỉ tai nhau vượt biên sang Hồng
Kông. Phần lớn lí do là vì kinh tế VN khi ấy quá nghèo đói, toàn dân đều theo
chế độ bao cấp, ăn không đủ ăn, mặc không đủ mặc. Trong khi những người
ngồi trại tị nạn Hồng Kông trên 21 tuổi bất kể nam nữ được phát 3 điếu
thuốc/ngày, sáng có bánh mì, sữa tươi, ăn ngày 3 bữa, được phát cả cam tráng
miệng, mùng mền quần áo được phát miễn phí, có tivi cho xem phim bộ Hồng
Kông hàng ngày… Vượt biên như dần trở thành cái mốt ở Hải Phòng, nhà nhà
rỉ tai nhau, người người bàn tán, chỉ xoay quanh mấy chuyện: Anh/chị có “đi”
không? Hay chừng nào thì anh/chị đi? Cứ thế, mục đích của người tị nạn ban
đầu là tị nạn chính trị, tới khoảng giữa thập niên 80 dần chuyển sang tị nạn về
kinh tế.

Gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Sống tại ven vùng biển Đồ Sơn-Hải Phòng,
quanh năm kiếm sống bằng nghề đánh cá, gia đình lại đông con nên cuộc sống
vô cùng vất vả. Khi nghe hàng xóm láng giềng truyền tai nhau tin tức về một
cuộc sống tốt đẹp hơn ở bên Hồng Kông, bác cả tôi đã cùng bác gái và hơn 70
người trong xóm tôi căng buồm ra khơi để vượt biên sang Hồng Kông. Sau một
tháng lênh đênh trên biển, cuối cùng đoàn thuyền của bác tôi cũng cập bến
Hồng Kông. Khi vào đất liền, cảnh sát Hồng Kông đưa tất cả những người tị
nạn trên thuyền vào trại tị nạn dành riêng cho người Việt. Tưởng rằng trên đất
khách quê người, đồng bào Việt Nam phải tương sinh hỗ trợ lẫn nhau nhưng
một thời gian sau người miền Bắc và người miền Nam bắt đầu xảy ra xung
đột, chia bè chia phái.

Những xung đột đầu tiên giữa dân hai miền Nam – Bắc là về đồ ăn thức uống
hàng ngày, sau dần là xung đột về ý thức hệ, một bộ phận dân Nam bỏ xứ sẵn
sàng quay lưng lại với chính quyền Cộng Sản thì ngược lại dân Bắc tuy cũng
vượt biên nhưng vẫn tôn kính lãnh tụ và bảo vệ chế độ. Chính quyền Hồng
Kông vì sợ người hai miền xảy ra xích mích nghiêm trọng nên đã tách người
miền Bắc và miền Nam ra thành hai khu riêng biệt. Thế nhưng biện pháp này
dường như không có hiệu quả bởi vào đêm 30 tết, một cuộc chiến đẫm máu
đã xảy ra.

Ngày 3/2/1992, trùng thời điểm giao thừa âm lịch, lúc 11 giờ tối. Trại
Thạch Cương (Shek Kong) đã xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu giữa hai phe
miền Nam và miền Bắc. Miền Nam đột kích miền Bắc ngay trong đêm đó
với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt vũ khí như: giáo, mác, dao, kiếm, lựu đạn tự
chế,…. Giáo mác là ống típ, thanh giường vát nhọn một đầu, dao kiếm là thanh
sắt đập dập mài bén, phi đao là cọc nhọn cắm lều, trong khi chị em phụ nữ đập
bể các nắp ống cống bằng gang để làm lựu đạn ném sang bên kia trợ chiến. Còn
bên miền Bắc đã không hề lường trước được vụ việc này sẽ xảy ra nên khi bị
đột kích đã vô cùng bàng hoàng, chỉ biết kháng cự lại bằng những vật dụng
sinh hoạt bình thường ít khả năng gây sát thương. Bên miền nam đã đốt hết cửa
ra vào nên khi đó gia đình bác tôi phải thoát ra ngoài bằng đường cửa sổ và sau
đó tìm nơi an toàn để trú ẩn. Nhưng ông tôi thì kém may mắn hơn, ông đã bị
người ta lấy đá đập vào đầu dẫn đến vỡ sọ. Trận chiến diễn ra từ 11 giờ tối đến
6 giờ sáng mùng 1 tết. Cuộc chiến đáng sợ khủng khiếp đến nỗi cảnh sát Hồng
Kông không dám can thiệp vào ngay trong đêm mà phải đợi đến khi cuộc chiến
kết thúc mới điều quân vào hiện trường. Hậu quả của cuộc chiến vô cùng
khủng khiếp: cả khu trại đã bị thiêu rụi, 130 người bị thương, 24 người
thiệt mạng. Gia đình bác tôi được chuyển sang trại khác còn ông tôi đưa đến
bệnh viện để điều trị. May mắn thay ca ghép sọ đã thành công mỹ mãn, sau
một thời gian dài chữa trị ông dần bình phục trở lại nhưng vẫn còn di chứng về
sau.

Tính mạng con người là cái giá đắt phải trả cho sự xung đột bằng bạo lực mà
nguyên nhân của nó là sự phân biệt vùng miền giữa Bắc và Nam. Từ những
hành động mỉa mai, châm chọc phân biệt về từng vùng miền, với lòng tự tôn
quê hương vốn có của mỗi người, nhiều cuộc tranh cãi, mâu thuẫn gay gắt từ
đó xảy ra. Tại nơi đất khách quê người ấy, những người dân đất Việt không
những không đùm bọc lẫn nhau thì hà cớ gì lại tự hại dân mình ở lại mãi mãi
tại một nơi xa lạ? Nếu như không phân biệt vùng miền thì chắc chắn cuộc chiến
đẫm máu đó sẽ không xảy ra và người Việt tị nạn tại Hồng Kông sẽ không bị
phân tán khắp nơi để rồi phải bị quản thúc trong một nơi gọi là “trại cấm”. Thế
nhưng hiện tượng phân biệt vùng miền vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay, thậm
chí nó còn trở thành một trào lưu trên mạng xã hội khi mà các từ “parky”,
“namky” liên tục được giới trẻ sử dụng để miệt thị người miền Bắc và Nam.
Họ nói lái, công kích nhau bằng những ngôn từ miệt thị - hiện tượng phi văn
hóa này không dừng lại ở ý kiến cá nhân mà đang nhân rộng trên nhiều nền
tảng. Những suy nghĩ này hoàn toàn đi ngược lại với bao công sức gây dựng
đất nước của ông cha ta vì một đất nước thống nhất, hòa bình, độc lập. Cùng
sinh ra trên một đất nước nhưng mỗi địa phương sẽ có những nét đẹp, phong
tục, lối sống riêng, chúng ta nên tôn trọng và đồng cảm với những sự khác biệt
văn hóa ấy cũng như phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ sự hòa bình, độc lập của
dân tộc, đẩy lùi những thông tin, ý nghĩ độc hại gây chia rẽ dân tộc.

You might also like