Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÌM KIẾM SEO ĐỐI VỚI


NGÀNH HÀNG THỜI TRANG TRÊN SÀN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Phạm Văn Tuấn

Sinh viên thực hiện : Phạm Thế Cường

Ngô Quốc Huy

Nguyễn Thị Hà

Lớp : K30TMĐT

Ngành : Thương mại điện tử

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2023

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI8

KHOA KINH TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÌM KIẾM SEO ĐỐI VỚI


NGÀNH HÀNG THỜI TRANG TRÊN SÀN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE

Xác nhận của khoa Xác nhận của GVHD Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

2
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2023

3
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................5


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..........................................................................6
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ............................................................7
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................9
1.1 Cơ sở lý luận về SEO............................................................................9
1.2 Cơ sở thực tiễn....................................................................................10
1.3 Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................11
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................12
3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................12
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................12
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ SEO TRONG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ..................................................................................................13
1. Đặt vấn đề.............................................................................................13
1.1 Bối cảnh ngành thương mại điện tử hiện nay.............................13
1.2 Giải thích khái niệm......................................................................14
1.3 Tổng quan sàn thương mại điện tử Shopee......................................16
1.4 Tác động SEO TMĐT về ngành thời trang và sử dụng công cụ tìm
kiếm đối với ngành thời trang.................................................................17
1.5 Nghiên cứu về tối ưu hóa SEO trên sàn TMĐT Shopee.................18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG CỤ TÌM KIẾM SEO ĐỐI VỚI
NGÀNH HÀNG THỜI TRANG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
SHOPEE............................................................................................................19
2.1 Thực trạng về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam......................19
2.1.1 Tổng quan về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam................19
2.1.2 Liên hệ đến Shopee..........................................................................22
2.2. Đối thủ cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử.........................25
2.3. Tình hình sử dụng công cụ SEO hiện nay...........................................28

4
2.4. Mục đích sử dụng công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên sàn
thương mại điện tử Shopee..........................................................................31
2.4.1. Các khó khăn trong việc sử dụng công cụ SEO cho ngành
hàng thời trang trên sàn thương mại điện tử shopee............................34
2.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................36
2.6. Kết quả khảo sát................................................................................39
2.6.1. Thống kê mô tả các mẫu nghiên cứu..........................................39
2.6.2. Đối tượng khảo sát.......................................................................40
2.6.3. Phân tích dữ liệu nghiên cứu......................................................41
2.6.4. Phân tích độ tin cậy.....................................................................41
Reliability Statistics.......................................................................................41
Item-Total Statistics......................................................................................42
2.6.5. Phân tích nhân tố........................................................................43
2.6.6. Phân tích hồi quy.........................................................................45
Model Summaryb............................................................................................45
2.7. Đánh giá kết quả nghiên cứu............................................................47
Chương III: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP........................................................48
3.1 Các giải pháp tối ưu hóa công cụ SEO cho ngành hàng thời trang
trên sàn thương mại điện tử shopee............................................................48
3.1.1 Nghiên cứu từ khóa:........................................................................48
3.1.2 TỐI ƯU HÓA TRANG THÔNG TIN SẢN PHẨM.....................54
3.1.3 VẬN HÀNH SHOP TỐT (điểm đánh giá tốt, lượt bán cao, khách
hàng nhận xét tích cực)............................................................................55
3.1.4 Quảng cáo.........................................................................................56
3.1.5 Các yếu tố khác khi khách hàng sử dụng bộ lọc tìm kiếm...........56
KẾT LUẬN........................................................................................................56
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG..............................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................62

5
Hà Nội, 2023

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Phạm Văn Tuấn
người thầy đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ nhóm nghiên cứu rèn
luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu Khoa
học lần này.
Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn thầy cô Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế cùng tập thể
giảng viên, sinh viên của Khoa đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, hướng
dẫn, giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực trạng
và góp ý xây dựng biện pháp để hoàn thiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia
đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ để nhóm nghiên cứu có điều
kiện thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu khoa học không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự chia sẻ và
đóng góp ý kiến của các thầy cô để nhóm nghiên cứu có thêm kiến thức và hoàn
thiện đề tài một cách tốt nhất.

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2022


Nhóm nghiên cứu

6
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2. 1: Đối thủ cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử.........................29

Bảng 2.5.1: Thang đo tối ưu hóa SEO của ngành thời trang trên sàn TMĐT
Shopee.................................................................................................................40

Bảng 2.6. 1: Thống kê giá trị thang đo các biến phụ thuộc................................42
Bảng 2.6. 2: Kiểm định sự phù hợp đối với nhân tố phụ thuộc..........................44
Bảng 2.6. 3: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
............................................................................................................................45
Bảng 2.6. 4: Hệ số hồi quy.................................................................................47

7
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1. 1: Cơ chế hoạt động của SEO................................................................12

Hình 1.1. 1: Biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng của một số lĩnh vực ngành TMĐT........16

Hình 2.1. 1: Bảng kháo sát về nhu cầu mua sắm trên sàn TMĐT......................22
Hình 2.1. 2: Mô tả tổng quan về thương mại điện tử tại Việt Nam....................23
Hình 2.1. 3: Bảng đồ về mức chi tiêu của người tiêu dùng cho sàn TMĐT.......23
Hình 2.1. 4: Hình 2.1.4: Thị phần 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam
............................................................................................................................24
Hình 2.1. 5: Bảng xếp hạng của Shopee về chỉ số truy cập vào Quý 2/ 2021....25
Hình 2.1. 6: Khảo sát về mức độ sử dụng của các sàn TMĐT...........................26

Hình 2.3. 1: Số liệu SEO thu thập qua máy tính để bàn ở tháng 1/2023 (theo
Statista)...............................................................................................................30
Hình 2.3. 2: Chỉ số doanh thu về thương mại điện tử trên toàn thế giới từ 2014 -
2025....................................................................................................................31

Hình 2.4. 1: Bảng khảo sát về người mua hàng về SEO nhờ tối ưu hóa............33
Hình 2.4. 2: Khảo sát về tối ưu hóa tiêu đề sản phẩm ảnh hưởng đến ngành thời
trang....................................................................................................................34
Hình 2.4. 3: Khảo sát về mức độ hiệu quả khi nào nổi bật sản phẩm................34
Hình 2.4. 4: Tác động việc sử dụng công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên
sàn thương mại điện tử shopee tới hiệu quả bán hàng........................................35
Hình 2.4. 5: Hình ảnh minh hóa cho tính cạnh tranh trên các sàn TMĐT.........36
Hình 2.4. 6: Những gì trước và sau khi thay đổi từ thuật toán Shopee hiện nay37
Hình 2.4. 7: Mức giá thầu cho các hình thức quảng cáo trên Shopee................38

Hình 2.5. 1: Mô hình nghiên cứu tối ưu hóa SEO..............................................38

Hình 2.6. 1: Mô hình phân tích mức chi tiêu vào sàn TMĐT............................42
Hình 2.6. 2: Mô hình bảng khảo sát về đối tượng..............................................42
8
Hình 3.1.1. 1: Tìm ý tưởng từ khóa từ Shopee...................................................51
Hình 3.1.1. 2: Từ khóa phổ biến theo ngành hàng của Shopee..........................51
Hình 3.1.1. 3: Gợi ý được hiển thị khi nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm của
Google.................................................................................................................52
Hình 3.1.1. 4: Gợi ý được hiển thị ở cuối trang kết quả tìm kiếm......................52
Hình 3.1.1. 5: Google xu hướng.........................................................................53
Hình 3.1.1. 6: nghiên cứu từ khóa từ công cụ Quảng cáo của Shopee...............54
Hình 3.1.1. 7: Thống kê dựa trên chỉ số Lượt tìm kiếm, Xu hướng và Độ cạnh
tranh của công cụ keywordtool.io.......................................................................55
Hình 3.1.1. 8: Thống kê dựa trên chỉ số Lượt tìm kiếm, Xu hướng và Độ cạnh
tranh của công cụ SEMrush................................................................................56

9
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận về SEO

Thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung như một mảnh đất
màu mỡ đang được khai phá. Nguồn lợi từ thương mại điện tử đem đến là vô cùng lớn.
Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều website kinh doanh sản phẩm, dịch vụ được mở ra. Từ
những cá nhân nhỏ lẻ đến các công ty. Họ chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối internet và
một website để trưng bày sản phẩm cùng thông tin liện hệ là hoàn toàn có thể tham gia kinh
doanh trên mạng.Trong bối cảnh có rất nhiều nguồn cung thì làm thế nào để gian hàng của
bạn có thể nổi bật giữa bạt ngàn các giang hàng khác? Làm sao để những người có nhu cầu
tìm đến với bạn? Nếu là ở một trung tâm mua sắm thì đó sẽ là chỗ gần cổng vào, diện tích
rộng, trang trí bắt mắt...Nhưng còn trên Internet nó sẽ làmột chỗ thế nào? Trên internet đó
chính là những vị trí đầu tiên trên các công cụ tìm kiếm đối với một từ khóa nào đó về sản
phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng tìm kiếm. Để đạt được vị trí tốt trên các công cụ tìm
kiếm chúng ta sẽ có hai cách: Thứ nhất là quảng cáo mất tiền và cách thứ hai chính là "Tối
ưu hóa công cụ tìm kiếm" hay còn gọi là SEO, viết tắt của cụm từ " Search Engine
Optimization".

SEO không phải là một khái niệm mới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về SEO và áp
dụng chúng một cách đúng đắn. Nhất là hiện nay SEO đang ngày càng được doanh nghiệp
đánh giá cao trong hoạt động marketing online của các doanh nghiệp, tổ chức. Mục tiêu của
SEO hướng tới việc nâng cao thứ hạng trong danh sách tìm kiếm miễn phí theo một số từ
khóa nhằm tăng cường khách hàng truy cập và ghé thăm đến trang. SEO được coi là kỹ
thuật, bí quyết đối với nhà quản trị website và đặc biệt là người quản lý shop trên sàn
TMĐT Shopee.

10
Hình 1. 1: Cơ chế hoạt động của SEO

SEO điều khiển robot để thu thập thông tin trên mạng thông qua siêu liên kết (hyperlink).
Khi robot này phát hiện ra một site mới, nó gửi tài liệu (Web page) về cho server chính để
tạo cơ sở dữ liệu chỉ phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin. Bởi vì thông tin trên mạng
luôn thay đổi nên robot cũng phải liên tục thay đổi. Mật độ này sẽ tùy thuộc vào từng hệ
thống Search Engine.

Khi mà Search Engine nhận câu truy vấn từ người dùng, tiến hành phân tích và tìm trong cơ
sở dữ liệu chỉ mục và trả về những giữ liệu thỏa mãn yêu cầu. Một kết quả được xác định
và so sánh nếu 1 từ hoặc 1 cụm từ được tìm thấy trên trang và được định nghĩa xác thực bởi
người dùng.

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong bối cảnh thời đại công nghệ hiện nay, việc các trang web hay các sàn thương mại
điện tử đang bùng nổ đang là cơ hội cho mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc tối ưu hóa
công cụ tìm kiếm (SEO) là cách để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp
cận với khách hàng, cũng như giúp các doanh nghiệp hiểu được nhu cầu khách hàng đang
thực sự mong muốn điều gì. Tuy nhiên chỉ một số ít doanh nghiệp có thể đáp ứng được điều
này. Việc trên nền tảng trực tuyến đang dần phát triển vì vậy việc đáp ứng SEO sẽ đem đến
rất nhiều mặt lợi vừa tăng lượt truy cập, tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút
thật nhiều khách hàng tiềm năng nhưng cũng còn hạn chế vì cần có thời gian, kết quả không

11
thể được đảm bảo và tạo ra các hình phạt nếu làm sai… Đây là tiền đề tạo ta nhiều hệ lụy,
cản trở việc tiếp cận đến khách hàng, tăng khả năng bán hàng và doanh thu của doanh
nghiệp.

Hiện nay, kinh doanh online là cách để thúc đẩy được nền kinh tế, việc nghiên cứu về tối
ưu hóa SEO không chỉ sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong khâu vận hành, mà từ
đây tạo cơ sở quan trọng để hỗ trợ những nghiên cứu tìm hiểu rộng hơn về vị trí, vai trò của
công cụ tìm kiếm đến các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.

1.3 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã và đang sử dụng bán hàng trên các sàn TMĐT và
chú trọng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing. Trong năm 2021, số lượng
người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng
chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam hiện đang
chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với
tỷ lệ 16% và ngang bằng với Philippines. Báo cáo cho thấy người Việt Nam yêu thích việc
mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số.

Theo đó, Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam khi chiếm đến
gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 33,5 nghìn tỷ. Shopee là một thị
trường tiềm năng và mang lại nguồn doanh thu rộng lớn cho nhiều nhà bán lẻ hiện nay. Với
những nhà bán hàng lần đầu tiên trên Shopee, hẳn ai cũng đặt ra mục tiêu tăng nhanh lượng
truy cập gian hàng/ sản phẩm đề từ đó tăng chuyển đổi đơn hàng.

Qua hai số liệu trên thấy được khi chúng ta tối ưu hóa SEO trong doanh nghiệp sẽ thu hút
lượt lớn khách hàng mục tiêu có quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty,
nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp.

Xuất phát từ những lí do trên cùng với sự đam mê nghiên cứu của sinh viên Khoa Kinh Tế
Trường Đại học Mở Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài “Tối ưu hóa
công cụ tìm kiếm SEO đối với ngành hàng thời trang trên sàn thương mại điện tử shopee”

12
làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2022 của Khoa Kinh Tế - Đại học Mở Hà
Nội.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan về Tối ưu hóa công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên sàn
thương mại điện tử shopee để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng công cụ tối ưu hóa SEO cho ngành hàng thời trang trên sàn thương mại điện tử
shopee.

Mô tả thực trạng tối ưu hóa công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên sàn thương mại
điện tử shopee hiện nay. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, ưu nhược điểm của công cụ SEO
cho ngành hàng thời trang trên sàn thương mại điện tử shopee hiện nay. Đưa ra kiến nghị
hoặc đề xuất, giúp phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
của việc sử dụng công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên sàn thương mại điện tử
shopee hiện nay. Trong đó thực hiện khảo sát và nghiên cứu tại Trường Đại học Mở Hà
Nội.

3. Đối tượng nghiên cứu


- Các nhà bán hàng lĩnh vực thời trang trên sàn thương mại điện tử

- Các khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm

4. Phạm vi nghiên cứu

Nhà bán hàng và khách hàng trên sàn thương mại điện tử shopee

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra theo mẫu điền google form kết hợp phỏng vấn các sinh viên

- Phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu để phân tích, đánh giá
13
- Sử dụng phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS

- Sử dụng ứng dụng Microsoft excel để báo cáo

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ SEO TRONG


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Đặt vấn đề

Trong thời đại thương mại điện tử đang bùng nổ hiện nay, nhu cầu tìm kiếm những mặt
hàng theo nhu cầu của khách hàng là vô cùng cần thiết. Việc SEO xuất hiện là một điều tất
yếu, vừa giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm mặt hàng họ muốn. Doanh nghiệp có được
thông tin lượt truy cập từ đó nắm bắt được và đáp ứng nhu cầu mà khách hàng cần.

Mục đích của tìm kiếm thuở sơ khai chỉ là để đem lại thông tin theo đúng yêu cầu mà họ
cần, lâu dần khi đem nó vào Internet đã dần được tối ưu hóa, thành một khối thông tin dữ
liệu nhằm cho người làm doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được, tối ưu hiển thị cũng như
insight của khách hàng.

Với công dụng như vậy quả thực việc tiếp cận thông tin khách hàng đang trở nên thật dễ
dàng, tuy nhiên để làm được điều đó cần mất rất nhiều chi phí, khâu đấu thầu hiển thị cũng
như cách truyền đạt qua từng sản phẩm phải hợp lí,…Vậy nên việc tối ưu hóa SEO đúng
cách, hiểu cách vận hành sẽ là một bước tiến to lớn giúp cho doanh nghiệp phát triển

1.1 Bối cảnh ngành thương mại điện tử hiện nay

Năm 2021 đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực trong kinh tế. Trong
khi tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 2,6% so với năm trước thi ngành bán buôn, bán
lẻ giảm 0,2%. Trong những khó khăn chung đó, lĩnh vực về thương mại điện tử tiếp tục duy
trì được đà phát triển nhanh và ổn định. Ước tính năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng
trưởng 20% và đạt quy mô 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều so với năm 2022 nhờ
kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng của làn sóng thứ hai,

14
Hình 1.1. 1: Biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng của một số lĩnh vực ngành TMĐT

1.2 Giải thích khái niệm

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một
quy trình nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm giúp người dùng có thể
tìm thấy trang web dễ dàng hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.

Công cụ tìm kiếm là một phần mền nhằm cho phép người dùng tìm kiếm và đọc các thông
tin có trong nội dung phần mềm đó, trên một trang web, một tên miền, nhiều tên miền khác
nhau, hay trên toàn bộ Internet.

Tối ưu (Optimization) là quá trình tìm kiếm giải pháp tốt nhất hoặc giải pháp tối ưu nhất
trong một tập hợp các giải pháp khả dĩ, dựa trên một hoặc nhiều tiêu chí được định nghĩa
trước. Tối ưu hóa được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, khoa
học, công nghệ, thiết kế và sản xuất, và nó có thể giúp tăng hiệu quả và giảm chi phí.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search engine optimization - SEO) là quá trình tối ưu hóa
một trang web hoặc nội dung trên trang web để đạt được sự xuất hiện cao hơn trên các trang

15
kết quả tìm kiếm tự nhiên của các công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google, Bing, Yahoo
và nhiều công cụ tìm kiếm khác. Mục đích của SEO là tăng khả năng tìm thấy trang web
của bạn thông qua các từ khóa hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào các công cụ tìm kiếm.

Từ khóa dài là những từ khóa được tạo bởi 3 từ đơn trở lên, mô tả ý định tìm kiếm của
người dùng một cách cụ thể và rõ ràng hơn so với từ khóa ngắn, là các truy vấn tìm kiếm
tập trung cao có xu hướng chuyển đổi rất tốt. Thêm vào đó, sử dụng các từ khóa dài giúp
thứ hạng của trang web ở vị trí cao hơn so với từ khóa ngắn.

Chuyển đổi (Conversion) là sự chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng đồng
ý sử dụng sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Chuyển đổi có thể được thực hiện qua nhiều
phương thức khác nhau như: Đăng kí nhận phiếu giảm giá, nhận ebooks,…

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate) là tỷ lệ giữa số lượng người truy cập trang web hoặc
thực hiện một hành động nhất định và số lượng người thực sự hoàn thành một hành động
mong muốn trên trang web đó. Hành động mong muốn có thể là mua hàng, đăng ký, tải
xuống hoặc bất kỳ hành động nào khác mà trang web muốn khách hàng thực hiện.

Tỷ lệ nhấp chuột (Click-through rate - CTR) là tỷ lệ giữa số lần người dùng nhấp chuột
vào một liên kết hoặc một quảng cáo trên trang web và số lượt hiển thị của liên kết hoặc
quảng cáo đó. CTR được tính bằng cách chia số lần nhấp chuột cho số lượt hiển thị và sau
đó nhân với 100 để tính ra tỷ lệ phần trăm.

Từ khóa là một thuật ngữ trong SEO có nghĩa là từ khóa tìm kiếm, dùng để mô tả tất cả các
từ, cụm từ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm một nội dung nào đó trên công cụ tìm kiếm.

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ
chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự;
chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Bán hàng là quá trình tác động một cách chủ động để sản phẩm đến nơi tiêu dùng, đem lại
niềm tin cho khách hàng, đem sản phẩm đến khách hàng làm khách hàng vừa lòng, giúp

16
khách hàng nhận biết và sử dụng sản phẩm và đem lại lợi ích cho công ty để hai bên cùng
thắng (win-win).

Nhà bán hàng là người hoặc tổ chức kinh doanh bán hàng hoặc dịch vụ cho khách hàng.
Nhà bán hàng có thể là cá nhân, doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị, trang web thương mại
điện tử hoặc bất kỳ nơi nào có thể thực hiện các giao dịch mua bán.

Bán hàng online là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên không gian mạng
Internet. Nếu bán hàng truyền thống người bán cần có cửa hàng vật lý thì bán hàng online
lại không cần phải có một cửa hàng hiện hữu. Nhà bán hàng cũng không cần quản lý quá
nhiều nhân sự để vận hành cửa hàng online. Họ sẽ thực hiện mọi thao tác kinh doanh bằng
máy tính hoặc các thiết bị di động thông minh.

1.3 Tổng quan sàn thương mại điện tử Shopee

-Shopee là trang thương mại điện tử mua sắm, nó được lập ra bởi tập đoàn SEA của Forrest
Li ở Singapore vào năm 2015. Nó chính là một cái chợ Online, là trung gian kết nối giữa
người mua và người bán, giúp hoạt động kinh doanh online trở nên dễ dàng hơn. Ở đó
người bán đăng tải các thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà không cần người tư vấn hay
vận chuyển, đồng thời người mua cũng tiếp cận được các thông tin ấy một cách trực quan
mà không cần đến cửa hàng. Shopee hiện nay đã có mặt tại 7 quốc gia ở khu vực châu Á đó
là: Singapore, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Philippines và đặc biệt ngày 8/8/2016,
Shopee đã chính thức ra mắt tại Việt Nam.

-Shopee logo lấy ý tưởng từ biểu tượng chiếc túi xách đơn giản nhưng lại tổng quan nhất về
thương hiệu này. Chiếc túi được thiết kế khá đơn giản màu trắng nổi bật trên nền cam rực
rỡ tạo một sự hài hòa. Hình tượng chiếc túi trong Shopee logo khiến người nhìn liên tưởng
dễ dàng đến việc mua sắm, kích thích mua sắm. Bản thân tên thương hiệu có chữ “shop”
trong tiếng Anh cũng có nghĩa là “mua sắm”. Khi phiên âm tên thương hiệu là Shop-pi
nghe vừa thân thiện lại vừa vui tai. Có vẻ như Shopee logo nhất quán từ tên thương hiệu
đến biểu tượng chiếc túi đều khiến người ta nghĩ đến mua sắm.

-Shopee tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho
thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua
17
việc cung cấp một nền tảng thương mại điện tử. Đối với người dùng trên toàn khu vực,
Shopee mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến tích hợp với vô số sản phẩm đa dạng
chủng loại, cộng đồng người dùng năng động và chuỗi dịch vụ liền mạch.

-Trên các sàn thương mại điện từ Shopee có rất nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau với
mẫu mã đa dạng: quần áo, đồ chơi, đồ gia dụng, thiết bị điện tử,… Kể từ khi ra mắt doanh
thu của Shopee tăng trưởng theo cấp số nhân và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Shopee
hiện có hơn 160 triệu người dùng đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán, bao gồm
hơn 7.000 thương hiệu (Brand) và nhà phân phối hàng đầu.

1.4 Tác động SEO TMĐT về ngành thời trang và sử dụng công cụ tìm
kiếm đối với ngành thời trang.

1.4.1 Ưu điểm

-Xếp hạng cao trên trang tìm kiếm của Shopee: Khi áp dụng kỹ thuật SEO cho cửa hàng
trên Shopee, sản phẩm và trang web của bạn sẽ có khả năng xuất hiện cao hơn trong kết quả
tìm kiếm của Shopee. Điều này sẽ giúp khách hàng tìm thấy cửa hàng của bạn dễ dàng hơn,
từ đó tăng khả năng khách hàng truy cập và mua hàng.

-Tăng lượng khách hàng truy cập sản phẩm và cửa hàng: Khi sản phẩm và cửa hàng của
bạn được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Shopee, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy
và truy cập sản phẩm của bạn hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng khách hàng ghé
thăm cửa hàng và sản phẩm của bạn.

-Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Khi có nhiều khách hàng truy cập và ghé thăm sản phẩm của bạn
hơn, tỷ lệ chuyển đổi (tỷ lệ giữa số lượt truy cập và số lượng mua hàng) sẽ tăng. Điều này
có thể dẫn đến tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho cửa hàng của bạn.

-Tăng doanh thu cho cửa hàng: Khi có nhiều khách hàng truy cập và mua hàng từ cửa hàng
của bạn hơn, doanh thu của cửa hàng sẽ tăng. Điều này sẽ giúp cửa hàng tăng trưởng và đạt
được mục tiêu kinh doanh.

18
1.4.2 Nhược điểm

-Kết quả mong muốn sẽ mất nhiều thời gian đầu tư: Áp dụng kỹ thuật SEO để cải thiện thứ
hạng trang web và tăng lượng khách hàng truy cập đến cửa hàng trực tuyến sẽ mất nhiều
thời gian và công sức đầu tư. Thông thường, sẽ mất vài tháng để có thể nhìn thấy kết quả.
Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự cam kết lâu dài.

-Không nên chọn SEO nếu muốn thu về ngay kết quả: Nếu người làm kinh doanh muốn
quảng cáo nhanh và thu về ngay kết quả, thì SEO không phải là lựa chọn tốt nhất. Các
phương pháp quảng cáo trả tiền như Google Ads hoặc quảng cáo trên các mạng xã hội sẽ
mang lại kết quả nhanh hơn.

-Các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước chiến dịch của bạn: Nếu chiến dịch SEO của bạn
đang thành công, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước chiến dịch của bạn và tấn công
bạn. Điều này có thể làm giảm thứ hạng của trang web và ảnh hưởng đến lượng khách hàng
truy cập.

-Thứ hạng của trang web có thể biến động: Thứ hạng của trang web có thể biến động hàng
ngày hoặc hàng giờ. Điều này là chuyện bình thường và có thể được giải thích bởi thuật
toán của Shopee hoặc bởi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Do đó, việc duy trì thứ
hạng trên Shopee đòi hỏi sự theo dõi và cập nhật liên tục.

1.5 Nghiên cứu về tối ưu hóa SEO trên sàn TMĐT Shopee

- Từ khóa: Trong SEO, từ khoá là các cụm từ ngắn (hoặc truy vấn tìm kiếm) mà
người mua nhập vào công cụ tìm kiếm. Tìm đúng từ khoá và tối ưu hoá chúng là cách
hiệu quả nhất để tăng lượng truy cập vào Shop. Để cải thiện SEO cho Shop và sản
phẩm của Người bán, hãy thực hiện theo các bước sau: Tìm các từ khoá phù hợp với
Shop. Thêm các từ khoá phù hợp vào trang và sản phẩm của Shop.
- Thông tin sản phẩm: Mô tả sản phẩm của Shop là những thông tin giới thiệu đặc
tính chất lượng, chức năng, lợi ích… của một sản phẩm được đăng tải trên Shopee
nhằm mang đến cho Người mua các thông tin đầy đủ về sản phẩm để họ có cơ sở lựa
chọn khi mua hàng của bạn.

19
- Quảng cáo: Quảng cáo Shopee cho phép Người bán tạo các chiến dịch trên ứng
dụng và trang Web của Shopee để tăng khả năng hiển thị sản phẩm và gian hàng của
Shop đến những Người mua có liên quan ở các vị trí có lượng truy cập cao trên
Shopee. Từ đó có thể giúp tăng doanh số bán hàng cho Shop.
Quảng cáo Shopee bao gồm Quảng cáo Tìm kiếm và Quảng cáo Khám phá. Trong
Quảng cáo Tìm kiếm sẽ có Quảng cáo Tìm kiếm Sản phẩm và Quảng cáo Tìm kiếm
Shop.
Với Quảng cáo Shopee, Người bán có thể tăng khả năng hiển thị cho các sản phẩm
hoặc gian hàng đến các Khách hàng tiềm năng bằng cách đấu thầu từ khóa liên quan,
nhưng chỉ trả tiền khi họ click vào quảng cáo. Quảng cáo có thể giúp Người bán đạt
được mục tiêu kinh doanh của mình một cách hiệu quả về chi phí, tiếp cận khách hàng
mới, tăng doanh số bán hàng, tăng lượng người theo dõi cửa hàng hoặc xây dựng
thương hiệu. Trung bình, những Người bán sử dụng quảng cáo sẽ tăng 21% đơn hàng
và 23% doanh thu bán hàng cho các sản phẩm được quảng cáo.
- Các yếu tố khác: Chăm sóc khách hàng là điều tạo nên sự khác biệt cho Shop của
bạn, góp phần lớn vào việc khiến Người mua quyết định có nên đặt hàng từ Shop hay
không. Thực tế, việc xây dựng mối quan hệ tốt với Người mua là một trong những yếu
tố quan trọng dẫn đến thành công đối với Người bán đạt được hiệu quả bán hàng tốt
trên Shopee.
Mức độ Chăm sóc khách hàng của Shop được đánh giá bằng cách lường bằng phản
hồi chat của Người bán.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG CỤ TÌM KIẾM SEO ĐỐI


VỚI NGÀNH HÀNG THỜI TRANG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ SHOPEE
2.1 Thực trạng về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam
Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng rộng mở với nhiều mô hình,
chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn
khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh
COVID-19, thị trường thương mại điện tử đang trở nên sôi động hơn và việc ứng

20
dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu
hiệu cho các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu
thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ
thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua TMĐT.

Hình 2.1. 1: Bảng kháo sát về nhu cầu mua sắm trên sàn TMĐT

Với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng
lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone nhiều, thị trường
TMĐT tại Việt Nam hiện tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra
doanh thu hơn 2,7 tỷ đô la trong năm 2019. Báo cáo Thương mại điện tử các nước
Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán, tốc độ
tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam
là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới
ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. Bên cạnh những lợi ích mà
TMĐT mang đến như giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng lợi
nhuận, thanh toán nhanh thì vẫn còn nhiều hạn chế trong việc mua bán trên thị trường
trực tuyến như vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên
các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát
sinh dưới nhiều hình thức; tranh chấp với đối tác trong TMĐT, đặc biệt các mạng xã
hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều

21
chỉnh, v.v… Các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp khiến
người tiêu dùng còn nhiều lo ngại trong việc mua hàng và thanh toán trực tuyến.

Theo như Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-
2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm
2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm: Hỗ trợ, thúc đẩy
việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; Thu hẹp
khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương
mại điện tử; Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và
phát triển bền vững; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và
ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch, thương mại
điện tử xuyên biên giới; Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát
triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Hình 2.1. 2: Mô tả tổng quan về thương mại điện tử tại Việt Nam

22
Hình 2.1. 3: Bảng đồ về mức chi tiêu của người tiêu dùng cho sàn TMĐT

Việt Nam đã cho thấy thói quen mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng đang dần
dịch chuyển sang xu hướng mới. Họ không còn ưu tiên hàng giá rẻ mà thay vào đó là
lựa chọn những dịch vụ chất lượng tốt và sản phẩm đáng tin cậy.
Với những tín hiệu về một kỷ nguyên mới của thương mại điện tử (TMĐT) đang dần
khởi nguồn, nhà bán hàng cũng như các sàn đáp ứng phải làm thế nào để thỏa mãn
nhu cầu ngày càng khắt khe của thế hệ người tiêu dùng mới.

2.1.2 Liên hệ đến Shopee


Theo thông tin từ công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, 4 sàn thương mại điện tử có
thị phần lớn nhất tại Việt Nam lần lượt là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện thị phần của 4 sàn thương mại điện tử này trong nửa đầu
năm 2022, dựa vào các báo cáo được thu thập, tổng hợp và phân tích trên nền tảng dữ
liệu Big Data của người tiêu dùng trên 4 sàn trong 6 tháng (từ 11/2021-5/2022).

23
Hình 2.1. 4: Hình 2.1.4: Thị phần 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu
Việt Nam

Theo biểu
đồ, Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam. Đây là một công
ty thuộc tập đoàn Sea của Singapore. Hiện tại, Shopee chiếm đến gần 73% tổng doanh
số 4 sàn, tương ứng với khoảng 33,5 nghìn tỷ.

Ngay sau đó là Lazada là chiếm 20% thị phần, tương ứng với doanh thu 9,7 nghìn tỷ,
bằng khoảng 1/3 doanh số Shopee. Lazada là sàn thương mại điện tử của tập đoàn
Alibaba, Trung Quốc.

Shopee và Lazada đã bỏ xa hai đối thủ nội địa là Tiki và Sendo, lần lượt chiếm vị trí
số 3, 4 với thị phần doanh thu 5,8% và 1,4%.

24
Hình 2.1. 5: Bảng xếp hạng của Shopee về chỉ số truy cập vào Quý 2/ 2021
(Nguồn: Iprice insight)

Mặc dù ra mắt vào năm 2015, Shopee đã có sự tăng trưởng vượt bậc tại 7 quốc gia khi
đạt được hơn 195 triệu lượt tải ứng dụng Shopee trên toàn khu vực. Trong quý 3 năm
2018, Shopee đã đạt được 158,8 triệu đơn đặt hàng và đạt 2,7 tỷ USD tổng giá trị giao
dịch - Shopee dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á trong năm 2019.

Hơn 1 tỷ lượt tham gia các trò chơi giải trí trên ứng dụng Shopee, trung bình 1ngày
10.000 giờ phát sóng trực tiếp trên Shopee Live và thiết lập kỷ lục đạt 80triệu sản
phẩm được bán ra chỉ trong 24 giờ tại sự kiện Shopee 12.12 Sale Sinh nhật.

25
Hình 2.1. 6: Khảo sát về mức độ sử dụng của các sàn TMĐT
2.2. Đối thủ cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử
Nhân tố SENDO TIKI LAZADA SHOPEE
phân tích

Thị phần của Chiếm 2% Chiếm 5,1% Chiếm 20,9% Chiếm 72%
công ty đối thị phần thị phần thị phần thị phần
thủ
(T11/2021)

Quy mô của Doanh thu Doanh thu Doanh thu Doanh thu
công ty và đạt 7,7 triệu đạt 35 triệu đạt 145 triệu đạt 243,2
đội ngũ quản USD USD USD triệu USD
lý (2021) ĐNQL bao ĐNQL bao ĐNQL bao ĐNQL bao
gồm gồm gồm gồm
CEO: điều CEO: điều CEO: điều CEO: điều
hành hành hành hành
CFO: Tài CFO: Tài CFO: Tài CFO: Tài
chính chính chính chính
CIO: thông CIO: thông CIO: thông CIO: thông
tin tin tin tin
CMO: CMO: CMO: CMO:
Marketing Marketing Marketing Marketing

Điểm Mạnh
-Mở gian -Sản phẩm có -Miễn phí -Thủ tục
hàng không kiểm duyệt bán hàng, chỉ đăng kí đơn
mất phí nên cực kì phải trả phí giản

26
đảm bảo dịch vụ -Sản phẩm
không cần
-Phát triển về -Đa dạng -Dễ dàng mở
kiểm duyệt
thời trang chính sách gian hàng
giao hàng -Bán hàng
theo giá trị không mất
đơn hàng phí

-Phù hợp -Hoa hồng -Nhiều gian


kinh doanh hấp dẫn cho hàng đa dạng
-Rút tiền đơn
sách vì tỷ lệ người bán hàng hóa
giản
chiết khấu
cao

-Tỷ lệ đơn ảo -Phải là -Thủ tục -Cạnh tranh


cao doanh nghiệp đăng kí phức khốc liệt vì
Điểm Yếu
mới kinh tạp số lượng
doanh trên hàng hóa
Tiki nhiều
-Marketing
-Hệ thống -Mở gian -Hàng hóa
chưa tối ưu
hay lỗi hàng khó, không được
hóa cho từng
yêu cầu kiểm duyệt
đối tượng
nhiều giấy tờ khiến khách
-Khâu vận -Người bán hàng đắn đo
-Mặt hàng
chuyển chi dễ bị thiệt
không đa -Chi phí vận
phí lớn bởi chính
dạng chuyển cao
sách tập

27
-Giao hàng trung vào cho người
lâu người mua bán

Tổng quan Hàng hóa Chăm sóc Lượt tương Trải nghiệm
về cách công chất lượng khách hàng tác liên quan giao hàng
ty đó được đánh giá cao được phản đến hàng hóa được đánh
khách hàng hồi cao nhất cao nhất giá cao nhất
nhìn nhận

Bảng 2. 1: Đối thủ cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử

2.3. Tình hình sử dụng công cụ SEO hiện nay


Hiện nay, việc sử dụng công cụ SEO trong lĩnh vực thời trang trên sàn thương
mại điện tử Shopee đang được người bán hàng quan tâm và áp dụng để nâng cao
hiệu quả kinh doanh.

Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và đang ngày
càng phát triển, thu hút được số lượng lớn người mua và người bán hàng. Tuy
nhiên, cạnh tranh trên sàn Shopee cũng rất khốc liệt, đặc biệt trong lĩnh vực thời
trang khi có rất nhiều người bán hàng cùng lĩnh vực và cung cấp các sản phẩm
tương đồng.

Do đó, để tăng khả năng xuất hiện và tiếp cận khách hàng trên Shopee, việc sử
dụng công cụ SEO là rất cần thiết. Tuy nhiên, tình hình sử dụng công cụ SEO cho
ngành hàng thời trang trên sàn Shopee còn đang trong quá trình phát triển và khá
mới mẻ. Các người bán hàng đang tìm hiểu và áp dụng các kỹ thuật SEO phù hợp
với ngành hàng thời trang như tối ưu hóa từ khóa, tối ưu hóa nội dung, tối ưu hóa
hình ảnh và video, xây dựng liên kết chất lượng, v.v.

28
Tuy nhiên, để áp dụng các kỹ thuật SEO hiệu quả, người bán hàng cần có kiến
thức và kinh nghiệm về SEO hoặc tìm kiếm các dịch vụ tối ưu hóa SEO chuyên
nghiệp. Ngoài ra, việc thường xuyên cập nhật và tối ưu hóa sản phẩm, trang web
của mình cũng rất quan trọng để đạt được hiệu quả tối đa từ các kỹ thuật SEO.

Hình 2.3. 1: Số liệu SEO thu thập qua máy tính để bàn ở tháng 1/2023 (theo Statista)

Làm sao mà Google có thể nắm giữ được thị phần lớn như vậy, và tại sao không có
một đối thủ thực sự nào có thể ngoi lên được?

Câu trả lời liên quan đến cả nền tảng và ứng dụng. Chiến lược của Google là đi cùng
người dùng, và đảm bảo rằng, dù người dùng có đi đâu, việc tìm kiếm trên Google
cũng sẽ luôn có mặt và đảm bảo cho họ có thể tìm kiếm dễ dàng.

Vào hơn một thập kỷ trước, điều này có nghĩa là, Google luôn là trang chủ trên hầu
hết các trình duyệt internet. Nhưng gần đây, họ còn thống lĩnh luôn thị phần trình
29
duyệt với Chrome, thị phần hệ điều hành điện thoại với Android, và sở hữu luôn cả
nền tảng video phổ biến nhất là YouTube, và trà trộn luôn vào gia đình của bạn với
Google Home.

Kết quả là, dù người dùng có muốn tìm kiếm ở đâu đi chăng nữa, Google cũng sẽ luôn
ở đâu đó gần họ.

SEO địa phương ngày càng quan trọng hơn. Nếu cửa hàng trực tuyến của bạn có một
vị trí thực tế, SEO địa phương là thiết yếu nếu bạn muốn cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác trong cùng khu vực. Với 78% các tìm kiếm địa phương trên điện thoại di
động dẫn đến một giao dịch ngoại tuyến, việc bao gồm SEO địa phương trong chiến
lược tiếp thị kỹ thuật số của bạn là rất quan trọng

Hình 2.3. 2: Chỉ số doanh thu về thương mại điện tử trên toàn thế giới từ 2014 -
2025

theo (ecommerceguide.com)
Người tiêu dùng muốn tiếp tục mua hàng trực tuyến. Ngành thương mại điện tử đang
phát triển mạnh mẽ hàng năm, với doanh số bán lẻ từ tất cả các loại thiết bị tăng lên
mỗi năm. Nó càng phát triển, có vẻ như nó sẽ tiếp quản các cửa hàng bán lẻ.

30
Nhưng nó có thực sự chiếm lĩnh doanh số bán lẻ? Rõ ràng, không phải vậy. Khác với
những gì các chuyên gia đã hình dung, không gian thương mại điện tử thực sự đang
hợp nhất với các cửa hàng bán lẻ vật lý.

Khách hàng không tự mình bỏ việc đến cửa hàng—không phải vì họ không thể, mà vì
họ không muốn (đặc biệt là sau đại dịch). Vì vậy, ngay cả các thương hiệu D2C chỉ
bán hàng qua các kênh trực tuyến cũng đang tìm cách mở các cửa hàng thực tế.

Tất cả những điều này đều nhờ đến những công cụ từ SEO, và nhờ SEO , họ đã có
doanh số bán hàng đáng nể đến như vậy.

2.4. Mục đích sử dụng công cụ SEO cho ngành hàng thời trang
trên sàn thương mại điện tử Shopee.
Mục đích sử dụng công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên sàn thương mại điện
tử Shopee là để tối ưu hóa trang sản phẩm của người bán hàng và đưa sản phẩm của
họ đến với khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Hình 2.4. 1: Bảng khảo sát về người mua hàng về SEO nhờ tối ưu hóa

Các kỹ thuật SEO được áp dụng để giúp trang sản phẩm của người bán hàng xuất hiện
đầu tiên trên kết quả tìm kiếm của khách hàng. Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm

31
trên Shopee, các sản phẩm của người bán hàng sử dụng kỹ thuật SEO sẽ được đưa lên
đầu tiên, giúp tăng khả năng nhận được lượt xem và mua hàng.

Hình 2.4. 2: Khảo sát về tối ưu hóa tiêu đề sản phẩm ảnh hưởng đến ngành thời trang
Việc tối ưu hóa trang sản phẩm bao gồm việc tối ưu hóa từ khóa, nội dung, hình ảnh,
video và liên kết, v.v. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật này, người bán hàng có thể tăng
khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và thu hút họ đến với sản phẩm của mình.

Hình 2.4. 3: Khảo sát về mức độ hiệu quả khi nào nổi bật sản phẩm.

32
Ngoài ra, việc sử dụng công cụ SEO còn giúp tăng độ tin cậy và uy tín của sản phẩm
cũng như thương hiệu của người bán hàng trên Shopee. Khi sản phẩm của người bán
hàng được xuất hiện đầu tiên trên kết quả tìm kiếm, khách hàng cảm thấy tin tưởng và
đánh giá cao về sản phẩm của họ, từ đó tạo nên sự ủng hộ và đưa sản phẩm của người
bán hàng đến với khách hàng tiềm năng.

Hình 2.4. 4: Tác động việc sử dụng công cụ SEO cho ngành hàng thời trang
trên sàn thương mại điện tử shopee tới hiệu quả bán hàng.

Việc sử dụng công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên sàn thương mại điện tử
Shopee có tác động đến hiệu quả bán hàng của người bán hàng. Cụ thể, việc sử dụng
công cụ SEO có thể đem lại các tác động như sau:
Tăng lượng truy cập: Khi sử dụng công cụ SEO, trang sản phẩm của người bán hàng
sẽ xuất hiện đầu tiên trên kết quả tìm kiếm của khách hàng, giúp tăng lượng truy cập
vào trang sản phẩm. Việc tăng lượng truy cập này sẽ giúp người bán hàng tăng khả
năng tiếp cận được với khách hàng tiềm năng hơn.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Khi khách hàng tiềm năng truy cập vào trang sản phẩm của
người bán hàng, việc sử dụng công cụ SEO giúp họ dễ dàng tìm thấy sản phẩm mà họ
cần, từ đó tăng khả năng mua hàng và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Tăng doanh số bán hàng: Khi tỷ lệ chuyển đổi tăng lên, người bán hàng có thể tăng
doanh số bán hàng của mình. Điều này giúp người bán hàng tăng doanh thu và lợi
nhuận.
Tăng độ tin cậy và uy tín: Khi sản phẩm của người bán hàng được xuất hiện đầu tiên
trên kết quả tìm kiếm, khách hàng cảm thấy tin tưởng và đánh giá cao về sản phẩm
33
của họ, từ đó tạo nên sự ủng hộ và đưa sản phẩm của người bán hàng đến với khách
hàng tiềm năng. Điều này giúp tăng độ tin cậy và uy tín của người bán hàng trên
Shopee.
Tóm lại, việc sử dụng công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên Shopee giúp tăng
khả năng tiếp cận khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số bán hàng, tăng độ
tin cậy và uy tín của người bán hàng. Tất cả những điều này đều đóng góp vào việc
nâng cao hiệu quả bán hàng của người bán trên Shopee.
2.4.1. Các khó khăn trong việc sử dụng công cụ SEO cho ngành
hàng thời trang trên sàn thương mại điện tử shopee
Mặc dù việc sử dụng công cụ SEO có thể giúp tăng hiệu quả bán hàng cho ngành hàng
thời trang trên Shopee, nhưng vẫn có một số khó khăn mà người bán hàng có thể gặp
phải. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp trong việc sử dụng công cụ SEO cho
ngành hàng thời trang trên Shopee:
Cạnh tranh cao
Với số lượng lớn các cửa hàng trên Shopee kinh doanh sản phẩm thời trang, cạnh
tranh trong việc tối ưu hóa SEO để đứng đầu trong kết quả tìm kiếm là rất cao. Điều
này đòi hỏi người bán hàng phải tìm hiểu kỹ về từ khóa và cách tối ưu hóa trang sản
phẩm của mình.

Hình 2.4. 5: Hình ảnh minh hóa cho tính cạnh tranh trên các sàn TMĐT

34
Thay đổi thuật toán: Shopee thường xuyên thay đổi thuật toán tìm kiếm, điều này có
thể làm thay đổi cách xếp hạng và xuất hiện kết quả tìm kiếm của các trang sản phẩm.
Điều này đòi hỏi người bán hàng phải cập nhật kiến thức và đưa ra các chiến lược
SEO mới để thích nghi với các thay đổi này.

Hình 2.4. 6: Những gì trước và sau khi thay đổi từ thuật toán Shopee hiện nay

Thiếu kiến thức về SEO: Đối với những người bán hàng mới tham gia vào lĩnh vực
kinh doanh trên Shopee, việc tối ưu hóa SEO có thể là một thử thách. Người bán hàng
có thể thiếu kiến thức về SEO, làm cho họ khó thích nghi với các thay đổi trong thuật
toán tìm kiếm của Shopee.
Thực trạng có thể thấy việc tối ưu hóa SEO đang gặp rất nhiều trở ngại vì SEO vẫn
còn chưa phổ biến, người mua hàng thiếu kiến thức về SEO dẫn tới việc không thể tối
ưu hóa về lượt bán.
Chi phí quảng cáo: Người bán hàng có thể phải đầu tư một khoản chi phí không nhỏ
vào quảng cáo để thu hút khách hàng tiềm năng đến với trang sản phẩm của mình.
Điều này đòi hỏi người bán hàng phải tính toán kỹ và đưa ra các chiến lược quảng cáo
hiệu quả.

35
Hình 2.4. 7: Mức giá thầu cho các hình thức quảng cáo trên Shopee
Tóm lại, việc sử dụng công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên Shopee có thể đem
lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những khó khăn và thách thức mà người bán hàng cần
phải đối mặt và tìm cách giải quyết để đạt được hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh
trên Shopee.
2.5. Phương pháp nghiên cứu

Hình 2.5. 1: Mô hình nghiên cứu tối ưu hóa SEO

36
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã gửi phiếu điều tra tới 238 sinh viên bằng gửi
bằng forms khảo sát, 3 phiếu không hợp lệ, 235 phiếu hợp lệ.
Kích thước mẫu được xác định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Hair & cộng sự
(2010), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì
cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100. Vậy với
22 biến quan sát nghiên cứu này cần đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu phải là 23*5 =
115.
Đối tượng nghiên cứu (sinh viên Khoa Kinh tế) sẽ được khảo sát về nhận định và việc
sử dụng công cụ tìm kiếm SEO trên sàn thương mại điện tử shopee. Thái độ nhận thức
và đánh giá của người khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ
(Likert, 1932), liệt kê những biến quan sát được dùng để xác định các nhân tố ảnhử
dụng công cụ tìm kiếm SEO trên sàn thương mại điện tử shopee. Mô hình có 3 thang
đo đại diện cho các nhân tố sử dụng công cụ tìm kiếm SEO trên sàn thương mại điện
tử shopee với 23 biến đặc trưng.

ST Ký hiệu Mô tả thang đo
T
Từ Khóa

1 TK1 Lựa chọn từ khóa phù hợp với sản phẩm, tránh việc nhồi
nhét những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhưng lại không
liên quan đến sản phẩm
TK2 Từ khóa có lượt tìm kiếm trung bình - cao. Từ khóa đang
xuất hiện trong xu hướng tìm kiếm (ví dụ: theo mùa, thời vụ,
dịp lễ, ngày đặc biệt, v/v..)
TK3 Tham khảo và ưu tiên sử dụng từ khóa có mức độ cạnh tranh
thấp - trung bình (đặc biệt đối với Shop mới)
TK4 Lựa chọn từ khóa làm từ khóa chính, từ khóa phụ
Thông tin sản phẩm:

37
TTSP1 Tiêu đề sản phẩm phù hợp với ngành hàng thời trang
TTSP2 Thuộc tính sản phẩm đầy đủ, chính xác
TTSP3 Mô tả sản phẩm phù hợp với công dụng, lợi ích của sản
phẩm
TTSP4 Hình ảnh/video sản phẩm có chất lượng tốt, rõ ràng, sắt nét
TTSP5 Hình ảnh, video có bố cục hiệu quả để làm nổi bật sản phẩm
TTSP6 Hình ảnh, video thể hiện được lợi ích nổi bật của sản phẩm
hoặc khác biệt của sản phẩm (ví dụ hỗ trợ bảo hành, đổi trả
sản phẩm)
TTSP7 Không chèn thông tin vào những vị trí mặc định mà Shopee
sẽ sử dụng để gán nhãn (ví dụ: Shop yêu thích, Freeship
extra, Hoàn xu Extra, 12.12…)
TTSP8 Hạn chế sử dụng họa tiết hoa văn trong ảnh, video mô tả sản
phẩm để tránh gây mất tập trung cho khách hàng
Vận hành shop tốt

VHST1 Điểm đánh giá tốt


VHST2 Khách hàng nhận xét, đánh giá tích cực
VHST3 Lượt bán ra sản phẩm càng cao càng tốt
Quảng cáo:

QC1 Quảng cáo tìm kiếm sản phẩm


QC2 Quảng cáo tìm kiếm shop
QC3 Quảng cáo đề xuất có thể bạn cũng thích
QC4 Quảng cáo gợi ý hôm nay
Các yếu tố khác khi khách hàng sử dụng bộ lọc tìm kiếm

CYTK1 Đăng kí Shopee mall


CYTK2 Đạt danh hiệu Shop yêu thích, shop yêu thích +
CYTK3 Thiết lập đơn vị vận chuyển hỏa tốc

38
CYTK4 Shop có đăng kí gói Freeship Extra/và Hoàn xu Xtra

Bảng 2.5.1: Thang đo tối ưu hóa SEO của ngành thời trang trên sàn TMĐT Shopee
Nghiên cứu thu thập dữ liệu điều tra bằng bảng hỏi được xây dựng dựa trên mô hình
tối ưu hóa SEO. Đối tượng điều tra là các người sử dụng ứng dụng Shopee. Câu hỏi
điều tra được gửi qua email và mẫu khảo sát đối với các đối tượng nghiên cứu, sau 2-3
ngày nhận được các câu trả lời tương đối khác nhau. Các phiếu điều tra thu thập được
sẽ được mã hóa trên excel, loại bỏ các dữ liệu từ phiếu không hợp lệ trước khi nhập
vào SPSS.
2.6. Kết quả khảo sát

Các số liệu thu thập sẽ được phân tích định lượng bằng phần mềm thống kê
SPSS phiên bản 20 theo quy trình sau:

- Thống kê mô tả

- Kiểm định độ tin cậy của thang đo

- Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Phân tích nhân tố khẳng định


- Phân tích hồi quy đa biến

2.6.1. Thống kê mô tả các mẫu nghiên cứu


Chúng tôi tiến hành lập bảng khảo sát gồm 5 nhân tố trên với 23 câu hỏi khảo sát.
Trong số 238 phiếu điều tra bằng gửi bằng forms khảo sát, email và giấy khảo sát có
235 mẫu hợp lệ, 3 mẫu không hợp lệ, mẫu nghiên cứu có đặc điểm như sau:

39
Hình 2.6. 1: Mô hình phân tích mức chi tiêu vào sàn TMĐT

2.6.2. Đối tượng khảo sát

Hình 2.6. 2: Mô hình bảng khảo sát về đối tượng

Theo tỉ lệ có thể thấy hơn 54,6% người được khảo sát là học sinh, sinh viên.
2.6.3. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

Descriptive Statistics
Mean Std. Deviation Analysis N
TK 1.85 .925 236

40
TTSP 1.49 .812 236
VHST 1.72 .947 236
QC 1.84 1.007 236
YTK 1.76 .965 236

Bảng 2.6. 1: Thống kê giá trị thang đo các biến phụ thuộc
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS

Kết quả điều tra cho thấy đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến tối ưu hóa SEO. Trong đó
giá trị thang đo “Từ Khóa” (TK) có giá trị trung bình cao nhất (1.85) và giá trị thang
đo “Thông tin sản phẩm” (TTSP) có giá trị trung bình thấp nhất (1.49).

2.6.4. Phân tích độ tin cậy

Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha với 23 biến gồm biến phụ thuộc và
biến độc lập sau khi đã loại đi các biến có hệ số tải nhân tố thấp.

Biến phụ thuộc

Tin cậy Cronbach Alpha.

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.913 23

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS


Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ thuộc là 0,913, các hệ số tương quan biến
tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,7 và không có trường hợp
loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ

41
thuộc lớn hơn 0,913. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được
sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach's
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Alpha if Item
Deleted

TK1 33.42 114.671 .464 .923

TK2 33.12 110.210 .394 .927

TK3 32.95 104.338 .542 .925

TK4 33.09 108.269 .536 .923

TTSP1 33.31 114.088 .635 .921

TTSP2 33.39 112.520 .733 .919

TTSP3 33.37 112.217 .665 .920

TTSP4 33.38 113.028 .642 .920

TTSP5 33.46 114.505 .565 .922

TTSP6 33.42 115.564 .286 .927

TTSP7 33.19 113.255 .337 .927

TTSP8 33.13 112.248 .539 .922

VHST1 33.32 111.826 .683 .920

VHST2 33.35 111.855 .743 .919

VHST3 33.40 112.709 .741 .919

QC1 33.31 111.209 .685 .919

QC2 33.19 109.735 .661 .919

QC3 33.19 109.511 .669 .919

QC4 33.25 110.276 .713 .919

CYTK1 33.22 111.398 .682 .919

CYTK2 33.34 112.022 .719 .919

CYTK3 33.32 111.613 .723 .919

CYTK4 33.30 110.873 .755 .918

Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ thuộc cho kết quả các hệ số tương quan biến
tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,6 và không có trường hợp
loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ
thuộc lớn hơn 0,6. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử
dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

42
2.6.5. Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


.967
Adequacy.
Approx. Chi-Square 7042.534
Bartlett's Test of
df 253
Sphericity
Sig. .000

Hệ
số
Bảng 2.6. 2: Kiểm định sự phù hợp đối với nhân tố phụ thuộc
KMO = 0,967 > 0,5: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả kiểm định Barlett’s là 253 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,005, lúc này bác
bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể. Như
vậy, giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ,
tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố.

Total Variance Explained

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation


Sums of
Squared
Loadingsa

Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total


Variance % Variance %

1 16.050 69.784 69.784 3.104 13.495 13.495 14.850


2 1.595 6.935 76.719 14.048 61.078 74.572 13.838
3 .950 4.129 80.849 .870 3.782 78.355 8.373
4 .693 3.011 83.860 .513 2.231 80.585 3.190
5 .436 1.895 85.755 .214 .932 81.517 3.614

6 .392 1.703 87.458

43
7 .320 1.391 88.849

8 .308 1.337 90.186

9 .256 1.114 91.300

10 .252 1.094 92.394

11 .239 1.040 93.433

12 .208 .906 94.339

13 .187 .813 95.152

14 .165 .719 95.871

15 .152 .659 96.530

16 .147 .639 97.169

17 .126 .549 97.718

18 .115 .499 98.217

19 .107 .466 98.683

20 .083 .361 99.044

21 .081 .354 99.398

22 .073 .317 99.715

23 .065 .285 100.000

Bảng 2.6. 3: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS

Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax.
Kết quả cho thấy 28 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 6 nhóm.
Giá trị tổng phương sai trích = 87.458% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 6
nhân tố này giải thích 87.458% biến thiên của dữ liệu.
Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 6 có Eigenvalues
thấp nhất là 1.703> 1.

44
2.6.6. Phân tích hồi quy

Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin-
Square the Estimate Watson

1 .999a .998 .998 .041 1.925

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS

→ Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0,998 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh
hưởng 99,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 0,02% là do các biến ngoài mô
hình và sai số ngẫu nhiên.

ANOVAa

Model Sum of df Mean F Sig.


Squares Square

Regression 183.386 5 36.677 21.129 .000b

1 Residual .386 230 .002

Total 183.773 235

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS

 Bảng nhận thấy, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình,
giá trị F=21,129 với Sig.=0.000 <5%. Kết quả này chứng tỏ R bình phương của tổng
thể khác 0 và đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù
hợp với tổng thể.

Coefficientsa

Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

45
(Constant) .027 .006 4.337 .000

F1 .231 .005 .241 45.340 .000 .323 3.101

F2 .079 .008 .073 10.013 .000 .173 5.780


1
F3 .252 .010 .269 26.485 .000 .088 11.328

F4 .210 .006 .240 32.424 .000 .167 5.973

F5 .224 .008 .245 26.969 .000 .111 9.026

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS

Bảng 2.6. 4: Hệ số hồi quy

→ Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do đó các
biến độc lập đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại khỏi
mô hình.

(Lưu ý rằng SPSS ký hiệu .043 nghĩa là 0.043. SPSS tự động loại bỏ số 0 trước dấu
phẩy phần thập phân một số bảng kết quả như tương quan, hồi quy,…)

→ Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích
hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy
chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc
lập tới biến phụ thuộc

CLYC là: VHST (0,269) > CYTK (0,245) > TK (0,241) > QC (0,240) > TTSP (0,073)

Tương ứng với:

 Biến Vận hành sàn TMĐT tác động mạnh tới tối ưu hóa công cụ SEO về thời trang
trên sàn TMĐT Shopee.

 Biến Các yếu tố khác tác động mạnh thứ 2 tới tối ưu hóa công cụ SEO về thời trang
trên sàn TMĐT Shopee.

 Biến Từ khóa tác động mạnh thứ 3 tới tối ưu hóa công cụ SEO về thời trang trên sàn
TMĐT Shopee.

46
 Biến Quảng cáo động mạnh thứ 4 tới tối ưu hóa công cụ SEO về thời trang trên sàn
TMĐT Shopee.

 Biến Các yếu tố khác tác động yếu nhất tới tối ưu hóa công cụ SEO về thời trang trên
sàn TMĐT Shopee.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

CLYC= 0,269*VHST + 0,245*CYTK + 0,241*TK + 0.240*QC + 0.073*TTSP + e

Chất lượng yêu cầu = 0.269* Vận hành sàn TMĐT

+ 0.245* Các yếu tố khác

+ 0.241* Từ khóa

+ 0.240* Quảng cáo

+ 0.073* Thông tin sản phẩm

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu hồi quy, chúng ta kết luận với 5 giả thuyết từ H 1 đến
H5 chúng ta đã đặt ra ban đầu ở mục Giả thuyết nghiên cứu đều có 5 giả thuyết được
chấp nhận là: H1, H2, H3, H4, H5 tương ứng với các biến: Vận hành sàn TMĐT, Các
yếu tố khác, Từ khóa, Quảng cáo, Thông tin sản phẩm.

2.7. Đánh giá kết quả nghiên cứu


Qua tiếp cận công trình nghiên cứu trên, căn cứ vào kết quả nghiên cứu yếu tố về vận
hành và yếu tố khác là nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng của nhà trọ
sinh viên. Nhóm nghiên cứu nhận thấy chất lượng nhà trọ của sinh viên hiện nay gặp
rất nhiều vấn đề khó khăn, dẫn đến một bộ phận không tới việc tối ưu hóa công cụ
SEO trong ngành thời trang, vất vả trong việc tìm kiếm cho mình. Khó khăn trong
việc vận hành để tối ưu công cụ tìm kiếm cũng như lọc thông tin cần tìm kiếm. Do đó
cần phải nhanh chóng đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn để đáp ứng một cách tốt
nhất. Nghiên cứu và tìm hiểu về những ảnh hưởng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm SEO trong ngành thời trang trên sàn thương mại điện tử.
Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trên, có thể thấy một số vấn
đề chất lượng nhà trọ của sinh viên đã được hệ thống một cách đầy đủ. Tuy nhiên,
Nhóm nghiên cứu “Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO trong ngành thời trang trên sàn

47
thương mại điện tử Shopee” dưới góc độ thương mại điện tử nhằm mục đích tìm hiểu
cụ thể hơn tới việc tìm kiếm và nhằm đề xuất một số giải pháp với Ban chủ nhiệm
Khoa Kinh tế giải quyết những khó khăn của cả người bán và người mua. Chính vì thế
việc nghiên cứu đề tài này là cấp thiết và có tính mới, mang lợi nhiều lợi ích.

Chương III: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP


3.1 Các giải pháp tối ưu hóa công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên sàn thương
mại điện tử shopee
Ngành hàng thời trang là một trong những ngành hàng bán chạy nhất trên sàn thương mại
điện tử shopee. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với hàng ngàn cửa hàng khác, bạn cần
phải tối ưu hóa công cụ SEO cho trang web của mình. SEO giúp bạn thu hút khách hàng
tiềm năng đang tìm kiếm sản phẩm thời trang của bạn, tăng lượng truy cập và doanh số
bán hàng.

Để tối ưu hóa công cụ SEO cho ngành hàng thời trang trên shopee, bạn cần chú ý đến các
yếu tố sau:

3.1.1 Nghiên cứu từ khóa:


Nhà bán hàng nên xây dựng danh sách từ khóa dựa trên công cụ từ 1 Shopee & các công cụ
hỗ trợ khác thông qua các giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1 - Tìm ý tưởng từ khóa từ Shopee và các shop khác có bán sản phẩm tương tự
Nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm và tham khảo những từ khóa được gợi ý

48
- Hình 3.1.1. 1: Tìm ý tưởng từ khóa từ Shopee Nhà bán hàng có thể tham khảo thêm
từ khóa bằng cách dùng chức năng tìm kiếm dạng nhập văn bản vào thanh tìm kiếm hoặc sử
dụng chức năng tìm kiếm bằng hình ảnh để tìm kiếm các sản phẩm của shop khác tương tự
với sản phẩm của shop mình.
- Nhà bán hàng có thể sử dụng danh sách gợi ý những từ khóa phổ biến theo ngành hàng
của Shopee.

Hình 3.1.1. 2: Từ khóa phổ biến theo ngành hàng của Shopee

 Giai đoạn 2 - Tìm ý tưởng từ khóa từ Google

49
Gợi ý được hiển thị khi nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm và hiển thị ở cuối trang kết quả
tìm kiếm

Hình 3.1.1. 3: Gợi ý được hiển thị khi nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm của Google

Hình 3.1.1. 4: Gợi ý được hiển thị ở cuối trang kết quả tìm kiếm
Nhà bán hàng có thể sử dụng Google Xu hướng để thống kê về xu hướng tìm kiếm từ khóa
theo thời gian, vị trí địa lý & gợi ý các từ khóa liên quan theo các bước như sau
Bước 1: Truy cập: trends.google.com.vn
50
Bước 2: Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm
Bước 3: Xu hướng tìm kiếm của từ khóa trong 12 tháng vừa qua
Bước 4: Mức độ phổ biến của từ khóa theo khu vực địa lý 4 5 5
Bước 5: Chủ đề hoặc truy vấn tìm kiếm liên quan

Hình 3.1.1. 5: Google xu hướng


Thống kê về xu hướng tìm kiếm từ khóa theo thời gian, vị trí địa lý

 Giai đoạn 3 - Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa từ Quảng cáo shopee, các công cụ
khác như: Google Keyword Planner, keywordtool.io, SEMrush
Công cụ giúp thu thập số liệu liên quan đến từ khóa
Chỉ số phản ánh “giá trị sử dụng” của từ khóa:
- Lượt tìm kiếm
- Mức độ cạnh tranh
Quảng cáo shopee:
Bước 1: Truy cập Kênh Người bán: banhang.shopee.vn
Bước 2: Chọn Quảng Cáo Shopee tại mục Kênh Marketing
Bước 3: Chọn + Tạo chiến dịch mới
Bước 4: Chọn Quảng Cáo Tìm Kiếm
Bước 5: Chọn + tại mục Thiết lập sản phẩm
51
Bước 6: Lựa chọn sản phẩm và bấm Xác nhận
Bước 7: Chọn + Thêm từ khóa tại mục Chọn Từ Khóa
Bước 8: Thêm từ khóa vào ô tìm kiếm và thống kê chỉ số Tỉ lệ tìm kiếm

Hình 3.1.1. 6: nghiên cứu từ khóa từ công cụ Quảng cáo của Shopee
Bước 1: Truy cập keywordtool.io
Bước 2: Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm
Bước 3: Danh sách từ khóa gợi ý (sắp xếp giảm dần theo lượt tìm kiếm)
Bước 4: Thống kê chỉ số Lượt tìm kiếm (search volume) và Xu hướng (Trend) và Độ cạnh
tranh (Competition) Lưu ý: Cần trả phí để xem được tất cả chỉ số

52
Hình 3.1.1. 7: Thống kê dựa trên chỉ số Lượt tìm kiếm, Xu hướng và Độ cạnh tranh
của công cụ keywordtool.io

SEMrush
Bước 1: Truy cập semrush.com và chọn “Sign Up" để đăng ký tài khoản
Bước 2: Điền địa chỉ email và mật khẩu. Sau đó chọn “Create your account"
Bước 3: Mở email (đã cung cấp trước đó) để lấy mã xác nhận. Sau khi điền mã xác nhận,
chọn “Confirm Email"
Bước 4: Chọn “Skip trial"
Bước 5: Chọn SEO
Bước 6: Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm
Bước 7: Thống kê số liệu về Lượt tìm kiếm (Volume) và Độ khó của từ khóa (Keyword
Difficulty)
Bước 8: Chọn “View all keywords" tại mục Keyword Variations để xem thêm các biến thể
từ khóa

53
Hình 3.1.1. 8: Thống kê dựa trên chỉ số Lượt tìm kiếm, Xu hướng và Độ cạnh tranh
của công cụ SEMrush
 Giai đoạn 4 - Lựa chọn từ khóa tiềm năng
Lựa chọn từ khóa tiềm năng dựa trên những tiêu chí sau:
- Sự liên quan: Lựa chọn từ khóa phù hợp với sản phẩm, tránh việc nhồi nhét những từ
khóa được tìm kiếm nhiều nhưng lại không liên quan đến sản phẩm
Mức độ phổ biến: Lựa chọn từ khóa có lượt tìm kiếm trung bình - cao. Từ khóa đang xuất
hiện trong xu hướng tìm kiếm (ví dụ: theo mùa, thời vụ, dịp lễ, ngày đặc biệt, v/v..)
Mức độ cạnh tranh (tham khảo): Tham khảo và ưu tiên sử dụng từ khóa có mức độ cạnh
tranh thấp - trung bình (đặc biệt đối với Shop mới)
- Ưu tiên sắp xếp từ khóa dựa trên lượt tìm kiếm (giảm dần) trên Shopee.
- Lựa chọn từ khóa cho tiêu đề và mô tả sản phẩm với tiêu chí: liên quan đến sản phẩm VÀ
có lượt tìm kiếm cao.
- Tham khảo những từ khóa mang tính mô tả để làm thông điệp minh họa trong hình
ảnh/video.

3.1.2 TỐI ƯU HÓA TRANG THÔNG TIN SẢN PHẨM


Sử dụng từ khóa tiềm năng để tối ưu hóa các yếu tố sau
1 Tiêu đề sản phẩm
Loại sản phẩm + Thương hiệu + Tên/Mã sản phẩm + Mô tả sản phẩm
Gợi ý đặt tên sản phẩm theo ngành hàng đặc biệt
54
2 Thuộc tính sản phẩm
Lựa chọn đúng ngành hàng để được hiển thị thuộc tính sản phẩm liên quan
Điền đầy đủ và chính xác những thông tin liên quan sẽ giúp tăng độ hiển thị sản phẩm
3 Mô tả sản phẩm
Tối thiểu cần có các thông tin về: Công dụng và lợi ích của sản phẩm, Thông số kỹ thuật
sản phẩm, Chế độ bảo hành, hậu mãi
4 Hình ảnh/video sản phẩm
Lưu ý khi thiết kế ảnh bìa:
- Hình ảnh có chất lượng tốt, rõ ràng, và sắc nét
- Sử dụng nền đơn sắc (ưu tiên màu trắng), hạn chế sử dụng họa tiết hoa văn gây mất tập
trung
- Sử dụng bố cục hiệu quả để làm nổi bật hình ảnh sản phẩm (ví dụ: bố cục canh giữa, bố
cục canh góc, bố cục canh hai bên)
- Bao gồm những lợi ích nổi bật hoặc khác biệt của sản phẩm và dịch vụ (ví dụ: giao hỏa
tốc, kháng nước, bảo hành 12 tháng, 1 đổi 1)
- Không chèn thông tin vào những vị trí mặc định mà Shopee sẽ sử dụng để gán nhãn (ví
dụ: Shop Yêu thích, Feeship Extra, Hoàn xu Extra, 12.12, v/v..)
Hình ảnh/Video sản phẩm
- Thể hiện đầy đủ thông tin về sản phẩm
- Review từ khách hàng (nếu có)
- Thực tế về sản phẩm (nếu có)
- Hướng dẫn (thao tác sử dụng sản phẩm, cách áp dụng mã freeship)

3.1.3 VẬN HÀNH SHOP TỐT (điểm đánh giá tốt, lượt bán cao,
khách hàng nhận xét tích cực)

93% khách hàng đọc đánh giá trước khi quyết định mua sắm (theo
https://www.qualtrics.com/blog/online-review-stats/)
Các phương pháp thu hút khách hàng để lại đánh giá tốt
- Đáp ứng/Vượt kỳ vọng của khách hàng
- Gửi thư cảm ơn (kèm quà tặng)
- Phản hồi đánh giá của khách hàng

55
- Ngoài ra nhà bán hàng có thể tự tăng thêm lượt đánh giá tốt, lượt bán bằng việc buff đơn,
nhờ người thân đặt giúp (lưu ý không trùng địa chỉ wifi)

3.1.4 Quảng cáo


Để cải thiện thêm vị trí hiển thị cho sản phẩm, nhà bán hàng có thể sử dụng thêm công cụ
quảng cáo của Shopee bao gồm: Quảng cáo tìm kiếm sản phẩm, Quảng cáo tìm kiếm shop,
Quảng cáo đề xuất có thể bạn cũng thích, Quảng cáo gợi ý hôm nay

3.1.5 Các yếu tố khác khi khách hàng sử dụng bộ lọc tìm kiếm
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi họ sử dụng bộ lọc tìm kiếm cũng sẽ góp phần cải
thiện vị trí hiển thị của sản phẩm
- Đáp ứng nhu cầu nhanh chóng và thuận tiện: Thiết lập đơn vị vận chuyển “Hỏa Tốc”
- Đáp ứng nhu cầu cần tìm Shop uy tín: Đăng kí Shopee Mall, đạt danh hiệu Shop Yêu
thích / Shop Yêu thích +
- Đáp ứng nhu cầu cần thêm lý do thuyết phục để đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng:
Đăng ký gói Freeship Xtra hoặc/và Hoàn xu Xtra

KẾT LUẬN
Tối ưu hóa công cụ hiển thị SEO luôn được sự quan tâm chú ý của những nhà bán
hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee nói chung và nhà bán hàng ngành hàng thời
trang trên sàn thương mại điện tử Shopee nói riêng. Bởi lẽ khi tối ưu SEO tốt thì sản
phẩm của shop sẽ có được vị trí hiển thị cao, từ đó tăng lượt xem, lượt click vào sản
phẩm. Để có thể tối ưu hóa công cụ hiển thị SEO, nhà bán hàng ngành hàng thời trang
trên sàn thương mại điện tử Shopee cần lưu ý, cải thiện các yếu như: nghiên cứu từ
khóa, tối ưu hóa trang thông tin sản phẩm, vận hành shop tốt, quảng cáo, các yếu tố
khác khi khách hàng sử dụng bộ lọc tìm kiếm. Chắc chắn rằng vị trí hiển thị của sản
phẩm càng cao sẽ là một lợi thế rất lớn để cạnh tranh giữa các shop trên sàn thương
mại điện tử Shopee.

56
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Xin chào quý Anh/chị!

Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu khoa học với đề tài “"Tối ưu
hóa công cụ tìm kiếm SEO cho ngành hàng thời trang trên sàn TMĐT
Shopee" Những ý kiến đóng góp của Anh/chị là những thông tin vô cùng quý
giá và quan trọng cho sự thành công nghiên cứu. Tôi xin đảm bảo ý kiến của
Anh/chị chỉ dùng cho mục đích học tập, nghiên cứu và hoàn toàn được giữ bí
mật. Rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của Anh/chị. Xin chân thành
cảm ơn!

I. THÔNG TIN:

1. Họ và
Tên: ...........................................................................................................

2. Giới tính:  Nam  Nữ

3. Điện
thoại: ............................................................................................................

II. CÂU HỎI LOẠI TRỪ:

1. Anh/chị thường mua sắm sản phẩm gì trên sàn TMĐT?

 Thời trang  Đồ điện tử  Thực phẩm

2. Anh/chị đã mua hàng trên thương mại điện tử?

 Có (Tiếp tục cuộc khảo sát)  Chưa (Dừng cuộc khảo sát)

III. KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ TỐI ƯU HÓA

Xin cho biết mức độ đồng ý của Anh/chị trong các phát biểu dưới đây theo quy

ước:

57
(1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến;4: Tương
đối đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý)

A – TỪ KHÓA Mức độ ảnh hưởng

1. Việc lựa chọn từ khóa phù hợp với


sản phẩm đem lại thuận lợi cho việc tối
ưu hóa SEO

2. Việc tham khảo và ưu tiên sử dụng


từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp ảnh
hưởng đến việc tối ưu hóa.

3. Việc tham khảo và ưu tiên sử dụng


từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp ảnh
hưởng đến việc tối ưu hóa.

4. Lựa chọn từ khóa làm từ khóa chính,


từ khóa phụ cho trang tìm kiếm

B – THÔNG TIN SẢN PHẨM

5. Tiêu đề sản phẩm phù hợp với ngành


hàng thời trang

6. Thuộc tính sản phẩm đầy đủ, chính


xác

7. Mô tả sản phẩm phù hợp với công


dụng, lợi ích của sản phẩm

8. Hình ảnh/video sản phẩm có chất


lượng tốt, rõ ràng, sắt nét

9. Hình ảnh, video có bố cục hiệu quả

58
để làm nổi bật sản phẩm

10. Hình ảnh, video thể hiện được lợi


ích nổi bật của sản phẩm hoặc khác
biệt của sản phẩm.

11. Không chèn thông tin vào những vị


trí mặc định mà Shopee sẽ sử dụng để
gán nhãn.

12. Hạn chế sử dụng họa tiết hoa văn


trong ảnh, video mô tả sản phẩm để
tránh gây mất tập trung cho khách hàng

C – VẬN HÀNH SHOP TỐT

13. Điểm đánh giá tốt

14. Khách hàng nhận xét, đánh giá tích


cực

15. Lượt bán ra sản phẩm càng cao


càng tốt

D – QUẢNG CÁO

16. Quảng cáo tìm kiếm sản phẩm

17. Quảng cáo tìm kiếm shop

18. Quảng cáo đề xuất có thể bạn cũng


thích

19. Quảng cáo gợi ý hôm nay

E. YẾU TỐ CỦA BỘ LỌC TÌM

59
KIẾM

20. Đăng kí Shopee mall

21. Đạt danh hiệu Shop yêu thích, shop


yêu thích +

22. Thiết lập đơn vị vận chuyển hỏa tốc

23. Shop có đăng kí gói Freeship


Extra/và Hoàn xu Xtra

IV - KHẢO SÁT YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG

HIỆU

Anh/chị vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố tối ưu hoá công cụ
SEO về ngành thời trang trên sàn thương mại điện tử.

(Theo cấp độ giảm dần từ 1 đến 5: 1 là mức quan trọng nhất, 2 là quan trọng
nhì...)

Yếu tố quyết định nên thương hiệu 1 2 3 4 5


1. Từ khóa
2. Thông tin sản phẩm
3. Vận hành shop tốt
4. Quảng cáo
5. Yếu tố bộ lọc tìm kiếm

60
V. Ý KIẾN KHÁC:

Ngoài các nội dung nói trên, Anh/chị còn có ý kiến nào khác nhằm giúp tối ưu
hóa công cụ tìm kiếm SEO cho ngành hàng thời trang trên sàn TMĐT Shopee

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Nhóm Nghiên cứu chân thành cảm ơn Anh/chị đã dành thời gian điền các
thông tin trong bảng câu hỏi khảo sát. Những ý kiến của Anh/chị sẽ giúp
nhóm có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc nghiên cứu này. Chúc
anh/chị và gia đình có thật nhiều sức khỏe!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61
1. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), Báo cáo chỉ số thương mại điện
tử _ EBI 2023
2. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), Báo cáo trải nghiệm dịch vụ tên
miền quý I - 2022
3. Bộ thông tin và Truyền Thông (2013), Sách trắng về công nghệ thông tin và truyền
thông Việt Nam 2013, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội;
4. Cimigo (2010), Báo cáo NetCitizens Việt Nam: Tình hình sử dụng và tốc độ phát
triển Internet tại Việt Nam, www.cimigo.vn;
5. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công thương (2013), Báo
cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2013, www.vecita.gov.vn;
6. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội;
7. Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội;
8. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Lao Động, Hà Nội;
9. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động, Hà Nội;
10. Nguyễn Văn Dững (chủ biên, 2000), Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn,
NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội;
11. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo điện tử - Những vấn đề cơ bản, NXB
Chính trị - Hành chính, Hà Nội;
12. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Sáng tạo tác phẩm báo điện tử, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội;
13. The Missouri Group (2009), Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh
14. Trần Dĩ Hạ (2005), Thuật làm báo, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội;
15. Vũ Kim Hải (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, NXB Thông tấn, Hà Nội:
16. Vũ Quang Hào (2012), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội;
17. Jack Hart (2007), Huấn luyện viên của người viết báo, NXB Thông tấn, Hà Nội;
18. Hà Thu Hương (2002), Đặc điểm công chúng độc giả báo Internet Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ, HV Báo chí và Tuyên truyền;

62
63

You might also like