Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

I.

Định nghĩa
Hai mặt phẳng (α ) và ( β ) được gọi là song song nếu chúng không có điểm chung. Kí hiệu: (α ) // ( β ) .
II. Tính chất
 Định lý 1: Nếu mặt phẳng (α ) chứa hai đường thẳng cắt nhau a và b, và a, b cùng song song với mặt
phẳng ( β ) thì (α ) // ( β ) .
Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi G1 , G2 , G3 lần lượt là trọng tâm của các tam giác
ABC , ACD, ABD. Chứng minh rằng mặt phẳng ( G1G2G3 ) song song với mặt phẳng ( BCD ) .
 Định lý 2: Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước, có một và chỉ một mặt phẳng song song
với mặt phẳng đã cho
 Hệ quả 1
Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng (α ) thì qua d có duy nhất một mặt phẳng
song song với (α )
 Hệ quả 2
Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau
 Hệ quả 3
Cho điểm A không nằm trên mặt phẳng (α ) . Mọi đường thẳng đi qua A và song song với
(α ) đều nằm trong mặt phẳng đi qua A và song song với (α ) .
Ví dụ 2: Cho tứ diện S . ABC có SA
= SB= SC. Gọi Sx, Sy, Sz lần lượt là phân giác ngoài của các
góc S trong ba tam giác SBC , SCA, SAB. Chứng minh
a) Mặt phẳng ( Sx, Sy ) song song với mặt phẳng ( ABC ) .
b) Sx, Sy, Sz cùng nằm trên một mặt phẳng
 Định lý 3: Cho hai mặt phẳng song song. Nếu một mặt phẳng cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng
kia và hai giao tuyến song song với nhau.
 Hệ quả: Hai mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến song song những đoạn bằng nhau.
III. Định lý Ta-let
 Định lý 4: Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kì những đoạn thẳng tương ứng
tỉ lệ.
Nếu d , d ′ là hai cát tuyến bất kì cắt ba mặt phẳng song song (α ) , ( β ) , ( γ ) lần lượt tại các điểm
AB BC CA
A, B, C và A′, B′, C ′ thì = = .
A′B′ B′C ′ C ′A′
IV. Hình lăng trụ và hình hộp
 Hình lăng trụ
Cho hai mặt phẳng song song (α ) và (α ′ ) . Trên (α ) cho đa giác lồi A1 A2 ... An . Qua các đỉnh của
đa giác lồi này, ta vẽ các đường thẳng song song với nhau và cắt (α ′ ) lần lượt tại A1′, A2′ , ..., An′ .
Hình gồm hai đa giác A1 A2 ... An , A1′A2′ ... An′ và các hình bình hành A1 A1′A2′ A2 , A2 A2′ A3′ A3 , ..., An An′ A1′A1
được gọi là hình lăng trụ và được kí hiệu: A1 A2 ... An . A1′A2′ ... An′
Nhận xét
• Các cạnh bên của hình lăng trụ bằng nhau và song song với nhau.
• Các mặt bên của hình lăng trụ là các hình bình hành.
• Hai đáy của hình lăng trụ là hai đa giác bằng nhau.
Lưu ý
• Hình lăng trụ có đáy là tam giác được gọi là hình lăng trụ tam giác
Thầy Đỗ Văn Đức – Khóa học Online Môn Toán Website: http://hocimo.vn/

Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp.

V. Hình chóp cụt
Cho hình chóp S . A1 A2 ... An ; một mặt phẳng ( P ) không qua đỉnh, song song với mặt phẳng đáy của hình
chóp, cắt các cạnh SA1 , SA2 ,..., SAn lần lượt tại A1′, A2′ , ..., An′ . Hình tạo bởi thiết diện A1′A2′ ... An′ và đáy
A1 A2 ... An của hình chóp cùng với các tứ giác A1′A2′ A2 A1 , A2′ A3′ A3 A2 , ..., An′ A1′A1 An gọi là hình chóp cụt.
Tính chất
• Hai đáy của hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và các tỉ số các cặp cạnh tương
ứng bằng nhau.
• Các mặt bên là những hình thang.
• Các đường thẳng chứa các cạnh bên đồng quy tại một điểm.
VI. Bài tập luyện tập
1. Trong mặt phẳng (α ) cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C , D lần lượt vẽ bốn đường thẳng
a, b, c, d song song với nhau và không nằm trên (α ) . Trên a, b, c lần lượt lấy ba điểm A′, B′, C ′ tùy
ý.
a) Hãy xác định giao điểm D′ của đường thẳng d với mặt phẳng ( A′B′C ′ ) .
b) Chứng minh A′B′C ′D′ là hình bình hành.
2. Cho hình lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′. Gọi M và M ′ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và
B′C ′.
a) Chứng minh rằng AM song song với A′M ′.
b) Tìm giao điểm của mặt phẳng ( AB′C ′ ) với đường thẳng A′M .
c) Tìm giao tuyến d của hai mặt phẳng ( AB′C ′ ) và ( BA′C ′ ) .
d) Tìm giao điểm G của đường thẳng d với mặt phẳng ( AM ′M ) . Chứng minh G là trọng tâm của
tam giác AB′C ′.
3. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′.
a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng ( BDA′ ) và ( B′D′C ) song song với nhau.
b) Chứng minh rằng đường chéo AC ′ đi qua trọng tâm G1 và G2 của hai tam giác BDA′ và B′D′C.
c) Chứng minh G1 và G2 chia đoạn AC ′ thành ba phần bằng nhau.
d) Gọi O và I lần lượt là tâm của các hình bình hành ABCD và AA′C ′C. Xác định thiết diện của
mặt phẳng ( A′IO ) với hình hộp đã cho.
4. Cho hình chóp S . ABCD. Gọi A1 là trung điểm của cạnh SA và A2 là trung điểm của đoạn AA1. Gọi
(α ) và ( β ) là hai mặt phẳng song song với mặt phẳng ( ABCD ) và lần lượt đi qua A1 , A2 . Mặt phẳng
(α ) cắt các cạnh SB, SC , SD lần lượt tại B1 , C1 , D1. Mặt phẳng ( β ) cắt các cạnh SB, SC , SD lần
lượt tại B2 , C2 , D2 . Chứng minh:
a) B1 , C1 , D1 lần lượt là trung điểm của các cạnh SB, SC , SD.
=b) B1 B2 B= 2 B; C1C2 2C ; D1 D2
C= D2 D.
c) Chỉ ra các hình chóp cút có một đáy là tứ giác ABCD.
5. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M , N lần lượt là trung điểm của SA, SD.

a) Chứng minh rằng ( OMN ) // ( SBC ) .


b) Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của AB, ON . Chứng minh PQ // ( SBC ) .

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2 Thầy Đỗ Văn Đức – http://facebook.com/dovanduc2020


D4 – Hai mặt phẳng song song Website: http://hocimo.vn/
6. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M , N lần lượt là trung điểm của SA và
CD.

a) Chứng minh rằng ( OMN ) // ( SBC ) .


b) Gọi I là trung điểm của SD, J là một điểm trên ( ABCD ) và cách đều AB, CD. Chứng minh rằng
IJ // ( SAB ) .

7. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M , N , P, Q là trung điểm của BC , AB, SB, AD.

a) Chứng minh rằng ( MNP ) // ( SAC ) .


b) Chứng minh rằng PQ // ( SCD ) .
c) Gọi I là giao điểm của AM và BD; J là điểm thuộc SA sao cho AJ = 2 JS . Chứng minh
IJ // ( SBC ) .

8. Cho hình chóp S . ABCD, có đáy là hình bình bình hành tâm O. Gọi M , N lần lượt là trung điểm của
SA và CD.

a) Chứng minh rằng ( OMN ) // ( SBC ) .


b) Tìm giao điểm I của ON và ( SAB ) .
= SI ∩ BM , H là trọng tâm của ∆SCD. Chứng minh GH // ( SAD ) .
c) Gọi G
d) Gọi J là trung điểm của AD, E ∈ MJ , chứng minh rằng OE // ( SCD ) .

9. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M , N lần lượt là trung điểm của SB và
SC. Lấy P ∈ SA.

a) Tìm giao tuyến ( SAB ) và ( SCD ) .


b) Tìm giao điểm SD và ( MNP ) .
c) Tìm thiết diện của hình chóp và mặt phẳng ( MNP ) . Thiết diện là hình gì?
d) Gọi J ∈ MN . Chứng minh rằng OJ // ( SAD ) .

10. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi I , J , G, P, Q là trung điểm của
DC , AB, SB, BG, BI .

a) Chứng minh rằng ( IJG ) // ( SAD ) .


b) Chứng minh rằng PQ // ( SAD ) .
c) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ( SAC ) và ( IJG ) .
d) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng ( ACG ) và ( SAD ) .

11. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của
BC , CD, SC.

a) Chứng minh rằng ( MNP ) // ( SBD ) .


b) Tìm giao tuyến ( SAB ) và ( SCD ) .
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Đỗ Văn Đức – http://facebook.com/dovanduc2020 3


Thầy Đỗ Văn Đức – Khóa học Online Môn Toán Website: http://hocimo.vn/

c) Tìm giao tuyến của ( MNP ) và ( SAD ) . Suy ra giao điểm của SA và ( MNP ) .
d) Gọi I =AP ∩ SO, J =AM ∩ BD. Chứng minh rằng IJ // ( MNP ) .

Phần trắc nghiệm


12. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, tam giác SAB đều. Gọi M là điểm thuộc AD
= x, x ∈ ( 0; a ) . Mặt phẳng (α ) đi qua M và song song với ( SAB ) lần lượt cắt các cạnh
sao cho AM
2a 2 3
CB, CS , SD tại N , P, Q. Tìm x để diện tích tứ giác MNPQ bằng .
9
2a a a a
A. . B. . C. . D. .
3 4 9 3
13. Cho hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ có cạnh a. Gọi M là trung điểm của AB, N là tâm của hình
vuông AA′D′D. Tính diện tích của thiết diện của hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ tạo bởi mặt phẳng
( CMN ) .
a 2 14 3a 2 14 3a 2 a 2 14
A. . B. . C. . D. .
4 4 4 2
14. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình thang, đáy lớn=
BC 2a= , AB b. Mặt bên ( SAD ) là
, AD a=
tam giác đều. Mặt phẳng (α ) qua điểm M trên cạnh AB và song song với các cạnh SA và BC , cắt
CD, SC , SB lần lượt tại N , P, Q. Đặt
= x AM ( 0 < x < b ) . Giá trị lớn nhất của diện tích thiết diện tạo
bởi (α ) và hình chóp S . ABCD là

a2 3 a2 3 a2 3 a2 3
A. . B. . C. . D. .
6 12 3 2
15. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′. Trên cạnh AB lấy điểm M khác A và B. Gọi ( P ) là mặt phẳng đi qua
AM
M và song song với mặt phẳng ( ACD′ ) . Đặt = k ( 0 < k < 1) . Tìm k để thiết diện của hình hộp
AB
và mặt phẳng ( P ) có diện tích lớn nhất

1 3 1 2
A. k = . B. k = . C. k = . D. k = .
2 4 4 5
16. Cho hình bình hành ABCD. Gọi Bx, Cy, Dz là các đường thẳng song song với nhau, lần lượt đi qua
B, C , D và nằm trên một phía của mặt phẳng ( ABCD ) , đồng thời không nằm trong mặt phẳng
( ABCD ) . Một mặt phẳng đi qua A , cắt Bx, Cy, Dz lần lượt tại B′, C ′, D′ với= DD′ 4. Khi
BB′ 2,=
đó độ dài CC ′ bằng bao nhiêu?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

4 Thầy Đỗ Văn Đức – http://facebook.com/dovanduc2020

You might also like