Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM

A. Bảo hiểm trách nhiệm cộng đồng


1. Khái niệm
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng là loại hình bảo hiểm bồi thường cho bên
thứ 3 những tổn thất vật chất bất ngờ hoặc bệnh tật về người, những tổn thất về
tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh xảy ra trong thời gian bảo hiểm và
trong phạm vi địa lý quy định trong hợp đồng bảo hiêm.
- Ngoài ra, công ty bảo hiểm còn bổi hoàn các chi phí kiện tụng và tổn thất cho
bên được bảo hiểm khi phát sinh và liên quan đến sự kiện bảo hiểm. Bồi hoàn
tất cả chi phí khi bên nguyên đơn chống lại người được bảo hiểm.
2. Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm công cộng
a. Đối tượng bảo hiểm: Người và tài sản của bên thứ 3
b. Người được bảo hiểm: Người đại diện các tổ chức, công ty, doanh
nghiệp, văn phòng đại diện... hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
c. Phạm vi bảo hiểm:
- Bồi thường các khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách
nhiệm pháp lí phải bồi thường đối với:
+ Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật, ốm đau)
+ Những tổn thất hay thiệt hại bất ngờ về tài sản phát sinh từ hoạt
động sản xuất kinh doanh trong thời hạn bảo hiểm và phạm vi địa lí
qui định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng
+ Bồi hoàn cho bên nguyên đơn chống lại người được bảo hiểm
+ Chi phí đã phát sinh với sự chấp thuận bằng văn bản của người bảo
hiểm
3. Trường hợp loại trừ:
- Hành động hoặc sai sót có tính chất cố ý của Người được bảo hiểm
- Trách nhiệm mà Người được bảo hiểm chấp nhận theo một thỏa thuận, trừ khi
Người được bảo hiểm đương nhiên phải chịu trách nhiệm đó cho dù không có
thỏa thuận.
- Những người thương tật, ốm đau cho bất kỳ người nào thực hiện hợp đồng
dịch vụ hay hợp đồng học nghề với Người được bảo hiểm.
- Trách nhiệm đối với những thiệt hại về tài sản, thiệt hại do dịch chuyển hoặc
suy yếu của vật chống đỡ gây ra
- Trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp do chiến tranh, xâm lược, bạo động gây
ra
4. Giới hạn trách nhiệm và phí bảo hiểm
Giới hạn trách nhiệm: Là số tiền do Người được bảo hiểm và Doanh nghiệp bảo
hiểm thỏa thuận, thông thường dựa vào tài sản và người xung quanh của bên thứ ba.
Phí bảo hiểm =giới hạn trách nhiệm x tỉ lệ phí.
Tùy theo nghành nghề kinh doanh của Người được bảo hiểm mà cách tính phí dựa
trên giới hạn trách nhiệm hoặc doanh thu của Người được bảo hiểm.
5. Một số ví dụ về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng như:
Một khách hàng trượt chân, vấp ngã do tấm thảm lỏng lẻo ở quầy tiếp tân, trật
khớp gối phải phẫu thuật và tiếp nhận vật lý trị liệu hàng tháng.
Một khách hàng đi mua đồ trong siêu thị, hàng hóa trên kệ rơi vào người làm anh
ấy bị thương.
Sử dụng giàn giáo trong xây dựng không đảm bảo được an toàn, một nhân viên
trượt chân và làm rơi công cụ của mình vào một người đi đường đang chờ xe buýt gây
ra thương tích.

B. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm


1. Khái niệm
- Căn cứ pháp lý:
+ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000 QH10 ký ngày 9/12/2000
+ Căn cứ vào bộ luật dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Trách nhiệm sản phẩm là trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán
sỉ, người bán lẻ hoặc người cung cấp một sản phẩm đối với người mua, người sử dụng hoặc
khách hàng.
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm là là loại bảo hiểm mà doanh nghiệp mua để bảo vệ chính
mình trước những khoản chi phí có thể phát sinh khi sản phẩm của họ gây ra thiệt hại cho
người tiêu dùng hoặc tài sản của họ. Với bảo hiểm này, doanh nghiệp sẽ được bảo vệ khỏi
những khoản phí bồi thường và chi phí pháp lý có thể phát sinh.

2. Đặc trưng cơ bản


a) Người được bảo hiểm
- Các NSX, nhà phân phối, người bán sỉ, người bán lẻ
- Người cung cấp 1 sản phẩm đối với người mua, người sử dụng hoặc khách hàng trên thị
trường trong và ngoài nước (Trừ MỸ và CANADA)
b) Đối tượng
- Là các sản phẩm được chế tạo với mục đích sử dụng của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc
cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Nhà sản xuất và bán lẻ thực phẩm bị khách hàng khiếu nại do sản phẩm của họ gây
ngộ độc cho khách hàng
Nhà sản xuất và bán lẻ bình ga bị khách hàng khiếu nại do sản phẩm của họ không
đảm bảo gây ra thiệt hại về tài sản khi bình ga nổ.
c) Các sản phẩm không được bảo hiểm
- Sản phẩm có Asbestos (hay còn gọi là Amiăng(Tiếng Pháp). Hít phải có thể gây ra những
bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, bệnh bụi phổi và thậm chí có thể gây tử vong. Một số
sản phẩm có chứa Asbestos như vật liệu cách nhiệt, cách âm hoặc vật liệu xây dựng như xi
măng, vật liệu lót sàn, ốp tường, mái nhà.)
- Sản phẩm biến đổi gen
- Nấm độc
- Thuốc lá
- Vũ khí
- Hóa chất độc hại
-…
d) Phạm vi địa lý
- Tùy theo nhu cầu của Người được bảo hiểm và khả năng của Công ty bảo hiểm có thể bảo
hiểm trong lãnh thổ Việt Nam hoặc trên toàn Thế giới (Trừ Mỹ, Canada).
e) Luật áp dụng: Việt Nam
f) Phạm vi bảo hiểm
- Tất cả các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải trả như tiền bồi
thường cho:
+ Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật, ốm đau)
+ Những thiệt hại bất ngờ về tài sản
- Tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng
Ví dụ: Bạn là nhà sản xuất và bán lẻ đồ điện tử và đã mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
của mình. Nếu sản phẩm điện tử do bạn bán ra có 1 lỗi kỹ thuật nghiêm trọng làm nó phát nổ
gây thiệt hại về người và tài sản cho khách hàng. Trong trường hợp này thì bên bảo hiểm
trách nhiệm sản phẩm sẽ bồi thường cho những khoảng tiền mà bạn phải trả cho những thiệt
hại đó.
Hoặc Nếu có vụ kiện pháp lý từ khách hàng thì bảo hiệm trách nhiệm sản phẩm cũng sẽ chịu
trách nhiệm chi trả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng phát sinh trong quá trình giải quyết
vụ kiện.

3. Trường hợp loại trừ


- Hậu quả của 1 hành động hoặc sai sót có chủ tâm của Người được bảo hiểm
- Trách nhiệm mà Người được bảo hiểm chấp nhận theo 1 thỏa thuận
- Trách nhiệm đối với việc gây thương tật, ốm đau cho bất kỳ người nào thực hiện hợp đồng
dịch vụ hay hợp đồng học nghề ký với Người được bảo hiểm.
- Trách nhiệm đối với những thiệt hại về tài sản.
- Trách nhiệm về thương tật, ốm đau, tổn thất hay thiệt hại
- Trách nhiệm nảy sinh trực tiếp hay gián tiếp từ thiết kế, bản vẽ, công thức hay tài liệu kỹ
thuật hàng hóa, chỉ dẫn, lời khuyên bảo hoặc các thông tin về đặc tính, cách sử dụng, lưu kho
hay cách áp dụng của cửa hàng hóa.
- Trách nhiệm cho sự khiếm khuyết, tính chất độc hại hoặc tính không thích hợp của hàng
hóa của những hàng hóa do Người được bảo hiểm cung cấp.
- Bất kỳ vụ kiện đòi bồi thường nào được xét xử tại tòa án nước ngoài.
- Mọi trách nhiệm phát sinh từ các nguyên nhân sau:
+ Bức xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nguyên liệu hạt nhân hay chất thải hạt nhân do đốt
cháy nhiên liệu hạt nhân (bao gồm cả quá trình tự đốt cháy hay quá trình phân hủy hạt nhân)
+ Các thuộc tính phóng xạ, độc hại, nổ hay các thuộc tính nguy hiểm khác của thiết bị nổ hạt
nhân, nguyên liệu vũ khí hạt nhân hay các chất có thành phần cấu tạo hạt nhân.
+ Nhiễm bệnh do chất amiăng hay các bệnh tật có liên quan khác (bao gồm cả ung thư).
- Trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp xảy ra bởi, thông qua do hậu quả của:
+ Chiến tranh, xâm lược, hành động, hành động thù địch, chiến sự hay các hoạt động chiến
tranh
+ Nội chiến, bạo động, quần chúng nổ dậy có quy mô hoặc có nguy cơ phát triển thành 1
cuộc khởi nghĩa quần chúng, đảo chính.

4. Giới hạn trách nhiệm và phí bảo hiểm


Giới hạn trách nhiệm: là số tiền do Người được bảo hiểm và Doanh nghiệp bảo
hiểm thỏa thuận, thường là số tiền ước tính đủ để bồi thường cho một sự cố và cho cả
năm bảo hiểm, tùy theo từng loại sản phẩm.
Phí bảo hiểm= doanh thu x tỉ lệ phí
Phí được tính trên cơ sở lấy tỉ lệ phí trên nhân với tổng doanh thu, hoặc tổn lương
hoặc tổng số nhân viên( theo biểu phí). Việc điều chỉnh lương phải được thực hiện vào
cuối thời hạn bảo hiểm trên cơ sở điều chỉnh và cân đối giữa phí thực tế và phí ước
tính đã nộp.

5. Ví dụ về bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm


- Công ty Bảo hiểm Bảo Việt: là doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam với trên 55
năm kinh nghiệm hoạt động. Các sản phẩm mà công ty Bảo Việt bảo hiểm như là:
+ Bảo hiểm trách nhiệm sản xuất suất ăn cho các trường học, doanh nghiệp,…
+ Bảo hiệm trách nhiệm sản xuất hàng tiêu dùng như mũ bảo hiểm, bình nóng lạnh, đồ gia
dụng,…
+ Bảo hiểm trách nhiệm sản xuất máy móc công nghiệp như: thang máy, cần cẩu,…
- Công ty bảo hiểm PVI: là hãng bảo hiểm đứng thứ 2 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Và
không thể không nói đến một trong những sản phẩm uy tín của PVI là loại hình bảo hiểm
trách nhiệm sản phẩm.
- Các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm nổi bật của PVI: Thiết bị điện, sản xuất bê
tông, cung cấp thực phẩm, đồ chơi trẻ em, phương tiện giao thông, dược phẩm,…

C. Bảo hiểm trách nhiệm dự án


1. Khái niệm
Là loại bảo hiểm bồi thường cho những người làm nghề kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn
trong quá trình thực hiện công việc về dịch vụ xây dựng do bất cẩn, thiếu sót gây ra
những thương tật thân thể, thiệt hại về vật chất.

2. Đặc trưng cơ bản


a. Đối tượng tham gia gói bảo hiểm trách nhiệm gồm có:
 Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:
 Tổ chức hành nghề luật sư
 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
 Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại
Việt Nam
 Nhà thầu tư vấn xây dựng
 Doanh nghiệp thẩm định giá
 Tổ chức hành nghề công chứng
 Cơ sở và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
 Công ty quản lý quỹ
 Công ty chứng khoán
b. Người được bảo hiểm:
Các công ty tư vấn về kiến trúc xây dựng

c. Phạm vi địa lý: Trong lãnh thổ Việt Nam


d. Luật áp dụng: Việt Nam
e. Phạm vi bảo hiểm:
 Trách nhiệm pháp lý đối với bất kì khiếu nại nào được lập chống lại người
được bảo hiểm trong thời hạn hiệu lực của đơn phát sinh từ những lối, thiếu sót
hoặc sự bất cẩn của Người được bảo hiểm hoặc nhân viên của họ trong viecj
thực hiện các công việc được xác định trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm công
việc tư vấn thiết kế và/hoặc tư ván giám sát công trình.
 Chí phí và phí tổn thất phát sinh nhằm bào chữa, giải quyết bất kỳ khiếu nại
nào được công ty bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản.
 Tổng số tiền bồi thường không vượt quá Hạn mức trách nhiệm ghi rõ trong
HĐBH.
3. Trường hợp loại trừ
a. Loại trừ công việc

 Sản xuất, xây dựng, thay đổi, sửa chữa, bảo dưỡng, tu bổ, xử lý bất kỳ hàng
hóa, sản phẩm nào mà Người được bảo hiểm bán ra, cung cấp hoặc phân phối
từ bất kỳ việc kinh doanh hoặc bất kỳ công việc nào ngoài những công việc
được nêu trong Giấy chứng nhận, cho dù những công việc đó có thể liên quan
đến công việc kinh doanh như đã nêu trong Giấy chứng nhận.
 Người được bảo hiểm hoạt động với tư cách là nhà thầu, nhà sản xuất hay nhà
cung cấp.
 Thiệt hại về thân thể của người làm thuê theo hợp đồng làm việc hay học nghề
 Khiếu nại do hậu quả của hành vi không trung thực, cổ tỉnh, hành vì tội phạm
hoặc hành vi bất hợp pháp nào của người được bảo hiểm hoặc người làm thuê
cho họ.
 Quyền sở hữu, sử dụng, chiếm giữ, hoặc thuê mướn các tài sản, kể cả cố định
hoặc di động, bao gồm cả phương tiện đi lại dưới nước, trên không hay trên bộ
của hoặc nhân đanh Người được bảo hiểm.
b. Loại trừ rủi ro

 Mất mát hoặc thiệt hại do phóng xạ ion hóa, phóng xạ hạt nhân, tính chất nhiễm
xạ, độc hại. để gây nổ của thiết bị hạt nhân.
 Hậu quả của chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, nội chiến, khủng bố,
cách mạng khởi nghĩa, tiếm quyền quân sự.
 Phi bảng bôi nhọ hoặc vu khống.
 Vi phạm bằng sáng chế, bản quyền, tên thương mại, nhân thương mại, hoặc
thiết kế đã được đăng ký
 Bất kỳ tài liệu được biết, in ấn hoặc tại lập bằng bất kỳ phương pháp nào khác
hoặc các thông tin được lưu trữ bằng điện tư hoặc máy tính hoặc các tài sản vật
chất đã bị mất, thấ lạc hoặc phá hủy khi chúng đang được ủy thác cho Người
được bảo hiểm trông nom, giữ gìn hoặc kiểm soát
 Người được bảo hiểm mất khả năng thanh toán.
c. Loại trừ chi phí

 Tổn thất tài chính do những mức dự tính về chi phí quá giới hạn về thời gian bị
vượt quá
 Các khoản tiền phạt, các hình phạt hoặc bất kỳ các khoản bồi thường thiệt hại
nào do các hình phạt quy định.
 Bất kỳ việc bào lãnh hay bảo đảm nào do người được bảo hiểm đưa ra dẫn đến
làm tăng trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm, nhưng điểm loại trừ
này sẽ không áp dụng đối với phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm có thể
vẫn phải gánh chịu dù có hay không có các đảm bảo hoặc bảo lãnh đó.
 Các khiếu nại được lập bởi các bên được bảo hiểm nhằm chống lại nhau hoặc
được lập bởi một bên mà:
 Bên đó thuộc quyền sở hữu, kiểm soát hay điều hành quản lý dù là trực
tiếp hay gián tiếp của một bên được bảo hiểm nào đó.
 Bất kỳ bên được bảo hiểm nào là đối tác, làm tư vấn hoặc làm thuê cho
bên đó.
 Các khiếu nại đối với tổn thất về tài chính phát sinh từ việc mất khả năng sử
dụng, mất lợi nhuận, tính năng hoạt động kém liên quan đến chất lượng, số
lượng, hiệu suất hay hiệu quả của bất kỳ máy móc thiết bị nào.
 Các chi phí sửa lại các bản vẽ, sơ đồ, các chỉ tiết kỹ thuật hay danh mục của các
chỉ tiết kỹ thuật do hậu quả của một khiếu nại có thể được bảo hiểm theo Quy
tắc bảo hiểm này, nhưng điểm loại trừ này không áp dụng đối với những chỉ phí
nào do khách hàng của người được bảo hiểm khiếu nại.
 Bất kỳ tổn thất tài chính nào không liên quan đến bất kỳ thiệt hại tài sản hoặc
thiệt hại thân thế nào (tổn thất thuần túy về tài chính)
 Không thực hiện được về hạch toán tiền.
4. Giới hạn trách nhiệm và phí bảo hiểm
a. Giới hạn trách nhiệm
Giới hạn bồi thường bao gồm giới hạn bồi thường cho mỗi khiếu nại và giới hạn bồi
thường tổng cộng cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm. Các mức này do Người được bảo
hiểm lựa chọn tuy nhiên mức giới hạn trách nhiệm này không vượt quá giá trị công
trình của từng dự án.
b. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm = Tỉ lệ phí x Phí dịch vụ (của nhà tư vẫn hưởng từ công việc liên
quan)

 Tỷ lệ phí: Được áp dụng theo từng loại công trình và tính chất công việc tư vấn
 Phí dịch vụ: là phí của nhà tư vấn được hưởng từ việc thực hiện công việc
chuyên môn
5. Ví dụ về bảo hiểm trách nhiệm dự án

 Kiến trúc sư thiết kế nhà ở và sau đó công trình có vấn đề sụp đổ, gãy trụ hoặc
không đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Kiến trúc sư sẽ được bồi thường
trách nhiệm nếu bị kiện do lỗi thiết kế.
 Kỹ sư tư vấn lắp đặt hệ thống cấp nước cho khu công nghiệp nhưng gây ô
nhiễm nước: Sẽ được bồi thường khi có sai phạm dẫn tới ô nhiễm môi trường.
 Kiến trúc sư thiết kế nhà máy xử lý chất thải nhưng gây sụp đổ, tai nạn cho
người lao động: Sẽ được bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chi trả.
 Kỹ sư tư vấn thiết kế cầu nhưng phát hiện sau này cầu có vấn đề về kết cấu: Sẽ
được bảo vệ khi bị kiện.

You might also like