Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI
LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI - THẾ LƯỠNG NAN CỦA
NGƯỜI TÙ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

Họ và tên: Tạ Quốc Hiến. MSV: 2215110126


Họ và tên: Ngô Đức Tài. MSV: 2215110338
Lớp: KTE201(GD1+2-HK2-2223).5
Giảng viên giảng dạy: PGS.TS Nguyễn Thị Tường Anh

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................3
I. Lý thuyết trò chơi - Thế lưỡng nan của hai người tù.........................................................4
1. Lịch sử ra đời của lý thuyết trò chơi.......................................................................4
 Những công trình nghiên cứu đầu tiên.........................................................................4
 Lý thuyết trò chơi dần hoàn thiện về nội dung và các mô hình...................................4
 Lý thuyết được mở rộng và ứng dụng..........................................................................4
 Phát triển tiếp cận thực nghiệm....................................................................................4
2. Nội dung của lý thuyết trò chơi................................................................................4
a. Câu chuyện thú vị về thế lưỡng nan của hai người tù.............................................5
b. Những khái niệm cơ bản trong lý thuyết trò chơi:...................................................5
 Người chơi....................................................................................................................6
 Chiến lược....................................................................................................................6
 Cân bằng Nash..............................................................................................................6
 Điểm số/Lợi ích............................................................................................................6
c. Một số mô hình phổ biến của lý thuyết trò chơi.......................................................6
 Mô hình Trò chơi không hợp tác và lợi ích tối đa........................................................6
 Mô hình trò chơi hợp tác (cooperative game)..............................................................7
II. Một số ứng dụng thực tiễn của lý thuyết trò chơi trong Kinh tế và Kinh doanh.........8
1. Lý thuyết trò chơi ảnh hưởng đến những quyết định cạnh tranh giữa các tập
đoàn trong thị trường “Độc quyền tập đoàn”............................................................8
2. Những ứng dụng riêng của 2 loại mô hình phổ biến của lý thuyết trò chơi........9
a. Mô hình trò chơi hợp tác...........................................................................................9
 Liên minh doanh nghiệp.............................................................................................10
 Giao dịch đa phần tử...................................................................................................10
 Chia sẻ lợi nhuận........................................................................................................11
b. Mô hình trò chơi không hợp tác và lợi nhuận tối đa:............................................11
 Cạnh tranh giữa các công ty.......................................................................................11
 Chiến lược đầu tư.......................................................................................................12
KẾT LUẬN..................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................14

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những quyết
định khó khăn và các tình huống lý thú, nơi mà lý thuyết trò chơi - thế lưỡng nan của
hai người tù trở thành một công cụ quan trọng để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về tình
hình. Được phát triển bởi các nhà khoa học những năm 1920, lý thuyết trò chơi đã thu
hút sự quan tâm và áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế và kinh doanh.
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ khám phá sự tương quan giữa lý thuyết trò chơi và
thế lưỡng nan của hai người tù với một số ứng dụng thực tiễn trong kinh tế và kinh
doanh. Chúng ta sẽ đi sâu vào khám phá các khía cạnh quan trọng của lý thuyết trò
chơi, bao gồm câu chuyện thú vị về thế lưỡng nan của người tù, những mô hình phổ
biến trong lý thuyết trò chơi. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ xem xét cách lý thuyết trò
chơi có thể được áp dụng để phân tích và giải quyết các tình huống thực tế trong lĩnh
vực kinh tế và kinh doanh.
Mục tiêu của tiểu luận này là đưa ra một cái nhìn tổng quan về lý thuyết trò chơi và thế
lưỡng nan của hai người tù, và sự ứng dụng của chúng trong kinh tế và kinh doanh.
Chúng ta sẽ tìm hiểu cách lý thuyết trò chơi có thể giúp chúng ta hiểu và phân tích các
quyết định chiến lược của các bên trong một tình huống tương tác, và làm thế nào
chúng có thể được áp dụng để đạt được sự cân bằng và lợi ích tối đa trong các cuộc
chơi thương mại, đàm phán và quyết định kinh doanh.
Tiểu luận này sẽ được chia thành ba phần chính. Phần đầu tiên sẽ giới thiệu về lý
thuyết trò chơi và thế lưỡng nan của hai người tù, tìm hiểu cách các quyết định được
đưa ra và các kết quả có thể xảy ra trong một tình huống lý thuyết trò chơi cơ bản.
Phần thứ hai sẽ tập trung vào những ứng dụng thực tiễn của lý thuyết trò chơi trong
kinh tế, bao gồm một số ứng dụng trong thương mại, đàm phán và quyết định kinh
doanh. Cuối cùng, phần ba sẽ tổng kết và đưa ra những kết luận về tầm quan trọng và
tiềm năng của lý thuyết trò chơi trong kinh tế và kinh doanh.

3
I. Lý thuyết trò chơi - Thế lưỡng nan của hai người tù
1. Lịch sử ra đời của lý thuyết trò chơi
 Những công trình nghiên cứu đầu tiên
Từ những năm 1920-1930: Emile Borel đã phát triển lý thuyết trò chơi đầu tiên với trò
chơi poker, vài năm sau đó, John von Neumann và Oskar Morgenstern cũng đã cho
xuất bản cuốn sách "Theory of Games and Economic Behavior" (Lý thuyết trò chơi và
hành vi kinh tế), đánh dấu sự khởi đầu chính thức của lý thuyết trò chơi và ứng dụng
của nó trong kinh tế.Phát triển trong lĩnh vực kinh tế
 Lý thuyết trò chơi dần hoàn thiện về nội dung và các mô hình
Từ những năm 1940-1950, John Nash- một nhà kinh tế học và toán học người Mỹ đã
đưa ra khái niệm cân bằng Nash (Nash Equilibrium), khám phá về trạng thái ổn định
trong trò chơi không hợp tác, qua đó đóng góp quan trọng cho lý thuyết trò chơi và
kinh tế.

 Lý thuyết được mở rộng và ứng dụng


Những năm 1960-1980, John Harsanyi đã phát triển lý thuyết trò chơi với không gian
thông tin không đầy đủ, mở rộng lý thuyết trò chơi với các yếu tố không chắc chắn.
Trong khi đó Reinhard Selten đã đề xuất khái niệm cân bằng Selten (Selten's
equilibrium), mở rộng khái niệm cân bằng Nash trong trò chơi với thông tin không đầy
đủ.

 Phát triển tiếp cận thực nghiệm


Từ những năm 1980 trở đi, Robert Aumann- Nhà toán học và kinh tế người Mỹ gốc
Đức- đã phát triển lý thuyết trò chơi trong ngữ cảnh của thông tin không đối xứng và
đưa ra các tiêu chuẩn và phân tích về hợp tác và đối thoại trong trò chơi.

Từ đó, lý thuyết trò chơi đã phát triển mạnh mẽ và có sự ứng dụng rộng rãi trong các
lĩnh vực như kinh tế, quản lý, chính trị, công nghệ, khoa học xã hội và sinh học. Các
nhà nghiên cứu và học giả tiếp tục đóng góp vào lĩnh vực này, mở rộng và phát triển
các mô hình và ứng dụng của lý thuyết trò chơi.
2. Nội dung của lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi nghiên cứu cách các người chơi tương tác và đưa ra các lựa chọn
trong một tình huống nhất định. Lý thuyết trò chơi giúp mô hình hóa và dự đoán hành
vi của người chơi trong các tình huống phức tạp, nhằm tối đa hóa lợi ích hoặc đạt được
kết quả tốt nhất. Để hình dung rõ hơn, hãy cũng xét một ví dụ kinh điển minh học cho
lý thuyết trò chơi dạng tĩnh với thông tin không đầy đủ sau:

4
a. Câu chuyện thú vị về thế lưỡng nan của hai người tù
Giả sử Giáp và Ất cùng nhau ăn trộm, tuy nhiên công an lại chưa tìm được đủ chứng
cứ để có thể kết tội hai người. Mặc dù công an có thể tạm giam hai người nhưng chưa
thể kết tội nếu cả Giáp và Ất cùng không nhận tội. Công an mới nghĩ ra một cách như
sau khiến Giáp và Ất phải cung khai đúng sự thật. Công an sẽ giam Giáp và Ất vào hai
phòng tách biệt, không cho phép họ được thông tin cho nhau và thông báo với mỗi
người rằng: Nếu cả hai cùng không chịu nhận tội thì mỗi người sẽ bị giữ thêm 1 tháng
để thẩm tra và tìm thêm chứng cứ. Nếu cả hai cùng khai nhận tội thì mỗi người sẽ phải
ngồi tù 3 tháng. Nếu chỉ có một người nhận tội còn người kia ngoan cố không chịu
nhận tội thì người thành khẩn cung khai sẽ được hưởng sự khoan hồng và không phải
ngồi tù, trong khi người kia sẽ chịu hình phạt nặng hơn, ngồi tù thay cả phần của người
kia với thời gian 6 tháng. Các khả năng và kết cục này được trình bày theo cách chuẩn
tắc trong bảng dưới đây.

Tội phạm Giáp

Thú nhận Khai Không khai

Khai 3 (Ất)- 3 (Giáp) 0 (Ất) - 6 (Giáp)


Ất
1 (Ất) - 1 (Giáp)
Không khai 6 (Ất) - 0 (Giáp)

Trong trò chơi này, Giáp và Ất mỗi người chỉ có thể lựa chọn một trong hai chiến lược
(hành động): Khai hoặc không khai. Giáp có thể tư duy thế này. “Nếu thằng Ất nhận
tội mà mình lại không nhận tội thì nó trắng án còn mình phải ngồi bóc lịch những 6
tháng. Như thế thì thà mình cũng nhận tội để chỉ phải ngồi tù 3 tháng còn hơn”. Rồi
Giáp lại nghĩ, “nhưng ngộ nhỡ thằng Ất nó ngoan cường không khai thì mình nên thế
nào nhỉ? Nếu nó không khai mà mình cũng không khai thì mình phải ngồi tù 1 tháng,
nhưng mà nếu mình khai thì mình còn được tha bổng cơ mà. Như vậy tốt nhất là mặc
kệ thằng Ất, mình cứ thật thà khai báo là hơn.” Như vậy, dù Ất có lựa chọn thế nào thì
chiến lược tốt nhất của Giáp là khai nhận tội. Tương tự như vậy, dù Ất có lựa chọn thế
nào thì chiến lược tốt nhất của Giáp là khai nhận tội. Nói cách khác, đối với cả Giáp và
Ất thì chiến lược “khai nhận tội” là chiến lược áp đảo (ưu thế - dominant strategy) so
với chiến lược “không khai”. Ngược lại, chiến lược “không khai” là chiến lược bị áp
đảo (khiếm thế - dominated strategy) so với chiến lược “khai nhận tội.”

5
b. Những khái niệm cơ bản trong lý thuyết trò chơi:
Từ ví dụ minh họa trên, có thể thấy rằng: Lý thuyết trò chơi là một lĩnh vực nghiên
cứu trong kinh tế, toán học và khoa học xã hội, tập trung vào việc phân tích hành vi
của các người chơi trong các tình huống tương tác. Trong một tình huống lý thuyết trò
chơi cơ bản, các quyết định được đưa ra và kết quả có thể xảy ra phụ thuộc vào các
yếu tố sau đây:

 Người chơi
Là các cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị tham gia vào trò chơi và có ý định đạt được mục
tiêu riêng. Mỗi người chơi đưa ra quyết định của riêng mình dựa trên mục tiêu, lợi ích
và nhận thức về tình huống được đưa ra

 Chiến lược
Là lựa chọn hành động của mỗi người chơi trong trò chơi. Một chiến lược định rõ cách
mà một người chơi sẽ hành động trong mỗi tình huống.
 Cân bằng Nash
Là trạng thái trong trò chơi mà không có người chơi nào có thể cải thiện lợi ích cá
nhân bằng cách thay đổi chiến lược của mình một cách đơn phương.Cân bằng Nash
thường được xem là một trạng thái ổn định của trò chơi và là một khái niệm quan
trọng khi xét đến ứng dụng của nó trong kinh tế và kinh doanh

 Điểm số/Lợi ích


Mỗi kết quả trong trò chơi có thể được đánh giá thông qua một hệ thống điểm số hoặc
lợi ích tương ứng. Điểm số/lợi ích này có thể được sử dụng để xác định kết quả tốt
nhất hoặc tối ưu cho mỗi người chơi.
c. Một số mô hình phổ biến của lý thuyết trò chơi
 Mô hình Trò chơi không hợp tác và lợi ích tối đa
Cũng được gọi là mô hình trò chơi không hợp tác và Nash Equilibrium, tập trung vào
việc nghiên cứu quyết định của các cá nhân độc lập trong một tình huống tương tác.
Trong mô hình này, mỗi người chơi cố gắng tối đa hóa lợi ích của riêng mình mà
không có sự hợp tác trực tiếp hoặc đồng thuận với người chơi khác.
Trong mô hình này, mỗi người chơi được xem là một đại diện cho các lợi ích và mục
tiêu của mình. Mỗi người chơi đưa ra quyết định dựa trên các thông tin có sẵn và
những gì họ cho rằng người chơi khác sẽ làm. Mục tiêu của mỗi người chơi là đạt
được lợi ích tối đa dựa trên quyết định của mình và hành vi của người chơi khác.
Trong mô hình này, khái niệm quan trọng nhất là Nash Equilibrium (cân bằng Nash).
Nash Equilibrium là một trạng thái trong đó không có người chơi nào muốn thay đổi

6
chiến lược của mình nếu biết chiến lược của người chơi khác. Điều này có nghĩa là
mỗi người chơi đạt được lợi ích tối đa dựa trên quyết định của mình, và không có lợi
ích nào có thể được cải thiện bằng cách thay đổi quyết định đơn phương.
Một trò chơi có thể có nhiều Nash Equilibrium, và không phải lúc nào cũng có cân
bằng Nash duy nhất. Trạng thái cân bằng Nash có thể là kết quả của sự cạnh tranh,
xung đột lợi ích hoặc sự thiếu tin tưởng giữa các người chơi. Nếu một trò chơi có một
Nash Equilibrium duy nhất, nó được gọi là trò chơi không hợp tác mạnh.
Mô hình Trò chơi không hợp tác và lợi ích tối đa rất hữu ích để nghiên cứu và dự đoán
hành vi trong các tình huống cạnh tranh và đối kháng. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
sự tương tác giữa các cá nhân độc lập, mỗi người chơi đưa ra quyết định dựa trên lợi
ích cá nhân và những gì họ dự đoán về quyết định của người chơi khác. Qua việc
nghiên cứu mô hình này, chúng ta có thể phân tích và dự đoán hành vi của các bên
trong các tình huống kinh tế, xã hội và chính trị của lý thuyết trò chơi. Vậy nên đây là
mô hình phổ biến nhất và được ứng dụng trong các doanh nghiệp nhiều nhất trong thị
trường độc quyền tập đoàn, nơi mà sự cạnh tranh, nắm bắt và dự đoán được những
quyết định của đối thủ là tối quan trọng.

 Mô hình trò chơi hợp tác (cooperative game)


Trò chơi hợp tác, hay còn được gọi là trò chơi đồng thuận, là một loại trò chơi trong lý
thuyết trò chơi mà các người chơi hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu chung hoặc
tối đa hóa lợi ích tổng thể. Trong trò chơi này, các người chơi cùng xây dựng các chiến
lược và hành động chung để đạt được kết quả tốt nhất cho tất cả mọi người.
Trò chơi hợp tác tập trung vào việc tạo ra các giải pháp tối ưu cho tất cả các người
chơi trong trò chơi. Thay vì tương đối đối đầu như trong trò chơi không hợp tác, trong
trò chơi hợp tác, các người chơi tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tốt, chia sẻ
thông tin và tư vấn lẫn nhau để đạt được lợi ích chung.
Các người chơi trong trò chơi hợp tác có thể tạo ra các hợp đồng, thỏa thuận hoặc quy
ước để quản lý hành vi của mình. Họ có thể chia sẻ lợi ích, tài nguyên hoặc thông tin
để tối đa hóa lợi ích chung hoặc giải quyết các vấn đề phức tạp.
Một khái niệm quan trọng trong trò chơi hợp tác là giải pháp hợp tác (Cooperative
Solution). Đây là một tập hợp các phân chia tài nguyên hoặc phân bổ lợi ích mà các
người chơi đồng thuận để đạt được. Giải pháp hợp tác thường phản ánh một phân phối
công bằng hoặc lý tưởng của lợi ích trong trò chơi.
Trò chơi hợp tác có nhiều ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh. Ví dụ, trong các hợp
tác công ty, các công ty có thể hợp tác để chia sẻ tài nguyên, phân chia lợi nhuận hoặc
phát triển sản phẩm chung. Trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, các đối tác cung
ứng có thể hợp tác để cải thiện hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các nhóm

7
nghiên cứu cũng có thể thực hiện trò chơi hợp tác để chia sẻ kiến thức và tài nguyên để
đạt được các mục tiêu nghiên cứu chung.
Trò chơi hợp tác là một lĩnh vực quan trọng trong lý thuyết trò chơi, nó nghiên cứu
cách các người chơi có thể hợp tác và tối đa hóa lợi ích chung trong các tình huống
phức tạp.
Ngoài 2 mô hình phổ biến nhất, lý thuyết trò chơi còn bao gồm một số mô hình khác
như trò chơi lặp (Repeated Game) hay Trò chơi thông minh nhân tạo (Game Theory
and Artificial Intelligence).

II. Một số ứng dụng thực tiễn của lý thuyết trò chơi trong Kinh tế và Kinh doanh
1. Lý thuyết trò chơi ảnh hưởng đến những quyết định cạnh tranh giữa các tập
đoàn trong thị trường “Độc quyền tập đoàn”
Như đã đề cập ở trên, một trong những khái niệm quan trọng trong lý thuyết trò chơi
có vai trò lớn trong những ứng dụng kinh tế và kinh doanh đó là cân bằng Nash.
Cân bằng Nash: Mỗi doanh nghiệp đang làm điều tốt nhất mình có thể có tính đến các
đối thủ khác. Theo cân bằng Nash (cân bằng không hợp tác): Mỗi doanh nghiệp ra
quyết định sao cho thu được lợi nhuận cao nhất, đã cho hành động của các doanh
nghiệp đối thủ. Khi không hợp tác hành động, lợi nhuận mỗi doanh nghiệp thu được
cao hơn lợi nhuận lẽ ra thu được trong cạnh tranh hoàn hảo nhưng lại thấp hơn lợi
nhuận thu được nếu các doanh nghiệp cấu kết với nhau.
Tuy nhiên cấu kết là bất hợp pháp. Nhưng nếu hợp tác có thể đem lại lợi nhuận cao
hơn thì tại sao các doanh nghiệp không hợp tác bằng cách cấu kết ngầm? Nghĩa là, nếu
doanh nghiệp và đối thủ của doanh nghiệp đều xác định được giá tối đa hóa lợi nhuận
và sẽ thống nhất đặt giá đó nếu doanh nghiệp và đối thủ của doanh nghiệp cấu kết với
nhau thì tại sao doanh nghiệp không đặt giá đó và tin rằng đối thủ của mình cũng làm
thế? Nếu đối thủ của doanh nghiệp làm thế thì cả 2 sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Vấn đề là ở chỗ đối thủ của doanh nghiệp có thể không chọn giá ở mức cấu kết. Đối
thủ của doanh nghiệp có thể không đặt giá ở mức cấu kết, vì việc chọn giá thấp hơn sẽ
tốt hơn cho nó ngay cả khi nó biết rằng doanh nghiệp đang đặt giá ở mức cấu kết hôn
Biểu đồ sau mô tả tóm tắt các kết quả của những khả năng đặt giá khác nhau. Trong
việc ra quyết định đặt giá, 2 doanh nghiệp đều chơi trò chơi không hợp tác mỗi doanh
nghiệp, một cách độc lập, đang làm điều tốt nhất mà mình có thể, có tính đến đối thủ
của mình.

Doanh nghiệp Doanh nghiệp B

Doanh nghiệp A Mức giá Đặt giá thấp (P1) Đặt giá cao (P2)

8
Đặt giá thấp (P1) 2 (A) - 2 (B) 4 (A) - 0 (B)

Đặt giá cao (P2) 0 (A) - 4 (B) 3 (A) - 3 (B)

Góc trên bên trái của biểu đồ cho thấy rằng nếu cả hai doanh nghiệp cùng đặt giá thấp
(P1) thì mỗi doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận là 2. Góc trên bên phải cho thấy rằng
nếu doanh nghiệp A đặt giá thấp (P1) và doanh nghiệp B đặt giá cao (P2) thì doanh
nghiệp A sẽ thu được lợi nhuận bằng 4 và doanh nghiệp B sẽ thu được lợi nhuận bằng
không. Matrice này cho thấy một cách rõ ràng tại sao các doanh nghiệp không ứng xử
theo cách hợp tác để thu được lợi nhuận cao hơn cho dù 2 doanh nghiệp không thể cấu
kết. Trong trường hợp này, hợp tác có nghĩa là 2 doanh nghiệp cùng đặt giá cao (P2)
để thu được lợi nhuận bằng 3 (thay vì bằng 2). Điểm then chốt ở đây là mỗi doanh
nghiệp luôn luôn thu được lợi nhuận cao hơn bằng việc đặt giá thấp cho dù đối thủ đặt
giá nào đi nữa. Như vậy điều tốt nhất mà doanh nghiệp A có thể làm là đặt giá P1 nếu
doanh nghiệp B đặt giá P1. Nếu doanh nghiệp B đặt giá P2 thì doanh nghiệp A đặt giá
P1 vẫn là điều tốt nhất. Với doanh nghiệp B cũng tương tự.
Như vậy, không doanh nghiệp nào có thể hi vọng rằng đối thủ của mình sẽ đặt giá P2
trừ khi hai doanh nghiệp có thể phát tín hiệu về một hiệp định có hiệu lực là sẽ đặt giá
P2. Và cả hai sẽ cùng đặt giá P1.
Ví dụ kinh điển trong lý thuyết trò chơi - “ Tình thế lưỡng nan của những người tù”
cho thấy không nhất thiết phải là nguyên nhân của hành động cạnh tranh ngổ ngáo và
lợi nhuận thấp của doanh nghiệp độc quyền tập đoàn. Những người tù chỉ có một cơ
hội thú tội, còn hầu hết các doanh nghiệp đều đặt giá và sản lượng nhiều lần, liên tục
quan sát hành vi của các đối thủ và điều chỉnh hành vi của mình. Điều này cho phép
các doanh nghiệp xây dựng danh tiếng để gây uy tín. Vì thế sự phối hợp và hợp tác của
các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn đôi khi trở thành phổ biến.
Thế nhưng vì việc cấu kết ngầm có xu hướng dễ vỡ nên các doanh nghiệp độc quyền
tập đoàn thường mong muốn sự ổn định. Điều này giải thích vì sao đặc trưng nổi bật
của ngành độc quyền tập đoàn lại là sự cứng nhắc của giá. Khi chi phí sản xuất
giảm hoặc cầu thị trưởng giảm các doanh nghiệp cũng không muốn giảm giá vì điều
đó có thể phát tín hiệu sai cho các doanh nghiệp đối thủ và vì thế khơi ngòi cho cuộc
chiến tranh giá cả. Còn khi chi phí hoặc cầu thị trường tăng các doanh nghiệp cũng
không muốn tăng giá vì sợ các đối thủ không tăng giá.
2. Những ứng dụng riêng của 2 loại mô hình phổ biến của lý thuyết trò chơi
Phần này sẽ cho thấy được sự đa dạng trong cách mà Lý thuyết trò chơi tác động đến
lĩnh vực kinh tế và kinh doanh như thế nào. Như đã đề cập ở trên, có 2 mô hình chính
và có nhiều ứng dụng nhất của lý thuyết trò chơi đó là Mô hình trò chơi không hợp tác
và Mô hình trò chơi hợp tác.
9
a. Mô hình trò chơi hợp tác
Mô hình trò chơi hợp tác (cooperative game) có nhiều ứng dụng trong kinh tế và kinh
doanh, dưới đây là một số ứng dụng mà chúng tôi tìm hiểu được:

 Liên minh doanh nghiệp


Trong một ngành công nghiệp cạnh tranh, các công ty có thể hình thành một liên minh
để tăng cường sức mạnh cạnh tranh chung. Bằng cách hợp tác, các công ty trong liên
minh có thể chia sẻ tài nguyên, kiến thức và kỹ năng để đạt được lợi ích chung và tăng
cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
*Một ví dụ về liên minh doanh nghiệp trong thực tế là "Star Alliance" - một liên minh
hàng không được hình thành bởi một số hãng hàng không hàng đầu trên thế giới. Star
Alliance được thành lập vào năm 1997 và hiện nay gồm 26 thành viên, bao gồm các
hãng hàng không lớn như United Airlines, Lufthansa, Air Canada, Singapore Airlines,
và Thai Airways.
Liên minh này được hình thành với mục tiêu tạo ra một mạng lưới hàng không toàn
cầu, cho phép khách hàng của các thành viên sử dụng chung các dịch vụ và tiện ích,
như chia sẻ chuyến bay, chỗ ngồi, và chương trình thưởng. Bằng cách hợp tác và tạo ra
các đối tác liên kết, Star Alliance tạo ra lợi ích chung cho các thành viên, bao gồm mở
rộng tầm vóc quốc tế, tiết kiệm chi phí vận hành, và tăng cường trải nghiệm khách
hàng.

 Giao dịch đa phần tử


Trong các thị trường mà có nhiều bên tham gia và các quyết định gắn liền với nhau,
mô hình trò chơi hợp tác có thể được áp dụng để đạt được kết quả tối ưu cho tất cả các
bên. Ví dụ, trong chuỗi cung ứng, các thành viên có thể hợp tác để tối đa hóa hiệu quả,
giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự linh hoạt trong việc quản lý và vận hành.
*Một ví dụ về giao dịch đa phần tử trong thực tế là hệ thống Visa và Mastercard. Visa
và Mastercard là hai tập đoàn thanh toán hàng đầu trên thế giới, cung cấp dịch vụ
thanh toán và giao dịch đa phần tử cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Hệ thống thanh toán của Visa và Mastercard cho phép các bên tham gia, bao gồm các
ngân hàng, doanh nghiệp bán hàng và người tiêu dùng, thực hiện giao dịch thanh toán
một cách dễ dàng và an toàn. Khi một khách hàng sử dụng thẻ Visa hoặc Mastercard
để mua hàng, thông tin thanh toán sẽ được chuyển qua hệ thống của tập đoàn và được
xử lý để hoàn thành giao dịch.
Trong hệ thống này, Visa và Mastercard đóng vai trò như là một bên trung gian, kết
nối các ngân hàng, doanh nghiệp bán hàng và người tiêu dùng. Các đối tác trong hệ
thống này chia sẻ thông tin giao dịch, dữ liệu và cơ chế thanh toán, tạo điều kiện cho
các giao dịch đa phần tử diễn ra một cách hiệu quả và an toàn.
10
Việc áp dụng mô hình giao dịch đa phần tử của Visa và Mastercard đã tạo ra một hệ
thống thanh toán quốc tế tiện lợi và đáng tin cậy. Các doanh nghiệp bán hàng và người
tiêu dùng có thể sử dụng thẻ Visa và Mastercard để thực hiện các giao dịch mua bán ở
bất kỳ địa điểm nào chấp nhận các loại thẻ này. Đồng thời, các ngân hàng và đối tác
liên quan có thể tận dụng các dịch vụ và lợi ích mà Visa và Mastercard cung cấp để

 Chia sẻ lợi nhuận


Trong các doanh nghiệp đa cổ đông, mô hình trò chơi hợp tác có thể được sử dụng để
xác định cách chia sẻ lợi nhuận công bằng giữa các bên liên quan. Bằng cách tham gia
vào trò chơi hợp tác và xác định các quy tắc và cơ chế chia sẻ lợi nhuận, các bên có thể
tạo ra môi trường công bằng và đáng tin cậy.
*Một ví dụ về chia sẻ lợi nhuận trong thực tế là hệ thống Uber. Uber là một ứng dụng
kết nối khách hàng với tài xế xe ô tô riêng. Mô hình kinh doanh của Uber dựa trên việc
chia sẻ lợi nhuận giữa Uber và tài xế.
Khi một khách hàng sử dụng dịch vụ Uber, họ trả tiền cho Uber thông qua ứng dụng.
Sau đó, Uber chia sẻ một phần lợi nhuận thu được với tài xế, theo một tỷ lệ được xác
định trước. Tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận thường thay đổi tùy theo địa điểm và thỏa thuận
giữa Uber và tài xế.
Mô hình chia sẻ lợi nhuận của Uber cho phép tài xế kiếm thu nhập từ việc lái xe mà
không cần sở hữu một xe riêng. Uber cung cấp cho tài xế khả năng tiếp cận với một
khối lượng lớn khách hàng thông qua ứng dụng của họ. Đồng thời, Uber cũng hưởng
lợi từ việc thu phí từ mỗi chuyến đi và tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của mình.
b. Mô hình trò chơi không hợp tác và lợi nhuận tối đa:
 Cạnh tranh giữa các công ty
Trong môi trường cạnh tranh, các công ty thường áp dụng chiến lược không hợp tác để
tối đa hóa lợi nhuận của mình.
*Một ví dụ thực tế về cạnh tranh giữa các công ty là cuộc đua giữa Apple và Samsung
trong lĩnh vực công nghệ di động. Cả hai công ty đều là những tập đoàn công nghệ
hàng đầu và đã thiết lập sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường điện thoại di động và
các sản phẩm liên quan.
Trong cuộc đua này, Apple và Samsung chơi trò không hợp tác để bảo vệ lợi thế cạnh
tranh của mình. Cả hai công ty đều thực hiện nhiều biện pháp như:
-Bảo vệ bí mật công nghệ: Apple và Samsung đều đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát
triển công nghệ để tạo ra sản phẩm đột phá. Cả hai công ty áp dụng các biện pháp bảo
mật cao để bảo vệ bí mật công nghệ và không chia sẻ thông tin chi tiết với đối thủ.
-Kiện tụng và bản quyền: Apple và Samsung thường xuyên tiến hành các cuộc kiện
tụng về việc vi phạm bản quyền, đặc biệt là liên quan đến thiết kế và giao diện sản

11
phẩm. Điều này nhằm ngăn chặn đối thủ sao chép hoặc sử dụng các yếu tố thiết kế
quan trọng.
-Chiến lược tiếp thị và phân phối: Cả Apple và Samsung sử dụng các chiến lược tiếp
thị và phân phối để tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng. Họ tạo ra các chiến dịch
tiếp thị sáng tạo, mở rộng kênh phân phối, và tạo ra các chương trình khuyến mãi để
cạnh tranh với nhau trên thị trường.
-Nâng cao chất lượng và tính năng: Cả Apple và Samsung đều tập trung vào việc cải
thiện chất lượng và tính năng của sản phẩm để thu hút khách hàng. Điều này bao gồm
việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, cải tiến hiệu suất và thiết kế sản phẩm,
cũng như cung cấp các dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

 Chiến lược đầu tư


Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược không hợp tác để tối
đa hóa lợi nhuận cá nhân. Ví dụ, các nhà đầu tư có thể không chia sẻ thông tin với
nhau, không hợp tác trong việc phân tích thị trường hoặc không cùng nhau đưa ra
quyết định đầu tư để đạt được lợi ích tối đa trong tình hình cạnh tranh.

12
KẾT LUẬN

Bài tiểu luận trên đã khám phá lý thuyết trò chơi và những ứng dụng thực tiễn của nó
trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh. Chúng ta đã đi sâu vào khái niệm cơ bản của lý
thuyết trò chơi, 2 dạng mô hình phổ biến nhất là trò chơi không hợp tác và lợi ích tối
đa đến trò chơi hợp tác và cân bằng Nash. Chúng ta cũng đã tìm hiểu về các ứng dụng
cụ thể của trò chơi như chia sẻ lợi nhuận, giao dịch đa phần tử, đấu thầu và cạnh tranh
giữa các công ty, với những ví dụ minh họa liên quan đến những tập đoàn nổi tiếng
trên thế giới như uber, samsung iphone,....
Qua quá trình nghiên cứu, chúng ta đã nhận thấy sự quan trọng của lý thuyết trò chơi
trong việc phân tích và đưa ra quyết định trong môi trường kinh doanh phức tạp. Lý
thuyết trò chơi giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa các bên và cung cấp
một khung công cụ để nghiên cứu các tình huống đa chiều và đưa ra những quyết định
thông minh.
Các ví dụ thực tế như liên minh doanh nghiệp, chia sẻ lợi nhuận, giao dịch đa phần tử
và cạnh tranh đấu thầu đã minh chứng cho tính ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong
thực tế kinh doanh. Các doanh nghiệp hàng đầu đã áp dụng những nguyên tắc và
phương pháp của lý thuyết trò chơi để tối ưu hóa lợi ích và đạt được sự cạnh tranh
trong môi trường kinh doanh khốc liệt.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lý thuyết trò chơi không phải là công cụ phép màu giải
quyết tất cả các vấn đề. Nó cung cấp khung tư duy và phương pháp phân tích, nhưng
việc áp dụng lý thuyết trò chơi trong thực tế đòi hỏi sự hiểu biết sâu về ngành kinh
doanh cụ thể và tình hình thị trường.
Dù chưa có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn nữa về lý thuyết thú vị này, nhóm tác giả vẫn
mong rằng bài tiểu luận trên đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan nhất về lý
thuyết trò chơi, cũng với những ứng dụng cụ thể của chúng trong kinh tế và kinh
doanh. Xin chân thành cảm ơn!

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới thiệu lý thuyết trò chơi và một số ứng dụng:
https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/MPP7-511-R25.2V-Gioi%20thieu%20Ly
%20thuyet%20tro%20choi,%20P.1--Vu%20Thanh%20Tu%20Anh-2015-01-07-
15593272.pdf
2. Giáo trình kinh tế học vi mô cơ bản, NXB Dân Trí, PGS.TS Nguyễn Thị Tường
Anh chủ biên
3. Cuộc chiến giữa samsung và iphone:
https://kenh14.vn/ben-trong-cuoc-chien-smartphone-hung-bao-giua-apple-va-
samsung-2022042410385293.chn
4. Chia sẻ lợi nhuận trong Uber:
https://theleader.vn/cach-nao-de-canh-tranh-cong-bang-giua-uber-grab-va-taxi-truyen-
thong-20171031083930118.htm
5. ”Multi-Party Negotiation: A Survey of Models, Methods, and Applications" - Tác
giả: Kalyanmoy Deb, Rajeev Agrawal, Amrit Pratap, et al.
https://www.researchgate.net/publication/
340020828_Multiparty_Negotiation_Conceptual_Approach_of_Method_Selection
6. Lý thuyết trò chơi- Thế lưỡng nan của người tù:
https://www.youtube.com/watch?v=onHRLKYDRX8
7. Lý thuyết trò chơi, cân bằng nash:
https://www.youtube.com/watch?
v=K4BDwzKEu1A&list=PLTfx6Fh1ePH57bODwpqO0bREX61kplyI1
8. "Game Theoretic Analysis of Multi-Party Resource Allocation in Cloud
Computing" - Tác giả: Weiwei Chen, Baochun Li
https://www.researchgate.net/publication/311530606_A_game-
theoretic_approach_to_resource_allocation_in_the_cloud
9. Game theory:
https://www.researchgate.net/publication/
370879079_Game_Theory_Encourages_Peace?
_sg=dLY_fAzNtyASQlvN0_n1No0_lmLhODxKCT_QqClwe_MalAcvxsvYIq2VUdle
GgZKhLPQrKM1XAkulPc
10. Lý thuyết trò chơi
https://nghiencuuquocte.org/2015/11/14/ly-thuyet-tro-choi-game-theory
11. Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong Kinh tế và Kinh doanh
https://www.tanca.io/blog/game-theory-la-gi-ung-dung-cua-ly-thuyet-tro-choi-trong-
kinh-doanh
12. Hiểu cơ bản về lý thuyết trò chơi và các ứng dụng thực tế/
https://www.linkedin.com/pulse/game-theory-real-life-applications-minh-nghia-
nguyen/

14

You might also like