4. Đai cương về An toàn thuốc - 2023

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 117

ĐẠI CƯƠNG VỀ AN TOÀN THUỐC

TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG

Bộ môn Dược lâm sàng


Trường ĐH Dược Hà Nội, 2023
Mục tiêu
1. Trình bày được định nghĩa/khái niệm và mối liên quan về cảnh giác dược
(PV), phản ứng có hại của thuốc (ADR), biến cố bất lợi (AE) và sai sót
liên quan đến thuốc (ME).
2. Phân biệt được một biến cố lâm sàng là AE, ADR hay ME từ tình huống
lâm sàng.
3. Phân loại được ME, ADR trong một tình huống lâm sàng.
4. Phân loại được nguyên nhân gây ADR trong tình huống lâm sàng.
Mục tiêu (tiếp)
5. Trình bày được 4 biện pháp chung để hạn chế ADR, lấy ví dụ minh họa
6. Phân tích được các nhóm yếu tố và tiêu chí trong quy kết nhân quả biến cố-
thuốc, áp dụng được trong thang WHO và Naranjo.
7. Liệt kê các trường hợp ưu tiên báo cáo và các thông tin tối thiểu cần điền
trong mẫu báo cáo.
Tài liệu học tập

1. Sách giáo khoa Dược lâm sàng,


2. Slide bài giảng
Tài liệu tham khảo
Thảm hoạ Thalidomid và
sự ra đời của cảnh giác dược
Thảm hoạ Thalidomid và
sự ra đời của cảnh giác dược

Bức thư gửi tổng biên tập tạp chí


Frances Oldham Kelsey, Who Saved U.S. Babies From
Lancet của Bác sĩ Mc Bride, New South
Thalidomide, Dies at 101
Wales của ÚC
Thảm hoạ Thalidomid và
sự ra đời của cảnh giác dược
• Năm 1961: Thảm họa Thalidomid
−Kiểm soát và phòng tránh ADR được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm
−Đòi hỏi thiết lập một hệ thống toàn cầu để quản lý an toàn thuốc

• Năm 1963:
−Cơ quan an toàn thuốc quốc gia đầu tiên được thành lập (CSD - Anh)
−Hội nghị Y tế Thế Giới lần thứ 16 khẳng định cần sớm thiết lập một hệ thống giúp
phát hiện và công bố đầy đủ, kịp thời các thông tin về ADR

• Năm 1964:
−Thành lập hệ thống theo dõi thụ động ADR đầu tiên (Yellow Card - Anh)

• Năm 1968:
− WHO triển khai dự án thử nghiệm về giám sát thuốc toàn cầu với 10 thành viên

•Năm 1974:
−Thành lập hệ thống theo dõi tích cực ADR đầu tiên (PEM – Anh)
Thảm hoạ Thalidomid và
sự ra đời của cảnh giác dược
• Năm 1978:
−Trung tâm UMC (Uppsala Monitoring Centre), Thụy Điển chịu trách nhiệm các hoạt
động của Chương trình giám sát thuốc toàn cầu (WHO)

−Tính tới nay, Chương trình giám sát thuốc toàn cầu đã có 158 quốc gia thành viên

• Năm 1992:
−Thành lập hiệp hội Cảnh giác dược châu Âu (ESoP), sau này trở thành hiệp hội cảnh
giác Dược quốc tế (ISoP) nhằm mục đích khuyến khích hoạt động nghiên cứu và đào
tạo về Cảnh giác dược

−Tính tới nay, ISoP đã có thành viên tại 63 quốc gia trên Thế giới

• Năm 1999:
−Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Chương trình giám sát thuốc toàn cầu
của WHO
Quá trình phát triển của một thuốc

Rất nhiều hoạt chất


được nghiên cứu Giám sát hậu
sàng lọc, nhưng chi mại
một số lượng nhỏ
thuốc được cấp
phép

SỐ NGƯỜI
0 Hàng chục Hàng nghìn Hàng triệu
DÙNG Hàng trăm
THUỐC

~ 1 tỷ $
Một số khái niệm trong An toàn thuốc
Cảnh giác dược (Pharmacovigillance)

Cảnh giác Dược: khoa học và hoạt động


chuyên môn liên quan đến việc phát hiện,
đánh giá, hiểu và dự phòng các tác dụng bất
lợi của thuốc hay bất cứ vấn đề liên quan đến
sử dụng thuốc

Cảnh giác Dược: hoạt động chuyên môn liên quan về giám sát tính an
toàn của thuốc
Cảnh giác dược
SD thuốc an toàn
ADR hợp lý
Chất
lượng
Phát Đánh Nghiên Phòng thuốc Sai sót
hiện giá cứu tránh
điều trị
Thất
bại
điều trị Nâng cao sức
khỏe cộng đồng

Hoạt động Lĩnh vực chính Mục tiêu

Cảnh giác dược bao gồm các đối tác nào?


Các lĩnh vực hoạt động của CGD
Vấn đề về chất
lượng thuốc
Theo dõi thụ động ADR
của thuốc
(Báo cáo tự nguyện ADR)

Cảnh
Phản ứng có hại Sai sót trong sử
của thuốc (ADR) giác dụng thuốc
Dược
Theo dõi tích cực ADR
của thuốc

Thất bại trong


Đã triển khai điều trị
14
PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC LÀ GÌ ?

Nhiều cách định nghĩa ADR

Mục tiêu khác nhau dựa trên thực hành lâm sàng

Khái niệm ADR đã học ở môn nào?


PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC LÀ GÌ ?

Không bao gồm


▪ Dùng quá liều (overdose)
▪ Lạm dụng thuốc (drug abuse)
▪ Thất bại điều trị (therapeutic failures)
Chú trọng nhiều ở đáp ứng cá thể
WHO-Geneva-2002, Luật Dược 2016, QĐ 29 BYT/2022
HIỆP HỘI DƯỢC SỸ MỸ

ADR là đáp ứng với một thuốc không mong đợi,


không chủ định, không mong muốn hoặc vượt quá
mức cần thiết mà gây ra:
1. Ngừng thuốc
2. Thay đổi thuốc
3. Thay đổi liều dùng (trừ hiệu chỉnh liều)
4. BN phải nhập viện
5. Kéo dài thời gian nằm viện

(American Society of Health-System Pharmacist . ASHP guideline on ADR monitoring and


reporting. Am J Health – Syst Pharm.1995; 52: 417-9)
HIỆP HỘI DƯỢC SỸ MỸ

ADR là đáp ứng với một thuốc không lường trước,


không chủ định, không mong muốn hoặc vượt quá
mức cần thiết mà gây ra:

6. Cần điều trị hỗ trợ


7. Phức tạp cho chẩn đoán
8. Ảnh hưởng xấu tới tiên lượng
9. Tổn thương tạm thời/ lâu dài, gây tàn tật / tử vong.

(American Society of Health-System Pharmacist . ASHP guideline on ADR monitoring and


reporting. Am J Health – Syst Pharm.1995; 52: 417-9)
ADVERSE EVENT- (AE - Biến cố bất lợi)

QĐ 29/BYT 2022

SIDE EFFECT (Tác dụng phụ)


Là bất kỳ một tác dụng không mong muốn nào có
liên quan tới đặc tính dược lý của thuốc xảy ra khi
dùng với liều thông thường
WHO-Geneva-2002
CỤC QUẢN LÝ THỰC PHẨM
VÀ DƯỢC PHẨM - MỸ

Biến cố bất lợi (AE) là bất kỳ biến cố không mong đợi nào liên
quan tới việc dùng thuốc trên người

Đẩy mạnh hệ thống báo cáo


MEDICATION ERRORS (ME- Sai sót liên quan tới thuốc)

Là bất kỳ biến cố nào có thể phòng tránh được có khả năng gây ra hoặc
dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý, hoặc gây hại cho người bệnh
trong khi thuốc được kiểm soát bởi nhân viên y tế, người bệnh, hoặc người
sử dụng.

Các biến cố như vậy có thể liên quan tới thực hành chuyên môn, các sản
phẩm chăm sóc sức khỏe, quy trình, và hệ thống bao gồm: kê đơn và quá
trình chuyển giao đơn thuốc; ghi nhãn, đóng gói, và danh pháp; pha chế,
cấp phát, phân phối; quản lý; giáo dục; giám sát và sử dụng.

Drug information: A guide for pharmacists. 6th edition,


Cảnh giác dược (Bộ Y tế)
Tỷ lệ và hậu quả của ME
• 5366 báo cáo
• 68.2% - Hậu quả nghiêm
trọng
• 9.8% - Tử vong

Số liệu thu thập bởi Hội đồng quốc gia của Mỹ về Báo
cáo và dự phòng ME (NCC-MERP) 1993-1998
– Sai sót trong thao tác 29.8%
– Sai sót trong trao đổi thông tin 15.8%
– Sai sót do kiến thức 14.2%
– Tính toán nhầm liều 13%

Lưu ý: Đây là thông tin về sai sót thu thập được từ Báo cáo tự nguyện về sai sót liên
quan đến thuốc Phillips, J etal. Am J Health Syst Pharm 2001;58: 1835-41
Tỷ lệ và hậu quả của ME – Việt Nam

• Quan sát 7 ngày, 12 giờ mỗi ngày


• 6 khoa, 2 bệnh viện

• 2060 / 5271 liều thuốc dùng có ít nhất 1 sai sót


• Tỷ lệ sai sót 39,1%
• Mức độ nghiêm trọng: 1,4% mức nhẹ; 34,2% mức trung bình; 3,5% mức nghiêm
trọng

Nguyen Huong Thao et al (2014)


Tỷ lệ và hậu quả của ME

• Dùng thuốc sai kỹ thuật : 23,5%


• Pha thuốc chưa đúng: 15,7%
• Bỏ sót thuốc : 2,3%
• Sai liều : 1,8%

https://www.singlecare.com/blog/news/medication-errors-statistics/
Liên quan AE, ADR, ME
Liên quan AE, ADR, ME

AE không phải do ADR do sai sót ME không gây ra


phản ứng với thuốc gây ra biến cố bất lợi

AE ADR ME

ADR không phải ME gây ra biến cố bất


lợi nhưng không phải
do sai sót gây ra ADR
Cảnh giác dược (Pharmacovigillance)
Các khái niệm liên quan
Ví dụ: Insuline cho bệnh nhân tiểu đường

ME: Sai sót liên quan đến


thuốc (Medication error)
1. Hạ đường 2. Bác sĩ kê nhầm
ADE: Biến cố bất lợi trong huyết quá mức Chất liều hoặc nhầm
sử dụng thuốc (Adverse lượng dạng bào chế
drug event, AE adverse thuốc
effect) AD ME
E AD
ADR: Phản ứng có hại của R
thuốc (Adverse drug
reaction)

3. Bệnh nhân có Nguy cơ liên quan đến 4. Xác định y tá


triệu chứng tụt thuốc đã tiêm thuốc
đường huyết cho bệnh nhân
Ca lâm sàng 1.
• Một bệnh nhân nam, 75 tuổi, mới được chẩn đoán rối loạn lipid
máu. Bác sĩ đã kê đơn atorvastatin 10 mg/ngày và hẹn sau 1 tháng
đến khám lại. Sau 1 tuần, bệnh nhân quay lại khám và nói với bác
sĩ rằng bị đau ở hai bắp chân, đau mỏi các cơ khác.

Hãy chọn 1 trong 2 đáp án


1. Đau cơ ở bệnh nhân là phản ứng có hại của thuốc
2. Đau cơ ở bệnh nhân là biến cố có hại của thuốc.
Ca lâm sàng 1 (tiếp)
• Sau khi DS hỏi thêm thông tin, được biết bệnh nhân không dùng
thêm thuốc nào khác. Hãy nhận diện biến cố đau cơ có phải là ADR
của thuốc hay không và có là hậu quả của ME hay không trong 3
tình huống sau:
A. BN ra nhà thuốc quen nhưng do nhà thuốc hết thuốc nên chưa
mua/dùng atorvastatin.
B. BN được cấp phát nhầm atorvastatin 20 mg, nhưng chưa uống
thuốc.
C. BN được cấp phát nhầm atorvastatin 20 mg, và đã uống thuốc 1
tuần.
Phân loại sai sót liên quan đến thuốc
Phân loại ME theo nguy cơ
Phân loại dựa trên vị trí xảy ra gián đoạn trong chuỗi biến cố dẫn tới sai sót
Giúp dễ dàng cho ghi nhận, mã hóa, báo cáo, đánh
giá ME
ME
gây ADR

ME không
gây hại

ME được ngăn
chặn

ME tiềm ẩn

Good practice guide on recording, coding, reporting and assessment of medication errors, European Medicines Agency, 2015
Phân loại ME theo nguy cơ
Sai sót đã xảy ra trên bệnh nhân và gây ra biến cố

Hoạt SAI Bệnh Biến cố


Hoạt
động 1 động 2 SÓT nhân trên BN

Tiêm Cloramphenicol cho trẻ Hội chứng Xám


6 ngày tuổi

Good practice guide on recording, coding, reporting and assessment of


medication errors, European Medicines Agency, 2015 (draft).
Phân loại ME theo nguy cơ
Sai sót đã xảy ra trên bệnh nhân và KHÔNG gây ra biến cố

Hoạt Hoạt SAI Bệnh Biến cố


động 1 động 2 SÓT nhân trên BN

Good practice guide on recording, coding, reporting and assessment of


medication errors, European Medicines Agency, 2015 (draft).
Phân loại ME theo nguy cơ
Sai sót đã xảy ra, được phát hiện và CHƯA đến bệnh nhân

Hoạt Hoạt SAI Bệnh Biến cố


động 1 động 2 SÓT nhân trên BN

Ví dụ

Good practice guide on recording, coding, reporting and assessment of


medication errors, European Medicines Agency, 2015 (draft).
Phân loại ME theo nguy cơ
Sai sót có nguy cơ xảy ra (chưa có sai sót)

Hoạt Hoạt SAI Bệnh Biến cố


động 1 động 2 SÓT nhân trên BN

Ví dụ quản lý thuốc nguy cơ cao,


quản lý danh mục thuốc dễ gây nhầm lẫn (LASA)

ĐÂY LÀ LOẠI CẦN TẬP TRUNG PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG TRÁNH

Good practice guide on recording, coding, reporting and assessment of


medication errors, European Medicines Agency, 2015 (draft).
Phân loại ME theo nguy cơ

ME được ngăn chặn (intercepted medication error)


Một can thiệp đã làm gián đoạn chuỗi biến cố trong quá
trình điều trị trước khi xảy ra trên bệnh nhân
Được xem như một ADR tiềm ẩn

ME tiềm ẩn (Potential medication error )


Một tình huống có thể dẫn tới một sai sót
Có thể bao gồm hoặc không bao gồm bệnh nhân

Good practice guide on recording, coding, reporting and assessment of


medication errors, European Medicines Agency, 2015 (draft).
Phân loại ME theo hậu quả lâm sàng

Không có sai sót


Sai sót không
gây hại
Sai sót gây hại

Sai sót tử vong

National Coordinating Council for Medication Error Reporting and Prevention - NCC MERP (Hoa Kỳ)
Cảnh giác dược (2015)
Phân loại ME theo hậu quả lâm sàng

Không có sai sót Nhóm A Tình huống hoặc biến cố có khả năng gây ra sai
sót

Có sai sót, không Nhóm B Sai sót xảy ra nhưng chưa tiếp cận đến bệnh
gây tổn thương nhân

Nhóm C Sai sót xảy ra và đã tiếp cận đến bệnh nhân


nhưng không gây hại

Nhóm D Sai sót xảy ra, đã tiếp cận đến bệnh nhân dẫn đến
yêu cầu cần theo dõi để xác định không gây tổn
thương và/hoặc cần can thiệp để ngăn ngừa tổn
thương

National Coordinating Council for Medication Error Reporting and Prevention - NCC MERP (Hoa Kỳ)
Cảnh giác dược (2015)
Phân loại ME theo hậu quả lâm sàng

Có sai sót, Nhóm E Sai sót xảy ra có thể đã gây tổn thương hoặc góp
gây tổn thương phần gây tổn thương tạm thời cho bệnh nhân và
cần can thiệp
Nhóm F Sai sót xảy ra có thể đã gây tổn thương hoặc góp
phần gây tổn thương tạm thời cho bệnh nhân, cần
nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện
Nhóm G Sai sót xảy ra có thể đã gây tổn thương hoặc góp
phần gây tổn thương vĩnh viễn cho bệnh nhân
Nhóm H Sai sót xảy ra và cần can thiệp để duy trì sự sống

Sai sót, gây tử Nhóm I Sai sót xảy ra có thể gây ra hoặc góp phần gây ra tử
vong vong cho bệnh nhân

National Coordinating Council for Medication Error Reporting and Prevention - NCC MERP (Hoa Kỳ)
Cảnh giác dược (2015)
Phân loại ME theo giai đoạn xảy ra sai sót
trong hệ thống sử dụng thuốc
Lựa chọn Kê đơn Cấp phát thuốc Dùng thuốc Giám sát
và mua Đánh giá tình Mua và bảo quản Kiểm tra đơn Đánh giá đáp
sắm trạng bệnh, quyết thuốc; kiểm tra thuốc cấp phát, ứng của bệnh
Xây dựng định điều trị, lựa và xác nhận đơn đánh giá bệnh nhân; báo cáo
danh mục chọn và kê đơn thuốc; phân phối nhân, chuẩn bị các phản ứng
thuốc thuốc thuốc tới bệnh thuốc và thực và sai sót
nhân hiện thuốc.

Bác sĩ và Bác sĩ điều trị Dược sĩ Điều dưỡng Tất cả lực lượng
ban lãnh đạo điều trị + người
nhà/bệnh nhân
Phân loại ADR
PHÂN LOẠI ADR

1. Phân loại theo tần suất gặp


Phát hiện,
đánh giá,
2. Phân loại theo mức độ nặng xử trí và
giám sát
3. Phân loại theo type ADR

4. Phân loại theo hệ thống DoTS:


Liều (Dose)-Thời gian (T)- Mức độ nhạy cảm (S)
PHÂN LOẠI ADR THEO TẦN SUẤT

Là cách phân loại trong Dược thư quốc gia VN


CIPROFLOXACIN

Thường gặp: ADR >= 1/100 Buồn nôn,tiêu chảy, đau bụng

Ít gặp : 1/1000 < ADR < 1/100 Tim nhanh, kích động,nổi ban

Hiếm gặp : ADR =< 1/1000 Phản ứng phản vệ, viêm ĐT
giả mạc

Dược thư QG VN-2009


PHÂN LOẠI ADR THEO MỨC ĐỘ NẶNG

Nhẹ: Không cần điều trị, không cần giải độc và thời gian nằm viện
không kéo dài

Trung bình: Cần có thay đổi trong điều trị, cần điều trị đặc hiệu
hoặc kéo dài thời gian nằm viện ít nhất 1 ngày

Nặng: Có thể đe dọa tính mạng, gây bệnh tật lâu dài hoặc cần
chăm sóc tích cực

Tử vong: Trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tử vong của BN

Cảnh báo, giám sát ADR


PHÂN LOẠI ADR THEO TYPE
Theo Rawling và Thompson (1977)

Type A (Augmented)

- Có thể tiên lượng được dựa vào TD dược lý

- Thường phụ thuộc liều

- Là tác dụng dược lý quá mức hoặc biểu hiện của tác dụng dược
lý ở một vị trí khác
PHÂN LOẠI ADR THEO TYPE
Ví dụ ADR Type A (Augmented)

- Là tác dụng dược lý nhưng cường độ vượt qua mức cần thiết:
VD hạ đường huyết khi dùng thuốc ĐTĐ

- Là tác dụng điều trị nhưng ở vị trí cơ quan khác (không mong
muốn), do tính chất không chọn lọc.
VD thuốc NSAID gây loét dạ dày TT

-Tác dụng dược lý khác của thuốc nhưng không phải tác dụng
điều trị.
VD: Tác dụng kháng cholinergic của thuốc chống trầm cảm 3
vòng
PHÂN LOẠI ADR THEO TYPE
Theo Rawling và Thompson (1977)

Type B (Bizarre)
- Thường không tiên lượng được

- Không liên quan tới đặc tính dược lý đã biết của thuốc

- Thường liên quan tới yếu tố di truyền hoặc miễn dịch, u bướu
hoặc các yếu tố gây quái thai

Ví dụ ADR typ B: Dị ứng thuốc


SO SÁNH ADR TYPE A VÀ B

Type A Type B
Dự đoán được theo Có Không
tác dụng dược lý

Phụ thuộc liều Có Không


Tần suất xảy ra Cao Thấp
Bệnh mắc kèm Cao Thấp
Tử vong Thấp Cao
Xử trí Thường chỉ cần Ngừng thuốc
hiệu chỉnh liều
MỞ RỘNG PHÂN LOẠI THEO TYPE

Type C – Chronic
Đặc điểm: ít phổ biến, thường liên quan tới liều tích lũy và thời gian
sử dụng dài
Ví dụ: ức chế trục Dưới đồi - tuyến yên- tuyến thượng thận của các
corticoid, bệnh thận do thuốc giảm đau, hoại tử xương hàm do
biphosphonat
Xử lý: Ngừng thuốc, giảm dần liều theo lộ trình trước khi dừng

Type D – Delay
Đặc điểm: ít phổ biến, phụ thuộc liều, xảy ra ở thời điểm cách xa
thời điểm dùng thuốc
Ví dụ: Tác dụng gây quái thai, gây ung thư của thuốc, tăng nguy cơ
ung thư màng trong dạ con với tamoxifen, khả năng quái thai do
thuốc, rối loạn vận động muộn với thuốc an thần
Xử lý: Thường rất khó khăn
The Lancet-Vol 356- October 7, 2000
Type E – End of Use
Đặc điểm: ít phổ biến, xảy ra ngay sau ngừng thuốc
Ví dụ: Hội chứng cai nghiện các opiate, benzodiazepin
Xử lý: Dùng lại và giảm dần liều

Type F – Failure – thất bại điều trị không mong đợi


Đặc điểm: Phổ biến, liên quan tới liều lượng, thường do
tương tác thuốc

Ví dụ: Mất tác dụng thuốc tránh thai đường uống khi dùng
cùng chất gây cảm ứng enzyme, phản ứng thải ghép

Xử lý: Tăng liều, cân nhắc hiệu quả của biện pháp phối hợp
thuốc

The Lancet-Vol 356- October 7, 2000


Hạn chế của cách phân loại ADR theo type

Thuốc Bệnh nhân

Chỉ quan tâm tới tác dụng dược lý của thuốc,


chưa quan tâm tới ảnh hưởng của cá thể lên xuất hiện ADR

Hệ thống phân loại DoTS


Jeffrey K. Aronson
PHÂN LOẠI ADR THEO DoTS

Liên quan về liều (Do)

ADR

BMJ-Vol 327- November 22, 2003


PHÂN LOẠI ADR THEO DoTS

- Mối liên quan liều lượng và ADR (Do)


Phản ứng xảy ra ở liều thấp hơn liều điều trị, liều điều trị,
liều cao hơn liều điều trị

- Mối liên quan thời gian xảy ra phản ứng và ADR (T)
Chia làm 6 loại nhỏ: Nhanh, liều đầu, sớm, trung bình,chậm
và muộn

- Mối liên quan mức độ nhạy cảm của BN và ADR (S)


Biến dị kiểu gen, tuổi, giới tính, thay đổi sinh lý, yếu tố ngoại
sinh, bệnh tật

BMJ-Vol 327- November 22, 2003


Ví dụ mối liên quan mức độ nhạy cảm của BN và ADR (T)

BMJ-Vol 327- November 22, 2003


Ví dụ sử dụng hệ thống phân loại DoTS

Xốp xương do dùng corticoid

Do : Có thể xảy ra ở liều điều trị

T : Xảy ra chậm, đồng thời với


việc BN tiếp tục dùng thuốc

S : Tuổi (cao tuổi), giới tính (nữ


gặp nhiều hơn)
Ví dụ sử dụng hệ thống phân loại DoTS

Độc tính trên gan của Isoniazid

Do : Liều điều trị

T : Trung bình

S : Kiểu gen (chuyển hóa thuốc),


tuổi, yếu tố ngoại sinh (VD:
rượu), bệnh tật (VD: suy dinh
dưỡng)
Ví dụ sử dụng hệ thống phân loại DoTS

Xuất huyết do heparin

Do : Liều cao (độc tính)

T : Sớm

S : tuổi, giới, chức năng thận,


điều trị cùng thuốc chống kết
tập tiểu cầu
Ví dụ áp dụng hệ thống phân loại DoTS
Hạ đường huyết quá mức của các
sulfonylurea (vd: glibenclamid)

Do : Liều cao gây độc

T : Không phụ thuộc vào thời


gian dùng thuốc
S:
- Bệnh mắc kèm (suy gan, suy
thận, nghiên rượu)
- Tương tác thuốc: các thuốc
điều trị đái tháo đường khác
- Bỏ ăn
- Vận động quá sức

Meley’s side effects, 15th, p.3233


Ví dụ áp dụng hệ thống phân loại DoTS
Bệnh thận do thuốc giảm đau

Do : có thể xảy ra ở liều thông


thường

T : Muộn

S:
- Người già (>65 tuổi)
- Giới: Nữ

Meley’s side effects, 15th, p.


Ca lâm sàng 2
• Bệnh nhân nam, 75 tuổi bị đái tháo đường và đã sử dụng metformin
1500 mg/ngày được 3 năm. Gần đây, bệnh nhân không kiểm soát
được đường huyết và được kê đơn thêm glyclazid 80 mg, ngày uống 2
viên sau ăn sáng và tối. Sau khi uống thuốc được 5 ngày, bệnh nhân
báo lại với BS là đã thấy 2 lần bị mệt, run tay chân, chóng mặt, toát mồ
hôi, xét nghiệm đường huyết mao mạch cho kết quả 3 mmol/L (thấp)
và phải uống nước đường. BS quyết định đổi thuốc gliclazid sang
thuốc nhóm ức chế DPP4I

1. Biến cố này có phải là ADR của thuốc không?


2. Nếu là ADR, hãy phân loại ADR này theo 3 cách, biết rằng trong các thử
nghiệm lâm sàng, hạ đường huyết được xác nhận gặp ở khoảng 2,2% các
BN
NGUYÊN NHÂN GÂY ADR

Phân tích nguyên nhân trên 2 loại A và B

3 nhóm nguyên nhân chính:

- Liên quan tới bào chế (gặp ở cả hai type A & B)

- Liên quan tới thay đổi dược động học của thuốc (gặp nhiều ở
type A)

- Liên quan tới thay đổi dược lực học (gặp nhiều ở type B)
NHÓM NGUYÊN NHÂN VỀ BÀO CHẾ
Nguyên nhân bào chế gây
ADR type A

Phụ thuộc liều

Hàm lượng thuốc Tốc độ giải phóng hoạt chất


Cao? Thấp? Nhanh? Chậm?
Lưu ý về chất lượng và cách sử dụng
các dạng bào chế đặc biệt
Nguyên nhân bào chế gây ADR type B

Sự phân hủy dược chất

Tác dụng của tá dược trong thành phần dược


phẩm

Tác dụng của sản phẩm phụ trong quá trình


tổng hợp hóa học dược chất
NGUYÊN NHÂN LIÊN QUAN TỚI THAY ĐỔI
DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC

Thay đổi nồng độ thuốc

Chủ yếu liên quan tới ADR type A


Nguyên nhân về Dược lực học
Gây ADR type A
- Liên quan tới thụ thể của thuốc: khác biệt về tính nhạy cảm và
số lượng thụ thể
- Cơ chế điều hòa sinh lý

Gây ADR type B


- Các bất thường về gen và các phản ứng miễn dịch tạo các đáp
ứng bất thường
Ca lâm sàng 3
• Bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch furosemid 40mg (chế phẩm B) và cảm thấy đau
buốt dọc tĩnh mạch tiêmngay khi đang tiêm. Được biết, bệnh nhân trước đó đã
dùng chế phẩm A trong 3 ngày nhưng không gặp hiện tượng này và do Khoa dược
hết thuốc nên phải đổi sang chế phẩm B. Sau đó bệnh nhân được dùng lại chế phẩm
A và không còn bị đau khi tiêm nữa. Các thuốc cung ứng vào viện đều có phiếu kiểm
nghiệm đạt yêu cầu.
• Biến cố này có phải là ADR của thuốc không? Giải thích.
• Biến cố này có phải là một vấn đề về chất lượng thuốc không?
• Phân loại nguyên nhân dẫn đến biến cố này.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT SINH ADR

Các yếu tố thuộc về bệnh nhân

- Tuổi

- Giới tính

- Bệnh mắc kèm

- Tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thuốc


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT SINH ADR

Các yếu tố thuộc về thuốc

- Điều trị nhiều thuốc

- Liệu trình điều trị kéo dài


CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ADR
1. Hạn chế số thuốc dùng

+ Kê đơn các thuốc thật cần thiết

+ Cân nhắc ngừng


các thuốc không thực
sự cần thiết, đánh giá
tương tác bất lợi nếu

CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ADR

1. Hạn chế số thuốc dùng

+ Kiểm tra và hỏi về các thuốc bệnh nhân đang tự


dùng
Bài học từ paracetamol

Rất nhiều biệt dược chứa paracetamol


Bài học từ paracetamol

Tổn thương gan nghiêm trọng khi quá liều

(13-01-2011)

(14-01-2014)
CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ADR
2. Nắm vững thông tin những loại thuốc đang dùng cho bệnh
nhân

- Chỉ kê đơn khi đã biết đầy đủ thông tin


- Lưu ý tương tác thuốc
CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ADR
3. Nắm vững thông tin đối tượng có nguy cơ cao

Những đối tượng có nguy cơ cao là ai ?


Quản lý hồ sơ bệnh nhân tốt !
Lưu ý đối tượng có cơ địa dị ứng
CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ADR

4. Theo dõi sát bệnh nhân, phát hiện sớm các biểu hiện của
ADR và có những xử lý kịp thời

Đặc biệt lưu ý các thuốc có nguy cơ gặp ADR cao

Ví dụ phòng chống sốc phản vệ


Ca lâm sàng 4
• Bệnh nhân nữ, 7 tháng tuổi được chẩn đoán sốt do virus và được kê đơn điều trị
ngoại trú như sau:
1. Cefrozil 125 mg/gói, ngày 1,5 gói chia 2 lần.
2. Ibuprofen 100mg/5 ml, lọ 120 ml, uống 2,5 ml khi sốt >38,50C, cách 4-6h.
3. Thymosin 300/50ml, ngày uống 4 ml/lần
4. Multivitamin lọ 100 ml, ngày uống 5ml/lần
• Sau khi uống các thuốc trong đơn này khoảng 3 giờ, bệnh nhi nổi mẩn đỏ toàn thân,
ngứa và khó thở. Bệnh nhi nhập viện để cấp cứu và hồi phục sau 2 ngày điều trị.
• Khi nhập viện, qua khai thác tiền sử, được biết bệnh nhi đã từng bị nổi mẩn toàn thân
khi dùng cefuroxim từ khi 5 tháng tuổi.
• Những biện pháp nào đã không đươc áp dụng để hạn chế ADR trên bệnh nhân này?
XỬ TRÍ KHI NGHI NGỜ XUẤT HIỆN ADR

Chẩn đoán ADR- Sự cố bất lợi có phải do thuốc không ?

Phân loại ADR

Xử trí ADR

Không có một quy trình chung !


XỬ TRÍ KHI NGHI NGỜ XUẤT HIỆN ADR

- Cân nhắc ngừng ngay thuốc và điều trị đặc hiệu.


VD shock phản vệ
- Đánh giá LỢI ÍCH – NGUY CƠ: đặc biệt trong trường hợp có 1
hay nhiều thuốc là thiết yếu đối với bệnh nhân

- Nếu BN bắt buộc phải dùng thuốc có gây ADR: Điều trị giảm nhẹ
các triệu chứng của phản ứng bất lợi trong khi tiếp tục dùng thuốc
VD xử lý ADR của các thuốc điều trị ung thư
VD về xử trí Sốc phản vệ
Thông tư 51/BYT/2017

Phân loại mức độ sốc phản vệ

1. Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa,
phù mạch.
2. Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:
a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.
b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.
c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy.
d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.
3. Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:
a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.
b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.
c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.
d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.
4. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn./.

TT51/BYT/2017
VD về xử trí Sốc phản vệ
Thông tư 51/BYT/2017

I. Nguyên tắc chung


1. Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại
chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.
2. Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu
cấp cứu phản vệ.
3. Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản
vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.

II. Xử trí phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch
1. Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng
người bệnh.
2. Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời.

TT51/BYT/2017
VD về xử trí Sốc phản vệ
Thông tư 51/BYT/2017

III. Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III)
Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng
thời theo diễn biến bệnh:
1. Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có).
2. Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo mục IV dưới đây).
3. Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn.
4. Thở ô xy: người lớn 6-101/phút, trẻ em 2-41/phút qua mặt nạ hở.
5. Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh.
a) Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).
b) Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản).
6. Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14
hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh
(theo mục IV dưới đây).
7. Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp
cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).
TT51/BYT/2017
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Là công việc không đơn giản !

Sự cố bất lợi có phải do thuốc không ?

Trên 30
phương pháp
đánh giá được
công bố

Bộ câu hỏi Thuật toán Định nghĩa


ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Có 4 vấn đề cần quan tâm


Tác dụng DL đã biết của thuốc có thể
gây ra biến cố không ?

Mối liên quan về thời gian giữa thời điểm bắt đầu dùng thuốc
và thời điểm xuất hiện biến cố

Biến cố có hết hoặc có cải thiện khi ngừng loại thuốc có


nghi ngờ không ?

Biến cố có xuất hiện trở lại khi dùng lại loại thuốc
có nghi ngờ không ?

Thực tế lâm sàng không phải lúc nào cũng giải


quyết được 4 vấn đề này
Causality assessment factors
1. Thời gian đến khi khởi phát: temporal relationship between the
beginning of the medicine and the onset of the first symptoms of the
adverse event (AE)
2. Giảm/ngừng sử dụng thuốc: tiến triển sau khi ngừng thuốc hoặc Các tiêu chí
giảm liều liên quan về
3. Tái sử dụng (hoặc khi tăng liều): biến cố có xuất hiện lại sau khi thời gian
dùng lại thuốc hoặc tăng liều?

4. Tìm kiếm các nguyên nhân khác có thể gây AE: Bệnh mắc kèm hoặc
bệnh lý nền? Thuốc dùng đồng thời?
5. Đặc điểm lâm sàng của biến cố: ADR phù hợp với cơ chế lâm sàng
đã biết (phù hợp về dược lý, có đặc tính tác dụng phụ thuộc liều,....)? Các tiêu chí về
6. Các xét nghiệm phù hợp và tin cậy hỗ trợ cho chẩn đoán do thuốc : triệu chứng
liều thuốc? test dị ứng dương tính ?
7. Các yếu tố nguy cơ về nguyên nhân do thuốc : Tương tác thuốc? đã
bị ADR tương tự?
8. Các thông tin thuốc hiện có: về thuốc cụ thể hoặc về nhóm hóa Các tiêu chí về
học/nhóm dược lý của thuốc? tài liệu tham
9. Chất lượng dữ liệu của báo cáo ca: khó đánh giá nhân quả nếu khảo
thông tin là ít và/hoặc có chất lượng thấp
87
From case reports to regulatory actions-A1H1
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Có 9 yếu tố cần quan tâm


Nhóm yếu tố về trình tự thời gian

1. Thời điểm xảy ra biến cố: có liên quan chặt chẽ về thời điểm
bắt đầu dùng thuốc và lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên

2. Ngừng thuốc hoặc giảm liều: các triệu chứng có cải thiện
hoặc hết

3. Dùng lại (hoặc tăng liều): biến cố xảy ra tương tự


ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Có 9 yếu tố cần quan tâm


Nhóm yếu tố về biến cố xảy ra

4. Tìm các nguyên nhân khác có thể gây ra hậu quả tương tự:
bệnh mắc kèm hoặc thuốc dùng cùng

5. Đặc điểm lâm sàng của biến cố: ADR phù hợp với những cơ
chế lâm sàng đã được xác định

6. Có các xét nghiệm phù hợp, đáng tin cậy cho thấy thuốc là
nguyên nhân gây biến cố: VD liều lượng, xét nghiệm dị ứng (+)

7. Các yếu tố nguy cơ cho thấy nguyên nhân có thể là thuốc:


tương tác thuốc, tiền sử phản ứng có hại của thuốc tương tự
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Có 9 yếu tố cần quan tâm


Nhóm yếu tố về thông tin thuốc

8. Thông tin đã có về thuốc cụ thể hoặc nhóm thuốc

9. Chất lượng dữ liệu của các báo cáo ca: khó khăn trong đánh
giá quan hệ nhân quả khi thông tin hạn chế và/hoặc chất lượng
thấp
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Các nhóm yếu tố trong đánh giá


mối quan hệ nhân quả biến cố -thuốc

Thang WHO

Thang Naranjo
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Thang WHO
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Thang WHO
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Thang WHO
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Thang WHO
Ca lâm sàng 5

Báo cáo ca:


Một bệnh nhân nam, 43 tuổi đang được điều trị bằng
OFLOXACIN từ 26/07/2018 để điều trị viêm tuyến tiền liệt. Bệnh
nhân đang dùng OLANZAPIN được 2 năm 7 tháng để điều trị
tâm thần phân liệt.

Ngày 16/08/18: bệnh nhân xuất hiện ban đỏ, ngứa ở vùng mặt
lan nhanh xuống thân, phù (mặt và chi dưới). Ngứa đáp ứng
kém với thuốc kháng histamin H1

Ngày 17/08/18: ngừng dùng OFLOXACIN và OLANZAPIN, bắt


đầu được điều trị bằng corticosteroid tại chỗ.

Ngày 18/08/18: tổn thương trên da giảm dần


WHO-UMC causality categories

CASE REPORT: 43 year old man


treated with ofloxacin since July
26, 2012 for prostatitis and
olanzapine since early 2010.

16/08/12: pruritic erythema of


the face which spreads rapidly
throughout the body, edema
(face, lower limbs). Itching is
poorly relieved by H1
antihistamine.

17/08/12: ofloxacin and


olanzapine are stopped
Treatment by local corticosteroid
is initiated.

18/08/12: regression of skin


lesions
97
Reporting process-A2H1G2
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ NHÂN QUẢ BIẾN CỐ - THUỐC

Thang Naranjo
Thang Naranjo

Tổng điểm với


OFLOXACIN = 6

Có khả năng
Thang Naranjo

Tổng điểm với


OLANZAPIN = 3

Có thể
BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC

Sự cần thiết phải giám sát và báo cáo ADR

Vai trò của báo cáo ADR

Giới thiệu quyết định 29/QĐ-BYT (5/1/2022)


BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC

Đối tượng viết báo cáo ADR


Những ADR (hoặc nghi ngờ ADR) ưu tiên báo cáo

Các phản ứng có hại nghiêm trọng


- Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
- Tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine
- Sốc phản vệ

Quyết định 29/QĐ-BYT (4/1/2022)


Những ADR ưu tiên báo cáo

Quyết định 29/QĐ-BYT (4/1/2022)


Cách báo cáo về phản ứng bất lợi của thuốc

Các thông tin tối thiểu cần điền trong mẫu báo cáo ADR

Quyết định 29/QĐ-BYT (4/1/2022)


Các trường thông tin trong mẫu báo cáo ADR

Thông tin về bệnh nhân


Các trường thông tin trong mẫu báo cáo ADR
Các trường thông tin trong mẫu báo cáo ADR
Các trường thông tin trong mẫu báo cáo ADR
Các trường thông tin trong mẫu báo cáo ADR

Báo cáo Trung tâm


WHO
ADR ADR thẩm định

Vấn đề chất lượng báo cáo


Báo cáo thiếu thông
tin về ADR

Không thể thiết lập mối


quan hệ nhân quả

111
Báo cáo thiếu thông tin
về thuốc nghi ngờ

Không thể thiết lập mối


quan hệ nhân quả

112
Không có thông tin
người báo cáo,
Khó liên lạc để biết
thêm thông tin về ca
ADR.
Ngày xuất hiện phản
ứng xảy ra trước
thời điểm sử dụng
thuốc
=> không hợp lý
BÁO CÁO ADR – Phần thực tập DLS
canhgiacduoc.org.vn

Mẫu báo cáo

Báo cáo ADR trực tuyến


Chu trình hoạt động
giám sát ADR

Các hoạt động


sẽ được học
trong các bậc học
tiếp theo

Quyết định 29/QĐ-BYT (4/1/2022)


Xin cảm ơn

Câu hỏi ?

You might also like