Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

KHÁI NIỆM CONTENT VÀ CONTENT MARKETING

1. Content là gì?
Nội dung là thông tin, ý tưởng hoặc trải nghiệm bạn xuất bản trực tuyến. Đó là bất cứ thứ
gì sản xuất và xuất bản nhằm mục đích cung cấp cho khán giả của mình. Định dạng của
nội dung phổ biến nhất là văn bản, nhưng nó cũng có thể là hình ảnh, âm thanh hoặc
video.
Nội dung cần có những yếu tố:
- Hữu ích
- Dễ tiêu thụ
- Có thể chia sẻ
- Bản gốc
- Liên quan
- Hấp dẫn
- Đúng lúc
- Cá nhân hóa
- Đích thực
- Hấp dẫn
- Giáo dục
- Giải trí
- Sâu sắc
- Truyền tải một câu chuyện
- Bối cảnh
2. Content marketing là gì?
Content Marketing được hiểu đơn giản là tiếp thị nội dung. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ
các dạng thức marketing có liên quan đến quá trình tạo ra và phân phối nội dung hữu ích.
Mục tiêu chính của Content Marketing là đem đến những giá trị phù hợp cho đối tượng
khách hàng cụ thể. Nhằm duy trì sự quan tâm và từ đó nuôi dưỡng nhận thức và niềm tin
của họ để tăng doanh số bán hàng.
3. Phân loại content
+ Theo định dạng: Content có thể được phân loại thành văn bản, hình ảnh, âm thanh,
video, hoặc bất kỳ định dạng nào khác.
+ Theo chủ đề: Content có thể được phân loại theo chủ đề, chẳng hạn như sản phẩm, dịch
vụ, tin tức, giải trí, giáo dục, v.v.
+ Theo mục đích: Content có thể được phân loại theo mục đích, chẳng hạn như xây dựng
nhận thức, tạo lòng tin, thúc đẩy hành động, v.v.
+ Theo
4. Lịch sử Content và Content marketing
- Bản vẽ mang nội dung đầu tiên
Cách đây 4200 năm trước công nguyên, được tìm thấy trên những bức tường bên trong
những hang động. Bắt đầu xuất hiện những hình vẽ có nội dung. Điều đặc biệt đáng chú ý
nhất trong số đó là bản vẽ hướng dẫn: “6 cách sử dụng 1 ngọn giáo giúp thoát khỏi lợn
rừng”. Phát hiện này được cho là đánh dấu những bước tiến đầu tiên của nền công nghiệp
Content Marketing.
- Xuất bản cuốn tạp chí The Follow – 1895
Vào năm 1895 – John Deere xuất bản cuốn tạp chí The Follow. Phát hành tới 1.5 triệu
bản, trên 40 quốc gia và được dịch sang hơn 12 thứ tiếng khác nhau. Sự ra đời của The
Follow đặt nền móng đầu tiên và được đánh giá là mở đầu cho sự phát triển của Content
Marketing.
- Phát hành cuốn sách The Michelin Guides – 1900
Với nội dung hơn 400 trang sách nói về cách hướng dẫn lái xe, bảo quản xe hơi an toàn,
du lịch và ăn ở trong khi di chuyển. Thương hiệu xe hơi Michelin phát hành cuốn sách
The Michelin Guides. Năm 1900 họ bắt đầu bán The Michelin Guides để kiếm lợi nhuận
sau khi đã phát hành 35.000 bản in miễn phí.
- P&G quảng cáo kịch trên radio – 1930s
Hơn 30 năm sau đó, vào thập niên 1930s. Thương hiệu nổi tiếng P&G mở đầu cho trào
lưu quảng cáo khi họ bắt đầu bằng bước đột phá quảng cáo kịch trên radio cho sản xuất
xà phòng Duz & Oxydol.
- Placaware giới thiệu dịch vụ giao lưu trực tuyến – 1996
Tiếp tục hơn nửa thế kỷ vào năm 1996. Với những khách hàng lớn đầu tiên như Hewlett-
Packard, Intel, Sun Microsystems và PBS. Placaware một phòng thí nghiệm độc lập của
Xerox PARC bắt đầu giới thiệu dịch vụ giao lưu trực tuyến (web conferencing). Đây
được cho là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực này.
- Cụm từ “Content Marketing” bắt đầu ra đời – 2001
Tiến đến năm 2001 là thời điểm mà cụm từ Content Marketing bắt đầu được đưa vào sử
dụng. Khởi nguồn từ công ty Penton Custom Media tại Cleveland, Ohio. Bắt đầu cho ra
đời và đầu tư nội dung theo yêu cầu (custom content) lên tới 20 tỉ USD.
- Các thương hiệu lớn bắt đầu làm content – 2008
Tính đến năm 2008 đã có hơn 5 thương hiệu lớn bắt đầu làm content. BeingGirl.Com Là
trang web được đánh giá là hiệu quả gấp 4 lần so với cách quảng cáo truyền thống, được
thương hiệu nổi tiếng P&G cho ra mắt với nội dung chuyên biệt dành riêng cho các cô
gái tuổi teen.
Vào cùng thời điểm đó, American Express cũng đi đầu với việc xây dựng một Open
Forum dành riêng cho khách hàng, với tốc độ trưởng hơn trước điển hình tăng 23 lần
trong 2 năm.
- Bùng nổ Content Marketing – 2011
Đến năm 2011 bùng nổ Content Marketing được cho là thực sự bắt đầu. 88% doanh
nghiệp có sử dụng Content marketing và 25% kinh phí dành cho Content marketing là
những con số đã được thống kê từ các doanh nghiệp. Đây là tạp chí dành cho giám đốc
tiếp thị nội dung Chief Content Officer đã được cho ra đời với bản in và bản online.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, hiện nay có rất nhiều phương thức quảng cáo
mang lại hiệu quả lớn như: quảng cáo trên Internet (quảng cáo Google), quảng cáo trên
mạng xã hội, quảng cáo bằng video…
5. Vai trò của content marketing trong đời sống và truyền thông
+ Hỗ trợ định hình thương hiệu
+ Đa dạng hóa nội dung hiển thị
+ Gia tăng cảm tình của khách hàng đối với thương hiệu
+ Tăng lượng truy cập trang web
+ Gia tăng doanh số
+ Tiết kiệm chi phí
+ Tăng sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
+ Tăng sự kết nối với khách hàng
6. Chân dung một content creator (người sáng tạo nội dung số)
- Content Creator hay người sáng tạo nội dung là những người sử dụng trí óc để cho ra
đời những sản phẩm truyền cảm hứng. Sản phẩm này được thể hiện qua dạng bài viết,
hình ảnh, poster, video clip,… Hiện nay các Writer, Copywriter, Youtuber, TikToker,
Blogger, Podcast Host, Biên Tập Viên,...
- Content Creator làm những công việc:
+ Phân tích thương hiệu
+ Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEM)
+ Lên ý tưởng xây dựng nội dung
+ Triển khai nội dung
+ Thiết kế hình ảnh
+ Sản xuất video
+ Chỉnh sửa, tối ưu nội dung
+ Tiếp thị nội dung
- Các kỹ năng cần có của một content creator:
+ Kỹ năng đọc – viết
+ Kỹ năng quan sát và phân tích
+ Kỹ năng sáng tạo
+ Kỹ năng tư duy hình ảnh
7. Các xu hướng và thách thức của người làm content trong thời đại 4.0
- Xu hướng:
+ Nội dung về hướng dẫn sử dụng
+ Nội dung giải trí
+ Nội dung kích thích sự tò mò
+ Nội dung truyền cảm hứng
- Thách thức:
+ Sự cạnh tranh rất lớn từ thị trường trong ngành
+ Đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo, “không đụng hàng”
+ Quá trình truyền thông khéo léo và cẩn trọng
CHƯƠNG 2:
1. Mô hình phát triển nội dung
Digital content hiện nay có nhiều mô hình đa dạng khác nhau, dưới đây là một số mô
hình được sử dụng hiện nay cần nắm rõ như:
Relation (Quan hệ): Đây chính là một mô hình hỗ trợ bạn xây dựng những mối quan hệ
trên môi trường ảo như các trang mạng xã hội.
Community: Đây là mô hình giúp bạn xây dựng tương tác trong cộng đồng bằng hai
chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng bằng diễn đàn, group,…
Communication: Chính là mô hình Digital Content hỗ trợ bạn liên lạc bằng hai cách cơ
bản và phổ biến: Hội thoại và trao đổi (Conversation – qua Chat, SMS, Zalo…) hoặc phát
sóng trực tiếp (Realtime Broadcast – G+ Hangout, Youtube live, Giao lưu trực tuyến, Tư
vấn trực tuyến…).
News: Mô hình Content Digital Marketing tồn tại ở dạng tin tức dựa trên những thói
quen đọc tin tức hàng ngày.
Information: Mô hình dạng thông tin dễ dàng tìm kiếm trước hành vi mua hàng hoặc
được hướng dẫn, tư vấn thông tin trước khi quyết định mua hàng.
Personal và Media: Mô hình bao gồm những ứng dụng cá nhân và hóa truyền thông tin
như Facebook, Twitter, Youtube…
Entertainment (Game/Multimedia): Mô hình đặc thù cho những hình thức giải trí thu
hút người sử dụng như âm nhạc, chơi game, hình ảnh, video, đọc sách,…
Niche Content: Mô hình Digital Marketing hỗ trợ sáng tạo nội dung đem lại giá trị và
sức hấp dẫn độc đáo, ấn tượng, đa dạng, chuyên sâu và tổng hợp. Chắc chắn điều này bạn
sẽ được thấy trên các trang mạng xã hội trên internet: website, facebook, youtube,
slideshare… bạn chỉ có chưa đến 10 giây để gây ấn tượng với mọi người nếu không họ sẽ
bỏ đi.
Business Tool: Mô hình bao gồm những công cụ hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Các bạn cần quan tâm chủ yếu đến Marketing, Docs, Driver, Monitoring, Processing,
Management, Automation… thì công cụ phù hợp sẽ là Google, SlideShare, Facebook,
Dropbox…đây chính là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động doanh nghiệp.
2. Sáu nguyên tắc Content Marketing
Nguyên tắc 1: Không truyền bá thông điệp bán hàng
Nguyên tắc 2: Sử dụng văn phong ngôn ngữ gần gũi, mang tính tương tác
Nguyên tắc 3: Tiêu đề cuốn hút
Nguyên tắc 4: Trau chuốt đoạn mở đầu hấp dẫn
Nguyên tắc 5: Truyền cảm hứng cho độc giả khi kết bài
Nguyên tắc 6: Thu thập thông tin khách hàng bằng cách tạo nút đăng ký
3. Xây dựng tính cách (personas) của khán giả mục tiêu
Chân dung khách hàng là khái niệm dùng để chỉ một bản phác thảo chi tiết và toàn diện
về đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Nói cách khác, chân dung khách
hàng là một bản hồ sơ mô tả khách hàng tiềm năng, thường bao gồm các thông tin như
nhân khẩu học (giới tính, nhóm tuổi, nơi ở, thu nhập,...), sở thích của họ, hay quan điểm
của họ với sản phẩm của thương hiệu. Nắm bắt được những thông tin trên, doanh nghiệp
có thể đưa ra được những chiến lược marketing tới khách hàng hiệu quả và chính xác
hơn. Tùy vào từng lĩnh vực/ hình thức kinh doanh, sản phẩm của từng đối tượng mà bạn
sẽ tạo ra các hồ sơ khác nhau, nhưng tóm lại một hồ sơ cần có các yếu tố dưới đây:
Thông tin nhân khẩu học: được hiểu là các thông tin bao gồm độ tuổi, giới tính, địa
điểm sinh sống, tình trạng kết hôn, nghề nghiệp, trình độ học vấn…Mọi thông tin này sẽ
giúp bạn phân khúc thị trường dễ dàng hơn.
Thách thức và nỗi đau: Với những khó khăn và nỗi đau mà nhóm khách hàng đang đối
mặt sẽ giúp bạn phát triển các giải pháp để thực hiện các chiến lược tiếp thị một cách phù
hợp.
Mô tả hành vi khách hàng: Mỗi khách hàng đều có một mô tả chi tiết riêng, bao gồm
hoạt động thường ngày, thói quen tìm kiếm thông tin và hành vi mua hàng của họ cũng
như các yếu tố liên quan tới quyết định mua hàng.
Hướng giải quyết: Từ những nỗi đau sở thích của khách hàng doanh nghiệp sẽ chỉ ra
những ưu điểm của sản phẩm dịch vụ có thể đáp ứng được những điều đó
Quy trình xây dựng tính cách (personas) của khán giả mục tiêu
Bước 1: Xác định mục tiêu xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng
Bước 2: Thu thập dữ liệu các khách hàng tiềm năng
Bước 3: Xử lý thông tin vừa thu thập
Bước 4: Tạo danh tính và khuôn mặt
Bước 5: Bổ sung chi tiết về chân dung khách hàng tiềm năng

You might also like