Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÁC NỘI DUNG MỞ RỘNG LIÊN QUAN ĐOẠN TRÍCH “ĐẤT NƯỚC”

CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM

1. Những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.

- Nét riêng: NKĐ khám phá đất nước bằng những trải nghiệm của bản thân trên hai tư cách (chiến
sĩ và nghệ sĩ), luôn hướng đến nhân dân (chịu nhiều vất vả, gian lao; làm nên chiến công vĩ đại
mà thầm lặng, vô danh; tạo ra và xây dựng đất nước).

- Dùng tư duy thơ hiện đại để lí giải về Đất Nước: Đất nước vốn là một khái niệm trừu tượng, lớn
lao, thiêng liêng lại khởi nguồn từ hình ảnh miếng trầu cụ thể, bé nhỏ, bình thường, đất nước vốn
hình thành trong sâu thẳm qúa khứ mà hiện diện trong thực tại hôm nay “bây giờ bà ăn”…

- Cách diễn đạt đầy nghịch lí biểu hiện những khám phá riêng về đất nước: Quá khứ - Đất nước
không bao giờ mất đi mà luôn có mặt trong thực tại, trong những cái tưởng như nhỏ nhoi bình dị
nhất. Những cái nhỏ bé, tầm thường là nền tảng hình thành những điều lớn lao, thiêng liêng.

* Liên hệ thơ cùng đề tài Đất Nước và cách xử lí của các nhà thơ cùng thời (Tố Hữu, CLV,
Nguyễn Đình Thi)  nét riêng trong tư tưởng Nguyễn Khoa Điềm.
+ Tố Hữu:
"Tôi lại mơ trên Thái Bình Dương
Tổ Quốc ta như một thiên đường
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống
Của tự do, hy vọng, tình thương"
(Vui thế, hôm nay)
+ Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” (Tiếng hát con tàu-CLV)
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt …” (Sao chiến thắng- CLV)
+ Nguyễn Đình Thi:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.” (Đất nước- NĐT)
“Anh yêu em như yêu đất nước”(Nhớ- NĐT)
 Khác với các nhà thơ cùng thế hệ thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và
ngợi ca đất nước với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, có tính chất biểu tượng, Nguyễn Khoa
Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần
thiêng liêng, tươi đẹp.

 Những khám phá riêng, mới mẻ về Đất Nước: hình thành trên nền tảng văn hoá truyền thống,
qua chiều dài lịch sử và chiều rộng của không gian; đồng thời thể hiện nhận thức sâu sắc mối
quan hệ và trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước.
2. Tư tưởng Đất Nước là của Nhân Dân trong đoạn trích Đất Nước.
(ND phần 2 của bài thơ)
- So sánh tư tưởng Đất Nước của NKĐ với các nhà thơ cùng thời, với tư tưởng của các triết gia cổ
đại phương Đông và tư tưởng của các tác giả trung đại Việt Nam
- Khác với các nhà thơ cùng thời: Tố Hữu, CLV, Nguyễn Đình Thi chiêm ngưỡng và ngợi ca đất
nước với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, có tính chất biểu tượng, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn
điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng,
tươi đẹp
- Khác với tư tưởng của các triết gia cổ đại phương Đông “trung quân ái quốc” và tư tưởng của
các tác giả trung đại Việt Nam:
+ Lí Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”  Nước là của vua
+ Nguyễn Trãi: “Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu …” –
 Đất Nước được xác đinh là cương vực lãnh thổ, các triều đại, nền văn hiến, phong
tục…
*Lí giải :
- Bối cảnh thời đại khác nhau + - Sự trải nghiệm, dấn thân của cá nhân nghệ sĩ  quá trình tự
nhận thức, phân tích, khái quát hoá  Cơ sở lí giải tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất
Nước.
- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện xuyên suốt:
+ Nghệ thuật đặc sắc, phù hợp: Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian để diễn tả hình tượng “Đất
Nước của Nhân dân”
+ Nội dung ý nghĩa sâu sắc: Đoạn thơ kết tinh cái nhìn mới mẻ của tác giả về đất nước qua
những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu: lịch sử, văn hóa, địa lý… quy tụ xung quanh một tư
tưởng trung tâm: “Đất Nước của Nhân dân”.

3. Chất triết lí, suy tưởng mang vẻ đẹp trí tuệ.


- Giọng trữ tình có sự đan xen triết luận và chính luận  sức mạnh cảm hoá và thuyết phục.
- Tư duy nghệ thuật hiện đại: mượn những nghịch lí để diễn đạt logic những khám phá, tư tuởng
mới mẻ của mình. (Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn...)

4. Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.


- Thi liệu: văn hoá, văn học dân gian Việt Nam với hệ thống hình ảnh gần gũi thân thuộc  gợi
nhắc về những trruyền thống quí báu của dân tộc, khơi dậy lớp trầm tích văn hoá sâu kín nhất của
người Việt  Đất Nước có từ xa xưa, được cảm nhận ở chiều sâu văn hóa lịch sử  Đất Nước
thiêng liêng, bất tử.
- Sử dụng thi liệu văn hóa, văn học dân gian một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo: không nhắc lại
nguyên vẹn mà chỉ lấy ý  khơi gợi những liên tưởng phong phú, người đọc tự do đi về trong các
chiều văn hóa lịch sử để cảm nhận.
 Vấn đề nguồn cội đất nước thấm nhuần cảm xúc tha thiết của nhà thơ trở nên dung dị, dễ hiểu.
Cái hay của đoạn thơ không ở ngôn từ mĩ lệ, hình tượng kì vi mà ở chính hồn dân tộc trong
những câu thơ văn xuôi thầm thì như cổ tích hiện đại.
Đề 4: Phân tích những nét độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện của đoạn trích Đất Nước.

Làm rõ 3 đặc sắc nghệ thuật nổi bật:


- Vận dụng sáng tạo chất liệu văn hoá, văn học dân gian.
- Giọng trữ tình có sự đan xen triết luận và chính luận > sức mạnh cảm hoá và thuyết phục.
- Tư duy nghệ thuật hiện đại: mượn những nghịch lí để diễn đạt logic những khám phá, tư tuởng
mới mẻ của mình.(Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn...)

Đề 5: So sánh Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm và Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
+ Giống:
- Đề tài
- Thể hiện tình yêu đất ngước sâu sắc, mãnh liệt
- Tác phẩm có vị trí tiêu biểu trong sáng tác hai nhà thơ.
+ Khác:
Tiêu chí Đất Nước - Nguyễn Đình Thi Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
Vị trí văn học sử Tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp Tác phẩm tiêu biểu cho
thơ ca kháng chiến chống Mĩ
Xuất xứ Sự tổng hợp lại từ hai bài thơ > 2 mảnh nhỏ hợp chỉnh thể lớn. Trích chương V Trường
ca > mảnh vỡ từ một chỉnh thể lớn.
Cảm hứng chủ đạo Niềm xúc động mãnh liệt trước sức sống kì diệu của dân tộc > bài thơ là sự
truy tìm cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam khó nghèo, lam lũ, đau thương lại cũng là một Việt Nam
vùng lên quật khởi? Niềm tự hào sâu sắc vì sự linh thiêng của đất nước > truy tìm lời giải cho sự
linh thiêng của đất nước (vì đất nước có trong tâm linh mỗi người Việt. Là một phần tâm thức
Việt)
Chất liệu tạo hình ảnh Chủ yếu tạo bởi các quan sát, ấn tượng trực tiếp Vận dụng sáng tạo thi liệu
văn hóa, văn học dân gian.
Hình tượng Nhân dân mang tính chất biểu trưng, biểu tượng. Nhân dân vô danh trong suốt 4000
năm.
Giọng điệu Viết trong một thời gian dài > Giọng thơ biến đổi theo nội dung: u hoài, buồn bã, căm
hờn, phơi phới tự hào... Tâm tình thân mật kết hợp với triết luận đằm sâu.

You might also like