Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BÀI SỐ 03

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐO CHIỀU DÀI VẬT THỂ


DÙNG PLC VÀ ENCODER
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1. Kiến thức:
- Mô tả, phân tích được cấu tạo, công dụng của các phần tử trong mạch điện hệ
thống đo chiều dài vật thể dùng PLC và encoder
- Trình bày được trình tự lập trình, đấu nối, vận hành mạch điện.
1.2. Kỹ năng:
- Lắp đặt, đấu nối mạch điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.
- Lập trình được chương trình điều khiển hệ thống đo chiều dài vật thể dùng PLC và
encoder theo yêu cầu công nghệ.
- Vận hành hệ thống đúng quy trình, làm việc đủ tính năng.
1.3. Mức tự chủ và trách nhiệm:
- Thực hiện đúng trình tự các bước công việc, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và
đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, tính kiên trì, tỉ mỉ, chính xác và sáng tạo cho
người học.
- Đánh giá, đưa ra kết luận về việc lắp đặt, lập trình, kiểm tra, sửa chữa, vận hành điều
khiển hệ thống đo chiều dài vật thể dùng PLC và encoder
2. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ
2.1. Dụng cụ tháo lắp:
- Tuốc nơ vit, kìm mỏ nhọn, mỏ hàn điện.
2.2. Dụng cụ đo kiểm:
- Đồng hồ vạn năng, bút thử điện.
2.3. Phương tiện hỗ trợ khác:
-Máy vi tính, cable
2.4. Vật liệu:
- Thiếc hàn, nhựa thông, dây đơn mềm 0,5.
2.5. Thiết bị:
- Bàn thực hành PLC S7-1200
3. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN
3.1. Giới thiệu về encoder
Encoder là 1 loại cảm biến vị trí, đưa ra thông tin về vị trí góc của một đĩa quay, đĩa
quay có thể là bánh xe, trục động cơ, hoặc bất kỳ thiết bị quay nào cần xác định vị trí góc
đó.
Hình 3.1: Cấu tạo encoder
Gồm có: - Đĩa quay được xẻ \rãnh gắn vào trục.
-Một nguồn ánh sáng và một tế bào quang điện được bố trí thẳng hàng.
- Mạch khuyếch đại.
Encoder được chia làm2 loại:(absolute encoder và incremental encoder). Là encoder
tuyệt đối và encoder tương đối. Còn incremental encoder, là loại encoder chỉ có 1, 2 hoặc tối
đa là 3 vòng lỗ. Nếu ta đục một lỗ trên một cái đĩa quay, thì cứ mỗi lần đĩa quay 1 vòng, các
bạn sẽ nhận được tín hiệu, và các bạn đã biết đĩa quay một vòng. Nếu ta có nhiều lỗ hơn, ta
sẽ có được thông tin chi tiết hơn, có nghĩa là đĩa quay 1/4 vong, 1/8 vòng, hoặc 1/n vòng,
tùy theo số lỗ nằm trên incremental encoder.

Hình 3.2: Encoder loại xoay

Các ứng dụng thực tế của encoder:


- Đo chiều dài
- Đo tốc độ
- Đo góc quay
Encoder lắp ở trục động cơ, sau đó đưa tín hiệu vào PLC điều khiển ta có thể tính toán
được tốc độ động cơ, chiều dài, khoảng cách di chuyển.
Encoder lắp bên ngoài tì vào băng tải, sau đó đưa tín hiệu vào PLC điều khiển ta có thể
tính toán được chiều dài, khoảng cách di chuyển. Ví dụ như cắt ống thép theo chiều dài...
Encoder lắp trên tay máy ta tính được góc quay của tay máy.
Trong phạm vi nội dung này nhóm tác giả tập chung nghiên cứu, lắp đặt đấu nối, vận
hành thử ứng dụng đo chiều dài vật thể bằng cách lắp Encoder bên ngoài tì vào băng tải, sau
đó đưa tín hiệu vào PLC điều khiển.
3.2. Lệnh HSC

Lệnh CTRL_HSC điều khiển các bộ đếm tốc độ cao được sử dụng để đếm các sự kiện
xuất hiện nhanh hơn tốc độ thực thi OB. Tốc độ đếm của các lệnh bộ đếm CTU, CTD và
CTUD bị giới hạn bởi tốc độ thực thi của OB mà chúng được chứa trong đó.
Một số ứng dụng thông dụng của các bộ đếm tốc độ cao là đếm các xung được sinh ra
bởi một máy phát xung có trục điều khiển chuyển động.
Mỗi lệnh CTRL_HSC sử dụng một cấu trúc được lưu trữ trong một khối dữ liệu để
duy trì dữ liệu. Ta gán giá trị khối dữ liệu khi lệnh CTRL_HSC được đặt trong chương trình
soạn thảo.

Kiểu Kiểu dữ
Thông số Miêu tả
Thông số Liệu

HSC IN HW_HS Bộ định dạng HSC


C
DIR IN Bool 1= yêu cầu hướng đếm mới

CV IN Bool 1= yêu cầu đặt một giá trị đếm


mới
RV IN Bool 1= yêu cầu đặt một giá trị tham
chiếu mới
PERIOD IN Bool 1= yêu cầu đặt một giá trị chu
kỳ mới ( chỉ dành cho chế độ
Kiểu Kiểu dữ
Thông số Miêu tả
Thông số Liệu

đo tần số)
NEW_DIR IN Int Hướng đếm mới:
1= tiến, -1= lùi
NEW_CV IN Dint Giá trị đếm mới

NEW_RV IN Dint Giá trị tham chiếu mới

NEW_PERIO IN Int Giá trị chu kỳ mới (s):.01,.1


D hay 1(chỉ dành cho chế độ đo
tần số)
BUSY OUT Bool Chức năng bận

STATUS OUT Word Mã điều kiện thực thi

Các thông số của lệnh CTRL_HSC cung cấp sự điều khiển chương trình của tiến trình
đếm:
 Thiết lập hướng đếm đến một giá trị NEW_DIR.
 Thiết lập giá trị đếm hiện thời đến một giá trị NEW_CV
 Thiết lập giá trị tham chiếu đến một giá trị NEW_RV
 Thiết lập giá trị chu kỳ ( cho chế độ đo tần số) đến một giá trị NEW_PERIOD
Nếu các giá trị cờ boolean sau được đặt lên 1 khi lệnh CTRL_HSC được thực thi , giá
trị NEW_xxx tương ướng được napj đến bộ đếm . Nhiều yêu cầu ( tức là có nhiều hơn một
cờ được đặt tại cùng một thời điểm) được xử lý trong một sự thực thì đơn thuần của lệnh
CTRL_HSC
 DIR=1: yêu cầu nạp một giá trị NEW_DIR; DIR = 0; không thay đổi.
 CV= 1: yêu cầu nạp một giá trị NEW_CV; CV= 0; không thay đổi.
 RV= 1: yêu cầu nạp một giá trị NEW_RV; RV= 0; không thay đổi.
 PERIOD =1: yêu cầu nạp một giá trị NEW_ PERIOD; PERIOD = 0; không thay đổi.
Các chi tiết thông số CTRL_HSC
 Nếu một cập nhật của một giá trị thông số không được yêu cầu, các giá trị ngõ
vào tương ứng sẽ bị bỏ qua.
 Thông số DIR chỉ có hợp lệ nếu mệnh lệnh đếm đã cấu hình được đặt về “ User
program (internal direction control)”. Ta xác định sử dụng thông số này trên cấu
hình thiết bị HSC như thế nào.
 Đối với một HSC S7-1200 trên CPU thông số BUSY luôn mang giá trị là 0.
Các mã điều kiện: Trong trường hợp có lỗi, ENO được đặt về 0 và ngõ ra STATUS chứa
một mã điều kiện.
Giá trị STATUS
Miêu tả
( W#16#...)
0 Không có lỗi
80A1 Nhận dạng HSC không ghi địa chỉ HSC
80B1 Giá trị không phù hợp trong NEW_DIR
80B2 Giá trị không phù hợp trong NEW_CV
80B3 Giá trị không phù hợp trong NEW_RV
80B4 Giá trị không phù hợp trong NEW_PERIOD
Lựa chọn chức năng cho bộ đếm tốc độ cao HSC
Tất cả các HSC hoạt động theo cách thức giống nhau đối với một chế độ đếm tương
ướng trong vận hành. Có 4 kiểu cơ bản của HSC:
 Bộ đếm một pha với điều khiển định hướng bên trong
 Bộ đếm một pha với điều khiển định hướng bên ngoài
 Bộ đếm hai pha với 2 ngõ vào đồng hồ đếm
 Bộ đếm trạng thái vuông pha A/B
Ta có thể sử dụng mỗi kiểu HSC với có hoặc không có ngõ vào đặt lại. Khi ta kích
hoạt ngõ vào đặt lại, giá trị hiện thời được xóa và được giữ trống cho đến khi ta dải hoạt ngõ
vào đặt lại
- Chức năng tần số: Một chế độ HSC cho phép HSC được cấu hình (kiểu đếm) để báo
cáo lại tần số thay vì giá trị đếm hiện tại các xung. Có sẵn 3 thời kỳ đo tần số khác
nhau: 0,01; 0,1 và 1,0s
- Các chế độ và các ngõ vào của bộ đếm: Bảng dưới thể hiện các ngõ vào được sử dụng
cho đồng hồ, điều khiển định hướng và các chức năng đặt lại liên quan đến HSC
Một ngõ vào giống nhau không thể được sử dụng cho hai chức năng khác nhau, nhưng
bất kỳ ngõ vào nào mà đang không được sử dụng bởi chế độ hiện thời HSC của nó thì có thể
sử dụng cho một mục đích khác.
Việc giám sát các ngõ ra chuỗi xung luôn luôn sử dụng đồng hồ đếm và mệnh lệnh.
Nếu ngõ ra PTO tương ứng chỉ được cấu hình cho xung, ngõ ra của lệnh thông thường được
thiết lập cho việc đếm giá trị dương.
HSC3 với một ngõ vào đặt lại thì không dùng được cho CPU 1211C vốn chỉ hỗ trợ 6
ngõ vào tích hợp. HSC4 không dùng được cho CPU 1211C vốn chỉ hỗ trợ 6 ngõ vào tích
hợp. HSC5 và HSC6 chỉ được hỗ trợ bởi CPU 1211C và CPU 1212C khi một bảng mạch tín
hiệu được lắp đặt.
Truy xuất giá trị hiện thời cho HSC:
CPU lưu trữ giá trị hiện thời của mỗi HSC trong một địa chỉ ngõ vào (I). Bảng dưới
đây thể hiện các địa chỉ mặc định được gán cho giá trị hiện hành của mỗi HSC. Ta có thể
thay đổi địa chỉ I của giá trị hiện thời bằng cách chỉnh sửa các thuộc tính của CPU trong
mục Device Configuration.
Bộ đếm tốc độ cao Kiểu dữ liệu Địa chỉ mặc định
HSC1 DInt ID1000
HSC2 DInt ID1004
HSC3 DInt ID1008
HSC4 DInt ID1012
HSC5 DInt ID1016
HSC6 DInt ID1020
Các điểm I/O số được gán đến các thiết bị HSC không thể bị tác động:
Các điểm I/O số được sử dụng bởi các thiết bị đếm tốc độ cao được gán giá trị trong
suốt sự cấu hình thiết bị. Khi các địa chỉ điểm I/O được gán đến những thiết bị này, giá trị
của các địa chỉ điểm I/O đó không thể được chỉnh sửa bởi hàm tác động bảng Watch.
3.3. Yêu cầu công nghệ
Bài toán điều khiển tốc độ biến tần theo chiều dài theo lưu đồ thuật toán điều khiển
như sau:

Start

Động cơ quay

Encoder quay

N
L = 2000

Động cơ dừng

Máy cắt hoạt động

N
T = 5s

3.4. Phân định đầu vào, đầu ra


Tên thiết bị vào/ra Địa chỉ Ghi chú
Nút khởi động hệ thống ON I0.6 Khởi động hệ thống
Nút dừng hệ thống OFF I0.4 Ngắt tất cả các thiết bị điện
Tên thiết bị vào/ra Địa chỉ Ghi chú
Xung A của encoder I0.0 Đếm tăng dần khi encoder quay
Đèn vàng Q0.1 Đèn sáng khi L<2000
Đèn xanh Q0.2 Đèn sáng khi L=2000
Biến trung gian Q0.3 Biến trung gian
Động cơ Q0.4 Động cơ của băng tả
Máy cắt Q0.5 Động cơ của máy cắt hoạt động

3.6. Giao diện điều khiển, giám sát trên máy tính

Hình 3.4: Giao diện điều khiển, giám sát hệ thống khi chưa làm việc:
Hình 3.5: Giao diện điều khiển, giám sát hệ thống khi L < 2000.

Hình 3.6: Giao diện điều khiển, giám sát hệ thống khi L = 2000.

You might also like