Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 96

Phong trào Hướng đạo tại Việt Nam

Ngành Tráng Đạo Sài Gòn

SỔ TAY
HÀNH TRÌNH TRÁNG SINH

Tráng sinh : __________________________

Tráng đoàn : __________________________

Liên đoàn : __________________________


MỤC LỤC
LỜI CHÀO MỪNG ........................................................................... 3
CÁCH DÙNG SỔ TAY ..................................................................... 4
THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM ........................................................... 5
GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÀNH TRÁNG .... 8
GIỚI THIỆU HÀNH TRÌNH CỦA MỘT TRÁNG SINH ...................... 8
GIAI ĐOẠN KHÁM PHÁ ................................................................ 11
GIAI ĐOẠN HÀNH TRÌNH ............................................................. 52
GIAI ĐOẠN LÊN ĐƯỜNG ............................................................. 74
PHỤ LỤC ....................................................................................... 80
PHỤ LỤC 1: LỄ LÊN ĐƯỜNG........................................................80
PHỤ LỤC 2: MỘT MẪU QUI ƯỚC TU THÂN ................................83
PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH MỘT DỰ ÁN XUẤT DU GIÚP ÍCH .........85
PHỤ LỤC 4: BÀI HÁT CHO TRÁNG SINH .....................................86
PHỤ LỤC 5.1: HOÀN TẤT GIAI ĐOẠN KHÁM PHÁ ......................90
PHỤ LỤC 5.2: HOÀN TẤT GIAI ĐOẠN HÀNH TRÌNH ...................94
PHỤ LỤC 5.3: GIAI ĐOẠN LÊN ĐƯỜNG TẠI TRÁNG ĐOÀN ......95

Trang 2 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


LỜI CHÀO MỪNG
Chào mừng bạn đến với cộng đồng huynh đệ sống ngoài trời và giúp ích!
Mục đích của phong trào Hướng đạo là đào luyện tính khí cho các hướng
đạo sinh bằng cách tạo cho họ một lối sống có lý tưởng, có kỹ năng tự lực, tự tin,
dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm, biết tự trọng và biết quan tâm giúp đỡ
những người xung quanh… Mục đích ấy sẽ làm cho thế hệ tương lai lành mạnh,
phát triển thiện chí, tinh thần phục vụ, phát huy tình thương và làm bổn phận với
bản thân, người khác và tôn giáo tín ngưỡng.
Cho dù bạn là một hướng đạo sinh từ ngành Thiếu hay ngành Kha lên hoặc
là một thanh niên từ ở ngoài đời mới bước vào, thì ngành Tráng của chúng tôi
cũng đều mở rộng vòng tay chào đón bạn. Khi đến với chúng tôi, trước tiên, bạn
sẽ nhận được một bầu không khí của tình bạn trong sáng, tình huynh đệ chân
thành. Sau đó bạn sẽ nhận được một môi trường thuận lợi để rèn luyện bản thân
và giúp ích cho xã hội.
Có thể bạn là người có hoài bão, lo nghĩ cho tương lai của mình và cộng
đồng. Nhưng nghĩ thôi chưa đủ, giờ đây bạn cần phải dấn thân hành động.
Ngành Tráng cung cấp cho bạn một la bàn đáng tin cậy để tìm hướng đi
đến thành công và hạnh phúc. Đi bao xa, nhanh hay chậm, bằng phẳng hay gập
ghềnh, hoàn toàn do bạn tự lựa chọn và chính bạn sẽ tận hưởng hành trình ấy.
Chúng tôi luôn ở bên cạnh bạn! Chúc con đường bạn chọn đầy hoa thơm
cỏ lạ!

Ngành Tráng Đạo Sài Gòn

Trang 3 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


CÁCH DÙNG SỔ TAY
Đối tượng dùng Sổ Tay Hành Trình Tráng Sinh chính là các tráng sinh.
Để giúp cho các bạn khỏi bỡ ngỡ khi bước vào ngành Tráng, chúng tôi biên
soạn cuốn Sổ Tay này để giúp các bạn, để các bạn có thể biết mình sẽ phải làm
những gì, học tập và rèn luyện như thế nào trong suốt thời gian sinh hoạt với
Toán và cộng đồng tráng sinh nói chung.
Không như các hướng đạo sinh ở các ngành nhỏ tuổi hơn như Ấu, Thiếu,
Kha có một chương trình thăng tiến cá nhân cụ thể, có các yêu cầu về kỹ năng và
khung thời gian khá rõ ràng, tráng sinh được xem là những người trưởng thành,
có thể tự chèo lấy thuyền mình, nên các công việc cụ thể cũng như khung thời
gian sẽ do các bạn tự đưa ra. Tuy nhiên trong bước đường đầu, bạn cần được giới
thiệu tổng thể hành trình và các trang bị cơ bản nhất, để bạn có thể tự chọn
đường rong ruổi, tự học tập và rèn luyện mà không bị lạc lối. Hãy đọc theo thứ tự
từ chương đầu cho đến chương cuối, quyển Sổ Tay này sẽ giúp bạn trong việc làm
quen và hội nhập một cách tự nhiên vào ngành Tráng.
Trong Sổ Tay có các hướng dẫn và gợi ý mà chúng tôi nghĩ là quan trọng và
cần thiết nhất, các việc khuyên làm, các danh mục kiểm tra, các biểu mẫu.
Nếu bạn đã là hướng đạo sinh từ ngành Thiếu, Kha lên thì một số hạng
mục trong Sổ Tay này bạn đã biết rõ, ví dụ như lịch sử phong trào, kỹ năng Hướng
đạo … Tuy nhiên, bạn vẫn cần xem qua ít nhất một lần và đảm bảo rằng bạn đã
thông suốt vấn đề theo cách của tráng sinh.
Sổ Tay này được định hình dựa theo Hướng dẫn mới nhất của Tổ chức
Hướng đạo Thế giới dành cho ngành Tráng. Để tránh sự chồng chéo có thể có
trong khi tìm hiểu, nếu có các gút mắc, bạn hãy tham chiếu ngay mục Thuật ngữ
và Khái niệm, và sử dụng các sách được gợi ý đọc trong Sổ Tay này trước khi tham
khảo các nguồn tài liệu khác.

Ngành Tráng Đạo Sài Gòn

Trang 4 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM
Nếu bạn mới gia nhập phong trào Hướng đạo, sẽ có khá nhiều thuật ngữ và
khái niệm có thể khiến bạn không khỏi bối rối. Vậy mời bạn xem qua những chú
giải dưới đây để bạn không phải bối rối khi đọc các nội dung tiếp theo, và dễ dàng
đối chiếu khi tham khảo các tài liệu ngành Tráng của Hướng đạo Thế giới.
Thuật ngữ, Khái Tiếng Anh Chú giải
niệm

Bảo huynh/Bảo tỷ Mentor Là người lớn tuổi có kinh nghiệm hơn, được
Facilitator tráng sinh tin tưởng và chọn, hay được
Tráng đoàn phân công để giúp tráng sinh
vượt qua các thử thách cá nhân khi gia nhập
và tham gia hành trình.

Dự tráng Squire Là những hướng đạo sinh từ Thiếu, Kha lên,


(*) Pre-Rover chuẩn bị bước vào giai đoạn Hành trình.

Hội đồng Đường Rover Scout Council Gồm tất cả các huynh trưởng và tráng sinh đã
lên đường trong Tráng đoàn, tối thiểu là 3
người, nếu không đủ có thể mời thêm từ các
đơn vị bạn

Hội đồng Rừng Totem Council Hội đồng Rừng thường được lập để duyệt
xét việc đặt tên rừng cho huynh trưởng hay
tráng sinh.

Họp bạn Tráng sinh Rover Moot Cụm từ dùng để gọi các Cuộc họp bạn của
tráng sinh.
Nếu Họp bạn Tráng sinh thế giới thì gọi là
World Rover Moot hay đơn giản là World
Moot.

Huynh trưởng Scout adult leader Là những người lớn, đã được huấn luyện về
Scouter phương pháp hướng đạo, có kinh nghiệm
nhất định, và đang giữ một vai trò nào đó
Scoutmaster
trong đơn vị hướng đạo.
Huynh trưởng hướng đạo là người nhận lãnh
trách nhiệm giáo dục các hướng đạo sinh.

Hướng đạo Scouting “Tiên phong dẫn đường”


Tên một phong trào giáo dục, một lý tưởng
sống

Trang 5 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Hướng đạo sinh Scout Là những thanh thiếu niên gia nhập phong
trào Hướng đạo, sinh hoạt và chấp nhận
tuân thủ những lề thói và quy định của
phong trào. Hướng đạo sinh nhận được sự
giáo dục trong khi vui chơi và sinh hoạt.
Bao gồm Ấu sinh (cub scout), Thiếu sinh
(scout), Kha sinh (venturer) và Tráng sinh
(rover scout)

Lửa dặm đường Bivouac fire Là hình thức sinh hoạt về đêm của Ngành
Tráng, phỏng theo cách sống của dân du
mục, những đoàn lữ hành. Còn gọi là Lửa
bên đường.

Phương pháp Scouting method Bao gồmn 7 yếu tố: Luật & Lời hứa, Hàng
Hướng đạo đội, Thiên nhiên, Thăng tiến cá nhân, Học
bằng thực hành, Khung cảnh biểu trưng,
Người lớn yểm trợ.

Quy ước Tu thân Personal plan Kế hoạch tinh tấn bản thân.
Là cam kết, lời giao ước của một cá nhân với
người có trách nhiệm về việc tự rèn luyện,
tự cải thiện, trau dồi, tổ chức cuộc sống cá
nhân mình.

Quy ước Tu thân Personal life plan Kế hoạch tinh tấn bản thân soạn cho giai
Lên đường đoạn Lên đường.

Tân tráng New Rover Là một thanh niên ở ngoài đời mới gia nhập
(*) phong trào Hướng đạo, đang ở giai đoạn
Khám phá, tìm hiểu về ngành Tráng và
phong trào.

Tên rừng Totem Tên rừng là tên gọi đặc biệt chỉ dành riêng
Nom Totem cho huynh trưởng và tráng sinh.
Đây là một tập tục tốt đẹp của Hướng đạo
Việt Nam đã có từ năm 1930. Tên rừng luôn
bao gồm tên một con vật sống trong rừng và
kèm theo tính từ chỉ đặc tính cá nhân của
Tráng sinh hay Huynh trưởng đó.

Thăng tiến cá nhân Personal Progression Là một yếu tố quan trọng trong Phương
pháp Hướng đạo. Ở Ngành Tráng, có ba giai
đoạn, bao gồm: Khám phá >>Hành trình
>>Lên đường.

Trang 6 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Toán Team Một nhóm tráng sinh 6-10 người, vận hành
theo phương pháp hàng đội.
Một đơn vị sinh hoạt cơ bản của cộng động
Tráng sinh.

Toán điều hành Crew Commitee Bao gồm Tráng trưởng, Tráng phó, các Toán
trưởng, xưởng trưởng, trưởng dự án,
thường trực điều hành đơn vị, theo nguyên
tắc tổ chức và phương pháp hàng độ.
Còn gọi là Toán lãnh đạo theo cách gọi của
Hướng Đạo Việt Nam.

Thuần tráng / Tráng Rover Là những tráng sinh đang ở giai đoạn Hành
sinh (*) trình.

Tráng sinh Lên Rover Scout (RS) RS là huy hiệu cao nhất dành cho những
đường (*) tráng sinh, người đã trải qua giai đoạn tu
luyện cần thiết chương trình ngành Tráng và
đang tự rèn luyện theo Quy ước Tu thân Lên
đường.

Tráng đoàn Rover Crew Tráng đoàn là đơn vị quản trị cơ bản của
Rover Scout Unit Ngành Tráng. Một Tráng đoàn phải có ít nhất
là 2 Toán, lý tưởng là từ 4 đến 6 Toán.

Tráng trưởng Rover Advisor Là huynh trưởng đứng ra cố vấn và quản trị
một Tráng đoàn.

(*) Vì lý do lịch sử, các ấn phẩm của Hướng Đạo Việt Nam ở tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại đã gọi
các giai đoạn trên hành trình tráng sinh chưa hoàn toàn thống nhất, do đó có sự nhầm lẫn nhất định
khi tra cứu và thực tiễn. Trong tài liệu này, chúng ta sẽ sử dụng thống nhất nội bộ các thuật ngữ này
với một cách hiểu như sau:
• Tân tráng: Thanh niên ở ngoài đời mới gia nhập phong trào Hướng đạo đang ở giai đoạn
Khám phá (Discovery).
• Dự tráng: hướng đạo sinh từ Thiếu, Kha lên, đang còn ở giai đoạn Khám phá (Discovery).
• Thuần tráng: Tráng sinh đã qua giai đoạn Khám phá, đang rèn luyện ở giai đoạn Hành
trình (Journey). Còn gọi là Tráng sinh. Khi chúng tôi viết thường danh từ “tráng sinh” chỉ
chung người 18-25 tuổi đang sinh hoạt và rèn luyện theo Chương trình ngành Tráng.
• Tráng sinh Lên đường: Tráng sinh đã qua giai đoạn Hành trình, trải qua Lễ Lên đường
đang tự thực hiện Quy ước Tu thân Lên đường của mình. Giai đoạn Lên đường bắt đầu khi
Thuần tráng hoàn thiện các yêu cầu giai đoạn Thuần tráng và bắt đầu làm Quy ước Tu
Thân Lên đường.

Trang 7 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG
CỦA NGÀNH TRÁNG
Mục đích của ngành Tráng cũng là mục đích của phong trào Hướng đạo,
nhưng được nâng cao lên cho hợp với lứa tuổi thanh niên, 18-25 tuổi, tiếp tục
huấn luyện tư cách công dân, chuẩn bị để có lập trường vững chắc, dám nhận
lãnh trách nhiệm; giúp tráng sinh tiếp tục sống Lời hứa và Luật Hướng đạo; tiếp
tục rèn luyện kỹ năng chuyên môn nâng cao cho hợp với trình độ và lứa tuổi của
tráng sinh.
Chung qui gói gọn trong 3 điểm:
1. Phát triển cá nhân
2. Phục vụ phong trào
3. Giúp ích xã hội
Ngành Tráng mở cửa cho bất kỳ người nào trong độ tuổi từ 18 đến 25,
những người có ước muốn tham gia và sẵn sàng chấp nhận sống theo Lời hứa và
Luật Hướng đạo, cố gắng thực hành theo Nguyên tắc và Mục đích của Phong trào
Hướng đạo. Nguồn lực tráng sinh chủ yếu sẽ bao gồm:
- Thanh niên từ bên ngoài vào, chưa có kinh nghiệm Hướng đạo.
- Hướng đạo sinh từ ngành Thiếu, Kha lên.
- Các huynh trưởng trẻ đang phục vụ các đơn vị, muốn sinh hoạt với
ngành Tráng để có môi trường rèn luyện bản thân và vui chơi cùng các
các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, trong các Quy ước Tu thân bạn nên
cân nhắc quỹ thời gian, và hãy xem hoạt động cầm đoàn cũng là một
hoạt động rèn luyện và trải nghiệm của mình.
- Ngoài ra, còn có người lớn tham gia vào Hướng đạo đang trong giai
đoạn rèn luyện để làm huynh trưởng. Chúng tôi chấp nhận các bạn
vượt 25 tuổi đối với nhóm đối tượng này.

“Việc đáng cố gắng nhất của mỗi người là làm cho người khác được hạnh phúc” – BP

Trang 8 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


GIỚI THIỆU HÀNH TRÌNH CỦA MỘT
TRÁNG SINH
Hành trình của tráng sinh gồm 3 giai đoạn:
• Giai đoạn Khám phá (Discovery)
• Giai đoạn Hành trình (Journey)
• Giai đoạn Lên đường (Departure)

GIAI ĐOẠN KHÁM PHÁ


Dành cho những thanh niên chưa từng tham gia Hướng đạo: các bạn cần
phải trải qua một thời gian tìm hiểu về phong trào Hướng đạo và rèn luyện một
số kỹ năng cơ bản trước khi đầu tư để trở thành một hướng đạo sinh thực thụ.
Trong giai đoạn này, bạn được gọi là Tân Tráng. Ở giai đoạn này, Tráng đoàn sẽ
tạo cơ hội để thử thách các bạn bằng cách cho các bạn tham gia một số hoạt
động cùng Toán. Giai đoạn này cũng là khoảng thời gian mà Tân tráng tìm hiểu ý
nghĩa của sinh hoạt ngành Tráng và quyết định tuyên Lời hứa Hướng đạo, và
chuẩn bị cho Qui ước Tu thân đầu tiên. Giai đoạn này giống như thời kỳ tập sự
hay làm quen, cho phép mọi người có đủ thời gian để kết thân, học kỹ năng cơ
bản và xác tín sẽ dấn thân.
Các bạn đã chơi Thiếu, Kha nhưng vẫn chưa tuyên hứa thì khi nhập Tráng
đoàn phải qua giai đoạn Khám phá này. Nếu bạn nào đã tuyên hứa nhưng các kỹ
năng chưa vững vàng thì các bạn cũng cần một thời gian ngắn ở giai đoạn này để
hoàn thiện các kỹ năng.

GIAI ĐOẠN HÀNH TRÌNH


Sau khi hoàn tất giai đoạn Khám phá, bạn sẽ bước sang giai đoạn Hành
trình. Đây là giai đoạn quan trọng nhất cho sự thay đổi tích cực cá nhân bạn,
cũng là giai đoạn thú vị nhất trong cuộc đời Tráng sinh.
Đối với những hướng đạo sinh từ Kha hay Thiếu lên thì sau thời gian
ngắn làm quen và qua một số xét duyệt kỹ năng căn cứ vào Đẳng thứ và Chuyên
hiệu đang có, thì bạn có thể bước vào giai đoạn Hành trình.
Trong giai đoạn này, bạn được gọi là Tráng sinh, hay Thuần Tráng.

Trang 9 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Bạn sẽ được Tráng đoàn bổ nhiệm (hay được bạn chọn) một tráng sinh
thâm niên, có tư cách và khả năng làm Bảo huynh/Bảo tỷ để hoạt động đồng
hành cùng với bạn, dìu dắt và hỗ trợ cho bạn trong sinh hoạt, học tập cũng như
làm việc trong các dự án, công cuộc giúp ích.
Ở giai đoạn này, mỗi Tráng sinh cần tự lập cho mình Quy Ước Tu Thân và
thực hiện, đồng thời hoàn tất các yêu cầu để thăng tiến cá nhân theo quy định.

GIAI ĐOẠN LÊN ĐƯỜNG


Các Tráng sinh ở giai đoạn này cần phải lập Quy ước Tu thân Lên đường và tự
thực hiện. Trong bản Quy ước Tu thân Lên đường, bạn sẽ được khuyên tự lập và thực
hiện dự án của mình, thực hiện một số yêu cầu có ích cho bạn và phong trào.
Nghi thức Lên đường đánh dấu sự kết thúc sự quản trị của Tráng đoàn
dành cho bạn, thay vào đó bạn sẽ hoàn toàn tự thực hiện và chịu trách nhiệm các
sinh hoạt của mình. Đó là cách thức mà ngành Tráng và Tráng đoàn bày tỏ sự tin
tưởng dành cho Tráng sinh.
Sau khi Lên đường, các bạn có thể quay lại phục vụ cho phong trào hay rời
Tráng đoàn vào đời phục vụ cho xã hội.
Dưới đây là biểu đồ khái quát thể hiện hành trình của một tráng sinh:

Trang 10 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


GIAI ĐOẠN KHÁM PHÁ
Nội dung rèn luyện giai đoạn Khám phá:

✓ Tìm hiểu phong trào Hướng đạo

✓ Học các kỹ năng Hướng đạo cơ bản theo chương trình Hướng đạo
Tân sinh & Hạng II

✓ Tham gia sinh hoạt Toán, Đoàn, Liên đoàn, Đạo

✓ Tham gia xuất du & cắm trại

✓ Tham gia các công cuộc giúp ích của Toán, Tráng đoàn, Liên đoàn

✓ Đọc sách Đường Thành Công

I. TÌM HIỂU PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO


1 – Định nghĩa
Phong trào Hướng Đạo là một phong trào giáo dục thanh thiếu niên, đặt căn
bản trên sự tự nguyện; đó là một phong trào có tính cách không chính trị, mở ra cho
mọi người, không phân biệt giới tính, nguồn gốc, chủng tộc hay tín ngưỡng, thể theo
mục đích, nguyên tắc và phương pháp do vị sáng lập Phong trào đề xướng và được
trình bày trong Hiến chương.
Hướng đạo được định nghĩa là một phong trào giáo dục. Đây là bản chất riêng
biệt của Phong trào. Hướng đạo phải được phân biệt rõ ràng với một phong trào giải
trí thuần túy, dù các hoạt động giải trí có tầm quan trọng trong sinh hoạt Hướng đạo,
nhưng đó chỉ là những phương tiện dùng để đạt đến Mục đích, và tự chúng không
phải là mục đích. Baden-Powell đã viết, “Ở đây, mục tiêu quan trọng nhất trong việc
đào tạo hướng đạo sinh là giáo dục; không phải là dạy học, mà là giáo dục, có nghĩa
là, để khuyến khích trẻ tự tìm hiểu cho chính mình, và theo ý muốn của riêng mình,
những điều có khuynh hướng phát triển tính khí của trẻ”.
2 – Mục đích:
Mục đích của Phong trào Hướng đạo là góp phần vào việc phát triển thanh
thiếu niên bằng cách giúp họ phát huy toàn vẹn các khả năng về thể chất, trí tuệ,
tính khí, xã hội và tinh thần, trên cương vị cá nhân, trên cương vị công dân có tinh
thần trách nhiệm, và trên cương vị thành viên các cộng đồng địa phương, quốc
gia và quốc tế.
Những mục đích cụ thể của Hướng đạo là:
2.1 - Rèn luyện những đức tính.
Những đức tính như chuyên cần, thật thà, trong sạch, can đảm, yêu
thương, giúp đỡ, phục vụ, lễ phép, trung thành... là những đức tính căn bản cần
phải có trong con người Hướng đạo để từ đó tạo dựng được nhiều việc hữu ích
cho tha nhân.
2.2 - Rèn luyện những kỹ năng tự lực cánh sinh.
Người Hướng đạo cần phải trang bị cho mình những kỹ năng tự lực cánh
sinh. Chuyên môn Hướng đạo chính là những kỹ năng cần thiết cho những trường
hợp khẩn cấp. Có nhiều kỹ năng sẽ làm cho chúng ta tháo vát và tự tin hơn khi va
chạm với cuộc sống thực tế. Từ những nút dây nhỏ bé cho đến những phương
pháp cấp cứu đơn giản đều rất hữu ích cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
2.3 - Rèn luyện khả năng lãnh đạo.
Phong trào rèn luyện cho thanh thiếu niên những khả năng lãnh đạo qua
Hệ thống Hàng đội, biết tự phân công hợp lý mà điều hành đơn vị của mình. Tập
cho thanh thiếu niên ý thức được sự hoàn thành trách nhiệm được giao phó và
nhất là làm đúng theo vai trò của mình trong công tác điều hành đơn vị.
2.4 - Giúp thanh thiếu niên sống cuộc sống có lý tưởng.
Phong trào Hướng đạo là một phong trào giáo dục bổ túc cho giáo dục gia
đình và học đường. Sự giáo dục này dùng Lời hứa và Luật Hướng đạo làm căn
bản. Phong trào luôn giúp các em hướng vào cuộc sống tươi sáng, lành mạnh, làm
tốt bổn phận công dân, biết học hỏi tu tiến và giúp ích tha nhân bất vụ lợi.
3 – Lịch sử phong trào Hướng đạo thế giới
Phong trào Hướng Đạo do cụ Robert Smith Stephenson Baden Powell
(22/2/19857 – 8/1/1941) thành lập.
Khi BP còn là một sĩ quan trong quân đội Hoàng gia Anh, có dịp đi khắp nhiều
nơi trên thế giới, ông nhận thấy hầu hết các thanh thiếu niên có nếp sống tự lập và gần
thiên nhiên điều tráng kiện, tháo vát, can đảm và hào hiệp ... Nhưng khi về đến Anh
quốc, ông rất buồn lòng trước đám thanh thiếu niên nước Anh, vì có một cuộc sống quá
dễ dãi và ỷ lại hoàn toàn vào các tiện nghi sẵn có và gia đình, nên họ trở thành những kẻ
lười biếng, ươn hèn, bạc nhược… ông liền bắt tay vào việc nghiên cứu một phương thức
có thể biến đổi được tình trạng ấy với phương pháp huấn luyện bổ túc cho nền giáo dục
hãy còn nhiều thiếu sót và không mấy hiệu nghiệm của gia đình và học đường.
Để thử nghiệm ý tưởng trên, vào năm 1907 BP đã chọn 20 em đưa đến đảo
Brownsea, kể từ ngày 31/7/1907 – 9/8/1907 để cắm trại, sinh hoạt, và học tập các kỹ
năng và kỹ thuật của ‘Hướng đạo’ (thủ công trại, nấu nướng, quan sát, nghề rừng, cấp
cứu, thám du, bơi lội, chèo thuyền ...). Khi đêm xuống các em quây quần bên đống lửa
Giai đoạn Khám phá Trang 12
trại. Các em rất thích thú với kỳ cắm trại này, và BP thấy rằng cuộc thử nghiệm của mình
đã thành công.
3.1. Baden-Powell và Phong trào Hướng đạo
Baden Powell, gọi tắt là Bi-Pi (BP) - theo cách gọi thân thương của hàng
triệu hướng đạo sinh trên thế giới - Sinh ngày 22 tháng 2 năm 1857 tại
Paddington, thuộc thủ đô Luân Đôn của nước Anh, là con thứ 8 trong một gia
đình 10 người con.
Cha là mục sư, mất khi BP mới 3 tuổi. BP theo học trường Chaterhouse, lúc
đầu tọa lạc ở Luân Đôn, sau dời ra vùng ngoại ô Surrey. Khi đến đây, BP như cá
gặp nước, BP thỏa thích rong chơi trong các khu rừng gần trường, tò mò tìm hiểu
đời sống hoang dã. Ông thích một mình lặng lẽ khám phá thiên nhiên. Có lần ông
bỏ học, leo qua tường rào, vào rừng săn thỏ và tự nấu thịt ăn. Cẩn thận không để
khói bốc lên cho người khác phát hiện. Trong những ngày hè, BP cùng các anh trai
mình tự tổ chức các cuộc cắm trại, các trò phiêu lưu, chèo thuyền. Họ đã dùng
thuyền cũ sơn phết lại, bơi dọc theo bờ biển nước Anh, xuôi theo các dòng như
sông Thame, sông Avo, sông Wey… Ông thuận cả hai tay, rất giỏi các môn nghệ
thuật như chơi đàn, diễn kịch, hội họa …nhưng chỉ đạt thành tích học tập trung
bình trong nhà trường.
Khi hết bậc trung học năm 1876, BP ghi danh thi vào trường Võ bị và bất
ngờ đỗ cao. Ông được miễn học khóa sĩ quan và được điều động thẳng sang phục
vụ trong sư đoàn kỵ binh Hussars thứ 13 ở Ấn Độ với cấp bậc trung úy. Tại đây
ông chuyên về kỹ thuật thám thính và vẽ bản đồ. Sau đó ông được thuyên chuyển
về vùng Balkan, rồi về Châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới. Ở Châu Phi, ông
từng chiến đấu chống lại các bộ lạc thiện chiến, trong đó có cuộc vây bắt tù
trưởng Dinizulu. Tại Nam Phi, ông chỉ huy cố thủ thành Mafeking trong cuộc chiến
giữa người Boer, là những di dân gốc Hà Lan, chống lại quân đội và chính quyền
của người Anh.
Thành bị bao vây bởi một lực lượng 9000 quân trang bị vũ khí tối tân, trong
khi quân số trong thành vỏn vẹn vào khoảng 1000 người, phần lớn là tân binh,
trang bị thiếu thốn mà còn phải bảo vệ 8000 cư dân bản xứ. Nhờ sự khéo léo nghi
binh, và sử dụng hiệu quả các nguồn lực mà lực lượng trong thành cầm cự trong
217 ngày, cho đến khi được tiếp viện giải vây.
Trong cuộc vây hãm đó, một nhóm các thiếu niên chưa đến tuổi quân ngũ
đã được sử dụng để canh gác, liên lạc, cứu thương và nhiều việc khác nữa giúp
giải phóng những người lớn khác ra tiền tuyến. Mặc dù Baden Powell đã không tự
mình lập ra nhóm thiếu niên này, nhưng ông đã thật sự ấn tượng trước lòng quả
cảm và sự điềm tĩnh của họ trên chiến trường.

Trang 13 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Sau trận Mafeking, BP không được về Anh ngay mà phải ở lại huấn luyện
lực lượng cảnh sát địa phương để bảo an. Trong thời gian ở Makefing, ông đã viết
quyển “Aids to scouting” dùng đào tạo binh sĩ trinh sát.

Sau đó, ông trở về Anh và được đón tiếp như vị anh hùng. Năm 1903, BP
được phong làm Tổng thanh tra kỵ binh.
Trong chuyến trở lại nước Anh, BP nhận thấy quyển sách huấn luyện binh
sĩ của ông, quyển “Aids to scouting”, được sử dụng rộng rãi trong nhà trường và
các tổ chức đoàn thể để dạy các kỹ năng cho thanh thiếu niên. BP đã quyết định
viết lại quyển đó cho phù hợp hơn với thiếu niên. Vì vậy, bản thảo cuốn Scouting
for Boys (Hướng Đạo cho thiếu nam) được hình thành.
Mùa hè năm 1907, được sự chấp thuận của phụ huynh, BP dẫn 20 thiếu
niên từ các gia đình thuộc các thành phần xã hội khác nhau, đến đảo Brownsea tổ
chức một kỳ trại huấn luyện thử nghiệm từ ngày 31 tháng 7 cho đến ngày 9 tháng
8 năm 1907.
Các em được chia làm 4 đội gồm: Sói, Bò rừng, Cun cút, Quạ và được huấn
luyện các kỹ năng như cắm trại, quan sát, nghề rừng, tinh thần thượng võ, .v.v..
Cuộc cắm trại thành công vượt sự mong đợi, đã cụ thể hóa dự án về một
phương pháp mới để giáo dục thanh thiếu niên, một hình thức giáo dục không có
tính gò bó như trong học đường, nhưng hấp dẫn và lôi cuốn giới trẻ.
Quyển “Hướng đạo cho thiếu nam” được xuất bản năm 1908 được đón
nhận nồng nhiệt. Chỉ sau một năm, đã có hơn 100,000 thiếu niên nước Anh tham

Giai đoạn Khám phá Trang 14


gia sinh hoạt theo cách trong quyển “Hướng đạo cho thiếu niên”. Ngay sau đó,
Phong trào Hướng đạo nhanh chóng tự phát xuyên khắp Đế quốc Anh. Ngày càng
có nhiều thắc mắc khắp nơi được gởi đến, cho nên tháng 9 năm 1908, BP phải mở
một văn phòng ở Luân Đôn để nhận tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Đơn vị hải ngoại được công nhận đầu tiên là ở Gibraltar năm 1908, theo
sau đó không bao lâu là một đơn vị tại Malta. Canada trở thành lãnh thổ tự trị
đầu tiên có chương trình hướng đạo được thừa nhận. Theo sau là Úc, New
Zealand và Nam Phi. Chile là nước đầu tiên bên ngoài đế quốc Anh có chương
trình Hướng đạo được thừa nhận. Khoảng năm 1910, Argentina, Đan Mạch, Phần
Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ấn Độ, Malaya, Mexico, Hòa Lan, Na Uy, Nga, Thụy Điển
và Hoa Kỳ có tổ chức nam Hướng đạo (Boy scouting). Cuộc diễn hành hướng đạo
đầu tiên, được tổ chức vào năm 1910 tại Crystal Palace, Luân Đôn, thu hút 11.000
hướng đạo sinh.
Lúc ban đầu, chương trình chỉ lấy đối tượng là nam thiếu niên, tuổi từ 11
đến 18. Nhưng khi phong trào lớn mạnh, nhu cầu ngày càng trở nên cấp thiết là
cần có chương trình huấn luyện huynh trưởng và các chương trình cho trẻ nhỏ
tuổi hơn (Ấu), nam lớn tuổi hơn (Tráng) và Nữ Hướng đạo (Girl Guide). Các
chương trình đầu tiên dành cho Ấu sinh và Tráng sinh được thực hiện vào cuối
thập niên 1910. Các chương trình hoạt động độc lập cho đến khi được chính thức
công nhận bởi Tổ chức Hướng đạo Anh.
BP giải ngũ vào 1910 với cấp bậc Trung tướng.
3.2. Những điểm mốc quan trọng tiếp theo của Phong trào Hướng đạo
 Năm 1911: Họp bạn lần thứ hai tại lâu đài Windsor. Hơn 30.000 hướng
đạo sinh đi diễu hành trước sự hiện diện của Baden-Powell và Anh hoàng Goerge
V.
- Hội Nữ Hướng đạo (Girl Guides) chính thức thành lập
- Hướng đạo Hàng hải (Sea Scout) ra đời
 Năm 1916: Ngành Ấu (Cub Scout) được thành lập để tách các em dưới
10 tuổi ra khỏi đoàn thiếu và chuẩn bị cho các em trở thành hướng đạo sinh sau
này. Cuốn Sách Sói Con được xuất bản.
 Năm 1918: thành lập ngành Tráng.
 Năm 1919: Ông W.F De Bois Mac Laren người Scotland, tặng cho phong
trào mảnh đất Gilwell Park (Luân Đôn) làm nơi cắm trại cho các hướng đạo sinh.
Đây cũng là nơi huấn luyện Huynh trưởng Hướng đạo – như vậy là trại trường
GILWELL ra đời. (Miếng vải sọc Tô Cách Lan sau khăn quàng Bằng Rừng là để
tưởng nhớ đến người này).

Trang 15 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


 Năm 1920: Họp bạn Hướng Đạo Thế Giới (World Jamboree) lần thứ nhất
tại Olympia (Luân Đôn). Có 21 quốc gia thuộc khối Liên hiệp Anh tham dự với tổng
số hơn 8.000 trại sinh. Cũng trong kỳ họp này, Baden-Powell được bầu là Thủ lĩnh
Hướng đạo Thế giới (chức vụ duy nhất, không có kế thừa)
 Năm 1926: Hướng đạo Khuyết tật (sau này là Hướng đạo phổ cập) dành
cho các em bị khiếm khuyết được thành lập.
 Năm 1929: Họp bạn Hướng Đạo Thế Giới lần 3 tại Arrow Park có 50.000
trại sinh tham dự.
Trong dịp này Baden-Powell được Anh Hoàng phong Nam tước (Lord). Cụ
chọn tên là “Lord Baden Powell of Gilwell”.
 Năm 1930: Phong trào Hướng đạo chính thức được quảng bá và thành
lập tại Việt Nam.
 Năm 1937: Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 5 tại Vogelenzang
Bloemendaal, Hà Lan. Có 28.750 trại sinh tham dự.
Hướng đạo sinh cả thế giới mừng sinh nhật lần thứ 80 của Baden- Powell.
Nhân dịp này, Anh hoàng gắn cho cụ Bảo Quốc Huân Chương, một danh dự tối
cao dành cho một công dân Anh quốc (vào thời đó, chỉ có 24 người còn sống
được nhận danh dự này).
 Năm 1940: Phác thảo dự kiến phát triển ngành Kha (senior scout)
 Năm 1941: Ngày 08 tháng 01 Baden Bowell trút hơi thở cuối cùng tại
Kenya – châu Phi. Theo ý nguyện của cụ, thi hài của cụ được chôn cất tại đây,
dưới chân ngọn núi Kenya hùng vĩ – hướng đạo sinh cả thế giới để tang cụ.
 Năm 1946: Ngành Kha chính thức ra đời, tách hẳn khỏi ngành Thiếu.
 Năm 1949: Họp bạn Thế Giới dành cho Hướng đạo khuyết tật (Agoon)
lần thứ nhất. Tổ chức tại Luteren – Hà Lan.
 Năm 1957: Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần 9 (kỷ niệm 50 năm thành
lập Hướng đạo và 100 năm ngày sinh cùa Baden- Powell) tổ chức tại Burmingham
– Anh quốc. Có 30.000 hướng đạo sinh tham dự.
Cũng trong năm này ngày 7/5/1957. Hội Hướng Đạo Việt Nam được công
nhận là thành viên chính thức
 Năm 1958: Hội nghị Hướng đạo vùng Biển Đông lần thứ nhất tại Baguio
– Philippine. Có 12.203 trại sinh tham dự. (Việt Nam có 24 hướng đạo sinh và 6
huynh trưởng lần đầu tiên tham dự với tư cách là thành viên chính thức)
 Năm 1981: UNESCO trao giải thưởng “GIÁO DỤC HOÀ BÌNH” cho Tổ
chức Hướng đạo Thế giới.

Giai đoạn Khám phá Trang 16


 Năm 1984: Hội Rotary Thế Giới trao giải thưởng “Vì Sự Cảm Thông Thế
Giới” cho Phong trào Hướng đạo.
 Năm 2007: Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 21 đã được tổ chức
vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007. Kỷ niệm 100 năm thành lập Phong trào Hướng
đạo Thế giới. Sự kiện này được tổ chức trong 12 ngày (từ 27 tháng 7 đến 8 tháng
8) tại Công viên Hylands, Chelmsford, Essex (Anh Quốc), gần Công viên Gilwell. Có
khoảng gần 40.000 hướng đạo sinh từ 151 quốc gia thành viên đã cắm trại trong
dịp này, cùng với trên 8.600 thành viên Đội Phục vụ Quốc tế IST (Internatational
Service Team) đến từ khắp nơi trên thế giới.
3.2 – Các Văn phòng Hướng đạo Vùng
Theo thống kê gần nhất (2011), hiện nay Phong trào Hướng đạo đã có mặt
tại 216 quốc gia, và vùng lãnh thổ trên thế giới với khoảng hơn 38 triệu thành
viên.
Để nhẹ bớt công việc của Văn phòng Hướng đạo Thế giới, Tổ chức Hướng
đạo Thế giới thành lập thêm 6 văn phòng Hướng đạo Vùng:
• Vùng châu Phi đặt tại Nairobi, Kenya
• Vùng Ả Rập đặt tại Cairo, Ai Cập
• Vùng châu Á-Thái Bình Dương (APR= Asia Pacific Region) tại
Manila, Philippines
• Vùng châu Âu đặt tại Genève, Thụy Sĩ
• Vùng Liên Mỹ đặt tại Santiago de Chile, Chile
• Vùng Âu-Á đặt tại Yalta-Gurzuf, Ucraina.
Hướng Đạo Việt Nam trước đây từng trực thuộc Văn phòng Hướng đạo
Vùng Châu Á Thái Bình Dương.

Logo của APR

«Sự nhã nhặn và lễ độ chẳng những làm vui lòng người nhận, mà làm cho kẻ thực hành
cũng được sung sướng» - Khuyết danh

Trang 17 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


4 – LỜI HỨA VÀ LUẬT HƯỚNG ĐẠO
Lời hứa Hướng đạo:
“Tôi xin lấy danh dự hứa cố gắng hết sức:
- Làm bổn phận với Tín ngưỡng Tâm linh và Quốc gia tôi
- Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào
- Tuân theo Luật Hướng đạo”

Luật Hướng đạo:


1. Hướng đạo sinh trọng danh dự, ai cũng có thể tin lời nói của hướng đạo
sinh.
2. Hướng đạo sinh trung thành với Tổ quốc, cha mẹ và người cộng sự.
3. Hướng đạo sinh có bổn phận giúp ích mọi người.
4. Hướng đạo sinh là bạn khắp mọi người, coi hướng đạo sinh nào cũng
như ruột thịt.
5. Hướng đạo sinh lễ độ và liêm khiết.
6. Hướng đạo sinh yêu thương sinh vật.
7. Hướng đạo sinh vâng lời cha mẹ và huynh trưởng mà không biện bác.
8. Hướng đạo sinh gặp khó khăn vẫn vui tươi.
9. Hướng đạo sinh tằn tiện của mình và của người.
10. Hướng đạo sinh trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm.

Lời hứa và Luật Hướng đạo là Kim Chỉ Nam, là mục tiêu và nền tảng của toàn bộ
giáo dục trong Phong trào Hướng đạo. Các hướng đạo sinh cần phải học thuộc lòng Lời
hứa và Luật Hướng đạo để thấm sâu vào trong trí nhớ và đem ra áp dụng trong đời
sống hàng ngày, không chỉ khi còn sinh hoạt trong Hướng đạo mà ngay cả khi rời khỏi
phong trào để vào đời. Vì thực hiện tốt bao nhiêu đó là con đường mang bạn đến thành
công và hạnh phúc
Tráng sinh không còn học cách thực hành Luật Hướng đạo như Thiếu sinh nữa
mà anh phải thật sự áp dụng Luật Hướng đạo trong đời sống hàng ngày của mình.
Phương pháp để giúp tráng sinh sống theo Luật, không ngoài những phương pháp của
Hướng đạo áp dụng cho tuổi Tráng.
Hãy tìm hiểu cách giải thích Luật Hướng đạo theo cách của ngành Tráng trong
cuốn Đường Thành Công.

“Chúng ta không bao giờ thất bại khi cố gắng hết sức làm bổn phận đối với Thượng đế, tha nhân và
bản thân, mà sẽ thất bại nếu phớt lờ điều cần làm ấy” – BP

Giai đoạn Khám phá Trang 18


5 – Các ngành trong Phong trào Hướng đạo
Để cho việc giáo dục thanh thiếu niên đạt hiệu quả cao, dễ dàng trong việc quản lý, điều
hành, huấn luyện cho phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi, phong trào Hướng đạo tại
Việt Nam tổ chức các đơn vị thành 4 ngành khác nhau:
- Ngành Ấu
- Ngành Thiếu
- Ngành Kha
- Ngành Tráng
Hiện nay vài đơn vị ở Việt Nam và một số quốc gia còn có ngành Nhi từ 4 - 7 tuổi.
Đặc điểm các ngành theo qui định trong Đạo Sài Gòn:
Ngành Ấu Thiếu Kha Tráng

Độ tuổi 7-10 11-17 14-17 18-25

Màu viền khăn Vàng Xanh lá Huyết dụ Đỏ

Châm ngôn Gắng sức Sắp sẵn Khai phá Giúp ích

Dấu hiệu

Lời hứa Hướng Lời hứa Hướng Lời hứa Hướng


Lời hứa Lời hứa Sói con
đạo đạo đạo

Luật Hướng đạo


Luật rừng
Luật Luật Hướng đạo Tâm nguyện Luật Hướng đạo
Cách ngôn rừng kha sinh

Ấu trưởng
Phụ trách đoàn Thiếu trưởng Kha trưởng Tráng trưởng
(Akêla)

Phụ tá đoàn Ban sói già Thiếu phó Kha phó Tráng phó

Đàn: 4-6 ấu sinh Đội: 4-8 thiếu Tuần: 4-8 kha Toán: 4-10 tráng
Đơn vị cơ bản
(Sói con) sinh sinh sinh

Sỉ số đoàn 8-30 ấu sinh 8-32 thiếu sinh 8-32 kha sinh 8-40 tráng sinh

Trang 19 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


II. NGHI THỨC NGÀNH TRÁNG
Dựa vào sự tích Thánh George (thế kỷ thứ 4) và câu chuyện các Hiệp sĩ vào thời
Trung Cổ tại Âu châu, BP đã đưa ra hình ảnh người hiệp sĩ của thế kỷ 20 làm hình tượng
lý tưởng cho các Tráng sinh.
Nghi thức ngành Tráng được BP phác họa trong quyển “Rovering to Success”
(Đường Thành Công).
Các nghi thức diễn ra ngắn gọn, có ý nghĩa, đơn giản, thân mật nhưng trang
trọng, không có đùa cợt hay khôi hài trong khi cử hành nghi thức.
Nghi thức, ngoại trừ các tập tụp của riêng Tráng đoàn, không thể sáng tạo hay
pha chế mà phải giữ nguyên như các quy định nếu có, nhất là phần cơ bản cốt yếu.
Một số nghi thức phải được cử hành riêng. Không phải ai cũng được tham dự,
mà chỉ dành riêng cho những người trong cuộc. Mỗi ngành trong phong trào Hướng
đạo cũng đều có nghi thức riêng.

1. Cờ Hiệu & Huy Hiệu


1.1 Cờ Hiệu
Lá cờ là biểu tượng, là danh dự, là niềm tự hào của đơn vị. Vì vậy mọi người phải
biết tôn trọng, luôn giữ cờ sạch sẽ, không bỏ lăn lóc bừa bãi, không để gần nơi dơ bẩn,
thấp hèn. Khi rước cờ hay chào cờ, phải nghiêm trang tề chỉnh.
Cờ Tráng đoàn (theo Nghi thức Hướng Đạo Việt Nam)
- Hình vuông, mỗi cạnh 80 cm
- Cạnh để đính vào cán cờ không viền.
- 3 cạnh còn lại viền tua nheo màu xanh lục rộng 10 cm
- Cán cờ dài 2.10 mét

MẶT B MẶT A

Giai đoạn Khám phá Trang 20


Mặt A: Nền cờ màu vàng, ở giữa thêu Hoa bách hợp – Huy hiệu của Hướng Đạo
Việt Nam màu đỏ. Phía trên là tên Tráng đoàn. Phía dưới là tên Đạo hay Liên đoàn.
Mặt B: Nền cờ màu vàng, ở giữa thêu Hoa bách hợp – Huy hiệu của Hướng Đạo
Việt Nam màu đỏ. Phía trên thêu hàng chữ HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM. Bên dưới là
tên Châu hoặc tên địa phương cấp tỉnh.
Cờ Toán
Cờ Toán hình chữ nhật một đầu tròn có viền tua nheo (xem minh họa)
- Kích thước: 25 cm x 40 cm.
- Gắn vào gậy nạng 1.20 cm có cột tua ba màu (đỏ, lục, vàng) dài 20 cm.
- Tên Toán (thường là địa danh) cả hai bên mặt cờ.
- Màu nền, màu tên Toán, màu tua nheo tùy theo Toán chọn, nhưng không quá
3 màu - Hai mặt cờ giống nhau.

Cờ Toán

1.2. Đẳng Hiệu


Là những huy hiệu chỉ những đẳng cấp Hướng đạo của tráng sinh, cho biết trình
độ và đẳng cấp của người ấy trong phong trào. Bên dưới là cách nhận diện đẳng hiệu
theo trang phục loại A:
Tân tráng: Đồng phục tráng sinh, khăn quàng ngành Tráng, băng HƯỚNG
ĐẠO VIỆT NAM, không tua vai, không Hoa bách hợp trên túi áo.
Dự tráng đeo như trên nhưng có Hoa bách hợp trên túi áo.
Thuần tráng/ Tráng sinh: Đồng phục tráng sinh, khăn quàng ngành Tráng, băng
Hướng Đạo Việt Nam, huy hiệu Hoa Bách Hợp giữa túi áo trái, đeo cầu vai đặc trưng
Đạo Sài Gòn trên 2 vai.
Trên tay áo trái Thuần tráng (Đạo Sài Gòn) có huy hiệu GIÚP ÍCH, và có thể có
thêm các chuyên hiệu xung quanh.
Tráng sinh Lên đường: Như Thuần tráng có thêm: huy hiệu RS bằng kim khí trên
mũ, huy hiệu RS tròn thêu trên vai trái, gậy nạng có tay nắm hình chữ Y cao 1.20 mét.

Trang 21 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Tráng Huynh (có tính tham khảo): Đồng phục như Thuần tráng, có thêm gậy
nạng 1.2 mét, huy hiệu thêu chữ RS có màu đỏ, nền xám viền đỏ, bằng vải hình vuông,
cạnh 4cm, gắn vào tay áo trái.

1.3. Cấp Hiệu (dùng nội bộ đạo Sài Gòn)


Là những huy hiệu chỉ rõ cấp bậc trong đơn vị của người mang nó.
Toán trưởng: Mang 2 vạch đỏ trên mỗi cầu vai áo, cách nhau 1 cm.
Toán phó: Mang 1 vạch đỏ trên mỗi cầu vai áo.
Tráng trưởng: Hoa bách hợp bằng kim khí hình tròn, có túm lông màu đỏ ở
giữa, đính bên trái mũ 4 múi. Hoa bách hợp đỏ thêu trên cầu vai.

Tráng phó: Hoa bách hợp bằng kim khí hình tròn và túm lông trên nón như
Tráng trưởng, nhưng túm lông màu đỏ có vạch nâu ở giữa. Hoa bách hợp đỏ thêu và
một gạch màu nâu trên cầu vai.
1.4. Huy Hiệu Hướng Đạo
Hoa Bách hợp: là huy hiệu chính thức của Hướng Đạo Việt Nam, có
màu đỏ viền vàng trên nền màu xanh lục hình chữ nhật với kích thước
4x6cm. Các hướng đạo sinh sau khi tuyên hứa mới được mang huy hiệu
Hướng đạo ở giữa túi áo bên trái.
Băng HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM: Được dệt bằng chữ in hoa màu đỏ trên
nền trắng, không có khung viền. Dài khoảng 10cm và rộng khoảng 1.5cm.
Được đeo trên túi áo phải.

Giai đoạn Khám phá Trang 22


1.5. Phù Hiệu Tráng Đoàn
Là một băng vải hơi cong theo chiều vai áo, dài từ 6-8cm, cao 2cm,
Nền màu xanh đậm. Đường viền và tên Tráng đoàn thêu bằng chữ in hoa
màu vàng.
1.6. Chuyên Hiệu (cách dùng nội bộ đạo Sài Gòn)
Là những huy hiệu chỉ rõ các kỹ năng chuyên môn mà tráng sinh đó
đã đạt được. Chuyên hiệu được dệt bằng vải có hình vuông cạnh 2,5cm.
Chuyên hiệu may ở tay áo trái xung quanh huy hiệu GIÚP ÍCH, lấy huy hiệu
GIÚP ÍCH làm trung tâm. Các chuyên hiệu nhóm Giúp ích sẽ được ưu tiên
may phía trên, đặc biệt là chuyên hiệu Cứu thương sẽ ở trên cùng.

2. TÁC PHONG & TRANG PHỤC


Cử chỉ - Lời nói - Thái độ
Tráng sinh không dùng quá nhiều tiếng lóng, từ thô tục. Tráng sinh cần nhã nhặn,
vâng dạ trong lời nói nhưng không được khúm núm một cách hèn hạ. Tráng sinh luyện
tập cách truyền đạt mạch lạc, cử chỉ và nét mặt phù hợp nội dung, không nói quá nhanh
hay xen ngang người khác một cách bất lịch sự.
Tráng sinh đi đứng thẳng người, đỉnh đạc, không so vai rụt cổ. Tóc tai gọn gàng,
thân thể vệ sinh sạch sẽ. Không nghệ sĩ nữa mùa, ở dơ, tóc tai, y phục quái dị.
Các bạn được khuyến khích tìm hiểu và thực hành cách ăn mặc và các quy tắc
hành xử phù hợp ở các nơi khác nhau. Đặc biệt, tráng sinh nên học các hành xử chuẩn
mực nơi trang trọng (etiquette).
Tráng sinh được mong đợi là người tự tin, nhưng một cách thầm lặng. Ta không
phải là dạng hám danh lợi, ba hoa khoác lác, chơi trội bạn bè, kiêu ngạo, khoe khoang
thành tích. Chúng ta tự tin nhưng khiêm tốn với những thành tích có được, vui trong
lòng vì làm được việc có ích. Đó cũng là cách tránh rắc rối và có niềm hạnh phúc trọn
vẹn.
Tuân thủ Kỷ luật
Tráng sinh cần tỏ ra là người biết tôn trọng kẻ khác và tuân thủ các luật lệ được
thừa nhận bởi cộng đồng hay được qui định bởi cá nhân hay tổ chức có trách nhiệm.
Các bạn đặc biệt phải thể hiện tinh thần tuân thủ kỷ luật trước các em nhỏ.
Chúng ta học cách làm việc có năng suất, nhưng xong việc nhanh chóng thôi
chưa đủ, mà phải hoàn thành công việc một cách đàng hoàng, đúng đắn. Việc tự ý bỏ
bước trong qui trình làm việc có thể đem lại hậu quả khó lường.
Nếu kỷ luật hay quy trình không phù hợp, hãy cố gắng thay đổi theo cách lịch sự
và chính quy nhất.

Trang 23 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Rượu
Theo BP, rượu là một tảng đá ngầm trong đời sống tráng sinh.
Rượu có thể sử dụng số lượng vừa phải trong các tiệc liên hoan thân mật của
ngành Tráng, nhưng tráng sinh tuyệt đối không uống rượu hay say xỉn khi tham gia họp
công việc hay mang khăn quàng thực hiện các sinh hoạt Hướng đạo.

Đồng phục
Đạo Sài Gòn định nghĩa 3 dạng đồng phục dùng trong sinh hoạt Hướng đạo và
cách sử dụng tương ứng:
• Loại A – Lễ phục: Đồng phục đầy đủ theo qui định, dùng trong các
nghi lễ trang trọng và diễu hành.
• Loại B: Tổng thể giống loại A nhưng áo là áo thun thoáng mát có in
huy hiệu Hướng đạo, và nón là nón lưỡi trai. Loại B dùng trong các
hoạt động như họp sự kiện đoàn, hoạt động hướng cộng đồng,
hội thảo.
• Loại C: Gồm áo, quần, giày, nón thường phục sao cho gọn gàng và
phù hợp với hoạt động. Yêu cầu phải mang khăn quàng, và bảng
tên trại sinh nếu đang trong kỳ trại.

Như vậy, không phải lúc nào bạn cũng mặc đồng phục loại A, mà linh động theo
hoạt động. Nếu không chắc, bạn hãy hỏi người phụ trách để được hướng dẫn loại đồng
phục cho hoạt động sắp tới.
Yêu cầu tối thiểu cho các bạn khi tham gia các hoạt động Hướng đạo là phải
mang khăn quàng. Các bạn có thể nhìn thấy các bạn hướng đạo sinh trên thế giới tuân
thủ nghiêm chỉnh điều này.

Giai đoạn Khám phá Trang 24


2.1 - Đồng phục Tráng sinh (loại A)
Mũ (nón): Mũ rộng vành truyền thống, màu xám, bóp 4 múi (sống múi chiếu
thẳng về trước mặt). Đai mũ bằng da màu nâu, rộng 2,5cm.
Hoặc mũ bê-rê màu đen hoặc xanh đen. Đội nghiêng về phía bên phải.
Áo Nam: Áo sơ-mi ngắn tay hoặc dài tay, có cầu vai, màu ka-ki, hai túi có nắp và
có sống ở giữa túi.
Áo Nữ: : Áo sơ-mi ngắn tay hoặc dài tay, có cầu vai, màu ka-ki hay màu xanh da
trời, hai túi có nắp và có sống ở giữa túi.
Quần Nam: Quần ngắn hay quần dài mầu xanh đen hay ka-ki. Hai túi dọc hai bên
đùi và hai túi sau đều có nắp. Thắt lưng bằng da màu nâu hay đen.
Đề nghị quần dài mặc trong các nghi thức hay mùa lạnh, quần ngắn mặc trong
sinh hoạt hay mùa nóng.

Đồng phục Tráng sinh Nam

Quần Nữ: Quần dài giống như Nam hay váy màu xanh đen dài dưới đầu gối.
Nữ có thể mặc váy hay quần short cho thuận tiện khi sinh hoạt.

Trang 25 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Đồng phục Tráng sinh Nữ
2.2 – Đồng phục loại A Tráng sinh Lên đường

Giai đoạn Khám phá Trang 26


Đồng phục của Tráng sinh Lên đường là đồng phục và huy hiệu thông thường
của một Tráng sinh, có thêm huy hiệu RS kim khí phía trước nón, bên cạnh Hoa bách
hợp bằng kim khí, huy hiệu RS trên vai trái, gậy nạng cao 1,20 mét.
Cách cầm “Gậy nạng” Lên đường
Tráng sinh Lên đường khi mặc đồng phục
theo nghi thức thì cầm theo một chiếc gậy nạng
(tượng trưng cho hai nẻo “chánh” và “tà” mà
người Tráng sinh phải biết phân biệt để chọn lựa).
Khi cầm gậy nạng, bàn tay ôm trọn cổ gậy,
ngón tay cái thì tì lên giữa 2 cái nạng.
Gậy nạng có thể cầm tay trái hay tay phải
đều được, nhưng mọi người thường cầm bằng
tay phải.

2.3 - Đồng phục loại A của Huynh trưởng


Đồng phục của Trưởng và Ủy viên cũng giống như đồng phục của Tráng sinh
nhưng khác cách đội nón rộng vành. Cũng là nón rộng vành màu xám bóp 4 múi, nhưng
phần lõm chiếu thẳng về phía trước thay vì sống múi như Tráng sinh. Đai bằng da màu
nâu có bản to từ 3-4 cm. Dây nón cài sau đầu.
Khăn quàng: Khi sinh hoạt ở đơn vị thì các Trưởng cũng mang khăn quàng như
Tráng sinh. Những Trưởng đã qua khóa Dự bị Huy Hiệu Rừng trở lên đeo khâu da 2 tao,
Trưởng có Huy Hiệu Rừng đeo thêm dây 2 gỗ Gilwell.
Các trưởng huấn luyện chỉ đeo khăn quàng Gilwell và dây da có 2-3-4 gỗ khi về
trại trường, khi tham dự các sự kiện lớn như Trại họp bạn, Hội nghị.

3 - CÁC NGHI LỄ VÀ TẬP TỤC


Ngành Tráng có một số nghi lễ và tập tục đặc trưng của ngành. Những
nghi lễ cần được thực hiện theo chuẩn mực.
3.1. Nhập đoàn
Khi một bạn mới gia nhập vào Tráng đoàn (hay Toán) thì phải có tập tục
nhập đoàn, tạo khung cảnh để bạn mới tự giới thiệu bản thân, làm quen với anh
em trong đoàn. Phần giới thiệu không nhất thiết phải theo một thủ tục nào, có
tính thân mật và cởi mở. Tân tráng có thể tự giới thiệu về mình như: tên tuổi,
nghề nghiệp, địa chỉ, sở thích, sở trường ... ngược lại, các thành viên trong đơn vị
cũng sẽ tự giới thiệu để giúp tân tráng dễ làm quen. Tráng đoàn, hay Toán sẽ

Trang 27 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


chào mừng bằng một băng reo hay bài hát. Sau đó Tân tráng sẽ được Toán
trưởng nhận về Toán của mình.
Dự tráng khi vào tráng đoàn sẽ được đổi khăn sang khăn có viền đỏ.
3.2. Trao khăn quàng
Một Thiếu sinh hay Kha sinh đã tuyên hứa khi nhập Tráng đoàn sẽ được
đổi khăn trong nghi thức nhập đoàn mà không cần làm nghi thức trao khăn này.
Sau vài lần sinh hoạt với Tráng đoàn (hay Toán) để làm quen, nếu Tân
tráng cảm thấy sinh hoạt Hướng đạo thích thú và phù hợp với lý tưởng của mình
thì xin được trao khăn quàng; dĩ nhiên là bạn phải qua một số yêu cầu và thể hiện
thiện chí của bạn được chấp nhận. Trước khi được trao khăn quàng, Tân tráng
cần học thuộc luật khăn quàng.
Tráng trưởng: Em có biết luật khăn quàng hay không?
Tân tráng: Thưa biết.
Tráng trưởng: Vậy em hãy đọc.
Tân tráng: Tôi xin lấy danh dự của mình để hứa:
- Tôi sẽ tôn trọng và bảo vệ khăn quàng như tôn trọng và bảo
vệ chính danh dự của mình.
- Tôi không làm điều gì đáng phải hổ thẹn, không uống rượu,
hút thuốc, không vào trà đình, tửu quán, không đi xích lô,
xe kéo khi đang đeo khăn quàng
- Khi rời đơn vị, tôi sẽ trả lại khăn quàng cho Đoàn trưởng
Sau đó, Tráng trưởng sẽ đeo khăn quàng cho bạn Tân Tráng. Từ nay bạn
chính thức là một thành viên của Tráng đoàn.
3.3. Tĩnh tâm Tuyên hứa
Sau khi hoàn tất các yêu cầu của giai đoạn Khám phá, Tráng đoàn sẽ tổ
chức Tuyên hứa cho Tân tráng. Bắt đầu bằng buổi Tĩnh tâm. Được tổ chức trước
ngày Tuyên hứa, thường là trong một kỳ trại, lúc trời đã về khuya, sau một buổi
lửa trại hay lửa dặm đường.
Đây cũng là dịp để Tân tráng cùng các Tráng sinh khác (đã tuyên hứa), Cố
vấn giáo lý (nếu có) và các huynh trưởng nói chuyện tâm tình với nhau về sinh
hoạt Hướng đạo, đặc biệt về Lời hứa và Luật Hướng đạo, những điều mà Tân
tráng chưa được rõ trước khi dự Lễ Tuyên hứa.
Sau khi mọi người rời vị trí, Tân tráng ở lại một mình để suy ngẫm (và cầu
nguyện) về các vấn đề của mình cho đến khi đi đến một quyết định dứt khoát
(tuyên hứa hay không?)
3.4. Lễ Tuyên Hứa
Giai đoạn Khám phá Trang 28
Thường cử hành lúc bình minh, tại một nơi yên tĩnh, cách biệt. Tất cả
Tráng sinh đã tuyên hứa trong Tráng đoàn đồng phục chỉnh tề sắp thành hình chữ
U hay bán nguyệt. Tân tráng và Bảo huynh đứng ở trong đội hình của Tráng đoàn.
Truyên uý và Phó Tráng trưởng đứng phía sau Tráng trưởng. Một Tráng sinh cầm
Quốc kỳ đứng bên trái và một Tráng sinh cầm Đoàn kỳ bên tay phải. Quốc kỳ luôn
luôn phải giữ cao hơn đoàn kỳ. Hai Tráng sinh cầm cờ ở giữa khoảng chia cách
Tráng trưởng và Tân tráng. Tráng đoàn đứng thế “nghiêm” và buổi lễ bắt đầu.

Bảo huynh hay Toán trưởng dẫn Tân tráng đến trước mặt Tráng trưởng,
cách 4 bước.
Bảo huynh: Xin giới thiệu với Trưởng, đây là anh (Lê Văn Ba) muốn được gia
nhập vào phong trào Hướng đạo.
Tráng trưởng: (hỏi với Bảo huynh) Anh có tin chắc rằng anh (Lê Văn Ba) sẽ cố
gắng để trở thành một hướng đạo sinh xứng đáng hay không?
Bảo huynh: Tôi tin chắc như thế
Tráng trưởng: Cám ơn anh (Bảo huynh chào và trở về hàng)
Tráng trưởng: (hỏi Tân tráng) Hướng đạo là tình huynh đệ thể hiện trong đời
sống ngoài trời và hoạt động giúp ích. Để có thể kết chặt tình
huynh đệ ấy, anh có sẵn sàng trao dồi các hiểu biết của anh về
hoạt động Hướng đạo và theo đuổi cuộc sống ngoài trời hay
không?
Tân tráng: Tôi sẵn sàng
Tráng trưởng: Anh có quyết tự rèn luyện để mai đây giúp ích cho cộng đồng xã
hội hay không?
Tân tráng: Tôi quyết.

Trang 29 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Tráng trưởng: Anh có chấp nhận lối sống theo Lời hứa và Luật Hướng đạo hay
không?
Tân tráng: Thưa có.
Tráng trưởng: Anh muốn trở thành một hướng đạo sinh, những người luôn
luôn tôn trọng danh dự. Vậy anh biết danh dự là gì không?
Tân tráng: Thưa tôi biết. “Thưa biết, danh dự là giá trị bản thân mà mình
sống với nó người ta sẽ tin tưởng và tôn trọng mình” (hoặc một
câu thích hợp khác)
Tráng trưởng: Vậy để chứng tỏ sự chân thành của anh và để đáng dấu ngày
anh chính thức được thâu nhận vào phong trào, xin anh tuyên
Lời hứa Hướng đạo.
Tuỳ theo nghi lễ tôn giáo, Tân tráng lúc này sẽ tới trước mặt tuyên úy để được chúc
lành. Sau đó, Tân tráng sẽ trở về chỗ cũ. Đoàn kỳ được hạ xuống ngang vai. Tân tráng để
tay trái lên đoàn kỳ, tay phải làm Thủ hiệu Hướng đạo và tuyên Lời hứa. Tất cả Tráng sinh
và Trưởng đứng thế “sẵn” và làm thủ hiệu Hướng đạo.
Tráng sinh: (đọc Lời hứa Hướng đạo) Tôi xin lấy danh dự hứa: Cố gắng hết
sức làm bổn phận đối với tín ngưỡng tâm linh và quốc gia tôi -
Giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào - Tuân theo Luật Hướng đạo
Tráng trưởng: Thay mặt cho Tráng đoàn và cho phong trào, tôi nhận lời hứa
của anh. Anh hãy nhận lấy huy hiệu của phong trào (đính hoa
huệ vào túi áo của Dự tráng) cánh hoa huệ nhắc nhở cho anh
biết tìm đường để đi và chỉ đường cho kẻ khác. Và đây là tua vai
nâu (đính tua vai vào vai trái của Dự tráng) cấp hiệu của anh
tượng trưng cho giai đoạn Tráng sinh và nhắc nhở anh từ nay
phải lo mau hoàn tất chương trình tu luyện để trở nên một
hướng đạo sinh gương mẫu.
Tráng sinh chào các Trưởng rồi quay lại chào các bạn trong Tráng đoàn và trở
về Toán. Sau đó, mọi người cùng nhau hát bài “Bài ca tuyên hứa” (xem lời bài
hát ở Phụ Lục 4) và buổi lễ kết thúc.

3.5. Lửa Dặm Đường


Đây là loại lửa trại đặc trưng của ngành Tráng. Những người lữ hành
hay du mục, sau những chặn đường dài trong ngày, tối đến, khi dừng chân,
họ đốt một đống lửa bên đường để nấu ăn, sưởi ấm, xua đi sương lam
chướng khí, thú dữ, kể chuyện hay ca hát, kiểm điểm hoạt động trong ngày,
chuẩn bị cho hành trình sắp tới ... Hay là dịp các huynh trưởng và các Tráng

Giai đoạn Khám phá Trang 30


sinh lớn tuổi lâu ngày gặp lại lớp đàn em ... thổ lộ những cảm nghĩ riêng tư
của mình, đem kinh nghiệm chia sẽ lại cho thế hệ sau một cách thân tình ...
Khung cảnh: Không đòi hỏi phải có một nơi rộng rãi, bằng phẳng, mà
chỉ cần đủ chỗ cho mọi người ngồi thoải mái.
Hình thức tổ chức: Khác với lửa trại hay lửa vui, Lửa dặm đường tổ
chức rất gọn nhẹ, ấm cúng, thân mật. Không cần Quản lửa hay Quản trò,
không có nghi thức gọi lửa, nhảy lửa. Sẽ có thể có những chủ đề sâu sắc và
trí tuệ được thảo luận trong không khí thân mật, ôn tồn. Đây cũng có thể là
một buổi thanh đàm thoải mái và tự do, ngâm thơ, đàn hát, kể chuyện…
miễn là có mọi người thấy vui và bổ ích.
Nếu chưa có ai dẫn dắt, mỗi bạn hãy tự chủ sao cho buổi Lửa dặm
đường kết thúc trong khung thời gian dự tính, hãy để cho mọi người cùng
tham gia.
Khi tham gia Lửa dặm đường, bạn hãy thật lắng đọng tâm hồn và thể
hiện thật lòng của mình. Bạn có thể đưa ra những điều tiêu cực nếu cần,
nhưng hãy để điều tích cực được nói ra cùng (gấp đôi).
Khi mọi người nói “quá nhiệt tình”, các bạn có thể dùng “Gậy Nói”,
chỉ một người cầm “Gậy Nói” nói, sau đó chuyền tay cho người tiếp theo,
đảm bảo luật: mỗi lúc chỉ một người nói.
Bài Hát “Nguồn Thật” là một bài anh em Hướng Đạo Việt Nam hay
dùng trong lửa dặm đường. Đây là một bài hát nghi thức, vì vậy khi hát phải
nghiêm trang, không vỗ tay:
“Anh em chúng ta chung một đường lên. Chung một đường lên đến
nơi nguồn thật. Nguồn thật là đây sức sống vô biên. Sống vô biên là
sống cùng tạo vật”…

3.6. Truyền thống và Tập tục riêng của Tráng đoàn


Bạn sẽ dần biết khi gia nhập và hòa vào cuộc sống của Tráng đoàn.
Tất cả đều có ý nghĩa và tốt cho bạn, bạn hãy trải mình đón nhận.

« Người nào không thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên xem như mất nửa vui thú của cuộc
đời » – BP

Trang 31 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


4. TƯ THẾ CƠ BẢN & TẬP HỢP
Có một số nghi thức thao diễn được quy định có tính trật tự “nhà
binh” mà các bạn cần phải biết, vì đây là bộ mặt của đơn vị, nó nói lên tính
tổ chức, tinh thần kỷ luật, tư cách, tác phong của hướng đạo sinh nói riêng
và của cả phong trào nói chung. Nghi thức thao diễn cơ bản của Hướng đạo
cần gọn, không cần quá cứng nhắc như quân đội.
Thế nghiêm (sẵn) không gậy: Người đứng thẳng, ưởn ngực, mắt nhìn
thẳng, hai gót chân chạm nhau, bàn chân mở ra hình chữ V. Hai tay xuôi
thẳng theo người. Toàn thân đứng vững chắc, bất động và cảnh giác.

Thế nghiêm không gậy Thế nghiêm có gậy

Thế nghiêm (sẵn) có gậy: Như thế nghiêm không gậy, nhưng tay phải cầm gậy
kéo vào sát người, cánh tay xuôi thẳng theo gậy. Tay trái xuôi thẳng theo người. Toàn
thân đứng vững chắc, bất động và cảnh giác.
Thế nghỉ (sắp) không gậy: Người đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai
bàn tay để ra sau ngang thắt lưng, bàn tay nọ chồng lên bàn tay kia, mắt nhìn thẳng,
trọng tâm cơ thể dồn lên cả hai chân.

Thế nghỉ có gậy


Thế nghỉ không gậy

Giai đoạn Khám phá Trang 32


Thế nghỉ (sắp) có gậy: Người đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, tay phải
cầm gậy đưa ra trước một góc 45 độ so với vai và mặt, gốc gậy luôn ở sát ngón út bàn
chân phải. Tay trái để ra sau ngang thắt lưng, mắt nhìn thẳng, trọng tâm cơ thể dồn lên
cả hai chân.
Ghi chú: Thế “nghỉ” khi đang làm nghi thức thì bất động như thế nghiêm, còn
thế “nghỉ” để chờ hay để tạm nghỉ thì có thể thả lõng toàn thân, nhưng vẫn không được
ngồi xuống hay đùa giỡn.
THỦ HIỆU VÀ CÁCH CHÀO HƯỚNG ĐẠO
Chúng ta đã nhất trí với cách chào và thủ hiệu của Hướng đạo Thế giới.
Dưới đây là thủ hiệu và cách chào phổ biến của Hướng đạo Thế giới, chúng ta có
thể dễ dàng thấy trong các trại giao lưu Hướng đạo sinh các nước gần ta chào
như như thế.

Thủ hiệu Hướng đạo Cách chào Hướng đạo

Cách chào và thủ hiệu này chỉ dành cho các hướng đạo sinh đã tuyên hứa.
Hướng đạo sinh chúng ta có thể nhận ra nhau qua cách chào này. Chào là một
cử chỉ thân thiện, lễ độ, lịch thiệp. Mặc dù ở cấp bậc nào hễ ai nhìn thấy người kia trước
thì chào và người kia cũng chào đáp lại ngay. Hướng đạo sinh mặc đồng phục còn có
bổn phận phải chào quốc kỳ, đoàn kỳ, đám tang ...
Khi chào, người hướng đạo sinh thẳng lưng, ngẩng cao đầu, mắt ngó thẳng vào
người mình muốn chào.

Ý nghĩa của Dấu hiệu Hướng đạo


Ba ngón tay khép lại đưa lên trời nhắc nhở hướng đạo sinh luôn luôn cố gắng
tuân giữ ba phần của Lời hứa Hướng đạo. Ngón tay cái co vào đè lên ngón út tượng
trưng cho người mạnh luôn che chở nbênh vực người yếu. Người dưới vâng lời, tuân
phục người trên. Ngón cái còn tượng trưng cho tình huynh đệ thế giới. Riêng ngón út
có 3 ý nghĩa. Một là vâng lời, hai là xây dựng tính cách, ba là là rèn luyện tinh thần công
dân.

Trang 33 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Chào có nón
Bàn tay làm dấu hiệu như trên, đưa lên nón, sao cho lóng thứ hai của
ngón tay trỏ chạm vào vành nón, bàn tay hơi chếch về phía trước mặt, cánh tay
ngang vai.

Chào có gậy
Đứng tư thế “nghiêm”, trao gậy sang tay trái cho gậy chéo trước ngực,
đưa tay chào như cách chào trên.
Chào xong đưa gậy về tay phải.
Được chào với dấu hiệu Hướng đạo là một vinh dự, vì chỉ có những ai đã tuyên
lời hứa và chính thức gia nhập đại gia đình Hướng đạo mới có quyền sử dụng lối chào
này.

Giai đoạn Khám phá Trang 34


BẮT TAY
Các hướng đạo sinh trên thế giới đều
bắt tay nhau bằng tay trái.

Lịch sử và ý nghĩa cái bắt tay của


hướng đạo sinh.
Các hướng đạo sinh trên toàn thế giới, khi bắt tay nhau thì họ đều dùng tay trái.
Điều này theo cách nghĩ thông thường là tay trái gần tim hơn nên tình cảm sâu đậm
hơn. Điều này cũng đúng, nhưng thật ra nó bắt nguồn từ một câu chuyện khác.
Trong thời gian BP chinh phục xứ Ashanti ở miền Tây Châu Phi, ông thấy những
người dân bản xứ bắt tay nhau bằng tay trái. BP hỏi thì được giải thích:
“Trên vùng đất chúng tôi, khi chào nhau thì bỏ vũ khí xuống để tỏ thiện chí. Chỉ
có bạn bè và những người dũng cảm thật sự mới bắt tay trái, vì để bắt tay trái họ phải
đặt cái khiên dùng để phòng thủ xuống. Họ muốn chứng tỏ rằng họ tin bạn nên không
phòng thủ (bỏ khiên xuống) hay tấn công (bỏ vũ khí xuống)”
Các chiến binh Ashanti đã từng biết sự dũng cảm của BP vì họ đã từng chiến đấu
với ông. Họ cảm phục và hãnh diện được bắt tay trái với ông, được xem ông là bạn. Do
đó, BP phổ biến cách bắt tay này cho các hướng đạo sinh khi ông sáng lập phong trào
Hướng đạo.
Khi sử dụng cái bắt tay này, các hướng đạo sinh cảm thấy rằng mình thuộc về đại
gia đình Hướng đạo Thế giới, và mình là một trong số hàng triệu hướng đạo sinh ở các
bộ phận khác nhau có cùng một lý tưởng là phục vụ.
TẬP HỌP
Để vào hàng một cách nhanh chóng và trật tư, ta cần nắm các qui tắc tập họp.
Trước khi muốn tập họp, Trưởng sẽ thổi một tiếng còi dài để mọi người chú ý:
Sau khoảng nửa phút nếu muốn tập họp Toán trưởng (hay Đội trưởng) thì thổi:
(tích, tích, tích, te...)
Còn nếu muốn tập họp chung thì thổi từng cặp 2 tiếng ngắn
(tích tích ... tích tích ... tích tích ...)
Khi nghe hiệu lệnh trên, các tráng sinh nhanh chân tiến về phía Trưởng điều
khiển tập họp (Tráng sinh không cần phải chạy như Thiếu, Kha).
Trưởng điều khiển tập họp sẽ dùng còi và thủ hiệu để ra lệnh tập họp theo đội
hình mà mình muốn. Bạn hãy quan sát thủ hiệu của trưởng điều khiển để vào đội hình
phù hợp.

Trang 35 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


CÁC ĐỘI HÌNH TẬP HỌP
❖ Đội hình hàng ngang: Trưởng điều khiển tập họp đưa cánh tay phải theo
chiều ngang, song song với mặt đất, lòng bàn tay úp xuống.
Toán trưởng Toán trực dẫn Toán đứng vào vị trí làm chuẩn – phía tay trái
Trưởng điều khiển tập họp – các Toán khác lần lượt đứng vào vị trí thành một hàng
ngang trước mặt Trưởng điều khiển tập họp. Toán trưởng Toán trực điều chỉnh sao cho
Trưởng điều khiển tập họp đứng giữa đội hỉnh và cách đội hình khoảng 6 bước. Sau khi
các Toán đứng vào đội hình, Toán trưởng hô tên Toán một lần và cả Toán tự động quay
về phía Trưởng điều khiển tập họp .

❖ Đội hình hàng dọc: Trưởng điều khiển tập họp đưa cánh tay phải ra trước
mặt, bàn tay thẳng, lòng bàn tay úp xuống.
Toán trưởng Toán trực dẫn toán đến đứng một hàng dọc trước mặt và phía bên
trái Trưởng điều khiển tập họp , cách Trường khoảng 6 bước. Các Toán khác tiếp tục
đứng theo thứ tự bên trái Toán trực và cách nhau khoảng một cánh tay. Toán trưởng
Toán trực điều chỉnh sao cho Trưởng điều khiển tập họp đứng giữa đội hình. Sau khi
Toán đã vào vị trí. Toán trưởng hô tên Toán một lần rồi quay mặt về phía Trưởng điều
khiển tập họp.

❖ Đội hình chữ “U”: Trưởng điều khiển tập họp đưa cánh tay phải ngang vai và
gập khuỷu tay lại thành góc vuông.

Giai đoạn Khám phá Trang 36


Các Toán nhánh chóng tập họp theo hình chữ U. Toán trực đứng một hàng dọc
phía bên trái Trưởng điều khiển tập họp, rồi tùy theo số người để phân bố cho đội hỉnh
thành một hình chữ U cân đối.

❖ Đội hình vòng tròn: Trưởng điều khiển tập họp đứng khoanh tay. Các Toán
lần lượt đứng vào chung quanh Trưởng cho kín vòng tròn. Điều chỉnh vòng cho tròn sao
cho Trưởng điều khiển tập họp đứng giữa tâm.

❖ Đội hình bán nguyệt: Trưởng điều khiển tập họp đưa bàn tay phải úp ngay
phía trên đỉnh đầu.
Các Toán lần lượt đứng vào thành hình bán nguyệt trước mặt Trưởng. Toán trực
đứng một hàng phía bên trái Trưởng Tất cả tự điều chỉnh đội hình cho cân đối.

Trang 37 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


LỄ CHÀO CỜ
Lễ chào cờ thường được tổ chức để khai mạc cho một buổi sinh hoạt như họp
đoàn, họp liên đoàn, khai mạc kỳ trại, một khóa huấn luyện, chào cờ đầu năm ...
Nội dung:
1. Thổi còi, tập họp đơn vị theo đội hình thích hợp.
2. Phân công người cầm cờ hay kéo cờ (nếu có cột cờ)
3. Ổn định đơn vị, chỉnh trang đồng phục.
4. Mời các Trưởng và quan khách vào vị trí
5. Hô lệnh chào Trưởng và quan khách
6. Mời Trưởng và quan khách hướng về quốc kỳ và đoàn kỳ
7. Hiệu lệnh chào cờ: CHÀO CỜ …….. CHÀO! (mọi người đưa tay chào
cho đến khi cờ lên đỉnh cột thì thôi)
8. Kéo nhanh cờ lên đỉnh cột. Nếu cờ cầm tay thì hạ đoàn kỳ song song
mặt đất, cờ tổ quốc chếch một góc 45o. Nếu bung cờ (break flag) thì
đây là lúc giật nhẹ dây để bung cờ.
9. Hiệu lệnh: Quốc ca! (Tất cả hát quốc ca)
10. Nhạc hiệu Hội ca (hát Hội ca - tất cả đoàn kỳ nâng lên một góc 45o)
11. Mời Trưởng và quan khách quay về hướng cũ.
12. Cử người lần lượt đọc Lời hứa và Luật Hướng đạo
13. Mời Trưởng nói “Câu chuyện dưới cờ”
14. Hát bài “Tráng sinh ca” (nếu là trại Tráng)
15. Giới thiệu các quan khách, đơn vị tham dự và đoàn sinh mới (nếu có)
16. Các thông báo, trao chứng chỉ, chuyên hiệu, giải thưởng... (nếu có)
17. Dùng tiếng reo HĐVN nếu khai mạc một kỳ trại lớn.
18. Tiễn trưởng - Kết thúc lễ chào cờ.

« Phải có nhiều thông minh mới che giấu được sự thông minh của mình » - La Rocbefoucauld
« Nên nhớ rằng anh là một viên đá trong lâu đài hay một cầu thủ mà trách nhiệm là phải giữ vị trí
mình trong tập thể » - BP

Giai đoạn Khám phá Trang 38


III. LÀM VIỆC VỚI TOÁN & TRÁNG ĐOÀN
Khi gia nhập Tráng đoàn, bạn sẽ được phân vào một Toán. Theo Phương pháp
Hàng đội, Toán là một đơn vị hoạt động căn bản và chủ lực của Tráng đoàn. Toán là một
đơn vị độc lập chứ không phải biệt lập. Một Toán tráng có từ 4 đến 10 người (tốt nhất là
6 – 8 người), thường xuyên liên lạc với nhau. Cho nên nếu có thể, các thành viên trong
Toán nên là những người ở gần nhau, hay cùng làm một chỗ, cùng cùng chung lứa tuổi,
một tôn giáo, một mái trường…
Ngoài Toán trưởng và Toán phó ra, trong toán còn có những nhiệm vụ
khác như: Thư ký, Thủ quỹ, Thủ thư, Quản ca ... tuỳ nhu cầu, sáng kiến và nhân sự
của Toán. Các tráng sinh trong Toán nên luân phiên nhau đảm trách các nhiệm vụ
trong Toán. Đó là một cách để thể hiện tinh thần dân chủ và cũng là cơ hội để
trau dồi khả năng lãnh đạo, nghệ thuật quản trị …
Ngành Tráng Đạo Sài Gòn lấy sinh hoạt Toán làm trọng tâm. Toán có thể nhóm
họp hằng tuần hoặc mỗi hai tuần, tùy theo điều kiện của các tráng sinh trong Toán. Toán
có thể họp trong nhà hay ngoài trời, trong quán cà-phê hay một khu đất dã ngoại... Khi
họp Toán, các bạn có thể chọn mặc đồng phục loại A, B hay C tùy theo hoạt động dự
kiến, nếu có nghi lễ chính thức thì buộc phải mặc đồng phục loại A.
1. Sơ đồ tổ chức Tráng đoàn

Tráng trưởng (1)

Tráng huynh,
Tráng phó (2)
Tuyên úy, …

Phụ tá đoàn Nhóm dự án

Toán trưởng Toán trưởng Toán trưởng Xưởng trưởng


Toán phó Toán phó Toán phó Thành viên
Tráng sinh Tráng sinh Tráng sinh Thành viên
Tráng sinh Tráng sinh Tráng sinh
Tráng sinh Tráng sinh Tráng sinh
Tráng sinh Tráng sinh Tráng sinh

Trang 39 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


2. Mô tả vai trò:
❖ Tráng trưởng: Lãnh đạo, điều hành Tráng đoàn. Là người chịu trách
nhiệm sau cùng về các hoạt động và đường lối Tráng đoàn đối với Liên
đoàn và Đạo trực thuộc nói riêng hay phong trào nói chung. Động
viên, tạo điều kiện cho tráng sinh thăng tiến trong các hoạt động của
Tráng đoàn.
Yêu cầu:
- Tối thiểu là 25 tuổi, tốt nhất là trên 30
- Văn hóa trên 12/12
- Có một sự nghiệp hay nghề ổn định
- Có Dự bị/Huy Hiệu Rừng Ngành Tráng
- Đã Lên đường
- Được bổ nhiệm
❖ Tráng phó: Đảm đương một phần trách nhiệm của Tráng trưởng. Điều
hành đoàn khi Tráng trưởng vắng mặt.
Yêu cầu:
- Từ 22 tuổi trở lên.
- Văn hóa trên 12/12
- Có Dự bị Ngành Tráng
❖ Bảo huynh/Bảo tỉ: Tư vấn, gợi ý, theo dõi, nhắc nhở để giúp đỡ từng cá
nhân tráng sinh, kể cả tư vấn vấn đề cá nhân. Trong thời gian đầu Bảo
huynh phải khơi mào, gợi ý, hướng dẫn để Tân tráng có thể hòa nhập và
sớm tự chèo lấy thuyền của mình. Và cụ thể chính là giúp tráng sinh lập và
theo dõi Quy ước Tu thân.
Yêu cầu:
- Bảo huynh và bảo đệ (Bảo tỷ và bảo muội) nên cùng giới tính.
- Lớn tuổi hơn tráng sinh. Tốt nhất là tráng sinh đã lên đường.
- Có cuộc sống ổn định, có kinh nghiệm.
❖ Toán trưởng
- Điều hành, dẫn dắt Toán.
- Xây dựng tình huynh đệ thân thiết trong Toán.
- Chuẩn bị và điều khiển các buổi sinh hoạt Toán.
- Ấn định đường lối hoạt động của Toán.
- Soạn thảo các kế hoạch sinh hoạt của Toán để trình Tráng đoàn.
Giai đoạn Khám phá Trang 40
- Theo dõi sự thăng tiến của từng cá nhân trong Toán.
- Đốc thúc, theo dõi, kiểm thảo, lượng giá ... các hoạt động của Toán và
các thành viên trong Toán.
- Thi hành các quyết định Hội đồng Tráng đoàn.
- Thực thi tinh thần dân chủ trong Toán.
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho Tráng sinh.
❖ Toán phó: Là người thân cận với Toán trưởng để giúp Toán trưởng và
lãnh một phần trách nhiệm trong việc điều hành Toán.
Yêu cầu:
- Được Toán trưởng đề cử.
- Trên phân nửa toán sinh đồng thuận.
❖ Ban Huynh Trưởng
Gồm có: Tráng trưởng, Tráng phó, các phụ tá (thư ký, thủ quỹ...)
❖ Cố vấn tinh thần
Nếu Tráng đoàn có Tuyên úy hay cố vấn giáo hạnh, thì những vị này sẽ
tham dự các sinh hoạt của Tráng đoàn với tư cách cố vấn để đảm trách việc
hướng dẫn về tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh. Khi Toán điều hành hay Hội đồng
Tráng đoàn họp, những vị này có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền
biểu quyết.
❖ Toán Điều hành
Bao gồm: Tráng trưởng và các Tráng phó, các Toán trưởng, Cố vấn tinh
thần, Trưởng xưởng, câu lạc bộ (nếu có). Tráng trưởng điều hành Toán điều hành
theo nguyên tắc tổ chức và Phương pháp Hàng đội.
Toán Điều hành có nhiệm vụ thường trực hỗ trợ cho Tráng trưởng trong
việc điều hành Tráng đoàn. Bao gồm:
• Hoạch định đường lối chung cho Tráng đoàn.
• Chuẩn bị và điều khiển các buổi họp Hội đồng Tráng đoàn.
• Soạn thảo các chương trình kế hoạch, để đưa ra Hội đồng Tráng
đoàn.
• Chấp hành các quyết định do Hội đồng Tráng đoàn biểu quyết
hay do các cấp trên đề xướng.
• Góp ý, theo dõi, hỗ trợ các Tráng sinh thực hiện Qui ước Tu
thân.
• Xúc tiến mọi sinh hoạt của Tráng đoàn.

Trang 41 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Toán điều hành họp tối thiểu 1 tháng một lần. Chương trình buổi họp do
Tráng trưởng vạch ra, đồng thời Tráng trưởng cũng là người chủ tọa buổi họp.
❖ Hội đồng Tráng đoàn
Bao gồm Toán điều hành, trưởng đơn vị các ngành khác đang sinh hoạt
trong Tráng đoàn (nếu có), một số tráng sinh do Tráng đoàn đề cử (hay tất cả
Tráng sinh đã tuyên hứa). Hội đồng Tráng đoàn có 3 nhiệm vụ chính:
1) Xét duyệt, phê chuẩn các đề nghị của Toán Điều hành.
- Thảo luận rồi biểu quyết các chương trình, kế hoạch và dự án
chung của Tráng đoàn.
- Ấn định lịch sinh hoạt chung của Tráng đoàn.
- Chọn các phụ tá (thư ký, thủ quỹ, thủ cụ ...)
2) Giám sát sổ sách hành chánh và tài chánh
- Xem xét mọi vấn đề hành chánh và chi thu của Tráng đoàn.
- Ghi vào biên bản (Nhật ký đoàn) và bảng phân công mọi quyết
định của Hội đồng Tráng đoàn.
3) Giải quyết các vần đề khen thường và kỷ luật nội bộ
- Tiến hành khen thưởng hay kỷ luật cá nhân hoặc tập thể trong
Tráng đoàn.
- Chấp nhận tráng sinh lên đường hay xét duyệt một Tráng sinh
đã qua một giai đoạn thăng tiến.
Hội đồng Tráng đoàn có quyền lực tối cao của Tráng đoàn. Nghĩa là tất cả
mọi vấn đề trong cuộc sống của Tráng đoàn đều được Toán điều hành đưa ra
trước Hội đồng Tráng đoàn để tùy trường hợp mà thảo luận, biểu quyết...
Hội đồng Tráng đoàn làm việc trong tinh thần dân chủ, công bằng trong
thảo luận. Tuy nhiên khi thảo luận hay biểu quyết về công tác nào thì ý kiến của
người chịu trách nhiệm thực hiện công tác đó phải được tôn trọng. Biện pháp này
nhằm tránh tình trạng đa số đôi khi không hiểu vấn đề lại có những quyết định
mà người chịu trách nhiệm không thể thực hiện được.
Hội đồng Tráng đoàn họp định kỳ theo quy định (hàng quý) và có thể họp
đột xuất theo đề nghị của Toán điều hành hoặc sau kỳ trại lớn hay sau một công
tác của Tráng đoàn. Buổi họp do Tráng trưởng chủ tọa và phối trí. Chương trình
nghị sự do Toán Điều hành vạch ra. Mọi người có quyền và có bổn phận phát biểu
ý kiến sau khi xin phép chủ tọa.

Giai đoạn Khám phá Trang 42


❖ Hội Đồng Đường
Gồm tất cả các Tráng sinh đã Lên đường trong Tráng đoàn (tối thiểu là 3
người). Trong trường hợp không đủ túc số, Tráng trưởng có thể mời một Trưởng
hay một Tráng sinh đã lên đường từ các đơn vị khác. Chủ tịch Hội đồng Đường
thường là Tráng trưởng. Nhiệm vụ của Hội đồng Đường là:
• Thẩm tra và theo dõi việc thực hiện Quy ước Tu thân của Tráng
sinh theo sự giới thiệu của Bảo huynh.
• Duyệt xét tư cách của Tráng sinh để chấp thuận cho Lên đường.
• Tổ chức nghi thức Tĩnh tâm và Lên đường cho Tráng sinh.
❖ Xưởng – Câu Lạc Bộ
Xưởng hay Câu lạc bộ là những nhóm chuyên môn, quy tụ một số tráng
sinh trong Tráng đoàn, cùng hoạt động về một ngành kỹ thuật chuyên môn nào
đó có tính cách dài hạn như:
- Xưởng mộc, xưởng cơ khí, điện …
- Xưởng kỹ năng Hướng đạo...
- Câu lạc bộ khiêu vũ, võ thuật, âm nhạc, đua thuyền ...
Trưởng của Xưởng hay Câu lạc bộ là một tráng sinh am tường, hay rất ham
thích về môn kỹ thuật hay kỹ năng đó, được Hội đồng Tráng đoàn đề cử và Tráng
trưởng chấp nhận (có thể mời những nhà chuyên môn trong hay ngoài Hướng
đạo, được trả lương hay không trả lương). Trưởng xưởng hay Câu lạc bộ phải có
chân trong Toán Điều hành để liên lạc, phối hợp với các Trưởng xưởng hay Câu
lạc bộ khác, kiểm soát các hoạt động, thảo luận các kế hoạch huấn nghệ và hướng
nghiệp.

3. Triển khai kế hoạch sinh hoạt


Tráng đoàn sẽ có kế hoạch hàng năm nhấn mạnh mục tiêu trọng tâm và các
hoạt động chính, cũng như các mốc thời gian dự kiến cho các sự kiện quan trọng này.
Toán điều hành sẽ vạch ra kế hoạch này, Hội đồng Tráng đoàn sẽ phê duyệt kế hoạch
này và công bố cho cả đoàn.
Dựa trên đó, các toán sẽ soạn thảo chương trình sinh hoạt của Toán theo từng
quý, từng tháng.
Thường thì mỗi quý, Toán nên đề ra một vài dự án cụ thể, công cuộc giúp ích,
phục vụ … để cùng nhau hoàn thành.

Trang 43 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


4. Xây dựng tình huynh đệ và tinh thần Toán
Toán sẽ liên kết các thành viên lại với nhau dẫn đến tình huynh đệ, và tình huynh
đệ đưa đến sự đoàn kết, hiệu quả và sự tiến bộ của Toán. Toán cần sinh hoạt như một
gia đình đầm ấm, đầy tình yêu thương.
Đầu tiên, bạn nên chọn Toán có vài bạn cùng sở thích và tính cách với mình (suy
tư, năng động ...) sẽ dễ kết thân hơn. Lưu ý, toàn bộ Toán có cùng tính cách chưa hẳn là
tốt, vì các bạn có thể không nhận ra điểm yếu của Toán.
Để xây dựng và củng cố tình huynh đệ và tinh thần Toán, anh em trong Toán cần
có dịp gặp gỡ, trao đổi với nhau thường xuyên như:
- Cùng tổ chức các buổi xuất du, cắm trại, đi bộ đường dài.
- Cùng tổ chức các công cuộc giúp ích, việc thiện.
- Tổ chức tham quan danh lam thắng cảnh, di tích tịch sử ...
- Tổ chức các buổi họp mặt thân mật như: tiệc trà, cà-phê, sinh nhật ...
- Tổ chức các cuộc hội luận, tọa đàm về một đề tài nào đó.
- Cùng nhau đi xem một phim hay, rồi thảo luận về phim đó.
- Tổ chức thi đấu giao hữu bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn ...
- Tổ chức săn ảnh và triển lãm các ảnh săn được.
- Thăm viếng nhau. Hàng tháng hoặc hai tháng, các bạn nên chọn một nhà
của một thành viên trong Toán để tổ chức một buổi họp mặt nấu nướng, ăn
chung với gia đình. Nếu đúng vào dịp sinh nhật của một thành viên trong gia
đình thì càng tốt. …
Và Toán cần có những nét riêng, ví dụ như:
- Biểu tượng Toán. Ví dụ: Tên Toán, khẩu hiệu, Cờ Toán, Luật riêng của Toán,
Bài ca Toán ..
- Kỹ năng Toán. Cả Toán cùng nhau rèn luyện một kỹ năng chuyên môn đặc
biệt hay cùng tham gia một xưởng, một câu lạc bộ ...
- Lễ Toán. Các bạn nên chọn một vị Thánh làm bổn mạng Toán (nếu cùng tôn
giáo) hay một anh hùng dân tộc, một vĩ nhân hay ngày thành lập Toán làm
ngày lễ Toán, để có ngày mừng chung.

5. Giải quyết bất đồng


Dĩ nhiên là người đứng đầu có trách nhiệm làm giảm cơ hội cho các mâu thuẫn
cá nhân xảy ra như: truyền đạt thông tin trọn vẹn, họp hành trao đổi, nhận góp ý, phổ
biến quy trình làm việc chung, cập nhật cho nhau các thay đổi, nâng cấp… Nhưng chắc

Giai đoạn Khám phá Trang 44


chắn sẽ có vài mâu thuẫn hay bất đồng giữa các bạn khi tham gia các hoạt động. Bên
dưới là vài nguyên tắc Tráng đoàn sẽ áp dụng:

✓ Khi đơn vị đang được điều động, tuyệt đối tuân theo phương
pháp hàng đội, tức là phải tuân theo mệnh lệnh cấp trên.

✓ Các phán quyết sẽ ưu tiên căn cứ trên sự việc và tham khảo lên
các điều qui định đã được viết ra.

✓ Mâu thuẫn sẽ được giải quyết từ cấp đơn vị phát sinh, nếu không
thõa đáng sẽ đưa lên cấp cao hơn để xử lý. Trình tự xử lý là:

• (1) Toán (2) Đoàn, (3) Liên đoàn, (4) Đạo

• Ở mỗi cấp: (1) làm rõ, (2) hòa giải, (3) phán quyết.

Khi có bất đồng hay mâu thuẫn, mỗi cá nhân NÊN:

- Bình tĩnh, tôn trọng sự thật.

- Nêu cao danh dự cá nhân, đơn vị và phong trào.

- Tìm cách giải quyết theo khuôn khổ, tránh “trong nhà chưa tỏ, ngoài
ngõ đã tường”.
- Hướng đến điểm chung, lợi ích chung.

và KHÔNG NÊN:

- Tự suy diễn theo lăng kính của mình.


- Bóp méo sự thật, gây thêm hiểu nhầm.
- Tìm cách công kích cá nhân.
- Đào sâu sự khác biệt.

Trang 45 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


IV. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TRONG GIAI ĐOẠN KHÁM PHÁ
1. Kỹ năng Hướng đạo
Bạn được yêu cầu hoàn tất kỹ năng Hướng đạo tương đương chương trình
Hướng đạo Hạng II, bao gồm phần Tân sinh, trong giai đoạn Khám phá này, vì:
- Trước hết, các chương trình trong chương trình Hướng đạo Tân sinh
được thiết kế cho các em nhỏ, sự dễ dàng sẽ sinh nhàm chán cho các
bạn tuổi Tráng.
- Sẽ mất không lâu để một bạn hoàn tất chương trình này.
- Học được các kỹ năng Tân sinh và Hướng đạo Hạng II, bạn có thể cơ
bản tự lực cánh sinh và tự tin trước các em khi giúp ích các đơn vị
Hướng đạo nhỏ tuổi.
- Việc theo đuổi chương trình này sẽ giúp bạn từ từ cảm nhận thấu đáo
về phong trào Hướng đạo.
Bạn hãy tham khảo các Sổ tay hướng đạo sinh như Hoàn Tất Chương trình
Tân Sinh Trong 8 Tuần, hay Sổ Tay Tân Sinh Và Hạng II để tìm hiểu và học
các kỹ năng. Và điều quan trọng là để nhớ lâu hay thực hành cho đúng
cách, bạn hãy nhờ Toán trưởng phân công một bạn trong toán hướng
dẫn. Tích cực tham gia các hoạt động cùng Toán, tham gia giúp ích và
phục vụ.
Khi đã thành thạo các kỹ năng, bạn đề nghị xin được kiểm tra. Tráng đoàn
sẽ cử người đến chính thức kiểm tra các mục theo đúng quy định của Đạo
Sài Gòn trước khi chấp thuận bằng cách ký xác nhận lên danh mục các yêu
cầu mà bạn trúng cách.
Khi bạn hoàn tất phần kỹ năng Hướng đạo này, bạn sẽ được trao huy hiệu
GIÚP ÍCH trên tay áo. Với huy hiệu GIÚP ÍCH này, bạn được xem là đủ tư
cách tham gia giúp ích các đơn vị Hướng đạo ngành nhỏ tuổi hơn.
Lưu ý:
Các bạn cũng nên nhớ Hướng đạo không phải là nơi luyện binh lính, mà
chúng ta chỉ dùng hình ảnh lính trinh sát hay hiệp sĩ là khung cảnh sinh
hoạt. Cho nên, trong sinh hoạt Hướng đạo, các bạn tuyệt đối không mang
hay sử dụng vũ khí quân dụng. Khi tham gia các môn thể thao hay câu lạc
bộ chuyên nghiệp, phải tuyệt đối tuân thủ các quy định và các thực hành
lành mạnh của hội chuyên nghiệp ấy.

Giai đoạn Khám phá Trang 46


2. Hoạt động giúp ích và phục vụ
Với phương châm “Giúp Ích”, các tráng sinh cần quan tâm đến tha nhân,
đến cộng đồng xã hội ... để vừa giúp người, vừa giúp mình.
Chương trình giúp ích của Tráng đoàn không còn hạn chế trong những việc
tốt, việc thiện của Thiếu sinh hay Kha sinh, mà là những công việc có ích lợi thiết
thực cho cộng đồng xã hội chung quanh, nơi mình đang sinh sống, học tập, làm
việc.
Để việc phục vụ hiệu quả, chúng ta phải tìm hiểu nhu cầu của xã hội. Thí
dụ: nhu cầu về giáo dục, nhu cầu về giải trí, nhu cầu thiết lập trật tự công cộng,
phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thăm viếng bệnh nhân, người già neo đơn,
thương binh ... tuỳ theo khả năng của Tráng đoàn và được luật pháp cho phép.
Thật là tuyệt khi bạn có thể kết hợp một chuyến xuất du với hoạt động
giúp ích. Khi Toán có dự án, bạn hãy tham gia một cách nhiệt tình, để cho dự án
thành công. Sau này đến lượt bạn tổ chức, các bạn khác sẽ giúp mình thành công.
Các yêu cầu khi phục vụ:
• Nghiên cứu, nhận biết những nhu cầu cần phục vụ.
• Phục vụ với tinh thần tự nguyện, bất vụ lợi vật chất.
• Phải có kỹ năng kỹ thuật để phục vụ.
• Phục vụ phải có kết quả, không bỏ nửa chừng.
• Phục vụ đúng việc đúng người, vì hướng đạo sinh không phải là kẻ
ngốc.
Khi lên kế hoạch và thực hiện giúp ích, các tráng sinh nên hết sức lưu ý:
• Hướng đạo sinh không phải là tổ chức từ thiện. Vì vậy ta nên “cho cần
câu hơn là cho con cá”.
• Một mình bạn làm tốt không bằng nhiều người cùng làm tốt.
• Việc giúp cá nhân hay cộng đồng thay đổi nhận thức và hành động tốt
có ảnh hưởng lớn và ý nghĩa hơn là sự giúp đỡ vật chất tạm thời.
Vài ví dụ hoạt động giúp ích:
• Tham gia các đội gìn giữ an ninh trật tự công cộng,
• Tham gia các tổ chức phòng chống thiên tai, dịch bệnh,
• Xây dựng hay sửa chữa nhà cửa cho người neo đơn, tàn tật,
• Sửa chữa đường sá, làm vệ sinh khu phố, khai thông cống rảnh,
• Thăm viếng bệnh nhân, người già neo đơn, thương binh ...
• Sinh hoạt với các thiếu nhi đường phố, cô nhi viện…

Trang 47 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


• Làm Trưởng hay Phụ tá cho các đơn vị Hướng đạo hay trong đoàn thể
tôn giáo, xã hội.
• Phục vụ trại Hè của Liên đoàn, Đạo, Trại họp bạn,
• Tổ chức hoặc gia nhập các toán cấp cứu, cứu hộ, cứu hoả,
• Hiến máu nhân đạo, …

3. Cách rèn luyện nhân cách và kỹ năng mềm


Một trong những mục tiêu của Hướng đạo là giúp cho các hướng đạo sinh rèn
luyện nhân cách và kỹ năng mềm của mình qua các buổi sinh hoạt đoàn, toán, qua việc
trao và nhận trách nhiệm.
Đức tính cần rèn luyện Phương tiện giáo dục
1. Trách nhiệm về thể xác: Thói quen Cắm trại, xuất du, thám du, thể thao, võ
sống vệ sinh, sống lành mạnh trong thiên thuật …
nhiên.
2. Tinh thần đồng đội, hợp tác, ngay Sinh hoạt Toán, xưởng, câu lạc bộ, dự án
thẳng ... ...
3. Ý thức trách nhiệm, tự chủ, dấn thân, Tự nguyện nhận lãnh trách nhiệm và
bất vụ lợi nhanh chóng hoàn thành
4. Tôn trọng lao động, quý trọng người Rèn luyện kỹ năng, thăm viếng công
lao động trường, cơ xưởng ...
5. Học tập dân chủ: Trình bày và bảo vệ Hội đồng Tráng đoàn: đề nghị và chọn lựa
quan điểm của mình. Nói chuyện trước đề tài sinh hoạt, biểu quyết ...
đám đông
6. Tháo vát, biết linh động và thích nghi Rèn luyện kỹ năng chuyên môn. Nhận lãnh
với mọi hoàn cảnh trách nhiệm
7. Biết quan sát, lý luận, biết tổ chức Khảo sát, du khảo. Thiết lập kế hoạch cho
công việc theo khoa học mỗi công tác
8. Biết kiên tâm bền chí, hoàn thành Kỹ thuật khai phá, tạo tác, công trường.
trong kỷ luật Công tác toán, xưởng, dự án ...
9. Phục vụ xã hội và cộng đồng Dự án, công cuộc giúp ích. Bảo trợ cô nhi,
người tàn tật. Cứu hoả, …
10. Đời sống tâm linh, hướng thượng Sống ngoài trời.
Thực hiện bổn phận tôn giáo. Tĩnh tâm.
Lửa dặm đường. Nghi lễ. Đọc sách.

Giai đoạn Khám phá Trang 48


4. Rèn luyện sức khỏe
Cơ bản, bạn cần có chế độ ăn uống vệ sinh đủ dinh dưỡng, đủ thời gian nghỉ
ngơi, giữ nơi ở sạch sẽ, biết tránh các bệnh tật, và phải có kế hoạch tăng cường sức
khỏe.
Hãy lên một kế hoạch tu tiến và theo dõi mới có hiệu quả mỹ mãn. Bạn nên đảm
bảo vừa có môn duy trì sức khỏe, vừa có môn thi thố để phát triển độ nhanh, mạnh,
tinh.
Để thêm động lực, bạn nên rủ các bạn trong Tráng đoàn cùng tham gia, hay
tham gia câu lạc bộ, xưởng: đội banh, xưởng võ thuật, khiêu vũ, bơi lội, điền kinh ...
Tham gia các cuộc thi đấu, thi đua, kiểm tra,
Tiến hành thám du, di hành dã ngoại, trại bay, du lịch mạo hiểm, leo núi, lặn biển,
Tham gia các trò chơi lớn, trò chơi động cho tuổi tráng sinh,
Tránh các “tảng đá ngầm” như rượu, thuốc lá và chất kích thích, tệ nạn xã hội.

Trang 49 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


V. TÌM HIỂU ĐƠN VỊ CỦA MÌNH
Đây là phần bạn cần tự mình đi tìm hiểu và ghi chép vào Sổ Tay:
• Có bao nhiêu đơn vị trong Liên đoàn? Ai là trưởng các đơn vị đó?
• Tên Liên đoàn và tên các đơn vị trong Liên đoàn?
• Tên các Toán trong Tráng đoàn? Ai là Toán trưởng? Số điện thoại?
• Tên các thành viên trong Toán? Địa chỉ? Số điện thoại?

Đơn vị Tên Đơn vị Tên trưởng đơn vị Liên hệ


Đạo

Liên đoàn

Thiếu đoàn

Thiếu đoàn

Ấu đoàn

Toán

Toán

« Một thanh niên nhận thấy mình quá quan trọng, dễ trở thành kẻ tự phụ » - BP
« Hăng hái và vui vẻ làm công việc người ta giao phó là cách tiến thân tốt hơn hết » - BP

Giai đoạn Khám phá Trang 50


VI. ĐỌC SÁCH
BP đã viết cuốn Đường Thành Công dành riêng cho các bạn tráng sinh. Dù
xuất bản đã lâu, nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Có thể bạn sẽ dễ dàng ghi
nhớ trong đó các câu chuyện kể ly kỳ, giọng văn dí dỏm của BP nhưng những tư
tưởng thâm thúy thì không dễ lĩnh hội được ngay. Bạn hãy đọc qua một lần, tận
hưởng câu chuyện của BP, sau đó đọc lại vài lần nữa rồi trao đổi, tìm cơ hội để
thảo luận với các bạn mình, như vậy bạn sẽ lĩnh hội trọn vẹn, nhớ lâu hơn, để có
thể vận dụng trên đường đời. Bạn đừng bỏ qua các chủ đề ví dụ như:
• Đâu là 5 tảng đá của tráng sinh?
• Làm sao để giảm dần tính ích kỷ?
• Khi nhận nhiệm vụ, một người lính cần làm những gì?
Do sách được viết cách đây 100 năm nên các bạn lưu ý là những kiến thức
về khoa kỹ thuật trong sách có thể lạc hậu rồi, nhưng các bạn đừng quan tâm về
việc đó, điều mà chúng ta cần tìm kiếm ở trong sách là chân lý và phương pháp
rèn luyện để trở thành một thanh niên lý tưởng.
Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm đọc một số sách Hướng đạo như: Hướng
Đạo Sinh (Scouting for Boys), Hướng đạo Tân sinh, Hướng đạo Hạng Nhì trong
thời gian khám phá Hướng đạo.

Trang 51 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


GIAI ĐOẠN HÀNH TRÌNH

Các Tân tráng sau khi đã Tuyên hứa cùng với các Dự tráng từ ngành Kha
hay ngành Thiếu lên sẽ học tập và rèn luyện theo chương trình Hành trình với nội
dung sau đây:
Nội dung tìm hiểu và rèn luyện giai đoạn Hành trình:

✓ Tìm hiểu Ngành Tráng Hướng đạo Thế giới, Ngành Tráng Việt Nam

✓ Tìm hiểu các vấn đề của Phong trào:


• Hướng đạo và môi trường
• Hướng đạo phi chính trị
• Tình huynh đệ Hướng đạo thế giới

✓ Lập quy ước tu thân và tu tiến theo đường lối đã tự vạch ra

✓ Tìm hiểu và thực hành phương pháp dự án

✓ Đạt các chuyên hiệu:


• Bốn (4) chuyên hiệu bắt buộc: An toàn, Lái xe, Bơi lội, Cứu
thương,
• Bốn (4) chuyên hiệu trong nhóm tùy chọn: Thiên nhiên &
Cắm trại, Phục vụ, Văn hóa-Xã hội, Thể thao; Hướng nghiệp

✓ Tham gia xưởng, câu lạc bộ, hoạt động thám du


Thường xuyên họp Toán, họp đoàn

✓ Tham gia phục vụ phong trào:


• Tham gia Toán phục vụ Đạo (DST)
• Tham gia phục vụ sự kiện quốc tế của Hướng đạo (IST)

✓ Đọc và hội luận Đường Thành Công hay các sách khác
Thực hiện dự án nghiên cứu văn hóa, xã hội
I. TÌM HIỂU VỀ NGÀNH TRÁNG
1. Ngành Tráng Hướng đạo Thế giới
Mặc dù Phong trào Hướng đạo được thành lập năm 1907, nhưng mãi cho đến
mười năm sau (1917), thì cụ Baden Powell mới thành lập Ngành Tráng (Rover Scouting).
Vì sau mười năm hoạt động, các Thiếu sinh bây giờ đã trưởng thành và lần lượt ngậm
ngùi từ giã đơn vị. Thấy vậy, BP muốn thành lập thêm một ngành để đáp ứng nhu cầu
tiếp tục sinh hoạt của những Thiếu sinh đã lớn tuổi này. Đến năm 1917, Cụ thành lập
một ngành mới cho các hướng đạo sinh lớn tuổi (Senior Scouts), nhưng vì đang lúc có
chiến tranh, hoàn cảnh chưa thuận lợi và chương trình sinh hoạt cũng chưa xác định.
Sau khi Thế chiến thứ nhất (1914-1918) kết thúc, Đại Tá Ulick de Burgh, từ tiền tuyến trở
về, BP liền ủy thác cho vị này nghiên cứu và cùng thẩm định lại chương trình, rồi đem
thử nghiệm từ 1920 đến 1921. Thấy có kết quả và đi đúng hướng, BP liền bắt tay vào
viết cuốn Rovering to Succes (Đường Thành Công) và phát hành lần đầu tiên vào ngày
14 tháng 6 năm 1922. Từ đó, phong trào Hướng Đạo có thêm một ngành mới. Và BP đã
gọi ngành này là “Brotherhood of Open Air and Service” (Cộng đồng huynh đệ sống
ngoài trời và phục vụ) tức ngành Tráng ngày nay. Với mục đích là cung cấp một chương
trình Hướng đạo dành cho thanh niên - các anh chị em từ 18 tuổi trở lên - có nguyện
vọng tiếp tục tham gia sinh hoạt Hướng đạo, phục vụ cho Phong trào và giúp ích cho xã
hội. Ngành Tráng nhanh chóng được nhiều tổ chức Hướng đạo quốc gia khắp thế giới
áp dụng.
Khi thành lập ngành Tráng, BP không giới hạn độ tuổi phần trên (tức là từ 18 tuổi
trở lên, không giới hạn đến bao nhiêu tuổi) nhưng sau khi ông mất (1941), độ tuổi Tráng
sinh lại được quy định từ 18 - 25 tuổi. Hiện nay, các tổ chức Hướng đạo truyền thống
vẫn tiếp tục vinh danh ý định của người sáng lập bằng cách không giới hạn độ tuổi phần
trên.
Từ khi ngành Tráng ra đời cho đến nay, đã trải qua nhiều thay đổi. Một số tổ
chức Hướng đạo quốc gia không còn giữ ngành Tráng, hoặc còn giữ nhưng thay thế
chương trình Tráng sinh nguyên thủy bằng các chương trình khác. Tuy nhiên cũng còn
nhiều quốc gia vẫn giữ ngành Tráng và duy trì chương trình ban đầu. Mặt dù có sự khác
biệt trong các chương trình nhưng tất cả các tổ chức vẫn tiếp tục giữ một chương trình
Hướng đạo dành cho thanh niên nam nữ trong lứa tuổi bắt đầu thành người lớn.

2. Ngành Tráng Tại Việt Nam


Tại Việt Nam, Hướng đạo được khai sinh từ năm 1930, nhưng đến năm 1935
Trưởng Võ Thành Minh mới lập Tráng đoàn Bạch Mã ở Huế và cũng là người đầu tiên
được Lên Đường dưới chân núi Ngự Bình, do Trưởng Raymond Schlemmer làm Bảo
chủ. Đến năm 1937 mới có thêm các Tráng đoàn khác ra đời.

Trang 53 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Khóa Bạch Mã ngành Tráng đầu tiên năm 1938.
Những Tráng đoàn nổi bật gồm có:
• Tráng đoàn Lam Sơn của Trưởng Hoàng Đạo Thúy tại Hà Nội,
• Tráng đoàn Quang Trung của Trưởng Hoàng văn Quý tại Hà Nam,
• Tráng đoàn Võ Tánh của Trưởng Trần Điền tại Thanh Hóa,
• Tráng đoàn Hồng Lĩnh của Trưởng Võ Thành Minh tại Vinh Nghệ An
• Tráng Đoàn bạch Đằng của Trưởng Tạ Quang Bửu tại Huế.
• Tráng đoàn Ngô Quyền của Trưởng Cung Giũ Nguyên tại Nha Trang
• Tráng đoàn Lê Văn Duyệt của Trưởng Huỳnh Văn Diệp tại Saigon.
Ngoài ra còn có các Tráng đoàn với nhân số ít hơn, hoạt động mạnh tại các tỉnh
ở trong nước.
Trong giai đọan này, ngành Tráng chịu ảnh hưởng của Hướng Đạo Pháp (nhất là
về tinh thần và tôn giáo của hai hội Scout de France và Eclaireure de France). Chương
trình tinh tấn của Tráng sinh áp dụng theo cuốn Carnet de Route tức “Sổ Đường” do
Trưởng Isard Niedreist biên soạn.
Tháng ba năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp. Liên hội Hướng đạo Đông Dương
giải tán. Hướng Đạo Việt Nam thống nhất vào năm 1946, nhưng sau đó bị gián đoạn vì
chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ. Sau ngày tái hoạt động và được chánh phủ thừa nhận,
Hội nghị huynh trưởng có tính cách họp bạn Tráng sinh tại Đalat vào năm 1953 do
Trưởng Trần Điền làm trại trưởng đã rút tỉa chi tiết từ cuốn Sổ Đường để ấn định lại
chương trình hoạt động cho Ngành Tráng Hướng Đạo Việt Nam.
Theo Sổ Đường, nhân số và tuổi tác Tráng sinh trong Tráng đoàn không
hạn định. Chương trình tu tiến có rất nhiều chuyên hiệu như ngành Thiếu, nhưng
điều kiện khó khăn hơn. Tuy nhiên, quan niệm về “Lễ Lên Đường” quá lý tưởng,
xem người Tráng sinh Lên Đường là đã đã thành công về hai phương diện “Đời”
và “Hướng Đạo”, đã đi đến đích và đạt được sở nguyện của đời mình. Lễ Lên
Đường là để đưa người tráng sĩ hạ sơn nhập thế hành hiệp.

3. Họp Bạn Tráng Sinh Thế giới (World Scout Moot)


Trại Họp bạn Tráng sinh Hướng đạo Thế giới (World Rover Moot) là một
sinh hoạt của các Tráng sinh Hướng đạo từ 18-25 tuổi từ khắp nơi trên thế giới.
Trại Họp bạn này được tổ chức cứ bốn năm một lần và được Tổ chức Phong trào
Hướng đạo Thế giới (WOSM) đứng ra tổ chức - Tên tiếng Anh lúc ban đầu là
World Rover Moot nhưng sau đó đổi thành World Moot và sau cùng đổi thành
World Scout Moot.

Giai đoạn Hành trình Trang 54


Ngành Thiếu cũng có Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới gọi là World Scout
Jamboree, là một sự kiện tương tự và cũng được Tổ chức Phong trào Hướng đạo
Thế giới tổ chức.
Từ sau khi được tổ chức lần đầu tiên tại Kandersteg (Thụy Sĩ) vào năm
1931 với sự tham dự của khoảng 3 ngàn tráng sinh từ 22 quốc gia cùng với sự
hiện diện của BP, đến nay đã có những cuộc Họp bạn Tráng sinh Quốc tế như sau:

Năm Thứ tự Địa điểm Thành viên Số nước tham dự

1931 Lần thứ 1 Kandersteg, Thụy Sĩ 3.000 20

1935 Lần thứ 2 Ingarö, Thụy Điển 3.000 26

1939 Lần thứ 3 Monzie, Scotland 3.500 42

1949 Lần thứ 4 Skjak, Na Uy 2.500 40

1953 Lần thứ 5 Kandersteg, Thụy Sĩ 3.300 38

1957 Lần thứ 6 Sutton Coldfield, Anh 3.500 61

1961 Lần thứ 7 Melbourne, Úc 969 15

1990-91 Lần thứ 8 Melbourne, Úc 1.000 36

1992 Lần thứ 9 Kandersteg, Thụy Sĩ 1.400 52

1996 Lần thứ 10 Ransberg, Thụy Điển 2.608 78

2000 Lần thứ 11 México 5.000 71

2004 Lần thứ 12 Hualien, Đài Loan 2.500 85

2010 Lần thứ 13 Nairobi, Kenya 1.924 66

2013 Lần thứ 14 Low, Quebec, Canada 2.000 83

2017 Lần thứ 15 Ulfljotsvatn, Iceland

2021 Lần thứ 16 Larch Hill, Ireland

Ngoài những cuộc Họp bạn Tráng sinh Quốc tế, Họp bạn Tráng sinh cũng
có thể được tổ chức cho từng Vùng hay cho từng quốc gia.

Trang 55 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


4. Các Trại Họp Bạn Tráng Sinh Quốc Gia Việt Nam
Vì hoàn cảnh đất nước, phong trào Hướng đạo Việt Nam cũng thăng trầm
theo dòng lịch sử, nên việc tổ chức các Trại Họp bạn Tráng sinh cũng không tổ
chức đúng theo chu kỳ 2 năm như đã dự kiến. Đặc biệt là Trại Khơi Nguồn phải
chờ đến 43 năm sau kỳ trại Họp bạn Đồi Cù (1969) mới khơi lại được dòng chảy.
Nhưng vẫn còn nhiều gian truân.
Sau gần 90 năm tồn tại mà ngành Tráng của Hướng đạo Việt Nam chỉ tổ
chức được có 5 lần Trại Họp bạn Tráng sinh. Đó là:
1. Năm 1942 - Trại họp bạn Trường Yên, Hoa Lư Ninh Bình
2. Năm 1944 - Trại họp bạn Qua Châu và Bảy Miễu.
3. Năm 1953 - Trại họp bạn Tùng Nguyên Đà Lạt.
4. Năm 1969 - Trại họp bạn Đồi Cù Đà Lạt.
5. Năm 2012 – Trại họp bạn Khơi Nguồn, Bidoup, Núi Bà, Đà Lạt.

II. HƯỚNG ĐẠO VÀ MÔI TRƯỜNG


Thông qua tìm hiểu và trao đổi, bạn cần biết các vấn đề chung về môi trường của
nhân loại và của nước ta đang đối đầu, để có hành động phù hợp.
Một tráng sinh nên hiểu biết một số vấn đề toàn cầu như: hiện tượng quả đất
ấm dần lên; bảo vệ đa dạng sinh học; giảm thiểu ô nhiễm không khí, nguồn nước; kiểm
soát bệnh dịch, …
Bạn cần thực hiện giữ vệ sinh hàng ngày tại nơi mình sinh sống, lấy việc nhỏ như
dọn dẹp vệ sinh công cộng như làm «Việc Thiện Mỗi Ngày». Lấy việc tăng nhận thức
cộng đồng về môi trường, cải thiện môi trường tại địa phương làm các dự án của Toán.
Khi đi cắm trại, các bạn hãy thực hành “Sinh Hoạt Không Để Lại Dấu Vết”.
Xa hơn nữa, bạn có thể tham gia một trong các tác vụ của dự án bảo vệ môi
trường của WOSM hay các tổ chức môi trường thế giới phát động.
Trong giải thưởng Hướng Đạo Sinh Toàn Cầu, các bạn được khuyến khích đến
sống ở ven nơi có môi trường ô nhiễm hay nơi có sự đa dạng sinh thái đe dọa một thời
gian, khi ra về sẽ có những cảm nhận mới và có hành động phù hợp.

III. TRÁNG SINH VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ


Hướng đạo là một phong trào phi chính trị, vì thế tráng sinh tuyệt đối không
được nhân danh Hướng đạo để tham gia hoạt động chính trị.

Giai đoạn Hành trình Trang 56


- Không dùng tư cách Hướng đạo để ủng hộ bè phái hay tham gia hoạt động
ủng hộ đảng phái chính trị, bao gồm không phát biểu hay phát tán thông tin có
tính công kích, chống đối.
- Không tham gia bất kỳ hoạt động nào chống lại (hay có tính chất như thế)
chính quyền sở tại. Tuân thủ pháp luật trong khi sinh hoạt cũng như cuộc sống.
- Tự chủ trước những vấn đề không rõ ràng, không bị lôi kéo bởi «bọn Tu Hú»
(xem Đường Thành Công sẽ rõ thuật ngữ này).
- Các phát biểu hay tranh luận của các bạn có liên quan đến chính trị hay tôn
giáo đều hết sức chừng mực.

IV. TINH THẦN HUYNH ĐỆ HƯỚNG ĐẠO THẾ GIỚI


Một khi đã tuyên hứa, mặc nhiên các bạn trở thành thành viên của đại gia đình
Hướng đạo Thế giới.
Tình huynh đệ thế giới không phải chỉ là một khái niệm trừu tượng, một bài học
lý thuyết hay là một quy tắc trong Phong trào Hướng đạo. Đó là một thực tế sống động
mà các hướng đạo sinh tìm thấy nó khi chấp nhận thực hiện các nguyên tắc của tình
huynh đệ dưới sự che chở của cùng Đấng tối cao. Có thể nói tình huynh đệ thế giới
được minh chứng rõ nét nhất trong các Trại Họp Bạn thế giới (World Jamboree, World
Moot). Baden Powell đã nói "Phong trào Hướng đạo nhằm mục đích tạo dựng tình
huynh đệ giữa các hướng đạo sinh trong tất cả các quốc gia và phát triển hòa bình, hạnh
phúc lớn lao trên địa cầu cũng như thiện chí giữa người với người".
Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tráng sinh được khuyến khích đi xuất ngoại để mở
rộng tầm nhìn, học hỏi, giao lưu. Đặc biệt, bạn nên tham gia giao lưu hay giúp ích ở các
Trại Họp Bạn trong nước và quốc tế để học hỏi và cảm nhận.

Trang 57 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


V. QUI ƯỚC TU THÂN
Để không ngừng tinh tấn, một cá nhân cần không ngừng tiến lên tìm hiểu những
điều mình chưa biết và nâng tầm những gì mình đã biết. Thay đổi quan điểm sống cũng
là một vấn đề then chốt. Và rất quan trọng, bạn phải rèn luyện và tự thay đổi để có các
thói quen làm việc hiệu quả, vì thói quen sẽ quyết định số phận của một cá nhân. Đó là
một quá trình tu luyện, cần nhiều nỗ lực bứt phá, và cần phải theo một lộ trình đúng
hướng. Lộ trình đó sẽ bao gồm :
- Nhận ra những gì là quan trọng đối với mỗi cá nhân.
- Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu. Liên tục phát huy điểm mạnh và khắc phục
điểm yếu. Chấp nhận sự lượng giá để biết những điều mình chưa biết về mình,
thực hành chia sẽ những điều mình biết cho người khác để nâng tầm chuyên
môn.
- Thực hành nhiều để thuần thục, trải nghiệm và tạo thành quả.
- Xem học tập và rèn luyện là một quá trình suốt đời
- Phát triển toàn diện các lĩnh vực của bản thân.
Ngày nay, khi tham khảo các sách hiện đại, bạn cũng sẽ được hướng dẫn
lập một kế hoạch tinh tấn bản thân, tự cam kết và thực hiện để từng bước tinh
tấn. Nhưng đã từ rất lâu, ngành Tráng đã có cách như vậy, và một kế hoạch toàn
diện như vậy gọi là «QUI ƯỚC TU THÂN»
Quy Ước Tu Thân là cam kết, lời giao ước của một cá nhân với người có
trách nhiệm về việc tự rèn luyện, tự cải thiện, trau dồi, tổ chức cuộc sống cá nhân
mình.
Theo hướng dẫn của Ngành Tráng Hướng đạo Thế giới, tráng sinh sẽ lập
một Kế hoạch tinh tấn bản thân (Personal Plan) với mục tiêu rõ ràng và các hành
động cần thiết để đạt mục tiêu, thực hiện Personal Plan và thường xuyên đánh
giá và cập nhật Personal Plan trong giai đoạn Hành trình này. Và khi các mục tiêu
đã đạt, tráng sinh sẽ lập một Kế Hoạch Tinh Tấn Trọn Đời “Personal Life Plan”, và
lên đường. “Personal Life Plan” ghi nhận lại những gì tráng sinh đã đi qua, đã học
từ Hướng đạo và những gì mong muốn trong tương lai, con đường tự rèn luyện
sau khi rời ngành Tráng.
Do đó, Personal Plan trong giai đoạn Hành trình được ứng dụng là «QUI ƯỚC
TU THÂN» theo cách gọi truyền thống của Hướng Đạo Việt Nam chúng ta. Và «QUI ƯỚC
TU THÂN» Lên đường chính là Personal Life Plan. Chúng ta hãy cùng hiểu như vậy.
Tu thân như thế nào?
“Tu thân” nghĩa là “sửa mình” để tiến bộ và thành công. Đó là một phạm trù to
lớn, cần phân nhỏ ra mới hi vọng đạt mục đích.

Giai đoạn Hành trình Trang 58


Ngày xưa nói tu thân chỉ là sửa các tính xấu, thói quen xấu. Ngày nay, tu thân
phải bao gồm thực hành điều tốt, tham gia vào các công cuộc chung, lấy học bằng thực
hành mà tinh tấn.
Hãy bắt đầu với việc nhỏ và cụ thể. Người xưa có nói “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi,
vật dĩ ác tiểu nhi vi chi” (Đừng thấy những việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy
những việc ác nhỏ mà làm). Không nên toan những mục tiêu to lớn, khó hoàn thành.
Nếu thất bại hoặc nỗ lực quá lâu mà vẫn chưa thấy kết quả thì sẽ chán nản, bỏ cuộc.
Đặt mục tiêu cho Quy ước Tu thân như thế nào?
Bạn muốn đặt một số mục tiêu cho Quy ước Tu thân, nhưng phân vân
không biết làm thế nào để biến chúng thành hiện thực? Phương pháp thiết lập
mục tiêu SMART sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

Specific Cụ thể - rõ ràng - dễ hiểu: Mục tiêu Quy ước Tu thân phải
cụ thể, rõ ràng. Không dùng từ “đao to búa lớn” hay là
thuật ngữ bí hiểm.

Measurable Đo đếm được: Mục tiêu Quy ước Tu thân cần gắn với
những con số cụ thể, nghĩa là mục tiêu của bạn có thể đo
lường được. Không mơ hồ hay trừu tượng mông lung.

Attainable Vừa sức – có thể đạt được: Phù hợp với khả năng của
mình, phù hợp với tánh khí của mình, phù hợp với cuộc
sống và nghề nghiệp của mình. Không nên quá đề cao bản
thân mà đưa ra những mục tiêu xa vời.
Realistic Thực tế, có ích. Đi quá xa thực tế chỉ khiến bạn thêm mệt
mỏi và chán nản về con đường mình chọn. Chính vì thế khi
đặt mục tiêu bạn nên xem xét mọi mặt của bản thân về vật
chất, tinh thần, sức khỏe…để đưa ra mục tiêu phù hợp.
Time- Có thời hạn: Mọi mục tiêu phải có thời hạn hoàn thành,
bound nếu không nó sẽ bị chần chừ, trì hoãn.

Tiến hành lập Qui ước Tu thân như thế nào?


• Sử dụng mẫu bên dưới để làm Quy ước Tu thân. Viết tay lên giấy học sinh hay
đánh máy khổ A4. Ban đầu, bạn sẽ cần có sự trợ ý ban đầu của Bảo huynh/Bảo
tỷ và góp ý lên bản thảo Quy ước Tu thân của bạn.
• Phần Tự bạch, bạn giới thiệu về thông tin bản thân, công việc, điều kiện sống,
quan hệ gia đình, quá trình tham gia phong trào, cảm nhận.

Trang 59 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


• Phần tự kiểm: nên có một bản tự kiểm về những mặt mạnh, hay yếu kém cần
cải thiện của mình trong các vấn đề: tính nết, ứng xử, thói quen, quan nệm
sống, kỹ năng ...
• Dựa vào đó đề xuất các hành động và mục tiêu để sửa đổi những điều chưa
tốt, phát huy hơn nữa những điều tốt. Các hành động được đề xuất sao cho
đạt cả 6 mục tiêu phát triển cá nhân, đó là: Xã hội, Thể chất, Trí tuệ, Cảm xúc,
Tinh thần và Tính khí. Đảm bảo các mục tiêu theo nguyên tắc SMART kể trên.
Khi có nhiều hành động cần làm trong khung thời gian hạn chế, bạn cũng nên
xếp thứ tự ưu tiên (Cao/Trung/Thấp = 1/2/3) để khi gặp hoàn cảnh không đủ
thời gian và trợ giúp bên ngoài, phải bỏ bớt đi, bạn sẽ ưu tiên làm cho bằng
được hành động ưu tiên cao hơn. Bạn cũng sẽ thấy, đôi khi một hành động có
thể đáp ứng vài mục tiêu cùng lúc.
• Bạn cũng nên có vài hành động cụ thể để sửa đổi tính tình, thói quen cho tốt,
và phát huy thế mạnh vốn có của mình.
• Với bản thảo, bạn nên thảo luận một lần với Bảo huynh/Bảo tỷ xem tính thực
tế và khả thi của các mục tiêu và hành động.
• Nếu đã thõa mãn về hình thức và nội dụng, bạn tiến đến cam kết với Tráng
trưởng bằng cách ký lên bản Quy ước Tu thân (phiên bản thứ 1).
• Báo cáo định kỳ sự tiến bộ của mình cho Bảo huynh/Bảo tỷ (hàng tháng hay
hàng quý) và Tráng đoàn (hàng quý hay nửa năm).
Bạn hãy chủ động, tự vận động và làm việc với Toán, với Tráng đoàn để các
mục được hoàn thành trong hạn cam kết. Nếu trễ nhiều quá thì hãy báo động
xin trợ giúp, hay bất đắc dĩ phải xin sửa lại nội dung cam kết.
• Một khi gần hoàn thành các mục, bạn có thể gặp Bảo huynh kiểm điểm kết
quả ; và đề nghị nâng tầm các mục tiêu lên, để cho ra Quy ước Tu thân phiên
bản thứ 2, thứ 3.
Nếu là lần đầu, bạn có thể tham khảo một mẫu Qui ước Tu thân ở PHỤ LỤC 2, để
soạn thảo một Qui ước Tu thân cho mình.
Mỗi bạn cần có một sổ tay bỏ túi, đi đâu cũng mang theo. Cứ mỗi đầu tuần, bạn
tịnh tâm liệt kê những tác vụ quan trọng cần làm trong tuần: lấy từ việc học, việc
làm, việc gia đình, và đặc biệt hành động từ Quy ước Tu thân. Trong tuần, bạn
làm cho bằng được các tác vụ ấy. Xong tác vụ nào thì bạn đánh dấu là xong, cảm
giác sẽ rất tuyệt lúc ấy! Đến cuối tuần bạn xem qua một lần cuối, tác vụ nào chưa
xong hay phải làm tiếp thì bạn chép dời sang trang sau: tác vụ cho tuần sau.

“Điều quan trọng trong đời, không phải chỉ do vị trí hiện tại của chúng ta, mà do
phương hướng của ta đang đi” – Holmes

Giai đoạn Hành trình Trang 60


BIỂU MẪU QUI ƯỚC TU THÂN
PHẦN LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Phần tự bạch: thông tin bản thân, công việc, điều kiện sống, quan hệ gia đình, quá trình tham gia Hướng đạo…

Phần tự kiểm điểm bản thân: (điểm mạnh, điểm yếu, …)

PHẦN RÈN LUYỆN TU SỬA BẢN THÂN


Mục tiêu Hành động để đạt mục tiêu Ưu Thời hạn
tiên (từ …đến…)

Thể chất

Trí dục

Cảm xúc

Tính khí

Xã hội-Phục vụ phong
trào

Tinh thần-Tín ngưỡng

Thói xấu Cách sửa đổi Ưu Thời hạn


tiên (từ …đến…)

1.

2.

Điều tốt Cách phát huy Ưu Thời hạn


tiên (từ …đến…)

1.

2.

Thời gian lập QƯTT Ngày ... tháng ... năm ...

Người lập QƯTT Tráng sinh: Ký tên:

Bảo huynh xác nhận

Tráng trưởng xác nhận

Trang 61 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


VI. PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN
Để thực hiện hiệu quả những việc công ích cho Tráng đoàn hay cho xã hội,
những Tráng sinh phải biết cách phát thảo ra một dự án với đầy đủ chi tiết để thực hiện
chung với anh em trong hay ngoài Tráng đoàn.
Ngành tráng cung cấp cho bạn cơ hộ rèn luyện khi tham gia các dự án.
Phương pháp dự án được dùng cho:
- Một kỳ trại
- Một chuyến du lịch tích cực
- Một công tác giúp ích đơn lẻ
- Một công trình nghiên cứu hay truyền thông được bảo trợ
- Xây dựng một công trình, …
CÁC GIAI ĐOẠN DỰ ÁN
A. Giai đoạn khơi mào và hoạch định (Initiation & Planning)
Bạn sẽ tự hay thảo luận để định hình dự án của mình, bao gồm
- Mục tiêu dự án, tức kết quả mong đợi
- Vạch ra các tác vụ chính cần làm
- Dự tính thời gian cho các tác vụ
- Nguồn lực cần thiết về nhân lực, tiền bạc, …
- Một “chương trình” đảm bảo sao cho vẫn đạt được mục tiêu
nếu có gì đó trục trặc xảy ra.
Thường thì đến 80% sự thành công của dự án quyết định ở giai đoạn khơi mào
và hoạch định này. Dù thất bại có thể là cơ hội để học hỏi, nhưng bạn hãy lập kế hoạch
để dự án thành công!
Trong giai đoạn này, bạn hoàn toàn có thể dẹp bỏ ý tưởng này mà làm ý tưởng
khác nếu ý tưởng đó khó thực hiện hay làm quá mất công mà không được gì nhiều. Cần
nhất là cuối cùng đạt được các mục tiêu mong muốn. Tránh vương vào các dự án “dời
non lấp biển”, có mục tiêu cao vời vợi, không đủ nhân lực và thời gian làm, nhiều rủi ro
thất bại. Các mục tiêu dự án cũng nên cụ thể, tốt nhất là theo SMART. Nếu là dự án làm
cho vui thì cần đảm bảo mục tiêu là “vui và bổ ích” trong tinh thần Hướng đạo. Hãy để
dành các dự án to lớn sang Giai đoạn Lên đường.
Trong giai đoạn này, sau khi phát thảo ý tưởng, bạn nên tìm người có nhiều kinh
nghiệm để góp ý để có ý tưởng chín chắn, khả năng đạt các mục tiêu cao. Nếu tổ chức
các sự kiện hay hoạt động cho hướng đạo sinh, tốt nhất bạn nên nhận góp ý của Đoàn
trưởng hay Ủy viên sinh hoạt.

Giai đoạn Hành trình Trang 62


Xem mẫu hoạch định dự án ở PHỤ LỤC 3.
B. Giai đoạn thực hiện (Execution & Control)
Đây là giai đoạn hiện thực hóa ý tưởng của bạn, và mọi nỗ lực là ở đây, lúc này.
100% thành bại của dự án quyết định ở đây.
Hãy cố gắng hết sức thực hiện các tác vụ chính được hoạch định, vì nó quyết
định sự thành công.
Kế hoạch ít khi hoàn hảo 100%, nên bạn cần phải thường xuyên kiểm điểm sát
sao xem có thiếu sót gì và có hành động bổ sung, chữa ngay. Trường hợp xấu nhất, đôi
khi có quá nhiều bất trắc khiến mục tiêu khó đạt, dự án có thể được hủy bỏ nhằm bảo
tồn nguồn lực (quyết định bởi người có trách nhiệm)
Do vậy, bạn cần thường xuyên đánh giá dự án về tiến độ, chi phí, nhân lực, cập
nhật cho người đỡ đầu để báo tin và xin hỗ trợ nếu cần thiết.
Các công cụ kiểm soát dự án:
• Bảng kê (checklist) & trạng thái. Đây là công cụ định tính đơn giản
nhưng hiệu quả cho các dự án nhỏ trong phong trào. Bạn chỉ cần liệt
kê ra các tác vụ chính, và định kỳ kiểm tra lại xem tác vụ nào đã
xong. Bạn có thể dùng các màu hay ký hiệu, ví dụ Xanh cho “tiến
triển tốt”, Vàng cho “cần quan tâm nhiều”, và Cam cho “cần thúc
đẩy khẩn cấp”, để thể hiện trạng thái của tác vụ.
• Đường cong tiến độ (S curve) để thể hiện tổng nguồn lực đổ vào dự
án, khối lượng công việc đã hoàn thành trên trục thời gian và so
sánh với kế hoạch. Đây là công cụ định lượng, dùng cho các dự án
lớn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao.
Khi gặp tình huống khó xử lý, đừng quên đằng sau bạn còn có các huynh trưởng
và Bảo huynh/Bảo tỉ sẵn sàng góp ý và giúp bạn. Hãy giữ liên lạc với họ và các bạn tráng
sinh khác.
Khi thực hiện phần việc của mình, với việc đơn giản và trong tầm hiểu biết của
mình, bạn có thể tự chủ ra quyết định và chịu trách nhiệm. Nếu việc quan trọng, bạn
đang thiếu cái nhìn tổng quan, thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến thêm hơn là tự quyết
định. Vì vậy, khi cùng nhau làm việc, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi và chia sẽ thông tin
nhanh chóng để có quyết định tốt nhất cho dự án chung.
C. Giai đoạn kết thúc (Closure out)
1) Cùng lượng giá dự án.
Làm một buổi ngồi với nhau ôn tồn nhìn lại một cách xây dựng
các điểm làm tốt để chia sẽ, và các điểm làm chưa tốt để tự rút
kinh nghiệm. Lượng giá không phải là chỗ trách lỗi cá nhân, mà là
công cụ để làm tăng hiệu quả làm việc của nhóm.
Trang 63 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh
2) Truyền thông thành quả
3) Lưu hồ sơ dự án (theo yêu cầu của Đạo nếu có yêu cầu)
4) Liên hoan & Công nhận

VII. PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY


Hầu hết các cuộc trình bày đều được đưa ra trước đám đông, đó là một khía
cạnh rất quan trọng của việc trình bày. Mục đích là trình bày một vấn đề mà bạn hiểu rõ
cho người khác nhằm chia sẽ với người khác hay thuyết phục. Đây là một kỹ năng quan
trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các bạn có rất nhiều cơ hội luyện tập ở
Tráng đoàn, hãy mạnh dạn khi có điều kiện.
Các gợi ý quan trọng:
• Tìm hiểu thật kỹ chủ đề.
• Xây dựng bố cục câu chuyện theo một cấu trúc mạch lạc, dễ hiểu. Luôn dự
tính là mình có thời gian hạn chế khi nói.
• Nói rõ và giữ nhịp, không ngắt ngứ, không nói quá nhanh hay ề à.
• Cử điệu, nét mặt phù hợp với nội dung.
• Đối với chủ đề chuyên sâu, tập trình bày với sự trợ giúp phương tiện nghe
nhìn: Power point, máy chiếu, bảng vẽ.
• Tham gia các dự án, Lửa dặm đường là cơ hội tốt nhất để phát triển sự tự tin
cũng như phát triển một cách tự nhiên kỹ năng trình bày.

VIII. CÁC SÁCH THUẦN TRÁNG NÊN THAM KHẢO


Trong giai đoạn Hành trình này, các bạn nên tìm đọc các loại sách sau:
• Đường Thành Công
• Sổ tay Hướng đạo Hạng Nhất
• Các sách kỹ năng về thể thao hay thú tiêu khiển tích cực
• 7 thói quen để thành công (7 habits of highly effective people)
• Lên đường (Departure)
• Sách mà bạn mình hay Bảo huynh khuyên đọc

Giai đoạn Hành trình Trang 64


IX. HƯỚNG DẪN THÁM DU
Giới thiệu
Một trong những hoạt động chủ lực của các tráng sinh là Thám du, vậy
thám du là gì ?
Thám: thăm dò, xem xét, tìm kiếm, khám phá... Du: đi, di chuyển, đi chơi
... Thám du là một chuyến đi để tìm kiếm, thăm dò, khảo sát một vùng thiên nhiên
mà chúng ta chưa biết (hoặc biết một cách mơ hồ) để tìm tòi, khám khám phá
những cái mới, điều lạ của khu vực đó.
Thám du là một hoạt động không thể thiếu đối với các tráng sinh. Các bạn
được thử thách và khám phá qua những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, những cuộc
du khảo ... với nhiều chủ đề khác nhau. Ở một số nước như Úc, Canada … Tráng
sinh phải đi bộ tổng cộng 100 dặm (160 km) vào những dịp cuối tuần hoặc ngày
nghỉ. Thám du là việc đi mà không có đích dừng chân cụ thể; nhưng với một sự
quan tâm để ý có chủ đích xung quanh một địa điểm nào đó. Đây là hoạt động
chủ lực của ngành Tráng. Nó dựa trên thói quen quan sát, bởi vì những gì bạn
nhìn thấy, quan sát và ghi chép được thì sẽ giúp bạn hiểu biết và ghi nhớ. Do đó,
phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ những gì bạn đã trải nghiệm qua những chuyến
thám du.
Mục tiêu
Có khá nhiều mục tiêu để chúng ta tổ chức một cuộc thám du:
- Rèn luyện thể chất, cơ bắp …
- Xây dựng tình huynh đệ thân hữu
- Rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, vượt qua chướng ngại
- Tìm kiếm đất trại.
- Tăng cường kiến thức.
- Tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá, dân cư
- Chinh phục đỉnh núi.
- Khảo sát một con đường mới.
- Sưu tầm tiêu bản thực vật, côn trùng…
Thám du còn có mục tiêu rèn luyện tráng sinh. Giúp cho họ biết cách tổ
chức và điều hành chương trình theo khoa học. Tháo vát và thích ứng mọi hoàn
cảnh... Đội khi, một chuyến thám du có thể đạt nhiều mục tiêu khác nhau.
Chuẩn bị
Những hoạt động nầy đòi hỏi bạn phải có sức khoẻ và một số kỹ năng nhất
định. Vì vậy bạn cần học tập, rèn luyện kỹ năng trong các tổ chức, các đoàn thể,
trong các câu lạc bộ ... Hãy thực tập từng bước các kỹ năng từ đơn giản đến phức
tạp.
Ngoài ra, các bạn còn phải biết chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết,
trang phục... cách sắp xếp vật dụng vào balô và nhất là phải có một đôi giày vừa
chân.

Trang 65 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Huấn luyện
- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, luyện tập đôi chân để có thể đi bộ
được những chặng đường dài.
- Tập bơi lội để có thể vượt qua các con sông, dòng suối...
- Biết một số kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã,
- Nắm vững cách tìm phương hướng, sử dụng bản đồ, địa bàn, GPS...
- Nắm vững cách vẽ sơ đồ Gilwell,
- Nắm vững kỹ thuật lều trại, cách nhóm lửa và nấu nướng ngoài trời,
- Cứu thương, cứu hộ, ước đạc, quan sát dấu vết ...
Các bạn cũng cần có một số kiến thức về thiên nhiên, về động thực vật, môi
trường sinh thái, về thiên văn khí tượng ... Những kiến thức này sẽ giúp các bạn an
toàn và biết cách tự bảo vệ mình, đồng thời góp sức bảo vệ thiên nhiên, động vật
hoang dã và môi trường sinh thái...
Lên chương trình
Lập một chương trình đầy đủ là điều kiện trước tiên giúp các bạn tổ chức
một cuộc thám du thành công, an toàn và bổ ích. Dự đoán trước những khó khăn
trở ngại mà các bạn phải đương đầu. Chương trình cũng phải được trình báo một
cách chính xác với gia đình của các bạn hay những người có trách nhiệm. Họ
muốn biết các bạn lên đường lúc nào và trông đợi các bạn về đúng giờ như các
bạn đã hứa.
Cho dù các bạn dự kiến làm ghì thì cũng nên lên chương trình với công
thức 5 chữ W và 1 chữ H (theo tiếng Anh) và lần lượt giải quyết từng phần một
1. Where = Ở đâu? Các bạn sẽ đi từ đâu đến đâu? Nếu sẽ đi trở về bằng một
con đường khác, thì cũng phải ghi vào trong chương trình.
2. When = Bao giờ? Bao giờ các bạn đi và bao giờ thì các bạn về? …
3. Who = Ai? Ai sẽ cùng đi với các bạn? Ai chỉ huy? Lập danh sách toàn bộ nhóm
dã ngoại của các bạn. Nếu các bạn cần đi xe đến điểm khởi hành thì cũng phải ghi tên
người tài xế và số xe sẽ đưa các bạn đi, để khi cần, người ta sẽ lần ra dễ dàng.
4. Why = Tại sao? Tại sao các bạn đi dã ngoại? Mục tiêu của chuyến đi? Có mục
tiêu, thì chuyến di hành của các bạn sẽ hào hứng và bổ ích.
5. What = Cái gì? Các bạn sẽ mang theo cái gì? Mang gì theo để ăn và uống? các
bạn sẽ làm gì trong chuyến đi? …
Và thêm một chữ H nữa vào chương trình:
How = Làm thế nào? Bao nhiêu?
Làm thế nào để thực hiện kế hoạch? Phương tiện di chuyển? Kinh phí tổ chức?
Biện pháp cho các rủi ro, thử thách?
Vật dụng cần thiết

Giai đoạn Hành trình Trang 66


Nếu bạn tổ chức cuộc thám du bằng xe cộ hay thuyền bè, thì hành trang
của bạn tùy theo tải trọng của phương tiện. Nếu bạn tổ chức cuộc thám du bằng
cách đi bộ, thì vật dụng cần gọn nhẹ như đi trại bay.
Để giảm thiểu trọng lượng phải mang nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi tối thiểu, hội
“Những người đi bộ đường dài” và phong trào Hướng đạo khuyến cáo những người đi
bộ đường dài và thám du luôn mang theo "Mười vật dụng cần thiết" liệt kê dưới đây:
Mười vật dụng cần thiết :
1. Tìm đường: Bản đồ địa hình với một la bàn từ tính, cao độ kế hoặc máy
định vị GPS.
2. Chống nắng: Kính mát, kem chống nắng cho đôi môi và da, mũ, quần áo
chống nắng
3. Y phục cách nhiệt (tuỳ chọn theo thời tiết vùng miền): Mũ, găng tay, áo
khoác, quần áo dự phòng cho thời tiết lạnh.
4. Chiếu sáng: Đèn pha, đèn pin, pin. (Bóng đèn LED nên được chọn vì nó kéo
dài tuổi thọ của pin).
5. Túi cứu thương: Ngoài cơ số thuốc thông thường, cần mang thêm thuốc
chống côn trùng.
6. Lửa: Quẹt ga, diêm không thấm nước.
7. Túi công cụ: Dao rừng, dao đa năng, kéo, kìm, tuộc vít, bay/xẻng, băng
keo, dây.
8. Dinh dưỡng: Thực phẩm dự phòng cho trường hợp khẩn cấp, ngoài thực
phẩm hàng ngày. (Lương khô được ưa chuộng vì gọn nhẹ).
9. Nước: Mang thêm 2 lít nước dự phòng (cho trường hợp khẩn cấp) ngoài số
nước hàng ngày.
10. Trú ẩn khẩn cấp: Poncho, túi ngủ lều ống, túi nilon lớn, đệm ngủ cách nhiệt,
lều võng.
Những người có kinh nghiệm đề nghị bổ sung thêm “Mười vật dụng cần
thiết” với những vật dụng sau:
• Bình lọc nước di động và bình đựng nước
• Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu như còi, điện thoại di động, bộ đàm, điện
thoại vệ tinh, kính phản chiếu, pháo sáng, đèn laser.
• Túi mưu sinh (survival kit)
• Gậy Hướng đạo
Biện pháp dự phòng khác là thông báo cho người thân hay những người có
trách nhiệm về địa điểm hoạt động và thời gian dự kiến sẽ trở về. Một thiết bị truyền
tin, chẳng hạn như điện thoại di động hay điện thoại vệ tinh, có thể giúp bạn trong
trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, cần biết rằng điện thoại di động trong khu vực hoang
dã thường không có tín hiệu hay tín hiệu chập chờn. Như vậy các bạn phải chuẩn bị sẵn
sàng để đi tìm kiếm sự giúp đỡ, nếu cần thiết.

Trang 67 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Thành phần tham dự
Tuỳ theo nhiệm vụ hay mục tiêu. Chúng ta nên tổ chức một nhóm thám du
tối đa là 8 người, tối thiểu là 2 người. Không nên quá đông, vì khó kiểm soát và sẽ
có một số người không có nhiệm vụ cụ thể.
Nên chọn những người có kinh nghiệm, có thâm niên kỹ năng Hướng đạo,
kèm theo 1 hoặc 2 Tân sinh để họ có dịp thực tập, rèn luyện …
Tiến hành thám du
Thám du khác với cắm trại, nhưng hơi giống như trại bay. Chúng ta chỉ có
thể vạch một lộ trình chứ khó mà lên được một chương trình cụ thể, vì chúng ta
không thể tiên liệu là sẽ gặp gì, làm gì ... trên đường đi. Tuy nhiên chúng ta cũng
cần cố gắng để đạt được đoạn đường đã dự kiến hàng ngày.
Những tác vụ của nhóm thám du tuỳ thuộc vào mục tiêu và nhiệm vụ cụ
thể của họ. Ví dụ:
- Khảo sát (thiên nhiên, địa thế, dân cư, tài nguyên, kinh tế ...)
- Tiếp xúc với cư dân địa phương
- Thu thập tiêu bản, hình ảnh, tư liệu ...
- Viết nhật ký hành trình
- Vẽ sơ đồ Gilwell (nếu nhiệm vụ đòi hỏi)
- Thực hiện những công cuộc giúp ích, việc thiện
- Dựng lều, nấu nướng, nghĩ ngơi ...
Để bảo vệ môi trường sinh thái và tôn trọng cư dân, trên đường đi, chúng
ta nên tuân thủ những nguyên tắc:
- Nguyên tắc sinh hoạt không để lại dấu vết (LEAVE NO TRACE)
- Nguyên tắc sinh hoạt ngoài trời
- Nguyên tắc khi di chuyển trên đường mòn
Hãy phân công rõ ràng cho từng người trong nhóm, tránh việc tị nạnh, cãi
cọ va chạm khi mọi người ai cũng mõi mệt.
Ăn uống
Trong một chuyến di hành thám du, ăn uống là vấn đề rất quan trọng, vì đó
là nguồn bổ sung năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng vì chúng ta
di chuyển liên tục, cho nên việc nấu nướng hơi phức tạp, vì vậy các bạn nên mang
theo thực phẩm được chế biến sẵn như: bánh mì sandwich, bánh ngọt, bánh bao,
bánh tét, trái cây, quả hạt, đồ hộp ... để ăn trong ngày. Đến chiều tối, khi dừng
chân nghỉ đêm, chúng ta mới nấu nướng đàng hoàng.
Hãy đổ đầy bình đựng nước trước khi rời khỏi nhà. Khi đang di hành,
thường thì các bạn rất khát nước do mồ hôi ra nhiều, tuy nhiên các bạn không nên
uống nhiều nước mà thỉnh thoảng chỉ nên nhấp một ngụm nhỏ mà thôi, nếu uống
nhiều nước, các bạn có thể ra mồ hôi nhiều dẫn đến lã người và ngất xỉu. Khi hết
nước, nếu gặp sông, suối, ao, hồ ... các bạn có thể lấy nước nhưng phải cẩn thận
khử trùng trước khi uống.

Giai đoạn Hành trình Trang 68


Sau khi thám du
Đây là một điều quan trọng nhất trong cuộc thám du. Sau khi thám du về,
trong vòng một tuần, các bạn phải nộp bản Phúc Trình Thám Du, bao gồm:
- Bản phúc trình thám du
- Nhật ký hành trình (kể cả giấy nháp)
- Hình ảnh (hình vẽ, hình chụp)
- Tiêu bản (thực vật, côn trùng, khoáng chất ...)
Nhật Ký Hành Trình
Khi đi thám du, cắm trại hay công tác, bạn phải có một cuốn sổ tay ghi
chép, để lưu trữ sự kiện trong quá trình thám du hay các hoạt động khác, chúng
ta gọi nó là Nhật ký Hành trình hay “Sổ tay Thám du”. Là một cuốn sổ trong đó
chúng ta mô tả những sinh hoạt và những sự kiện đã xảy ra hàng ngày trong cuộc
thám du. Từ lúc bắt đầu tổ chức cho đến ngày trở về. Để thực hiện cuốn Nhật ký
Hành trình đầy đủ, chúng ta cần lưu ý đến các điểm sau.
• Công việc hàng ngày: di chuyển, lều trại, cơm nước, nghỉ ngơi.
• Lộ trình : đoạn đường mà chúng ta đã đi hàng ngày, loại đường, tình
trạng sử dụng, khoảng cách đã đi được trong ngày …
• Thời tiết: mưa nắng và những dự đoán (cho dù đúng hay sai cũng đều
ghi vào).
• Thiên nhiên: động vật, thực vật, khoáng sản, mội trường (trong sạch
hay ô nhiễm)...
• Địa thế, địa hình: Sông, suối, núi rừng, đất đai, độ dốc, bình nguyên,
vực thẳm...
• Dân cư: sắc tộc, ngôn ngữ, sinh hoạt, văn hoá, kinh tế, phong tục, tôn
giáo ...
• Công trình xây dựng: đình, chùa, nhà thờ, dinh thự, nhà cửa, cầu, đập,
kênh, mương ...
• Giao thông: phương tiện, bến bãi, hệ thống đường sá…
• Thông tin liên lạc : bưu điện, điện thoại, sóng điện thoại, wifi ...
• Tiện ích công cộng: bệnh viện, trạm xá, trường học, tụ điểm, phương
tiện giao thông công cộng ...
• Giúp ích, việc thiện: những cuộc tiếp xúc, những việc tốt mà chúng ta
đã làm.
• Hoàn thành mục đích: được bao nhiêu phần trăm.
Cuối cùng là những nhận xét, những ý kiến, kinh nghiệm, bài học mà chúng
ta đã rút ra được trong cuộc thám du.
Phúc Trình Thám Du
Nếu các bạn đi thám du theo yêu cầu của đơn vị (Tráng đoàn), thì sau khi
về, chậm nhất là một tuần, các bạn phải nộp Phúc Trình Thám Du.
Khác với Nhật Ký Hành Trình được thực hiện trong lúc tiến hành thám du,
từ lúc chuẩn bị cho đến ngày trở về, còn bản Phúc Trình Thám Du chỉ được làm

Trang 69 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


sau khi đã về nhà, trong đó chúng ta báo cáo tóm tắt những điều đã làm bao gồm
những điểm sau:
- Mục tiêu cuộc thám du
- Khu vực thám du
- Thời gian thám du
- Thành phần tham dự
- Kết quả thám du
- Hình ảnh, tiêu bản
- Sơ đồ, bản đồ, giấy ghi chép
- Nhật ký hành trình
Thám du là một hoạt động lý thú của Phong trào Hướng đạo, là hoạt động
biểu trưng của tráng sinh. Nhưng nếu một cuộc thám du mà không có Nhật ký
hành trình và bản Phúc trình thám du thì đó chỉ là một cuộc dạo chơi mà thôi.

X. ĐẠT CHUYỆN HIỆU


Chuyên hiệu là huy hiệu của một loại kỹ năng chuyên môn mà một hướng đạo
sinh muốn đạt được, phải qua một quá trình học tập và rèn luyện, và được một hội
đồng chuyên môn công nhận.
Các chuyên hiệu phải đạt:
Trong giai đoạn Hành trình, bạn cần phải đạt bốn (4) chuyên hiệu bắt buộc và
bốn (4) chuyên hiệu tùy chọn.
- Nhóm bắt buộc: An toàn, Lái xe, Bơi lội, Cứu thương.
- Nhóm tùy chọn: Bạn tùy chọn 4 chuyên hiệu từ các nhóm:

Thiên nhiên & Cắm Cắm trại, Thám hiểm, Vẽ bản đồ, Khai phá, Khí tượng,
trại Truyền tin …

Phục Vụ Cứu hộ, Cứu hỏa, Ngoại ngữ, Quản trò, Nghề Trưởng…

Thể dục-Thích ứng Bơi lội, Võ thuật, Leo núi, Thuyền buồm, Lặn biển, Nhảy dù …

Văn Hóa-Xã hội Nhiếp ảnh, Hội họa, Âm nhạc, Văn chương, Nghiên cứu văn
hóa, Nghiên cứu Lịch sử, Giao lưu, …

Hướng nghiệp Thợ cơ khí, Thợ ống nước, Hóa học viên, Thợ điện, Tin học,
Quản lý Dự án, …

Bạn cần chọn xem những chuyên hiệu nào mình nên đạt, và đăng ký nguyện
vọng với người chịu trách nhiệm trong Tráng đoàn để được hoạch định và điều phối cho
hiệu quả. Nhóm bạn thân nên cùng nhau đạt chuyên hiệu để vừa có tinh thần, vừa dễ

Giai đoạn Hành trình Trang 70


điều phối huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận và trao chuyên hiệu. Dĩ nhiên là Tráng
trưởng cũng sẽ gợi ý bàn bạc với từng cá nhân tráng sinh xem những chuyên hiệu tuỳ
chọn nào là phù hợp nhất cho bạn lúc ấy.
Bạn sẽ có cơ hội làm việc với nhiều người trong cộng đồng Hướng đạo, như Cố
vấn Chuyên hiệu, huấn luyện viên, hội đồng thẩm tra, trước khi được trao chuyên hiệu
trong một nghi thức chính thức.
Đầu tiên, Tráng trưởng sẽ giới thiệu bạn cho Cố vấn Chuyên hiệu của chuyên
hiệu mà bạn muốn đạt.
Làm việc với Cố vấn Chuyên hiệu:
Sau khi làm rõ với Cố vấn Chuyên hiệu các yêu cầu, bạn sẽ trải qua quá trình học
tập, rèn luyện để đạt các mục tiêu hay yêu cầu ghi trên Phiếu Theo Dõi Chuyên Hiệu.
Sau khi tự tin với kỹ năng, bạn hẹn gặp Cố vấn chuyên hiệu và kiểm tra các mục yêu cầu.
Một số chuyên hiệu bạn có thể đạt được bằng cách học khóa của tổ chức
chuyên nghiệp ngoài phong trào Hướng đạo và nộp chứng nhận cho Tráng đoàn để
được thẩm tra và cấp chuyên hiệu.
Đối với các khóa thuần túy Hướng đạo thì sẽ nhờ Tráng đoàn điều phối huấn
luyện và kiểm tra. Cố vấn chuyên hiệu sẽ tham khảo các yêu cầu cho từng chuyên hiệu
theo tài liệu của Hướng đạo và sẽ xác nhận các yêu cầu với bạn trong Phiếu Theo Dõi
Chuyên Hiệu.
Nhờ Tráng trưởng sắp xếp việc cấp chuyên hiệu:
Sau khi Cố vấn Chuyên hiệu xác nhận, bạn nộp Phiếu Theo Dõi Chuyên Hiệu cho
Tráng đoàn để được cấp chuyên hiệu. Một hội đồng được lập ra bởi Đạo hay Liên đoàn
để thẩm tra bạn (và các bạn khác nữa) trước khi cấp (các) chuyên hiệu. Bạn sẽ trải qua
cuộc phỏng vấn chừng 10 phút cho mỗi chuyên hiệu. Việc này là cần thiết để đảm bảo
giá trị của mỗi chuyên hiệu mà mỗi hướng đạo sinh đeo.
Đeo chuyên hiệu là một vinh dự, và người đeo chuyên hiệu có trách nhiệm xông
xáo thức hiện công việc mình có chuyên môn.
Ở tuổi tráng, các chuyên hiệu sẽ có tính nhà nghề. Nếu bạn đã có chuyên hiệu từ
ngành Thiếu, Kha, sẽ có một bước chuyển đổi khi bạn vào ngành Tráng nếu bạn vẫn
muốn đeo các chuyên hiệu đó. Sẽ không có việc khán lại chuyên hiệu, tuy nhiên, khi bạn
nhập Tráng đoàn, một hội đồng thẩm tra sẽ phỏng vấn bạn. Nếu từ khi đạt chuyên hiệu,
bạn vẫn tiếp tục tu tiến chuyên môn và thực hành thường xuyên, thì đương nhiên
chuyên hiệu sẽ được tái cấp dưới hình thức của ngành Tráng. Nếu bạn có chuyên hiệu,
nhưng vì lí do nào đó, mức ứng dụng và độ thuần thục vẫn chưa đạt mức nhà nghề, hội
đồng sẽ có vài mục khuyên bạn làm trước khi tái cấp dưới hình thức của ngành Tráng.

Trang 71 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Mẫu Phiếu Theo Dõi Chuyên Hiệu
____________________________________
Họ và tên: Sinh ngày:
Số Các yêu cầu (Cố vấn chuyên hiệu viết ra) Hoàn thành Ngày

Cố vấn chuyên hiệu Đại diện Hội đồng Thẩm tra


MB Consellor Board of review

Nhận xét (nếu có) Nhận xét (nếu có)

Ký thông qua Ký thông qua

Giai đoạn Hành trình Trang 72


XI. GIẢI THƯỞNG HƯỚNG ĐẠO SINH TOÀN CẦU
Giải thưởng Hướng Đạo Sinh Toàn Cầu (The Scouts of The World Award)
được đặt ra nhằm khuyến khích giới trẻ nhiệt tình tham gia vào sự phát triển xã
hội bằng cách làm cho các bạn trẻ ý thức rõ ràng hơn về những vấn đề của thế
giới hiện tại và giúp các Hội Hướng đạo Quốc gia phục hồi chương trình ngành
Tráng. Giải thưởng này mở ra cho người trẻ từ 15 đến 26 tuổi đang sinh hoạt hay
chưa sinh hoạt Hướng đạo, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, tín ngưỡng và
khả năng. Mối quan tâm của chương trình này là chuẩn bị cho giới trẻ hiểu về vai
trò công dân của thế giới và nhấn mạnh vào ba chủ đề: hoà bình, môi sinh và phát
triển. Giải thưởng này được tiến hành qua ba giai đoạn: tìm kiếm và nêu lên vấn
đề, phân tích và suy nghĩ sâu xa về nguyên nhân cùng hậu quả, và sau cùng là
triển khai một dự án của cá nhân để góp phần giải quyết (hành động đáp ứng).
Giải thưởng này bao gồm sự công nhận và quảng bá những đóng góp của
người trẻ vào sự phát triển của xã hội trên bình diện địa phương và quốc tế, đồng
thời khuyến khích sự tương hỗ yểm trợ giữa những người trẻ trên thế giới nhận
được tặng thưởng này.
Các hoạt động Tráng sinh được khuyến khích trong chương trình này:
- Vào sống và giúp ích nơi vùng rìa chiến sự,
- Sống và trải nghiệm nơi vùng ô nhiễm nặng, nơi rừng bị phá hoại,
nơi có đa dạng sinh thái bị đe dọa,
- Tham gia các dự án kinh tế - xã hội tích hợp cấp toàn cầu.

“Khi các bạn rèn luyện tính khí và năng lực của mình, đừng cố đạt được địa vị hay vụ lợi
cho cá nhân mình, hãy dành sức lực làm điều tốt cho người khác, cho cộng đồng. Khi bạn
đặt mình vào vị trí phục vụ người khác, bạn đã bước lên thêm một bậc thang dẫn bạn
đến thành công thực sự - đó là niềm hạnh phúc”
Trích Đường Thành Công - BP

Trang 73 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


GIAI ĐOẠN LÊN ĐƯỜNG
Tráng sinh Lên đường là đẳng cấp cao nhất của cuộc đời tráng sinh, giai
đoạn Lên đường là giai đoạn ngắn mà các tráng sinh rèn luyện ở Tráng đoàn để
chuẩn bị nhập thế giúp đời.
Nội dung rèn luyện:
✓ Lập Quy ước Tu thân Lên đường
Thực hiện dự án tự nguyện, do bạn sáng kiến và lãnh đạo
thực hiện

Tiếp tục đạt chuyên hiệu tùy chọn hay theo đuổi các giải
thưởng ngành Tráng

Tham gia phục vụ phong trào: cầm đoàn, tham gia Toán phục
vụ Đạo (DST), tham gia phục vụ sự kiện quốc tế của Hướng
đạo (IST)
✓ Tìm hiểu hệ thống huấn luyện huynh trưởng
✓ Các xem xét trước Lễ Lên đường

Trong giai đoạn Lên đường, bạn có hai việc quan trọng nhất cần làm là
hoàn tất Quy ước Tu thân Lên đường, và được Hội đồng Đường chấp nhận sự
trưởng thành về trình độ cũng như phẩm chất. Trong phần này, Đạo Sài Gòn
khuyên các bạn thực hiện một số phần việc để bạn chứng minh bản thân mình
cũng như rèn luyện và giữ sự gắn kết với Tráng đoàn, và bạn nên chọn các phần
việc đó như là một phần của Quy ước Tu thân Lên đường.
Sau khi Hội đồng Đường thông qua, một Lễ Lên đường được sắp đặt, và từ
đây bạn có thể rời ngành Tráng vào đời, hay quay lại phục vụ phong trào trong vai
trò huynh trưởng hay phụ tá đơn vị.
Một Tráng sinh Lên đường được xem như đủ tư cách làm Bảo huynh cho
tráng sinh đang trong gia đoạn tu luyện.

I. QUY ƯỚC TU THÂN LÊN ĐƯỜNG


Trước khi bước vào một quãng đường dài, bạn cần đánh giá bản thân một
cách toàn diện, nhìn lại quá khứ và hiện tại để bước vào tương lai.
Quy ước Tu thân Lên đường về cơ bản khá giống một Quy ước Tu thân mà
bạn đã làm trong giai đoạn Hành trình, có thêm một Dòng Thời Gian (Timeline),
trên đó thể hiện các các mốc quan trọng trong cuộc đời mà bạn trải qua, hiện tại,
và các cột mốc bạn dự định sẽ đi qua, đích đến mong muốn trong trường hợp lý
tưởng, đích đến thứ hai nếu như không đạt được trường hợp lý tưởng, v.v
Hãy vẽ Dòng Thời Gian như là một phần của phần Tự bạch trong mẫu Quy
ước Tu thân Lên đường.
Bên dưới là một Dòng Thời Gian ví dụ:

II. LỄ LÊN ĐƯỜNG


Lễ Lên Đường là một nghi thức rất quan trọng của ngành Tráng. Nó
đánh dấu sự trưởng thành của Tráng sinh, xem họ là người đủ khả năng về
mọi phương diện để dấn thân vào đời, tự sống theo tinh thần Lời hứa và
Luật Hướng đạo, nổ lực thực hiện châm ngôn “Giúp Ích” của ngành Tráng.

Trang 75 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Lễ Lên đường gồm có hai phần: Buổi Tĩnh tâm và Nghi thức Lên
Đường.
Tĩnh tâm Lên đường
Buổi tĩnh tâm thường tổ chức ở ngoài trời, vào một buổi tối (tuy
nhiên nếu thời tiết xấu thì vẫn có thể tổ chức trong nhà), trước ngày Lên
Đường.
Buổi tĩnh tâm gồm: Tráng trưởng, Tráng phó, Tuyên úy hay Cố vấn
Giáo hạnh, Bảo huynh,Toán trưởng, Toán phó, các tráng sinh đã tuyên hứa
và tráng sinh chuẩn bị Lên đường..
Không buộc tất cả mọi người phải nói lên cảm nghĩ của mình. Bảo chủ
(người chủ trì nghi thức - thường là Tráng trưởng), Bảo huynh, các Trưởng
được mời, Tuyên úy... thay nhau nhắc nhở, bình luận, giải tỏa những điều
cần thiết, phù hợp với mọi thắc mắc, lo âu và tâm tư nguyện vọng của tráng
sinh chuẩn bị lên đường. Có thể thay thế lời nói bằng một vài trang sách,
một bài kinh, một câu chuyện, tiếp theo là phần bình luận ngắn phù hợp với
khung cảnh và đường lối của Ngành Trángvà nỗi lo âu trăn trở của tráng
sinh.
Sau khi mọi người giải tán, Tráng sinh chuẩn bị lên đường sẽ ở lại một
mình, suy gẫm, cầu nguyện, tự quyết định mọi vấn đề của mình rồi mới im
lặng trở về nơi nghỉ ngơi.
Nghi thức Lên Đường
Dành cho Thuần tráng (18-25 tuổi). Nghi thức tương tự được dùng
phong nhậm tráng huynh.
Mời bạn xem chi tiết Nghi thức Lên đường ở PHỤ LỤC 1.

“Hướng Đạo một ngày, Hướng Đạo một đời!”

Giai đoạn Lên đường Trang 76


III. HỆ THỐNG HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG
Một phần các bạn tráng sinh là đối tượng tiềm năng trở thành huynh trưởng
Hướng đạo. Cho nên bạn cũng cần biết làm thế nào để trở thành huynh trưởng.
Bên dưới giới thiệu cho các bạn hệ thống huấn luyện Huy Hiệu Rừng theo Hướng
đạo Vùng Châu Á - Thái Bình Dương (APR). Có hai khóa bắt buộc trước khi đạt Huy Hiệu
Rừng đó là:
- Khóa Dự bị Huy Hiệu Rừng (Basic training course for unit leaders)
- Khóa Huy Hiệu Rừng (Advanced course for unit leaders – Wood badge)
Trước đó, còn có một Khóa giới thiệu (ở Việt Nam gọi là Khóa Cơ bản). Khóa này
có tính không bắt buộc, đặc biệt không bắt buộc đối với người lớn có kinh nghiệm
Hướng đạo.
1. Khóa Giới thiệu (Orientation/Innitial training):
Khóa gồm một loạt các bài nói chuyện, kết hợp với các bài trình chiếu trực quan,
nhằm làm cho người tham gia quen và cảm tình với Phong trào Hướng đạo. Chương
trình nói về mục đích, phương pháp Hướng đạo, lịch sử phong trào, các thuộc tính, cấu
trúc và tổ chức của Hướng đạo. Khóa được mở ra cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về
Phong trào Hướng đạo, đặc biệt dành cho người lớn muốn làm huynh trưởng nhưng
chưa có kinh nghiệm Hướng đạo. Khóa này có tính mở và có thể được tổ chức không
cần xin phép chính thức của văn phòng Hướng đạo địa phương, mặc dù là có cấp chứng
chỉ tham dự đi nữa. Thời lượng cho khóa làm quen này phải ít nhất 3 giờ. Có nơi tổ chức
đến vài buổi, có thể kết hợp một kỳ trại ngắn.
2. Khóa Dự bị Huy Hiệu Rừng (Basic training course for unit leaders):
Khóa học này nhằm mục đích trang bị cho khóa sinh các kiến thức cơ bản về
quản lý một đoàn hướng đạo. Thành phần tham dự có thể là những huynh trưởng đang
thực tế tham gia cầm đoàn hay là huynh trưởng tiềm năng. Riêng phần cơ bản, chỉ cần
học khóa này là đủ. Khóa này phải được Ban huấn luyện Hướng đạo Địa phương (cấp
Châu trở lên) cấp phép trước khi mở, để đảm bảo các tiêu chuẩn đào tạo như nội dung
các bài khóa, trình độ của huấn luyện viên…. Thời lượng huấn luyện thường kéo dài 2-4
ngày, số lượng khóa sinh tối đa 40.
Trong đồ án Khóa Dự bị này, các khóa sinh sẽ được yêu cầu nộp một bản kế
hoạch sinh hoạt của đơn vị mình trong vòng 3 tháng. Bản kế hoạch này phải bao gồm
chương trình sinh hoạt đoàn và các đội, trong đó có ít nhất một hoạt động ngoài trời
dành cho cả đoàn, dựa trên các chủ đề của quý đó. Khóa sinh xem xét tính khả thi của
bản kế hoạch với người được phân công và xác nhận điều đó với ủy viên phụ trách huấn
luyện cấp Đạo, Châu. Khóa sinh sau đó cần nộp các chứng cứ chứng tỏ sự tiến bộ nhất
định của đoàn sinh trong đoàn.

Trang 77 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


3. Khóa Huy Hiệu Rừng (Advanced course for unit leaders):
Đây là một khóa huấn luyện được tổ chức trong một kỳ trại dài ngày, thường là
4-7 ngày. Trọng tâm các bài khóa là những kiến thức và kỹ năng thực hành áp dụng cho
các đoàn hướng đạo: Nguyên lý Hướng đạo, Phương pháp Hướng đạo, lãnh đạo và
quản lý đoàn, truyền thông, …
Tối thiểu ba tháng sau khi kết thúc khóa huấn luyện Khóa Dự bị và hoàn thành
đồ án Khóa Dự bị, các khóa sinh mới có thể đủ điều kiện theo học Khóa Huy Hiệu Rừng
này.
Các khóa sinh phải làm một nghiên cứu sau Khóa Huy Hiệu Rừng. Có một loạt
các câu hỏi dành cho học viên Khóa Huy Hiệu Rừng để hướng dẫn họ những điều cần
biết thêm và để đảm bảo rằng các ý niệm phải được hiểu rõ. Những câu hỏi đó cũng
khuyến khích các khóa sinh đào sâu nghiên cứu thêm, hoặc thông qua việc đọc các tài
liệu tham khảo hoặc thông qua việc trao đổi ý kiến với các huynh trưởng khác. Các câu
hỏi này được phát cho khóa sinh sau khi kết thúc Khóa Huy Hiệu Rừng.
Ít nhất 3 tháng sau khi kết thúc trại huấn luyện, ban thẩm định gặp các khóa sinh
để đảm bảo rằng các khóa sinh này sau khi được huấn luyện đã nắm được những kiến
thức làm việc của chương trình mà họ đang phục vụ. Ngay lập tức sau khi phỏng vấn,
các khóa sinh sẽ được ban thẩm định thông báo họ có qua phần này, và có thể được đề
nghị trao Huy Hiệu Rừng hay chưa. Kỳ phỏng vấn này có thể được thực hiện bởi cấp Đạo
hoặc Châu
Các huynh trưởng cần tham gia các khóa kỹ năng sinh hoạt để nâng cao kỹ năng,
tuy nhiên, không thuộc hệ thống Huy Hiệu Rừng.
Tùy theo Ngành mà chương trình các khóa Huy Hiệu Rừng này có các nội dung
khác nhau, đặc biệt là khung cảnh biểu trưng. Do đó, khi chuyển từ một ngành này sang
ngành khác, huynh trưởng nên được huấn luyện bổ sung, tốt nhất là nên học khóa do
Ngành tổ chức. Ví dụ, khi chuyển sang làm huynh trưởng ngành Tráng, một huynh
trưởng ngành Ấu sẽ cần học các khoá của Huy Hiệu Rừng ngành Tráng.

Các bạn cũng nên biết rằng, trước đây, ở một số quốc gia, đặc biệt là ở Việt Nam,
có rất nhiều khóa huấn luyện khác nhau và chồng chéo nhau, đè nặng lên vai các huynh
trưởng Hướng đạo như Khóa Giới thiệu, Khóa Cơ bản, Khóa Bạch Mã, Khóa Kỹ năng,
Khóa Bằng Rừng (tức là Huy Hiệu Rừng) ... Đến nay, chúng ta thống nhất theo hệ thống
Huy Hiệu Rừng theo hướng dẫn của APR.

Giai đoạn Lên đường Trang 78


IV. TỰ RÈN LUYỆN TRONG GIAI ĐOẠN LÊN ĐƯỜNG
Sau khi đã hoàn tất Chương trình Thuần tráng, các tráng sinh tu tiến bản
thân theo Quy ước Tu thân để Lên đường.
Sau khi Lên đường, chúng ta không dừng lại ở đó mà vẫn tiếp tục học tập
và rèn luyện. Cũng như ở các nước có ngành Tráng, các bạn Tráng sinh có các giải
thưởng, huy chương, huy hiệu, công trình ... để theo đuổi ví dụ như:
- Đạt thêm các chuyên hiệu
- Giúp ích đơn vị Hướng đạo
- Dẫn dắt, lãnh đạo dự án
- Tham gia giải thưởng Hướng Đạo Sinh Toàn Cầu (Scouts of The World)
Chia sẽ, dẫn dắt tráng sinh mới cũng là một cơ hội để phát triển kỹ năng
của bạn.
Do đó, bạn hãy tự vạch ra một kế hoạch cho mình và lồng vào Quy ước Tu
thân Lên đường./.

“Tự trọng, tự hiểu mình, tự chủ, ba điều ấy đủ đưa người đến quyền năng tối thượng” –
Tennyson

Trang 79 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: LỄ LÊN ĐƯỜNG


Dành cho bạn đang là Thuần tráng, còn trong độ tuổi dưới 25 tuổi, và:
hoàn thành các yêu cầu cho Giai đoạn Hành trình, lập xong Quy ước Tu thân Lên
đường và được Hội Đồng Đường chấp thuận.
Nghi thức Lên đường thường được cử hành vào lúc bình minh. Tất cả
Tráng sinh trong Tráng đoàn đồng phục tề chỉnh, tay cầm đuốc sắp thành hình
vòng cung gần một ngã ba đường. Tráng trưởng đứng giữa cách vòng cung Tráng
sinh khoảng 10 bước, Tráng phó, Tuyên uý đứng sau lưng Tráng trưởng. Quanh
khách (nếu có) thì đứng sau lưng Tráng phó và Tuyên úy. (Tráng sinh chuẩn bị Lên
Đường đứng trong Toán của mình). Một Tráng sinh cầm Quốc kỳ đứng bên trái,
và một cầm Đoàn kỳ đứng bên phải Tráng trưởng, cách Tráng trưởng khoảng 3
bước (Quốc kỳ đưa cao hơn Đoàn kỳ). Tráng Đoàn đứng “Sắp Sẵn” và nghi thức
bắt đầu.
Tráng sinh chuẩn bị Lên Đường từ trong Toán của mình tiến lên và đến
trước mặt Tráng trưởng cách 4 bước dừng lại chào trình diện. Bảo huynh/Bảo tỷ
tiến lên đứng sau lưng Bảo đệ / Bảo muội của mình.
Tráng trưởng: Có phải anh đến đây với ý mong muốn được Lên đường hay
không?
Tráng sinh: Thưa phải.
Tráng trưởng: Mặc dầu những khó khăn mà anh đã gặp trong thời gian chuẩn
bị, bây giờ anh có nhất quyết cố gắng hết sức để chứng tỏ danh
dự, lòng thành thật và thẳng thắng trong mọi trường hợp, giữ
thanh khiết trong tư tưởng, lời nói và việc làm của anh hay
không?
Tráng sinh: Tôi quyết.
Tráng trưởng: Anh đã suy nghĩ chín chắn sẽ sử dụng cuộc đời của anh vào mục
đích nào chưa?
Tráng sinh: Tôi đã có chủ đich.
Tráng trưởng: Anh có hiểu rằng Giúp Ích là lúc nào cũng đem hết ý chí và cố
gắng phục vụ kẻ khác mà không cầu mong lợi lộc, đó là chưa kể
những việc ấy có thể làm phương hại đến bản thân anh. Anh có
hiểi rằng khi trở thành Tráng sinh Lên đường, chúng tôi sẵn sàng
giúp đỡ anh để thực hiện lý tưởng, nhưng đòi hỏi anh phải tích
cực thực hành Lời hứa và Luật Hướng đạo hay không?
Tráng sinh: Tôi hiểu
Tráng trưởng: Nếu anh đã thông hiểu tất cả những điều ấy, anh hãy nhắc lại Lời
Hứa mà anh đã theo đuổi suốt đời.

Lúc này tuỳ theo nghi thức tôn giáo, Tráng sinh có thể được Tuyên úy chúc lành.
Sau đó đặt tay trái trên Đoàn kỳ, tay phải chào theo thủ hiệu Hướng đạo (Bảo
huynh đặt tay trái lên vai Bảo đệ, Tráng đoàn cùng chào) và nhắc lại Lời hứa
Hướng Đạo.

Tráng sinh: Trước đây tôi đã hứa, nay tôi xin nhắc lại: Tôi xin lấy danh dự
hứa cố gắng hết sức ...
Tráng trưởng: Do ý chí cương quyết thể hiện Lời Hứa, anh xứng đáng nhận hai
chữ RS xác nhận anh đũ khả năng vào đời, đương đầu với mọi
hiểm nguy và giúp ích tha nhân (gắn RS). Anh hãy nhận lấy cây
gậy nạng này (cầm gậy nạng từ tay Bảo huynh hoặc tự Bảo

Trang 81 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


huynh trao cho Tráng sinh) tượng trưng cho hai nẻo Chánh, Tà
mà anh sẽ gặp trong cuộc sống. Chúng tôi tin rằng, anh sẽ biết
chọn nẻo Chính và Thiện, nẻo đưa anh đến với lý tưởng, thành
công và hạnh phúc….

Bảo huynh đeo balô và dặn dò Tráng sinh những điều cần thiết. Tráng
Đoàn mở đội hình thành hai hàng dọc đứng hai bên đường. Tráng sinh Lên Đường
đến bắt tay từ giã Tráng trưởng và mọi người để lên đường. Khi Tráng sinh ra đi
thì gióng một hồi chiêng và Tráng đoàn hát bài LÊN ĐƯỜNG.
(Nghi thức chấm dứt, Tráng sinh đi trại một mình trong 24 tiếng để giúp
ích, khi trở về thì làm tờ tường trình cho Tráng trưởng.

“Trở thành tráng sinh là làm những gì? Đó là sự chân thành giúp ích người khác bất cứ lúc
nào mà không mong đợi được trả ơn, đó là kính trọng người lớn tuổi, tôn trọng bạn bè và
đặt biệt là hết lòng kính Chúa Trời!”

Phụ lục Trang 82


PHỤ LỤC 2: MỘT MẪU QUI ƯỚC TU THÂN

Phần Tự bạch: (*)

Kiểm điểm:

PHẦN RÈN LUYỆN BẢN THÂN


MỤC TIÊU Hành động để đạt mục tiêu Ưu tiên Thời hạn

Rèn luyện toàn diện bản thân từ thể chất đến tinh thần. - -
Mục tiêu Biết quan tâm hơn đến những người chung quanh.
tổng thể Phấn đấu tốt nghiệp đại học trong vòng 2 năm tới, ít nhất loại
khá.
Học tập làm huynh trưởng ngành Thiếu.

1. Hàng ngày thức dậy lúc 5:30 giờ, tập thể dục 30 phút 2 Hàng ngày

2. Ngủ sớm. Luôn đi ngủ trước 11:00 đêm 2 3 tháng

3. Giảm bớt hút thuốc 2 điếu một tuần, trong vòng 3 tháng 2 3 tháng
Thể chất thì bỏ hẳn.
4. Không nhậu nhẹt, giảm bớt uống rượu, chỉ uống một ít
trong xã giao

1.Mỗi ngày dành 30 phút để đọc Đường Thành Công 1 3 tháng

Trí dục 2. Tham gia lớp học vi tính, cho đến khi đạt được bằng B 3 6 tháng

3. Đi học đầy đủ, và đạt các tín chỉ theo chương trình đại học 1 2 năm
từ điểm B trở lên

Cảm xúc 1. Học cơ bản chơi đàn ghi-ta 3 12 tháng

2. Học và thực hành tọa thiền mỗi tối 30 phút 2 6 tháng

Tính khí 1. Đảm nhận một vai trò lãnh đạo (dự án hay xưởng) 2 6 tháng

Xã hội, 1. Tham dự khóa Dự bị Huy Hiệu Rừng và hoàn thành đồ án 2 12 tháng


phục vụ 2. Đạt các chuyên hiệu Bơi Lội, An toàn, Cứu hỏa 1 12 tháng
phong trào

1. Tham dự thánh lễ ít nhất vào ngày Chúa nhật hàng tuần 1 Hàng tuần

Tín ngưỡng 2. Đọc thánh kinh mỗi tối 10 phút trước khi ngủ 2 Hàng ngày

Trang 83 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


PHẦN TU SỬA BẢN THÂN
THÓI XẤU Cách sửa đổi Ưu tiên Thời hạn

1. Nóng nảy, Tự kỷ ám thị “không chửi thề” 1 6 tháng


Chửi thề Học và thực hành tọa thiền mỗi tối 30 phút

2. Hút thuốc Mỗi ngày bỏ 2 điếu cho đến khi bỏ hẳn 1 3 tháng

3. Thức khuya Luôn đi ngủ trước 11:00 đêm 1 6 tháng

ĐIỀU TỐT Cách phát huy Ưu tiên Thời hạn

1. Tập thể dục Duy trì tập thể dục thường xuyên. 2 -
Chơi thêm môn thể thao Tennis

2. Giúp người Sáng kiến cho Tráng đoàn 2 hoạt động giúp ích và tham gia. 3 24 tháng
khác Lãnh đạo 01 dự án giúp ích công đồng
Thực hành và động viên các tráng sinh khác cùng thực hiện “mỗi
ngày một việc thiện”

Tráng sinh: Phạm Trân Lê Nguyễn Bảo huynh: Tráng trưởng:


Ký tên Ký tên Ký tên
Vũng Tàu, ngày 22/02/2005

LƯU Ý: Quy ước tu thân không thể là một bản rập khuôn. Các bạn phải viết theo phong cách của mình.
Mẫu Quy ước Tu thân này chỉ là một hình thức gợi ý.

(*) Phần tự bạch của một tráng sinh:


Mãi cho đến năm 16 tuổi tôi mới biết đến phong trào Hướng Đạo qua một nhóm bạn, tuy hơi
muộn màng nhưng nó là cả một cuộc cách mạng của đời tôi.
Là một cậu bé hiếu động, nghịch ngợm, quậy phá ... Trước đây, gia đình tôi không ít lần được
mời lên công an để được nghe thành tích của cậu qúi tử, còn hàng xóm thì khỏi phải nói; không có con
chó nào trong xóm mà không nhẳn mặt tôi, hể thấy tôi là chúng gầm gừ như muốn “làm gỏi”.
Khi được vào chơi với Kha Đoàn, tôi cảm thấy “sân chơi” của mình rộng hơn, thoải mái hơn, có
đất dụng võ hơn vì có nhiều bạn bè cùng trang lứa và cũng quậy không kém gì tôi. Các Trưởng thì đưa
ra những mục tiêu chinh phục thật là hấp dẫn; nào là leo núi, vượt sông, băng rừng, thám hiểm vùng
hoang dã, sưu tâm cây cỏ lạ ... Và sau những lần “quậy” như vậy, tôi cảm thấy thỏa mãn được tính
hiếu động của mình, cơ thể tôi thêm cường tráng, kiến thức tôi có thêm nhiều điều mới lạ, ăn ngon ngủ
khỏe, không nơm nớp lo sợ bị “mắng vốn” hay bị la rầy như trước đây. Tôi thấy phong trào Hướng đạo
đúng là ngôi nhà mơ ước của tôi. Các Trưởng đúng là “đại ca” dễ thương của tôi. Và tôi mơ hồ cảm
thấy hình như mình đàng hoàng hơn, hữu dụng hơn. Cho đến khi tôi thấy thấm thấm mùi Hướng đạo
thì các Trưởng “đẩy” tôi lên Tráng đoàn.
Tôi hơi ngỡ ngàng với không khí trầm lắng của Ngành Tráng, trầm lắng mà thân thiện, tình
cảm, yêu thương, cởi mở, đầm ấm ... Tôi thấy tôi thật sự trưởng thành với những công cuộc giúp ích,
những buổi thanh đàm, những đêm cùng nhau tâm sự bên lửa dặm đường...

Phụ lục Trang 84


PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH MỘT DỰ ÁN XUẤT DU GIÚP ÍCH
Tình huống:
Có nhiều bạn trong tráng đoàn là người Sài Gòn và người miền Trung vào học
tại Sài Gòn. Nhân dịp Lễ 2/9 tới rơi vào thứ 2 nên các bạn muốn đi khám phá
miền Tây một chuyến. Anh Ủy viên Sinh hoạt khuyên các bạn nên kết hợp làm
một việc giúp ích cộng đồng trong chuyến đi, vậy mới là Hướng đạo. Có bạn
Huỳnh trong Tráng đoàn nhà ở Đồng Tháp. Một số bạn trong Toán biết đi xe
nhưng tay lái còn yếu.
Ba bạn Huỳnh, Sơn và Tâm được giao nhiệm vụ tổ chức chuyến đi.
Mục tiêu dự án
Tổ chức một cuộc xuất du bằng xe máy khám phá văn hóa sông nước miền
Tây, thăm và tìm hiểu hai di tích lịch sử Văn Miếu ở Vĩnh Long và Rạch Gầm ở
Tiền Giang, làm một việc giúp ích. Chương trình sẽ gói gọn trong 3 ngày 2 đêm.
Qua liên hệ, các bạn sẽ tiến hành giúp sơn và trang trí tường một trường mẫu
giáo.
Hoạch định các tác vụ quản lý dự án:
Các tác vụ chính Bởi Xong

✓ “Tiền trạm” trường mẫu giáo và các di tích Huỳnh 30/7

✓ Lập chương trình, phí dự kiến trình lên tráng Huỳnh, Sơn 30/7
trưởng; và thông báo thu hút tham gia

✓ Thiết kế logo, khẩu hiệu và đặt áo thun Tâm 15/8

Ý tưởng cho các trang trí. Tìm nguồn sơn Tâm 15/8

Các sinh hoạt ban đêm, đi chơi trên sông Huỳnh, Sơn 25/8

Họp triển khai trước khi đi một tuần Huỳnh, Sơn 25/8

Xuất phát và thực hiện chuyến đi - 2/9

Tổ chức sơ kết & lượng giá chuyến đi Sơn 15/9

Các điểm cần lưu ý:


• Liệt kê các vật dụng và dụng cụ chung cần mang theo kẻo sót.
• Tìm hiểu và phổ biến quy tắc an toàn khi đi xe đường dài theo đoàn.
• Đăng ký lưu trú cho nhóm khi qua đêm.

Trang 85 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


PHỤ LỤC 4: BÀI HÁT CHO TRÁNG SINH
HƯỚNG ĐẠO CA
Hướng đạo Hành khúc
Nâng cao lá cờ Hướng Đạo nhuộm oai hùng sáng ngời. Ta cùng đi cùng xây đời
mới. Vui tươi hát ca đi trên con đường lạ. Chúng ta nguyện thẳng tiến xông pha. Anh em
ơi rèn cánh tay sẵn sàng. Anh em ơi rèn trái tim vững vàng. Tiếng kêu gọi xin ai chớ
quên. Anh em ơi kìa nước non đang chờ. Anh em ơi đại nghĩa luôn tôn thờ. Chúng ta
nguyện kiên tâm tiến lên. Hướng đạo Việt Nam đuốc thiêng soi đường. Hướng đạo Việt
Nam khó khăn coi thường. Luôn luôn ta bền gan rèn tâm hồn trong sáng. Dâng cho
nước non nhà muôn người. Điểm tô cho xã hội rạng ngời. Chúng ta một lời.
Bài ca bốn ngành
Bầy Sói anh em mình cùng nhau đồng tâm gắng sức. Luôn ghi nhớ nghe lơi các
anh Sói già Akela khuyên. Bây ta đây luôn nhớ noi gương. Trong rừng xanh tươi ra sức
luôn luôn. Rồi còn bao vết tìm tòi mà theo cùng săn.
Đoàn Thiếu sinh chúng mình, cùng nhau đồng tâm gắng sức. Luôn hăng hái trên
đường ta quyết theo lời châm ngôn ra. Sẵn sàng ra tay giúp ích quanh ta. Thân cùng anh
em lên tiếng vui ca. Cùng nhau cố chí một lòng ta nhớ Luật chung.
Rồi tới Kha sinh ta còn bao điều chưa Khai phá ta tiến bước trên đường tương lai
đang chờ anh em ta. Trên đường ta đi dẫu lắm chông gai nhưng lòng ta đây vẫn cứ vui
tươi. Cùng nhau Khai Phá tìm tòi được những điều hay.
Đời mới Tráng Sinh ta cùng nhau kề vai gánh vác. Đem tâm trí ra làm vẻ vang sơn
hà, ta tin ta. Trên đường gian nan ta quyết xông pha. Tuy rằng gian nan ta quyết không
nao. Bền gan giúp ích, gắng trông gương nghĩa hiệp xưa.
Mối dây Liên đoàn
Anh em nối dây Liên Đoàn cùng trông theo đích tối cao. Sao cho chóng nên hoàn
toàn người dân tâm trí lớn lao. Yêu quý đất nước nhà ta. Trung với đất nước nhà ta. Dù
ta thấy khó khăn thế nào cũng không bao giờ sờn lòng. Dù ta thấy khó khăn thế nào
cũng đi cho cùng.
Sinh ra chúng ta thảy đều cùng mang riêng chức trách ta. Ta nên cố theo Mười
Điều Luật chung đưa dắt chúng ta. Cho xứng với tiếng đoàn ta. Không biết có lúc chồn
chân. Dù ta thấy khó khăn thế nào cũng không bao giờ sờn lòng. Dù ta thấy khó khăn
thế nào cũng đi cho cùng.
Nguồn thật (bài hát có tính nghi thức, khi hát phải nghiêm trang, không vỗ tay)
Anh em chúng ta chung một đường lên. Chung một đường lên đến nơi nguồn
thật. Nguồn thật là đây sức sống vô biên. Sống vô biên là sống cùng tạo vật…

Phụ lục Trang 86


Muốn nên người cường tráng
Muốn nên người cường tráng đời nay, muốn trên đường đời tiến lên hoài phải
hiệp lực phải vững lòng bền chí dày công, nhớ luôn luôn Lời hứa Luật chung. Phải biết ái
nhân như ái thân. Phải biết vui tươi khi khó khăn, mong chúng ta hãy tự tu thân mình,
rồi bao nhiêu việc khó đều xong.
Yêu mến phong trào
Nếu ai hỏi rằng: Anh đi Hướng đạo làm chi? Anh đi Hướng đạo ích gì? Thưa
rằng thích chí, vì ta thích đi Hướng đạo, vì ta mến yêu phong trào xây dựng nên
thế hệ mai sau. Ta yêu nước, ta yêu nhà, ta yêu dân tộc ta. Yêu là yêu giống nòi
của ta, ra sức phụng sự cho người. Ta yêu núi, ta yêu rừng, ta yêu đời thiên nhiên.
Yêu là yêu băng ngàn vượt suối, chí nam nhi đời ta.
Trại họp bạn
Trại Họp Bạn chốn này là nơi yêu mến. Trại Họp Bạn đón chào đoàn sinh
tuôn đến. Đây bao tim thắm nồng. Vui reo trong nắng hồng. Cùng liên kết ngàn
dây quyến luyến.
Vượt đường dài chúng ta về đây vui sống. Trại Họp Bạn có hề ngại chi cố
gắng. Gieo vui tươi khắp trời. Trong yêu thương giúp đời, làm sao xứng Đoàn sinh
Việt Nam.
Đoàn ta vui như chim giữa muôn ngàn hoa. Về đây ca liên hoan gắng công
rèn chí. Ngày mai cho xa nhau bốn phương trời xa. Lòng ta luôn bên nhau khó
nguy lo gì.
Lời Dặn Tàn Đêm
Ngày dần tiêu tan đứng vòng quanh đây cùng nắm tay ta nhắc nhau lời. Đường
đời tuy xa, gắng bền tâm lo mục đích chung giúp ích cho đời. Rồi ngày mai nhìn bóng
dáng nơi này lòng hứa với nhau rằng sắp sẵn luôn. Bền chặt tình thương đồng lòng hứa
với nhau rằng: ta chớ quên giúp ích cho đời.
TRÁNG SINH CA
Tiếng gọi Lên đường
Vừng hồng lên ai ơi nào mày râu. Rèn cho kíp tâm trí. Vì đời ta ra tay quyết che
chống. Nam nhi cao chí khí. Lá với hoa cùng chen nhau săn đón. Ta quyết phen này ra đi.
Ai kia! Đi mau! Đi mau. Thôi chớ nghi ngờ thôi chớ lo lường. Nguyện cùng đem thân
xông pha gió sương. Tai lắng hồi chiêng cùng tiến lên đường.
Tráng Sinh Ca
Kề vai oai hùng chung sức tiến lên. Tráng sinh ơi đồng tâm sá chi. Tay trong tay bền
chí lo gì. Việt Nam xã hội đang mong Tráng sinh. Đem tâm trí lên đường xây đắp. Đừng
ngại khó gian nan lấp đường.

Trang 87 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Tự chèo lấy thuyền anh
Tự chèo lấy thuyền anh. Dô ta! Đừng ngồi không khoanh tay. Dô ta! Chớ khóc
than chớ chau đôi mày. Dô ta! Mà hãy tự chèo lấy thuyền anh. Í a í a dô ta. A dô ta.
Mây gió tan hợp
Mây gió mây tan hợp, ta chớ lo gì phút giây phân kỳ. Còn trời còn non sông. Còn
người còn đoàn viên. Ta nắm tay từ biệt, dù có ra về vẫn luôn dặn lòng. Dặn lòng đừng
quyên…quên lời tuyên thệ, quên nghĩa làm người.

BÀI HÁT TUỔI TRẺ


SẼ CHIẾN THẮNG
Điệp khúc:
Việt Nam ta hướng về khát vọng chiến thắng.
Ước mơ giữ trong ánh mắt
Anh ấy, hai mươi gì đấy Dâng đầy tình yêu mãi trong tim này
Mạnh mẽ đôi bàn tay Việt Nam ta hướng về khát vọng chiến thắng.
Đôi mắt luôn hy vọng, khát khao mơ mộng Tiến lên dẫu mưa dẫu nắng
Hoài bão dâng trong lòng. Đi về cùng nhau nắm tay vai kề.

Dù nhiều gian nan vẫn thấy anh cười Tôi cũng ước mơ nhiều lắm
Sức mạnh cho bao người Dần lớn sau nhiều năm
Cùng anh em sát cánh không rời Thôi thúc khiến tôi càng muốn chứng minh
Đi tự do muôn nơi. rằng khao khát tôi ai bằng.

Tôi thấy như đang bừng sáng Đời nhiều chông gai ý chí kiên cường
Triệu trái tim Việt Nam Tôi càng thêm phi thường
Cần lắm những con người giúp nhau xây đời Đừng lo chi sẽ có những gì trên đường dài tôi
nâng đỡ nhau không rời. đi.

Biển trời bao la bát ngát đây mà Tôi thấy như đang bừng sáng
Chúng ta vẫn một nhà Triệu trái tim Việt Nam
Kề vai nhau dẫu có xa lạ Cần lắm những con người giúp nhau xây đời,
Ta cùng nhau vươn xa. nâng đỡ nhau không rời.

Biển trời bao la bát ngát đây mà


Chúng ta vẫn một nhà
Kề vai nhau dẫu có xa lạ
Ta cùng nhau vươn xa…
>> Điệp khúc

Phụ lục Trang 88


ĐƯỜNG ĐẾN NGÀY VINH
QUANG
Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi
Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi
Và chúng ta là người chiến thắng
Ðể ta khắc tên mình trên đời
Ðường đến những ngày vinh quang không còn
Dù ta biết gian nan đang chờ đón…
xa…Dù khó khăn vẫn còn…
Mà trái tim vẫn âm thầm
Ta bước đi hướng tới muôn vì sao.
Và mặt trời rực sáng trên cao vời
Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng Ban sức sống huy hoàng khắp muôn nơi
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai Cài vinh quang lên vai những người chiến thắng
Ðường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng Khoảnh khắc ghi trong tim hồng
gió. Bao khó khăn ta cũng sẽ vượt qua
Lời hứa ghi trong tim mình Và con tim ta đã ước nguyện cùng nhau vai kề
Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao. vai. Niềm vinh quang ta chia sẻ cùng nhau.

Và con tim ta đã ước ngụyện cùng nhau vai Điệp khúc (x 2)


kề vai. Niềm vinh quang ta chia sẻ cùng nhau. Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi
Và chúng ta là người chiến thắng
Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi Ðường đến những ngày vinh quang không còn
Và chúng ta là người chiến thắng xa.
Và ta biết dẫu lắm thác ghềnh cheo leo trên
đường xa. Vượt gian nan ta vươn tới những Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi
đỉnh cao. Và chúng ta là người chiến thắng
Ðường đến những ngày vinh quang… Con
đường chúng ta đã chọn.

Trang 89 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


DANH MỤC KIỂM TRA MỖI GIAI ĐOẠN

PHỤ LỤC 5.1: HOÀN TẤT GIAI ĐOẠN KHÁM PHÁ


Dưới là danh mục các yêu cầu chương trình Hướng đạo Tân sinh và Hướng
đạo Hạng II của Đạo Sài Gòn quy định mà mỗi bạn phải hoàn thành trong Giai
đoạn Khám phá này.
Chương trình này nguyên thủy dành cho ngành Thiếu, nên các mục không
còn liên quan cho bạn Tráng (được gạch dưới) có thể được bỏ qua khi khán.

Số Đề mục / Các yêu cầu Ngày khán Bởi


I. Hiểu biết phong trào Hướng Đạo:
2. Thuộc lòng và hiểu Lời hứa Hướng đạo và Luật Hướng đạo
3. Thuộc và hiểu châm ngôn, khẩu hiệu Hướng đạo
4. Hiểu thế nào là Hướng đạo và vào Hướng đạo để làm gì.
5. Vẽ đúng huy hiệu Hướng Đạo Việt Nam (hoa Bách hợp) và hiểu ý
nghĩa của huy hiệu ấy.
6. Nhận biết những đẳng hiệu của Thiếu sinh: Tân Sinh, Hạng Nhì, Hạng
Nhất, …. và tráng sinh
7. Nhận biết những cấp hiệu trong Đoàn: Toán trưởng, Toán phó, Đoàn
trưởng, Đoàn phó (*)
8. Biết tổ chức của đoàn, liên đoàn
9. Biết các đặc điểm của các ngành trong phong trào Hướng Đạo: tuổi
tác, đồng phục, cấp hiệu, châm ngôn, khẩu hiệu, màu ngành.

II. Sinh Hoạt:


1. Tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt, vắng mặt có thông báo (*)
2. Thổi sáo miệng câu: "Tiếng gọi Hướng Đạo".
3. Thuộc và đọc được Luật khăn quàng (*)
4. Thuộc lòng và hát đúng Quốc ca và Hội ca của Hướng Đạo Việt Nam.
5. Biết hát ít nhất 06 bài hát sinh hoạt Hướng đạo.
6. Biết tên đội, thực hành băng reo và khẩu hiệu đội (*)
7. Biết tiết kiệm, lúc nào cũng có một khoản tiền túi.
8. Đóng góp quỹ đoàn, quỹ đội đầy đủ.

Phụ lục Trang 90


Số Đề mục / Các yêu cầu Ngày khán Bởi
III. Nghi Thức Hướng Đạo:
1. Ăn mặc y phục Hướng Đạo gọn gàng, sạch sẽ, theo đúng quy định
trong nghi thức Hướng Đạo Việt Nam. Biết 3 loại đồng phục hướng
đạo và khi nào sử dụng. Chứng minh cách mặc đồng phục đúng
2. Biết tư thế đứng "sắp sẵn" (nghiêm) và thế nghỉ có gậy và không gậy
(*)

IV. Khéo tay và tháo vát:


1. Biết làm hẳn hòi và sử dụng đúng lúc những nút dây: nút dẹt, nút
ghế đơn, nút thuyền chài, nút nối chỉ câu, nút một vòng hai khóa, nút
thòng lọng, nút sơn ca, nút mỏ chim.
2. Làm cẩn thận và hoàn tất mọi việc nhỏ trong nhà như: gói đồ, khâu
vá, bao sách vở, phụ giặt ủi quần áo, phụ nấu cơm v.v...

V. Hoạt động ngoài trời:


1. Dấu đường: có thể nhận biết và làm hẳn hòi để sử dụng những dấu
đường sau đây: xuất phát, đi về lối này, không đi lối này, có nguy
hiểm, đợi tôi ở đây, có thư giấu về phía này, đến đích.
2. Sống ở trại ít nhất 01 đêm trước trại Tuyên hứa.

VI. Sức khỏe & cứu thương:


1. Đi bộ 5 cây số không mệt.
2. Biết trị bỏng nhẹ, trầy xước, chảy máu cam.
3. Biết giữ vệ sinh thân thể hàng ngày (*)

(Bên dưới là chương trình Hướng đạo Hạng II của Đạo Sài Gòn)
I. Hiểu biết phong trào Hướng đạo:
1. Biết tiểu sử Baden Powell.
2. Biết sơ lược lịch sử Hướng đạo Thế giới và Hướng Đạo Việt Nam.
3. Biết tổ chức của Liên đoàn, Đạo mình, biết các trưởng trong Liên
đoàn, Đạo.
4. Nhận biết các cấp hiệu của huynh trưởng Hướng Đạo Việt Nam.
5. Giới thiệu một bạn vào Đoàn và đã dạy cho em đó các môn của
chương trình Tân Sinh.
- -

II. Ca Hát:
1. Thuộc lòng và hát đúng 10 bài hát Hướng đạo.
2. Thuộc lòng và hát đúng 10 bài hát sinh hoạt, ngoài 10 bài trên.
3. Có một cuốn sổ để ghi bài hát, băng reo, và trò chơi Hướng đạo.

III. Vệ Sinh và Sức khỏe:


1. Biết và thực hành thể dục cá nhân theo cách của BP trong quyển
"Hướng đạo cho thiếu niên" (4-6 động tác).

Trang 91 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


Số Đề mục / Các yêu cầu Ngày khán Bởi
2. Đi bước Hướng đạo (chạy 50 bước xen với đi 50 bước) 2 cây số trong
không quá 15 phút.
3. Biết bơi được quảng ít nhất 20m theo kỹ thuật cơ bản bất kỳ.
4. Biết đi xe đạp.

IV. Cứu Thương:


1. Biết rửa, sát trùng vết thương.
2. Biết băng bó bằng băng cuộn và bằng tam giác.
3. Biết và trình diễn làm một cái cán bằng gậy kết hợp với khăn quàng,
hoặc với tấm chăn, hoặc áo.
4. Biết cách dùng cán chuyên chở nạn nhân.
5. Biết cách khuân vác nạn nhân một mình và với người khác.
6. Biết xử lý phỏng nặng (cấp 2)
7. Biết xử lý vết thương do vật nhọn như đinh hay lưỡi câu gây ra.
8. Biết cách chữa: vật lạ vào mắt, bầm tím, bong gân, ngất xỉu.
9. Biết cách xử lý khi có người bị rắn cắn, chó hay mèo dại cắn, trúng
độc nhẹ.
10. Biết sơ cứu khi bị nọc độc sâu bọ, rết, ong, ve, đỉa cắn hay đốt.

V. Quan sát:
1. Trong trò chơi Kim, phải nhớ ra 16 vật trong 24 vật đã nhìn.
2. Ngoài những dấu đường trong chương trình Tân Sinh, nhận biết và
sử dụng những dấu đường: nước uống được, nước không uống
được, trại về phía này, có chướng ngại vật, phân chia số người về hai
ngã.
3. Biết làm và nhận biết những dấu đường làm bằng cành cây, cỏ thắt,
đá xếp, đi đúng đường, rẽ sang phía này, có nguy hiểm, chú ý.

VI. Đời sống trại và tháo vát:


1. Đã tham dự ít nhất 3 kỳ cắm trại có ngủ qua đêm.
2. Tham gia ít nhất 02 hoạt động giúp ích (giúp ích đơn vị Hướng đạo
và giúp ích cộng đồng)
3. Nút dây: biết làm hẳn hòi và sử dụng đúng những nút dây sau đây:
nút kéo gỗ, nút thợ dệt, 2 nút ghế kép, nút chân chó, nút lạt vấn, nút
nối lạt (ngạnh trê, đầu ruồi).
4. Biết chọn củi khô và đốt lửa. Có thể nhóm lửa với hai que diêm mà
không dùng rơm giấy, cỏ khô hoặc bùi nhùi.
5. Biết cách đề phòng hỏa hoạn trong rừng, ở trại và ở nhà.
6. Biết dựng một kiểu bếp cho gọn gàng, và dùng bếp đó để nấu một
bữa cơm thường (cơm và thức ăn).
7. Hiểu sự nguy hiểm của nước dơ, biết cách chọn nước uống được và
cách khử trùng nước để uống (ngoài cách nấu sôi).

Phụ lục Trang 92


Số Đề mục / Các yêu cầu Ngày khán Bởi
VII. Truyền tin:
1. Biết các hiệu còi và thủ hiệu tập họp và di chuyển.
2. Biết và sử dụng một số loại mật thư thông thường (ít nhất 03 loại).
3. Biết sử dụng điện thoại bàn và di động

VIII. Phương hướng:


1. Biết tìm phương hướng bằng la bàn, mặt trời, đồng hồ.
2. Nhận biết các chòm sao: sao Thần Nông, chòm sao Gấu Lớn hay Gấu
Nhỏ để tìm phương Bắc; và chòm sao Nam Thập để định phương
Nam.

IX. Thiên nhiên:


1. Nhận biết hoặc trưng bày chứng liệu 10 loài thú.
2. Nhận diện các cây dược liệu và cây dại ăn được (tổng cộng trên 10
loại)
3. Nhận diện 5 loài cây có độc trong vùng.

X. Công dân trách nhiệm:


1. Biết đại cương Lịch sử Việt Nam: kể được tên các triều đại phong
kiến Việt Nam, kể được trên 10 nhân vật lịch sử tiêu biểu hay điển
cố gắn liền với các triều đại ấy.
2. Biết một di tích lịch sử trong vùng mình ở, đã đến viếng di tích ấy, và
có thể giảng giải khu di tích ấy.
3. Biết 7 ngày Lễ lớn trong năm.
4. Biết và thực hành cơ bản luật đi đường trong khi đi bộ, đi xe đạp và
đi xe gắn máy. Giải thích đựợc 5-10 bảng hiệu giao thông.
5. Thể hiện quan tâm thành viên trong gia đình: nhớ ngày sinh nhật,
nhớ ngày kỷ niệm chung; và biết phụ giúp việc nhà như nấu cơm, ủi
quần áo, dọn dẹp nhà cửa, …

Ghi chú:
Khi hoàn thành các mục (*) và tham gia một lần phục vụ, bạn có các điều kiện
cần để được trao khăn.
Thời gian rèn luyện Tân tráng – thanh niên từ ngoài vào: Tối thiểu là 2 tháng, tối
đa là 12 tháng thì phải được Tuyên hứa - sang Giai đoạn Hành trình.
Thời gian rèn luyện Dự tráng - các Kha sinh hay Thiếu sinh lên: Tối thiểu là 1
tuần và tối đa là 6 tháng thì phải chuyển sang Giai đoạn Hành trình.

Trang 93 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


PHỤ LỤC 5.2: HOÀN TẤT GIAI ĐOẠN HÀNH TRÌNH
✓ Hạng mục Ngày Bởi

Hiểu biết lịch sử ngành Tráng Hướng đạo Thế giới và


Việt Nam.
Lập Quy ước Tu thân

Kiểm điểm Quy ước Tu thân, lần 1

Kiểm điểm Quy ước Tu thân, lần 2

Tham gia tổ chức 1 dự án với Toán, Tráng đoàn trong


vai trò thành viên ban tổ chức.
Tham gia ít nhất 2 kỳ trại, hay kỳ đi bộ xuất du qua đêm
cùng với Toán hay Tráng đoàn.
Thực hiện một cuộc thám du, có nộp phúc trình.

Tham gia ít nhất hai (2) buổi Lửa dặm đường.

Tham gia phụ tá đơn vị trên 4 tháng, hay phục vụ DST,


IST tổng cộng trên 40 giờ làm việc.
Đạt được ít nhất 8 chuyên hiệu:
- Bốn (4) chuyên hiệu bắt buộc: An toàn, Lái xe, Bơi
lội, Cứu thương.
- Bốn (4) chuyên hiệu nhóm tùy chọn:

Ghi chú:
Dự kiến, thời gian hoàn thành Giai đoạn Hành trình khoảng 1-3 năm.

Phụ lục Trang 94


PHỤ LỤC 5.3: GIAI ĐOẠN LÊN ĐƯỜNG TẠI TRÁNG ĐOÀN
✓ Hạng mục Ngày Bởi

Lập Quy ước Tu thân Lên đường.

Đạt thêm chuyên hiệu nhóm tùy chọn hay đạt


một giải thưởng ngành Tráng (tùy chọn, tự cam
kết):

_________________________________________

Thực hiện dự án tự nguyện, tự sáng kiến và lãnh


đạo để thực hiện.

Tham gia phụ tá đơn vị trên 4 tháng, hay phục vụ


DST, IST tổng cộng trên 40 giờ làm việc.

Được Hội đồng Đường thông qua.

Trang 95 | Sổ tay Hành trình Tráng sinh


QUYỂN SỔ TAY NÀY ĐƯỢC BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG
NỘI BỘ TRONG ĐẠO SÀI GÒN

*****
Trong lúc biên soạn, các huynh trưởng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của mình
và có tham khảo các tài liệu Hướng đạo:
• Hướng Dẫn Nội Bộ Tổ Chức Và Sinh Hoạt – Đạo Sài Gòn, 2016
• Đường Thành Công - Baden Powell
• Guidelines For The Rover Scout Section – WOSM, 2009
• Scouting And The Environment – WOSM, 1992
• Nguyên Lý Hướng Đạo – Vĩnh Đào
• Quy Chế Ngành Tráng– VIETNAMSCOUTS, 2012
• Cuộc Sống Lữ Hành – Tôn Thất Hùng
• Sổ Tay Tân Sinh 8 Tuần – Phạm Văn Nhân
• Các tài liệu ngành Tráng của Hướng đạo các nước Úc, Canada
• Các tài liệu của Hướng Đạo Việt Nam trước đây
• Sổ Tay Đẳng Thứ (nội bộ) – Đạo Sài Gòn, 2014
• Website: saigonscouts.org
*****
Các huynh trưởng chịu trách nhiệm chính nội dung:
Nguyễn Lê Quốc Việt
Phạm Văn Nhân
Lại Công Thiện
*****
Và với sự góp ý của các huynh trưởng:
Phan Quang Tường - Nguyễn Chánh Tâm – Trần Hữu Mạnh - Lê Văn Minh
– Đinh Viết Duy – Trần Khắc Thực – Trần Hoàng Quân
*****
Trình bày bìa:
Nguyễn Chánh Tâm
***
In lần 3 tháng 3 năm 2017

You might also like