Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

CHƯƠNG 13: THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC SP

I. PHÂN LOẠI SP
Sản phẩm không chỉ là vật hữu hình mà là bất kỳ thứ gì có thể chào bán ra một thị
trường để thỏa mãn một mong muốn hay nhu cầu bao gồm hàng hóa vật chất, dịch vụ,
trải nghiệm, sự kiện, con người, địa điểm, quyền sở hữu, tổ chức hay thông tin và ý
tưởng.
Sản phẩm được phân loại dựa trên độ bền tính hữu hình và mục đích sử dụng (tiêu
dùng hay công nghiệp). Mỗi loại sẽ thích hợp với một chiến lược hỗn hợp marketing
khác nhau.
● Độ bền và tính hữu hình: Các sản phẩm được chia thành 3 nhóm tùy theo độ
bền và tính hữu hình
1. Hàng hóa ngắn hạn là loại hàng hóa hữu hình thường được dùng một lần hoặc một
vài lần. Vd bia và dầu gội vì những hàng hóa này được mua bán thường xuyên nên
chiến lược thích hợp ở đây là bày bán chúng ở thật nhiều nơi, với lợi nhuận thấp và
đẩy mạnh quảng cáo để khuyến khích người dùng thử và hình thành sự yêu thích với
sản phẩm.
2. Hàng hóa bền lâu là loại hàng hóa hữu hình thường được dùng nhiều lần. VD như
tủ lạnh, thiết bị máy móc, quần áo... Hàng hóa lâu bền thường đòi hỏi dịch vụ bán
hàng và chăm sóc khách hàng nhiều hơn, lợi nhuận cao hơn và chế độ bảo hành tốt
hơn từ người bán.
3. Dịch vụ là những sản phẩm vô hình không thể tách rời, đa dạng và phong phú,
không được lưu trữ, thường đòi hỏi việc kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn, độ tin cậy
tín dụng của nhà cung cấp cao hơn và có thể điều chỉnh. VD như cắt tóc hoặc tư vấn
pháp lý và sửa chữa đồ đạc.
● Phân loại hàng hóa theo tiêu dùng
1. Hàng hóa tiện lợi là hàng hóa chủ yếu mà người tiêu dùng mua thường xuyên hoặc
định kỳ. Ví dụ như nước ngọt, xà phòng và báo,... Người tiêu dùng thường ưu tiên mua
hàng hóa tiện lợi thường xuyên, ngay lập tức với công sức bỏ ra thấp nhất. Họ thường
sẽ mua các sản phẩm mua tùy hứng và các sản phẩm cấp bách cho nên các nhà sản
xuất hàng hóa tùy hứng và cách bách sẽ nên đặt sản phẩm của mình ở những nơi mà
khách hàng có nhiều khả năng thấy hoặc muốn mua nó ngay.
2.Hàng hóa mua sắm là hàng hóa mà người tiêu dùng so sánh dựa trên mức độ phù
hợp, chất lượng, giá cả và phong cách. VD như đồ nội thất, trang phục và các vật dụng
thiết yếu trong gia đình. Được chia thành 2 nhóm nhỏ là hàng hóa mua sắm đồng nhất
và hàng hóa mua sắm không đồng nhất.
3. Hàng hóa chuyên biệt có những tính năng hoặc dấu hiệu nhận biết thương hiệu độc
nhất dành cho một bộ phận khách hàng sẵn sàng chi nhiều hơn mức bình thường để
mua chúng. Ví dụ như xe hơi, dàn âm thanh, bộ suit dành cho nam giới. Hàng hóa
chuyên biệt không đòi hỏi phải so sánh, người mua chỉ cần bỏ thời gian đến các đại lý
phân phối để mua sản phẩm mình muốn. Mặc dù các đại lý phân phối không cần địa
điểm tiện lợi để trưng bày sản phẩm nhưng phải làm sao để cho khách hàng tiềm năng
biết được là có thể mua hàng hóa đó ở đâu.
4.Hàng hóa không nghĩ đến là những thứ người tiêu dùng không biết đến hoặc bình
thường không nghĩ đến chuyện mua nó. VD bộ cảm biến độ ẩm, bia mộ, bảo hiểm
nhân thọ. Hàng hóa này không cần được quảng cáo.
● Phân loại theo hàng hóa công nghiệp: Được phân loại dựa trên chi phí và
cách chúng tham gia vào quy trình sản xuất như: nguyên vật liệu và linh kiện,
khoản mục vốn, dịch vụ cung ứng và kinh doanh.
Nguyên vật liệu và linh kiện là sản phẩm tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất,
chúng được chia thành 2 nhóm: nguyên vật liệu thô; nguyên vật liệu và linh kiện được
sản xuất. Nguyên vật liệu thô chia thành 2 nhóm chính là nông sản và sản phẩm tự
nhiên.
Nông sản được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất và được chuyển đến các trung gian
marketing để họ cung cấp dịch vụ, phân loại, lưu kho, vận chuyển và bán hàng. Bản
chất của nông sản là dễ hỏng và mang tính mùa vụ cho nên sẽ đòi hỏi các phương pháp
Marketing đặc biệt.
Các sản phẩm tự nhiên có nguồn cung giới hạn, có trọng tải lớn và giá trị thấp phải
được vận chuyển từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Giá cả và uy tín giao hàng là hai
yếu tố chủ yếu tác động đến việc lựa chọn nhà cung cấp.
Nguyên vật liệu và linh kiện sản xuất bao gồm: Nguyên vật liệu (sắt, xi măng, kim
loại) và linh kiện (lốp xe, khuôn đúc). Nguyên vật liệu được dùng để chế biến ra
những sản phẩm khác. Linh kiện tham gia vào sản phẩm hoàn chỉnh mà không thay
đổi gì thêm về hình thức. Giá cả và dịch vụ là những vấn đề quan trọng cần cân nhắc
khi làm marketing, khâu xây dựng thương hiệu và quảng cáo ít quan trọng hơn.
Khoản mục vốn là hàng hóa có tuổi thọ dài, hỗ trợ cho việc phát triển hoặc quản lý
sản phẩm hoàn chỉnh, được chia làm hai nhóm: Công trình và thiết bị.
Công trình bao gồm nhà cửa, văn phòng, công xưởng và trang thiết bị hạng nặng (máy
phát điện, máy khoan, thang máy). Công trình là những khoản mục hệ trọng, được
mua trực tiếp từ nhà sản xuất, phải trải qua giai đoạn thương lượng trước khi đến quyết
định mua cuối cùng. Nhà sản xuất phải sẵn sàng thiết kế theo những đặc điểm kỹ thuật
cụ thể và cung cấp dịch vụ hậu mãi. Quảng cáo ít quan trọng hơn bán hàng.
Thiết bị bao gồm thiết bị nhà xưởng, công cụ dụng cụ (dụng cụ cầm tay, xe nâng hàng)
và thiết bị văn phòng (máy tính, bàn ghế). Có tuổi thọ ngắn hơn công trình nhưng dài
hơn đồ dùng văn phòng, thường thông qua trung gian vì thị trường bị phân tán về mặt
địa lý, số lượng người mua rất lớn và giá trị đơn đặt hàng nhỏ. Chất lượng, tính năng,
giá cả và dịch vụ là những yếu tố quan trọng. Đội ngũ bán hàng được ưu tiên hơn
quảng cáo.
Dịch vụ cung ứng và kinh doanh là những hàng hóa và dịch vụ ngắn hạn hỗ trợ việc
phát triển hoặc quản lý sản phẩm hoàn chỉnh. Dịch vụ cung ứng có 2 loại: Đồ dùng
phục vụ bảo vệ công tác bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa (sơn, đinh, chổi) và đồ dùng
hoạt động (dầu nhớt, than, giấy viết). Cả 2 loại này được gọi chung là MRO- bảo trì
bảo dưỡng, sửa chữa, hoạt động. hàng hóa MRO tương đương với hàng hóa tiện lợi,
thường được marketing thông qua trung gian do có giá trị nhỏ, số lượng khách hàng và
độ phân tán về địa lý lớn. Giá cả và dịch vụ rất quan trọng vì các nhà cung cấp được
tiêu chuẩn hóa và sự ưa thích đối với những thương hiệu không cao.
Dịch vụ kinh doanh bao gồm dịch vụ bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa (lau cửa sổ, sửa
máy photocopy) và dịch vụ tư vấn kinh doanh ( tư vấn pháp lý, quảng cáo). Dịch vụ
bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa được cung cấp theo hợp đồng bởi các nhà sản xuất nhỏ
hoặc từ nhà sản xuất các thiết bị gốc. Dịch vụ tư vấn kinh doanh được lựa chọn dựa
trên uy tín và đội ngũ nhân viên của nhà cung cấp.

II. KHÁC BIỆT HÓA


Khác biệt hóa sản phẩm:
- Kiểu dáng: Nhiều sản phẩm có thể được khác biệt hóa ở hình thức, kích
thước, kiểu dáng hoặc cấu trúc của sản phẩm.

Ví dụ: Quần áo có thể có nhiều kiểu dáng và cấu trúc khác nhau: có áo sơ mi, áo khoác,
áo len, áo vest, quần jeans, quần tây, quần shorts, và nhiều loại quần áo khác. Các sản
phẩm này có thể có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với sở thích và
phong cách của người mặc.

- Tính năng: hầu hết các sản phẩm có thể bao gồm nhiều tính năng khác nhau
để bổ sung cho chức năng cơ bản của chúng.

Ví dụ: Điện thoại ngoài các tính năng cơ bản như gọi điện, nhắn tin, truy cập internet,
... điện thoại còn có thể được trang bị nhiều tính năng bổ sung khác, chẳng hạn như
camera, âm thanh, màn hình, pin, bộ nhớ, tính năng bảo mật, tính năng kết nối,...

- Chất lượng tương thích: là mức độ đồng nhất của tất cả các sản phẩm về
những đặc điểm kỹ thuật mà nhà sản xuất đã hứa hẹn.
Ví dụ: porsche 911 được thiết kế tăng tốc từ 0 lên 60 dặm trên giờ trong vòng 10 giây
nếu mọi chiếc porsche 911 xuất xưởng đều là được điều này thì dòng xe đó được xem
là chất lượng tương thích cao.

- Độ bền: là một chỉ tiêu đo lường tuổi đời hoạt động kỳ vọng của sản phẩm
trong điều kiện tự nhiên hoặc có sức ép là một thuộc tính được đánh giá cao
đối với xe cộ thiết bị nhà bếp và những hàng hóa lâu bền khác.

Ví dụ: đối với xe cộ, độ bền được đánh giá bằng khả năng chịu được sự mài mòn, rung
động, và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Xe có độ bền cao sẽ có khả năng vận hành ổn
định và ít gặp sự cố hỏng hóc, đồng thời cũng giảm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa.

- Độ tin cậy: là một chỉ tiêu đo lường xác suất một sản phẩm không bị trục trặc
hoặc hỏng hóc trong một thời gian cụ thể. Người mua thường sẽ trả thêm
một khoảng cho những sản phẩm đáng tin cậy hơn.

Ví dụ: khi mua đồ điện gia dụng, người mua thường sẽ sẵn sàng trả thêm tiền cho
những chiếc đồ điện gia dụng có chất lượng cao, bền bỉ và tiết kiệm điện.

- Khả năng sửa chữa: đo lường độ dễ dàng của việc sửa chữa một sản phẩm khi
nó gặp trục trặc hoặc hỏng hóc. Khả năng sửa chữa lý tưởng là khi sản phẩm
có thể được sửa chữa một cách dễ dàng và hiệu quả, mà không cần phải sử
dụng các công cụ hoặc kỹ năng đặc biệt.

Khác biệt hóa dịch vụ:

- Đặt hàng dễ dàng: quá trình đặt hàng sản phẩm hoặc dịch vụ một cách đơn
giản, nhanh chóng và thuận tiện, từ việc tìm kiếm sản phẩm, lựa chọn, nhập
thông tin thanh toán và xác nhận đơn hàng sẽ giúp cho KH có trải nghiệm
mua sắm tốt hơn.
Ví dụ: Trang web thương mại điện tử của Amazon có giao diện người dùng trực quan
và dễ sử dụng. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm họ muốn mua bằng cách
sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc duyệt qua các danh mục. Trang web cũng cung cấp
hình ảnh và video minh họa của nhiều sản phẩm, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về
những gì họ đang mua. Amazon cũng cung cấp thông tin cập nhật về trạng thái đơn
hàng, cho phép khách hàng theo dõi đơn hàng của họ trong thời gian thực.

- Giao hàng: đề cập đến việc sản phẩm hoặc dịch vụ được đem tới cho khách
hàng, bao gồm tốc độ, độ chính xác và thái độ chăm sóc trong suốt quá trình
này.

Ví dụ: ngày nay KH muốn được giao hàng nhanh hơn. Các ứng dụng giao đồ ăn như
GrabFood, GoFood, ShopeeFood, ... cung cấp dịch vụ giao đồ ăn nhanh chóng trong
vòng 30 phút hoặc ít hơn. Các ứng dụng này có mạng lưới tài xế rộng khắp, đảm bảo
giao đồ ăn nhanh chóng và tiện lợi đến mọi nơi.

- Tư vấn cho khách hàng: là quá trình cung cấp thông tin và hỗ trợ cho khách
hàng để họ có thể đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Đây là
một quá trình quan trọng trong kinh doanh, bởi nó giúp doanh nghiệp đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, tăng cường sự hài lòng của khách hàng và thúc
đẩy doanh số bán hàng.

- Trả hàng: đây là mối phiền toái cho cả nhà sản xuất và KH. DN nên có các
chính sách hoàn trả hàng và trả tiền hợp lý để đảm bảo quyền lợi của KH.

Ví dụ, Amazon áp dụng hệ thống tự động để xử lý các yêu cầu hoàn trả sản phẩm, giúp
khách hàng tiết kiệm thời gian và cảm thấy thuận tiện.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA SP VÀ THƯƠNG HIỆU (6) THÁP SP


- Họ nhu cầu (Need family): Nhu cầu cốt lõi làm nền tảng cho sự xuất hiện của
một họ sản phẩm
Ví dụ: Sự đảm bảo
- Gia đình sản phẩm (Product Family): Tất cả các lớp sản phẩm có thể thỏa mãn
một nhu cầu cốt lõi với hiệu quả hợp lý.
Ví dụ: Tiền tiết kiệm và thu nhập
-
1. CÁC HỆ THỐNG VÀ TỔ HỢP SP
2. PHÂN TÍCH DÒNG SP
3. MỞ RỘNG CHIỀU DÀI CỦA DÒNG SP
-Các mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến chiều dài của dòng sản phẩm.
Một mục tiêu là tạo ra dòng sản phẩm để khuyến khích up-selling
VD:Như hãng sản xuất và cung ứng bia nổi tiếng Budweiser, thường cung cấp ra thị
trường 2 lựa chọn lốc bia chênh lệch về số lượng: lốc 12 lon với giá $17 và lốc 18 lon
giá $18. Khách hàng sẽ nhận thấy rằng họ chỉ bỏ thêm $1 để có thêm 6 lon bia khi
chọn lốc 18 lon. Đứng trên góc độ kinh doanh, thực chất lốc 12 lon bia chỉ đóng vai
trò như công cụ khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn.
-Một mục tiêu khác là tạo ra dòng sản phẩm hỗ trợ hoạt động bán chéo cross
selling thuyết phục khách hàng mua nhiều sản phẩm liên quan với sản phẩm
khách muốn mua
Vd:Ví dụ, khi vào trang Tiki xem mua máy ảnh, kéo xuống dưới bạn sẽ được gợi ý
mua kèm thẻ nhớ hay túi đựng máy ảnh.
1.KÉO DÀI DÒNG SẢN PHẨM
Dòng sản phẩm của mỗi công ty chỉ bao quát được một phần trong tổng biên độ
sản phẩm có thể đạt được
Ví dụ xe hơi Mercedes được đặt ở mức Biên động giá cao trong thị trường ô tô
Kéo giãn xuống một công ty định vị phân khúc giữa của thị trường có thể
muốn giới thiệu một dòng sản phẩm giá rẻ hơn
VD:sản phẩm smartphones của Samsung. Thương hiệu này phát triển các dòng
cao cấp như Edge thì sau này hãng cũng đồng thời phát triển dòng smartphone
giá bình dân như dòng A để tìm kiếm miếng bánh thị trường lớn hơn (bởi phân
khúc bình dân lượng tiêu thụ rất lớn).
Kéo giãn lên các công ty có thể nhảy vào phân khúc cao nhất của thị trường để
đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thuận lợi nhuận đi cao hơn hay đơn giản chỉ
để định vị mình
vd:Oppo vào thị trường Việt Nam năm 2013, đối mặt với rất.nhiều tên tuổi lớn.
Họ chọn định vị là Camera Phone và sử dụng kênh phân phối.cấp 1 (các cửa
hàng bán/ sửa chữa điện thoại di động..) để đưa đến tay người tiêu dùng ở vùng
ven thành.phố và những tỉnh thành lân cận (ngoài thành phố lớn).
Kéo giãn 2 chiều:Các công ty phục vụ trong thị trường tầm trung có thể kéo
dãn dòng sản phẩm của mình theo cả hai chiều lên và xuống.
VD:Unilever có các thương hiệu cao cấp như Dove trong mảng xà.phòng tắm
và Magnum trong mảng kem dưỡng và rất nhiều thương hiệu khác ở phân khúc
trung cấp và bình dân.
2. LẤP ĐẦY DÒNG: Một công ty có cũng có thể kéo dài dòng sản phẩm của
mình bằng cách thêm mặt hàng mới vào dòng sản phẩm hiện tại
vd:Chẳng hạn như thương hiệu chăm sóc răng miệng P/S bổ sung thêm bàn chải đánh răng, chỉ
nha khoa, nước súc miệng,... vào việc chăm sóc răng miệng.
3.Hiện đại hóa dòng sản phẩm đặc trưng và lược bớt sản phẩm
Mục đích của chiến lược này là làm cho các sản phẩm sát hợp với nhu cầu ngày một nâng cao của
thị trường. Doanh nghiệp nên điều chỉnh từng phần sẽ giúp tránh được khó khăn về mặt tài chính
đồng thời có thể xem xét các phản ứng của khách hàng,các đối tác với sự đổi mới/cải tiến này
trước khi thay đổi cả dòng sản phẩm.

Ví dụ: Tivi Sony từ dòng tivi đen trắng đã phát triển theo hướng hiện đại hóa để phù hợp với xu
hướng lên thành tivi màu, tivi màn hình phẳng, tivi màn hình dẹt (Plasma, LCD)

4. ĐỊNH GIÁ TỔ HỢP SẢN PHẨM


Định giá dòng sản phẩm : các công ty thường phát triển các dòng sản phẩm
thay vì sản phẩm đơn lẻ và bán với nhiều mức giá
ví dụ một cửa hàng quần áo cho nam giới có thể bán với ba mức giá 300đô, 600
đô và 900 đô
Định giá tính năng tùy chọn nhiều công ty đưa ra những sản phẩm tính năng
và dịch vụ tùy chọn đi kèm với sản phẩm chính
VD:Ví dụ khi mua máy ảnh, khách hàng được ưu đãi mua thêm thẻ nhớ với giá bằng
50% giá niêm yết.
Định giá sản phẩm đi kèm bắt buộc một số sản phẩm yêu cầu phải sử dụng cả
sản phẩm đi kèm hay sản phẩm bắt buộc
Vd: Khi mua Iphone 14 pro phải mua kèm dây sạc
Định giá hai phần các công ty dịch vụ thường áp dụng chiến lược Định giá 2
phần bao gồm phần chi phí cố định cộng với chi phí sử dụng biến đổi
Định giá sản phẩm phụ thứ cấp về sản xuất hàng hóa một số loại hàng hóa
như thịt sản phẩm từ dầu mỏ và các loại hóa chất khác thường tạo ra những sản
phẩm phụ sản sản phẩm phụ nên được định giá bán dựa trên giá trị giá trị
vd:Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất dầu dừa, thì phần xác dừa còn lại là phụ phẩm,
nếu mang đi chôn tiêu hủy sẽ tốn thêm chi phí. Dựa vào đặc tính giàu chất xơ, dinh
dưỡng và có thể được sử dụng làm phân bón, doanh nghiệp sẽ định giá phụ phẩm này
và bán ra thị trường cho những công ty phân bón làm nguyên liệu, vậy là vừa tiết kiệm
được chi phí, vừa có thêm thu nhập.
Định giá gói sản phẩm người bán thường gộp một số sản phẩm và tính năng
vào thành một gói.
Ví dụ: Các cửa hàng thức ăn nhanh như KFC thường bán combo bánh burger và một
ly nước ngọt với giá rẻ hơn mua lẻ từng món.

5. HỢP TÁC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ THƯƠNG HIỆU THÀNH


PHẦN
HỢP TÁC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU:
Các marketer thường kết hợp các sản phẩm của họ với sản phẩm công ty khác theo
nhiều cách khác nhau
vd:Dell và Intel là một ví dụ điển hình về chiến dịch hợp tác thương hiệu cấu thành. Cả
hai thương hiệu này đều hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, với Dell là nhà cung cấp
thiết bị vi tính và Intel là nhà sản xuất chip vi xử lý CPU hàng đầu. Dell và Intel đã bắt
đầu quá trình Co-Branding từ rất sớm, trước khi cả hai trở nên nổi tiếng trên toàn cầu.
Sản phẩm đầu tiên của hợp tác này là chiếc máy tính để bàn “the Turbo PC” được ra
mắt vào năm 1985 (lúc đó Dell được biết đến với tên gọi khác là PC’s Limited).
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THÀNH PHẦN:
Là một trường hợp đặc biệt của hợp tác xây dựng thương hiệu. Nó tạo ra tài sản
thương hiệu cho nguyên vật liệu, các thành phần hoặc bộ phận nhất thiết phải có trong
những sản phẩm có thương hiệu khác. Đối với các sản phẩm chính có thương hiệu
không mạnh, các nhãn hiệu thành phần có thể cung cấp sự khác biệt và các tín hiệu
quan trọng về chất lượng
VD:Có thể thấy rõ điều này ở một số thiết bị điện tử như máy tính xách tay hay điện thoại
thông minh có sử dụng mạch vi xử lý của hãng Intel. Các nhà sản xuất những sản phẩm này
thường dán lên sản phẩm của mình tem “Intel inside” (bộ vi xử lý Intel bên trong) như một
cách để củng cố cho uy tín, chất lượng của sản phẩm. Bởi lẽ, trong nhận thức của khách hàng,
Intel là một nhãn hiệu mạch vi xử lý có đẳng cấp.

IV. BAO BÌ, TEM NHÃN, BẢO HÀNH VÀ SỰ BẢO ĐẢM (3) [TRỌNG]
Bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm là những yếu tố quan trọng của sản
phẩm, góp phần tạo nên giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm.

Bao bì là một thành phần của sản phẩm, có chức năng bảo vệ sản phẩm, thu hút sự
chú ý của khách hàng và truyền tải thông tin về sản phẩm. Bao bì cần được thiết kế
phù hợp với loại sản phẩm, thị trường mục tiêu và mục tiêu marketing của doanh
nghiệp.

Ví dụ, tem nhãn của điện thoại iPhone được thiết kế với kiểu chữ đơn giản, tinh tế,
thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp của sản phẩm.

Bảo hành là cam kết của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi.
Bảo hành giúp khách hàng yên tâm hơn khi mua sản phẩm, đồng thời góp phần
nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Ví dụ, Apple cung cấp bảo hành 1 năm cho tất cả các sản phẩm điện tử của mình.
Bảo hành này bao gồm sửa chữa hoặc thay thế miễn phí các sản phẩm bị lỗi do nhà
sản xuất.

Sự bảo đảm là một biện pháp bảo vệ khách hàng khỏi những rủi ro khi mua sản
phẩm. Sự bảo đảm có thể bao gồm các hình thức như hoàn tiền, đổi trả, đổi mới,...

Ví dụ, Amazon cung cấp chính sách đổi trả miễn phí trong 30 ngày đối với tất cả
các sản phẩm. Chính sách này giúp khách hàng yên tâm hơn khi mua sắm trên
Amazon, đồng thời góp phần thu hút khách hàng mới.

Vai trò của bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm đối với chiến lược sản phẩm

Bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm đóng vai trò quan trọng trong chiến lược
sản phẩm, cụ thể như sau:

● Tạo nên giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm: Bao bì, tem nhãn,
bảo hành và sự bảo đảm góp phần tạo nên giá trị cảm nhận của khách hàng
về sản phẩm. Một sản phẩm có bao bì đẹp, tem nhãn rõ ràng, bảo hành đầy
đủ sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng và khiến họ cảm thấy tin tưởng hơn
vào sản phẩm.
● Thúc đẩy doanh số bán hàng: Bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm có
thể thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Một sản phẩm có bao bì
đẹp, bắt mắt sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ muốn mua thử
sản phẩm. Bảo hành và sự bảo đảm cũng giúp khách hàng yên tâm hơn khi
mua sản phẩm, từ đó thúc đẩy họ mua hàng.
● Tăng cường cạnh tranh: Bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm là những
yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thị trường. Một doanh nghiệp có bao bì,
tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với
các đối thủ.

Lựa chọn bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm phù hợp

Khi lựa chọn bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm, doanh nghiệp cần lưu ý
những yếu tố sau:

● Loại sản phẩm: Bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm cần phù hợp với
loại sản phẩm. Ví dụ, bao bì của thực phẩm cần đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, bao bì của điện thoại cần có khả năng chống va đập,...
● Thị trường mục tiêu: Bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm cần phù
hợp với thị trường mục tiêu. Ví dụ, bao bì của sản phẩm dành cho trẻ em
cần có màu sắc tươi sáng, bắt mắt,...
● Mục tiêu marketing: Bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm cần phù hợp
với mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp muốn
định vị sản phẩm là cao cấp, thì bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm
cần thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp.

Kết luận

Bao bì, tem nhãn, bảo hành và sự bảo đảm là những yếu tố quan trọng của sản
phẩm, góp phần tạo

You might also like