BÀI TẬP CÁ NHÂN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP CÁ NHÂN

1. Hoạt động 1
1a. Sinh viên hiểu như thế nào là cần có suy nghĩ hệ thống để thực hiện các mục tiêu
SDGs?
System thinking (tư duy hệ thống) là một cách tiếp cận giải quyết vấn đề bằng cách xem
xét vấn về đó như một phần của một hệ thống tổng thể, thay vì chỉ xem và giải quyết vấn
đề đó một cách độc lập và riêng lẻ. Đối với sinh viên, việc áp dụng suy nghĩ hệ thống
trong việc thực hiện các mục tiêu SDGs sinh viên cần phân biệt và hiểu rõ từng mục đích
của các mục tiêu SDGs và chúng không tồn tại độc lập mà chúng liên kết với nhau thông
qua các mối quan hệ phức tạp. Thay vì tập trung vào từng giải pháp, sinh viên có thể sử
dụng suy nghĩ hệ thống để đưa ra các giải pháp kết hợp có thể giải quyết nhiều vấn đề
cùng một lúc.
1.b. Dựa trên kiến thức về phát triển bền vững theo 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi
trường, hãy đề xuất một khái niệm/định nghĩa cụ thể về một vấn đề phát triển bền vững.
Khái niệm “Đô thị phát triển bền vững”
“Đô thị phát triển bền vững” là một đô thị được phát triển dựa trên cơ sở bền vững của
các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế. Dân cư hiện tại và những thế
hệ tương lai đều được tận hưởng bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng,
có quyền chăm lo, bảo vệ cảnh quan và môi trường.
2. Hoạt động 2
2.1 Tên chủ đề: Unite in Order to Float: Finding Solutions to the Refugee Crisis
2.2 SDGs 16: Peace, Justice And Strong Institutions
2.3 “Vấn đề và thách thức của tại Châu Âu, tập trung vào đảo Lesbos của Hy Lạp. Cuộc
khủng hoảng người tị nạn tại Trại Moria, chờ cơ hội tiếp tục hành trình đến điểm đến an
toàn hơn ở Châu Âu. Tuy nhiên, quyết định chính trị và các quyết định khác tạo ra điều
kiện không thể chịu đựng được, với sự trách nhiệm được chuyển từ người này sang người
khác, đồng thời cố gắng tìm giải pháp tại biên giới châu Âu.”
2.4 SDGs liên quan:
- SDG 3: Bảo đảm sức khỏe và phát triển: Người tị nạn gặp rủi ro về sức khỏe do điều
kiện sống không ổn định.
- SDG 8: Làm việc cho mọi người: Người tị nạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc
làm hoặc có điều kiện làm việc tự chọn.
- SDG 10: Giảm bất bình đẳng: Người tị nạn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và bất
bình đẳng trong xã hội.
- SDG 16: Xây dựng hòa bình, công bằng và hiệu quả: Các cuộc khủng hoảng người tị
nạn gây ra căng thẳng và xung đột, vì vậy việc giải quyết chúng đòi hỏi sự hòa bình và
công bằng.
2.5 Mục tiêu học tập ý nghĩa nhất: “Hiểu vai trò của việc đồng sáng tạo trong việc giải
quyết một vấn đề khó khăn.” Vì việc đồng sáng tạo trong giải quyết vấn đề khó khăn
mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giáo dục. Giúp sinh viên phát triển kỹ năng sáng
tạo và giải quyết vấn đề, tạo điều kiện cho sự tự tin và tinh thần làm việc nhóm. Đây là
một mục tiêu học tập mà cần được ưu tiên và thúc đẩy phát triển.
2.6 Liên quan thực tiễn trong case và SDG
- Hòa bình và Công bằng: Khủng hoảng người tị nạn thường xuất phát từ xung đột và
chiến tranh. Việc giải quyết xung đột, tạo điều kiện cho hòa bình là quan trọng để ngăn
chặn sự gia tăng của người tị nạn.
- Cơ sở hạ tầng hiệu quả: xây dựng bệnh viện, khu nhà tị nạn đảm bảo các cư dân tị nạn
được chăm sóc một cách hiệu quả. Mối quan tâm chính là sự hòa nhập suôn sẻ của người
tị nạn vào môi trường châu Âu và đảm bảo an toàn cho cuộc sống của họ.
- Bảo vệ quyền con người: Bảo vệ quyền của họ là yếu tố quan trọng để giúp họ tích hợp
một cách bền vững trong xã hội mới.
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp tăng cường giáo dục: Nỗ lực giảm tỷ lệ thất nghiệp nhưng vẫn
còn cao, và chính phủ đã áp đặt nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng, tăng thuế, và cắt
giảm để đối phó với tình hình khó khăn.
2.7 Thuận lợi, thách thức
- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng người tị nạn chủ yếu là do chiến
tranh, chế độ bất ổn hoặc điều kiện sống không an toàn ở quê nhà.
- Mục tiêu SDG trong Case bao gồm đem lại tự do hòa bình, bảo vệ quyền con
người và phát triển cơ sở hạ tầng đem lại cuộc sống đầy đủ cho người dân tị nạn.
 Thách thức
Cần đưa ra các nhận định đúng đắn đến từ các bên tham gia vào công cuộc đẩy lùi cuộc
khủng hoảng tị nạn. Cung cấp luật pháp và kinh phí để giải quyết và bảo vệ các quốc gia
thành viên Châu Âu. Đảm bảo các quyền cơ bản của người xin tị nạn. Các chính phủ
châu Âu tiến hành thành lập các tổ chức tiếp đón người tị nạn tạo điều kiện cho giáo dục,
việc làm và bảo vệ người tị nạn.
 Khó khăn
Mặc dù chính phủ Hy Lạp và EU đã thành công trong việc giảm số người tị nạn xuống
thấp tuy nhiên những người di cư vẫn tiếp tục đến các đảo Hy Lạp từ Thổ Nhĩ Kỳ, và tỷ
lệ người chết ở Địa Trung Hải so với số người đến tăng lên. Các tổ chức, như Doctors
without Borders (MSF), đã bị choáng ngợp bởi số lượng người cần giúp đỡ và cường độ
nhu cầu y tế và tâm lý, đồng thời gặp khó khăn trong việc điều trị. Đồng thời thiếu đi các
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phúc lợi người tị nạn: sự bảo vệ, sự hỗ trợ về pháp lí, sự
chắc chắn về tương lai.

You might also like