Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Các định luật vật lý về chuyển động của chất lỏng.

Các đặc điểm của sự


tuần hoàn máu trong cơ thể

1. Các định luật động lực học chất lỏng cơ bản


1.1. Định luật bảo toàn lưu lượng hay còn gọi là phương trình liên tục (continuity
equation)
Vận tốc dòng chảy v là tốc độ một phần tử chất lỏng tại một vị trí nào đấy
Lưu lượng dòng chảy Q = dV/dt là lượng thể tích chất lỏng vận chuyển qua một thiết diện của
dòng chảy, Q = S.v

l 2 Định luật: Đối với một ống không phân nhánh ,


lưu lượng qua mọi thiết diện tại một thời điểm
 
S1 V
nhất định là giống nhau.
S2 . V2 = S1 . v1

V S2
l 1

1.2. Định luật Bernoulli:


Xét một giọt chất lỏng vô cùng nhỏ (tương đương khối vi phân) có khối lượng dm và thể tích
dV, tại một thời điểm nhất định, tại vị trí của giọt chất lỏng đó áp suất thuỷ tĩnh là P. Khác với
một khối chất rắn, cơ năng của nó chỉ bao gồm động năng và thế năng do trọng lực, khối chất
lỏng ngoài động năng và thế năng do trọng trường thì còn có thế năng do áp suất. Giọt chất
lỏng thể tích dV có thế năng do áp suất là P.dV ; thế năng do trọng trường là dm.g.h ;
động năng là dm.v 2/ 2 –
Định luật: Tổng 3 thành phần thế năng do áp suất (1), thế năng do trọng lực (2), động năng (3)
của một khối vi phân chất lỏng có thể tích dV khối lượng dm là không đổi khi chuyển động (với
giả thiết rằng khi giọt chất lỏng chuyển động không bị mất mát năng lượng do ma sát)
• P.dV + dm.g.h + dm.v 2/ 2 = const
 P +.g.h +v2/ 2 = const

1
• Định luật Bernoulli thực chất là định luật bảo toàn năng lượng đối với chất lỏng khi
chuyển động nếu bỏ qua ma sát.

Trong thực tế ma sát luôn có, và có cả những hiện tượng vật lý khác làm mất mát năng
lượng của chất lỏng khi chuyển động, thí dụ hiện tượng “va đập” của các phần tử chất lỏng
với nhau và với thành ống. Hệ quả của định luật này trong trường hợp cụ thể :
Trong khi chuyển động trong một ống thiết diện không đổi nằm ngang thì áp suất chắc chắn sẽ
giảm đi. Mất mát năng lượng do ma sát làm tổng cơ năng của giọt chất lỏng giảm đi khi di
chuyển. Trong khi đó thế năng do trọng trường giữ nguyên vì ống nằm ngang, động năng cũng
giữ nguyên vì thiết diện ống không đổi nên vận tốc của chất lỏng không đổi. Như vậy chỉ có
thành phần thế năng do áp suất bị giảm, nghĩa là P giảm

1.3. Lực nội ma sát. Công thức Poiseuille


Trong thực tế luôn có ma sát khi chất lỏng chuyển động, ta xét lực ma sát giữa chất lỏng với
chất lỏng. Lực này phụ thuộc vào đặc điểm dòng chảy, kích thước và hình dạng của ống và độ
nhớt chất lỏng. Ngoài lực nội ma sát còn có ma sát giữa chất lỏng với thành ống. Nhắc lại rằng,
ma sát là do vật chất “trượt” lên nhau khi chuyển động. Không chỉ lực ma sát làm mất năng
lượng của chất lỏng, khi chuyển động xoáy, các phần tử chất lỏng có thể va đập với nhau và
với thành ống gây ra sự mất mát năng lượng do va đập.
Chất lỏng khi chuyển động chậm trong các ống nhỏ thì nói chung chuyển động theo kiểu thành
lớp (laminar flow). Trong đó các lớp cực mỏng đồng tâm sát nhau chuyển động với vận tốc
khác nhau. Vì hai lớp sát nhau có vận tốc khác nhau nên chúng cọ xát vào nhau khi chuyển
động. Sự cọ xát sẽ sinh ra lực nội ma sát giữa các lớp chất lỏng.

2
độ nhớt chất lỏngđọc
là êta) là đại lượng đặc
trưng cho mỗi loại chất
lỏng. Lực nội ma sát F
giữa 2 lớp chất lỏng tiếp
xúc nhau tỷ lệ thuận độ
nhớt chất lỏng diện
tích tiếp xúc S và chênh
lệch vận tốc giữa 2 lớp.
Công thức Poa-dơi biểu
diễn mối liên hệ giữa lưu
lượng Q của dòng chảy
chất lỏng qua ống trụ nằm
ngang với các đại lượng -
độ dài ống L, bán kính
lòng ống r, chênh lệch áp
suất thủy tĩnh giữa hai
đầu ống P và độ nhớt
chất lỏng 

Ta thấy sự tương tự giữa công thức Poa–


dơi và định luật Ohm. Sức cản thủy động
R của một hệ mạch tương tự như điện trở
R. Lưu lượng dòng máu Q qua hệ mạch
tương tự cường độ dòng điện I, hiệu điện
thế U tương tự chênh lệch áp suất P

3
2. Đặc điểm của sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn
2.1. Tính chất dòng chảy liên tục và theo một hướng.
2.1.1. Tại sao máu lại chảy được
Tim co bóp tạo áp suất cho lượng máu chứa trong tâm thất trái, nghĩa là cung cấp cho
máu trong tâm thất trái năng lượng. Động năng ban đầu của máu trong tâm thất bằng
không. Áp suất máu đẩy van tim mở ra và đẩy máu vào động mạch chủ, cứ thế chất lỏng
đi tiếp đến hệ động mạch lớn nhỏ, mao mạch. Một phần năng lượng do áp suất thuỷ tĩnh
chuyển thành động năng làm máu chuyển động. Hình dưới mô tả chất lỏng đang đứng
yên trong bình (v = 0). Khi mở lỗ thì chất lỏng thoát qua lỗ tạo thành dòng chảy, thế năng
do áp suất biến thành động năng.

.
2.1.2. Tại sao máu chảy theo một hướng
Hệ thống 4 van: giữa tâm nhĩ và tâm thất có van. Giữa tâm thất trái và đầu động mạch
chủ có 1 van, giữa tâm thất phải và động mạch phổi có 1 van. Máu do đó chỉ theo một
chiều.
Trong các tĩnh mạch có các van
2.1.3. Tại sao máu chảy liên tục trong các động mạch ngay cả trong kì tâm trương khi tâm thất
giãn ra?
• Một phần năng lượng khi máu được tống vào động mạch chủ chuyển thành động năng,
một phần thành thế năng áp suất của máu, một phần chuyển thành thế năng đàn hồi
của thành các động mạch, nghĩa là làm các động mạch giãn ra. Thành các động mạch
giãn ra tạo ra dạng thế năng đàn hồi.
• Khi tâm thất giãn ra trong kì tâm trương, các động mạch trước đó giãn ra thì nay co lại và
cấp năng lượng cho máu để chuyển động. Quá trình này thực chất là trả lại cho máu
phần năng lượng vốn của máu cấp cho thành động mạch trước đó. Nghĩa là, sự giãn ra
của thành động mạch là sự để dành năng lượng của máu để dùng trong kì tâm trương.
• Như vậy tính đàn hồi của thành động mạch làm cho dòng máu chảy liên tục không đứt
quãng ngay cả khi không có áp lực bơm máu của tim (kì tâm trương)

4

Tính đàn hồi của thành động mạch. Nhịp đập của động mạch
 Thời kì tâm thu. Máu có áp suất thuỷ tĩnh và tốc độ khi vào động mạch chủ.
 Thành động mạch có khả năng đàn hồi tức là co giãn được. Áp suất thuỷ tĩnh của máu
làm thành động mạch giãn ra, nghĩa là một phần năng lượng do áp suất của máu biến
thành thế năng đàn hồi của thành mạch.
 Ở thời kỳ tâm thất giãn (tâm trương) không còn lực co bóp của tim, nhưng lập tức đoạn
động mạch bị giãn sẽ co lại cung cấp áp suất cho máu. Áp suất thuỷ tĩnh của máu trong
đoạn động mạch khi bắt đầu co lại vẫn là giá trị áp huyết tâm thu, chỉ đến khi đoạn động
mạch co lại nhỏ nhất thì áp suất thuỷ tĩnh của máu trong đó là nhỏ nhất và đó chính là
giá trị áp huyết tâm trương.
 Sự giãn ra trên các động mạch không xảy ra đồng thời trong kì tâm thu. Thực tế các
đoạn động mạch nối tiếp nhau dãn ra và co lại, tạo ra sóng thành mạch lan truyền.
 Dùng ngón tay có thể cảm nhận được động mạch co giãn, cảm giác như mạch máu có
nhịp đập Các thầy thuốc đông y dày dạn kinh nghiệm có thể dựa vào cảm giác về nhịp
đập của động mạch cổ tay mà phát hiện bệnh, đó là phương pháp bắt mạch.
 Lưu ý là trong kì tâm trương, áp suất thủy tĩnh của máu trong tâm thất là bằng 0

5
I II I II

Động lực đẩy máu chuyển động theo một hướng trong tĩnh mạch
Máu chảy liên tục trong các tĩnh mạch theo hướng về tim là nhờ

• Các van chỉ cho máu


đi về hướng tim
• Các cơ trơn trên
thành mạch: làm co
giãn lòng mạch, góp
phần vào việc bơm
máu ở tĩnh mạch
• Sức ép của các cơ
xương lên tĩnh mạch,
các chuyển động hô
hấp, áp suất âm của
tâm nhĩ kì tâm
trương có tác dụng
hút máu về tim

2.2. Áp suất máu trên các đoạn mạch

6
Biến thiên áp suất máu trên hệ mạch

Động mạch
nhỏ

Tĩnh mạch
nhỏ và lớn

Nhĩ phải
Động mạch

Mao mạch
Thất trái

Sự giảm áp suất trên hệ mạch


• Áp suất máu ở động mạch chủ khoảng 115 130 mmHg rồi giảm dần theo chiều dài của
hệ mạch.
• Đến đầu các động mạch nhỏ áp suất máu là 70  80 mmHg
• Đầu các mao mạch chỉ còn 20  40 mmHg. Cuối các mao mạch khoảng 8  15 mmHg,
• Ở tĩnh mạch chủ đổ vào tim, áp suất máu có giá trị âm so với áp suất khí quyển.
• Áp suất giảm dần là do: máu chuyển động trong lòng mạch bị 1) mất mát năng lượng để
thắng lực nội ma sát (chuyển động thành lớp), 2) mất mát năng lượng do va đập (trong
chuyển động xoáy), khi chuyển động xoáy thì các thành phần của máu (huyết tương và
các tế bào máu) KHÔNG chuyển động song song với nhau và KHÔNG song song với
thành mạch, khi đó sẽ có sự va đập nội tại trong dòng máu và va đập máu vào thành
mạch.
• sau khi đi qua đoạn mạch áp suất máu (thế năng do áp suất) giảm càng nhiều thì có
nghĩa là sức cản của đoạn mạch càng lớn
• Sức cản hệ mạch phụ thuộc các yếu tố hình học của hệ mạch, dạng dòng chảy và độ
nhớt của máu
• Độ giảm áp suất máu lớn nhất tương ứng loại mạch máu đóng góp nhiều nhất vào sức
cản mach ngoại vi, trên hình trên sức cản tập trung ở đoạn các động mạch nhỏ và mao
mạch, lí do: bán kính lòng mạch rất nhỏ, sức cản tăng mạnh theo công thức Poa-dơi
• Lưu lượng máu qua một cơ quan phụ thuộc sức cản thủy động của hệ mạch cấp máu
cho cơ quan đó. Cách hiệu quả nhất để cơ thể tăng (hoặc giảm) lưu lượng máu đến một
cơ quan nào đó là giãn động mạch (hoặc co mạch) để giảm (hoặc tăng) sức cản hệ
mạch qua cơ quan đó. Việc co và giãn động mạch được thực hiện bởi hệ thần kinh tự
chủ một cách vô thức, ngoài ý chí của con người. Mao mạch không có cơ trơn nên
không tự co giãn được

2.3. ÁP HUYẾT và ĐO ÁP HUYẾT


Khi áp suất trong túi khí đủ lớn, áp suất thủy tĩnh lớn nhất của máu Pmax < Ptúi , áp lực
hướng từ ngoài ép lên động mạch bít chặ động mạch làm máu không thể chảy qua, ta

7
không nghe thấy dòng chảy và mạch đập bằng ống nghe. Lưu ý rằng, chỉ số áp suất trên
khí áp kế thực chất là hiệu áp suất khí trong túi khí trừ đi áp suất khí quyển.
• Mở van túi khí, rất từ từ xả bớt khí trong túi ra, vẫn liên tục nghe tiếng động mạch. Áp
suất trong túi khí giảm dần đến một giá trị mà áp huyết tâm thu Pmax vừa đủ thắng được
áp suất trong túi khí (Ptúi < Pmax), lòng mạch đang bị bít kín được hé ra, dòng máu được
khôi phục và mang tính chất mạnh, xoáy do khe hẹp. Âm thanh đầu tiên của dòng chảy
trong động mạch nghe thấy bằng ống nghe. Giá trị áp suất khí trong túi (số đo trên khí áp
kế) ghi lại vào thời điểm đó là áp huyết tâm thu (Pmax).
• Tiếp tụ từ từ xả khí, (Pmin< Ptúi < Pmax) vì áp huyết tâm trương (Pmin) vẫn nhỏ hơn áp suất
trong túi khí nên mạch lúc đóng lúc mở, máu vẫn chảy nhưng ngắt quãng và xoáy, tiếng
dòng chảy ngắt quãng vẫn nghe được.
• Phải đến thời điểm khi mà áp huyết kì tâm trương Pmin vừa đủ lớn hơn áp suất túi khí Ptúi
< Pmin thì lòng mạch luôn mở rộng, dòng chảy liên tục và mang tính chất chảy thành lớp,
không còn nghe được tiếng dòng chảy. Áp suất khí trong túi ghi nhận được vào thời
điểm đó là áp huyết tâm trương Pmin.

Thực chất các chỉ số đo áp huyết nói lên áp suất gì?

8
Áp suất thuỷ tĩnh của máu Pblood tác dụng lên thành
mạch từ phía trong
Áp suất khí quyển Patm tác dụng lên thành mạch từ
phía ngoài
Áp suất do sức căng đàn hồi của thành mạch tác
dụng lên máu Pelastic , áp suất này tỷ lệ độ giãn
thành mạch tức là tỷ lệ bán kính lòng mạch
Ở trạng thái cân bằng PBlood= Patm + Pelastic
Thí dụ: đang kì tâm thu, áp suất thuỷ tĩnh của máu
Pblood = 880 mmHg mạch máu bị kéo dãn ra ở kích
thước mà sức căng thành mạch tạo ra áp suất Pelastic
= 120 mmHg. Ở kì tâm trương, áp suất thuỷ tĩnh
của máu giảm xuống chỉ còn 840 mmHg, khi đó
mạch máu co lại, độ giãn ít hơn nên tạo ra áp suất
nhỏ hơn Pelastic = 80 mmHg

2.4. Xơ vữa động mạch, hậu quả và cách khắc phục

2.4.1. Xơ vữa động mạch là gì?


Hai loại bệnh về động mạch có tên rất giống nhau rất hay bị nhầm lẫn với nhau
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arteriosclerosis-atherosclerosis/symptoms-
causes/syc-20350569

Arteriosclerosis and atherosclerosis are sometimes used to mean the same thing, but there's a
difference between the two terms.
Arteriosclerosis occurs when the blood vessels that carry oxygen and nutrients from the heart
to the rest of the body (arteries) become thick and stiff — sometimes restricting blood flow to the
organs and tissues. Healthy arteries are flexible and elastic. But over time, the walls in the
arteries can harden, a condition commonly called hardening of the arteries.

9
Atherosclerosis is a specific type of arteriosclerosis.
Atherosclerosis is the buildup of fats, cholesterol and other substances in and on the artery
walls. This buildup is called plaque. The plaque can cause arteries to narrow, blocking blood
flow. The plaque can also burst, leading to a blood clot.
Although atherosclerosis is often considered a heart problem, it can affect arteries anywhere in
the body. Atherosclerosis can be treated. Healthy lifestyle habits can help prevent
atherosclerosis.

2.4.2. Hậu quả


 Xơ vữa động mạch dẫn đến mô cơ quan được động mạch đó nuôi thiếu oxi, dưỡng chất.
Chức năng mô cơ quan dần suy thoái.
 Dễ hình thành các cục máu đông
 Bản thân các mạch máu đó cũng dần thoái hóa, có thể phình (ngược lại với tắc hẹp),
giòn, vôi hóa, vỡ, ...
Nguyên nhân dẫn đến các hậu quả trên là nội dung của Seminar, đọc thêm các tài liệu tam
khảo bằng tiếng Anh được cung cấp

2.4.3. Khắc phục:


- phẫu thuật là cách phổ biến y học hiện đại giải quyết tình trạng xơ vữa động mạch nặng .
- Với xơ vữa động mạch vành nặng y học can thiệp bằng 1) phẫu thuật bắc cầu, 2) nong
mạch bằng stent.
- Hiện chưa có thuốc nào làm giảm mảng xơ vữa đã có. Thuốc hạ mỡ máu được kì vọng
ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa mới nhưng chưa đáp ứng kì vọng. Thuốc
loãng máu, chống đông máu giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông. Các thuốc
giãn mạch đời mới làm lòng mạch mở rộng hơn. Tuy nhiên tất cả các thuốc đều có các
tác dụng phụ nguy hại.
- Các thuốc được kê chủ yếu để giảm hậu quả của xơ vữa động mạch, nhưng không đảo
ngược được tình trạng các mảng xơ vữa và sự tổn thương thành mạch. Nguyên nhân
hình thành xơ vữa là lối sống thì vẫn còn nguyên.
2.4.4. Cách thức bền vững không phẫu thuật, không thuốc để giải quyết các vấn đề tim
mạch
https://www.youtube.com/watch?v=a7SaxwyFLOc
https://www.youtube.com/watch?v=7_ibAA2VdCs&t=1035s
https://www.youtube.com/watch?v=Ybe3TQvb0U4

2.5. Vận tốc máu trên các đoạn mạch


• Tổng tiết diện của các mao mạch bằng 200  400 lần tổng tiết diện của các động mạch
nhỏ.
• Từ định luật S.v = const  vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch (xem hình vẽ),
• Tốc độ chảy của máu ở động mạch chủ là 40 - 50 cm/ s. Lúc xuống mao mạch, tốc độ
chỉ còn là 1 mm/ s

10

11

You might also like