Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

NHÂN SÂM HÀN QUỐC (NHÂN SÂM CAO LY) TẠI VIỆT NAM TRONG

NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX


PGS.TS.Choi ByungWook

Giới thiệu
Minh Mạng (1820-1841) được biết đến rộng rãi ở Việt Nam như là vị vua có
sinh lực mạnh mẽ, đặc biệt trong việc kiểm soát việc có con với các phi tần. Trong
50 năm cuộc đời, ông có tới 142 người con, nhưng vẫn đảm bảo sự cân bằng trong
cán cân giới tính khi mà 78 người trong số đó là con trai và 64 người là con gái.
Người ta cho rằng năng lượng mà Minh Mạng có được xuất phát từ thói quen sử
dụng nhân sâm, đặc biệt là nhân sâm Hàn Quốc.
Chính sách cai trị trên nhiều lĩnh vực khác nhau của vua Minh Mạng cũng
có thể được diễn giải trong cùng một điều kiện hoàn cảnh. Ông đã rất chủ động
trong việc điều hành đế chế của mình thực hiện các chính sách mới. Để làm được
điều đó, ông phải có một thể lực khỏe mạnh nhờ vào việc sử dụng nhân sâm. Minh
Mạng cũng sử dụng nhân sâm trong đối đãi với các quần thần của mình, hầu hết họ
đều coi nhân sâm là loại cây có giá trị cao.
Nhiều câu hỏi được đặt ra: vua Minh Mạng có được lượng nhân sâm này ở
đâu? Làm thế nào ông có đủ nhân sâm để có thể chia cho các quần thần của mình?
Liệu đây có phải thực sự là nhân sâm được trồng tại Hàn Quốc? Và nhân sâm đã
giúp ích như thế nào trong việc giúp Minh Mạng hoàn thành các mục tiêu chính trị
của mình?
Có thể chắc chắn rằng, người Việt đã biết đến nhân sâm từ rất lâu, mặc dù
thật khó để xác định lần đầu tiên người Việt tiếp xúc với nhân sâm chính xác là từ
khi nào. Xem xét danh sách quà tặng của Hàn Quốc gửi đến Trung Quốc trong thế
kỷ thứ VI người ta thấy sự xuất hiện của nhân sâm . Vậy có thể giả định rằng nhân
568

sâm được biết đến ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc sau thời điểm này. Tuy
nhiên, nhân sâm lại hiếm khi xuất hiện trong các tài liệu lịch sử cũng như trong các
nghiên cứu lịch sử của Việt Nam. Theo như tôi được biết, nhân sâm không được
tìm thấy trong cuốn sử ghi chép hơn 200 năm của triều Nguyễn là Đại Nam thực
lục tiền biên. Thực lục ghi dưới thời vua Gia Long (1802-1820) cũng gần như
không đề cập đến nhân sâm . Ví dụ, khi một thành viên trung thành trong số các
569

công thần của Gia Long là Nguyễn Văn Nhân ngã bệnh, nhà vua đã ban cho quế,
gỗ đại bàng và long diên hương chứ không phải là nhân sâm . Chúng tôi không thể
570

tìm thấy nhân sâm trong danh sách những đồ dùng mà Gia Long ban cho người
thân cận nhất của ông.
Tuy nhiên, từ thời vua Minh Mạng, từ “nhân sâm”, hay Cao Ly nhân sâm
(nhân sâm Hàn Quốc) đã xuất hiện rải rác trong Đại Nam thực lục. Điều gợi ra
rằng nhân sâm đã trở thành một thành tố lịch sử. Thời vua Thiệu Trị (1841-1847)
cũng chứng kiến sự xuất hiện của những từ “nhân sâm” như thế .
571

Trong những năm đầu của thời vua Tự Đức (1848-1883), chúng tôi vẫn có
thể tìm thấy những ghi chép liên quan đến nhân sâm cho đến năm 1860. Nếu chúng
ta nhớ rằng trong 28 năm dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị (1820-1847), nhà
Nguyễn đã rất tích cực trong các hoạt động giao thiệp với bên ngoài gồm cả
Canton và Hạ Châu, phát triển trong nước và mở rộng lãnh thổ, mặc dù nhà
Nguyễn cuối cùng cũng rút khỏi Campuchia vào năm 1847 để củng cố lãnh thổ
như Việt Nam hiện nay. Sự xuất hiện thường xuyên của các từ “nhân sâm” có thể
được cho là đã đại diện cho sức sống của đế chế nhà Nguyễn.
Hai vấn đề trên sẽ được thảo luận trong bài viết này. Đầu tiên là các địa
điểm có thể là những con đường mà người Việt mua nhân sâm từ nước ngoài. Phần
thứ hai thảo luận về những cách mà các hoàng đế chia sẻ nhân sâm với công thần
của họ. Các ví dụ về những khoản ban tặng cho quan chức văn nhân sẽ được giới
thiệu đầu tiên, trong khi phần sau của mục này lại bàn về sự phân phối nhân sâm
cho binh sĩ của nhà Nguyễn trên chiến trường.
1. Lộ trình nhân sâm đến Huế
Một ngày tháng Hai năm 1835 (Âm lịch), Minh Mạng đã chỉ trích “sự thô
tục” trong bài thơ về nhân sâm của hoàng đế Trung Hoa là vua Càn Long. Ông
trích dẫn một phần của bài thơ như sau: “Ngũ diệp tam nha vân cát ủng, Ngọc kinh
châu thực lộ cam bạc”. Theo quan điểm của ông thì sự diễn tả của vua Càn Long
quá thô tục, thiếu trí tưởng tượng thơ mộng hoặc tính chất biểu tượng, và quá tập
trung vào việc đánh bóng từ ngữ. Tôi cho rằng, Minh Mạng có vẻ không hài lòng
572

với sự thể hiện của từ “ngọc kinh” để tượng trưng cho nhân sâm, bởi vì “ngọc
kinh” còn có nghĩa thứ hai - nó đề cập đến cơ quan sinh sản của nam giới. Nếu từ
này được liên kết với từ “châu”, có nghĩa là “màu tím”, câu “Ngọc kinh châu thực
cam lộ bạc” có thể được dịch thành “Cơ quan màu tím đang thực sự được bao phủ
bởi giọt sương ngọt bé nhỏ”, mặc dù nghĩa đen của nó là “gốc rễ ngọc bích và trái
cây màu đỏ được phủ sương ngọt ngào.” Ý nghĩa của “Ngũ diệp tam nha vân cát
ủng” là “năm lá và ba nhánh (chỉ những chiếc lá nhân sâm và “ngũ diệp tam nha”
thường được sử dụng để chỉ nhân sâm) đang hạnh phúc ôm ấp đám mây”; Tuy
nhiên, câu này cũng có thể được hiểu như là sự mô tả mang tính phồn thực, vì các
từ miêu tả như “đám mây”, “năm lá”, “ba nhánh” và “vòng tay hạnh phúc”.
Tuy nhiên, những lời chỉ trích này cho thấy một thực tế quan trọng, Minh
Mạng đã quá quen thuộc với nhân sâm (bao gồm cả lá) tương tự như hoàng đế Càn

2
Long. Nói cách khác, tôi tin rằng Minh Mạng còn biết một số loại nhân sâm khác
nữa.
Cách thức truyền thống nhất để Việt Nam nhập khẩu nhân sâm là từ kinh đô
của Trung Quốc, vì đây là nơi người Việt thực hiện nghĩa vụ triều cống thường
xuyên 4 năm 1 lần dưới thời Nguyễn. Theo Đại Nam thực lục, các cống vật trong
năm 1839 trở về sau, bao gồm một cặp ngà voi, hai miếng sừng tê giác, vải bông
và lụa sản xuất trong nước, gỗ đại bàng, tốc hương ( 速香), sa nhân (砂仁) và cau
trầu .
573

Tuy nhiên, trên thực tế, các sản phẩm mà Việt Nam đưa đến Bắc Kinh đã có
nhiều hơn các mục sản vật triều cống. Trong trường hợp của Hàn Quốc, các phái
đoàn triều cống đến Trung Hoa với số lần lớn hơn hẳn (ít nhất ba lần một năm),
các nhóm thương nhân gắn chặt với nhiệm vụ chính của họ. Còn trường hợp của
Việt Nam đến Bắc Kinh, chúng tôi không có bất kỳ bằng chứng nào về nhóm
thương gia đặc biệt này, tuy nhiên các quan lại triều đình bản thân cũng tham gia
vào hoạt động buôn bán với quy mô hạn chế. Với mục đích này, họ mang thêm
hàng hóa của họ sang Trung Quốc và trao đổi các sản phẩm của người Việt với
người Trung Quốc.
Một bằng chứng tuyệt vời là phần miêu tả tiếp theo trong Đại Nam thực lục.
Các ghi chép cho chúng ta thấy bao nhiêu quan chức đã được tham gia vào hoạt
động thương mại ở Bắc Kinh và làm thế nào nhân sâm được mua lại. Cho phép tôi
giới thiệu những khiếu nại của một nhóm các viên quan thuộc lớp trẻ hơn chống lại
việc các thành viên của đoàn triều cống đã tham gia hệ thống trao đổi hàng hóa ở
Bắc Kinh: “Các thành viên của Thanh sứ (hoặc các phái viên đi đến nhà Thanh)
mang theo nhiều hàng hóa, và trao đổi với Thanh hóa (hàng hóa của nhà Thanh)
[…] tất cả các thành viên của Thanh sứ từ bây giờ nên sử dụng bạc để trao đổi, và
chúng ta nên cấm họ mang theo hàng hóa của chúng ta.” 574

Phản ứng trước yêu cầu này, lập luận của Minh Mạng là rất rõ ràng: “Các đề
nghị này hoàn toàn không hợp lý. Nhìn chung, đã có một nguyên tắc tồn tại từ xưa
đến nay là chúng ta trao đổi những gì chúng ta có với những gì chúng ta không có.
[…] Quế; thảo quả và tổ yến là những gì chúng ta có. Bất cứ khi nào họ đến nhà
Thanh họ mang theo một số sản phẩm và đổi lấy những hàng hóa có giá trị của nhà
Thanh […] như nhân sâm, thuốc men và sách” . 575

Ngoài ra, các thành viên của đoàn triều cống dường như đã được phép tiến
hành các hoạt động buôn bán mang tính tư nhân. Trong nhiều trường hợp, một số
quan chức và phiên dịch viên (có thể là người Trung Quốc) từ cơ quan “hành nhân
Ty” có thể đã thử làm những việc vượt ra khỏi quyền hạn của mình . Năm 1846,
576

vận rủi đã xảy đến với các thành viên của một phái đoàn ngoại giao đã mang hàng
hóa tư nhân vượt quá số lượng cho phép. Chắc chắn vì số lượng hàng hóa vượt

3
mức này mà Trương Hiếu Hợp, Phạm Chí Hương và Vương Hữu Quang trên
đường trở về đã tự ý huy động thêm người tham gia vào việc vận chuyển hàng hóa
tư nhân này. Sự việc này bị phát giác và họ đã bị giáng chức .
577

Họ lấy nhân sâm từ đâu? Và những loại nhân sâm gì đã được đưa về Việt
Nam? Đại Nam thực lục cho chúng ta một ghi chép để trả lời cho những câu hỏi
đó. Khi các quan chức triều đình là Nguyễn Trung Vũ, Nguyễn Đình Tân, Đặng
Văn Khải chuẩn bị rời Bắc Kinh vào năm 1830, Minh Mạng đã nghĩ ra một thỏa
thuận khéo léo để có được nhân sâm: “Vào ngày các người đến Yên Kinh [Bắc
Kinh] hãy tâu với Lễ Bộ nhà Thanh rằng đất nước của chúng ta thường chỉ có một
số lượng ít nhân sâm, do đó hãy đề nghị họ gửi cho chúng ta Quan Đông nhân sâm
thay vì quà của hoàng gia với giá trị bằng một nửa giá của những tặng phẩm hoàng
gia đó.”
578

Ý tưởng của Minh Mạng là ông sẽ nhận được nhân sâm Quan Đông bằng
cách bán lại chỉ bằng nửa giá tiền những món quà hoàng gia mà hoàng đế Càn
Long ban tặng.
Ở đây chúng ta cần phải làm rõ nhân sâm Quan Đông là gì. Trong một phần
của Thực lục, “Quan Đông nhân sâm” xuất hiện bên cạnh “Cao Ly nhân sâm”.
Nhưng trong nhiều trường hợp khác, “nhân sâm Quan Đông” còn được đặt lên
trên cả “Cao Ly nhân sâm” . Từ thứ tự này, có thể giả định rằng nhân sâm Quan
579

Đông được đánh giá là có giá trị cao hơn so với nhân sâm Cao Ly. Ngoài ra, chúng
ta cần phải nhớ rằng người sáng lập ra triều đại nhà Thanh, Nurhachi (Nỗ Nhĩ Cáp
Xích) (1559-1629) là một nhà buôn nhân sâm có thế lực lớn. Lợi dụng sự độc
quyền về lông thú và nhân sâm vùng Mãn Châu, đặc biệt là từ phía Bắc của núi Bai
Zhang trên khu vực biên giới giữa Hàn Quốc và Mãn Châu, ông có điều kiện tích
lũy của cải để chuẩn bị trang thiết bị quân sự cho mình. Dựa trên thông tin này, ta
có cơ sở hợp lý để giải thích “Quan Đông” là “phía Đông của đèo Shan Hải
(Quan)”, tức là khu vực Mãn Châu. Cụ thể là, Quan Đông nhân sâm có thể được
dùng để chỉ giống nhân sâm tự nhiên có nguồn gốc từ khu vực Mãn Châu. Giống
nhân sâm tự nhiên này nổi tiếng hơn hẳn so với Cao Ly nhân sâm, vốn là loại được
trồng chuyên để xuất khẩu trong thế kỷ XIX.
Quan điểm của chúng tôi được chứng thực bởi một nghiên cứu quan trọng
về vấn đề nhân sâm giữa Hàn Quốc và nhà Thanh Trung Quốc. Kim Seonmin đã
cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích. Trước khi triều đại nhà Thanh
được thành lập, nhân sâm Hàn Quốc (nhân sâm tự nhiên) là một món quà rất quan
trọng để biếu tặng hoàng đế Trung Hoa. Tuy nhiên, kể từ thời kỳ đầu của triều đại
nhà Thanh, nhân sâm Hàn Quốc đã không còn nằm trong danh sách các cống vật
nữa, vì nhân sâm đã trở thành là một sản phẩm địa phương của Trung Quốc. Theo
Kim Seonmin, quá trình chuyển đổi này cho thấy sự thay đổi về mặt lãnh thổ. Bây

4
giờ Trung Quốc đã có một khu vực trồng nhân sâm nên nhân sâm từ Hàn Quốc đã
không còn cần thiết nữa . Ngược lại, còn có trường hợp triều đình nhà Thanh ban
580

tặng nhân sâm cho phái đoàn sứ giả Hàn Quốc . Điều này cho thấy, loại nhân sâm
581

tự nhiên duy nhất mà người Việt có thể nhận được ở Bắc Kinh là nhân sâm Mãn
Châu.
Bên cạnh Quan Đông nhân sâm, chúng tôi còn bắt gặp một số cái tên khác
dùng để chỉ nhân sâm trong Đại Nam thực lục. Các từ phổ biến nhất là “nhân
sâm”, tiếp đó là “Cao Ly nhân sâm”. Bên cạnh đó, “thượng phương nhân sâm”,
“chính bắc thượng phẩm nhân sâm”, “tây dương tối đại nhân sâm”, “nam sâm”,
“sâm”, “hồng nhục tây sâm”, “hồng nhục sâm” “Cao Ly cống phẩm nhân sâm” và
“Quan Đông cống phẩm nhân sâm” là tên gọi khác cho nhân sâm trong lưu trữ
Hoàng gia (vũ kho) tại Huế.
Nhân sâm có nhiều loại, nhưng có thể được phân thành ba loại theo khu vực
sản xuất là Cao Ly nhân sâm, nam sâm và tây sâm. Cao Ly nhân sâm có xuất xứ từ
Hàn Quốc ; nam sâm được cho là có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, Miến
582

Điện, và các phần thuộc trung tâm của Việt Nam ; cuối cùng, tây sâm (nhân sâm
583

phương Tây) chắc chắn đó là nhân sâm Mỹ. 584

Địa điểm đầu tiên người Việt có thể có được nhân sâm Hàn Quốc là Bắc
Kinh. Ở Hàn Quốc, các khu buôn bán nhân sâm nằm độc quyền trong tay của
nhóm thương gia Eui Ju, đóng ở vùng phía Bắc của bán đảo Triều Tiên từ đầu thế
kỷ XIX. Các thương gia trong nhóm Eui Ju gắn kết chặt chẽ với các thông dịch
viên - những người có đặc quyền để đi cùng với các đại sứ ngoại giao đến Bắc
Kinh, vượt qua khu vực Mãn Châu với một số lượng nhân sâm hạn chế . Khi các
585

nhóm phái viên đến Bắc Kinh, nhân sâm sẽ được mang bán.
Hầu hết nhân sâm được bán cho các thương nhân Trung Quốc, nhưng cũng
không loại trừ khả năng các thương nhân Hàn Quốc có thể đã bán nhân sâm cho
những khách hàng nước ngoài khác vì các khu chợ nhân sâm được gọi là “Nhân
sâm Cục (Cục quản lý nhân sâm)” được bố trí ngay cạnh khu nhà khách của các
phái viên ngoại giao Hàn Quốc. Đây cũng là nơi mà khách hàng từ các nơi đổ về.
Các bậc trí giả Trung Quốc và Hàn Quốc cũng thường gặp gỡ ở nơi đây để cùng
thưởng thức trà, rượu và đàm đạo . Các thành viên của phái đoàn Việt Nam chắc
586

chắn đã rất tò mò về thị trường nhân sâm này.


Trong hoàn cảnh đó, người Việt Nam có thể đã có nhiều cách để có được
nhân sâm Hàn Quốc ngay tại Bắc Kinh: Một là từ các thương nhân Trung Hoa; Hai
là mua nhân sâm ở các cửa hàng dược liệu; Khả năng thứ ba liên quan đến thương
nhân Hàn Quốc tại chợ nhân sâm. Ngoài ra, tôi cho rằng, cũng có khả năng người
Việt có được nhân sâm từ Bộ Lễ của triều đình nhà Thanh, như trong trường hợp

5
thu mua nhân sâm Mãn Châu. Bằng chứng về sự tồn tại của Cao Ly cống phẩm
nhân sâm (nhân sâm Hàn Quốc thuộc các hạng mục cống vật) đã đề cập ở trên.
Mặc dù số lượng nhân sâm Hàn Quốc mà các thương gia được phép mang
đến Trung Quốc bị kiểm soát nghiêm ngặt, họ vẫn tiếp tục cố tránh rào cản đó
bằng việc đàm phán với các thanh tra viên ở Hàn Quốc và của Trung Quốc . Ngoài
587

ra, số lượng nhân sâm được cho phép của các thương gia Eui Ju liên tục tăng trong
nửa đầu của thế kỷ XIX, từ 200 geun (tương ứng với cân của người Việt) vào năm
1811, 800 geun năm 1823, 4000 geun năm 1828, 8000 geun vào năm 1832, lên tới
40.000 geun năm 1847 dẫn đến ngày càng nhiều cơ hội cho người Việt có thể có
588

được nhân sâm Hàn Quốc với giá rẻ hơn ở Bắc Kinh.
Địa điểm thứ hai mà Việt Nam có thể có được nhân sâm Hàn Quốc là
Canton ở Quảng Châu. Khả năng này được chứng thực bởi các văn bản đầu tiên về
nhân sâm và sự phân phối chúng trong Đại Nam thực lục, vào tháng Bảy năm 1823
(Âm lịch) khi những chuyến đi đầu tiên đến Canton bắt đầu vào tháng 5 năm
589

1822, và phải phụng mệnh trở về Việt Nam vào mùa đông. Gần đây, người ta phát
590

hiện ra rằng các quan chức người Việt cùng với các thương gia Trung Quốc (với
các chức danh của quan lại trong Hành nhân Ty) thường xuyên được gửi đến
Canton trên những thuyền buồm giăng ngang có đáy bọc đồng để mua hàng hóa
Trung Quốc giữa những năm 1820 và 1840. Trong thời gian cư trú từ năm đến
591

sáu tháng ở Canton, các quan lại đi xứ người Việt đã thu mua các mặt hàng mà họ
cần.
Chúng tôi có bằng chứng rõ ràng rằng họ có nhu cầu mua sách, trà và dược
liệu, mặc dù không có bằng chứng trực tiếp được tìm thấy để làm sáng tỏ việc họ
592

đã mua nhân sâm ở đây, nhưng nhân sâm Hàn Quốc chắc chắn phải nằm trong
danh mục dược liệu. Bằng chứng là rễ nhân sâm đã được chuyển từ phía Bắc
Trung Quốc quanh khu vực Bắc Kinh để vào thị trường dược liệu Canton. Trong
điều kiện về nội thương ở Trung Quốc giai đoạn này, nhân sâm từ vùng Zhi Yi
(Trực Lệ trong Hán - Việt) là một hạng mục quan trọng của thị trường Canton. 593

Đây là một loại nhân sâm Hàn Quốc. Kết luận này xuất phát từ thực tế là Trung
Quốc không sản xuất nhân sâm trừ nhân sâm tự nhiên ở vùng Mãn Châu (nằm dưới
sự độc quyền của hoàng gia), còn nhân sâm Hàn Quốc lại được giao dịch thường
xuyên ở Bắc Kinh.
Nhân sâm Hàn Quốc tại Canton cũng có thể được nhập lậu. Trong suốt thế
kỷ XIX, hình thức thương mại phi quan phương ở khu vực ven biển phía Tây của
Hàn Quốc diễn ra với tần suất khá lớn. Nhóm thương gia Kae Seong được triều
đình Triều Tiên cho độc quyền trồng nhân sâm đã tìm cách thu nhiều lợi nhuận
hơn từ hoạt động buôn bán nhân sâm với thị trường bên ngoài, bên cạnh việc cung
cấp cho những thương nhân Eui Ju. Từ đầu thế kỷ XIX, buôn lậu nhân sâm qua

6
biển Hoàng Hải ngày càng trở nên nghiêm trọng. Những nhân sâm Hàn Quốc
594

mua bán bất hợp pháp được đưa sang Trung Quốc bằng đường thủy, và có thể giả
định rằng một trong những điểm đến trực tiếp và gián tiếp trong lộ trình này là
Canton, nơi các thuyền buồm giăng ngang của Việt Nam thường xuyên lui tới.
Hoạt động của các nhà truyền giáo Pháp thuộc Hội Thừa sai Paris (Société
des Étrangères de Paris) cung cấp cho chúng ta những ví dụ liên quan đến danh
tiếng, hoạt động buôn bán bất hợp pháp và các tuyến hành trình của nhân sâm Hàn
Quốc trong thế kỷ XIX.
Theo các nghiên cứu được tiến hành bởi Cho Hyeon-Beom, 20 nhà truyền
giáo người Pháp vào Hàn Quốc từ năm 1836 đến năm 1865. Trong số đó, ba người
đầu tiên đã tới Hàn Quốc bằng đường bộ qua địa điểm Eui Ju, quê hương của
nhóm thương nhân Eui Ju. Tuy nhiên, từ năm 1845, các nhà truyền giáo Pháp đã
cập bờ phía Tây của bán đảo Triều Tiên thông qua các chuyến đi bằng đường
biển. Tác giả Cho Hyeon Beom giải thích những thay đổi trong việc sử dụng
595

đường biển thay vì đất liền là bởi lệnh kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới Eui Ju
nhằm chặn đứng lối vào bất hợp pháp của các nhà truyền giáo. Tuy nhiên, tôi tin
596

rằng sự thay đổi này đại diện cho sự phát triển vượt trội và sự tiện lợi của các tuyến
vận chuyển bằng đường biển ở vùng Hoàng Hải trong suốt thế kỷ XIX khi việc
buôn bán bất hợp pháp bằng đường biển ở cả Hàn Quốc và Trung Quốc đã gia tăng
hơn trước. Qua mạng lưới buôn bán bất hợp pháp này, hàng hóa qua lại giữa Trung
Quốc và Hàn Quốc, cũng như với các nhà truyền giáo người Pháp, được tiến hành
nhờ sự giúp đỡ của các thương nhân buôn bán bất hợp pháp.
Bằng chứng của các tuyến hải trình chở hàng hóa là trường hợp của Đức
Giám mục Bemeaux (Simeon Francois Bemeaux) (1814-1866). Ông đã từng ở Việt
Nam , sau đó nhập cảng tại các vùng Chang Yeon nằm ở khu vực ven biển của
597

phần trung tâm phía Bắc của bán đảo Triều Tiên vào năm 1856 thông qua đảo
Baek Ryeong , hòn đảo nằm xa nhất về phía Tây (so với vùng trung tâm Hàn
598

Quốc), nhưng lại gần với khu vực ven biển của Chang Yeon (dưới 20km), gần Kae
Seong. Từ khu vực này, ông ta tới Seoul để làm việc cho đến khi ông tử vì đạo
năm 1866. Trong thời gian này, ông thường xuyên gửi và nhận hàng hóa đến và đi
từ các đồng nghiệp truyền giáo của mình ở Trung Quốc. Danh sách các mặt hàng
mà ông ta gửi đến các đồng nghiệp ở Mãn Châu vào năm 1865 rất đáng được chú
ý. Nó bao gồm 1 đôi giày Hàn Quốc, 3 chiếc đồng hồ cần sửa chữa, và 1 hộp sâm
Hàn Quốc . Trong bức thư gửi cho đồng nghiệp của mình là Verrolles (Emmanuel
599

Jean Francois Verrolles, 1805-1878) ở Mãn Châu, Bemeaux đã có một ghi chú rõ
ràng rằng hộp nhân sâm được gửi đến ngài Giám mục ở Canton. 600

Việc phổ biến nhân sâm Hàn Quốc ở nước ngoài có nhiều nguyên nhân. Yếu
tố cơ bản nhất là sự suy giảm mạnh mẽ của nhân sâm tự nhiên vào đầu thế kỷ

7
XVIII do sự khai thác quá mức phục vụ mục đích buôn bán bất hợp pháp tới Trung
Quốc và Nhật Bản, đưa đến cuộc khủng hoảng nhân sâm ở Hàn Quốc. Tại thời
601

điểm đó, triều đình Hàn Quốc đôi khi đã phải lo lắng rằng họ không có đủ nhân
sâm để biểu tặng các Shogun Nhật Bản, vì vậy thậm chí có ý kiến tâu lên vua rằng
nên nhập nhân sâm tự nhiên từ Trung Quốc. Trong bối cảnh này, những nỗ lực cải
602

tiến kỹ thuật trồng nhân sâm được thực hiện. Kết quả của cố gắng này thật to lớn.
Đến cuối thế kỷ XVIII, sản lượng nhân sâm trồng tăng lên. Bắt đầu từ thời điểm
này, triều đình Hàn Quốc cho phép tăng hạn ngạch xuất khẩu nhân sâm sang Trung
Quốc bằng đường bộ gắn liền với những thương nhân Eui Ju.
Bên cạnh sự gia tăng của các sản phẩm nhân sâm cũng như hạn ngạch xuất
khẩu nhân sâm, sự phát triển của các kỹ thuật chế biến nhân sâm cũng là một lý do
quan trọng cho hành trình lan tỏa dài và rộng hơn của nhân sâm Hàn Quốc. Từ
cuối thế kỷ XVIII, công nghệ nhân sâm đỏ (hong sam theo cách gọi Hán - Hàn và
hồng sâm trong Hán - Việt) làm từ rễ cây nhân sâm trồng thương mại, đã trở nên
rất phổ biến. Nhân sâm tươi không lưu trữ được trong thời gian dài vì dễ dàng bị
hỏng còn nhân sâm khô thì lại rất giòn. Tuy nhiên, nếu người ta hấp nhân sâm
trồng có độ tuổi 6 năm cho đến khi chuyển màu đỏ, nhân sâm đó có thể giữ được
trong một khoảng thời gian dài và ở điều kiện thời tiết ẩm ướt. Ngoài ra, người ta
tin rằng hiệu quả y tế của nhân sâm sẽ đạt đến mức cao nhất nếu áp dụng kỹ thuật
này. Sự lan rộng của kỹ thuật chế biến nhân sâm đỏ bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII
gắn với sự gia tăng trong sản xuất nhân sâm tại Hàn Quốc. Vì vậy, nếu xét về Cao
Ly nhân sâm thì nhân sâm đỏ chính là mặt hàng đã chảy ra khỏi bán đảo Triều Tiên
bằng cả đường bộ và đường biển trong suốt thời kỳ bùng nổ sản xuất nhân sâm vào
nửa đầu của thế kỷ XIX.
Bước sang giữa thế kỷ XIX, kỹ thuật sản xuất nhân sâm đỏ đã trở nên khá
phổ biến trên khắp các khu vực Kae Seong. Nếu ai đó mua được một lượng nhân
sâm tươi, bí mật xử lý nó trở thành rễ nhân sâm đỏ, và bán chúng trên biển Hoàng
Hài cho các thuyền buôn Trung Quốc, người đó thể dễ dàng trở thành một triệu
phú, đặc biệt nếu người đó có đủ vốn và sống ở gần khu vực ven biển gần Kae
Seong. Đây là một hoạt động kinh doanh có sức thu hút rất lớn. Ngay cả những
người thuộc giai cấp quý tộc, các yangban, cũng không thể làm ngơ trước sức hút
của hoạt động kinh doanh này.
Lee Chul-sung, sử dụng một bản ghi chép trong thế kỷ XIX
(Podocheongdeunglok), cho chúng ta một ví dụ tuyệt vời. Vào năm 1863 một quý
tộc địa phương ở khu vực Incheon tên là Cho Kwan-seop đã đến thăm một trang
trại nhân sâm ở Kae Seong để mua rễ nhân sâm đỏ. Các chủ sở hữu của trang trại
này đã sản xuất bất hợp pháp nhân sâm đỏ cho ông ta, và ông ta đã mua 160 geun
nhân sâm. Cho Kwan-seop còn thuê người bán nhân sâm cho các thương nhân
ngoại quốc. Cho Kwan-sep còn kiếm lợi bằng việc cho người khác vay tiền để

8
buôn bán. Trên vùng biển Hoàng Hải, nhân sâm đỏ được giao dịch để đổi lấy vải
của phương Tây (seoyangmok, hoặc tây mộc dương trong tiếng Việt, trên thực tế là
vải bông Ấn Độ) (140 geun nhân sâm đỏ đổi lấy 150 cuộn vải phương Tây). Khi603

các đại lý nhân sâm bán vải của phương Tây ở thị trường Hàn Quốc, họ tăng gấp
đôi lợi nhuận thông qua việc buôn bán nhân sâm. Hiện tượng này càng trở nên phổ
biến hơn sau Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất (1840-1842). Sau cuộc chiến,
ngoài Canton, 5 hải cảng khác đã được mở cửa và hàng hóa phương Tây được giao
dịch gần với bán đảo Triều Tiên hơn, khiến ngày càng có nhiều nhân sâm đỏ được
xuất ra khỏi Hàn Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng hình thức giao thương trên
biển này đã bắt đầu trước năm 1840, khi hàng hóa phương Tây đã được cung cấp
một cách ổn định cho Canton, thương mại ven biển bằng thuyền mành đã phổ biến
ở Trung Quốc, sản xuất nhân sâm liên tục tăng, và nạn tham nhũng đã trở nên phổ
biến, phản ánh sự cai trị lỏng lẻo của nhà nước Hàn Quốc.
Nhân sâm Mỹ cũng đã dễ dàng được tìm thấy trong các cửa hàng thuốc ở
Canton trước những năm 1840. Kể từ lần đầu tiên chúng được tìm thấy ở Canada
và đưa đến châu Âu vào năm 1710 bởi một vị linh mục Dòng Tên, Lafitau (Joseph
Francois Lafitau, 1681-1746), nhân sâm Mỹ dần trở nên phổ biến tại các thị trường
châu Âu và Trung Quốc. Sau khi giành được độc lập, các thương nhân Hoa Kỳ
604

quan tâm đến nhân sâm tự nhiên từ vùng Đông Bắc của Hoa Kỳ, có vĩ độ tương
đương với vị trí của núi Bai Zhang ở Trung Quốc. Khi con tàu đầu tiên là Nữ
hoàng Trung Hoa tới Canton vào năm 1784, nó đã được chất đầy nhân sâm tự
nhiên. Đây là mặt hàng quan trọng và người ta tin rằng nó sẽ mang lại vận may cho
thương mại của Hoa Kỳ. Sự thật quả đúng như vậy. 605

Ngoài các tuyến đường nhân sâm từ Bắc Kinh và Canton, cũng có bằng
chứng về một loại hình lưu thông nhân sâm theo con đường cá nhân. Năm 1841,
vua Thiệu Trị nhắc lại “Năm ngoái tỉnh Sơn Tây đã dâng lên triều đình vàng, ngọc,
lụa và nhân sâm. Các món quà đã bị trả lại”. Sau đó, vua Thiệu Trị phát hiện ra
606

rằng các tặng phẩm ấy đã bị tịch thu từ một tội nhân có tên là Phạm Khắc Tuy ở
tỉnh Sơn Tây. Bối cảnh của ghi chép này khá mơ hồ. Tuy nhiên, chúng tôi lại tìm
thấy một vài sự kiện liên quan đến việc buôn bán nhân sâm ở cấp địa phương. Các
mặt hàng vàng, ngọc, lụa và nhân sâm là những sản vật quý giá sẽ được trình lên
hoàng đế. Tất cả chúng đều có thể là mặt hàng được nhập khẩu. Việc nhân sâm
được nhập khẩu cùng với ngọc và lụa từ một khu vực nhất định nằm bên ngoài
lãnh thổ Việt Nam là vấn đề không cần phải bàn cãi. Chúng được cho là hàng nhập
khẩu và được bán cho người dân địa phương bởi các thương nhân Trung Hoa ở cấp
độ địa phương thuộc miền Bắc Việt Nam. Tại thời điểm đó, đã có các phố Trung
Hoa ở Hà Nội, và các cộng đồng người Hoa đã kết nối với Trung Hoa bởi một
mạng lưới thương mại của thương nhân Trung Hoa, những người thường xuyên tới
miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi có bằng chứng thú vị cho thấy các thương nhân

9
Trung Quốc đã thu mua lụa giá rẻ ở miền Bắc Việt Nam, sau đó vận chuyển về
Trung Quốc, và biến chúng thành hàng hóa Trung Quốc với các mẫu mã đẹp. 607

Trong bối cảnh này, nhân sâm có thể được mua riêng lẻ bởi bất kỳ khách hàng
người Việt nào, những người có hiểu biết tường tận về danh tiếng của nhân sâm,
mặc dù chúng ta không biết liệu số nhân sâm đó là thật hay giả. Phạm Khắc Tuy
được cho là một khách hàng như vậy, mặc dù câu hỏi đặt ra là ông ta chỉ là một
người Việt giàu có hay là một thương nhân.
Trong số hai tuyến buôn bán nhân sâm quan trọng nhất (Bắc Kinh đến Huế
bằng đường bộ, Canton đến Huế bằng đường biển) thì con đường thứ hai là quan
trọng hơn. Nhiệm vụ triều cống tới Bắc Kinh chỉ diễn ra 4 năm 1 lần. Khoảng cách
địa lý xa xôi, phải mất một năm cho cả đi và về, mà chỉ có khoảng 20 người đàn
ông tham gia vào hành trình này . Các thương nhân Trung Hoa cũng có thể đã
608

mang nhân sâm đến Việt Nam, nhưng có lẽ nó sẽ rẻ hơn và cũng đáng tin cậy hơn
cho các khách hàng người Việt nếu mua chúng ở Canton.
2. Phân phối nhân sâm từ Huế
Quan chức triều đình
Kiểm chứng đầu tiên liên quan đến việc phân phát nhân sâm cho các quan
lại cho thấy tính cẩn trọng của các vị vua đối với việc đảm bảo tính công bằng
vùng miền. Người đầu tiên vinh dự được nhận nhân sâm từ hoàng đế là Trịnh Hoài
Đức (1765-1825), một Minh hương từ miền Nam Việt Nam. Tháng 7-1823 (âm
lịch) khi vua Minh Mạng nghe nói rằng Trịnh Hoài Đức bị ốm, nhà vua đã ban cho
ông nhân sâm, quế và những vật phẩm này đã tỏ ra rất có công hiệu. 5 tháng sau,
Trịnh Hoài Đức bẩm báo rằng ông đã hồi phục hoàn toàn. 609

Người tiếp theo nhận được nhân sâm là Phạm Đình Hổ (1768-1839), một
học giả nổi tiếng người Hà Nội và là người đứng đầu Quốc Tử Giám ở Huế. Khi
ông mắc bệnh vào tháng 9-1827 (âm lịch) Minh Mạng đã ban nhân sâm và quế
cùng với lệnh cho phép ông trở về nhà. Để làm vui lòng vua Minh Mạng, tháng
610

11-1828 (âm lịch), Phạm Đình Hổ cho thấy ông đã khỏe mạnh, chứng minh việc
bình phục của mình bằng việc dâng lên hoàng đế những cuốn sách hay mà ông đã
thu thập được tại Hà Nội (ông sống đến năm 1839). 611

Như đã thấy, công dụng của nhân sâm đã được minh chứng qua trường hợp
hai học giả nổi tiếng trên, một từ phía Nam và một từ phía Bắc, và bởi chính bản
thân vị hoàng đế từ miền Trung Việt Nam. Từ thời điểm này trở đi, các loại nhân
sâm tùy dịp được ban tặng cho quan chức với nhiều mục đích hơn.
Chúng tôi xin giới thiệu các các trường hợp được tìm thấy trong Đại Nam
thực lục.
1. Cao Ly nhân sâm, ban tặng cho các quan triều đình. 612

10
2. Nội tệ Cao Ly nhân sâm, 1 lạng, Công bộ thượng thư, Bùi Bạc bị ho
nặng.613

3. Nhân sâm, mẹ của Nguyễn Trung Mậu. 614

4. Chính Bắc thượng phẩm nhân sâm 10 chi, tây dương tối đại nhân sâm 1
tọa, biếu cho mẹ hoàng đế. 615

5. Cao Ly sâm 3 chi, mẹ của Quảng Trị bố chính Trần Hiến Doãn. 616

6. Cao Ly nhân sâm 2 chi, Lễ bộ thượng thư Phan Huy Thực bị bệnh. 617

7. Thượng phương nhân sâm 5 chi, các quan lại địa phương cao cấp đã đến
thăm kinh đô, Nguyễn Văn Trung, Lê Văn Đức, Nguyễn Đăng Giai, Trần Văn
Trung, Nguyễn Tự. 618

8. Nhân sâm, quan viên triều đình tháp tùng kiệu hoàng đế trên đường trở về
từ Hà Nội. 619

9. Quan đông nhân sâm, dâng mẹ hoàng đế. 620

10. Nhân sâm, dâng lên hoàng đế từ Sơn Tây vào năm ngoái. 621

11. Thượng Phương Cao Ly nhân sâm 10 chi, Nguyễn Đăng Tuân. 622

12. Nhân sâm, Nguyễn Đăng Tuân. 623

13. Nhân sâm, Doãn Uẩn. 624

14. Nam sâm 8 lạng, ban cho cha mẹ (trên 70 tuổi) của các quan chức dân sự
trên ba cấp bên ngoài kinh thành. 625

15. Cao Ly nhân sâm 3 chi, cha mẹ của Hình bộ hữu tham tri Vũ Tuấn. 626

16. Cao Ly nhân sâm 5 lạng, Trương Đăng Quế, Nguyễn Đăng Giai,
Nguyễn Trạch. 627

17. Cao Ly sâm 4 chi, mẹ của Định Biên tổng đốc Phạm Thế Hiển. 628

18. Cao Ly sâm, 5 chi, Phan Tinh. 629

Trong số 18 trường hợp nêu trên (bao gồm 2 trường hợp vào năm 1837), 9
trường hợp có liên quan đến các ghi chép về Cao Ly nhân sâm, và 6 trường hợp
chép là nhân sâm. Nhân sâm Mãn Châu có 2 ghi chép vào năm 1837, 1842 nam
sâm và nhân sâm phương Tây chỉ ghi mỗi loại 1 lần. Như đã thảo luận ở phần
trước, có 4 loại nhân sâm chia theo khu vực sản xuất là nhân sâm Hàn Quốc, nhân
sâm Mãn Châu, nhân sâm Mỹ và nhân sâm phương Nam.
Vậy thì, nhân sâm được ghi chép trong DNTL với tên “nhân sâm” ở đây là
gì? Đó có phải là 1 trong 4 loại nhân sâm, hay chỉ là một khái niệm rộng cho bất kỳ
loại (hoặc các loại) nhân sâm nào? Nếu trường hợp đầu tiên là đúng, thì nó là nhân

11
sâm Hàn Quốc, Mỹ, Mãn Châu, hay nhân sâm miền Nam? Còn nếu là trường hợp
thứ hai, vẫn cần thiết phải làm rõ liệu loại nhân sâm này có thể nằm trong nhóm
“nhân sâm” mà chúng ta biết hay không bởi vì chúng ta cần phải thu thập nhiều
thông tin hơn nữa về các tuyến đường nhân sâm có khả năng được đưa vào Huế
thông qua các bằng chứng về sự ban tặng nhân sâm cho quan lại triều đình.
Chúng ta hãy nhìn vào những ghi chép theo các triều đại. Trong thời vua
Minh Mạng, 4 trên 7 trường hợp là Cao Ly nhân sâm. 3 trường hợp còn lại, 1 là
nhân sâm Mãn Châu, 1 là nhân sâm Mỹ, và cuối cùng là “nhân sâm”. Triều vua
Thiệu Trị lại ghi là “nhân sâm” nhiều hơn. Trong 8 trường hợp, có tới 5 trường
hợp nhắc đến “nhân sâm”, chỉ có duy nhất 1 ghi chép về Cao Ly nhân sâm, một
nam sâm, và 1 bản ghi về nhân sâm Mãn Châu.
Vậy thì tại sao dưới triều Thiệu Trị, nhân sâm Hàn Quốc lại xuất hiện ít như
vậy? Tôi tin rằng đó chỉ đơn giản là vì cách thức ghi chép mà thôi. Như đã được
xác định trước đó, nhóm các sử gia biên soạn của mỗi tập Thực lục là khác nhau.
Các sử gia của triều Tự Đức, người phụ trách việc biên soạn Thực lục có thể viết
tắt “Cao Ly nhân sâm” là “nhân sâm” vì nhân sâm Cao Ly đã trở thành loại phổ
biến nhất, trong khi họ làm rõ Quan đông nhân sâm và nam sâm vì những loại này
được sử dụng rất khác biệt. Quan đông nhân sâm quý giá dành cho mẹ của hoàng
đế, trong khi nam sâm giá rẻ được ban cho cha mẹ (8 lạng cho mỗi người đàn ông
và phụ nữ) của các quan chức thuộc hàng tam cấp trong cả nước. Chỉ có hoàng gia
mới được sử dụng loại Cao Ly nhân sâm cao cấp nhất, các nhà sử học phải làm rõ
như vậy, thông qua việc dùng từ “thượng phương (thuốc dùng trong triều đình)
Cao Ly nhân sâm”. Ngoài ra, tôi muốn chỉ ra một thực tế là không phải trường hợp
nào những mô tả về “Cao Ly nhân sâm” và “nhân sâm” cũng được ghi lại cùng
nhau. Vì vậy, cho dù sử dụng thuật ngữ “Cao Ly nhân sâm” hay “nhân sâm” thì
đó chỉ là vấn đề của việc lựa chọn từ ngữ để chỉ một loại cụ thể đó là nhân sâm
Hàn Quốc. Trong 4 ghi chép thời vua Tự Đức, tất cả đều là Cao Ly nhân sâm.
Thêm bằng chứng sẽ làm cho các giả định của chúng tôi về “nhân sâm” rõ
ràng hơn. Dưới triều vua Thiệu Trị, từ “nhân sâm” đầu tiên là “thượng phương
nhân sâm” ban tặng vào năm 1841 cho 5 quan lại cao cấp là các tướng bao gồm
Nguyễn Văn Trung và Lê Văn Đức, những công thần lão niên có đóng góp lớn
nhất cho triều đình. Trường hợp thứ hai là vào năm 1842 khi rễ “nhân sâm” được
trao cho các quan chức nhà nước (đình thần) đi kèm theo chiếc kiệu của hoàng gia
đến Hà Nội. Tại thời điểm ban tặng nhân sâm, Thiệu Trị đã khẳng định rằng ông
muốn chia sẻ nhân sâm với các công thần đáng kính (khanh) bởi vì nhân sâm sẽ
làm cho họ tỉnh táo hơn khi họ mệt mỏi vì làm việc quá sức. Ghi chép thứ ba về
630

“nhân sâm” có liên quan đến số nhân sâm bị tịch thu ở tỉnh Sơn Tây. Các trường
hợp cuối cùng là vào năm 1844 và 1845 lần lượt ban cho Nguyễn Đăng Tuân và
Doãn Uẩn. Rễ nhân sâm ban tặng cho các viên quan cao nhất trong từng tỉnh, các

12
quan chức triều đình mà hoàng đế tin yêu để chia sẻ trên các chuyến đi dài đến và
đi từ Hà Nội, và cho Doãn Uẩn và Nguyễn Đăng Tuân là những người thầy đáng
kính của hoàng đế và họ được ban thưởng 10 rễ Cao Ly nhân sâm vào năm 1842.
Sơn Tây nhân sâm là nhân sâm dành cho hoàng đế, mặc dù nó đã bị tịch thu. Vì
vậy, rất có thể tất cả số “nhân sâm” dưới triều Thiệu Trị là nhân sâm Hàn Quốc.
Tất nhiên, nhân sâm Hàn Quốc không quá quý hiếm và đắt tiền như nhân sâm Mãn
Châu vốn chỉ để sử dụng cho hoàng gia, và cũng không quá rẻ để ban phát cho
những người bình thường. Ngoài ra, chúng tôi không tin rằng các quan chức cao
như vậy hoặc các thầy giáo đáng kính như Nguyễn Văn Trung, Lê Văn Đức và
Nguyễn Đăng Tuân sẽ thấy hài lòng với nhân sâm Mỹ vốn chỉ xuất hiện một lần
duy nhất trong Thực lục dưới triều Minh Mạng. Tuy nhiên, nhân sâm này dường
như mang lại niềm vui cho các vị thân mẫu vì kích thước lớn của chúng, chứ
không bởi công dụng y học. Theo đó, tôi tin rằng nhân sâm ban cho Trịnh Hoài
Đức và Phạm Đình Hổ cũng là rễ nhân sâm từ Hàn Quốc.
Người được cấp nhân sâm có thể được nhóm lại thành những quan lại cấp
cao, cha mẹ của những người này và mẹ của hoàng đế. Nói cách khác, họ là những
cận thần của vua và cha mẹ của các quan lại ấy. Mục đích chính của việc ban tặng
nhân sâm là để nâng cao lòng trung thành (trung) và sự hiếu thuận (hiếu), hai đức
tính quan trọng trong luân lý đạo đức của triều đình. Tuy nhiên, trên thực tế nếu
các bậc cha mẹ đều là quan lại thì việc ban tặng chỉ có duy nhất một mục đích chứ
không phải hai. Điều này được thể hiện rõ ràng trong lập luận của Tự Đức liên
quan đến món quà nhân sâm mà ông ban tặng cho mẹ của Tổng đốc Phạm Thế
Hiển. Mục đích của việc ban tặng là “giáo hiếu tác trung”, khuyến khích lòng
trung thành bằng cách dạy về đạo hiếu.
631

Các chiến địa


Trong quá trình xây dựng đế chế Đại Nam, đặc biệt là trong thời kỳ Minh
Mạng - Thiệu Trị, triều Nguyễn gặp phải hàng loạt tình trạng bất ổn ở khắp mọi
nơi tại miền Bắc và phía Nam, vùng đồng bằng và miền núi, cả bên trong và bên
ngoài, chẳng hạn như cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở miền Nam Việt Nam, cuộc
nổi dậy của Nùng Văn Vân ở Cao Bằng, Lê Duy Lương ở Hưng Yên, cuộc xâm lấn
của người Thái ở phía Nam, những cuộc nổi dậy của người Khmer ở đồng bằng
sông Cửu Long, Campuchia và sự xâm lược của người Pháp.
Nhân sâm đã được chuyển tới các chiến trường. Như mô tả trước đây, nhân
sâm được trao cho các quan chức dân sự như Trịnh Hoài Đức và Phạm Đình Hổ.
Tuy nhiên, trong thời gian này, không có ghi chép nào được tìm thấy liên quan đến
việc ban tặng nhân sâm cho lực lượng quân đội của thế hệ Gia Long, như Lê Văn
Duyệt, Lê Chất Tổng và Nguyễn Huỳnh Đức . Khi sự bành trướng đế quốc được
632

13
đẩy mạnh và tình trạng bất ổn chính trị gia tăng, vai trò của các vị tướng lĩnh của
thế hệ Minh Mạng trở nên quan trọng hơn.
Việc ban tặng nhân sâm bắt đầu được sử dụng không chỉ như một loại dược
liệu làm tăng sức mạnh và năng lượng, mà còn bởi ý nghĩa tượng trưng của nó.
Động cơ mang tính biểu tượng này có thể được áp dụng cho cả các đối tượng dân
sự và quân sự. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó quan trọng hơn trong lĩnh vực quân sự, vì
chức năng quan trọng nhất của nhân sâm là cung cấp năng lượng và sức mạnh.
Một yếu tố khác phù hợp với chức năng biểu tượng này là thói quen tặng
kèm nhân sâm với quế, đặc biệt là Thanh quế tức là quế Thanh Hóa. Thanh Hóa là
thánh địa của các hoàng đế nhà Nguyễn, là nguồn gốc của tổ tiên nhà Nguyễn. Sự
kết hợp của quế Thanh Hóa với nhân sâm từ Hàn Quốc, một đất nước được tin là
quê hương của những cuốn sách Nho giáo cổ (văn hiến chi bang) theo đánh giá của
Minh Mạng, có thể đã rất quý báu cho tính thiêng liêng. Thông thường, nhân sâm
633

và quế được thị vệ của các hoàng đế mang theo, đựng trong hộp trang trí cẩn thận
và những quà tặng đầy màu sắc như nhẫn vàng, kiếm… Nhân sâm đến đâu thì các
chiến dịch quân sự nơi đó đều hầu như là thành công, ít nhất là cho đến trước cuộc
tấn công của Pháp vào Đà Nẵng vào năm 1858.
Chúng tôi đã sắp xếp một danh sách phân phối nhân sâm cho chiến trường
như sau:
1. Quan đông nhân sâm 1 chi, Cao ly nhân sâm 2 chi, Cao Ly nhân sâm 2
chi, Tạ Quang Cừ, Huỳnh Đặng Thận, vì đã bình định cuộc nổi dậy của Lê Duy
Lương. 634

2. Nội tệ thượng hạng Cao Ly sâm 3 chi, tham tán Trần Văn Trí, người đã bị
thương trong một trận chiến ở miền Nam Việt Nam chống lại cuộc nổi dậy của Lê
Văn Khôi. 635

3. Ngự dụng Quan đông cống phẩm nhân sâm 1 chi, Cao Ly nhân sâm 2 chi,
Nguyễn Xuân và Trương Minh Giảng đã đánh bại quân Xiêm ở Campuchia. 636

4. Cao Ly cống phẩm nhân sâm 3 chi, hồng nhục sâm 3 chi, kinh lược đại sứ
Nguyễn Văn Xuân và phó sứ Phạm Văn Điện đã đánh bại quân đội Thái Lan ở
Trấn Ninh Đạo, Nghệ An. 637

5. Cao Ly nhân sâm 3 mai, Cao Ly nhân sâm 2 mai, tướng quân Phan Văn
Thúy, tham tán Trương Minh Giảng. 638

6. Cống phẩm Cao Ly nhân sâm 3 lạng, hồng nhục tây sâm 3 lưỡng, ban cho
các quân lính ở miền Nam Việt Nam đã bình định cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi. 639

7. Cao Ly nhân sâm 1 lạng, thảo nghịch tả tướng quân Nguyễn Xuân. 640

14
8. Cao Ly nhân sâm 3 chỉ, Cao Ly nhân sâm 2 chi, Nguyễn Văn Trung, Mai
Công Ngôn. 641

9. Nội tệ hiếu hạng Cao Ly nhân sâm 1 lạng, Hà Ninh tổng đốc Đoàn Văn
Trưởng cho những đóng góp vào sự bình định cuộc nổi dậy ở miền Bắc, và ông bị
ốm.642

10. Thượng phương sâm, Định Biên tổng đốc Lê Văn Đức. 643

11. Thượng phương nhân sâm, ban cho Nguyễn Văn Trung bị bệnh nặng
trên đường trở về từ Hà Nội. 644

12. Thượng phương nhân sâm 3 chi, thượng phương nhân sâm 2 chi, Lê Văn
Đức, Nguyễn Tiến Lâm. 645

13. Sâm, Lê Văn Đức, người bị bệnh trên đường vào miền Nam Việt Nam để
chỉ huy quân bình định như kinh lược Nam Kỳ. 646

14. Nhân sâm 5 chi, Nguyễn Tri Phương. 647

15. Thượng phương nhân sâm 16 chi, Nguyễn Tri Phương và phụ tá của
mình. 648

16. Cao Ly nhân sâm 5 chi, Phan Tịnh, bị thương trong trận chiến ở Phú
Thọ. 649

17. Thổ mộc nhân sâm 3 chi, Cao Ly nhân sâm thân 5 chi, Nguyễn Tri
Phương tại Bình Thuận nghỉ ngơi chữa thương. 650

So với quan lại, các loại nhân sâm được ban cho tướng quân/binh sĩ nhiều
hơn nhiều, đầy màu sắc và quý giá. Chúng bao gồm nhân sâm Mãn Châu tự nhiên,
nhân sâm Cao Ly, hồng sâm, nhân sâm phương Tây, và chỉ là “nhân sâm” hoặc
“sâm”. Ngoài ra còn có một loại nhân sâm gây tò mò được gọi là “thổ mộc nhân
sâm” . Có 17 lần Cao Ly nhân sâm được chép, 7 lần là (nhân) sâm, 2 lần Quan
651

đông nhân sâm, hai loại nhân sâm đỏ, và một trường hợp là nhân sâm thổ mộc.
Có nhiều vấn đề liên quan đến những hồng sâm này. Nhân sâm đỏ có thể
được chia thành 2 loại. Loại đầu tiên là hồng nhục sâm (nhân sâm thịt đỏ), loại sau
là hồng nhục tây sâm (nhân sâm thịt đỏ phương Tây). Thông thường, nhân sâm đỏ
được làm từ nhân sâm trồng, và giá trị của nó cao hơn nhiều so với nhân sâm trồng
thông thường. Điều đáng nói ở đây là, loại đầu tiên, hồng nhục sâm được xếp ngay
cạnh Cao Ly nhân sâm, thứ cũng được cho là một loại của nhân sâm đỏ. Vậy thực
tế hồng nhục sâm là gì? Trường hợp hồng nhục tây sâm, nhân sâm đỏ được làm từ
nhân sâm phương Tây, có thể là câu trả lời. Tôi nghĩ rằng cả 2 loại hồng nhục sâm
và hồng nhục tây sâm, trên thực tế, đều chỉ cùng một thứ: nhân sâm phương Tây
được chế biến thành hồng sâm ở Canton . Điểm tiếp theo có thể rút ra từ “Cao Ly
652

cống phẩm nhân sâm”, thứ được ghi lại trước cả “hồng nhục sâm” và “hồng nhục

15
tây sâm”. “Cống phẩm” ám chỉ các hạng mục trong danh sách những món quà
triều cống biếu tặng cho hoàng đế. Nói cách khác, chúng là rễ nhân sâm được gửi
từ vua Hàn Quốc đến các hoàng đế Trung Hoa. Nếu vậy, chúng phải là nhân sâm
đỏ có chất lượng cao nhất. Đây là loại nhân sâm được yêu cầu từ Bắc Kinh thông
qua các con đường tương tự như cách mà người ta có được Quan đông nhân sâm.
Cụ thể, chúng ta có thể hiểu rằng nhân sâm đỏ Hàn Quốc đã được trình lên triều
đình nhà Thanh và một ít trong số nhân sâm này được chia sẻ với các hoàng đế
Việt Nam.
Theo những điểm đến của nhân sâm, chúng ta có thể rút ra được một bản đồ
về những bất ổn đã xảy ra trong thời Nguyễn. Một rễ Quan đông sâm nhân quý
cùng với một số rễ Cao Ly nhân sâm đã được gửi đến cho các vị tướng, những
người đã giành thắng lợi trong hoạt động bình định chống lại cuộc nổi dậy của Lê
Duy Lương ở khu vực Ninh Bình. Sài Gòn cũng là một điểm đến phổ biến của Cao
Ly nhân sâm, bởi đây là nơi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi diễn ra trong suốt 3
năm. Một rễ nhân sâm Mãn Châu có giá trị, cùng với rễ của nhân sâm Cao Ly được
gửi sang Campuchia, nơi quân lính người Việt đánh bại một cuộc xâm lấn của Thái
Lan. Năm 1842, nhân sâm (chắc chắn là nhân sâm Hàn Quốc) đã được ban cho Lê
Văn Đức, người đã có thời gian chỉ huy lực lượng bình định Khmer ở đồng bằng
sông Cửu Long. Cuối cùng, nhiều loại nhân sâm đã được phân chuyển tới Đà Nẵng
và Sài Gòn, nơi quân đội người Việt phải chiến đấu với các lực lượng của Pháp, và
đến Bình Thuận, nơi vị chỉ huy Nguyễn Tri Phương, ở đây bị thương và cần tĩnh
dưỡng.
Điểm đến của nhân sâm gồm cả ba miền Việt Nam và các khu vực khác của
Campuchia. Nhân sâm từ Huế đã được sử dụng để đảm bảo năng lượng phục vụ
chiến đấu chống lại các cuộc nổi dậy của người miền Bắc, miền Nam và của các
nhóm dân tộc khác như Thái, Khmer và người Pháp.
Tuy nhiên, có một khoảng thời gian nhu cầu dùng rễ nhân sâm tăng mạnh
nhằm cung cấp cho các chiến trường, và việc sử dụng rễ nhân sâm còn đại diện cho
nhiều chính sách mang tính đặc trưng nổi bật của nhà Nguyễn. Thời gian nhân sâm
được phân phối rộng rãi bắt đầu từ năm 1833 và kết thúc vào năm 1842. Trong 9
năm đó, chính quyền trung ương của triều Nguyễn đưa ra những chính sách tập
trung, đồng hóa, và mở rộng lãnh thổ sang Campuchia. Ba mục đích chính trị đứng
đằng sau việc ban phát nhân sâm cho các chiến trường đã đề cập ở trên. Các cuộc
nổi dậy của Lê Duy Lương và Lê Văn Khôi là kết quả của chính sách tập trung
hóa, các cuộc nổi loạn của người Khmer là kết quả của chính sách đồng hóa và
những trận chiến với lực lượng người Thái tại Campuchia gây ra bởi việc sáp nhập
vùng đất Campuchia vào lãnh thổ Việt Nam.
Kết luận

16
Trong giai đoạn Minh Mạng - Thiệu Trị, các loại rễ nhân sâm khác nhau
được chuyển đến Huế bằng nhiều con đường. Quan đông nhân sâm có chất lượng
cao nhất trong số này, rễ sâm này bắt đầu đi từ Mãn Châu đến Bắc Kinh, sau đó
đến Huế qua Hà Nội bằng đường bộ. Nhân sâm Hàn Quốc xuất ra khỏi biên giới
Eui Ju đến Bắc Kinh hoặc như là thương phẩm được thương nhân Eui Ju chuyển
đến hoặc là một loại cống phẩm từ một vị vua với vị hoàng đế Trung Quốc. Tại
Bắc Kinh, người Việt có được nhân sâm Hàn Quốc từ các hiệu thuốc và chợ nhân
sâm Hàn Quốc hoặc từ Bộ Lễ của triều đình nhà Thanh. Từ Bắc Kinh đến Huế,
nhân sâm Hàn Quốc có cùng một lộ trình tương tự như nhân sâm Mãn Châu.
Ngoài ra, nhân sâm Hàn Quốc còn có hướng khác để đến Huế. Qua các hoạt
động buôn bán bất hợp pháp ở phần trung tâm của bán đảo Triều Tiên ở Hoàng
Hải, nhân sâm được giao dịch với Trung Quốc, sau đó chúng đã theo đường biển
đến Canton. Người Việt thường xuyên đến đây để mua nhân sâm. Tại thành
Canton, nhân sâm Mỹ cũng đã được nhập khẩu, và chúng đã tham gia vào lộ trình
cùng với nhân sâm Hàn Quốc đến Huế.
Trong hai lộ trình bằng đường bộ và đường biển, tôi tin rằng đường biển
được sử dụng thường xuyên và với tần suất lớn hơn bởi nó liên quan đến quy mô
thương mại. Ngoài ra, điều này còn do các con thuyền buồm ngang của triều đình
nhà Nguyễn thường xuyên lui tới Cotton những năm 1820.
Nhân sâm nhập khẩu được sử dụng cho nhiều mục đích. Trong số đó, tôi đặc
biệt chú ý đến sự phân phối nhân sâm cho quan lại và những người lính trên chiến
trường. Bắt đầu với tặng phẩm nhân sâm cho Trịnh Hoài Đức vào năm 1823, nhân
sâm, đặc biệt là rễ của nhân sâm đỏ Hàn Quốc đã được ban tặng cho các quan chức
dân sự. Từ năm 1833, một số lượng lớn nhân sâm Hàn Quốc đã được phân phối ra
các mặt trận gắn liền với các cuộc nổi dậy của dân chúng và sự mở rộng lãnh thổ
sang Campuchia. Sự ban tặng nhân sâm đối với quan lại dân sự là để khích lệ lòng
trung thành, còn với binh lính trong quân đội là để cung cấp năng lượng nhằm đè
bẹp lực lượng của các nhóm đối lập chống lại chính sách của triều đình như tập
trung, đồng hóa, và mở rộng lãnh thổ. Tóm lại, các chức năng của việc phân phối
nhân sâm với công chức, quân nhân là để tăng cường sức mạnh và lòng trung
thành.
Nhân sâm đỏ Hàn Quốc đã thể hiện khá tốt vai trò của nó đối với cả hai yếu
tố. Nhân sâm đỏ có mối liên hệ rõ ràng với sức mạnh, và nó không bắt nguồn từ
một trong hai nơi là Mãn Châu hay Mỹ, mà là từ Hàn Quốc. Hàn Quốc được
những nhà cầm quyền Việt Nam coi như là một văn hiến chi bang (duy nhất cùng
với Việt Nam trên thế giới), vì họ tin là hệ tư tưởng Nho giáo, bao gồm cả sự trung
thành, đã phát triển đến đỉnh cao.

17
Sự gia tăng trong sản xuất và buôn bán nhân sâm trong thế kỷ thứ XIX tại
Hàn Quốc đã kích thích sự lan tỏa của các xu hướng tư tưởng của đế quốc Đại
Nam. Sự liên kết này có thể là do sự phát triển của thương mại ven biển ở một số
bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc trong thế kỷ XIX. Tuy nhiên, một lý do quan
trọng hơn có thể liên quan đến các chuyến viếng thăm của tàu thuyền triều đình
Việt Nam giữa Huế và Canton trong thời kỳ Minh Mạng - Thiệu Trị.
653

Dịch và hiệu đính:


Phạm Thị Thảo Ngân
Phạm Văn Thủy

Chú thích
(568) Oc Sun-jong, Insam yiyagi [Câu chuyện Nhân sâm]. Igaseo, Seoul, 2008, p.45.
(569) Chỉ có duy nhất một bản ghi về nhân sâm vào năm 1805: “[hoàng đế] lệnh [các tổng đốc của] Bắc Thành (lãnh thổ
phía Bắc so với trung tâm hành chính đặt tại Hà Nội) để mua nhân sâm.” Đại Nam thực lục chính biên Đệ nhất kỷ (sau đây
gọi là ĐNTL 1), 27:6a. Nhưng không có bằng chứng nào được tìm thấy cho kết quả của lệnh này trong Thực lục thời Gia
Long.
(570) Đại Nam Thực Lục 1, 34:4a.
(571) Thiệu Trị cũng được biết đến là người có sinh lực mạnh mẽ trong chuyện sinh con. Trước khi ông qua đời năm 41
tuổi, ông đã có 64 người con (29 con trai và 35 con gái) mặc dù cán cân giới tính không được cân bằng như người cha của
mình. Đại Nam thực lục chính biên Đệ tam kỷ (sau đây gọi là ĐNTL 3), 72:15. Đại Nam thực lục chính biên Đệ nhị kỷ
(sau đây gọi là ĐNTL 2), 159:29b.
(572) Đại Nam Thực Lục 2, 159:29b.
(573) Đại Nam Thực Lục 2, 207:41b-42a.
(574) Đại Nam Thực Lục 2, 218:33.
(575) Đại Nam Thực Lục 2, 218:33.
(576) Để tăng cường giới hạn, chính quyền nhà Nguyễn đã quy định số lượng các hộp cá nhân của mỗi viên quan ngoại
giao của triều đình có thể mang từ Trung Quốc: 5 hộp cho chính sứ, 4 hộp cho hai phó sứ, 12 hộp cho 8 hành nhân, 5 hộp
cho 9 người trong cùng. ĐNTL 2,85: 29b.
(577) Đại Nam Thực Lục 3, 60:9b
(578) Đại Nam Thực Lục 2, 65:10a.
(579) Đại Nam Thực Lục 2, 97:2b; 121:18b.
(580) Kim Seonmin, “Pyeon’gyeong’eui insameul duleossan choseongwa hugeumeui galdeung” (Xung đột giữa Choseon
và Hậu Tấn về nhân sâm ở khu vực biên giới). Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc. Tạp chí Đại học Inha, 2010, tr.46.
(581) Kim Seonmin, “Pyeon’gyeong’eui insameul duleossan choseon’gwa hugeumeui galdeung”, sđd, tr.44.
(582) Có một loại “nhân sâm Hàn Quốc có thể đã được trồng ở Việt Nam trong giai đoạn Minh Mạng - Thiệu Trị. Một
bằng chứng cho khả năng này là ghi chép sau (tháng Mười hai, âm lịch, 1839) trong Quốc sử di biên: “Ở miền Bắc, có một
loại nhân sâm [Cao] Ly (Bắc kỳ hữu Ly sâm sản).” Các mô tả trên về nhân sâm là chi tiết khá hấp dẫn mặc dù không đủ
chính xác: “Cao Ly nhân sâm, [nó] lá trông giống như phiên súc [Polygonum Ariculare L, một loại cỏ thuốc], hoa trông
giống như móng ngựa, màu sắc tím và trắng, chiều cao là năm thốn, rễ giống như mạch môn [đông], hương vị của nó là
ngọt ngào và ấm áp”. Phan Thúc Trực, Quốc sử di biên. New Asia Research Institute. Hong Kong, 1965, tr.289.
(583) Trong Đại Nam nhất thống chí, chúng ta có thể tìm thấy tên của Nghĩa (hoặc Ngãi) sâm như một sản phẩm địa
phương nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi. Quốc Sử Quán, Đại Nam nhất thống chí, vol. 2. NXB Thuận Hóa, Huế, 2006,
tr.522-525.
(584) Trong suốt thế kỷ XIX, Nhật Bản cũng là nơi mà sản xuất nhân sâm; họ đã thành công trong việc trồng sâm trong
thế kỷ trước dưới sự bảo trợ của Shogun Tokugawa Yoshimune (1716-1745). Tuy nhiên, tôi đã không tìm thấy bất kỳ
bằng chứng nào về việc nhân sâm Nhật Bản được mang đến Huế.

18
(585) Chính phủ Hàn Quốc đã phải trả công cho người phiên dịch. Thay vào đó, mỗi phiên dịch viên có quyền mang một
lượng nhân sâm nhất định đế sử dụng trong các chuyến đi bằng lợi nhuận từ việc buôn bán nhân sâm. Tuy nhiên, các
thông dịch viên yêu cầu các đại lý chuyên nghiệp phải buôn bán với các thương gia Trung Quốc một cách lâu dài. Các
thương gia Eui Ju được sử dụng nhằm mục đích này.

(586) Chaung Hoo-Soo. “Buk-kyeong insamguk kong’ganhoalyeong - shipgusegi hanjung insaeui gyoryureul
chungsimeuro” (Chức năng của không gian Nhân sâm cục: tập trung vào các liên hệ xã hội giữa trí thức Hàn Quốc và
Trung Quốc), Uri eomun yeon’gu (Nghiên cứu về Ngôn ngữ và Văn hóa của chúng ta), số 38, Seoul, 2010, tr.13-18.
(587) Oc Sun-jong, Insam yiyagi, (Câu chuyện nhân sâm). Igaseo, Seoul, 2008, tr.179-183.
(588) Lee Chul-sung, Choseon hugi daeoe muyeoksa yeon’gu (Nghiên cứu lịch sử thương mại với nhà Thanh Trung Quốc
vào thời Chosun). Kukhakjaryowon, Seoul, 2000, pp. 142-148.
(589) Đại Nam Thực Lục 2, 22:8a.
(590) Choi Byung-Wook, “Shipgusegi Betnam kwanseoneui Gwangdong wang’lae shimal” (Hành trình của thuyền hoàng
gia Việt Nam tới Canton vào thế kỷ XIX). Dongnamasia yeon’gu (Nghiên cứu Đông Nam Á), No.3, vol.21. Seoul, 2011,
tr.7; 21.
(591) Choi Byung-Wook, “Shipgusegi Betnam kwanseoneui Gwangdong wang’lae shimal” (Hành trình của thuyền hoàng
gia Việt Nam tới Canton vào thế kỷ XIX). Dongnamasia yeon’gu (Nghiên cứu Đông Nam Á), No.3, vol.21. Seoul, 2011,
tr.7-12).
(592) Đại Nam Thực Lục 2, 209: 6; ĐNTL 3, 72:6b.
(593) Park Ki-soo, “Cheongdae Gwangdong’eui daeoemuyeokgwa Gwangdong sang’in” (Ngoại thương của Canton thời
Thanh và thương nhân Canton) Myeongcheongsa yeon’gu (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Minh - Thanh), No.9. Seoul, p.91.
(594) Lee Chul-sung, Choseon hugi daeoe muyeoksa yeon’gu (Nghiên cứu lịch sử thương mại với nhà Thanh Trung Quốc
vào thời Chosun). Kukhakjaryowon, Seoul, 200, p.253.
(595) Cho Hyeon-Beom, “Cheoljongdae Prangs seon’gyosadeul’eui Choseon hoaldong’goa ilsangsaenghoal” (Các hoạt
động và cuộc sống hàng ngày của các giáo sĩ Pháp ở thời Cheol-jong (1849-1863). Kyohoesa yeon’gu (Nghiên cứu lịch sử
nhà thờ Thiên chúa) No.19, Seoul, 2002, p.186.
(596) Cho Hyeon-Beom, “Cheoljongdae Prangs seon’gyosadeul’eui Choseon hoaldong’goa ilsangsaenghoal” (Các hoạt
động và cuộc sống hàng ngày của các giáo sĩ Pháp ở thời Cheol-jong (1849-1863). Kyohoesa yeon’gu. (Nghiên cứu lịch sử
nhà thờ Thiên chúa) No.19, Seoul, 2002, p.184.
(597) Ông đến miền Bắc Việt Nam thông qua Java, Manila, và Macau vào tháng Giêng, năm 1841, nhưng ngay sau đó đã
bị bắt tại Ninh Bình rồi bị giam cầm ở Huế. Ông ta ở trong tù cho đến khi được tại ngoại và rời Đà Nẵng vào năm 1843 rồi
trở lại Bourbon. Một lần nữa, ông đã đến Mãn Châu vào tháng Tư năm 1844 từ Bourbon qua Singapore, Macau, Hồng
Kông, Hàng Châu, Thượng Hài, Nam Kinh và Liêu Đông để làm việc tại khu vực Mãn Châu trong 10 năm trước khi ông
bắt đầu chuyển tới Hàn Quốc qua Liêu Đông và Thượng Hải. Rất cám ơn đến Nguyễn Thị Thủy (Thạc sĩ nghiên cứu về
các nhà truyền giáo Pháp ở Hàn Quốc, tại Trường Đại học Inha) đã cung cấp cho tôi thông tin này.
(598) Cho Hyeon-Beom, “Cheoljongdae Prangs seon’gyosadeul’eui Choseon hoaldong’goa ilsangsaenghoal” (Các hoạt
động và cuộc sống hàng ngày của các giáo sĩ Pháp ở thời Cheol-jong (1849-1863). Kyohoesa yeon’gu (Nghiên cứu lịch sử
nhà thờ Thiên chúa) No.19, Seoul, 2002, pp.184-185.
(599) Ngày 10-12-1865, Lưu trữ MEP: Bản sao De Bemeux, vol.3, f.170, trích dẫn từ Cho Hyeon-Beom, “Cheoljongdae
Prangs seon’gyosadeul’eui Choseon hoaldong’goa ilsangsaenghoal” (Các hoạt động và cuộc sống hàng ngày của các giáo
sĩ Pháp ở thời Cheol-jong (1849-1863). Kyohoesa yeon’gu (Nghiên cứu lịch sử nhà thờ Thiên chúa) No.19, Seoul, 2002,
p.202.
(600) Ngày 10-12-1865, Lưu trữ MEP: Bản sao De Bemeux, vol.3, f.170, trích dẫn từ Cho Hyeon-Beom, “Cheoljongdae
Prangs seon’gyosadeul’eui Choseon hoaldong’goa ilsangsaenghoal” (Các hoạt động và cuộc sống hàng ngày của các giáo
sĩ Pháp ở thời Cheol-jong (1849-1863). Kyohoesa yeon’gu (Nghiên cứu lịch sử nhà thờ Thiên chúa) No.19, Seoul, 2002,
p.202.
(601) Lee Chul-sung, Choseon hugi daeoe muyeoksa yeon’gu (Nghiên cứu lịch sử thương mại với nhà Thanh Trung Quốc
vào thời Chosoen). Kukhakjaryowon, Seoul, 2000, p.118.
(602) Lee Chul-sung, Choseon hugi daeoe muyeoksa yeon’gu (Nghiên cứu lịch sử thương mại với nhà Thanh Trung Quốc
vào thời Choseon). Kukhakjaryowon, Seoul, 2000,120.
(603) Lee Chui-Sung, “Deawon’gun jipkwon’gi posam muyeok jeongchaek’gwa haesang milmuyeok” (Chính sách buôn
bán nhân sâm và buôn bán bất hợp pháp trên biển trong thời đại Deawon’gun (1863-1873)). Choseonshidaesahakbo (Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử Choseon), vol.35. Seoul, 2005, pp.223-224; 226-227.
(604) David A. Taylor, Ginseng, the Divine Root, the Curious History of the Plant that Captivated the World. Algonquin
Books of Chapel Hill, 2006, pp.87-99.

19
(605) David A. Taylor, Ginseng, the Divine Root, the Curious History of the Plant that Captivated the World. Algonquin
Books of Chapel Hill, 2006, pp.131-134.
(606) Đại Nam Thực Lục 3,18:17a.
(607) Đại Nam Thực Lục 2,178:15.
(608) Đại Nam Thực Lục 2, 85:29b-30a.
(609) Đại Nam Thực Lục 2, 22:8a; 23:9a.
(610) Đại Nam Thực Lục 2,48:7b.
(611) Đại Nam Thực Lục 2,55:6b.
(612) Đại Nam Thực Lục 2, 83:10a, tháng 9-1832.
(613) Đại Nam Thực Lục 2,165:6, Tháng 1-1836.
(614) Đại Nam Thực Lục 2, 171:18,1836.
(615) Đại Nam Thực Lục 2,186:22b-23, tháng 11-1837.
(616) Đại Nam Thực Lục 2, 194:32, tháng 8-1838.
(617) Đại Nam Thực Lục 3,9:17b, tháng 6-1841.
(618) Đại Nam Thực Lục 3,10:13, tháng 7-1841.
(619) Đại Nam Thực Lục 3,16:4, tháng 2-1842.
(620) Đại Nam Thực Lục 3, 17:4, tháng 2-1842.
(621) Đại Nam Thực Lục 3,18;17a, tháng 3-1842.
(622) Đại Nam Thực Lục 3, 24:14b-16a, tháng 9-1842.
(623) Đại Nam Thực Lục 3,39:19b, tháng 5-1844.
(624) Đại Nam Thực Lục 3,51:8b, tháng 10-1845.
(625) Đại Nam Thực Lục 3, 67:12b-13, tháng 4-1847.
(626) Đại Nam thực lục chính biên Đệ tứ kỷ, Đại Nam Thực Lục 4, 5:22a, tháng 1-1850.
(627) Đại Nam Thực Lục 4, 9:34b-35a, tháng 9-1856.
(628) Đại Nam Thực Lục 4, 13:4b-5a, tháng 7-1854.
(629) Đại Nam Thực Lục 4, 20:22b, tháng 3-1859.
(630) Đại Nam Thực Lục 3, 16:4.
(631) Đại Nam Thực Lục4, 13:4
(632) Giữa hai trường hợp trên, Thực Lục cho chúng ta thêm hai ghi chép về nhân sâm trong tháng 9-1826 (ĐNTL 2,
41:4b) và trong tháng 6 - 1827 (ĐNTL2, 46:21). Người nhận là một lão tướng (thần sách tiền doanh đô thống chế) Nguyễn
Văn Trí. Khi ông bị ốm, ba miếng nhân sâm đã được trao chung một lần. Năm 1827, sâm quế đã được trao cho các quan
chức dân sự và quân sự trên ngũ phẩm như là quà tặng của hoàng gia. Nhân sâm mà Nguyễn Văn Trí nhận được rõ ràng là
nhân sâm, nhưng những món quà của hoàng đế ban cho các quan chức của ông dường như không thật sự là nhân sâm
trong bối cảnh này. Nguyễn Văn Trí thuộc về thế hệ Gia Long. Ông từ Gia Định và làm việc dưới sự chỉ huy của Nguyễn
Văn Thành trong cuộc nội chiến Gia Định - Tây Sơn và theo Lê Văn Duyệt khi Duyệt làm việc như Gia Định thành trọng
trấn quan. Các nhân sâm cho chung này dường như không cho thấy hiệu quả nhiều lắm. Theo “Liệt truyện”, Trí chết ngay
năm sau khi ông đã 72 tuổi.
(633) Đại Nam Thực Lục 2, 220: 8a.
(634) Đại Nam Thực Lục 2, 97:12b, tháng 6-1833.
(635) Đại Nam Thực Lục 2,116:9a, tháng 12-1833.
(636) Đại Nam Thực Lục 2, 121:18b, tháng 3-1834.
(637) Đại Nam Thực Lục 2, 123:6b, tháng 3-1834.
(638) Đại Nam Thực Lục 2, 97:24b-25a, tháng 6-1833.
(639) Đại Nam Thực Lục 2, 124:31b, tháng 4-1834.
(640) Đại Nam Thực Lục 2, 143:5a, tháng 1-1835.
(641) Đại Nam Thực Lục 2, 147:3b, tháng 3-1835.
(642) Đại Nam Thực Lục 2, 152:7a, tháng 5-1835.
(643) Đại Nam Thực Lục 3, 5:22, tháng 3-1841.
(644) Đại Nam Thực Lục 3,19:13b-14a, tháng 4-1842.
(645) Đại Nam Thực Lục 3, 22:13b, tháng 1-1842.
(646) Đại Nam Thực Lục 3, 26:6, tháng 11-1842.
(647) Đại Nam Thực Lục 4,19:24b, thang 11-1858.
(648) Đại Nam Thực Lục 4,19:30a, tháng 11-1858.
(649) Đại Nam Thực Lục 4, 20:22b, Tháng 1-1859.

20
(650) Đại Nam Thực Lục 4, 24: 33A, tháng 5-1860.
(651) Theo lời kể của Nguyễn Thuật, thổ mộc nhân sâm là nhân sâm hoang dã được sản xuất trong khu vực tỉnh Cát Lâm,
nằm ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Ông giới thiệu các loại nhân sâm có sẵn ở Trung Quốc trong những năm 1880 khi ông
đến thăm các thành phố ven biển của Trung Quốc bao gồm Canton, Hồng Kông, Thượng Hải và Thiên Tân dựa trên các
thông tin từ hai đồng nghiệp Trung Quốc mà ông đã kết bạn tại Trung Quốc. Loại sâm đầu tiên bao gồm Quan đông nhân
sâm, Cao Ly sâm, Lão Sơn sâm (từ Thẩm Dương) và các thổ mộc sâm. Loại sâm khác là nhân nhân, Triều Tiên sâm, Liễu
Đông sâm và Lộ sâm (có thể là từ các khu vực của Shanhsi). Nguyễn Thuật, 1887. Chen Chingho (ed.). Vãng Tân nhật ký.
Zhongwen University Press. Hong Kong, 1979, p.81. Điều thú vị là, các đồng nghiệp này lần đầu tiên tuyên bố rằng Cao
Ly sâm được sản xuất trong nước Trung Quốc. Tuy nhiên, tuyên bố này, không thể hiểu đây là bằng chứng cho thấy nguồn
gốc của nhân sâm Cao Ly là Trung Quốc, nhưng nên coi là bằng chứng cho thấy việc trồng sâm Hàn Quốc đã trở thành
một kiểu lan tỏa ở Trung Quốc trong những năm 1880.
(652) Kỹ thuật hơ khô nhân sâm được cho là đã được phát triển bởi người sáng lập nhà Thanh Nurhachi trong thế kỷ
XVII. David A. Taylor, Ginseng, the Divine Root, the Curious History of the Plant that Captivated the World. Algonquin
Books of Chapel Hill, 2006, p.63. Đây là hình thức ban đầu của sản xuất nhân sâm đỏ ở Trung Quốc.
(653) Điểm khởi hành của tàu triều đình là cửa Thuận An ở Huế. Từ đây các tàu đi xuống Đà Nẵng, nơi mà hàng hóa được
xếp lên, và sau đó đi thuyền đến Canton. Khi tàu quay trở lại, họ thả neo ở Thuận An đầu tiên để dỡ hàng hóa. Choi
Byung-Wook. “Shipgusegi Betnam kwanseoneui Gwangdong wang’lae shimal” (Hành trình của thuyền hoàng gia Việt
Nam tới Canton vào thế kỷ XIX). Dongnamasia yeon’gu (Nghiên cứu Đông Nam Á) No.3, vol 21. Seoul, 2011, p.8.

21

You might also like