Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

CHƯƠNG II.

CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT


TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Cơ sở thực tiễn
a) Thực tiễn việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
- Triều đình nhà Nguyễn biết thực dân Pháp xâm lược lần lượt ký với Pháp các
bản hiệp ước. → VN trở thành thuộc địa của Pháp.
+ Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị: Bắc kỳ, Nam kỳ, Trung
kỳ.
+ Dùng người Việt để trị người Việt, chính sách ngu dân.
+ Độc quyền kinh tế, để VN phụ thuộc vào Pháp,...
- Các phong trào yêu nước thời kỳ này, Phan Bội Châu khẳng định đều thất bại.
⇒ Thực dân Pháp xâm lược → Phong trào yêu nước giải phóng dân tộc nổ ra →
Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con
đường mới. (Thực tiễn xã hội Việt Nam)

→ Đặt ra yêu cầu khách quan cho XH VN:


- Phải có một con đường mới để cứu dân, cứu nước mà con đường đó phải khảo
sát ở nước ngoài.
- Muốn giải phóng dân tộc thì phải dựa vào sức lực của chính dân tộc mình.
(Quan điểm “Tự lực cánh sinh”)
→ Trình bày xong thực tiễn phải đề cập tới yêu cầu khách quan đặt ra.

● Ngày 5 tháng 6 năm 1911 Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc hành trình sang
phương Tây.
+ Năm 1923, mục đích chuyến đi của ngày 5/6/1911 của cụ là gì? → Hồ
Chí Minh đã trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần
đầu tiên tôi được nghe ba chữ pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất
muốn làm quen với nền văn minh Pháp”
+ Trả lời một nhà văn Mỹ, Hồ Chí Minh nói: “Nhân dân Việt Nam trong
đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người
giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có
người lại cho là Mỹ. Tối thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi
xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”

b) Thực tiễn thế giới cuối TK XIX đầu TK XX


- Chủ nghĩa đế quốc chuyển sang giai đoạn độc quyền => kẻ thù chung của các
dân tộc thuộc địa
- QTCS (3/1919) phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân => có quan
hệ mật thiết
- CM tháng 10 Nga thắng lợi => thức tỉnh các dân tộc Châu Á

=> Ở những năm đầu thế kỷ XX, chỉ có những phong trào cách mạng có mục tiêu giải
quyết đồng thời những mâu thuẫn lớn của thời đại ở nước mình thì mới có thể đi tới
thắng lợi
=> Chính những sự kiện của năm 1920 về cơ bản đã đánh dấu sự hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh

Cơ sở lý luận
a. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
● Chủ nghĩa yêu nước
● Nhân nghĩa, thuỷ chung, đoàn kết
● Tinh thần lạc quan, yêu đời
● Phẩm tính anh dũng
b. Tinh hoa văn hoá nhân loại
Phương Đông:
● Nho giáo
- Bác chỉ tiếp thu những điều tích cực:
+ Triết lý hành động, nhập thế
+ Truyền thống hiếu học
+ Đề cao lễ giáo
+ Xã hội bình trị, hoà đồng
- Bác bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ
- “Tuy Khổng Tử là phong kiến nhưng trong học thuyết của ông có nhiều
ưu điểm vì thế chúng ta phải nên học”
- “Học thuyết của Nho giáo có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân”
● Phật giáo
- Tư tưởng vị tha, từ bi bác ai
- Đề cao lao động
- Tinh thần bình đẳng, dân chủ
- Chủ trương sống không xa lánh việc đời
● Lão giáo
- Con người sống gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên, bảo vệ môi trường
sống
- Thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi
● Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân
sinh hạnh phúc) có ưu điểm và chính sách của nó phù hợp với Việt Nam
Phương Tây
- Tự do, bình đẳng, bác ái
- Pháp luật
- Dân chủ
- Nhà nước
- Con người
c. Chủ nghĩa Mác Lênin
“Chủ nghĩa Mác Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt
Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà
còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”
- Vai trò của chủ nghĩa Mác
● Quyết định bản chất thế giới quan khoa học
● Quyết định phương pháp hành động biện chứng
● Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác Lênin được vận dụng ở Việt Nam, là
tư tưởng Việt Nam thời hiện đại

=> Sau khi tiếp thu Bác đã nói “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu
dưỡng đạo đức cá nhân, Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa
Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện của
nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao?
Họ đều mưu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này,
nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau hoàn mỹ như
những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò của các vị ấy”

Nhân tố chủ quan


a. Phẩm chất Hồ Chí Minh
- Tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo
● Tư duy tự chủ thể hiện ở sự kiện Bác gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu
sách của nhân dân An Nam năm 1919 => Bác nhận ra phải tự mình
đứng lên, không dựa dẫm được vào nước nào khác=> nâng lên tầm cao
hơn, tư tưởng tự lực cánh sinh
● Sáng tạo được vận dụng trong chủ nghĩa Mác Lênin, ngoài hai yếu tố
chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân thì quy luật hình thành ĐCS
Việt Nam không chỉ là sự kết hợp giữa hai yếu tố trên mà còn có phong
trào yêu nước
- Có đầu óc phê phán tinh tường và sáng suốt
● Được thể hiện trong tác phẩm của Bác: Bản án chế độ thực dân Pháp
năm 1925
- Hồ Chí Minh là người có ý chí mạnh mẽ
● Bài thơ được phổ nhạc thể hiện ý chí mạnh mẽ của Bác: Đi lên Thanh
niên
- Hồ Chí Minh là người luôn thể hiện đạo đức cách mạng
● Nhà báo người Úc Bocset đã nói: “Nói tới một người cả cuộc đời mình
để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân thì không có ai ngoài chủ tịch
Hồ Chí Minh” (thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh)
● “Hồ Chí Minh đã sống một cuộc đời với những tầm cỡ phi thường và đã
có những cống hiến sâu sắc cho sự nghiệp giải phóng loài người. Chính
lẽ đó đã làm cho tiểu sử của người trở thành bài ca cho niềm vinh
quang triển vọng và khả năng của con người” (Baod thế giới, ngày
20/09/1969)

b. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
- Không ngừng học tập nhằm chiếm lĩnh:
● Vốn tri thức văn hóa phong phú của thời đại
● Vốn kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc
=> Trong ba cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì yếu tố chủ quan là quan
trọng nhất

CHƯƠNG IV: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ


NHÀ NƯỚC

Cơ sở hình thành
- Cơ sở thực tiễn và sự khảo nghiệm
=> Hồ Chí Minh: nhà nước của Việt Nam sau khi giành được độc lập không mang bản
chất phong kiến và tư sản
+ Tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và
các kiểu, các hình thức nhà nước. Hồ Chí Minh: đó là những cuộc cách mạng
chưa đến nơi, chưa triệt để
+ Nghiên cứu cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, người
nhận định đây là cuộc cách mạng triệt để và đến nơi, đưa lại quyền lợi thực sự
cho nhân dân lao động
=> Hồ Chí Minh kết luận: Cách mạng Việt Nam nên theo cách mạng Tháng Mười
Nga, đó là cuộc cách mạng xác lập hình thái nhà nước trong đó quyền lực thuộc về số
đông người.

- Cơ sở lý luận:
Văn hoá chính trị Việt Nam trong lịch sử
+ Các bộ sử: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt
thông sử
+ Các bộ luật: Hình thư (đời Lý), Quốc triều hình luật (đời Lê)
+ Nho giáo: “nước lấy dân làm gốc)
+ Các giá trị văn hoá chính trị của nhân loại:
○ Phương Đông:
■ Nho giáo - tư tưởng “lấy đức”, “chính danh”
■ Mặc gia - thuyết “kiêm ái”, nguyên tắc “thượng đồng, thượng
hiền”
■ Pháp gia - “pháp trị”
○ Phương Tây
+ Quan niệm về bản chất của dân chủ, nhân đạo của nhà nước, quan niệm về xây
dựng nhà nước pháp quyền…
● Sau khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh quán triệt và vận dụng
sáng tạo học thuyết về nhà nước và nhà nước vô sản trong xây dựng nhà nước
Việt Nam mới

Nhà nước pháp quyền


- Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời => Chưa hợp pháp (Điều kiện để
hợp pháp: có hiến pháp, nhà nước ra đời phải thông qua tổng tuyển cử bầu
Quốc hội)
a. Nhà nước hợp hiến, hợp pháp
- Bản yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxai: 4 điểm liên
quan đến vấn đề pháp quyền, 4 điểm còn lại liên quan đến công lý và quyền
con người
“Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm đều phải có thần linh pháp quyền"
- Để xây dựng nhà nước pháp quyền: tổng tuyển cử → Quốc hội → Chính phủ
- “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ" → Hiến pháp 1946
b. Nhà nước thượng tôn pháp luật
- Công tác lập pháp
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng xây dựng hệ thống luật pháp dân chủ, hiện đại
- Ngoài hai bản Hiến pháp, từ năm 1945 đến 1969, Hồ Chí Minh còn chỉ đạo
soạn thảo, ký quyết định công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh trong đó có 243 sắc
lệnh quy định về tổ chức nhà nước và pháp luật và 1300 văn bản dưới luật
- Hồ Chí Minh cũng chú trọng trong đưa pháp luật vào trong cuộc sống, bảo đảm
cho pháp luật được thi hành. Và có cơ chế giám sát
- Thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2/1948, Hồ Chí Minh viết: “Các
bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn phải
nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp", chí công vô tư cho nhân dân noi
theo.”

c. Pháp quyền nhân nghĩa


- Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền con người,v
chăm lo đến lợi ích của mọi người
- Pháp luật có tính nhân văn, khuyến thiện
- Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa phải là pháp luật vì con
người

Xây dựng Nhà nước trong sạch


a. Kiểm soát quyền lực nhà nước
- Kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu
- Hình thức kiểm soát, theo Hồ Chí Minh, cần phát huy vai trò, trách nhiệm
ĐCSVN

b. Phòng, chống tiêu cực trong nhà nước


- Thư gửi uỷ ban nhân dân các Kỳ, tỉnh, huyện và làng ngày 17/10/1945:
“...Chúng ta phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực" vào lòng”.

c. Biện pháp cơ bản


- Nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội, thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân
- Pháp luật của nhà nước, kỷ luật của Đảng cũng phải nghiêm minh. Công tác
kiểm tra phải thường xuyên
- Phạt nghiêm minh, nghiêm khắc. Coi trọng giáo dục đạo đức
- Cán bộ phải làm gương
- Huy động chủ nghĩa yêu nước vào cuộc chiến đấu chống tiêu cực

CHƯƠNG V: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI


ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Cơ sở hình thành
a. Cơ sở lý luận
- Kế thừa giá trị văn hóa, truyền thống Việt Nam
+ Tinh thần yêu nước, nhân ái, cố kết cộng đồng dân tộc Việt Nam
● Hình thành và củng cố trong lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc
● Tình cảm tự nhiên (trị thuỷ => phải đoàn kết với nhau) → Triết lý
sống → Tư duy và ứng xử chính trị
● “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người chung giai cấp phải
thương nhau cùng"
● Trong bài Nên học sử ta, đăng trên báo Việt Nam độc lập, số 117,
ngày 1/2/1942, Hồ Chí Minh viết: “Lúc nào dân ta đoàn kết
muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. trái lại lúc nào
dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.”
- Tiếp thu, kế thừa văn hóa, truyền thống nhân loại
+ Những giá trị văn hoá nhân loại Đông - Tây
● Tư tưởng đại đồng, nhân ái, thương người như thương mình,
nhân nghĩa của Nho giáo
● Tư tưởng lục hòa, cư xử hòa hợp giữa người với người, cá nhân
với cộng đồng, con người với môi trường tự nhiên của Phật Giáo
● Tư tưởng đoàn kết của Tôn Trung Sơn, nhất là Chủ nghĩa Tam
dân, chủ trương đoàn kết 400 dòng tộc người Trung Quốc
● Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của văn hoá Phương Tây
- Tiếp thu, kế thừa chủ nghĩa Mác Lênin
+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về đoàn kết quốc tế của giai cấp vô
sản
● Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; nhân dân là người sáng
tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng
phải trở thành giai cấp dân tộc.
● “Vô sản tất cả các nước, liên hiệp lại" (C.Mác) và “Vô sản toàn
thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại” (Lênin)
● Trong Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
của Đảng Lao động Việt Nam, ngày 5/9/1960, Hồ Chí Minh viết:
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, không phải là sự
nghiệp của cá nhân anh hùng nào.”
● Tháng 1/1923, Hồ Chí Minh viết truyền đơn cổ động, hô hào mọi
người mua báo Le Paria. Sau khi nêu rõ mục đích của tờ báo,
truyền đơn viết: “Tất cả mọi người hãy đứng lên quanh lá cờ đỏ
để chinh phục thế giới”... “lao động tất cả các nước đoàn kết lại"
b. Cơ sở thực tiễn
- Phong trào cách mạng Việt Nam
+ Trong tác phẩm Đường kách mệnh, năm 1927, Hồ Chí Minh viết: “Cách
mạng trước hết phải có cái gì? Phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì
vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức
và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công,
cũng như có người cầm lái có vững thì con thuyền mới chạy”
+ Trong bài Mười chính sách của Việt Minh, năm 1941, Hồ Chí Minh viết:
“Khuyên ai nên nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng
minh"
+ Trong bài Lịch sử nước ta, tháng 2/1942, Hồ Chí Minh viết: “Dân ta xin
nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh"
- Phong trào cách mạng thế giới
+ Trong thư gửi đồng chí PêTơRốp, Tổng thư ký ban Phương Đông, năm
1924, Hồ Chí Minh viết: “Nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của
các dân tộc phương Đông, đó là sự biệt lập. Họ hoàn toàn không biết
đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó
họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn
nhau.”
+ Đối với phong trào cộng sản quốc tế, trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn
canh cánh trong lòng một nỗi lo: “Là một người suốt đời phục vụ cách
mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vò sự bất hoà
hiện nay giữa các đảng anh em.”
+ Tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế
giới: cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp và các kiểu, các hình thức nhà
nước mà những cuộc cách mạng này xây dựng sau khi cách mạng thành
công, Hồ Chí Minh đi đến kết luận đó là những cuộc cách mạng chưa
đến nơi, chưa triệt để
+ Nghiên cứu cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917, Người
nhận định đây là cuộc cách mạng triệt để và đến nơi, đến chốn
+ Trong bài Cách mạng tháng mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng
cho các dân tộc, ngày 1/11/1967, Hồ Chí Minh viết: “đó là thắng lợi vĩ
đại nhất của giai cấp công nhân của nhân dân lao động và các dân tộc
bị áp bức”

Vai trò của đoàn kết dân tộc


a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công
của cách mạng
- Trong Bài nói chuyện tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên
Việt, ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh viết: “Hôm nay, trông thấy rừng cây đại
đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn
dân, và nó có một cái tương lai “trường xuân bất lão". Vì vậy cho nên lòng tôi
sung sướng vô cùng.”
- Trong bài nói của Bác, tư tưởng về đoàn kết dân tộc chiếm 43,6% tổng số bài
- Đại đoàn kết dân tộc quyết định thành công của cách mạng
+ Hồ Chí Minh viết bài Hòn đá, đăng báo “Việt Nam độc lập” số 123,
ngày 21/4/1942 ngụ ý nhắc nhở nhân dân phải đồng lòng, đoàn kết:
“Hòn đá to, Hòn đá nặng, Chỉ một người, Nhắc không đặng, Hòn đá
nặng. Hòn đá bền, Chỉ ít người, nhắc không lên. Hòn đá to, Hòn đá
nặng, Nhiều người nhắc, Nhắc lên đặng. Biết đồng sức, Biết đồng lòng,
Việc gì khó, Làm cũng xong”.
- Đoàn kết là lực lượng vô định, là sức mạnh, là then chốt, là điểm mẹ (tốt thì
con cháu đều tốt)
“Đoàn kết, Đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công"

b. Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và dân tộc
- “Mục đích của Đảng lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết
toàn dân, phụng sự Tổ quốc.”
- “Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập.”
- “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng CNXH. Ba là đấu tranh thống nhất nước
nhà.”

Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc


a. Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
● “Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta
đoàn kết với họ”
● Không phân biệt “già trẻ, gái, trai. Giàu nghèo, quý tiện,..”
b. Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Trong bài Nói chuyện tại hội nghị đại biểu mặt trận Liên - Việt toàn quốc, ngày
10/1/1955, Hồ Chí Minh viết: “Đại đoàn kết: đại đoàn kết tức là trước hết phải
đoàn kết đa số nhân dân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Đó là nền gốc rễ của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây.
Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác"
- “Công nông là người chủ cách mệnh, Công nông là gốc cách mệnh”
- “Những giai cấp ủng hộ và tham gia cách mạng tức là động lực cách mạng, là
bầu bạn cách mạng của công nông.”
- “Động lực cách mạng gồm có những giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư
sản. Trong một thời kỳ và một trình độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc cungx
là độc lực cách mạng.”

Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc
- Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người (“Người đời không phải
thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm”)
“Bất kỳ ai mà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những
người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết
với họ”
- Có niềm tin vào nhân dân
- Vì “Lực lượng của dân là rất to”
+ Trong bài Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh, ngày 2/9/1951, HCM
viết: “Bệnh quan liêu mệnh lệnh từ đâu mà ra? Nguyên nhân bệnh ấy
là…Không tin cậy nhân dân: Họ quên rằng không có lực lượng nhân
dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong, có lực lượng nhân
dân, thì việc khó mấy, to mấy cũng làm được”

Hình thức tổ chức


a. Mặt trận dân tộc thống nhất
- Hiện nay: mặt trận tổ quốc Việt Nam

b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống
nhất
- Xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng
- Phái xuất phát từ mục tiêu vì nước vì dân
- Nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đoàn kết rộng rãi, bền vững
- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự chân thành, thân ái giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ

Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
- Một là, làm tốt công tác vận động quần chúng (Dân vận)
- Hai là, thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để
tập hợp quần chúng
- Ba là, các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt
trận dân tộc thống nhất
- Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, ngày
19/4/1946, Hồ Chí Minh viết: “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính
phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết
chặt chẽ để giữ gìn non nước ta, để ủng hộ chính phủ ta. Chúng ta phải thương
yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung
của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng
lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.
Chương 5: Đoàn kết dân tộc: cơ sở hình thành, vai trò,lực lượng, điều kiện, hình thức,
nguyên tắc, phương thức đoàn kết dân tộc.

Vai trò của đoàn kết quốc tế


a. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho
cách mạng Việt Nam
- Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh
thần
+ Tại buổi tiếp nữ phóng viên Mácta Rôhát báo Granma, Cuba ngày
14/7/1969, khi trả lời câu hỏi: “Sức mạnh của nhân dân Việt Nam là ở
chỗ nào?”, Hồ Chí Minh trả lời: “Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của
nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và ở
sự ủng hộ của nhân dân thế giới”
+ “Nước ta ở vào xứ nóng, khí hậu tốt, rừng vàng, biển bạc, nhân dân ta
dũng cảm và cần kiệm. Các nước anh em lại giúp đỡ nhiều. Thế là ta đã
có ba điều kiện: thiên thời - địa lợi - nhân hòa”
- Sức mạnh thời đại: các trào lưu cách mạng, tiến bộ khoa học kỹ thuật,...
+ “Thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức của
con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng
mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm chủ được
thiên nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnh của xã hội và của bản
thân mình”.
- Sức mạnh dân tộc + Sức mạnh thời đại → Sức mạnh tổng hợp
+ “Có sức mạnh cả nước một lòng… lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới,
chúng ta sẽ có một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích
hợp, nhất định cách mạng nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng” (1961).

b. Góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng
của thời đại
- “Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn tinh thần ‘vị quốc’ của bọn đế quốc
phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế.
- Trong tác phẩm Thưởng thức chính trị, viết năm 1953, kế teen Đ.X, Hồ Chí
Minh viết: “Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn độc lập, tự do và đất đai
toàn vẹn của nước mình. Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và
nhân dân các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới…Tinh thần yêu nước và
tinh thần Quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng
chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới”.
- “Vì nền hòa bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi
chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”.

Lực lượng và hình thức tổ chức


a. Các lực lượng cần đoàn kết
- Với phong trào cộng sản và công nhân thế giới - lực lượng nòng cốt của đoàn
kết quốc tế; “bốn phương vô sản đều là anh em”
- Với phong trào giải phóng dân tộc
+ “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau,
hiểu biết nhau hơn và đoàn ekets lại để đặt cơ sở cho một Liên minh
phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái
cánh của cách mạng vô sản”
- Với lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và
công lý
+ “Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân
thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình”
+ “Thái độ của Việt Nam đối với các nước Á châu là một thái độ anh em,
đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”

b. Hình thức tổ chức


- Hội liên hiệp thuộc địa (1921) → Quan điểm về thành lập “Mặt trận thống nhất
của nhân chính quốc và thuộc địa” (1924) → Hội liên hiệp các dân tộc bị áp
bức Á Đông (1925) → Năm 1941, Mặt trận độc lập đồng minh cho từng nước
Việt Nam, Lào, Cao Miên → Mặt trận đoàn kết Việt - Miên - Lào.
- Nguyễn Ái Quốc cùng với một số đồng chí Trung Quốc thành lập Hội Liên
hiệp các dân tộc bị áp bức ngày 9/7/1925 (Về sự thành lập của Đại hội được
đăng trên báo Công nhân chi lộ đặc hiệu, do Ủy ban bãi công Cảng Tinh xuất
bản, số 18, ngày 12/7/1925.
- Đây là một đoàn thể có tính chất quốc tế bao gồm người Việt Nam, Trung
Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Indonesia, Miến Điện,...
- Hội trưởng là Liệu Trọng Khải (Trung Quốc)
- Nguyễn Ái Quốc mang tên Lý Thụy là một trong những người lãnh đạo của
đội, được bầu làm Bí thư kiêm phụ trách công việc tài chính của hội, đồng thời
cũng là người trực tiếp phụ trách chi bộ Việt Nam của Hội liên hiệp các dân tộc
bị áp bức.
Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
a. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình
- Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế → Giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Các dân tộc trên thế giới → Giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình
đẳng giữa các dân tộc. “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù
oán với một ai”
- Với các lực lượng tiến bộ trên thế giới → Giương cao ngọn cờ hòa bình trong
công lý. “Một nền hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân
chủ”
- “Có lý” → Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, xuất
phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới
+ Trong bài Đạo đức cách mạng, tháng 12/1958: “Học tập chủ nghĩa
Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người đối
với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa
Mác-lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của
nước ta, Học để mà làm, lý luận đi đôi với thực tiễn”.
- “Có tình” → Sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của
những người cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu đấu tranh; phải khắc
phục tư tưởng sôvanh, “nước lớn”, “Đảng lớn”, không “áp đặt”, “ức chế”, nói
xấu, công khai công kích nhau, hoặc dùng các giải pháp về chính trị, kinh
tế…gây sức ép với nhau.
- Rômét Chanđara, nguyên chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới cho rằng: “Bất
cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập, tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ
Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó có Hồ
Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu, nhân dân chiến đấu
cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có ngọn cờ Hồ Chí Minh bay
cao”.

b. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ. tự lực tự cường


- “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “Muốn lấy người ta giúp cho,
thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”
- “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì
không xứng đáng được độc lập”
- “Độc lập không có nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng
tôi, không có sự can thiệp của ngoài vào”.
- Sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, trả lời câu hỏi về hoạt động ngoại giao, chủ
tịch Hồ Chí Minh nói rõ: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ
thắng lợi”. Sau đó, Người ví mối quan hệ giữa thực lực và ngoại giao như hai
yếu tố: cái chiêng và cái tiếng. Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng,
chiêng có to thì tiếng mới lớn.
- Trong lời phát biểu tại kỳ họp Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ
Chí Minh nói: “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai được
xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy của nhân dân ta”.

CHƯƠNG VI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN


HOÁ ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

Vai trò của văn hóa


- Văn hoá là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là đời sống tinh thần của xã
hội
- Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng: (“kinh tế có
kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được”)
- Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh
tế (“Văn hoá trong chính trị”, “Văn hoá ở trong kinh tế”)
- Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà
phải ở trong kinh tế và chính trị
- Văn hoá phải gắn với lao động sản xuất. Văn hoá xa đời sống và xa lao động là
văn hoá suông
- Văn hoá bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp
- Nâng cao dân trí
- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh
- Bài nói tại buổi khai mạc hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất, đăng báo
cứu quốc, Hồ Chí Minh viết: “Cần làm thế nào cho văn hoá vào sâu trong tâm
lý của quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng,
phù hoa, xa xỉ. Tâm lý của ta lấy tự do, độc lập làm gốc - văn hoá phải làm sao
cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”

Các chuẩn mực đạo đức


- Trung với nước hiếu với dân
+ Trong bài Người cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức cách
mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường.
Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. Mọi việc thành hay bại, chủ chốt
là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”.
- Cần, kiệm, liêm, chính
+ Trong tác phẩm Cần, kiệm, liêm, chính, viết xong khoảng 6/1946, Hồ
Chí Minh viết: “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai,...
Tục ngữ ta có câu: nước chảy mãi, đá cũng mòn, kiến tha lâu cũng đầy
tổ… Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt… Mọi
người đều phải cần, cả nước đều phải cần”.
+ Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ;
“lười biếng là kẻ địch của chữ cần”
+ Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, bừa bãi…. Tiết kiệm
không phải là bủn xỉn, việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn, dại dột
chứ không phải là Kiệm
→ Cần với kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người
+ Liêm là trong sạch, không tham lam. Chữ Liêm phải đi đôi với chữ kiệm
cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ Cần, có Kiệm mới Liêm được, vì
xa xỉ mà sỉ mà sinh tham lam
+ Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn…Cần, Kiệm,
Liêm là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có
nhành, lá, hoa, quả mới là cây hoàn toàn. Một người cần phải Cần,
Kiệm, Liêm nhưng còn phải Chính mới hoàn toàn.
+ Tác phẩm Cần, Kiệm, Liêm, Chính:
“Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
Đất có bốn phương: đông, tây, nam bắc
Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người”
- Chí công vô tư
+ C.Mác: “Nếu một người chọn nghề trong đó người ấy có thể làm được
nhiều nhất cho nhân loại, thì lúc đó người ấy cảm thấy… hạnh phúc của
người đó sẽ thuộc về hàng triệu người”
+ “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo
đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung
của Đảng, của dân tộc, của loài người”
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
+ Mông ta rông ca ngợi: “Cụ Hồ Chí Minh là chiến sĩ đầu tiên của thế
giới thứ ba, của các dân tộc nghèo đói thèm khát một cuộc sống cho ra
người… cụ dạy cuộc chiến đầu vì nhân phẩm và tự do phải được đặt
trên mọi cuộc chiến đấu khác. Cụ đã bênh vực những ai yếu hèn và
mang lại nhân phẩm cho những người nghèo khổ”.
+ Trong bài Đoàn kết giai cấp, Hồ Chí Minh viết: “Dù màu da có khác
nhau, trên đời này chỉ có…. chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi:
tình hữu ái vô sản”.
- Tinh thần quốc tế trong sáng
+ Một là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giải
phóng con người khỏi áp bức, bóc lột
+ Hai là tinh thần vì mục tiêu chung “bốn phương vô sản đều là anh em"
+ Ba là sự hợp tác giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau “Vì nền hoà bình thế giới,
vì tự do ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc, cần đoàn
kết lại và chống bọn áp bức”

Nguyên tắc xây dựng đạo đức


- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
- Trong thư gửi đồng chí Pêtơrốp, Tổng thư ký ban phương Đông, Hồ Chí Minh
viết: “Nói chung các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ
một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”
- Xây đi đôi với chống
+ “Người đời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm.
Chúng ta không sợ có khuyết điểm, nhưng chỉ sợ không biết kiên quyết
sửa nó đi”
+ “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho
phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu
bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
+ Việc trau dồi đạo đức cách mạng là một việc “sung sướng vẻ vang nhất
trên đời”.
+ “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó là đấu tranh,
rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

Vai trò của con người


- Con người là vốn quý nhất - nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
+ Theo Hồ Chí Minh, lịch sử là do quần chúng nhân dân sáng tạo ra, chứ
không phải do vài ba chục cá nhân anh hùng nào, vì vậy chúng ta phải
yêu dân, quý dân, trọng dân vì “có dân là có tất cả”
+ “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”
+ “Vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa,
đều thế cả”
+ “Gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"
+ Một tấm lòng yêu thương vô hạn đối với con người
+ Một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá của con người
+ Một ý chí kiên quyết đấu tranh để giải phóng con người khỏi áp bức, bất
công, đói nghèo, lạc hậu
→ Đó là những nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.
“Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người phải thương
nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức”.
- Con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách mạng
+ Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh
phúc cho con người; nhưng sự nghiệp giải phóng là do chính con người
thực hiện
+ “Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của
nhân dân”
+ “Nếu có được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”
+ Trong bài nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói, Hồ Chí Minh viết:
“Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính
phủ có lỗi; nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi”
- Con người là động lực của các mạng
+ Hồ Chí Minh quan niệm hành động của con người luôn gắn liền với nhu
cầu và lợi ích của họ
+ Chú trọng trước hết đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội
chủ nghĩa, Người chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi
“thực hành dân chủ là cái khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó
khăn”
+ Người tôn trọng và khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng của NLĐ,
chủ trương kết hợp hài hòa ba lợi ích sao cho “Nhà nước, hợp tác xã và
xã viên cùng có lợi”
+ Theo Báo thế giới: “Hồ Chí Minh đã sống một cuộc đời với những tầm
cỡ phi thường và đã có những cống hiến sâu sắc cho sự nghiệp giải
phóng loài người. Chính lẽ đó đã làm cho tiểu sử của Người trở thành
bài ca cho niềm vinh quang đối với triển vọng và khả năng của con
người…”

You might also like