Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

ĐỀ 3

LÊ MAI PHƯƠNG DIỆU

13 - Luyện tập chinh phục cơ chế di truyền và biến dị - Phần 3


Câu 1. Một đoạn ADN, trên mạch 1 có số nuclêôtit loại A là 200, trên mạch hai có số nuclêôtit loại G là
300. Số nuclêôtit từng loại của cả đoạn mạch đó sẽ là:
A. A = T = 400 B. G = X = 600 C. A = T = 200, G = X = 300

D. Không tính được số nuclêôtit từng loại của đoạn mạch đó.
Câu 2. Trình tự bắt đầu của các ribonucleotit trong mARN là: 5' AUG – UXA – GUU…3'. Gen tổng hợp
mARN trên có trình tự các cặp nucleotit được bắt đầu như sau:
A. 5' TAX – AGT – XAA…3'.
3' ATG – TXA – GTT…5'.
B. 3' UAX – AGU – XAA…5'.
5' AUG – UXA – GTT…3'
C. 3' TAX – AGT – XAA…5'.
5' ATG – TXA – GTT…3'.
D. 5' UAX – AGU – XAA…3'.
3' AUG – UXA – GTT…5'.

Câu 3. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Đoạn ADN này:
A. có 300 chu kì xoắn B. có 600 Ađênin
C. có 6000 liên kết photphođieste D. dài 0,408μm

Câu 4. Ở ôpêrôn Lac,khi có đường Lăctôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì:
A. Lăctôzơ gắn với chất ức chế làm cho nó bị bất hoạt
B. Lăctôzơ gắn với enzim ARN pôlimeraza làm kích hoạt en zim này
C. Lăctôzơ gắn với vùng vận hành làm kích hoạt vùng vận hành
D. Lăctôzơ gắn với prôtêin điều hòa làm kích hoạt tổng hợp prôtêin

Câu 5. Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:
A. tổng hợp ADN, dịch mã B. tổng hợp ADN, ARN
C. tự sao, tổng hợp ARN D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã

Câu 6. Theo F.Jacôp và J.Môno , trong mô hình cấu trúc của opêron Lac,vùng vận hành (operator) là:
A. Trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
B. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin
C. Vùng mang thông tin mã hoá cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên

D. Vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào
hình thành nên tính trạng
Câu 7. Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’.
B. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’->3’.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’->5’ là liên tục còn
mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’->3’ là không liên tục( gián đoạn).
D. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’->5’.

Câu 8. Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng
hợp là:
A. Thêm 1 cặp nuclêotit B. Thay thế một cặp nuclêotit
C. mất một cặp nuclêotit D. thay thế 2 cặp nuclêotit

Câu 9. Những loại đột biến gen nào sau đây không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình?
A. Đột biến gen lặn ở tế bào xôma, đột biến rơi vào mã thoái hóa.
B. Đột biến gây chết, đột biến rơi vào mã thoái hóa.
C. Đột biến giao tử, đột biến tiền phôi.
D. Đột biến gen lặn ở tế bào xôma, đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
Câu 10. Trên một phân tử mARN có 30% A và 10% U. Xác định tỷ lệ mỗi loại nuclêôtit trên gen tổng hợp
nên mARN đó (không tính đoạn intrôn).
A. A = T = 40%; G = X = 10%. B. A = T = 20%; G = X = 30%.
C. A = T = 30%; G = X = 20%. D. A = T = 10%; G = X = 30%.

Câu 11. Một phân tử mARN ở E. Coli gồm 1200 nucleotit có tỉ lệ A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4 thì số
nucleôtit loại X trên gen phiên mã phân tử mARN trên là :
A. 420 B. 360 C. 480 D. 840

Câu 12. ARN vận chuyển có chức năng là


A. vận chuyển thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, làm khuân mẫu cho quá trình dịch mã ở ribôxôm
để tổng hợp nên chuỗi pôlipeptit.
B. cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, ribôxôm được coi như là nhà máy sản xuất ra prôtêin, là nơi diễn
ra quá trình dịch mã.
C. mang bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền nhờ có cấu trúc đặc biệt trong phân tử đảm bảo thông
tin trong ARN vận chuyển được bảo quản chính xác.
D. mang axit amin tới ribôxôm và đóng vai trò như "một người phiên dịch" tham gia dịch mã trên mARN
thành trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.
Câu 13. Nguyên tắc đảm bảo cho việc truyền đạt thông tin di truyền chính xác từ mARN đến polypeptit là
A. mỗi rARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung
giữa bộ ba đối mã của rARN với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN.
B. mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung
giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN.
C. mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung
giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa tương ứng trên mạch mã gốc của gen.
D. mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung
giữa bộ ba đối mã của mARN với bộ ba mã sao tương ứng trên tARN.

Câu 14. Trong giai đoạn hoạt hoá axit amin có các thành phần tham gia là
A. axit phôtphoric, tARN tương ứng với axit amin, ATP, enzim đặc hiệu.
B. axit amin, tARN tương ứng, ADP, enzim đặc hiệu.
C. axit amin, tARN tương ứng với axit amin, ATP, enzim đặc hiệu.
D. axit phôtphoric, tARN tương ứng, ADP, enzim đặc hiệu.
Câu 15. Nhận định nào không đúng khi đề cập đến nhân đôi ADN?
A. Có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza.
B. Dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN mẹ.
C. Các nuclêôtit được tổng hợp trên hai mạch theo chiều 3’-5’.
D. Các nuclêôtit được lắp giáp theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 16. Mục đích của tái bản ADN là


A. chuẩn bị cho tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
B. chuẩn bị cho tế bào tổng hợp một lượng lớn prôtêin.
C. chuẩn bị tái tạo lại nhân con của tế bào.
D. chuẩn bị tái tạo lại toàn bộ các bào quan của tế bào.

Câu 17. Pôliribôxôm có vai trò


A. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.
B. đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác.
C. làm tăng hiệu suất tổng hợp Prôtein cùng loại.
D. làm tăng hiệu suất tổng hợp Prôtein khác loại.
Câu 18. Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện ở
A. nuclêôtit của mARN bổ sung với nuclêôtit mạch gốc.
B. anticođon của tARN bổ sung cođon trên mARN.
C. nuclêôtit môi trường bổ sung với nuclêôtit mạch gốc ADN.
D. nuclêôtit trên mARN bổ sung với axit amin trên tARN.
Câu 19. Ôpêrôn là
A. một nhóm gen ở trên một đoạn ADN có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hòa.
B. một đoạn phân tử ADN có một chức năng nhất định trong quá trình điều hòa.
C. một đoạn axít nuclêíc có chức năng điều hòa hoạt động của gen cấu trúc.
D. một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hòa nằm cạnh nhau ở trên ADN.

Câu 20. Cấu trúc của một ôperon Lac bao gồm những thành phần nào?
A. Vùng vận hành, gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc.
B. Vùng khởi động, gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc.
C. Vùng khởi động, gen điều hoà, vùng vận hành.
D. Vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc.

Câu 21. Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân
đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần
nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng
đột biến đã xảy ra với gen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
B. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
C. mất một cặp G - X.
D. mất một cặp A - T.
Câu 22. Đột biến và thể đột biến khác nhau ở điểm cơ bản là
A. đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình, còn thể đột biến là những biến đổi
trong vật chất di truyền.
B. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cá thể mang đột biến đã biểu hiện
hoặc chưa biểu hiện trên kiểu hình.
C. đột biến là cá thể mang đột biến đã biểu hiện hoặc chưa biểu hiện trên kiểu hình còn thể đột biến là
những biến đổi trong vật chất di truyền.
D. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cá thể mang đột biến đã biểu hiện
ra kiểu hình của cơ thể.

Câu 23. Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong quá trình tái bản tạo nên
A. đột biến thay thế cặp G-X → A-T.
B. 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.
C. đột biến thay thế cặp A-T → G-X.
D. sự sai hỏng ngẫu nhiên.

Câu 24. Gen A dài 306 nm, có 20% nucleotit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị đột
biến thành alen a1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit. Số
liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a1 là 2 và
nhiều hơn so với alen a2 là 1. Tính tổng số nucleeootit của cơ thể mang kiểu gen Aaa1a2 ?
A. A = T = 1439; G = X = 2160. B. A = T = 1438; G = X = 2160.
C. A = T = 1436; G = X = 2162. D. A = T = 1441; G = X = 2159.
Câu 25. Tại vùng sinh sản của 1 cá thể có 8 TB sinh dục đực sơ khai thực hiên NP liên tiếp 5 lần, qua
vùng sinh trưởng chỉ có 87,5% số TB đc tạo ra chuyển sang vùng chín. Biết: khả năng thụ tinh của tinh
trùng mang NST X gấp đôi khả năng thụ tinh của tinh trùng mang NST Y, mỗi tinh trùng thụ tinh với 1
trứng. Quá trình thụ tinh tạo thành 168 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng chứa NST X và tinh trùng
chứa NST Y lần lượt là?
A. 12,5% và 6,25%. B. 50% và 25%. C. 25% và 12,5%. D. 100% và 50%.

Câu 26. Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 40800A, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7,
alen b có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen
của cặp. Số nu mỗi loại về gen này trong giao tử là
A. A = T = 675, G = X = 525. B. A = T = 1650, G = X = 750
C. A = T = 975, G = X = 225. D. A = T = 2335, G = X = 1275

Câu 27. Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi
2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong các gen mắt đỏ được tạo ra ít hơn gen mắt trắng 32
nucleotit tự do và gen quy định tính trạng mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro. Kiểu biến đổi có thể xảy ra
gen đột biến là:
A. mất 1 cặp G – X. B. thêm 1 cặp G – X.
C. thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T. D. thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.

Câu 28. Gen dài 3060 A0. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ A:G = 42,18%. Số liên kết
hidro của gen đột biến là:
A. 2427. B. 2430 C. 2433. D. 2070.

Câu 29. Ở sinh vật nhân sơ, một gen ngắn trên mạch mã gốc có 10 bộ ba. Gen này bị đột biến mất cặp
nuclêôtit thứ 4. Phân tử prôtein do gen bị đột biến qui định có số axit amin bị thay đổi nhiều nhất so với
prôtein bình thường là:
A. 9 B. 8 C. 10 D. 7

Câu 30. Đột biến gen (đột biến điểm) là


A. những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen.
B. những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, liên quan đến một hoặc một số gen.
C. những biến đổi về số lượng của nhiễm sắc thể xảy ra ở một số tế bào trong cơ thể.
D. sự tổ hợp lại các gen hay nhiễm sắc thể tạo thành tổ hợp gen mới.
Câu 31. Một gen có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi
chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hi đrô. Khi gen đột biến này nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số
nu mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là
A. A = T = 7890 ; G = X = 10110 B. A = T = 8416; G = X = 10784
C. A = T = 10110 ; G = X = 7890 D. A = T = 10784 ; G = X = 8416

Câu 32. Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất, không làm thay đổi thành phần axit amin trong
chuỗi pôlipeptit?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong bộ ba mã hoá.
B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ nhất trong bộ ba mã hoá.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ hai trong bộ ba mã hoá.
D. Thêm hay mất một cặp nuclêôtit trong gen.
Câu 33. Một gen có 1068 liên kết hiđrô và có G =168. Một đột biến xảy ra

làm cho gen đột biến hơn gen bình thường một liên kết hiđrô nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau. Đột
biến trên thuộc dạng:
A. đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng một cặp G-X
B. đột biến mất một cặp A-T
C. đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng một cặp A-T
D. đột biến thêm một cặp G-X

Câu 34. Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào( K) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng
bội và được sử dụng trong quá trình tự sao ADN. Trong số tế bào sinh ra từ tế bào K sau 3 đợt nguyên
phân thì số tế bào con mang gen đột biến (thay thế cặp A - T bằng cặp G - X) là
A. 2 tế bào. B. 1 tế bào. C. 4 tế bào. D. 8 tế bào
Câu 35. Một mARN rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự các ribônuclêôtit:
3’---AUGXXXAXUAAXUAXAAGXGAUAA---5’
Nếu đột biến xảy ra làm mất ribônuclêôtit loại X ở vị trí 15 trên mARN thì số aa của chuỗi pôlipeptit được
tổng hợp từ ARN nói trên là
A. 5 B. 6 C. 9 D. 4

Câu 36. Gen B có chiều dài 0,51µm và tỷ lệ A/G = 3/7. Gen B bị đột biến tạo alen b có kích thước không
đổi và có 4051 liên kết hidro. Khi tế bào có kiểu gen Bb bước vào nguyên phân, ở kỳ giữa, tổng số
nucleotit từng loại trong các gen B và b là:
A. G = X = 2101; A = T = 999. B. G = X = 1798; A = T = 4202.
C. G = X = 2010; A = T = 900. D. G = X = 4202; A = T = 1798.

Câu 37. Ở người, bệnh mù màu do 1 gen lặn nằm trên NST giới tính X gây ra. Bố mẹ đều bình thường
sinh ra 1 con gái mù màu và có hội chứng tocnơ. Giả thiết nào dưới đây là đúng:
A. Mẹ XAXa , bố XAY, đột biến số lượng NST xảy ra trong phát sinh giao tử của bố
B. Mẹ XA Xa , bố XAY, đột biến gen xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
C. Mẹ XAXa , bố XaY, không xảy ra đột biến.
D. Mẹ XAXA, bố XAY, đột biến xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
Câu 38. Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là:
A. Đột biến gen luôn được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN.
B. Đột biến gen là đột biến xảy ra trên phân tử ADN.
C. Các đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể ở trạng thái đồng hợp lặn.
D. Tất cả đột biến gen đều di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.

Câu 39. Dạng đột biến nào làm thay đổi vị trí gen trên 1 NST

A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn giữa 2 NST.


C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn

Câu 40. Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBbDdEe. Nếu tế bào của loài tham gia nguyên phân
mà một NST kép của cặp Aa không phân li, bộ NST trong hai tế bào con có thể là:
1. AAaBbDdEe và aBbDdEe 2. AAaaBbDdEe và BbDdEe
3. AaaBbDdEe và ABbDdEe 4. AaBbDdEe và AABbDdEe
A. 1, 2, 3. B. 1, 2. C. 1, 3. D. 2, 3.

Câu 41. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp
nhiễm sắc thể số 3 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm
phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 6 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình
thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên
sẽ tạo ra thể đột biến dạng
A. thể ba. B. thể một kép. C. thể một. D. thể không.
Câu 42. Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành
giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp
về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.

Câu 43. Ở một loài bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Một thể đột biến có 5 tế bào sinh dục sơ khai
nguyên phân một số lần để tạo tế bào sinh giao tử. Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 975
NST đơn. Tất cả các tế bào này đều tham gia giảm phân tạo giao tử và môi trường cung cấp thêm cho quá
trình này 1040 NST đơn. Thể đột biến thuộc loại
A. thể một. B. thể bốn. C. thể không. D. thể ba.

Câu 44. Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của
gen có thể bị thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.
Câu 45. Một phân tử mARN dài 4080Ao được tách từ vi khuẩn có tỷ lệ các loại nuclêôtit A : G : U : X =
1 : 2 : 3 : 4. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có
chiều dài bằng phân tử mARN. Tính theo lý thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá
trình tổng hợp một đoạn ADN trên là
A. A = T = 720, G = X = 480. B. A = T = 240, G = X = 360.
C. A = T = 480, G = X = 720. D. A = T = 360, G = X = 240.

Câu 46. Xét phép lai giữa hai cá thể lưỡng bội có kiểu gen ♀ XBXb × ♂ XbY. Do rối loạn cơ chế phân li
NST ở kì sau giảm phân nên khi thụ tinh với giao tử bình thường đã xuất hiện hợp tử có kiểu gen bất
thường như:
1. XBXbXb. 2 YO. 3. XBXBY. 4. XBO.
B B b b b B b
5. X X X . 6. X X Y. 7. X X Y. 8. XbXbXb.
9. XBYY. 10. XbYY. 11. XbO.
Nếu xảy ra đột biến ở mẹ, do không phân li NST ở kì sau của giảm phân.
Có bao nhiêu loại hợp tử bất thường có thể được tạo ra?
A. 7. B. 8. C. 9. D. 6.
Câu 47. Cho các phát biểu sau:
1. ADN ở sinh vật nhân thực thì có cấu trúc mạch kép, còn ADN ở sinh vật nhân sơ có thể có cấu trúc
mạch đơn hoặc kép.
2. Trong các loại ARN thì mARN có tuổi thọ lâu nhất và thường bị phân hủy sau khi tổng hợp protein.
3. mARN đóng vai trò như "một người phiên dịch" tham gia vào quá trình dịch mã.
4. Trong tế bào các loại axit amin thường được một loại tARN mang tới riboxom để tổng hợp chuỗi
polipeptit.
5. So với ADN thì đại phân tử ARN có khối lượng và kích thước lớn hơn.
6. Protein có cấu trúc đa phân mà đơn phân là axit amin. Mỗi axit amin đặc trưng bởi gốc hidrocacbon.
7. Protein có 4 bậc cấu trúc, trong phân tử protein hầu như không có liên kết hidro chỉ tồn tại liên kết peptit
giữa các axit amin.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 6.

Câu 48. Cho các phát biểu dưới đây


(1) Ở sinh vật nhân thực, các đoạn intron của gen không mang thông tin di truyền
(2) Mã di truyền luôn có tính thoái hóa
(3) Trong một lần phiên mã, những đoạn gen khác nhau luôn phiên mã tạo ra những đoạn ARN khác nhau
(4) Nguyên tắc bổ sung không thể hiện trong quá trình dịch mã
Số phát biểu đúng là
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 49. Cho các hiện tượng sau:
(1) Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian và mất
chức năng sinh học
(2) Vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN polimeraza
(3) Gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị biến đổi cấu trúc không gian
và không trở thành enzim xúc tác
(4) Vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
protein ức chế
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN polimeraza
Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp không có đường lactozơ nhưng Operon Lac vẫn thực
hiện phiên mã?

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

LÊ MAI PHƯƠNG DIỆU

You might also like