Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ÁP DỤNG VÀO CHỨNG KHOÁN.

Gỉang viên : Trương Gia Quốc Bình ( nlcgiabinh )

BÀI 5

CÁC CHỈ BÁO CHÍNH TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Để các bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về PTKT, tôi xin đưa ra hệ thống
các chỉ báo thường được sử dụng trong kỹ thuật PTKT. Một điểm lưu ý với
các bạn là một khi thực hiện PTKT, một Trader bắt buộc phải sử dụng cả 6
nhóm chỉ báo này trong việc PTKT cổ phiếu mà mình quan tâm. Mỗi một
nhóm chỉ báo bao gồm nhiều công cụ khác nhau, mỗi một công cụ đều có
những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Mỗi một loại cp cũng thích hợp với
những công cụ riêng của từng nhóm chỉ báo. Vì vậy, các bạn cần phải kết hợp
sử dụng các nhóm chỉ báo và các công cụ này một cách linh hoạt, tránh cứng
nhắc sẽ dẫn đến thiếu chính xác.

1. Chỉ báo về giao động (Volatility Indicators)


1. Average True Range
2. Bollinger Bands
3. Commodity Channel Index
4. Moving Average (Variable)
5. ODDS Probability Cones
6. Relative Volatility Index
7. Standard Deviation
8. Standard Error Bands
9. Volatility, Chalkin's

2. Chỉ báo về xung lượng (Momentum Indicators)


1. Accumulation Swing Index
2. Chande Momentum Oscillator
3. Commodity Channel Index
4. Dynamic Momentum Index
5. Intraday Momentum Index
6. Linear Regression Slope
7. MACD
8. Mass Index
9. Momentum Indicator
10.Price Oscillator
11.Price Rate-Of-Change
12.Random Walk Index
13.Range Indicator
1
14.Relative Momentum Index
15.Relative Strength Index
16.Stochastic Momentum Index
17.Stochastic Oscillator
18.Swing Index
19.Trix Ultimate Oscillator
20.Williams' %R
21.Williams' Accumulation-Distribution

3. Chỉ báo theo chu kỳ (Cycle Indicators)


1. Cycle Lines
2. Detrended Price Oscillator
3. Fibonacci
4. Fourier Transform
5. MESA Sine Wave Indicator

4. Chỉ báo cường độ thị trường (Market Strength Indicators)


1. Accumulation-Distribution
2. Chaikin Money Flow
3. Chaikin A/D Oscillator
4. Demand Index
5. Ease of Movement
6. Herrick Payoff Index
7. Klingler Oscillator
8. Money Flow Index
9. Moving Average (Volume Adjusted)
10.Negative Volume Index
11.On Balance Volume
12.Open Interest
13.Positive Volume Index
14.Price Volume Trend
15.Trade Volume Index
16.Volume
17.Volume Oscillator
18.Volume Rate-Of-Change

5. Chỉ báo mức hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance Indicators)


1. Andrew's Pitchfork
2. Envelope
3. Fibonacci Arcs, Fans, Retracements
4. Gann Lines, Fans, Grids
5. Ichimoku Kinko Hyo
6. Projection Bands
7. Projection Oscillator
8. Quadrant Lines
2
9. Speed Resistance Lines
10.Tirone Levels
11.Trendlines

6. Chỉ báo về xu hướng (Trend Indicators)


1. Aroon
2. Commodity Selection Index
3. DEMA
4. Directional Movement
5. Forecast Oscillator
6. Linear Regression Indicator
7. Linear Regression Slope
8. Linear Regression Trendline
9. MACD
10.Moving Averages (all methods)
11.Parabolic SAR
12.Performance
13.Polarized Fractal Efficiency
14.Price Oscillator
15.Qstick Indicator
16.r-squared
17.Raff Regression Channel
18.Standard Deviation Channel
19.Standard Error
20.Standard Error Bands
21.Standard Error Channel
22.TEMA
23.Time Series Forecast
24.Vertical Horizontal Filter

CHỈ SỐ SỨC MUA/BÁN TƯƠNG ĐỐI RSI

Năm 1978 J. Welles Wilder giới thiệu chỉ số RSI, từ đó đến nay RSI và
trở thành một trong các chỉ số phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân
tích kỹ thuật. Đây là một chỉ số thuộc nhóm các phương pháp tương quan
phản ánh tương quan sức mạnh sự tăng giá và giảm giá trong một thời kỳ.

1. Tính toán RSI

RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một
CP trong một thời kỳ , được xác định bằng cách :

3
Lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các
phiên giảm trong thời kỳ đó.

Gọi n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI.
Gọi giá trung bình các phiên tăng trong n phiên là AIn = Tổng giá các phiên
tăng / n

Gọi giá trung bình các phiên giảm trong n phiên là ADn = Tổng giá các
phiên giảm /n

Chỉ số sức bền tương đối được tính bằng công thức
RSI = 100 – 100 / (1 + RS) (1)

Trong đó RS = AIn / ADn là tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá
trung bình các phiên giảm

Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình
động.

Giá CK trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa
Đồng Nai – Mã CK DNP

Ngày Giá Thay đổi %thay đổi Khối lượng

18/05 76.000 2.000 2,70% 56.350

17/05 74.000 2.000 2,78% 36.190

16/05 72.000 -3.500 -4,64% 43.350

15/05 75.500 3.500 4,86% 30.550

14/05 72.000 3.000 4,35% 52.750

(Nguồn SSI)

Trung bình sự thay đổi giá các phiên tăng trong 5 phiên

AG = (2.000 + 2.000 + 3.500 + 3.000) / 5 = 2.100

Trung bình sự thay đổi giá các phiên giảm trong 5 phiên

AL = (3.500) / 5 = 700
4
Hệ số tương quan phản ánh giữa sức tăng và sức giảm giá là tỷ số
AG/AL, quy chuẩn về thang 100 sẽ tính được RSI là:

RSI = 100 – 100/ (1 + AG/AL) = 75

2. Ý nghĩa

RSI xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách
phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số giảm giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm
trong khoảng 0 đến 100.

Giá trị 50 của RSI gọi là giá trị trung bình tại đây sức mua và bán có
tương quan ngang bằng nhau. RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức
mua càng lớn hơn sức bán, giá cả đang tăng. RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì
phản hánh sức bán càng lớn hơn sức mua, giá cả đang xuống.

RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI
lớn hơn 70 thị trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua,
nếu RSI nhỏ hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp
đảo

Số phiên (giá trị của n) sử dụng để tính trung bình giá các phiên tăng và
giá các phiên giảm càng lớn thì RSI càng chính xác theo ý nghĩa của công
thức là phản ánh tương quan sức tăng và sức giảm của giá. Tác giả J. Welles
Wilder cho rằng nên lấy 14 phiên để tính RSI.

3. Sử dụng RSI

Như mọi loại máy hiển thị dao động kác, phân tích RSI dựa vào 3
ngưỡng:

 Siêu mua: mọi giá trị RSI ≥ 70 được gọi là siêu mua.
 Siêu bán: mọi giá trị RSI ≤ 30 được gọi là siêu bán.
 Trung bình: Ngưỡng 50 được gọi là trung bình, RSI > 50 báo hiệu về
sự thắng thế của phe mua, RSI < 50 báo hiệu sự thắng thế của phe bán.

Tín hiệu mua:

Mua khi RSI cắt lên và nằm phía trên vạch có giá trị 30 (Vùng quá bán)
và gia tăng tốc độ mua khi RSI tiến lên cắt qua 50.

Tín hiệu bán:

Bán khi RSI cắt và nằm phía dưới vạch có giá trị 70 (Vùng quá mua)

+ Một cách khác để nhận diện tín hiệu mua bán của chỉ báo RSI:

5
 Mua khi đường giá và đường RSI đều đang tăng, với điều kiện
đường RSI cắt và nằm trên lằn có giá trị là 50.
 Bán khi đường giá và đường RSI đều đang giảm, với điều kiện là
RSI cắt và nằm phía dưới lằn có giá trị là 50.

Lưu ý: Khi RSI tăng hoặc giảm không liên tục thì những tín hiệu mua
bán không xuất hiện. Có thể thay đổi số phiên đang xét ít hơn; ví dụ như mặc
định là 14 phiên và ta sẽ điều chỉnh thành 5 phiên . Cần nhớ rằng khi giảm số
phiên chỉ mang tính chất nhất thời, không ổn định, khi tăng số phiên xem xét
thì tín hiệu mau bán sẽ chắc chắn hơn.

////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

MACD - TRUNG BÌNH ĐỘNG HỘI TỤ / PHÂN KỲ.

Kể từ khi được Gerald Appel giới thiệu, MACD đã trở thành một trong
những công cụ phân tích kỹ thuật đơn giản và tin cậy nhất. MACD được tính
toán dựa trên hiệu số của hai đường trung bình động dài hạn và ngắn hạn, giá
trị trả về thuộc nhóm phân tích tương quan: tương quan giữa trung bình động
dài hạn và trung bình động ngắn hạn.

1. Tính toán

Về mặt tính toán MACD lấy một giá trị trung bình động của giá trong
ngắn hạn trừ cho giá trị trung bình động trong dài hạn. Thông thường MACD
sử dụng EMA – 12 làm trung bình động ngắn hạn và EMA – 26 làm trung
bình động dài hạn và cho hiệu số trên.

1. Đường MACD: Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất (
EMA 12)

TRỪ đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất (EMA 26)
2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD

Như vậy nếu MACD > 0 thì trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung
bình động dài hạn.Nếu MACD < 0 thì trung bình động dài hạn nhỏ hơn trung
bình động ngắn hạn.

Đồ thị các giá trị của MACD là một máy hiển thị dao động phản ánh
tương quan giữa trung bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn. Thông
thường đồ thị này được vẽ kèm với đồ thị trung bình động EMA – 9 của chính
MACD và đồ thị MACD – Histogram là hiệu số của MACD và trung bình

6
động EMA – 9 của chính MACD. Về MACD - Histogram sẽ được nêu trong
một bài khác.

2. Ý nghĩa

So với các phương pháp phân tích khác, MACD thuộc về cả hai nhóm
phân tích xu thế và phân tích tương quan, MACD vừa chỉ ra xu thế của thị
trường vừa xác định các tín hiệu mua và bán trên cùng một đồ thị.

Như đã biết trong bài viết về trung bình động, khoảng cách giữa trung
bình động ngắn hạn và trung bình động dài hạn thể hiện xu thế tăng hoặc
giảm của thị trường. Nếu trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động
dài hạn thì xu thế là tăng giá và MACD có giá trị dương. Nếu giá trị MACD
dương và ngày càng lớn thì xu thế thị trường tăng ngày càng mạnh, phe bò tót
ngày càng thắng áp đảo. Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình
động dài hạn thì xu thế là giảm giá và MACD có giá trị âm. Nếu giá trị
MACD âm và ngày càng nhỏ thì xu thế thị trường giảm ngày càng mạnh, phe
gấu ngày càng thắng áp đảo. Đường trung bình của MACD là 0 nơi mà trung
bình động giá ngắn hạn gặp trung bình động giá dài hạn, tại đây bắt đầu có sự
đổi chiều về xu thế của thị trường.

3. Sử dụng

Khi sử dụng MACD cần chú ý các tín hiệu sau để phát lênh mua hoặc bán:

 Sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình động EMA của chính
MACD: Nếu đường MACD cắt đường trung bình động EMA của
chính nó và đi xuống dưới đường này thì đó là tín hiệu bán ra để cắt lỗ.
Nếu đường MACD cắt đường EMA của chính nó và đi lên trên đường
này thì đó là tín hiệu mua vào. Sự giao cắt này được gọi là cò súng khai
hỏa các tín hiệu mua và bán khá chính xác. Tuy nhiên cũng chú ý rằng
khi các tín hiệu này xảy ra thì thường sự việc đã xảy ra rồi. Tuy không
thể mua đáy bán đỉnh được nhưng việc bạn sớm mua vào hay bán ra ở
đầu một xu thế lên giá hoặc giảm giá cũng là một món hời.
 Sự giao cắt giữa MACD và vạch 0. Sự giao cắt này chỉ là sự khẳng
định lại tăng phần chắc chắn về xu thế mà các phép phân tích khác chỉ
ra. Thông thường sự giao cắt này xảy ra khá muộn với độ trễ lớn nhất là
khi sử dụng MACD với hai đường trung bình động trong 9 ngày và 26
ngày. Do đó không thể dùng sự giao cắt này làm tín hiệu để phát lệnh
mua/bán.

Các tín hiệu trên cần kết hợp với nhiều tín hiệu trên các phân tích khác
để có kết quả chính xác hơn.

 Xác định xu thế tăng hoặc giảm hoặc dập dềnh.


 Các dấu hiện về phân kỳ âm, phân kỳ dương.
7
 Ngưỡng siêu mua/siêu bán.

Khi phối hợp các tín hiệu trên với nhau cần nhớ đến nghịch lý của việc
áp dụng phân tích kỹ thuật: Việc áp dụng và chờ đợi càng nhiều tín hiệu để
tăng phần khẳng định chính xác hơn của một quyết định mua bán có thể làm
tăng phần chậm trễ cho quyết định mua bán đó và ngược lại việc áp dụng quá
ít tín hiệu để ra quyết định mua bán cho kịp thời cơ có thể lại kém phần chính
xác. Quyết định chính xác nhất là không quyết định.

////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

MACD- HISTOGRAM DỰ ĐOÁN MACD

Thomas Aspray giới thiệu MACD – Histogram vào năm 1968 như một
giải pháp làm giảm thiểu độ trễ của MACD. Như đã biết sự giao cắt giữa
MACD và đường trung bình động EMA của chính nó là phát pháo lệnh cho
các hành vi mua và bán của nhà đầu tư. Tuy nhiên nếu ngồi chờ phát pháo
lệnh này thì sự việc có thể đã trễ. Vì vậy MACD – Histogram được ra nhằm
mục đích dự đoán sự xuất hiện của phát pháo lệnh trước khi nó xảy ra, nhờ đó
nhà đầu tư có thể ra quyết định mua/bán kịp thời hơn so với việc chờ đợi sự
giao cắt giữa MACD và đường trung bình động của chính nó.

1. Tính toán

Giá trị của MACD – Histogram được tính bằng hiệu của MACD và giá
trị trung bình động EMA của chính MACD. Thông thường nếu chọn MACD
được tính bằng hiệu hai đường trung bình động của giá là EMA – 12 và EMA
– 26 thì giá trị trung bình động EMA của chính MACD được chọn là 9 phiên.

Đồ thị MACD – Histogram được vẽ trên cùng đồ thị với MACD dưới
dạng biểu đồ hình cột. Nếu MACD vượt đường trung bình động EMA của
chính nó thì MACD – Histogram dương và biểu đồ cột quay lên trên. Nếu
MACD nằm dưới đường trung bình động EMA của chính nó thì MACD –
Histogram âm và biểu đồ cột quay xuống dưới.

MACD phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị của MACD và giá trị trung
bình động EMA – 9 của chính MACD.

Nếu giá trị của MACD – histogram dương và càng lớn thể hiện phe bò
tót càng thắng thế trên thị trường. Nếu giá trị MACD – histogram âm và càng
nhỏ thì phe gấu càng thắng thế trên thị trường.

8
Việc giao cắt giữa MACD và đường trung bình động của chính nó là
một hiệu lệnh cho hành vi mua vào hoặc bán ra. Tại điểm giao cắt này MACD
– Histogram có giá trị 0. Bằng việc dựa vào sự tăng giảm của MACD –
Histogram để dự đoán việc MACD – Histogram bằng 0 sẽ xảy ra, nhờ đó
MACD – Histogram đưa ra khuyến cáo về một hành vi mua bán của nhà đầu
tư nên đến sớm hơn. Kỹ thuật sử dụng để dự đoán như vậy chính là phân kỳ
dương và phân kỳ âm.

3. Sử dụng

Nếu đường MACD đang ở trên đường trung bình, giá cả đang lên
nhưng MACD – Histogram có sự xuất hiện của phân kỳ âm thì dấu hiệu này
cảnh báo về sự giao cắt của MACD với trung bình động của chính nó và sẽ
thấp hơn trung bình động. Lúc này nhà đầu tư có thể ra quyết định bán ra sớm
hơn việc chờ đợi sự giao cắt mới ra quyết định bán.

Nếu đường MACD đang ở dưới đường trung bình, giá cả đang xuống
nhưng MACD – Histogram có sự xuất hiện của phân kỳ dương thì dấu hiệu
này cảnh báo sự giao cắt của MACD và đường trung bình động EMA của
chính nó và cao hơn trung bình động. Lúc này nhà đầu tư có thể ra quyết định
mua vào sớm hơn là việc chờ đợi sự giao cắt mới ra quyết định mua.

Chú ý rằng việc sử dụng MACD – Histogram để phán đoán cũng như
sử dụng MACD giao cắt trung bình động EMA của chính nó được sử dụng
dựa trên sự phối hợp bổ trợ với các phép phân tích khác.

Ngoài ra vì MACD – Histogram dự đoán sự giao cắt của MACD nên


dù có độ trễ ít hơn so với MACD nhưng tính chính xác lại kém hơn. Sử dụng
một biện pháp phỏng đoán gián tiếp qua một dấu hiện dự đoán khác thì sẽ
kém an toàn hơn là sử dụng phép dự đoán trực tiếp.

////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Chỉ báo DMI hay ADX

Directional Movement Index (DMI)

DMI là 1 phần của chỉ báo ADX. DMI bao gồm 2 đường DI+ và DI-,
hiểu một cách đơn giản là DI+ cho tín hiệu mua và DI- cho tín hiệu bán.

Tín hiệu mua: Khi DI+ cắt và đi lên phía trên DI-

Tín hiệu bán: Khi DI- cắt và đi xuống phía dưới DI+

Lưu Ý: Khi sử dụng sự giao cắt của DMI để nhận biết tín hiệu mua
hoặc bán thì những tín hiệu này thường hay bị sai lệch. Để khắc phục chúng
ta sẽ dùng chỉ báo ADX để xác nhận lại sự giao cắt của DMI. Chỉ báo ADX
9
(Average Directional Movement Index) là một phần quan trọng không thể
thiếu khi sử dụng chỉ báo DMI.

Average Directional Movement Index (ADX)


ADX là kỹ thuật chỉ báo thể hiện thị trường đang trong trạng thái có xu
hướng hay không có xu hướng. Khi ADX đã xác nhạn có xu hướng thì kỹ
thuật chỉ báo DMI sẽ chỉ ra những tín hiệu mua bán chắc chắn hơn.
Một cách hiểu nào đó chúng ta có thể cho rằng mục đích chính của
ADX là để xác định rõ xu hướng hiện tại của đường giá. Nếu xác định rõ
được xu hướng thị trường sẽ giúp ích cho chúng ta rất lớn, vì nó sẽ chỉ dẫn và
giúp cho nhà đầu tư sử dụng những kỹ thuật chỉ báo khác để phân tích.
Điều đầu tiên và luôn luôn phải nhớ khi sử dụng ADX là chú ý hướng
đi của đường giá. Khi ADX dao động tăng hay giảm không có nghĩa là xác
định được hướng chuyển động tiếp theo của đường giá.

 Một xu hướng tăng giá mạnh đồng nghĩa với ADX tăng liên tục.
 Một xu hướng giảm giá mạnh đồng nghĩa với ADX tăng liên tục.

Diễn giải ADX:

 Dưới 20: thị trường không có xu hướng.


 Tăng từ dưới lên trên 20: báo hiệu bắt đầu một xu hướng mới. Lúc
này bắt đầu suy nghĩ đến việc mua hoặc bán trong xu hướng ngắn
hạn hiện tại.
 Dao động giữa 20 – 40: Nếu ADX tăng theo hướng từ 20 lên 40; nó
hàm ý xác nhận mạnh xu hướng mới đã hình thành trước đó và tiếp
tục di chuyển theo hướng đã bắt đầu. Điều này có nghĩa là nhà đầu
tư có thể sử dụng lệnh mua hoặc bán khống (short-sell) tuỳ theo
hướng đi của xu hướng thị trường. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư
phải hạn chế sử dụng chỉ báo Oscillator và các chỉ báo tiếp tục xu
hướng như là MA.
 Trên 40: xu hướng hiện tại là rất mạnh.
 Cắt vạch 50 theo hướng tăng: xu hướng cực kỳ mạnh.
 Cắt theo hướng tăng trên 70: Xu hướng tăng rất rât mạnh.

///////////////////////////////////

Stochastic Indicator

- Chỉ báo Stochastic (Stoc) là chỉ số căn bản cho khuynh hướng của thị
trường. Trong giai đọan tăng giá (bull market) thì chỉ số này đi lên, còn trong
giai đọan giảm giá (bear market) thì chỉ số này đi xuống.
- Chỉ số này được cấu tạo bởi 2 đường: %K , %D và được tính tóan như
sau:
%K = (giá hiện hành - giá thấp n) / (giá cao n - giá thấp n)

10
Với n là số phiên giao dịch trong giai đọan đang xét (mặc định thường
dùng là 14)
%D = (%K x + %K x-1 + %K x-2) / 3

Là trung bình 3 phiên của %K, trong đó x là số phiên hiện hành.


- Có 2 dạng stochastic: đường nhanh (fast stochastic), đường chậm (low
stochastic). Đường nhanh ảnh hưởng cực kỳ đến giá trong khi đó đường chậm
chỉ đơn thuần là kết quả cân bằng của đường nhanh.
- Chì số stochastich được giới hạn từ 0 đến 100, nhưng phần lớn nó
nằm quanh vị trí 20-80, nó phản ảnh các vùng quá bán (oversold) và vùng quá
mua (oversbought). Đôi khi nó nằm ở những vùng 25-75 là những vùng hết
sức nguy hiểm để thực hiện mua và bán vì ở tại những vùng này thường
không có nhiều thông tin hỗ trợ.
Cách sử dụng chỉ báo Stochastic: đây là 1 trong những chỉ số dùng để
nhận biết sự đảo chiều của thị trường.
1. Thông thường những vùng overbought/oversold là những vùng chỉ
báo có sự biến động. Tín hiệu bán khi chỉ báo stoc tăng mạnh lên trên 80 và
cho tín hiệu mua khi stoc rơi xuống dưới 20.
2. Khi fast stochastic (%K) các low stochastic (%D) và hướng từ dưới
lên sẽ cho tín hiệu mua, việc này có hiệu quả cao khi nằm trong vùng dưới 20.
Tương tự, khi %K cắt %D từ trên xuống sẽ cho tín hiệu bán, điều này có hiệu
quả cao khi nằm trong vùng trên 80.
3. Phân kỳ: Khi đường giá tăng nhưng đường stochastic giảm thì cho
tín hiệu bán. Khi đường giá giảm mà đường stochastic tăng thì sẽ cho tín hiệu
mua.
Một tín hiệu mạnh xảy ra khi cả 3 tín hiệu trên đều cho ra 1 tín hiệu
mua hay bán. Đôi khi tại những lúc thị trường đạt đỉnh thì stochastic cũng
nằm ở vị trí cao nhất và khi thị trường ở đáy thì stochastic cũng ở vị trí thấp
nhất. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết để thóat ra hay nhảy vào của những nhà
đầu tư.

////////////////////////////////////////////////////////

Aroon thể hiện xu thế

Năm 1995, Tushar Chande giới thiệu Aroon với tư cách là phương
pháp phân tích kỹ thuật xác định xu thế giá cả của thị trường và cho biết xu
thế đó mạnh đến đâu?

Ý tưởng tính toán Aroon dựa trên việc xác định phiên có giá cao nhất
(hoặc nhỏ nhất) cách phiên hiện tại bao xa trong số các phiên lấy dữ liệu tính.
Nếu phiên có giá cao nhất nằm cách xa phiên hiện tại thì xu thế thị trường có
sự chuyển mình sang giảm giá, nếu phiên có giá thấp nhất nằm cách xa phiên
hiện tại thì xu thế thị trường có sự chuyển mình sang xu thế tăng giá.

11
Với vai trò nhận định xu thế giả trên thị trường, đồ thị giá trị của Aroon
có hai loại: Loại thứ nhất bao gồm 2 đồ thị biểu thị hai giá trị là Aroon up và
Aroon down thể hiện sức mạnh tăng và giảm giá trên thị trường. Loại thứ 2
biểu thị sự tương quan giữa sức tăng và sức giảm giá trên thị trường bằng
cách lấy hiệu của Aroon up và Aroon down, đồ thị loại này có dạng một máy
dao động.

1. Cách tính Aroon

Giả sử cần tính giá trị Aroon up và Aroon down cho phiên hiện tại: gọi
n là số phiên lấy dữ liệu để tính Aroon, tup là số phiên trước phiên hiện tại có
giá cao nhất trong n phiên, tdown là số phiên trước phiên hiện tại có giá thấp
nhất trong n phiên.

Aroon up = 100 (n – tup) / n


Aroon down = 100 (n – tdown) / n
Aroon tương quan = Aroon up – Aroon down

Ví dụ tính Aroon cho phiên hiện tại với dữ liệu lấy trong 14 phiên trước
đó. Trong 14 phiên này, phiên có giá cao nhất xảy ra cách hiện tại 5 phiên,
phiên có giá thấp nhất xảy ra cách phiên hiện tại 8 phiên.

Aroon up = 100 (14 – 5) / 14 = 64,29


Aroon down = 100 (14 – 8) / 14 = 42,86
Aroon tương quan = Aroon up – Aroon down

2. Sử dụng Aroon

Bằng cách dựa vào khoảng cách từ phiên hiện tại đến phiên có giá cao
nhất hoặc thấp nhất. Nếu giá cao nhất vừa được thiết lập trong các phiên gần
phiên hiện tại, Aroon up có giá trị lớn hơn 50, theo thời gian nếu giá cao nhất
này không được phá bỏ thì giá trị Aroon up sẽ giảm dần. Nếu giá thấp nhất
vừa được thiết lập trong các phiên gần phiên hiện tại thì Aroon down có giá
trị lớn hơn 50, theo thời gian nếu giá thấp nhất này không được phá bỏ thì giá
trị Aroon down sẽ giảm dần

Nếu Aroon up có giá trị nhỏ hơn 50 nghĩa là phiên có giá cao nhất nằm
cách xa phiên hiện tại, xu thế tăng giá đã mất nếu đang là xu thế tăng giá. Nếu
Aroon down có giá trị nhỏ hơn 50 nghĩa là phiên có giá thấp nhất nằm cách xa
phiên hiện tại, xu thế giảm giá đã không còn nếu đang là xu thế giảm giá. Nếu
Aroon up và Aroon down xấp xỉ nhau, tức là phiên có giá thấp nhất và phiên
có giá cao nhất ở gần nhau, thị trường không đi theo xu hướng rõ rệt, xu thế
nếu có cũng rất yếu.

Để rõ ràng hơn, Aroon tương quan được sử dụng để xác định tương
quan giữa Aroon up và Aroon down đại diện cho tương quan giữa xu thế tăng

12
và xu thế giảm. Aroon tương quan càng gần 0 thì biến động càng không có xu
thế tăng hoặc giảm rõ ràng mà có dạng dập dềnh, Aroon tương quan lớn hơn 0
và càng lớn hơn bao hiêu thì xu thế tăng giá của thị trường càng lớn bấy
nhiêu, Aroon tương quan nhỏ hơn 0 và càng nhỏ hơn bao nhiêu thì xu thế
giảm giá của thị trường càng lớn bấy nhiêu.

Aroon gồm có hai thành phần: Aroon Up và Wroon Down dao động
trong phạm vi từ 0 đến 100. Khi Aroon Down có giá trị trên 70 và đồng thời
Aroon Up có giá trị dưới 30 khi đó thì trường có xu hướng là giảm giá.
Ngược lại khi Aroon Up có giá trị trên 70 và đồng thời Aroon Down có giá trị
dưới 30 thì khi đó thị trường đang có xu hướng tăng giá rất mạnh. Khi Aroon
Up và Aroon Down có khuynh hướng dao động quanh giá trị 50 thì thị trường
trở thành trạng thái củng cố xu hướng trước đó. Khi Aroon Up và Aroon
Down cùng di chuyển song song thì đường giá sẽ di chuyển theo trạng thái
lình xình (sideways) hoặc gần như sideways. Mặc định khoảng chu kỳ xem
xét của Aroon là 25 phiên dao động. Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi thành
10 phiên cho những nhà đầu cơ ngắn hạn và 50 phiên cho những nhà đầu tư
dài hạn.

Aroon Oscillator:

Đây là dạng biến thể của chỉ báo Aroon. Nó kết hợp giữa Aroon Up và
Aroon Down thành một chỉ báo duy nhất. Aroon Oscillator đơn giản được
tính toán bởi Aroon Up trừ đi Aroon Down.

 Nếu giá trị Aroon Oscillator lớn hơn 50 thì thị trường đang trong xu
hướng tăng mạnh.
 Nếu giá trị Aroon Oscillator nhỏ hơn -50 thì có nghĩ là thị trường đang
trong xu hướng giảm rất thấp.
 Còn Aroon Oscillator có giá trị gần giá trị zero thì có nghĩa là thì
trường đang chuyển giao hay không có xu hướng.

Khi giá trị Aroon Oscillator tăng lên trên 50 thì xu hướng của đường
giá tăng lên mạnh sẽ chiếm ưu thế và tại đây có thể sẽ diễn ra sự đảo chiều
của xu hướng. Khi Aroon Oscillator lanh quanh vị trí 0 trong khoảng thời
gian thì xu hướng đó đang không được xác định rõ ràng.

Khi giá trị của Aroon Oscillator giảm từ 0 đến -50 thì đường giá có
hướng di chuyển giảm và khi Aroon Oscillator có giá trị nhỏ hơn -50 thì có
nghĩa là thị trường đang trong xu hướng giảm rất mạnh. Nếu sau đó Aroon
Oscillator có giá trị bắt đầu tăng trên -50 và hướng về đường zero thì xu
hướng giảm giá đã bắt đầu yếu và sự đảo chiều đang bắt đầu được hình thành.
Nếu Aroon Oscillator tiếp tục tăng hơn đường zero thì hướng đi của đường
giá đang chuyển từ không có xu hướng xác định thành bắt đầu hình thành xu
hướng tăng

13
Chỉ báo Aroon và Aroon Oscillator là công cụ cực kỳ hữu ích , nó giúp
cho nhà đầu tư đo lường sự xấu - tốt của các chỉ báo tiếp tục xu hướng (đường
trung bình - Moving Averages); Khi Aroon Up hoặc Aroon Down có giá trị
trên 70 là chỉ báo xu hướng mạnh và sẽ tiếp tục xu hướng đó. Ngược lại nếu
dưới giá trị 30 thì chỉ báo xu hướng sắp tới sẽ có hướng đảo chiều.

////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

OBV - Chỉ số cân bằng khối lượng

Bài viết này sẽ giới thiệu về một phương pháp phân tích đơn giản dựa
trên khối lượng giao dịch trong ngày - chỉ số cân bằng khối lượng (OBV – On
balance volume). Phương pháp này đã được Joe Granville trình bày trong
cuốn sách của ông Granville's New Key to Stock Market Profits xuất bản năm
1963.

1. Tính toán

OBV được định nghĩa tính toán như sau:

Gọi i là giao dịch ngày hôm nay, i – 1 là giao dịch của ngày hôm trước.

 Nếu giá đóng cửa phiên ngày hôm nay cao hơn phiên trước:
OBVi = OBVi – 1 + khối lượng giao dịch ngày i

 Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay thấp hơn ngày hôm trước:
OBVi = OBVi – 1 - khối lượng giao dịch ngày i

 Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay bằng với hôm trước:
OBVi = OBVi – 1

Phương pháp phân tích bằng OBV sử dụng phương hướng của OBV
trên đồ thị chứ không dựa vào giá trị cụ thể của OBV, nghĩa là giá trị của
OBV không quan trọng. Vì vậy có thể quy ước OBV của thời điểm i = 0 hoặc
i = -1 sử dụng làm gốc đồ thị có giá trị OBV = 0

2. Ý nghĩa

OBV là giá trị tích lũy khối lượng giao dịch thành công trải các phiên:
cộng thêm khối lượng giao dịch nếu tăng giá và trừ đi khối lượng giao dịch
nếu giảm giá.

Ý nghĩa của OBV đánh giá sức tăng hoặc giảm của giá dựa trên khối
lượng được giao dịch thành công. Nếu giá tăng nhưng khối lượng giao dịch
nhỏ, đồ thị OBV tăng chậm, giá giảm nhưng khối lượng giao dịch nhỏ, đồ thị
14
OBV giảm chậm. Nếu giá tăng với khối lượng giao dịch lớn OBV tăng mạnh,
nếu giá giảm với khối lượng giao dịch lớn thì OBV giảm mạnh.

Như vậy căn cứ vào sức tăng của OBV và việc hình thành phân kỳ âm
hoặc dương của OBV để kết luận và khẳng định tính chắc chắn của xu thế
tăng hoặc giảm giá hiện tại.

3. Sử dụng

Như đã biết sử dụng OBV cần phải dựa vào tính chất lên xuống tăng
giảm của OBV chứ không phải dựa vào giá trị: cụ thể là tính chất phân kỳ âm
và phân kỳ dương để xác nhận tăng phần chắc chắn của OBV để khẳng định
về xu thế tăng hoặc giảm của giá.

Nếu đồ thị OBV thể hiện một phân kỳ âm trong khi giá đang có xu thế
lên, điều này cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế của giá sang giảm. Nguyên
nhân là các phiên giá giảm có khối lượng giao dịch xen lẫn các phiên giá tăng
có khối lượng giao dịch nhỏ. Điều này có nghĩa là giữa các phiên tăng giá do
cầu lớn và khan hiếm hàng dẫn đến khối lượng giao dịch nhỏ, đã xuất hiện
xen kẽ những phiên giảm giá do một số nhà đầu tư bán ra vì cảm thấy được
giá dẫn đến khối lượng khớp lớn. Vậy xu thế tăng giá đã bắt đầu suy yếu.

Nếu đồ thị OBV thể hiện một phân kỳ dương trong khi giá đang có xu
thế giảm, điều này cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế của giá sang tăng.
Nguyên nhân là các phiên giá tăng có khối lượng giao dịch lớn xen kẽ các
phiên giảm giá có khối lượng giao dịch nhỏ. Điều này có nghĩa là giữa các
phiên giảm giá do cung lớn và bán tháo hàng thừa dẫn đến khối lượng giao
dịch nhỏ, đã xuất hiện xen kẽ những phiên tăng giá do một số nhà đầu tư gom
hàng vì cảm thấy giá hời dẫn khối lượng khớp lớn. Vậy xu thế giảm giá đã bắt
đầu suy yếu.

//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Khối lượng giao dịch (Volume)

Khối lượng giao dịch là một trong những công cụ quan trọng trong
phân tích kỹ thuật để xác nhận hướng di chuyển của đường giá. Khối lượng
giao dịch tăng mỗi khi người bán và người mua thực hiện giao dịch.

Có 2 điều lưu ý quan trọng về khối lượng giao dịch.

1. Khi đường giá đang tăng hoặc giảm mà khối lượng giao dịch đang tăng
lên thì đây là một sự xác nhận chắc chắn việc tăng hoặc giảm giá sẽ tiếp
tục diễn ra với cường độ di chuyển của đường giá là rất mạnh.
2. Khi đường giá đang tăng hoặc giảm và có sự suy giảm về khối lượng
giao dịch thì điều này thể hiện cường độ di chuyển của đường giá là

15
khá yếu. Bởi vì khi đường giá di chuyển với 1 chút cường độ thì chỉ
làm cho những nhà đầu cơ quan tâm đến nó mà thôi.

//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Chỉ báo Momentum

Là chỉ báo so sánh vùng giá hiện hành có liên quan gì đến vùng giá
trong quá khứ như thế nào? Vấn đề đặt ra là khi phân tích kỹ thuật người ta sẽ
so sánh trong bao lâu? Công thức của Momentum được tính toán khá đơn
giản.

 Nếu giá hiện hành cao hơn giá trong quá khứ thì chỉ báo momentum là
tích cực.
 Nếu giá hiện hành nhỏ hơn giá trong quá khứ thì chỉ báo momentum là
tiêu cực.

Tín hiệu mua:

Khi chỉ báo momentum cắt đường zero theo hướng đi lên (hướng tích
cực), điều này gợi ý là sự đảo chiều đang diễn ra, bởi đã có sự thoát ra khỏi
vùng đáy hoặc sự tăng giá này nằm ở mức cao hơn mức đã xảy ra tăng giá
gần đây nhất. Khi đó người ta gọi là tín hiệu tăng giá (bullish signal).

Tín hiệu bán:

Khi chỉ báo momentum cắt đường zero theo hướng đi xuống (hướng
tiêu cực). Điều này gợi ý 2 điều:

 Đường giá đã thoát khỏi vùng đỉnh và đang đảo chiều


 Đường giá đã bị rớt giá mạnh xuống một vùng giá thấp hơn

Người ta gọi đây là tín hiệu giảm giá (bearish signal)

Tín hiệu thoát khỏi thị trường (exit signal)

Nói chung khi nói đến tín hiệu mua và bán là ít ai nói đến tín hiệu thoát
khỏi thị trường. Bán ra trong dài hạn hoặc mua vào trong ngắn hạn thì chỉ báo
momentum trong thời gian này sẽ quay về mức zero, điều này dẫn đến một
phần hay tất cả những lợi nhuận hầu như chắc chắn bị hao mòn hoặc nghiêm
trọng hơn là nhà đầu tư sẽ chuyển từ người thắng cuộc trở thành người thua
cuộc trên thương trường.

Khi momentum trong quá trình đảo chiều và hướng trở về đường zero
thì nó có nghĩa là lợi nhuận đã và đang bị hao mòn. Điều mà những nhà đầu
tư nên lưu ý ở giai đoạn này là sẽ có những mức thoái lui khỏi thị trường khi
16
momentum trở về mức zero. Một khả năng khác là vẽ đường xu hướng, nếu
nó bị “bẻ gãy” (break); thì đó cũng là tín hiệu thoát khỏi thị trường. Giống
như hầu hết các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác, chúng ta đều có hai phần: kỹ
thuật và nghệ thuật để sử dụng một cách có hiệu quả.

Tín hiệu mua bán không chỉ nên sử dụng một mình chỉ báo momentum,
phần quan trọng nhất vẫn là tư tưởng kinh doanh.

Sự phân kỳ của Momentum

Nhận biết phân kỳ giữa giá và kỹ thuật chỉ báo là một điều quan trọng
không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật. Phân kỳ tăng giá (bullish
divergences) có thể cho tín hiệu đảo chiều về giá trong ngắn hạn. Tương tự,
phân kỳ giảm giá (bearish divergences) cảnh báo giá đó đã chính xác hay
thích hợp để thoát ra khỏi thị trường trong dài hạn.

Phân kỳ xảy ra không có nghĩa là đường giá tương lai sẽ có sự đảo


chiều, mà nó mang tính chất cảnh báo sự đảo chiều của xu hướng giá mà thôi.
Sự đảo chiều mạnh cần có sự gãy khúc (break) của đường xu hướng giá xác
nhận.

Tuy nhiên, chỉ báo Momentum sẽ làm cho nhà đầu tư giảm thiểu quãng
thời gian đầu tư dài hạn. Chỉ báo momentum là công cụ đơn giản chưa hiệu
quả trong phân tích kỹ thuật, mục đích chính của nó là đưa ra các vùng đề
xuất mua bán và cảnh báo khả năng đảo chiều. Ở cấp độ cao hơn, người ta đo
lường sự phân kỳ của momentum qua chỉ báo ROC (Rate of change)
17
////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

William's %R

Chỉ số Williams %R là một chỉ số biến động giá. Chỉ số này tương tự
như Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi ROC và chỉ số Sức mạnh Tương đối RSI. Chỉ số
này bao gồm một đường đơn dịch chuyển lên xuống trong biên độ 0 và 100.

Chỉ số Williams %R so sánh giá đóng cửa cửa phiên giao dịch gần đây
nhất với khoảng giá giao dịch trong quá khứ:

 Nếu giá đóng cửa gần đây nhất càng gần với mức giá cao nhất của
khoảng giá trong quá khứ thì đường Williams %R sẽ càng gần với cực
trên của khoảng dao động.
 Ngược lại, nếu giá đóng cửa gần đây nhất gần đáy của khoảng giá trong
quá khứ, đường Williams %R sẽ gần đáy của khoảng giao động.

Bất cứ lúc nào đường Williams %R mà nằm trên 80 hoặc dưới 20 thì
giá cổ phiếu đều được xem là biến động thái quá (“over-extended”). Khi quý
vị quan sát thấy tình huống này, thì có khả năng cao giá cổ phiếu sẽ đảo
chiều.

Chỉ số Williams %R tạo ra các tín hiệu Mua và Bán khi nó di chuyển ra
khỏi vùng biến động thái quá (trên 80 hoặc dưới 20) và quay trở lại vùng giữa
của khoảng giao động

William's %R là 1 chỉ báo về xung lượng (momentum) để đo mức quá


mua (overbought)/ quá bán (oversold) của 1 cổ phần. William's %R được ông
Larry Williams tạo ra. Chỉ số này được coi là 1 chỉ báo được xu hướng tương
lai khá chuẩn.

Chỉ số này được giao động từ 0% cho đến -100% và được chia thành 3
vùng:

- Quá mua (overbought): có giá trị từ 0 cho tới -20 đại diện cho thời kỳ
giảm giá (bearish)

- Quá bán (oversold): có giá trị từ -80 cho tới -100 đại diện cho thời kỳ
tăng giá (bullish)

- Vùng không cho tín hiệu: có giá trị từ -20 cho đến -80 là vùng để xác
nhận 1 tín hiệu (signal), chúng ta có thể đợi chỉ báo cắt qua đường -50 để xác
nhận sức mạnh tiếp theo của 1 xu hướng.

18
Cách sử dụng:

Nó cũng giống như tất cả các chỉ báo khác về vùng quá bán/quá mua.
Nó cho chỉ báo tốt nhất về sự thay đổi giá của cổ phần trước khi có sự đánh
giá của nhà đầu tư. Ví dụ nếu chỉ báo này đang trong vùng quá mua thì nó
mách bảo cho chúng ta giá cổ phần sẽ quay đầu đi xuống trước khi cổ phần
này được bán tháo (lưu ý nên dùng kèm với MACD là 1 chỉ báo rất tốt về sự
thay đổi giá của cổ phần). Nếu chỉ báo này nằm trong vùng không cho tín
hiệu (-20 cho đến -80) trong 1 khỏang thời gian đủ dài thì đường giá sẽ tiếp
tục đi lên hay đi xuống của xu hướng hiện hành và được đo mạnh hay yếu
nhờ mức -50.

Hiện tượng nhà đầu tư bán nhiều khi chỉ số này nằm trong vùng quá
mua (overbought), nếu xảy ra trong khỏang thời gian dài thì chúng ta nên
thóat ra cổ phần này trước khi đường giá có tín hiệu giảm giá trị.

///////////////////////////////////////////// Hếtbài 5 ///////////////////////////////////////////////////

Phân tích chứng khoán là một nghệ thuật hơn là một ngành khoa
học chính xác. Vì vậy cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau để đạt đến kết quả tốt nhất. Thậm chí ngay trong cùng một phương
pháp cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ
thể. Vì vậy cần phải trải qua rèn luyện kiến thức và thực hành để tự đào tạo
bản thân đạt được sự nhạy bén và chính xác mà không một phương pháp
nào có thể đạt được.

19

You might also like