Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 68

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
- Thông tin kinh tế, tài chính là một nhu cầu khách quan, cần
thiết để quản lý mọi mặt hoạt động của các đơn vị, đối với bất
kỳ lĩnh vực nào trong nền kinh tế.
- Muốn có được nguồn thông tin kinh tế, tài chính về hoạt động
của mình, các đơn vị cần phải thực hiện việc thu thập, xử lý,
kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin cho người sử dụng
thông tin.
- Việc thực hiện các quá trình nêu trên được gọi là kế toán.
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

• Giúp người học hiểu được khái niệm kế toán, các


loại kế toán, các thước đo sử dụng trong kế toán
và vai trò của kế toán trong quản lý
• Giúp người học hiểu được và áp dụng các
nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của kế toán
• Giúp người học hiểu được các chức năng, nhiệm
vụ của kế toán.
CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

1.1 Khái niệm và vai trò của kế toán trong quản lý


kinh tế

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

1.3 Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của


kế toán

4
1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong
quản lý kinh tế

1.1.1 Khái niệm và phân loại kế toán

1.1.2 Vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế

5
1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong
quản lý kinh tế

1.1.1 Khái niệm và phân loại kế toán


1.1.1.1. Khái niệm kế toán
Kế toán là môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ
thông tin về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản trong
các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức sự nghiệp và các cơ
quan nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ tài sản và các hoạt
động kinh tế tài chính của các đơn vị đó
6
1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong
quản lý kinh tế

1.1.1 Khái niệm và phân loại kế toán

1.1.1.1. Khái niệm kế toán


Theo điều 3, Luật Kế toán Việt Nam:
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và
thời gian lao động

7
1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong quản
lý kinh tế

1.1.1 Khái niệm và phân loại kế toán


1.1.1.2. Phân loại kế toán

a. Theo cách ghi chép, thu nhận thông tin


b. Theo mức độ, tính chất của thông tin
c. Theo phạm vi thông tin kế toán cung cấp
d. Theo đặc điểm và mục đích hoạt động của đơn vị kế toán

8
1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong quản
lý kinh tế

1.1.1 Khái niệm và phân loại kế toán


1.1.1.2. Phân loại kế toán
a. Theo cách ghi chép, thu nhận thông tin
- Kế toán ghi đơn: ghi chép thu nhận thông tin về các nghiệp
vụ kinh tế 1 cách độc lập, riêng biệt.
- Kế toán ghi kép: ghi chép, thu nhận các thông tin về các
nghiệp vụ kinh tế theo đúng nội dung, sự vận động biện chứng
giữa các đối tượng kế toán

9
1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong quản
lý kinh tế

1.1.1 Khái niệm và phân loại kế toán


1.1.1.2. Phân loại kế toán
b. Theo mức độ, tính chất của thông tin
- Kế toán tổng hợp: là loại kế toán mà thông tin kế toán được
ghi chép thu nhận theo những chỉ tiêu kinh tế được tổng hợp
bằng thước đo giá trị.
- Kế toán chi tiết: là loại kế toán mà thông tin được thu nhận,
xử lý và cung cấp ở dạng chi tiết, cụ thể về 1 chỉ tiêu tổng hợp
do kế toán tổng hợp thực hiện.
10
1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong quản
lý kinh tế
1.1.1 Khái niệm và phân loại kế toán
1.1.1.2. Phân loại kế toán
c. Theo phạm vi thông tin kế toán cung cấp
- Kế toán tài chính: Là loại kế toán thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính bằng BCTC phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp sử dụng. Kế toán tài chính sử dụng thước đo giá trị là chủ yếu
- Kế toán quản trị: Là loại kế toán thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính phục vụ chủ yếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng
nhằm quản lý, kiểm soát, ra các quyết định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Kế toán quản trị sử dụng cả ba loại thước đo giá
trị, hiện vật và lao động.
11
1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong quản
lý kinh tế

1.1.1 Khái niệm và phân loại kế toán


1.1.1.2. Phân loại kế toán
d. Theo đặc điểm và mục đích hoạt động của đơn vị kế toán
Kế toán công: Là loại kế toán được tiến hành ở những đơn vị hoạt
động không có tính chất kinh doanh, hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận.
Kế toán doanh nghiệp: Là loại kế toán được tiến hành ở những đơn
vị, tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi
nhuận

12
1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong quản
lý kinh tế

1.1.2 Vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế


- Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.
- Thông tin do kế toán cung cấp là nguồn thông tin quan trọng, trung
thực, khách quan, chiếm tỷ trọng lớn để giúp cho các nhà quản lý thực
hiện tốt chức năng quản lý của mình.
- Phân tích và xử lý thông tin, giúp cho nhà quản lý đánh giá chính xác
mức độ hoàn thành của các chỉ tiêu kinh tế (về sản lượng tiêu thụ, về
doanh thu, về lợi nhuận,...)
13
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

1.2.1 Chức năng của kế toán

1.2.2 Nhiệm vụ kế toán

14
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

1.2.1 Chức năng của kế toán

15
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

1.2.1 Chức năng của kế toán

Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin

- Các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp


- Các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

16
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

1.2.1 Chức năng của kế toán

Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin


- Các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
+ Các đối tượng có quyền lợi trực tiếp
+ Các đối tượng có quyền lợi gián tiếp

17
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

1.2.1 Chức năng của kế toán

Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính

- Kiểm tra tình hình sử dụng tài sản tại đơn vị


- Kiểm tra việc chấp hành đúng các chế độ tài chính do
Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành.

18
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng,


nội dung công việc kế toán và theo chế độ, chuẩn mực kế
toán.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu theo quy định của pháp luật.

19
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa
vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng
tài sản và nguồn hình thành tài sản.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất
các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế,
tài chính của đơn vị kế toán.
20
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.2 Các yêu cầu cơ bản của kế toán

21
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Khái niệm Đơn vị kế toán là đơn vị kinh tế mà ở đó nó kiểm


soát các nguồn lực, tài sản và tiến hành các công việc, ghi
chép và tổng hợp báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh.

22
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.1 Một số khái niệm cơ bản


- Đơn vị kế toán bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước;
+ Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước;
23
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.1 Một số khái niệm cơ bản


Đơn vị kế toán bao gồm:
+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và
hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại
diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
+ Hợp tác xã;
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
24
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.1 Một số khái niệm cơ bản


- Khái niệm Kỳ kế toán: là một khoảng thời gian xác định từ
thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm
kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ để lập báo cáo tài chính.

25
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.1 Một số khái niệm cơ bản

+ Kỳ kế toán năm
+ Kỳ kế toán quý
+ Kỳ kế toán tháng

26
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.1 Một số khái niệm cơ bản


- Khái niệm Đơn vị tiền tệ
Đơn vị tiền tệ được thừa nhận là 1 đơn vị đo lường
tính toán thông dụng nhất đối với các loại tài sản, nguồn
hình thành tài sản, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của
doanh nghiệp.
27
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán


1.3.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán
a) Nguyên tắc cơ sở dồn tích
b) Nguyên tắc hoạt động liên tục
c) Nguyên tắc giá gốc
d) Nguyên tắc phù hợp

28
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán


1.3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của kế toán
e) Nguyên tắc nhất quán
f) Nguyên tắc thận trọng
g) Nguyên tắc trọng yếu

29
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán


1.3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của kế toán
a) Nguyên tắc cơ sở dồn tích:
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến tài sản, nguồn vốn, doanh
thu, chi phí phải được ghi vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào
thời điểm thực tế thu, chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền. Báo
cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích, phản ánh tình hình tài chính
của đơn vị trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
30
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của kế toán


b) Nguyên tắc hoạt động liên tục
BCTC được lập trên cơ sở giả định DN đang hoạt động liên tục và sẽ
tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần, nghĩa là DN không
có ý định, cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hep
đáng kể quy mô hoạt động của mình

31
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của kế toán


c) Nguyên tắc giá gốc
Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản
được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải
trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài
sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ
khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
32
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của kế toán


d) Nguyên tắc phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận
một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có
liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu
gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi
phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
33
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của kế toán


e) Nguyên tắc nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải
được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp
có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải
trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo
cáo tài chính.
34
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

1.3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của kế toán


f) Nguyên tắc thận trọng
Thận trọng là việc phải xem xét, cân nhắc, có những phán đoán cần
thiết để lập các bút toán kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.

35
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán


1.3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của kế toán
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc quy định.
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các TS và các khoản thu nhập.
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
+ Doanh thu và thu nhập chỉ ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn.
+ Chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh

36
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kế toán


1.3.1.2 Nguyên tắc cơ bản của kế toán
g) Nguyên tắc trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu
chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh
hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng
yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh
giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên
cả phương diện định lượng và định tính.
37
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.2 Các yêu cầu của kế toán

+ Trung thực
+ Khách quan
+ Đầy đủ
+ Kịp thời
+ Dễ hiểu
+ Có thể so sánh
38
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.2 Các yêu cầu của kế toán

Trung thực
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực
tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế
phát sinh

39
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.2 Các yêu cầu của kế toán

Khách quan
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

40
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.2 Các yêu cầu của kế toán

Đầy đủ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán
phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

41
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.2 Các yêu cầu của kế toán

Kịp thời
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm
trễ.

42
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.2 Các yêu cầu của kế toán

Dễ hiểu
Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính
phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.

43
1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của kế toán

1.3.2 Các yêu cầu của kế toán

Có thể so sánh
Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một
doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi
tính toán và trình bày nhất quán

44
TỔNG KẾT BÀI HỌC

• Giúp người học hiểu được khái niệm kế toán, các loại kế
toán, các thước đo sử dụng trong kế toán và vai trò của
kế toán trong quản lý
• Giúp người học hiểu được, vận dụng được các nguyên
tắc và yêu cầu cơ bản của kế toán. Đồng thời hiểu được
các chức năng, nhiệm vụ của kế toán.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Khái niệm và vai trò của kế toán?
Câu 2: Trình bày nguyên tắc cơ sở dồn tích. Cho ví dụ minh
họa về nguyên tắc này?
Câu 3: Trình bày nguyên tắc phù hợp. Cho ví dụ minh họa về
nguyên tắc này?
Câu 4: Trình bày nguyên tắc thận trọng. Cho ví dụ minh họa
về nguyên tắc này?
Câu 5: Chức năng, nhiệm vụ của kế toán?
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Khái niệm và vai trò của kế toán?

+ Trình bày khái niệm kế toán theo các góc nhìn khác nhau
+ Trình bày vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế:
• Vai trò của kế toán thu nhận thông tin
• Vai trò của kế toán xử lý thông tin
• Vai trò của kế toán cung cấp thông tin
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 2: Trình bày nguyên tắc cơ sở dồn tích. Cho ví dụ minh họa
về nguyên tắc này?

+ Trình bày nguyên tắc cơ sở dồn tích


+ Nêu tình huống thực tế
+ Phân tích xử lý tình huống dựa trên nguyên tắc Cơ sở dồn tích
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 3: Trình bày nguyên tắc phù hợp. Cho ví dụ minh họa về
nguyên tắc này?

+ Trình bày nguyên tắc nguyên tắc phù hợp


+ Nêu tình huống thực tế
+ Phân tích xử lý tình huống dựa trên nguyên tắc phù hợp
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 4: Trình bày nguyên tắc thận trọng. Cho ví dụ minh họa về
nguyên tắc này?

+ Trình bày nguyên tắc nguyên tắc thận trọng


+ Nêu tình huống thực tế
+ Phân tích xử lý tình huống dựa trên nguyên tắc thận trọng
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 5: Chức năng, nhiệm vụ của kế toán?
- Trình bày chức năng của kế toán:
Chức năng kế toán trong thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin; trong
kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính
- Trình bày nhiệm vụ của kế toán:
Nhiệm vụ kế toán trong quá trình thu nhận thông tin; trong quá trình
xử lý thông tin; cung cấp thông tin; trong kiểm tra, giám sát các
hoạt động kinh tế tài chính; trong phân tích, tham mưu cho nhà
quản trị ra quyết định
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
1. Kế toán: Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
2. Kế toán tổng hợp: là loại kế toán mà thông tin kế toán được ghi chép thu
nhận theo những chỉ tiêu kinh tế được tổng hợp bằng thước đo giá trị.
3. Kế toán chi tiết: là loại kế toán mà thông tin được thu nhận, xử lý và cung
cấp ở dạng chi tiết, cụ thể về 1 chỉ tiêu tổng hợp do kế toán tổng hợp thực
hiện.
4. Kế toán ghi đơn: ghi chép thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế 1
cách độc lập, riêng biệt.
5. Kế toán ghi kép: ghi chép, thu nhận các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế
theo đúng nội dung, sự vận động biện chứng giữa các đối tượng kế toán
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kế toán là:
A. việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức giá trị.
B. việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức hiện vật.
C. việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức thời gian lao động.
D. việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kế toán là:
A. việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức giá trị.
B. việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức hiện vật.
C. việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức thời gian lao động.
D. việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kế toán là:
D. việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,
tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Vì: Tuân thủ theo quy định Luật Kế toán Việt Nam.
Tham khảo: Chương 1, mục 1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong
quản lý kinh tế.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 2: Kế toán tổng hợp là loại kế toán:
A. ghi chép thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế 1 cách độc lập,
riêng biệt.
B. ghi chép, thu nhận các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế theo đúng
nội dung, sự vận động biện chứng giữa các đối tượng kế toán.
C. thông tin kế toán được ghi chép thu nhận theo những chỉ tiêu kinh tế
được tổng hợp bằng thước đo giá trị.
D. thông tin được thu nhận, xử lý và cung cấp ở dạng chi tiết, cụ thể về
1 chỉ tiêu tổng hợp do kế toán tổng hợp thực hiện.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 2: Kế toán tổng hợp là loại kế toán:
A. ghi chép thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế 1 cách độc lập,
riêng biệt.
B. ghi chép, thu nhận các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế theo đúng
nội dung, sự vận động biện chứng giữa các đối tượng kế toán.
C. thông tin kế toán được ghi chép thu nhận theo những chỉ tiêu kinh tế
được tổng hợp bằng thước đo giá trị.
D. thông tin được thu nhận, xử lý và cung cấp ở dạng chi tiết, cụ thể về
1 chỉ tiêu tổng hợp do kế toán tổng hợp thực hiện.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 2: Kế toán tổng hợp là loại kế toán:
C. Là loại kế toán mà thông tin kế toán được ghi chép thu nhận theo
những chỉ tiêu kinh tế được tổng hợp bằng thước đo giá trị.
Vì: Tuân thủ theo quy định Kế toán.
Tham khảo: Chương 1, mục 1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trong
quản lý kinh tế.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 3: Kế toán tài chính là loại kế toán:
A. cung cấp thông tin cho đối tượng bên trong doanh nghiệp
là chủ yếu.
B. sử dụng thước đo giá trị là chủ yếu.
C. sử dụng thước đo hiện vật là chủ yếu.
D. sử dụng thước đo thời gian lao động là chủ yếu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 3: Kế toán tài chính là loại kế toán:
A. cung cấp thông tin cho đối tượng bên trong doanh nghiệp
là chủ yếu.
B. sử dụng thước đo giá trị là chủ yếu.
C. sử dụng thước đo hiện vật là chủ yếu.
D. sử dụng thước đo thời gian lao động là chủ yếu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 3: Kế toán tài chính là loại kế toán:
B. sử dụng thước đo giá trị là chủ yếu.
Vì: Tuân thủ theo quy định Kế toán.
Tham khảo: Chương 1, mục 1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán
trong quản lý kinh tế.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 4: Công ty B mua 1 lô hàng của công ty C với giá mua 200
triệu, B đã nhận hàng vào ngày 15/8/N và đã chấp nhận nợ. Ngày
20/8/N, B thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản số tiền 100 triệu.
Ngày 25/8/N, công ty B thanh toán nốt số tiền còn lại bằng tiền mặt.
Công ty B ghi nhận tăng hàng hóa vào ngày:
A. 20/8/N.
B. 15/8/N.
C. 25/8/N.
D. 15/9/N.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 4: Công ty B mua 1 lô hàng của công ty C với giá mua 200
triệu, B đã nhận hàng vào ngày 15/8/N và đã chấp nhận nợ. Ngày
20/8/N, B thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản số tiền 100 triệu.
Ngày 25/8/N, công ty B thanh toán nốt số tiền còn lại bằng tiền mặt.
Công ty B ghi nhận tăng hàng hóa vào ngày:
A. 20/8/N.
B. 15/8/N.
C. 25/8/N.
D. 15/9/N.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 4: Công ty B mua 1 lô hàng của công ty C với giá mua 200 triệu, B
đã nhận hàng vào ngày 15/8/N và đã chấp nhận nợ. Ngày 20/8/N, B
thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản số tiền 100 triệu. Ngày 25/8/N,
công ty B thanh toán nốt số tiền còn lại bằng tiền mặt. Công ty B ghi
nhận tăng hàng hóa vào ngày:
B. 15/8/N.
Vì: Tuân thủ theo theo nguyên tắc cơ sở dồn tích
Tham khảo: Chương 1, mục 1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản của
kế toán.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 5: Công ty A xuất kho 1 lô hàng chuyển bán cho công ty B vào
ngày 1/3/N. Theo hợp đồng, công ty A phải chuyển hàng đến kho
hàng cho công ty B. Ngày 5/3/N, công ty B thông báo đã nhận được
hàng và nhận nợ. Công ty B đã thanh toán tiền hàng vào ngày
28/3/N. Công ty A sẽ ghi nhận doanh thu vào thời điểm:
A. xuất kho chuyển bán là 1/3/N.
B. B nhận được hàng là 5/3/N.
C. B thanh toán tiền là 28/3/N.
D. cuối tháng 31/3/N.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 5: Công ty A xuất kho 1 lô hàng chuyển bán cho công ty B vào
ngày 1/3/N. Theo hợp đồng, công ty A phải chuyển hàng đến kho
hàng cho công ty B. Ngày 5/3/N, công ty B thông báo đã nhận được
hàng và nhận nợ. Công ty B đã thanh toán tiền hàng vào ngày
28/3/N. Công ty A sẽ ghi nhận doanh thu vào thời điểm:
A. xuất kho chuyển bán là 1/3/N.
B. B nhận được hàng là 5/3/N.
C. B thanh toán tiền là 28/3/N.
D. cuối tháng 31/3/N.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 5: Công ty A xuất kho 1 lô hàng chuyển bán cho công ty B vào
ngày 1/3/N. Theo hợp đồng, công ty A phải chuyển hàng đến kho
hàng cho công ty B. Ngày 5/3/N, công ty B thông báo đã nhận được
hàng và nhận nợ. Công ty B đã thanh toán tiền hàng vào ngày
28/3/N. Công ty A sẽ ghi nhận doanh thu vào thời điểm:
B. B nhận được hàng là 5/3/N.
Vì: Tuân thủ theo theo nguyên tắc cơ sở dồn tích.
Tham khảo: Chương 1, mục 1.3. Nguyên tắc và các yêu cầu cơ bản
của kế toán.
GIỚI THIỆU BÀI HỌC TIẾP THEO

Chương tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu về “Đối tượng và


phương pháp của kế toán”. Từ đó giúp người học hiểu
được các đối tượng của kế toán trong một đơn vị kế toán.
Đồng thời nắm được các phương pháp kế toán sử dụng trong
quá trình thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin kế toán.

You might also like