Download as odt, pdf, or txt
Download as odt, pdf, or txt
You are on page 1of 6

THỜI KỲ 1986-1991:

Đổi mới để phát triển


Đại hội VI: Nguyễn Văn Linh (tiến hành đổi mới)
- “Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại”
- Vậy Đổi mới là gì?
\ Đổi mới từ **tư duy cũ → tư duy mới** (cách xử lý, nhìn nhận và tiếp cận
vấn đề: đổi mới từ các nhận thức lạc hậu ko phù hợp với tình hình sang một
cách tiếp nhận 1 lăng kính mới phù hợp với thời đại
\ Từ **chính sách cũ → Chính sách mới** (từ tư duy → chính sách cụ thể)
\ Cách làm cũ → cách làm mới (từ tư duy, đến chính sách và cách triển khai)
- Tại sao phải đổi mới:
\ Bối cảnh thời kỳ:
. Vận động kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài:
. Vận động bên trong:
. Phản ánh qua nhận thức người làm chính sách (thông qua lăng kính chủ quan
của người hoạch định chính sách)
Tình hình trong nước:
- Đất nước khó khăn: trong trạng thái bị bao vây, cô lập về chính trị, bị cấm vận
về kinh tế.
- TQ vẫn đang gây ra chiến tranh biên giới phía Bắc, các nước láng giềng trong
ASEAN đang đối đầu với VN, quan hệ với Campuchia vẫn chưa được giải
quyết
- Kinh tế trì trệ, lạm phát cao (năm 85 lên đến đỉnh điểm → lạm phát phi mã
trong lịch sử VN), thiếu hụt nghiêm trọng về lương thực
- nền kinh tế quan liêu bao cấp - Mô hình phát triển kinh tế không hiệu quả
⇒ Bị phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô trong giai đoạn
- một loạt các vấn đề xã hội: Đại hội XI: “Đứng bên bờ khủng hoảng kinh tế xã
hội trầm trọng”
⇒ Khiến lòng tin và sự lãnh đạo của đảng bị lung lay trong thời kì này
- “Đổi mới hay là chết”
Tình hình quốc tế
- Chuyển biến kinh tế quốc tế:
\ Ngay sau năm 75, các nước đông nam á bắt đầu phát triển mạnh mẽ, sự tiến bộ
Cách mạng khoa học - công nghệ
\ Sự chuyển biến về lực lượng sản xuất
\ Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ
⇒ Các quốc gia tập trung vào phát triển (trong khi VN có những tác động nặng
nề - bị bao vây cấm vận)
\ Chiếc lược phát triển của các nước
\ Tự do hóa kinh tế thế giới: Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
Chính trị quốc tế:
\ Liên Xô tiến hành chính sách điều chỉnh quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, cải
tổ chính sách từ đối thoại thay đối đầu
\ Liên Xô cải tổ thay vì kinh tế tập trung quan liêu thành kinh tế tập trung nhiều
thành phần
⇒ Từ 85-87, Liên Xô cải thiện quan hệ với Mỹ và TQ
\ LX cắt giảm viện trợ cho các nước XHCN (trong đó có Việt Nam từ 85-những
năm 90)
⇒ Điều này bất lợi cho VN khi đặt LX là hòn đá tảng trong chính sách đối
ngoại; trong khi LX hòa dịu với các nước đối thủ. Điều này yêu cầu VN cần
phải đổi mới, yêu cầu VN cần phải giải quyết vấn đề với Campuchia - nguyên
nhân chính cho TQ mâu thuẫn với VN; nguyên nhân chính cho việc Mỹ bao vây
cấm vận VN
\ Năm 91, CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ
⇒ Chiến tranh lạnh kết thúc. Trật tự thế giới hai cực hai phe tan rã, mở ra thời
kì quá độ hình thành một trật tự thế giới lớn
⇒ Điều này khiến các nước chuyển đổi chiến lược - do Mỹ âm mưu làm bá chủ
thế giới (hình thành thế giới một cực do Mỹ đứng đầu). Điều này yêu cầu các
nước lớn đấu tranh mạnh mẽ để khẳng định vị trí của mình trên thương trường
quốc tế nhằm ngăn chặn ý đồ của Mỹ xây dựng trật tự thế giới đơn cực
Tình hình khu vực
\ Khu vực phát triển kinh tế năng động
\ Giải quyết vấn đề Campuchia
\ Về phía VN, hòa giải hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương
⇒ Nhận thấy vai trò của ASEAN trong các vấn đề khu vực
Nguyên nhân tóm tắt:
- Tình thế quốc tế:
\ Bị bao vây, cô lập
\ Bị các nước láng giềng cấm vận
\ Liên Xô thay đổi chiến lược
- Sai lầm nội tại
\ Sức ép kinh tế, chính trị, xã hội
\ Vận động về tư duy
\ Thử nghiệm đổi mới
- Đổi mới tư duy:
\ để tồn tại
\ để phát triển kinh tế
\ để thoát khỏi thế bao vây cấm vận
\ Để giữ vững vị trí lãnh đạo
- Đổi mới: là sự thay đổi trong cách nhìn nhận vấn đề
- Tư duy cũ: lấy lăng kính giai cấp để nhìn nhận vấn đề
- Tư duy mới: cần đặt lợi ích quốc gia lên trước
- “4 mâu thuẫn của thế giới:
\ Giữa hệ thống XHCN và hệ thống các nước TBCN
\ Giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân
\ Giữa lực lượng tiến bộ, phong trào giải phóng dân tộc - các thế lực áp bức, lật
đỏ ở bên ngoài
\ Giữa nội bộ các nc tư bản vs nhau
- Đổi mới tư duy:
\ Xuất phát điểm từ giai cấp sang dân tộc
\ Từ thế giới “hai phe, bốn mâu thuẫn” sang thế giới các quốc gia - dân tộc với
nhiều mâu thuẫn đan xen
\ Từ quan điểm “ba dòng thác CM”, đấu tranh chống đế quốc sang thế giới “tùy
thuộc lẫn nhau, đối thoại thay đối đầu”
\ Các quốc gia tham gia vào “phân công lao động quốc tế” và cùng tồn tại hòa
bình
\ “Lợi ích quốc gia, dân tộc” là định hướng cho hoạt động quốc tế của quốc gia -
dân tộc
⇒ Chúng ta nhìn nhận khác đi: 1 thế giới có nhiều đấu tranh thay thế bằng việc
hợp tác song song với nhau, ko còn là thế giới 2 phe 2 cực
⇒ Tìm mọi cách để đặt mục tiêu phát triển lên hàng đầu vì tập trung vào mục
tiêu an ninh như trước
- Trong CSĐN
\ Đổi mới trong đánh giá tình hình quốc tế:
. Hòa bình: hình thái đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình giữa hai hệ
thống được củng cố (nêu trong đại hội VI)
\ Đối thoại là xu thế tất yếu, là một mặt quan hệ quốc tế
\ Phát triển kinh tế: xu thế chung của thời đại và lựa chọn của các quốc gia
\ Đổi mới trong việc xác định mối quan hệ giữa các phạm trù:
. Lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế
. An ninh và phát triển
. Hợp tác và đấu tranh
⇒ Đổi mới trong tư duy và chính sách tập hợp lực lượng:
\ Từ đối đầu sang đối thoại
\ Thêm bạn bớt thù
\ làm bạn với tất cả các nước
⇒ VN muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế: Trong tình
thế bị bao vây, cô lập, nước láng giềng có nguy cơ trở thành kẻ thù nguy hiểm
nhất
\ Đổi mới trong chính sách
. Đối thoại thay cho đối đầu
. Hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình
. Giải quyết hòa mình những vấn đề mấu chốt: bình thường hóa quan hệ
với các nước: TQ, Hoa Kỳ, tổ chức ASEAN
. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
- Xác định lợi ích và mục tiêu:
- . “Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh theo con đường XHCN, điều
quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế - xh kém phát triển,
chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó, trước hết là các
thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và CNXH”. Cương lĩnh xây dựng đối
ngoại, đại hội VII
- “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”, Đại hội VII
- Mục tiêu xây dựng VN: “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”
- Trong quan hệ quốc tế: “Lợi ích cao nhất của đảng và nhân dân ta sau khi giải
phóng miền Nam, cả nước thống nhất, đi lên CNXH là phải củng cố và giữ
vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế” - < Nghị quyết
13BCT/5-1988>
- Trong xác định lợi ích quốc gia: “Kết hợp chủ nghĩa quốc tế chân chính với
chủ nghĩa yêu nước trong tình hình mới”, làm nghĩa vụ quốc tế là xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội ở VN
- Mục tiêu đối ngoại:
-Đại hội VI: Phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, ... giữ vững hòa bình
ở Đông Nam Á và Thế giới, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp
xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc
-NQ 13/BCT: ưu tiên giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế
- CSĐN:
-Chuyển từ đối đầu sang đối thoại
-Thêm bạn bớt thù
-Rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa
-Sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước
-Giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế
-Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế
- Với LX, từ hợp tác toàn diện sang lợi ích quốc gia: hòa hoãn và giảm căng
thẳng bên ngoài. Đầu thập kỉ 90 sụp đổ
- Đại hội VI: hợp tác toàn diện với liên xô, coi liên xô là hòn đá tảng trong
chính sách đối ngoại việt nam. Nhưng trong NQ 13, Đại hội VII: đổi mới
quan hệ hợp tác, nâng cao hiệu quả hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi,
đáp ứng lợi ích quốc gia của mỗi nước
- Với các đối tượng cụ thể:
\ Các nước đông dương: lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế:
.Quan hệ đặc biệt (Đại hội VI,VII)
. Nhấn mạnh tính độc lập của mỗi nước: “cách mạng mỗi nước do nhân dân
nước đó làm”
. Ko bao biện, làm thay
. Giữ mối quan hệ láng giềng tốt, có hiệu quả
- Giải quyết vấn đề campuchia: chủ trương rút quân tình nguyện VN, tìm giải
pháp (2 mặt quốc tế và nội bộ)
- Thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với TQ:
\ TQ thực hiện chiến lược đông nam á, lấn chiếm trường sa (1988), dùng VN và
Campuchia để phục vụ chiến lược lớn. Bị bao vây cấm vận sau sự kiện Thiên
An Môn
\ Đại hội VI: Sẵn sàng đàm phán, nằm trong chính sách sang đối ngoài cùng tồn
tại hòa bình.
- NQ 13/BCT: yêu cầu bức thiết bình thường hóa quan hệ với TQ, gắn với
vấn đề campuchia, nhận thức TQ có 2 mặt: nước lớn, bá quyền và XHCN.
CHấm dứt tuyên truyền chống TQ,...
- Đại hội VII: Thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với TQ, từng bước
mở rộng quan hệ hợp tác, giải quyết vấn đề tồn tại thông qua thương lượng
-Với ASEAN:
\ Chuyển từ đối lập đối đầu sang cùng tồn tại hòa bình. Thôi đối lập Đông
Dương với ASEAN
\ Hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia
\ Sẵn sàng thảo luận về hội nhập khu vực
-Hòa Kỳ và Phương tây:
\ Thực hiện đối thoại, cùng tồn tại hòa bình
\ Giải quyết các vấn đề tồn tại thông qua thương lượng
\ Tích cực đáp ứng các yêu cầu nhằm nhanh chóng thoát khỏi thế bao vây, cấm
vận tiến tới bình thường hóa quan hệ
- Các phương châm xử lý:
\ “Bảo đảm quyền lợi dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân”
\ “Giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ đối ngoại”
\ Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế
\ “Tích cực tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các
nước, đặc biệt là các nước lớn”

You might also like