Nghiên Cứu Và Khảo Sát Đường Huyết ở Học Sinh Cấp 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 86

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

⸺⸺⸺⸺⸺⸺⸺

NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở HỌC SINH CẤP 3

KHI THAM QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

Khóa học: 2018 – 2022

Nhóm sinh viên thực hiện

Người hướng dẫn: Th.s NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

ĐỒNG NAI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

⸺⸺⸺⸺⸺⸺⸺

NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở HỌC SINH CẤP 3

KHI THAM QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

Khóa học: 2018 - 2022

Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Thái 141800957

Nguyễn Hữu Khánh 141800340

Trần Văn Nam 141801841

Phạm Xuân Xuyên 141801738

Nguyễn Đình Thiên 141801095

Người hướng dẫn: Th.s NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

ĐỒNG NAI - 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
ĐỒNG NAI NAM

KHOA Y Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nhóm sinh viên thực hiện:

- Chuyên ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học

STT MSSV Họ Tên Lớp Khóa học Ghi chú

1 141800957 Nguyễn Quốc Thái 18DXN1 2018-2022

2 141800340 Nguyễn Hữu Khánh 18DXN1 2018-2022

3 141801841 Trần Văn Nam 18DXN1 2018-2022

4 141801738 Phạm Xuân Xuyên 18DXN1 2018-2022

5 141801095 Nguyễn Đình Thiên 18DXN1 2018-2022

1. Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở HỌC SINH CẤP 3


KHI THAM QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

2. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ

- Giới thiệu đề tài


- Lý do chọn đề tài
- Nội dung nghiên cứu
- Tầm quan trọng của nghiên cứu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

- Các lý thuyết liên quan


- Kiến thức và tài liệu liên quan
- Các nghiên cứu liên quan

i
- Các khái niệm và giả thuyết

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu


- Công cụ nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Xử lý dữ liệu và xử lý thống kê

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ

- Trình bày kết quả

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH DỮ LIỆU

- Phân tích và giải thích về phần kết quả

CHƯƠNG 5. TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Tóm tắt
- Kết luận
- Kiến nghị

3. Ngày giao nhiệm vụ khóa luận: 27/12/2021

4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28/06/2022

5. Họ và tên người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Phương Thảo

Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn và khoa.

Đồng Nai, ngày … tháng … năm 2022

NGƯỜI HƯỚNG DẪN TRƯỞNG KHOA


(Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên và ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN PHẦN GHI KẾT QUẢ KLTN


(Ký tên và ghi rõ họ tên) Ngày bảo vệ: 02/07/2022
Điểm tổng kết:

ii
LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình thực hiện khóa luận của mình, chúng tôi xin cam đoan
những thông tin cá nhân của người được khảo sát là hoàn toàn chính xác và sẽ được
bảo mật tuyệt đối. Số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm là chính
xác và không sao chép từ bất kỳ đề tài, công trình nghiên cứu nào.

Các phần trích, nội dung tài liệu tham khảo đã được ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo cuối của khóa luận.

Chúng tôi xin cam đoan những điều trên là sự thật và chịu hoàn toàn trách
nhiệm về lời cam đoan này.

Đồng Nai, ngày tháng năm 2022

Nhóm sinh viên thực hiện

iii
LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học cho đến nay, chúng em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý thầy
cô Khoa Y trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai đã giảng dạy, truyền đạt cho
chúng em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học ở
trường. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng
cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành trang vững chãi giúp chúng em bước
vào đời một cách tự tin hơn.

Chúng em xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em thực hành
bài khảo sát được diễn ra thuận lợi và thành công.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Cô giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Thị Phương Thảo và các thầy cô trong khoa y, các thầy cô đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề tài khóa luận tốt
nghiệp này.

Vì kiến thức của bản thân còn hạn chế, trong suốt quá trình khảo sát, hoàn
thiện chuyên đề này nhóm chúng em không tránh khỏi những sai sót, kính mong
nhận được những ý kiến đóng góp từ phía quý Thầy Cô để đề tài khóa luận tốt
nghiệp của nhóm em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Đồng Nai, ngày… tháng … năm 2022

Nhóm sinh viên thực hiện

iv
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày tháng năm 2022

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên: Nguyễn Quốc Thái 141800957

Nguyễn Hữu Khánh 141800340

Trần Văn Nam 141801841

Phạm Xuân Xuyên 141801738

Nguyễn Đình Thiên 141801095

Về đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở HỌC SINH CẤP
3 KHI THAM QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

Họ và tên giảng viên nhận xét:..............................................................................

Học hàm, học vị:.....................................................................................................

Đơn vị:......................................................................................................................

1. Về tính cấp thiết của đề tài

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

2. Về nội dung

2.1. Những ưu điểm

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

2.2. Những nhược điểm

..................................................................................................................................

v
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

3. Về thái độ, tinh thần thực hiện việc trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

4. Kết luận

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(ký và ghi rõ họ tên)

vi
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.............................................................i
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN..................................................v
MỤC LỤC...............................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................x
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..........................................................................................xii
DANH MỤC THUẬT VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Giới thiệu chung về bệnh đái tháo đường............................................................3
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................3
1.1.2. Phân loại............................................................................................................3
1.2. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................7
1.3. Biến chứng...........................................................................................................8
1.3.1. Biến chứng cấp tính..........................................................................................9
1.3.2. Biến chứng mạn tính.........................................................................................9
1.3.3. Biến chứng mạch máu nhỏ (mắt, da, thần kinh…).........................................10
1.4. Chẩn đoán..........................................................................................................12
1.4.1. Chẩn đoán đái tháo đường..............................................................................12
1.4.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường.......................................................................13
1.5. Các yếu tố liên quan đái tháo đường..................................................................14
1.5.1. Di truyền.........................................................................................................14
1.5.2. Yếu tố nhân chủng học...................................................................................14
1.5.3. Yếu tố liên quan đến hành vi, lối sống............................................................16
1.6. Tình hình đái tháo đường...................................................................................18
1.6.1. Tình hình mắc đái tháo đường trên thế giới....................................................18
1.6.2. Tình hình mắc đái tháo đường tại Việt Nam...................................................19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................21

vii
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu......................................................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................21
2.2.1. Thời gian nghiên cứu......................................................................................21
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................21
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................................21
2.3.2. Cách thực hiện nghiên cứu..............................................................................22
2.3.3. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát............................................................................23
2.3.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu.......................................................................24
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.............................................................27
2.5. Các biến số chính trong phương pháp nghiên cứu.............................................27
2.5.1 Nhóm biến số theo nhân trắc học.....................................................................27
2.5.2 Nhóm biến số đặc điểm bệnh lý.......................................................................28
2.5.3 Nhóm biến số về thói quen sinh hoạt...............................................................29
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu................................................................................31
2.7.1. Nghiên cứu mô tả............................................................................................31
2.7.2. Nghiên cứu bệnh chứng..................................................................................31
2.8. Phân tích số liệu.................................................................................................30
2.8.1. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..........................................................30
2.8.2. Thống kê mô tả................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ........................................................................................32
3.1. Tỷ lệ bệnh tiền đái tháo đường HS cấp 3 khi tham quan...................................32
3.2. Đái tháo đường và các yếu tố liên quan.............................................................32
3.2.1. Nhóm biến số theo nhân trắc học....................................................................32
3.2.2. Nhóm biến số đặc điểm bệnh lý......................................................................33
3.2.3. Nhóm biến số về thói quen sinh hoạt..............................................................35
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH DỮ LIỆU....................................38
4.1. Tình trạng bệnh đái tháo đường tại trường ĐHCNĐN......................................38
4.1.1. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường tại trường ĐHCNĐN............................................38
4.2. Đái tháo đường và các yếu tố liên quan.............................................................39
4.2.1. Nhóm biến số theo nhân trắc học....................................................................39

viii
4.2.2. Nhóm biến số đặc điểm bệnh lý......................................................................40
4.2.3. Nhóm biến số về thói quen sinh hoạt..............................................................43
CHƯƠNG 5. TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................46
KẾT LUẬN..............................................................................................................47
5.1. Tỷ lệ ĐTĐ phân theo nhóm biến số nhân trắc học, đặc điểm bệnh lý và thói
quen sinh hoạt...........................................................................................................47
5.2. Yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ........................................................................47
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................51

ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang
Hình 1.1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tiểu đường type 1 .............................4
Hình 1.2. Cơ chế tiểu đường type 1 ...........................................................................5
Hình 1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2 .............................6
Hình 1.4 Cơ chế tiểu đường type 2 ............................................................................7
Hình 1.5. Triệu chứng ĐTĐ .......................................................................................8
Hình 1.6. Biến chứng mạn tính của ĐTĐ ..................................................................9
Hình 1.7. Bệnh về võng mạc của người mắc ĐTĐ ..................................................10
Hình 1.8. Bệnh lý về thận của người mắc ĐTĐ .......................................................11
Hình 1.9. Bệnh lý về thần kinh của người mắc ĐTĐ ..............................................11
Hình 1.10. Hình biến chứng mạch máu lớn của người mắc ĐTĐ ...........................12
Hình 2.1. Hình ảnh bộ test đường huyết Clever check ............................................25

x
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Tỷ lệ các biến chứng trên BN mắc ĐTĐ [7]..............................................8
Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và suy giảm khả năng dung nạp glucose (IGT)
ở các khu vực khác nhau trên thế giới vào năm 2011 [31].......................................15
Bảng 1.3. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường so sánh có điều chỉnh theo tuổi ở người
lớn 20 - 79 tuổi (2019) theo quốc gia [32]................................................................19
Bảng 2.1. Bảng lựa chọn cỡ mẫu ngẫu nhiên...........................................................22
Bảng 2.2. Nhóm biến số theo nhân trắc học.............................................................27
Bảng 2.3. Nhóm biến số đặc điểm địa lý..................................................................28
Bảng 2.4. Nhóm biến số về thói quen sinh hoạt.......................................................29
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo giới tính...................................................32
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo BMI.........................................................33
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ..............33
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo tiền sử các bệnh khác..............................34
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ các bệnh tiền sử HS............................................................34
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo chỉ số huyết áp........................................35
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo thói quen sử dụng thuốc lá......................35
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo thói quen sử dụng rượu bia.....................36
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo trạng thái cơ thể......................................36
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo thói quen sử dụng đồ ngọt....................37
Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo thói bỏ bữa sáng...........................................37

xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh tiền đái tháo đường.............Error! Bookmark not defined.

xii
DANH MỤC THUẬT VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC THUẬT NGỮ

WHO World Healthy Organization (Tổ chức y tế thế giới).

QĐ – BYT Quyết định – Bộ Y Tế.

IDF International Diabetes Fund (Quỹ đái tháo đường thế giới).

UNFPA United Nation Fund Population Agency (Quỹ dân số Liên Hợp Quốc).

BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể).

OGTT Oral glucose tolerance test (Nghiệm pháp dung nạp glucose đường
uống).

HIV/AIDS Human Immuno - deficiency Virus/ Acquired Immuno Deficiency


Syndrom (Hội chứng nhiễm virus làm suy giảm miễn dịch ở người).

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHCNĐN Đại Học Công Nghệ Đồng Nai.

ĐTĐ Đái tháo đường.

BN Bệnh nhân.

HS Học sinh.

YTNC Yếu tố nguy cơ.

TCBP Thừa cân béo phì.

BP Béo phì.

RLCH Rối loạn chuyển hóa.

KTC Khoảng tin cậy.

KTV Kỹ thuật viên.

HA/ THA Huyết áp/ tăng huyết áp.

xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose
huyết do thiếu hoặc tiết insulin không đủ, về tác động của insulin, hoặc cả hai [1].
Tiểu đường chia làm bốn loại là tiểu đường type 1, type 2, tiểu đường thai kỳ và các
loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường
do sử dụng thuốc… Nếu không có các biện pháp chữa trị kịp thời tình trạng đường
huyết luôn ở mức cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận,
mắt, thần kinh, da…

Đái tháo đường ngày càng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu
người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tương đương cứ 11
người có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu, tương đương cứ
10 người có 1 người bị ĐTĐ. Nguyên nhân do sự phát triển kinh tế nhanh chóng,
mức sống người dân nâng cao đặc biệt việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm
chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, ít hoặc không hoạt động thể lực ở lứa tuổi trẻ, thói quen
sinh hoạt không điều độ dẫn đến bệnh ĐTĐ đang có xu hướng trẻ hóa dần theo độ
tuổi, đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng [1]. Ở Việt
Nam, năm 2017 số bệnh nhân tiểu đường là 3,54 triệu người (chiếm tỷ lệ 5,5% dân
số), tỷ lệ đang có xu hướng tăng và đáng báo động. Trong 5 năm trở lại đây (từ năm
2012- 2017), mỗi năm bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 40-50 bệnh nhân mới
mắc đái tháo đường type 1 được chẩn đoán, cao hơn nhiều so với trước đó (chỉ 5-20
bệnh nhân/năm) [9].

Hiện nay bệnh ĐTĐ mắc ở độ tuổi thanh thiếu niên đa phần là bệnh tiểu
đường type 1 và type 2. Đái tháo đường (ĐTĐ) type 1 là kết quả của sự phá hủy tự
miễn dịch của tế bào β sản xuất insulin trong tuyến tụy [10]. Quá trình này có thể
diễn ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi xuất hiện triệu chứng. ĐTĐ
type 1 thường xảy ra chủ yếu với lứa tuổi trẻ em dưới 14 tuổi, một số trường hợp
phát hiện ở người trưởng thành. ĐTĐ ở trẻ em chiếm khoảng 5 -10% tổng số bệnh
nhân ĐTĐ, gặp chủ yếu thể ĐTĐ type 1 (trên 90%) [11].

ĐTĐ type 2 là bệnh RLCH carbonhydrat có đặc điểm glucose trong máu
1
ngoại vi luôn ở mức cao với 2 nguyên nhân chính là insulin tiết đủ nhưng tế bào
kháng lại insulin không cho sử dụng glucose hoặc insulin tiết không đủ do cơ thể
dung nạp glucose quá nhiều trong thời gian dài, hậu quả là khiến glucose trong máu
luôn ở mức cao và đào thải ra nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường. Bệnh xảy ra thường
đối với bệnh nhân trên 25 tuổi tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây ĐTĐ type
2 đang có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi thanh thiếu niên nhiều hơn và đối tượng có
nguy cơ mắc bệnh cao là những người có các bệnh tăng huyết áp, béo phì, bệnh tim
mạch [12].

Bệnh tiểu đường gây nên nhiều biến chứng cũng như gây nguy hại vô cùng
to lớn đến sức khỏe. Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thường gặp như
giảm thị lực, tăng huyết áp, tổn thương thần kinh ngoại biên gây tê bì tay chân, tổn
thương thận dẫn đến suy thận, xơ vữa mạch máu gây nhồi máu cơ tim, tai biến
mạch não và có thể gây tử vong.

Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), người lớn mắc
bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2 đến 4 lần so với người
lớn không mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu năm 2019 ở Thái Nguyên bệnh nhân
ĐTĐ có các biến chứng gan, thận, mắt, thần kinh, tim mạch… trong đó có tỷ lệ cao
nhất là thận chiếm 27,3%; bệnh nhân có dấu hiệu suy thận là 23,67%; chủ yếu ở
giai đoạn I và giai đoạn II [2].

Hiện nay ĐTĐ đang dần phổ biến đặc biệt ở khu vực có tốc độ phát triển
nhanh như Đồng Nai là nơi tập trung nhiều nhiều khu Công Nghiệp thu hút nhiều
lao động trẻ nhưng lại có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống không hợp
lý, chính vì thế ĐTĐ đang dần phổ biến và có tình trạng trẻ hóa. Do đó ĐTĐ đang
làvấn đề rất được quan tâm của ngành y tế Đồng Nai.

Từ những thông tin trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu và khảo sát
đường huyết ở HS cấp 3 khi tham quan tại trường Đại học Công Nghệ Đồng
Nai” với các mục tiêu sau:

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ của HS các trường cấp 3 khi tham quan tại
trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai năm 2021.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố khảo sát tới nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu chung về bệnh đái tháo đường

1.1.1. Khái niệm

Theo quyết định 5481 của Bộ Y Tế, bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn
chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết
insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian
dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide gây tổn thương
ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [3].

1.1.2. Phân loại [3]

Bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính là:

- Đái tháo đường type 1: do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin
tuyệt đối.

- Đái tháo đường type 2: do RLCH carbonhydrat có đặc điểm là glucose


trong máu ngoại vi luôn ở mức cao với hai nguyên nhân chính là insulin tiết đủ
nhưng tế bào tiết ra kháng thể chống lại insulin không cho glucose chuyển hóa
thành năng lượng hoặc insulin tiết không đủ do cơ thể dung nạp glucose quá nhiều,
hậu quả là khiến glucose trong máu luôn ở mức cao và đào thải ra nước tiểu gây ra
bệnh tiểu đường.

- Đái tháo đường thai kỳ: là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3
tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1 và type 2 trước đó.

- Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác như: ĐTĐ sơ sinh hoặc
đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị
HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.

ĐTĐ xảy ra ở lứa tuổi trẻ chủ yếu là ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2. Do đó
trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tìm hiểu về 2 type ĐTĐ này.

3
1.1.2.1. Đái tháo đường type 1 [1]

 Khái niệm:

Đái tháo đường type 1 do tế bào beta bị phá hủy nên BN bị thiếu hụt
insulin, tăng glucagon trong máu, 95% do cơ chế tự miễn (type 1A), 5% vô căn
(type 1B), không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton.

 Đối tượng:

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu
niên, thường dưới 14 tuổi. BN cần insulin để ổn định glucose huyết.

Hình 1.1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tiểu đường type 1 [1]

 Cơ chế:

Tiểu đường type 1 là trường hợp đường huyết tăng cao do sự thiếu hụt hoàn
toàn của insulin. Cơ chế đái tháo đường này là do các tế bào beta tuyến tụy bị các tế
bào lympho T của hệ thống miễn dịch hiểu lầm là các yếu tố lạ nên tấn công phá
hủy và không còn khả năng bài tiết insulin nữa. Trong đó 95% do cơ chế tự miễn
(type 1A), 5% vô căn (type 1B).

4
Mức độ nhẹ của bệnh phụ thuộc vào số lượng tế bào tuyến tụy bị mất đi.

Các yếu tố có ảnh hưởng đến tiểu đường type 1: di truyền từ thế hệ trước, bị
các bệnh về tuyến tụy, bị nhiễm một số virus (quai bị, cytomegalo virus…).

Hình 1.2. Cơ chế tiểu đường type 1 [2]

1.1.2.2 Đái tháo đường type 2 [1]

 Khái niệm:

ĐTĐ type 2 là bệnh RLCH carbonhydrat có đặc điểm là glucose trong máu
ngoại vi luôn ở mức cao với 2 nguyên nhân chính là insulin tiết đủ nhưng tế bào
kháng lại insulin không cho sử dụng glucose hoặc insulin tiết không đủ do cơ thể
dung nạp glucose quá nhiều trong thời gian dài, hậu quả là khiến glucose trong máu
luôn ở mức cao và đào thải ra nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.

 Đối tượng:

ĐTĐ type 2 chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ, bệnh thường xảy ra với
lứa tuổi 25 trở lên. Thể bệnh này bao gồm những người có thiếu insulin tương đối
cùng với đề kháng insulin.

5
Hình 1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2 [3]

 Cơ chế:

Tiểu đường type 2 thì cơ chế ít hoặc không bị phụ thuộc vào insulin. Cơ chế
đái tháo đường type 2 có hai cơ chế chính là thiếu insulin tương đối và sự đề kháng
insulin.

+ Thiếu insulin tương đối hay rối loạn tiết insulin: là cơ chế mà trong cơ thể
tuyến tụy vẫn có khả năng tiết insulin. Tuy nhiên nồng độ insulin lại không đủ đáp
ứng nồng độ đường huyết của cơ thể, do cơ thể hấp thu quá nhiều đường.

+ Sự đề kháng insulin: là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ
quan đích với insulin. Nồng độ insulin vẫn ở mức bình thường nhưng không thể
phát huy được tác dụng hạ và điều hòa đường huyết dẫn đến bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân dẫn đến kháng insulin được cho là bất thường tại các vị trí trước và
sau thụ thể insulin ở mô đích, giảm số lượng thụ thể insulin, có kháng thể kháng thụ
thể insulin.

6
Hình 1.4 Cơ chế tiểu đường type 2 [4]

1.2. Triệu chứng lâm sàng

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1 và type 2 thường dễ quan sát nếu
chúng ta để ý hơn tới cơ thể, tuy nhiên đối với bệnh ĐTĐ type 1 thường khó phát
hiện, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và dễ dàng phát hiện như: [34]

+ Khát nước nhiều (khô miệng, cảm giác khát…).


+ Ăn nhiều, nhanh đói mặc dù mới ăn xong.
+ Đi tiểu thường xuyên.
+ Sụt cân nhanh và không rõ nguyên nhân, mặc dù bạn đang ăn rất
nhiều và thường xuyên cảm thấy đói.
+ Mệt mỏi, mỏi mắt, mờ mắt.
+ Hay bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo.
+ Chậm lành các vết thương hoặc vết loét.

Theo Nguyễn Văn Tâm và các cộng sự với nghiên cứu về đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ type 2 tại Viện Y Học
biển năm 2017 kết quả thu được bệnh nhân ĐTĐ có triệu chứng mệt mỏi chiếm cao
(48,4%) tiếp đến uống nhiều (45,2%), tiểu nhiều (38,7%), gầy sút cân (29,0%),
bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng phổ biến là tăng huyết áp (51,6%), bệnh mạch vành
(22,6%), tổn thương đáy mắt (12,9%), tê bì dị cảm chi dưới (12,9%), tổn thương
thận (6,5%) [13].

7
Hình 1.5. Triệu chứng ĐTĐ [5]

1.3. Biến chứng

Đái tháo đường nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh dễ gây nên các
biến chứng cấp tính và mãn tính; bệnh nhân có nguy cơ bị tử vong.

Theo nghiên cứu tỷ lệ và yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường có biến
chứng tại khoa nội tổng hợp tại Bệnh viện đa khoa An Giang năm 2016 [7].

Bảng 1.1. Tỷ lệ các biến chứng trên BN mắc ĐTĐ [7].

Biến chứng Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Biến chứng mắt 44/75 58,7

Biến chứng thận 28/75 37,3

Biến chứng thần kinh 59/75 78,7

Biến chứng tim mạch 47/75 62,7

8
1.3.1. Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, khi đó nhiễm
khuẩn cấp tính hoặc điều trị không còn thích hợp, thì việc bệnh nhân có thể dẫn tới
hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu cũng là những biến
chứng rất nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng hay gặp là hạ đường huyết. Gọi là hạ đường huyết khi đường
huyết hạ xuống dưới 50 mmg% (dưới 3mmol/l). Thường xảy ra do dùng quá nhiều
insulin, dùng không đúng chỉ định, ăn quá ít hoặc lao động quá nhiều [4].

1.3.2. Biến chứng mạn tính

Biến chứng mãn tính thường chia làm hai nhóm chính là: biến chứng mạch
máu nhỏ (mắt, da, thần kinh…) và biến chứng mạch máu lớn (biến chứng tim, thận,
xơ vữa động mạch, hiện tượng tăng huyết khối...) [4].

Hình 1.6. Biến chứng mạn tính của ĐTĐ [6]

9
1.3.3. Biến chứng mạch máu nhỏ (mắt, da, thần kinh…)

Biến chứng xảy ra ở những mạch máu có đường nhỏ, nhỏ hơn 30 micromet,
có tính lan tỏa. Ảnh hưởng chủ yếu lên 3 cơ quan: bệnh lý võng mạc, bệnh lý cầu
thận và bệnh lý thần kinh [4].

1.3.3.1. Bệnh lý võng mạc

Bệnh lý võng mạc: là nguyên nhân gây mù lòa ở người dưới 60 tuổi mắc
đái tháo đường. Bệnh này xuất hiện ở 90% bệnh nhân đái tháo đường type 1 và
khoảng 60% bệnh nhân ĐTĐ type 2.

Hình 1.7. Bệnh về võng mạc của người mắc ĐTĐ [7]

1.3.3.2. Bệnh lý cầu thận

Tổn thương thận được xác định khi xuất hiện albumin trong nước tiểu. Biểu
hiện lâm sàng của bệnh thận đái tháo đường trở nên rõ ràng hơn khi bệnh nhân xuất
hiện tiểu đạm đại lượng và nồng độ creatinin huyết thanh tăng dần. Đôi khi biểu
hiện bằng hội chứng thận hư đầy đủ với giảm albumin máu, tăng huyết áp, phù. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh đái tháo đường [4].

10
Hình 1.8. Bệnh lý về thận của người mắc ĐTĐ [8]

1.3.3.3. Bệnh lý thần kinh

Tình trạng thoái triển của sợi thần kinh ngoại vi dẫn tới mất chức năng thần
kinh. Bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường liên quan đến các triệu chứng của
rối loạn cảm giác và vận động.

Hình 1.9. Bệnh lý về thần kinh của người mắc ĐTĐ [9]

1.3.3.4. Biến chứng mạch máu lớn biến chứng tim, thận, xơ vữa động mạch, hiện
tượng tăng huyết khối...)

Xơ cứng động mạch thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, xảy ra sớm và
thường xuyên hơn so với người không mắc đái tháo đường [4].

11
Hình 1.10. Hình biến chứng mạch máu lớn của người mắc ĐTĐ [10]

1.3.3.5. Bệnh mạch máu tim

Yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh mạch vành. Đây là loại bệnh gây tử vong
hàng đầu ở bệnh nhân đái tháo đường.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh mạch vành do biến chứng đái tháo đường là
cơn đau thắt ngực, xảy ra điển hình khi gắng sức, thiếu máu cơ tim yên lặng. Các
triệu chứng không điển hình của nhồi máu cơ tim như lú lẫn, khó thở, mệt mỏi,
buồn nôn, nôn [4].

1.3.3.6. Bệnh mạch máu ngoại biên

Biểu hiện là viêm động mạch chi dưới, xảy ra với tỷ lệ ngang nhau ở nam
và nữ, bệnh dễ dẫn đến loét, hoại tử chân.

Triệu chứng của bệnh mạch máu ngoại biên giống với viêm động mạch do
xơ vữa động mạch: đau cách hồi, đau chân ở tư thế nằm, chân lạnh, tím đỏ, teo các
cơ liên đốt, tiến triển tới hoại tử, loét do thiếu máu tại chỗ [4].

1.4. Chẩn đoán

1.4.1. Chẩn đoán đái tháo đường

Theo tiêu chuẩn hiệp hội đái tháo đường Mỹ - ADA và quyết định 3319-
QĐ - BYT chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây [1].

12
a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL
(hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước
lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ).

b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay
11,1 mmol/L).

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của WHO: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp,
dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml
nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng
150-200 gam carbohydrate mỗi ngày.

c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở
phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức
glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán
a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực
hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam năm 2017, nên dùng phương pháp đơn
giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương
lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét
nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [1].

1.4.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Theo quyết định QĐ3319/QĐ - BYT chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có
một trong các rối loạn sau đây:

- Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): glucose huyết
tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L).

- Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): glucose
huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng
13
đường uống 75 g từ 140 (7,8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L).

- HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).

Những tình trạng rối loạn glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn
đoán đái tháo đường nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn
của đái tháo đường, được gọi là tiền đái tháo đường (pre-diabetes) [1].

1.5. Các yếu tố liên quan đái tháo đường

1.5.1. Di truyền

Theo Tổ chức Y tế thế giới, Đái tháo đường type 2 thường có liên quan đến
tiền sử gia đình mắc. Nghiên cứu trên 573 người Bahrain từ 20 tuổi trở lên F.I.
Zurba nhận thấy có đến 41,7% trường hợp có tiền sử gia đình có người mắc, trong
khi đó ở nhóm người không mắc tỷ lệ gia đình có người mắc chỉ từ 16% - 23,3%
[52].

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ: thường do yếu tố di truyền do
trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường hoặc do người mẹ mắc trong khi
có thai, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh đái tháo đường [5].

ĐTĐ type 2 xảy ra trên anh em sinh đôi đồng hợp tử nhiều hơn anh em sinh
đôi dị hợp tử, điều này chứng tỏ yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong việc
quyết định tính nhạy cảm đối với bệnh [50]

1.5.2. Yếu tố nhân chủng học [50]

Các yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh ĐTĐ type 2.
Những đối tượng có mối liên quan huyết thống với người bị bệnh ĐTĐ có nguy cơ
bị bệnh ĐTĐ cao hơn người bỉnh thường.

Nghiên cứu của Wei và cộng sự (2009) tại Đài Loan trên trẻ em từ 6-18 tuổi
cho thấy, những trẻ có tiền sử gia đỉnh có người mắc ĐTĐ (cha, mẹ hoặc anh chị
em ruột mắc bệnh ĐTĐ) thỉ nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn 2,6 lần (trẻ trai) và 6,5 lần
(trẻ gái) những trẻ không có tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ.

Nghiên cứu của Barbara và cộng sự (2001) trên 542 người mắc ĐTĐ cũng
cho thấy; 25,3% số người có mẹ mắc ĐTĐ; 10,9% người có cha mắc ĐTĐ.

14
1.5.2.1. Yếu tố về chủng tộc

Tỷ lệ bệnh ĐTĐ type 1 phụ thuộc vào từng chửng tộc, dân tộc khác nhau.
Trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 1 có yếu tố di truyền.

Tỷ lệ ĐTĐ type 2 gặp ờ hầu hết các dân tộc với tỷ lệ và mức độ hoàn toàn
khác nhau, phụ thuộc vào đặc tính dân tộc trong đó theo thống kê thì tỷ lệ mắc ĐTĐ
type 2 ở người Châu Á, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, người bản địa (Mỹ,
Canada, Úc) cao hơn các dân tộc khác. Tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhất thế giới là người
Pima da đỏ, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ type 2 ở người Pima tăng lên gấp 4-6 lần trong giai
đoạn 1987-1996 so với giai đoạn 1967-1976, tỷ lệ hiện mắc giai đoạn 1987-1996
ước khoảng 22,3/1000 người trong độ tuổi 10-14 tuổi và 50,9/1000 người trong độ
tuổi 15-19 tuổi có mắc ĐTĐ type 2 [33].

Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và suy giảm khả năng dung nạp glucose (IGT)
ở các khu vực khác nhau trên thế giới vào năm 2011 [31]

Tỷ lệ hiện mắc bệnh tiểu Tỷ lệ phổ biến so


Vùng đất
đường (%) sánh IGT (%)

Châu Phi 4,5 9,7

Châu Âu 6,7 8.6

Trung Đông và Bắc Phi 11.0 7.6

Bắc Mỹ và Caribe 10,7 10,7

Nam và Trung Mỹ 9.2 5,4

Đông Nam Á 9.2 3.0

Phía tây Thái Bình Dương 8,3 5,4

15
1.5.2.2. Yếu tố về tuổi

Tỷ lệ hiện mắc Đái tháo đường type 2 tăng dần theo tuổi. Ở nhóm dân có tỷ
lệ mới mắc cao thì tỷ lệ hiện mắc type 2 cao nhất ở nhóm người trẻ (20-35 tuổi);
trong khi ở các nhóm người khác tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc cao nhất ở lứa tuổi
lớn hơn (55-74 tuổi). Nhìn chung tỷ lệ hiện mắc Đái tháo đường type 2 giảm ở
những người trên 75 tuổi do tỷ lệ tử vong cao ở nhóm người này. Ở các nước đang
phát triển, do tình trạng dân số trẻ hóa nên có nhiều trường hợp Đái tháo đường type
2 xảy ra ở lứa tuổi trẻ và trung niên [51].

1.5.2.3. Yếu tố về giới tính

Sự phân bố tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo giới rất khác nhau. Theo nghiên cứu
dịch tễ học, các yếu nguy cơ và can thiêp phòng bệnh đái tháo đường tại Việt Nam
2018 thì cho thấy, tỷ lệ bệnh ĐTĐ và rối loạn dung nạp glucose theo số liệu điều tra
năm 2002 trên 9.122 người, trong đó nam giới chiếm 45% nữ giới chiếm 55%. Theo
số liệu điều tra năm 2012 trên 11.191 người thì trong đó nam giới chiếm 46,6% và
nữ giới chiếm 52,4% [8].

1.5.3. Yếu tố liên quan đến hành vi, lối sống

Hiện tại, đái tháo đường type 1 không thể dự phòng được. Mặc dù có một
số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đái tháo đường type 2, nhưng rõ ràng ảnh
hưởng nhất là những hành vi lối sống thường gắn với đô thị hóa. Bao gồm sử dụng
thực phẩm chế biến sẵn, như đồ uống có đường, thực phẩm có hàm lượng chất béo
cao và carbohydrate tinh chế cao. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, những người thường
xuyên ăn gạo nâu (gạo chưa xay xát kỹ) có nguy cơ mắc ĐTĐ thấp hơn 11% so với
người ít khi ăn gạo này và việc sử dụng thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt có thể
làm giảm nguy cơ mắc ĐTĐ xuống 36% [53],[54].

Đồng thời, lối sống hiện đại được đặc trưng bởi sự không hoạt động thể lực,
sử dụng nhiều chất kích thích và thói quen sinh hoạt không điều độ. Theo Nguyễn
Thành Lâm, nhóm hoạt động thể lực mức độ nhẹ có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 cao
hơn 1,34 lần so với nhóm hoạt động thể lực ở mức độ nặng và trung bình [55].

16
1.5.3.1. Hút thuốc

Hút thuốc lá là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
type 2. Cơ chế sinh lý bệnh mà hút thuốc lá gây ra chứng không dung nạp glucose
và suy giảm chức năng tế bào beta và bài tiết insulin.

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở thanh niên từ 10 đến 14 tuổi, 15 đến 19 tuổi và ≥20


tuổi mắc bệnh đái tháo đường type 1 lần lượt là 2,7%; 17,1%; 34,0% và tỷ lệ hiện
mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở thanh niên lần lượt là 5,5%; 16,4% và 40,3%.
Hút thuốc lá có liên quan đến tỷ lệ cao hơn về mức chất béo trung tính cao và ít hoạt
động thể chất ở thanh niên mắc bệnh đái tháo đường type 1 [44].

1.5.3.2. Rượu bia

Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của việc sử dụng rượu,
bia dẫn đến rối loạn dung nạp glucose, còn được gọi là tiền ĐTĐ [41].

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, được coi là uống nhiều rượu bia là nam giới
uống quá 3 cốc chuẩn/ ngày, nữ giới uống quá 2 cốc chuẩn/ ngày (một cốc chuẩn
chứa 10g ethanol tương đương 330ml bia hoặc 120ml rượu vang hoặc 30ml rượu
mạnh) [10].

Năm 2008 theo nghiên cứu của EURODIAB trên 3.250 bệnh nhân đái tháo
đường type 1 từ 16 quốc gia châu Âu khác nhau và kết quả ta nhận được là đã ghi
nhận 304 trường hợp bệnh võng mạc tăng sinh, 660 trường hợp bệnh thần kinh và
157 trường hợp bệnh thận (macroalbumin niệu). Uống rượu có liên quan đến nguy
cơ mắc bệnh võng mạc tăng sinh, bệnh thần kinh và albumin niệu vĩ mô theo hình
chữ U của người bị đái tháo đường type 1 [42].

Theo một nghiên cứu khác trong thời gian 5 năm (2009-2014) của Graham
S. Hillis họ theo dõi, 1.031 (9%) bệnh nhân tử vong, 1.147 (10%) gặp biến cố tim
mạch và 1.136 (10%) gặp biến chứng vi mạch của người bị ĐTĐ type 2 sử dụng
rượu mãn tính. So với những bệnh nhân báo cáo không uống rượu, những người báo
cáo uống vừa phải có ít biến cố tim mạch hơn [43].

1.5.3.3. Khẩu phần và thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống được coi là một trong những yếu tố tác động trực tiếp
đến khẩu phần ăn và ảnh hưởng tới tình trạng TCBP. Trên thực tế có nhiều yếu tố

17
ảnh hưởng tới quá trình thu nhận thức ăn như điều kiện kinh tế của từng gia đình,
thói quen ăn uống của trẻ, tập quán ăn uống của từng địa phương và đặc biệt là quan
điểm nuôi dưỡng trẻ của ông, bà, bố, mẹ. Mặt khác việc tiếp thị thực phẩm hoặc đồ
uống có nhiều chất béo và đường cũng được coi là yếu tố gây BP vì nó ảnh hưởng
đến thói quen ăn uống của giới trẻ [35].

Năm 2019 nghiên cứu của Al-Domi, H. A. và cộng sự thực hiện trên 977
HS (473 nam và 449 nữ) trong độ tuổi 7 – 18 tuổi tại ba thành phố chính ở Jordan
(Amman, Irbid và Mafraq) chỉ ra HS ăn một bữa hàng ngày và ăn thêm đồ ăn nhẹ từ
các nhà ăn ở trường là những yếu tố nguy cơ gây TCBP [36].

Năm 2012 nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc cho biết có mối liên quan
giữa tình trạng TCBP với thói quen ăn uống [11].

Năm 2012 một nghiên cứu khác của Lê Thị Hợp và cộng sự cũng cho thấy,
tiêu thụ các chất dinh dưỡng sinh nhiệt, tiêu thụ nước giải khát và các thực phẩm
giàu đường mật, thói quen chăm sóc của cha mẹ với trẻ (như bà mẹ vẫn cố gắng cho
con ăn tiếp khi con nói đã no và không muốn ăn tiếp) hoặc những gia đình không
kiểm soát chế độ ăn các thực phẩm giàu đường là những yếu tố làm tăng nguy cơ
TCBP [12].

1.6. Tình hình đái tháo đường

1.6.1. Tình hình mắc đái tháo đường trên thế giới

Từ năm 2003 đến năm 2011 nghiên cứu tại Anh cho thấy tỷ lệ mắc tiền đái
tháo đường cũng tăng cao, từ 11,6% năm 2003 lên đến 35,3% năm 2011. Đặc biệt,
10 khảo sát trong năm 2011 cho thấy có đến 50,6% dân số từ 40 tuổi trở lên, bị béo
phì mắc tiền đái tháo đường [38].

Năm 2010 theo một nghiên cứu của Yu Xu và cộng sự trên 98.658 người
lớn tại Trung Quốc cho thấy tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 50,1%; trong đó tỷ lệ
mắc của nam giới là 52,1%; của nữ giới là 48,1% [39]. Đến năm 2013 trong nghiên
cứu Limin Wang và cộng sự cũng tại Trung Quốc với 170.287 người tham gia tỷ lệ
mắc đái tháo đường là 10,9% và tiền đái tháo đường là 35,7% thấp hơn công bố
năm 2010 do trong nghiên cứu này việc xét nghiệm HbA1c được thực hiện tại một
phòng thí nghiệm được chuẩn hóa [40].

18
Bảng 1.3. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường so sánh có điều chỉnh theo tuổi ở người
lớn 20 - 79 tuổi (2019) theo quốc gia [32]

Tỷ lệ hiện mắc bệnh tiểu Số người trưởng thành 20–


đường so sánh điều chỉnh 79 tuổi mắc bệnh tiểu
Quốc Gia theo tuổi (%) ở người lớn đường không được chẩn
20-79 tuổi đoán trong 1000 giây

(KTC 95%) (KTC 95%)

Malaysia 16,7 (14,9–19,2) 1841,3 (1652,2-2125,9)

Brunei 13,3 (9,3-17,6) 18,7 (14,0–24,3)

Philippin 7,1 (5,6–8,9) 2662,3 (2122,7-3360,4)

Thái Lan 7,0 (5,4–8,1) 1868.0 (1444.1-2145.2)

Campuchia 6,3 (4,9–11,0) 268,1 (199,5–530,4)

Indonesia 6,3 (5,4-6,8) 7870,1 (6789,6–8509,8)

Lào 6,3 (4,9–11,0) 102,3 (78,2–192,8)

Việt Nam 6,0 (4,9–8,1) 2017,7 (1646,4–2670,9)

Singapore 5,5 (4,7–6,3) 346,0 (300,8-389,0)

Myanmar 3,9 (3,0-5,9) 684,7 (537,6–1001,6)

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là rất cao trong dân số,
kể cả một số nước tại châu Á và châu Âu.

1.6.2. Tình hình mắc đái tháo đường tại Việt Nam

Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ đái tháo đường và tiền
đái tháo đường. Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh
không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015 ở nhóm tuổi từ 18 đến 69, cho
thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc từ 2,6% (năm 2010) tăng lên 4,1% (năm 2015), tỷ lệ rối
loạn đường huyết đói từ 1,5% tăng lên 3,5% [13].

19
Theo báo cáo của hiệp hội ĐTĐ thế giới IDF, tại Việt Nam vào năm 2015
đã có 3,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và con số này đã được dự báo lên 6,1 triệu
người vào năm 2040.

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, nghiên cứu hơn 2.142 người
từ 30 đến 72 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 lên đến 10,8% ở nam và
11,7% ở nữ trong ĐTĐ [34]. Đến năm 2016, nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan và
cộng sự tại TP. HCM trên 1.339 người cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường đã tăng
lên 12,3% và tiền đái tháo đường là 40,1% [37].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Trí năm 2016 trên 400 người từ 45 đến
69 tuổi tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum cho kết quả tỷ lệ mắc đái
tháo đường là 3,5% và tiền đái tháo đường là 13,3% [15].

Năm 2018 theo tác giả Nguyễn Hoài Lê cho thấy kết quả điều tra 2.880
người tại 36 xã trên địa bàn Vĩnh Phúc với độ tuổi từ 25 trở lên đã phát hiện tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ là 10,7% và tỷ lệ tiền ĐTĐ là 31% [14].

Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai (CDC Đồng Nai), đến hết
năm 2020 có 60.254 người bị đái tháo đường được phát hiện.

Từ những thông tin trên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái
tháo đường có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam.

20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả HS của các trường cấp 3 đến tham quan Trường Đại Học Công Nghệ
Đồng Nai trong ngày tuyển sinh năm 2021.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu

Các HS cấp 3 có độ tuổi từ 17-19 tuổi đồng ý tham gia test đường huyết và
làm khảo sát Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai.

Trong tình trạng có sức khỏe ổn định.

Đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Mẫu không đạt.

Không có phiếu hoặc chưa điền vào phiếu khảo sát.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Các ngày Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai tổ chức tuyển sinh trong
năm 2021.

Trong 4 ngày 28/03/2021; 11/04/2021; 18/04/2021 và 25/04/2021.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Tại Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai năm 2021.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang:

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho
điều tra ngang mô tả:
2
Z a
1 − p (1 − p)
n= 2
X DE
2
d
21
Trong đó:

+ n là cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.

+ Với p là tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở người trưởng thành theo IDF năm 2015
là 8,8% [14] nên ta lấy p=0,088.

+ d là độ chính xác tuyệt đối lấy bằng ta lấy d=0,05.

Z(1-a/2): Chỉ số từ phân phối chuẩn phản ánh sai lầm loại 1.

0,05 thì Z(1-a/2) = 1,96

+ DE là hệ số thiết kế, ta lấy bằng 3.

Ta tính được n = 369 làm tròn số ta sẽ chọn 370 đối tượng điều tra.

Thực tế từ 4 ngày 28/3/2021 đến 25/4/2021, có tất cả 597 HS được thực


hiện. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên chọn ra 370 HS tham gia
nghiên cứu.

Phương pháp lựa chọn cỡ mẫu:

Bảng 2.1. Bảng lựa chọn cỡ mẫu ngẫu nhiên

Số HS được khảo sát/ Số HS chọn ngẫu nhiên/


STT Đợt
ngày ngày

1 28/03/2021 150 95

2 11/04/2021 150 95

3 18/04/2021 150 95

4 25/04/2021 147 85

Tổng số n = 597 n = 370

2.3.2. Cách thực hiện nghiên cứu

Bước 1. Lấy thông tin cá nhân

Khảo sát trực tiếp lấy thông tin cá nhân: Độ tuổi, giới tính, nơi ở hiện tại
của người được khảo sát.

22
HS có sử dụng thuốc lá, rượu bia, có hay sử dụng đồ ăn có nhiều đường:
Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt…

HS có tiền sử bệnh khác: Bệnh tim, suy thận, cao huyết áp…hay gia đình có
tiền sử về bệnh ĐTĐ.

Bước 2. Đo các chỉ số

Đo đạc các chỉ số cân nặng, chiều cao, huyết áp.

Bước 3. Xét nghiệm đường huyết

Đo chỉ số glucose máu xem HS có bị tiền ĐTĐ hay ĐTĐ.

2.3.3. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát


Đ ối
tư ợ n g
n g h iê n
cứu
(H ọ c
s in h c ấ p
3 trê n
đ ịa b à n
T ỉn h
Đ ồng
N ai đến
th a m
quan
T htur ưt ờh nậ pg s ố
ĐH l i ệCuN
ĐN
T est
Đ H A ,C K hảo
đường
C ,C N sát
huyết
Phân
tíc h v à
x ử lý s ố
liệ u

23
2.3.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu

2.3.4.1. Khảo sát thông tin

Nghiên cứu lâm sàng: Thực hiện cuộc khảo sát với học sinh khi tham quan tại
trường ĐHCNĐN thông qua phiếu khảo sát ở phụ lục 1 với các câu hỏi đã được
soạn sẵn về sự hiểu biết về giới tính, BMI, tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ, các
bệnh tiền sử khác………

Quy trình phỏng vấn:

Bước 1: Chào hỏi và giới thiệu về bản thân.

Bước 2: Giải thích cụ thể về mục đích của cuộc phỏng vấn.

Bước 3: Mô tả khái quát về nội dung của nghiên cứu để các đối tượng hiểu và hợp
tác tốt trong quá trình phỏng vấn.

Bước 4: Thông báo rõ quyền lợi và lợi ích khi các đối tượng tham gia phỏng vấn.

Bước 5: Có sự đồng ý của các đối tượng, tiến hành phỏng vấn dựa theo mẫu câu hỏi
đã soạn sẵn ở phụ lục 1

Bước 6: Tư vấn miễn phí và giải đáp thắc mắc về tình hình bệnh tật hiện tại trong
khả năng kiến thức của nhóm (nếu có).

Bước 7: Kết thúc cuộc phỏng vấn và cảm ơn các đối tượng đã tham gia phỏng vấn

2.3.4.2. Đo các chỉ số của HS cấp 3 về cân nặng, chiều cao, huyết áp

Sử dụng phương pháp nhân trắc học: Tiến hành cân, đo ngay tại khuôn viên
trường. Đo cân nặng và chiều cao. Sử dụng cân sức khỏe có thước đo chiều cao
Akiko TZ-120 (đơn vị đo cân nặng là kg, kết quả được ghi với một số lẻ và đơn vị
đo chiều cao là cm, kết quả được ghi với 1 số lẻ).

Sử dụng máy đo HA điện tử Omron Hem 7120 đo HA của HS cấp 3.

Trường hợp HS được chọn tham gia vào nghiên cứu vắng mặt hoặc từ
chối tham gia sẽ chọn HS thay thế liền kề trong danh sách cho đến khi đủ cỡ
mẫu nghiên cứu.

2.3.4.3. Đo chỉ số đường huyết mao mạch

 Nguyên tắc:

24
Người thử lấy lượng ít máu thường ở đầu ngón tay bằng cách chích vào da,
sau đó đưa giọt máu này vào que thử và gắn que thử vào máy đo; khi đó glucose
trong mẫu thử sẽ phản ứng với chất thử có sẵn trong que, dưới tác dụng của điện
cực để hiển thị kết quả đo trong vài chục giây.

 Dụng cụ:

Hình 2.1. Hình ảnh bộ test đường huyết Clever check [12]

 Chuẩn bị bệnh nhân:


Hỏi bệnh nhân đã ăn hay chưa ăn

Thông báo, hướng dẫn, giải thích để bệnh nhân hợp tác.

Đề nghị người bệnh rửa sạch và lau khô tay hoặc sát trùng bằng bông cồn
rồi để khô.

Để người bệnh ở tư thế thích hợp (ngồi hoặc nằm).

 Các bước tiến hành:

Bước 1: Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.

Bước 2: Lắp kim vào bút chích máu, chỉnh độ sâu tùy thuộc vào độ dày của
da người bệnh.

Bước 3: Lấy que thử ra khỏi hộp (đậy nắp hộp lại ngay).

Bước 4: Đưa que thử vào máy để máy tự khởi động hoặc và bật máy thử
đường máu, đối chiếu code hiện trên máy có trùng với code của que thử không (nếu
không trùng phải chỉnh lại cho đúng).

25
Bước 5: KTV cầm tay người bệnh vuốt nhẹ dồn máu từ gốc ngón tay lên
đầu ngón tay (một trong bốn ngón, ngón 2, 3, 4, 5), đưa đầu bút chích máu vào mép
ngoài cạnh đầu ngón và bấm bút chích máu, nặn nhẹ để lấy đủ giọt máu (tùy theo
từng loại máy mà lấy ít hay nhiều máu).

Bước 6: Thấm máu vào giấy thử rồi cắm vào máy, hoặc để cạnh để que thử
hút máu (tùy từng loại máy lấy máu ở ngoài hay loại mao dẫn).

Bước 7: Lau sạch máu trên tay người bệnh bằng bông khô.

Bước 8: Đợi máy hiện kết quả (từ 5- 45 giây), đọc kết quả, thông báo kết
quả cho NB, dặn dò NB những điều cần thiết (như ăn ngay nếu đường máu thấp…).

Bước 9: Bỏ ngay kim và que thử đã sử dụng vào hộp đựng rác thải y tế phù hợp.

Bước 10: Thu dọn dụng cụ, rửa tay [6].

 Kết quả thu được: đường huyết được tính bằng đơn vị mg/dl

Nhận định kết quả: tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo hiệp hội đái
tháo đường Mỹ - ADA) [1] và Quyết định QĐ3319/QĐ - BYT chẩn đoán đái tháo
đường:

Tiêu chuẩn 1 có 2 tiêu chuẩn sau:

Đường huyết lúc đói 100-125mg/dL:Tiền đái tháo đường.

≥126 mg/dL: Đái tháo đường.

Đường huyết sau ăn ≥140 mg/dL: Tiền đái tháo đường.

Tiêu chuẩn 2: có 1 trong các tiêu chuẩn của tiền ĐTĐ là:

 Sai sót và cách xử lý:

Yêu cầu lấy lại mẫu khi que bị hỏng hoặc mẫu không đạt yêu cầu:

- Lượng mẫu không đủ.


- Lượng máu lấy quá lâu khiến máu bị đông.
- Máy xét nghiệm bị trục trặc kỹ thuật.
- Cách xử lý đối với những sai sót trên là lấy lại mẫu và làm lại từ bước đầu
tiên.
 Kiểm soát chất lượng xét nghiệm

26
- Máy test thử mẫu bất kỳ, sau đó thử lại bằng máy chạy sinh hóa tại phòng
khám đa khoa Sinh Hậu và kết quả cho thấy tương đồng với kết quả máy
test

2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Tiến hành kiểm tra thu thập các số liệu ngay khi thu nhập về
- Nhập số liệu bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS phiên bản 20.0.
- Xử lý số liệu, phân tích các thành phần, các biến liên quan bằng các câu
lệnh trên Excel và đối với phần mềm SPSS2.5. Các biến số chính trong
phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Nhóm biến số theo nhân trắc học

Bảng 2.2. Nhóm biến số theo nhân trắc học

Phương
Phân pháp
ST Biến Định nghĩa biến – các chỉ số loại
Giá trị kỹ thuật thu
T số nghiên cứu
biến thập thông
tin

Là giới tính của HS (người Nam Thu thập


Giới
1 đến tham gia đường huyết ở Nhị giá thông tin
Tính
Đại học Công Nghệ Đồng Nai Nữ hành chính

Là chỉ số được kiểm tra và đo <23


Thu thập
đạc của HS khi tính được, có Định
2 BMI thông tin
2 giá trị: Chiều Cao và Cân tính
>23 hành chính
Nặng

27
2.5.2 Nhóm biến số đặc điểm bệnh lý

Bảng 2.3. Nhóm biến số đặc điểm bệnh lý

Phương pháp
Phân
ST Biến Định nghĩa biến – các chỉ kỹ thuật thu
Giá trị loại
T số số nghiên cứu thập thông
biến
tin

1 Tiền Tình trạng HS đã biết hoặc Có Thu thập


sử gia gia đình có người mắc bệnh thông tin hành
đình do di truyền, có 2 giá trị Có chính
Không Nhị giá
mắc và Không
bệnh
ĐTĐ

2 Tiền Tình trạng HS đã mắc các Có Thu thập


sử bệnh khác hoặc di truyền, có thông tin hành
bệnh 2 giá trị: Có và Không Không chính
khác
(béo Nhị giá
phì,
cao
huyết
áp…)

3 Chỉ số Là số đo thể hiện áp lực của Bình Thu thập


huyết máu lên động mạch khi tim thường thông tin hành
áp co bóp và khi tim giãn ra, có Nhị giá chính
Bất
2 giá trị: bình thường và bất
thường
thường

28
2.5.3 Nhóm biến số về thói quen sinh hoạt

Bảng 2.4. Nhóm biến số về thói quen sinh hoạt

Phương pháp
Phân
Định nghĩa biến – các kỹ thuật thu
STT Biến số Giá trị loại
chỉ số nghiên cứu thập thông
biến
tin

Thói Có
Là thói quen sử dụng Thu thập
quen sử
1 thuốc lá mỗi ngày, có 2 Nhị giá thông tin hành
dụng
giá trị: Có và Không Không chính
Thuốc lá

Thói Là thói quen sử dụng Có


Thu thập
quen sử rượu bia mỗi ngày của
2 Nhị giá thông tin hành
dụng HS, có 2 giá trị: Có và
Không chính
rượu bia Không

Là tình trạng sức khỏe Có


Tình Thu thập
tinh thần có khỏe mạnh
3 trạng Nhị giá thông tin hành
hay không, có 2 giá trị:
Sterss Không chính
Có và Không

Thói Là thói quen có hay bỏ Có Thu thập


4 quen bỏ bữa sáng, có 2 giá trị: Có Nhị giá thông tin hành
bữa sáng và Không Không chính

5 Thói Là thói quen sử dụng Có Nhị giá Thu thập


quen nhiều đồ ngọt, có 2 giá thông tin hành
dung đồ trị: Có và Không Không chính

29
ngọt

30
Bảng 2.5 nhóm biến số xác định ĐTĐ

Phương pháp
Định nghĩa biến – các Phân loại
STT Biến số Giá trị kỹ thuật thu
chỉ số nghiên cứu
biến
thập thông tin
Là giá trị đo nồng độ Thu thập số
Nồng độ glucose Định
1 glucose huyết tại mg/dL liệu từ những
trong máu lượng
trường ĐHCNĐN thực nghiệm
Ăn
nhiều
Là giá trị dựa trên các Uống
triệu chứng mắc bệnh nhiều
Triệu chứng liên Thu thập thông
2 được đánh giá ăn Định tính
quan đến ĐTĐ Tiểu tin hành chính
nhiều, uống nhiều, tiểu
nhiều, sụt cân nhanh nhiều
Sụt cân
nhanh

2.6. Sai số và khống chế sai số

Có thể gặp sai số trong khi cân và đo chiều cao do thước đo không chuẩn
hoặc không đồng nhất, kỹ thuật đo khác nhau giữa các điều tra viên, sai số trong
quá trình nhập liệu. Để khống chế sai số, tập huấn kỹ cho các điều tra viên về kỹ
thuật cân, đo chiều cao, tiến hành cân đo thử trước khi điều tra chính thức, sử dụng
cùng loại cân, thước đo chuẩn đã được kiểm tra, hiệu chỉnh; tiến hành nhập số liệu 2
lần trước khi phân tích.

2.7. Phân tích số liệu

 Phương pháp xử lý

Tiến hành kiểm tra tất cả các phiếu ngay sau khi thu thập về.

Nhập và xử lý số liệu trên 2 phần mềm Excel và SPSS.

Số liệu được làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy.

31
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu

2.8.1. Nghiên cứu mô tả

HS tham gia test đường huyết tại Đại Học Công Nghệ Đồng Nai đã đồng ý
và chấp thuận cho sử dụng số liệu giám sát với mục đích nghiên cứu.

2.8.2. Nghiên cứu bệnh chứng

Đối tượng nghiên cứu được biết rõ về mục đích, yêu cầu và lợi ích của
nghiên cứu. HS có quyền từ chối hoặc chấm dứt nghiên cứu vào bất cứ thời điểm
nào. Thông tin thu thập từ cá nhân các HS đều được mã hóa để đảm bảo bí mật. Kết
quả nghiên cứu ở dưới dạng tổng hợp nên không có đối tượng nghiên cứu nào bị lộ
thông tin về nhân thân.

Thực hiện nghiên cứu với tinh thần trung thực, tôn trọng cộng đồng, đảm
bảo không làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân và của các địa phương tham gia
nghiên cứu. Sau khi kết thúc đề tài, các kết quả nghiên cứu đã được thông báo với
địa phương và đối tượng tham gia nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu được sử
dụng cho mục đích phòng dịch bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cho HS.

32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ

Từ 28/3 – 25/4/2021 chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên 370 HS cấp 3
độ tuổi 18 và 19 tham quan tại trường ĐHCNĐN, kết quả khảo sát của chúng tôi
như sau:

3.1. Tỷ lệ bệnh tiền đái tháo đường HS cấp 3 khi tham quan

Bình Thường Tiền ĐTĐ

11,35%(n=42)

88,65%(n=328)

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh tiền đái tháo đường

 Nhận xét: Qua điều tra nồng đọ glucose huyết của 370 HS cấp 3,khi đói có
kết quả không phát hiện HS mắc bệnh ĐTĐ nhưng có 42 (11,35%) mắc tiền
ĐTĐ còn lại 328 HS bình thường (88,65%)

3.2. Đái tháo đường và các yếu tố liên quan

3.2.1. Nhóm biến số theo nhân trắc học

Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo giới tính

Cl
HS bình Tiền đái
Tổng p OR (95%
Đặc điểm thường tháo đường
)

n % n % n % 0,526 0,810 0,423-


1,553
Giớ Na 124 87,32 18 12,68 142 38,38
i m

33
tính Nữ 204 89,47 24 10,53 228 61,62

 Nhận xét: Theo bảng 3.1, tỷ lệ nam giới là 142 (38,38%); nữ giới là 228
(61,62%) trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh tiền ĐTĐ là 18 (12,68%) không chênh
lệch nhiều nữ giới mắc tiền ĐTĐ là 24 (chiếm 10,53%). Kết quả nghiên cứu cho
thấy không có sự liên quan giữa yếu tố giới tính và mắc bệnh ĐTĐ (p>0,05).

Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo BMI

Cl
HS bình Tiền đái
Tổng p OR (95%
Đặc điểm thường tháo đường
)

n % n % n %

BMI 90,8 85,9


289 29 9,12 318 0,00 3,40 1,632-
<23 8 5
BM 1 9 7,120
I BMI 75,0 14,0
39 13 25,00 52
≥23 0 5

 Nhận xét: Theo bảng 3.2, trong 370 HS khảo sát có 52 (14,05%) HS có
chỉ số BMI thừa cân béo phì; trong đó HS bị tiền ĐTĐ có BMI thừa cân béo phì là
13 (25,00%). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa yếu tố BMI và mắc
bệnh ĐTĐ (p<0,05).

3.2.2. Nhóm biến số đặc điểm bệnh lý

Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ

Cl
HS bình Tiền đái
Tổng p OR (95%
Đặc điểm thường tháo đường
)

n % n % n % 0,000 0,010 0,003-


0,037
Tiền Có 3 13,0 20 86,96 23 6,21
sử 4

34
gia
đình Khôn
32 93,6
mắc g 22 6,35 347 93,79
5 5
ĐT
Đ

 Nhận xét: Theo bảng 3.3, HS có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ chỉ có 23
(6,21%); trong đó tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ là 20 (86,96%). Kết quả nghiên cứu cho thấy
có sự liên quan giữa yếu tố tiền sử gia đình mắc ĐTĐ và người mắc bệnh ĐTĐ
(p<0,05).

Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo tiền sử các bệnh khác.

Cl
HS bình Tiền đái
Tổng p OR (95%
Đặc điểm thường tháo đường
)

n % n % n %

Các 55,5
Có 20 16 44,44 36 9,72
bện 6
h 0,049-
0,000 0,106
tiền 0,228
Khôn
sử 30 92,2
g 26 7,79 334 90,28
khá 8 1
c

 Nhận xét: Theo bảng 3.4, chỉ có 36 (9,72%) HS có tiền sử mắc các bệnh
khác; trong đó có 16 (44,44%) HS vừa có tiền sử vừa mắc bệnh tiền ĐTĐ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa yếu tố tiền sử mắc bệnh khác và bệnh
ĐTĐ (p<0,05).

Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ các bệnh tiền sử HS

TIỀN SỬ BỆNH Số Lượng (n) Tỷ lệ (%)

Cao huyết áp 8 50

35
Béo phì 3 18,75

Mỡ máu 3 18,75

Gan nhiễm mỡ 2 12,5

Tổng 16 100

 Nhận xét: Theo bảng 3.5, số lượng HS mắc bệnh cao huyết áp cao nhất
là 8 (50%); tiếp đến là HS mắc bệnh béo phì và mỡ máu cùng là 3 (18,75%); còn lại
là 2 (11,12%) HS mắc bệnh gan nhiễm mỡ trong tổng số 16 HS mắc tiền ĐTĐ.

Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo chỉ số huyết áp.

Cl
HS bình Tiền đái
Tổng p OR (95%
Đặc điểm thường tháo đường
)

n % n % n %

HA
86,4
Cao 51 8 13,56 59 15,94
Chỉ 4
0,559-
số 0,560 1,278
2,919
huyế HA
t áp Bình 27 85,2
34 14,77 311 84,06
thườn 7 3
g

 Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.6, số HS bị cao HA là 59 (15,94%) trong
đó tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ có huyết áp cao là 8 (13,56%). Kết quả nghiên cứu cho thấy
không có sự phụ thuộc giữa yếu tố huyết áp và bệnh ĐTĐ (p>0,05).

3.2.3. Nhóm biến số về thói quen sinh hoạt

Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo thói quen sử dụng thuốc lá.

36
Tiền đái Cl
HS bình
tháo Tổng p OR (95%
Đặc điểm thường
đường )

n % n % n %

Tình 80,0 20,0 0,200


Có 36 9 45 12,16 0,05 0,45
trạng sử 0 0 -
1 2
dụng 1,021
Khôn 29 89,8 10,1
thuốc lá 33 325 84,06
g 2 5 5

 Nhận xét: Theo kết quả bảng 3.7, số HS có tình trạng sử dụng thuốc lá là
45 (12,16%); trong đó có 9 (20,00%) HS mắc tiền ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy không có sự liên quan giữa tình trạng sử dụng thuốc lá và bệnh ĐTĐ (p>0,05).

Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo thói quen sử dụng rượu bia.

Cl
HS bình Tiền đái
Tổng p OR (95%
Đặc điểm thường tháo đường
)

n % n % n %

Tình 82,8
Có 58 12 17,14 70 18,91
trạn 6 0,260-
g sử 0,090 0,537
1,111
dụng Khôn 27 90,0
rượu 30 10,00 300 81,09
g 0 0
bia

 Nhận xét: Theo bảng 3.8, trong tổng số 370 HS có 70 (18,91%) HS có


tình trạng sử dụng rượu bia; trong đó phát hiện 12 (17,14%) mắc tiền ĐTĐ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy không có sự liên quan giữa tình trạng sử dụng rượu bia và
người mắc bệnh ĐTĐ (p>0,05).

Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo trạng thái cơ thể
37
Cl
HS bình Tiền đái
Tổng p OR (95%
Đặc điểm thường tháo đường
)

n % n % n %

18 86,9
stress 28 13,10 213 57,57
Trạn 5 0 0,785-
0,205 1,546
g thái Khôn 3,044

cơ thể g 14 91,0
14 8,92 157 42,43
3 8
stress

 Nhận xét: Theo bảng 3.9, có 213 (57,57%) HS có tình trạng stress;
trong đó có 28 (13,10%) HS mắc tiền ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có
sự liên quan giữa tình trạng stress và người mắc bệnh ĐTĐ (p>0,05).

Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ theo thói quen sử dụng đồ ngọt.

Tiền đái Cl
HS bình
tháo Tổng p OR (95%
Đặc điểm thường
đường )

n % n % n %

Thói
Có 96 76,8 29 23,2 125 33,78
que 0,092-
n 0,000 0,185
0,372
SD Khôn 23
đồ 94,69 13 5,31 245 66,22
g 2
ngọt

 Nhận xét: Theo bảng 3.10, có 125 (33,78%) HS có thói quen sử dụng đồ
ngọt; trong đó có 29 (23,2%) HS mắc tiền ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có sự liên quan giữa thói quen sử dụng đồ ngọt và bệnh ĐTĐ (p<0,05).

Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo thói bỏ bữa sáng

Đặc điểm HS bình Tiền đái Tổng p OR Cl


38
(95%
thường tháo đường
)

n % n % n %

Thói 22 89,5
Có 26 10,44 249 67,29 0,672-
que 3 6 0,492 1,307
n bỏ 2,540

bữa Khôn 10 86,7


16 13,22 121 32,71
sáng g 5 8

 Nhận xét: Theo bảng 3.11, có 249 (67,29%) HS có thói quen bỏ bữa sáng;
trong đó có 26 (10,44%) HS mắc tiền ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự
liên quan giữa thói quen bỏ bữa sáng và người mắc bệnh ĐTĐ (p>0,05).

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH DỮ LIỆU

Từ 28/3 – 25/4/2021 chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên 370 HS cấp 3
độ tuổi 18 và 19 tham quan tại trường ĐHCNĐN, đó có 42 HS (11,35%) được
chuẩn đoán tiền ĐTĐ, để giải thích cho vấn đề trên chúng tôi tiến hành bàn luận
làm rõ nội dung như sau:

4.1. Tình trạng bệnh ĐTĐ của học sinh cấp 3 tham quan tại trường ĐHCNĐN

4.1.1. Tỷ lệ ĐTĐ của học sinh cấp 3 tham quan tại trường ĐHCNĐN

Kết quả điều tra 370 HS khi tham quan trường Đại Học Công Nghệ Đồng
Nai với độ tuổi 18 và 19, với kết quả không phát hiện HS mắc bệnh ĐTĐ, có 42 HS
tiền ĐTĐ chiếm 11,35%.

Nghiên cứu khảo sát ở độ tuổi là thanh thiếu niên 18 và 19; nên chưa phát
hiện tình trạng bệnh ĐTĐ mà hiện đang ở giai đoạn tiền ĐTĐ. Hầu hết các nghiên
cứu trên thế giới và Việt Nam tập trung nhiều vào độ tuổi từ 25 trở lên hoặc 14 tuổi
trở xuống, để phân loại ĐTĐ type 1 và 2. Nhưng do trong nghiên cứu này chỉ phát
hiện tiền ĐTĐ, không có ĐTĐ type 1 do đó chúng tôi chọn các nghiên cứu để so
sánh có mẫu sẽ vào độ tuổi chủ yếu từ 25 trở lên ĐTĐ type 2 để chỉ ra điểm tương
đồng và tiến triển của bệnh theo độ tuổi.

39
So sánh với các nghiên cứu trên thế giới, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ
tiền ĐTĐ thấp hơn, Trung Quốc (2010) là 50,1% [33] và ở Brazil (22%). Nhưng lại
có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu tại Campuchia (2017) ở người trên 25 tuổi
(10%) [45]. Sự chênh lệch có thể do sự khác nhau về thời gian, sự phát triển kinh tế,
mức sống và lối sống sinh hoạt của người dân giữa các quốc gia trên thế giới đã ảnh
hưởng đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ.

Theo một số nghiên cứu ở Việt Nam, năm 2012 tại Bệnh viện nội tiết trung
ương Hà Nội, tỷ lệ tiền ĐTĐ là 5,42% [17]; năm 2017 qua điều tra của Vũ Đình
Triển, Đặng Bích Thủy tại Thái Bình tỷ lệ tiền ĐTĐ là 6,5% [ 21] và nghiên cứu
của Phan Hứng Dương năm 2018 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 1,4%; tỷ lệ tiền
ĐTĐ là 6,2% [22]. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh ĐTĐ
thấp hơn nhưng tiền ĐTĐ cao hơn các nghiên cứu trên. Do trong nghiên cứu của
chúng tôi khảo sát ở độ tuổi thanh thiếu niên do đó bệnh ĐTĐ chủ yếu đang ở giai
đoạn tiền ĐTĐ và có nguy cơ tiến triển thành bệnh ĐTĐ ở độ tuổi lớn hơn vì thế tỷ
lệ tiền ĐTĐ cao, còn các nghiên cứu trên lại khảo sát trên 25 tuổi nên sẽ phát hiện
bệnh nhân ĐTĐ và tỷ lệ tiền ĐTĐ thấp hơn.

Tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ là 11,35% là một con số rất báo động. Vì chỉ cần
50% đối tượng này tiến triển lên ĐTĐ thì số lượng ĐTĐ ở Đồng Nai sẽ cao hơn các
tỉnh thành ở nghiên cưu trên. Nguyên nhân Đồng Nai có tỷ lệ ĐTĐ cao có thể Đồng
Nai nằm trong số các tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế đứng đầu của cả nước, ở đây
tập trung nhiều lao động trẻ, thói quen sinh hoạt ăn uống không phù hợp, thực phẩm
ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, chính vì thế gây nên bệnh tiền ĐTĐ có nguy cơ tiến
triển mắc bệnh ĐTĐ cao hơn các khu vực khác.

Nếu việc phát hiện và can thiệp không kịp thời thì người bệnh bị tiền ĐTĐ
có nguy cơ cao tiền phát triển lên bệnh ĐTĐ, người mắc tiền ĐTĐ có nguy
cơ bị ĐTĐ type 2 cao gấp 3-10 lần người bình thường việc này làm gia tăng nguy
cơ biến chứng của bệnh, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, có thể dẫn tới tiến triển
xấu khó cứu chữa, trở thành gánh nặng kinh tế cho người dân và cộng đồng tại
Đồng Nai. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra, tất cả các HS mắc tiền ĐTĐ đều
không biết mình mắc trước đó. Kết quả này cao hơn so với kết quả điều tra TTO- ở
Mỹ năm 2020 có 90% HS không biết mình bị mắc từ trước [23]. Điều này chỉ ra
rằng, Y tế Việt Nam còn chưa quan tâm nhiều đến sức khỏe người trẻ tuổi, thanh
40
thiếu niên còn chủ quan với sức khoẻ bản thân, không xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ
định kỳ. Từ đó, đặt ra vấn đề cho ngành y tế trong việc phòng chống bệnh ĐTĐ ở
người trẻ tuổi, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều tra người bệnh ĐTĐ trên
từng khu vực.

4.2. Đái tháo đường và các yếu tố liên quan

4.2.1. Nhóm biến số theo nhân trắc học

4.2.1.1. Nhóm biến số nhân trắc học theo giới tính

Trong nghiên cứu chúng tôi khảo sát tại Trường ĐHCNĐN, tỷ lệ nữ là 228
(61,62%) cao hơn nam 142 (38,38%); tuy nhiên lại không có sự chênh lệch nhiều
giữa tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nam 12,68% (n=18) và nữ 10,53% (n=24). Do đó, giới tính
không có liên quan đến bệnh ĐTĐ (p= 0,526). Kết quả của chúng tôi, tương đương
với nghiên cứu năm 2010 tại Trung Quốc tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường không liên
quan đến giới tính, của nam giới là 12,1%, của nữ giới là 11,0% [33].

Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với các khảo sát khác trong
nước như tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013; tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 là
10,8% ở nam và 11,7% ở nữ [34], nghiên cứu của Lê Quang Minh (Bắc Kạn),
Nguyễn Văn Nam (Huế), Phạm Thị Hồng Hoa (Hà Nội) và nhiều tác giả khác cũng
cho thấy không có sự khác biệt về về tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ, ĐTĐ giữa hai giới (p<
0,05) [24].

Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ, ĐTĐ giữa hai giới nguyên
nhân có thể do đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi còn ở độ tuổi đi học vì thế
thói quen và hoạt động sống của hai giới còn chịu sự quản lý của gia đình và nhà
trường nên chưa có sự khác biệt rõ ràng giữa hai giới tính.

4.2.1.2. Nhóm biến số nhân trắc học theo BMI

Theo nghiên cứu của chúng tôi trong 370 HS khảo sát, có 52 (14,05%) HS
có chỉ số BMI > 23; trong đó có 13 (25,00%) HS bị tiền ĐTĐ; kết quả cho thấy có
sự liên quan giữa chỉ số BMI với bệnh ĐTĐ (p=0,001). Kết quả này có sự tương
đồng với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2005) tại Hà Nội, nhóm có
BMI > 23 có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 1,67 lần so với nhóm có BMI bình
thường (OR =1,67; 95% CI = [1; 2,8]; p< 0,05) và nghiên cứu của Nguyễn Hoài Lê

41
năm 2018 tại Vĩnh Phúc chỉ ra người có BMI > 23 có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao
hơn gấp 1,756 lần so với người có chỉ số BMI bình thường (p< 0,05).

Từ những số liệu trên cho thấy người có chỉ số BMI > 23 có liên quan chặt
chẽ tới bệnh ĐTĐ; nguyên nhân do thừa cân béo phì gây nên rối loạn chuyển hóa cơ
thể trong đó có hoạt động của insulin và ít hoạt động thể chất trong thời gian dài
khiến cơ thể có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ.

4.2.2. Nhóm biến số đặc điểm bệnh lý

4.2.2.1. Nhóm biến số theo tiền sử gia đình mắc ĐTĐ

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ ở nhóm người có tiền
căn gia đình mắc ĐTĐ là rất cao lên đến 86,96%; kết quả chỉ ra có mối liên quan
giữa tiền sử gia đình mắc ĐTĐ tới bệnh ĐTĐ (p=0,000) với OR= 0,010; 95% Cl
(0,003-0,037). Điều này cũng đã được chứng tỏ trong nhiều nghiên cứu trên thế giới
như nghiên cứu của Wagner tại Đức năm 2013, cho thấy tiền căn gia đình mắc ĐTĐ là
một yếu tố nguy cơ cao gây ra tiền ĐTĐ với OR (95%CI) = 1,40 (1,27 – 1,54) [30].

Từ những nghiên cứu trên cho thấy bệnh ĐTĐ có nguyên nhân bệnh do ảnh
hưởng từ thói quen sinh hoạt ăn uống của gia đình và gen di truyền.

Nguy cơ di truyền từ gia đình đến người mắc bệnh đối với ĐTĐ type 1:
Nếu cha hoặc mẹ có mắc bệnh ĐTĐ thì tỷ lệ con mắc bệnh là 2 - 8%. Nếu cả cha và
mẹ đều mắc bệnh thì nguy cơ con mắc bệnh sẽ được tăng lên tới 30%. Anh hoặc chị
em mắc bệnh tiểu đường tăng nguy cơ lên 10%, sinh đôi không giống hệt nhau mắc
bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ lên 15%, song sinh giống hệt nhau mắc bệnh tiểu
đường làm tăng nguy cơ lên 40%.

Nguy cơ di truyền đối với ĐTĐ type 2: Nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh thì
nguy cơ con cái của họ nguy cơ mắc sẽ tăng lên đến 75%. Nếu cặp song sinh không
giống hệt nhau mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ sẽ tăng lên 10%. Nếu sinh đôi cùng
trứng mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh tăng lên 90%. Một số dạng khác của
bệnh tiểu đường có thể được di truyền trực tiếp, bao gồm bệnh tiểu đường khởi phát
trưởng thành ở trẻ (MODY) và bệnh tiểu đường do đột biến ADN ty thể [46].

42
4.2.2.2. Nhóm biến số theo các tiền sử bệnh khác

Theo nghiên cứu khảo sát của chúng tôi trên 42 người mắc bệnh ĐTĐ thì có
16 (44,44%) bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh như: Cao huyết áp, mỡ máu, gan nhiễm
mỡ, béo phì. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan ảnh hưởng giữa tiền
sử BN tới người mắc bệnh ĐTĐ (p=0,000) với OR= 0,106; 95% Cl: 0,049 - 0,228.

So sánh với nghiên cứu tại Hà Nam năm 2012 cho thấy huyết áp và béo phì
là những yếu tố quan trọng dự báo việc tăng đường huyết và có thể được sử dụng để
phát hiện sớm đái tháo đường tại các khu vực nông thôn Việt Nam [25] và nghiên
cứu của tác giả PGS.TS. Đỗ Trung Quân năm 2014 cũng chỉ ra tương tự khi tỷ lệ
mắc tiền ĐTĐ ở nhóm có mỡ máu, gan nhiễm mỡ là 47,2% và 12,7%; tỷ lệ mắc này
ở nhóm có lipid máu bình thường lần lượt là 22,9% và 3%; sự khác biệt về tỷ lệ
mắc bệnh giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p <0,001) [26].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với các nghiên cứu
trên. Từ đó cho thấy có sự liên quan giữa tiền sử bệnh như: Cao huyết áp, mỡ máu,
gan nhiễm mỡ, béo phì và bệnh ĐTĐ. Nguyên nhân do những người có tiền sử bệnh
cao huyết áp hay mỡ máu gây nên RLCH các chất và trong đó có insulin, chất vận
chuyển glucose máu ngoại vi vào tế bào để chuyển hóa và sử dụng, lâu dần gây nên
bệnh ĐTĐ.

4.2.2.3. Nhóm biến số theo chỉ số huyết áp

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên 42 người mắc tiền ĐTĐ có 8
(13,56%) HS có chỉ số huyết áp cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối
liên quan giữa người tăng huyết áp đối với người mắc bệnh ĐTĐ (p =0,560) với
OR= 0,278; 95% Cl: 0,559 - 2,919. Đái tháo đường (ĐTĐ) và tăng huyết áp (THA)
là những vấn đề sức khỏe quan trọng đối với ngành y tế trên toàn thế giới. Nhiều
nghiên cứu chứng minh rằng hai bệnh này thường kết hợp với nhau, đã mắc bệnh
ĐTĐ thì rất dễ bị THA và ngược lại. Tỷ lệ mắc THA ở người bệnh ĐTĐ type 2 tăng
2,5 lần so với người không bị ĐTĐ, khoảng 50% người bệnh ĐTĐ đồng thời bị
THA. [47]

Một nghiên cứu khác kéo dài hơn 12 năm, từ năm 1993 đến năm 2014 với
trên 38.172 người phụ nữ tại Mỹ cũng cho thấy huyết áp có liên quan tới sự phát
triển ĐTĐ type 2 (p<0,05) [48] và nghiên cứu của một nhóm tác giả người Trung

43
Quốc Yan, Q., Sun, D., Li, X... năm 2016 cho thấy nhóm người THA có nguy cơ bị
rối loạn đường huyết đói tăng 3,92 lần và bị ĐTĐ tăng gấp 2,83 lần so với người có
huyết áp bình thường. Đồng thời, những người có huyết áp cao cũng có nguy cơ bị
rối loạn đường huyết đói tăng 2,07 lần và bị đái tháo đường tăng gấp 1,78 lần so với
người có huyết áp bình thường [49].

Nghiên cứu của nhóm tác giả M. T. T. Ta, K. T. Nguyen, N. D. Nguyen, L.


V. Campbell, T. V. Nguyen năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy những
người THA thì có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn. Số người bị béo phì và tăng huyết áp
có nguy cơ mắc ĐTĐ tăng gấp 6,4 lần ở nam và 4,1 lần ở người bình thường [27].

Từ các nghiên cứu trên, đã cho thấy mối liên quan giữa bệnh THA với
người mắc bệnh ĐTĐ, tuy nhiên với nghiên cứu của chúng tôi chưa cho thấy sự liên
quan giữa 2 yếu tố này. Nguyên nhân do đối tượng khảo sát đang ở độ tuổi 18-19
bệnh THA chưa tác động nhiều ở độ tuổi này và thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa
ảnh hưởng nhiều nên kết quả chưa thấy có sự liên quan.

4.2.3. Nhóm biến số về thói quen sinh hoạt

4.2.3.1. Nhóm biến số về thói quen sử dụng thuốc lá

Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ ở người có tình trạng sử
dụng thuốc lá là 9 (20,00%). Kết quả của nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với chỉ số
thống kê khi không thấy có mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá tới người mắc
bệnh (p =0,051); OR= 0,452; 95% Cl: (0,200 - 1,021). Kết quả này cũng tương
đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Tiến và cộng sự năm 2021 với p=0,199
[18] và nghiên cứu của Nguyễn Hoài Lê năm 2018 với p>0,05 [14].

Nguyên nhân do đối tượng khảo sát còn ở lứa tuổi học sinh còn phụ thuộc
vào sự quản lý của gia đình và được giáo dục về tác hại của việc sử dụng thuốc lá
nên kết quả chỉ ra chưa thấy có sự phụ thuộc giữa người hút thuốc lá với bệnh ĐTĐ.

4.2.3.2. Nhóm biến số về thói quen sử dụng rượu bia

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy tỷ lệ HS uống rượu bia mắc
tiền ĐTĐ là 12 (17,14%). Kết quả sau khi nghiên cứu cũng chỉ ra không có mối liên
quan ảnh hưởng từ việc sử dụng rượu bia tới bệnh ĐTĐ (p=0,090).

44
Nghiên cứu của một số tác giả khác trong nước như của Hoàng Đức Hạnh,
Chu Thị Thu Hà, Bùi Công Đức của Hà Nội năm 2014 [28]. Trong nghiên cứu chỉ
ra người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ gấp 1,632 lần người uống ít
hoặc không uống rượu (p<0,05).

Kết quả nghiên cứu trên đều chỉ ra sự phụ thuộc giữa yếu tố tình trạng sử
dụng rượu bia tới người mắc bệnh song kết quả nghiên cứu của chúng tôi không chỉ
ra có sự liên quan giữa thói quen sử dụng rượu bia và người mắc bệnh tiền ĐTĐ do
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đang còn ở độ tuổi học sinh đang dưới sự quản
lý của gia đình và nhà trường, được tuyên truyền và giáo dục về tác hại của việc sử
dụng rượu bia.

4.2.3.3. Nhóm biến số về tình trạng stress

Tình trạng căng thẳng stress trong nghiên cứu đối với HS cấp 3 tại khu
vực Biên Hòa là 44,8% [19], trong khi nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra tình
trạng căng thẳng stress của HS là 57,57%. Kết quả sau khi khảo sát không có
sự liên quan giữa yếu tố căng thẳng tới người bệnh với p= 0,205; OR (95%);
Cl= 1,546 (0,785 - 3,044).

Tình trạng stress ở lứa tuổi HS ngày càng tăng, theo kết quả của chúng tôi
cho thấy không có sự liên quan giữa tình trạng stress và bệnh tiền ĐTĐ nguyên
nhân do stress chỉ mang tính chất tạm thời và nhiều nghiên cứu cũng cho rằng stress
không phải là nguyên nhân chính tác động đến bệnh ĐTĐ.

4.2.3.4. Nhóm biến số về thói quen sử dụng đồ ngọt

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 125 (33,78%) HS có thói quen sử
dụng đồ ngọt; trong đó có 29 (23,2%) HS mắc tiền ĐTĐ; kết quả chỉ ra có sự liên
quan giữa thói quen sử dụng đồ ngọt tới người mắc bệnh (p=0,000) với OR= 0,185;
95% CI: 0,092 - 0,372. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Malik VS,
Popkin BM, Bray GA, Després JP, Willett WC năm 2010 với người tiêu thụ đồ
uống có đường thường xuyên (1- 2 lon mỗi ngày hoặc nhiều hơn) có nguy cơ mắc
bệnh ĐTĐ type 2 cao hơn 26% so với những người hiếm khi sử dụng và nghiên cứu
của Drouin-Chartier JP, Zheng Y, Li Y, Malik V, Pan A... năm 2019 chỉ ra rằng nếu
uống nhiều hơn 118ml đồ uống có đường (bao gồm cả nước trái cây nguyên chất

45
100%) mỗi ngày trong 4 năm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
type 2 cao hơn 16% trong 4 năm tiếp theo [29].

Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc thói quen sử đồ ngọt có liên
quan đến bệnh ĐTĐ, việc lạm dụng đồ ngọt làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và các
biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ. Nguyên nhân do khi cơ thể dung nạp quá
nhiều đường trong thời gian dài khiến lượng đường trong máu ngoại vi tăng, hoạt
động chuyển hóa insulin tăng để chung hòa đường, một thời gian dài sẽ làm tăng
nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ.

4.2.3.5. Nhóm biến số về thói quen bỏ bữa sáng

Nghiên cứu chúng tôi chỉ ra 67,29% số HS tham gia khảo sát thường có
thói quen bỏ bữa sáng, trong đó 26 (10,44%) HS có kết quả khảo sát bị tiền ĐTĐ
chiếm 61,90%, tuy nhiên kết quả khảo sát không thấy có sự liên quan tới người mắc
bệnh (p=0,492) và OR= 1,307; 95% CI = 1,307 (0,672 - 2,540).

Nghiên cứu đăng trên tạp chí sức khỏe Health Line cho thấy, bỏ bữa sáng 4
- 5 ngày mỗi tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên 55%. Một
nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành đái tháo đường Diabetes Care đã chỉ ra rằng,
những người mắc bệnh đái tháo đường thích ăn bữa sáng nặng và bữa tối nhẹ đã
giảm lượng đường huyết xuống 20% so với những người ăn sáng nhẹ và ăn tối
nhiều. Theo đó, tỷ lệ HS THPT có thói quen không ăn sáng, không ăn trưa và không
ăn tối lần lượt là 17,4%; 2,6%; 2,4%. Tỷ lệ HS nội thành bỏ bữa ăn sáng chiếm đến
20,3% cao gấp đôi HS ngoại thành (11,7%) và vùng ven là (11,4%) [20].

Kết quả nghiên cứu chúng tôi không thấy có sự liên quan giữa thói quen bỏ
bữa sáng và người mắc bệnh, nguyên nhân do đối tượng khảo sát của chúng tôi đa
phần là HS ở độ tuổi trẻ nên chưa có sự ảnh hưởng nhiều của việc bỏ bữa sáng và
bệnh ĐTĐ.

46
CHƯƠNG 5. TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÓM TẮT

 Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ của HS các trường cấp 3 khi
thăm quan tại trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai năm 2021 và tìm hiểu mối liên
quan giữa các yếu tố khảo sát tới nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ.
 Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu cắt ngang
về tình trạng ĐTĐ của học sinh cấp 3 tham quan tại trường ĐHCNĐN gồm 370 HS
từ ngày 28/3/2021 đến 25/4/2021.
 Kết quả: Không có HS bị ĐTĐ và có 11,35 % HS bị tiền ĐTĐ. Trong
đó chỉ ra các yếu tố BMI, tiền sử gia đình mắc ĐTĐ, tiền sử bệnh khác, thói quen sử
dụng đồ ngọt có liên quan đến bệnh ĐTĐ. Ngoài ra các yếu tố giới tính, huyết áp,
thói quen sử dụng thuốc lá, thói quen sử dụng rượu bia, tình trạng stress, thói quen
bỏ bữa sáng không có sự liên quan đến bệnh ĐTĐ.

47
KẾT LUẬN

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường ở lứa tuổi HS từ 18 –
19 tuổi tại các trường cấp 3 tham quan tại trường ĐHCNĐN năm 2021 có kết quả
như sau:

5.1. Tỷ lệ ĐTĐ ở HS cấp 3 khi tham quan tại trường ĐHCNĐN

Qua điều tra tổng số 370 HS, không phát hiện HS mắc bệnh ĐTĐ nhưng có
42 (11,35%) mắc tiền ĐTĐ, còn lại 328 HS bình thường (88,65%).

5.2. Yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ

 Kết quả chỉ ra các yếu tố có liên quan đối với bệnh ĐTĐ; có ý nghĩa thống
kê (p<0,05) là:

- Tỷ lệ tiền ĐTĐ theo BMI là 0% và tiền ĐTĐ là 13 (25,00%).

- Tỷ lệ tiền ĐTĐ theo tiền sử gia đình mắc ĐTĐ là 20 (86,96%).

- Tỷ lệ tiền ĐTĐ theo tiền sử bệnh khác là 16 (44,44%).

- Tỷ lệ tiền ĐTĐ theo thói quen sử dụng đồ ngọt là 29 (23,2%).

 Kết quả chỉ ra các yếu tố không liên quan đối với bệnh ĐTĐ là: Giới tính,
huyết áp, tình trạng sử dụng thuốc lá, tình trạng sử dụng rượu bia, stress, thói
quen bỏ bữa sáng; không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

48
KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cần đưa ra những kiến nghị
sau đây:

- Huy động, kết hợp với nhiều ban ngành đoàn thể có trách nhiệm chuyên
môn cụ thể về ĐTĐ (chính quyền địa phương các cấp, trạm y tế xã - phường, phòng
nội tiết trung tâm y tế TP Biên Hòa...) cùng tham gia truyền thông và tổ chức các
buổi giáo dục sức khỏe cho học sinh hiểu rõ hiểu đúng về bệnh ĐTĐ.

- Tiếp tục duy trì các phương tiện truyền thông hiện có (loa đài, áp phích,
băng rôn...) để người dân biết rõ hơn về bệnh cũng như cách duy trì lối sống khoa
hơn cho bản thân cũng như gia đình.

- Xây dựng các kênh mạng lưới xã hội phù hợp với giới trẻ (Tiktok,
facebook, youtube...) để nâng cao sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ và các biến chứng.

- Khuyến khích học sinh tham gia các buổi tư vấn về điều trị và chăm sóc
người bệnh đái tháo đường tại các Trung tâm Y tế khi có tổ chức.

- Tiếp tục cung cấp kiến thức, về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho học sinh
đái tháo đường đang điều trị tại trường học và các trung tâm y tế trên địa bàn thành
phố Biên Hòa để có những kiến thức phù hợp trong chế độ ăn uống và sinh hoạt
hằng ngày, tránh kiêng cử quá mức dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và hạ đường
huyết.

- Cần có những buổi khảo sát sâu và rộng hơn về chế độ dinh dưỡng sinh
hoạt của bệnh nhân đái tháo đường để đưa ra kiến nghị chi tiết và cụ thể hơn.

- Đưa ra các tác hại về rượu bia, các chất kích thích và các biến chứng ảnh
hưởng lớn đến ĐTĐ. Thay vào đó tổ chức các buổi ngoại khóa nâng cao thể dục thể
thao cho cơ thể tiêu thụ và giảm đi lượng đường trong máu.

- Thường xuyên kiểm tra đường huyết cơ thể định kỳ cho các học sinh để
sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời

- Khi có thấy các dấu hiệu nghi ngờ đường huyết cao, nên đến khám và
làm xét nghiệm đường huyết tại các cơ sở y tế để phát hiện và điều trị sớm nhất
tránh để xảy ra những hậu quả nặng nề (biến chứng về mắt, thận…) gây tổn thất
về người và của.
49
 Mở rộng nghiên cứu

- Cần tiến hành theo dõi và thực hiện nghiên cứu về bệnh ĐTĐ qua các năm
để đánh giá chính xác hơn về tình trạng ĐTĐ trong cộng đồng. Từ đó sẽ có các biện
pháp sớm, cụ thể, thực tế hơn cho cộng đồng, nhằm giảm đi tỷ lệ mắc bệnh một
cách hiệu quả nhất.

50
Thời gian
Nội dung Ngày bắt Ngày hoàn % hoàn
28/12/2021 25/04/2022-
công việc đầu thành thành 27/12/2021 28/06/2022
- 24/04/2022 27/06/2022

Nghiên Chỉnh sử và theo


Đăng ký đề Tiến hành thực Nộp bài
cứu tài 27/12/2021 28/6/2022 100% sự góp ý của GV
tài hiện KLTN KLTN
liệu hướng dẫn

Thu thập
28/03/2021 25/04/2021 100% 28/03/2021 11/04/2021 18/04/2021 25/04/2021
số liệu

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KHÓA LUẬN

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1] Bộ Y tế (2017), Quyết định số 3319/QĐ-BYT “Hướng dẫn chẩn đoán


và điều trị đái tháo đường type 2” Ban hành 19/7/2017.

[2] Trường Đại học Y Dược Huế (2019), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một
số yếu tố tới tình trạng biến chứng thận của bệnh nhân đái tháo đường đang điều
trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên” - Tạp
chí Y Dược học - Tập 9, số 5 - tháng 8/2019.

[3] Bộ Y tế (2020). Quyết định số 5481/QĐ-BYT “Hướng dẫn chẩn đoán


và điều trị đái tháo đường type 2”, ban hành ngày 31/12/2020.

[4] Trần Bá Thoại (2017). “Cơ bản về bệnh nội tiết và chuyển hóa”. Bệnh
đái tháo đường, NXB Thuận Hóa, tr.35-87.

[5] Đỗ Trung Phấn (2009), “Huyết học và truyền máu ứng dụng trong lâm
sàng” NXB y học viện huyết học truyền máu trung ương”, tr. 271 – 276.

[6] Bộ y tế (2014), quyết định 1904/QĐ-BYT “Quy trình kỹ thuật đo


đường máu mao mạch”. Ban hành ngày 30/5/2014.

[7] Bệnh viện An Giang (2016), “nghiên cứu tỷ lệ và yếu tố nguy cơ của
bệnh đái tháo đường có biến chứng tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa An
Giang”. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang – số 10/2016 trang 53.

[8] Phan Hướng Dương (2017), “Nghiên cứu dịch tể học, các yếu nguy cơ
và can thiêp phòng bệnh đái tháo đường tại Viêt Nam”. Bệnh viện nội tiết Trung
Ương, tạp chí nghiên cứu số 28 ngày 5 tháng 3 năm 2021.

[9] Lê Thanh Hải (2017), “Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở trẻ em có xu hướng
gia tăng” tập huấn điều trị đái tháo đường type 1, bệnh viện Nhi Trung ương, ban
hành 9/9/2017.

[10] Bộ Y tế (2018), Quyết định 3280/QĐ-BYT “hướng dẫn chẩn đoán,


điều trị bệnh đái tháo đường typ 2”, ban hành 9/9/2011, tr. 4-8.

52
[11] Trần Thị Xuân Ngọc (2012), “Thực trạng và hiệu quả can thiệp
TCBP của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6-14 tuổi tại
Hà Nội năm 2012”, Luận án Tiến sĩ dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.

[12] Lê Thị Hợp và Hoàng Thị Đức Ngàn (2012), “Tỷ lệ thừa cân, béo phì
và một số yếu tố liên quan của trẻ em tại một số trường tiểu học tại Hải Phòng
năm 2012”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Dinh Dưỡng.

[13] Bộ Y tế (2016), “National Survey on the Risk Factors of Non-


Communicable Diseases (STEPS) Viet Nam, 2015”.

[14] Nguyễn Hoài Lê (2018). “Thực trạng bệnh đái tháo đường ở người
từ 25 tuổi trở lên trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018”. Tạp chí nội tiết và đái
tháo đường Số 4/ năm 2020.

[15] Nguyễn Bá Trí, Lê Trí Khải, Đào Duy Khánh, Lê Nam Khánh, Nguyễn
Trọng Hào (2016). “Tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường ở người 45-69 tuổi và
một số yếu tố liên quan tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm
2016”. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 2017.

[16] Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, “Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2019”. Quyết định số 772/QĐ-TT ngày 26/6/2018.

[17] Vũ Đình Triển, Đặng Bích Thủy (2018), “Tỷ lệ hiện mắc bệnh đái
tháo đường typ 2 ở người trưởng thành ≥ 25 tuổi tại tỉnh Thái Bình, năm 2017”.
Tạp chí y học dự phòng tập 28, số 7 năm 2018.

[18] Phạm Hữu Tiến và cộng sự với nghiên cứu (2021), “Nghiên cứu tình
hình tiền đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp và các yếu tố liên quan”.
Tp HCM năm 2021. Trang 88-89.

[19] Phùng Đức Nhật, Điền Ngọc Trang, Nguyễn Nhất Chi Mai, Nguyễn
Thị Tuyết Vân (2012), “Tình trạng stress và các yếu tố liên quan ở HS trường
THPT Nam Hà, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai năm 2012”, tạp chí y học tập
18, số 6 năm 2014.

[20] Đỗ Thị Ngọc Diệp (2012), “Khả năng nhận thức vóc dáng bản thân,
thói quen ăn uống và kiến thức cơ bản về phòng chống thiếu máu của HS”.
Trung tâm dinh dưỡng TP HCM 2012.

53
[21] Lê, N. H. (2020). “Thực trạng bệnh đái tháo đường ở người từ 25
tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018”. Vietnam Journal of Diabetes
and Endocrinology, (41), tr. 88-93.

[22] Dương, P. H., Minh, H. V., Vũ, Đ. T., Chúy, N. Q., Hoàn, H. K.,
Hưng, N. T., ... & Thành, N. Đ. (2020). “Điều tra tỷ lệ rối loạn glucose máu và các
yếu tố nguy cơ đái tháo đường type 2 ở trẻ em lứa tuổi 11-14 toàn quốc năm
2018”. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (42), tr. 72-79.

[23] BTư.ờ.G. (2019, ngày 29 tháng 8). “Người mắc bệnh tiểu đường chưa
được xử lý”, tr. 2-4.

[24] Lê Quang Minh, Nguyễn Văn Nam, Phạm Thị Hồng Hoa. “Các yếu tố
nguy cơ ở đối tượng tiền đái tháo đường”, tr. 78-80.

[25] Tran Quang Binh, Pham Tran Phuong, Bui Thi Nhung, Dang Dinh
Thoang, Pham Van Thang, Tran Khanh Long, Duong Van Thanh. “Prevalence and
correlates of hyperglycemia in a rural population, Vietnam: implications from a
cross-sectional study”. BMC Public Health. 2012 Nov 1;12:939

[26] Quân, Đ. T. (2014). “Các yếu tố nguy cơ ở đối tượng tiền đái tháo
đường”. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, (13), tr. 83-87.

[27] Ta MT, Nguyen KT, Nguyen ND, Campbell LV, Nguyen TV.
“Identification of undiagnosed type 2 diabetes by systolic blood pressure and
waist-to-hip ratio. Diabetologia”. 2010 Oct;53(10):2139-46 tr. 72- 93.

[28] Hoàng Đức Hạnh, Chu Thị Thu Hà, Bùi Công Đức (2014), “Tỷ lệ hiện
mắc bệnh đái tháo đường typ 2 và tiền đái tháo đường của người dân từ 30 –69
tuổi tại thành phố hà Nội, năm 2014”, Tạp chí y học dự phòng, tập XXVI, Số 2
(175) 2016, tr: 94.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

[29] Malik VS, Popkin BM, Bray GA, Després JP, Willett WC, Hu FB
(2010), "Sugar-sweetened beverages and risk of metabolic syndrome and type 2
diabetes: a meta-analysis". Diabetes care. 2010 Nov 1; 33 (11):2477-83.

54
[30] Wagner, Robert, et al (2013), “Family history of diabetes is associated
with higher risk for prediabetes: a multicentre analysis from the German Center
for Diabetes Research”. Diabetologia, 2013, 56.10: 2176-2180.

[31] The International Diabetes Federation (2019). “IDF diabetes atlas”.


9th edition. P. 168.

[32] Maria Sofia Amarra, Mary Foong-Fong Chong, Vitaya Titapant,


Charintip Somprasit, Jossie Rogacion, Rima Irwinda, Trang Nguyen Khanh Huynh,
Sivalingam Nalliah (2021). “ILSI Southeast Asia symposium: prevalence, risk
factors, and actions to address gestational diabetes in selected Southeast Asian
countries” The International Diabetes Federation (2021), pp. 1303-1308.

[33] Harshad Keval (2015), “Risky cultures to risky genes: The racialised
discursive construction of south Asian genetic diabetes risk”. Pp 274-293.

[34] By Jillian Levy (2019). “Diabetes Symptoms to Be Aware Of + 6


Natural Ways to Control”. CHHC, September 17, 2019.

[35] Sadeghirad B, Duhaney T, Motaghipisheh S. et al (2016). “Influence


of unhealthy food and beverage marketing on children's dietary intake and
preference: a systematic review and meta-analysis of randomized trials”. Obes
Rev, 17(10), 945-959.

[36] Al-Domi H. A., Faqih A., Jaradat Z. et al (2019). “Physical activity,


sedentary behaviors and dietary patterns as risk factors of obesity among
Jordanian schoolchildren”. Diabetes Metab Syndr, 13(1), 189-194.

[37] Lan T. Ho-Pham, Thanh T. Do, Lesley V. Campbell, Tuan V. Nguyen


(2016). “HbA1c-Based Classification Reveals Epidemic of Diabetes and
Prediabetes in Vietnam”. Diabetes Care 2016;39-e93-e94.

[38] Arch G Mainous III, Rebecca J Tanner, Richard Baker, Cilia E Zayas,
Christopher A Harle (2011). “Prevalence of prediabetes in England from 2003 to
2011: population-based, cross-sectional study”. BMJ Open2014;4e005002.

[39] Yu Xu, Limin Wang, Jiang He, et al (2013). “Prevalence and Control
of Diabetes in Chinese Adults”. JAMA. 2013;310(9):948-959.

55
[40] Limin Wang, Pei Gao, Mei Zhang, et al (2013). “Prevalence and
Ethnic Pattern of Diabetes and Prediabetes in China in 2013”. JAMA.
2017;317(24):2515-2523.

[41] Soo-Jeong Kim, Dai-Jin Kim (2012). "Alcoholism and Diabetes


Mellitus" - Diabetes and Metabolism Journal 2012;36(2):108- 115.

[42] Erodiab (2008). "Alcohol consumption and risk of microvascular


complications in type 1 diabetes patients". the EURODIAB Prospective
Complications Study - Published: 15 July 2008.

[43] Graham S. Hillis (2014). “The Relationship Between Alcohol


Consumption and Vascular Complications and Mortality in Individuals with Type
2 Diabetes”. April 10 2014.

[44] Kristi Reynol. Ds. PhD (2008). "Prevalence of Tobacco Use and
Association between Cardiometabolic Risk Factors and Cigarette Smoking in
Youth with Type 1 or Type 2 Diabetes Mellitus". Preliminary results of this study
were presented at the 68th Annual Scientific Sessions of the American Diabetes
Association (ADA). San Francisco, CA - Jun 6-10, 2008.

[45] Goran,M.I.andB.Agower. “Longitudinal study on pubertal insulin


resistance”. Diabetes, 2017. 50(11) p2444-50.

[46] Unique Journal of Pharmaceutical and Biological Sciences, 03(03),


May-June 2015, Nandini et al.

[47] Sowers J R. and et al.Diabetes, “hypertension and cardiovascular


disease: an update”. Hypertension. 2001; 4:1,053-1,059

[48] Conen D, Ridker PM, Mora S, Buring JE, Glynn RJ: “Blood pressure
and risk of developing type 2 diabetes mellitus: the Women’s Health Study”. Eur
Heart J2007,28:2937-2943

[49] Yan, Q., Sun, D., Li, X. et al. “Association of blood glucose level and
hypertension in Elderly Chinese Subjects: a community based study”. BMC
Endocr Disord. 2016 Jul 13;16(1):40

[50] Powers A.C (2008), "The Principles of Harrison’s Internal


Medicine". Diabetes Mellitus 2008. McGraw Hill Medical, 17th, pp. 2280 – 2282.
56
[51] American Diabetes Association (2011), “Standards of Medical Care
in Diabetes – 2011”, Diabetes Care, Vol. 34 (1), pp. S13.

[52] Farouq I, Al Zurba và Ahmad Al Garf (2006), "Prevalence of diabetes


mellitus among Bahrainis attending primary health care centres", The Eastern
Mediterranean Health Journal. 2 (2), pp. 274.

[53] AlEssa H, Bhupathiraju S, Malik V. (2015), "Carbohydrate quality


measured using multiple quality metrics is negatively associated with type 2
diabetes", Circulation, 131, tr. A20.

[54] Sun Q, Spiegelman D và Van Dam RM (2010), "White rice, brown


rice, and risk of type 2 diabetes in US men and women", Archives of Internal
Medicine, 170, tr. 961-969.

[55] Nguyen Thanh Lam (2012), “Research on the status of pre-diabetes


and type 2 diabetes in at-risk groups in Ninh Binh in 2012”, Master of Medicine
Thesis, Hanoi Medical University. Pp 56.

57
TRÍCH DẪN HÌNH ẢNH

[1] https://hellobacsi.com/tieu-duong-dai-thao-duong/su-khac-nhau-giua-
benh-tieu-duong-tuyp-1-va-benh-tieu-duong-tuyp-2/

[2] https://camnangbenhtieuduong.com/kien-thuc-y-hoc-co-che-dai-thao-
duong-theo-tung-type-benh

[3] https://hellobacsi.com/tieu-duong-dai-thao-duong/su-khac-nhau-giua-
benh-tieu-duong-tuyp-1-va-benh-tieu-duong-tuyp-2/

[4] https://camnangbenhtieuduong.com/kien-thuc-y-hoc-co-che-dai-thao-
duong-theo-tung-type-benh

[5] https://thediabetesblog.org/dau-hieu-va-trieu-chung-benh-tieu-duong

[6]https://bizweb.dktcdn.net/100/363/007/files/tieu-duong-
f2d2e3351d81e55db6bdb637cb9d4ff1.jpg?v=1586447973828

[7] https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-vong-mac-
dai-thao-duong/

[8] https://tdcare.vn/benh-dai-thao-duong-dau-hieu-va-cach-phong-ngua/

[9] https://suckhoetuoitre.com/cham-soc-vet-thuong-cho-nguoi-tieu-duong

[10] https://xetnghiemthanhhoa.com/2021/09/12/xet-nghiem-benh-tim-
mach/

[11] https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-thoi-quen-can-duy-tri-va-tranh-cho-
nguoi-mac-benh-dai-thao-duong-s172-n22988

[12] https://thietbiytevienan.vn/products/que-thu-duong-huyet-clever-chek

58
PHỤ LỤC 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

Phiếu số: .........

Khoa Y MSBN: ............

PHIẾU KHẢO SÁT

“Xin chào quý Anh (Chị)! Chúng tôi là sinh viên tại trường Đại học Công
nghệ Đồng Nai. Hiện nay, chúng tôi đang khảo sát về chỉ số đường huyết của HS
cấp 3 ở các Trường THPT trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai qua đó nhằm nâng cao chất
lượng sức khỏe cho HS, sinh viên”.

Ý kiến của quý Anh (Chị) sẽ là những đóng góp vô cùng quý giá đối với
khảo sát của chúng tôi. Toàn bộ thông tin thu được sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho
mục đích khảo sát. Rất mong sự giúp đỡ của quý Anh (Chị). Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn!”

Anh (Chị) vui lòng trả lời một số thông tin sau:

1.Họ và tên (viết IN HOA):..................................

2. Trường học:

3. Ngày, tháng, năm sinh:……/………./………..

4. Giới tính:  Nam  Nữ

5. Cân nặng:...................................................(Kg)

6. Chiều cao:..................................................(cm)

7.Nghề nghiệp:.....................................................

59
Đánh dấu X vào ô có hoặc không, ghi rõ bệnh nếu có:

12. Tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ

 Có  Không

13. Các tiền sử liên khác liên quan (béo phì, tim mạch, THA, gan nhiễm
mỡ, mỡ máu...)

 Có  Không

14. Thói quen sử dụng Thuốc lá

 Có  Không

15. Thói quen dụng rượu bia

 Có  Không

16. Có các triệu chứng sau

 Ăn nhiều  Tiểu nhiều

 Ngủ nhiều  Sụt cân nhiều

 Không có triệu chứng

KHÁM LÂM SÀNG:

1. Chiều cao:.........................................................cm

2. Cân nặng:..........................................................kg

3. Huyết áp: (T) ……/….…. mmHg; (P):

CẬN LÂM SÀNG:

Glucose huyết đói (FPG):..............................mmol/l

Ngày thu thập số liệu: ……/……/2022

Người thu thập số liệu:.........................................

60
PHỤ LỤC 2

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

Khoa Y

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

NĂM GIỚI
STT HỌ VÀ TÊN KẾT QUẢ
SINH TÍNH

1 Lâm Hữu Diễm Lộc 2003 Nữ 71,50


2 Trần Thanh Hùng 2003 Nam 86,00
3 Đinh Hoàng Thúy Vy 2003 Nữ 82,00
4 Nguyễn Thị Phương Thương 2003 Nữ 72,00
5 Trần Khánh Ngân 2003 Nữ 96,00
6 Nguyễn Ngọc Kim Hồng 2003 Nữ 85,00
7 Đặng Kiều Thảo Ngọc 2003 Nữ 79,00
8 Phạm Duy Tâm 2003 Nam 85,00
9 Nguyễn Trần Hoàng Lan 2003 Nữ 81,00
10 Vũ Thị Thu Hồng 2003 Nữ 87,00
11 Nguyễn Vũ Minh Thư 2003 Nữ 74,00
12 Đào Như Trúc 2003 Nữ 66,00
13 Mọi Minh Thanh 2003 Nam 93,00
14 Nguyễn Thị Thu Thủy 2003 Nữ 70,00
15 Nguyễn Quỳnh Hương 2003 Nữ 57,00
16 Lương Tấn Lợi 2003 Nam 89,00
17 Nguyễn Lê Nhật Lâm 2002 Nam 62,00
18 Trần Tấn Sang 2003 Nam 90,00
19 Nguyễn Đức Hoàng 2003 Nam 67,00
20 Nguyễn Tài Phú Hưng 2003 Nam 102,00
21 Phan Thị Minh Thành 2003 Nam 69,00
22 Lê Anh Tuấn 2003 Nam 81,00
23 Vòng Thị Ngọc Hậu 2003 Nữ 81,00
24 Nguyễn Thị Huyền 2003 Nữ 89,00
25 Nguyễn Thị Thanh Thủy 2003 Nữ 96,00
26 Nguyễn Ngọc Minh 2003 Nam 70,00
27 Vũ Thành Đạt 2003 Nam 89,00
28 Phan Thành Đức 2003 Nam 66,00
29 Hồ Minh Danh 2003 Nam 71,00
30 Nguyễn Tấn Đông 2003 Nam 68,00
31 Lê Thị Kiều Oanh 2003 Nữ 69,00
32 Bùi Thị Thu Lan 2003 Nữ 72,00
61
33 Triệu Thị Minh Anh 2003 Nữ 73,00
34 Võ Ngọc Tương Vy 2003 Nữ 85,00
35 Nguyễn Đức Thuận 2003 Nam 72,00
36 Hạ Uyên 2003 Nữ 84,00
37 Nguyễn Đào Như Ý 2004 Nữ 87,00
38 Lê Nguyễn Phương Thủy 2002 Nữ 91,00
39 Phạm Hữu Anh 2003 Nữ 96,00
40 Nguyễn Thùy Linh 2003 Nữ 88,00
41 Phụng Hoàng 2003 Nữ 84,00
42 Ngô Vũ Thị Hồng Hà 2003 Nữ 89,00
43 Vũ Dương Vy Cầm 2003 Nữ 115,00
44 Dương Văn Hậu 2003 Nam 91,00
45 Nguyễn Thị Mỹ Linh 2003 Nữ 99,00
46 Võ Thị Cẩm Ly 2002 Nữ 101,00
47 Nguyễn Quốc Anh 2002 Nam 91,00
48 Xuân Trúc 2003 Nữ 89,00
49 Trần Tương Vy 2003 Nữ 70,00
50 Hoàng Thị Phượng 2003 Nữ 83,00
51 Từ Thị Mai Lan 2004 Nữ 94,00
52 Nguyễn Thị Hoa Mai 2004 Nữ 76,00
53 Trần Bạch Hoa Lan 2004 Nữ 85,00
54 Nguyễn Thị Ngọc Linh 2003 Nữ 69,00
55 Trần Ngọc Minh Thư 2003 Nữ 82,00
56 Bùi Nguyễn Ngọc Thảo 2003 Nữ 87,00
57 Liêu Mỹ Ngân 2003 Nữ 81,00
58 Nguyễn Thị Hằng 2003 Nữ 87,00
59 Phạm Thị Quỳnh 2004 Nữ 73,00
60 Vũ Hoài Vy 2004 Nữ 86,00
61 Trần Thị Thanh Trúc 2003 Nữ 84,00
62 Hà Thị Diễm Thúy 2003 Nữ 65,00
63 Đặng Thị Ngọc Thảo 2003 Nữ 75,00
64 Võ Phát Đạt 2003 Nam 85,00
65 Nguyễn Thị Thanh Thúy 2003 Nữ 84,00
66 Lê Thị Thu Thảo 2003 Nữ 92,00
67 Đặng Thị Phương Anh 2003 Nữ 96,00
68 Âu Thanh Sơn Trúc 2003 Nữ 82,00
69 Đặng Ngọc Châu 2003 Nữ 82,00
70 Nguyễn Đoàn Xuân Mai 2003 Nữ 58,00
71 Lê Hồng Sơn 2003 Nam 116,00
72 Nguyễn Ngọc Kỳ Duyên 2003 Nữ 64,00
73 Quách Thị Xứng 2003 Nữ 67,00
74 Hoàng Đức Hiền 2003 Nam 73,00
75 Nguyễn Trần Thanh Phương 2003 Nữ 90,00
76 Trần Thị Thu Phương 2003 Nữ 80,00
77 Dương Hoàng Long 2003 Nam 92,00
78 Lê Đinh Tới 2003 Nam 97,00

62
79 Phan Ngọc Hồng 2003 Nữ 87,00
80 Nguyễn Võ Hải Sơn 2003 Nam 83,00
81 Bùi Nhật Nam 2003 Nam 91,00
82 Nguyễn Đặng Thúy Vy 2003 Nữ 91,00
83 Nguyễn Thị Thùy Trang 2003 Nữ 85,00
84 Nguyễn Ngọc Bích 2003 Nữ 67,00
85 Giang Quốc An 2003 Nam 95,40
86 Đoàn Nguyễn Khánh An 2003 Nữ 101,80
87 Đoàn Thị Huế An 2003 Nữ 90,70
88 Bùi Tú Anh 2003 Nữ 96,50
89 Lê Hải Anh 2003 Nam 94,00
90 Mỵ Duy Anh 2003 Nam 111,32
91 Nguyễn Lê Kim Anh 2003 Nữ 84,32
92 Nguyễn Ngọc Anh 2003 Nam 85,32
93 Nguyễn Ngọc Anh 2003 Nữ 89,32
94 Nguyễn Quỳnh Anh 2003 Nữ 78,50
95 Nguyễn Thế Anh 2003 Nam 87,80
96 Nguyễn Thị Trâm Anh 2003 Nữ 84,00
97 Nguyễn Thị Vân Anh 2003 Nữ 95,50
98 Nguyễn Thị Vân Anh 2003 Nữ 96,40
99 Nguyễn Việt Anh 2003 Nam 94,70
100 Nhâm Vân Anh 2003 Nữ 96,70
101 Phan Hoàng Anh 2003 Nam 92,20
102 Phạm Thị Quỳnh Anh 2003 Nữ 114,30
103 Phạm Thị Vân Anh 2003 Nữ 95,40
104 Trương Mai Anh 2003 Nữ 112,70
105 Võ Kim Anh 2003 Nữ 89,50
106 Vũ Nguyễn Minh Anh 2003 Nữ 98,20
107 Vũ Ngọc Anh 2003 Nam 90,30
108 Đào Nguyễn Minh Anh 2003 Nữ 94,20
109 Đặng Bảo Anh 2003 Nữ 80,60
110 Lê Quang Bình 2003 Nam 91,20
111 Nguyễn Phùng Thanh Bình 2003 Nữ 95,50
112 Phan Bùi Thanh Bình 2003 Nam 88,50
113 Phạm Thanh Bình 2003 Nam 90,20
114 Đỗ Thanh Bình 2003 Nam 98,10
115 Bạch Trần Gia Bảo 2003 Nam 107,60
116 Nguyễn Quang Bảo 2002 Nam 90,30
117 Lê Mai Chi 2003 Nữ 90,80
118 Nguyễn Thị Chi 2003 Nữ 86,32
119 Võ Nguyễn Hoàng Châu 2003 Nữ 90,70
120 Nguyễn Đức Chính 2003 Nam 88,32
121 Cao Nguyễn Thiên Cường 2003 Nam 87,10
122 Phan Xuân Cường 2003 Nam 89,32
123 Đỗ Việt Cường 2003 Nam 112,30
124 Nguyễn Lâm Tuấn Cảnh 2003 Nam 101,30

63
125 Lê Đức Danh 2003 Nam 114,20
126 Nguyễn Phạm Hoài Diễm 2003 Nữ 83,00
127 Hoàng Thị Thu Dung 2003 Nữ 87,20
128 Trần Thu Dung 2003 Nữ 86,32
129 Đào Thị Kim Dung 2003 Nữ 91,60
130 Bùi Trọng Thái Duy 2003 Nam 96,20
131 Lê Anh Duy 2003 Nam 79,20
132 Phan Đình Khánh Duy 2003 Nam 98,70
133 Vũ Hoàng Duy 2003 Nam 94,60
134 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 2003 Nữ 86,32
135 Trần Thị Mỹ Duyên 2003 Nữ 96,00
136 Nguyễn Trần Trung Dũng 2003 Nam 91,70
137 Nguyễn Văn Dũng 2003 Nam 95,50
138 Lê Hà Thùy Dương 2003 Nữ 94,20
139 Nguyễn Thị Ánh Dương 2003 Nữ 107,10
140 Phan Thị Thùy Dương 2003 Nữ 90,40
141 Thái Thị Thùy Dương 2003 Nữ 108,32
142 Đỗ Thị Thùy Dương 2003 Nữ 72,32
143 Nguyễn Thị Lệ Giang 2003 Nữ 92,80
144 Nguyễn Thành Hiến 2003 Nam 97,60
145 Bùi Minh Hiếu 2003 Nam 96,60
146 Hồ Thành Hiếu 2003 Nam 98,50
147 Nguyễn Đình Trung Hiếu 2003 Nam 101,20
148 Nguyễn Đức Hiếu 2003 Nam 81,32
149 Nguyễn Đức Hiếu 2003 Nam 85,32
150 Vũ Trần Ngọc Hiếu 2003 Nam 96,90
151 Đoàn Ngọc Hiếu 2003 Nam 98,00
152 Đỗ Đức Hiếu 2003 Nam 96,32
153 Lê Thị Ngọc Hiền 2003 Nữ 87,36
154 Nguyễn Thanh Hiền 2003 Nữ 95,20
155 Trương Thị Bích Hiền 2003 Nữ 88,63
156 Đỗ Thị Mai Hoa 2003 Nữ 94,32
157 Lê Huy Hoàng 2003 Nam 65,60
158 Nguyễn Huy Hoàng 2003 Nam 89,30
159 Nguyễn Huy Hoàng 2003 Nam 87,32
160 Nguyễn Văn Hoàng 2003 Nam 99,32
161 Hoàng Bùi Trần Huy 2003 Nam 89,30
162 Kiều Tiến Huy 2003 Nam 96,32
163 Nguyễn Quang Huy 2003 Nam 95,32
164 Nguyễn Tuấn Huy 2003 Nam 110,60
165 Vũ Nhật Huy 2003 Nam 97,09
166 Dương Thị Thanh Huyền 2003 Nữ 90,60
167 Nguyễn Thị Ngọc Huyền 2003 Nữ 96,30
168 Nguyễn Thị Xuân Huyền 2003 Nữ 75,00
169 Ong Thị Ngọc Huyền 2003 Nữ 99,40
170 Trần Nguyễn Như Huyền 2003 Nữ 98,60

64
171 Lương Sơn Hy 2003 Nam 86,32
172 Nguyễn Thúy Hà 2003 Nữ 105,32
173 Dương Nguyễn Anh Hào 2003 Nam 87,32
174 Phan Thị Ngọc Hân 2003 Nữ 88,20
175 Phạm Ngọc Bảo Hân 2003 Nữ 88,62
176 Sung Huỳnh Ngọc Hân 2003 Nữ 83,32
177 Tống Ngọc Hân 2003 Nữ 90,90
178 Võ Quỳnh Gia Hân 2003 Nữ 97,32
179 Bùi Văn Hòa 2003 Nam 75,62
180 Lý Lê Nhật Hòa 2003 Nam 68,32
181 Nguyễn Quang Hùng 2003 Nam 86,32
182 Trần Văn Hùng 2003 Nam 94,90
183 Văn Quang Hùng 2003 Nam 82,60
184 Vũ Thế Hùng 2003 Nam 87,32
185 Vũ Tiến Hùng 2003 Nam 81,20
186 Đào Tuấn Hùng 2003 Nam 67,92
187 Nguyễn Thành Hưng 2003 Nam 60,32
188 Nguyễn Tiến Hưng 2003 Nam 97,32
189 Tống Duy Hưng 2003 Nam 88,70
190 Lê Thu Hương 2003 Nữ 92,40
191 Lê Thị Thu Hương 2003 Nữ 94,20
192 Nguyễn Thị Xuân Hương 2003 Nữ 90,80
193 Phạm Quỳnh Hương 2003 Nữ 94,32
194 Đào Thị Thanh Hương 2003 Nữ 64,32
195 Đặng Thị Quỳnh Hương 2003 Nữ 85,32
196 Lê Vương Nhung Hạnh 2003 Nữ 104,60
197 Lê Chí Hải 2003 Nam 90,20
198 Nguyễn Duy Hải 2003 Nam 100,32
199 Trần Dương Công Hậu 2003 Nam 80,20
200 Trần Đinh Thúy Hằng 2003 Nữ 70,60
201 Đoàn Thu Hằng 2003 Nữ 95,32
202 Nguyễn Thị Thu Hồng 2003 Nữ 96,30
203 Đỗ Thiên Hồng 2003 Nữ 87,80
204 Lương Minh Khang 2003 Nam 96,32
205 Nguyễn Đức Khang 2003 Nam 56,32
206 Trần Ái Khanh 2003 Nữ 62,65
207 Nguyễn Hoàng Khánh 2003 Nam 69,32
208 Nguyễn Kim Khánh 2003 Nữ 71,22
209 Nguyễn Đức Khánh 2003 Nam 86,32
210 Đậu Nam Khánh 2003 Nam 110,65
211 Nguyễn Đăng Khôi 2003 Nam 86,32
212 Huỳnh Công Khải 2003 Nam 97,30
213 Đỗ Tuấn Kiệt 2003 Nam 95,50
214 Hồ Thị Thùy Linh 2003 Nữ 97,32
215 Lê Thị Khánh Linh 2003 Nữ 81,56
216 Nguyễn Ngọc Phương Linh 2003 Nữ 82,32

65
217 Nguyễn Thị Phương Linh 2003 Nữ 100,62
218 Nguyễn Trúc Linh 2003 Nữ 85,00
219 Nguyễn Trần Khánh Linh 2003 Nữ 87,32
220 Phạm Thị Mai Linh 2003 Nữ 92,00
221 Trần Linh Linh 2003 Nữ 68,00
222 Trần Đặng Trung Linh 2003 Nữ 71,00
223 Vũ Mỹ Linh 2003 Nữ 99,20
224 Vũ Kim Loan 2003 Nữ 92,32
225 Nguyễn Bình Long 2003 Nam 85,00
226 Nguyễn Thị Kim Long 2003 Nữ 97,20
227 Võ Công Long 2003 Nam 92,32
228 Đào Hoàng Long 2003 Nam 113,00
229 Đỗ Đức Long 2003 Nam 91,32
230 Trần Thành Luân 2003 Nam 92,35
231 Trương Thanh Lâm 2003 Nam 86,32
232 Hà Thiên Lý 2003 Nữ 84,68
233 Đinh Hồ Trung Nghĩa 2003 Nam 97,32
234 Lê Ngọc Hương Nguyên 2003 Nữ 90,80
235 Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên 2003 Nữ 120,00
236 Huỳnh Thị Thu Ngân 2003 Nữ 95,32
237 Nguyễn Thanh Ngân 2003 Nữ 95,32
238 Nguyễn Thị Thu Ngân 2003 Nữ 81,32
239 Phan Thị Kim Ngân 2003 Nữ 71,32
240 Phạm Kim Ngân 2003 Nữ 85,32
241 Trần Kim Ngân 2003 Nữ 86,32
242 Vũ Bích Ngân 2003 Nữ 88,90
243 Nguyễn Thị Bích Ngọc 2003 Nữ 91,20
244 Phạm Đông Ngọc 2003 Nữ 90,10
245 Võ Kim Ngọc 2003 Nữ 92,32
246 Nguyễn Thị Phương Nhi 2003 Nữ 86,60
247 Nguyễn Yến Nhi 2003 Nữ 103,60
248 Nguyễn Thị Yến Nhi 2002 Nữ 122,32
249 Nguyễn Thị Yến 2003 Nữ 105,60
250 Trịnh Phương Nhi 2003 Nữ 64,62
251 Đào Hoàng Nhi 2003 Nam 83,60
252 Lưu Thị Nhung 2003 Nữ 86,62
253 Đoàn Võ Phi Nhung 2003 Nữ 84,32
254 Bùi Thị Quỳnh Như 2003 Nữ 80,00
255 Hoàng Quỳnh Như 2003 Nữ 89,00
256 Lê Thị Quỳnh Như 2003 Nữ 93,00
257 Trần Thị Ngọc Phương 2003 Nữ 68,00
258 Nguyễn Thị Yến Phượng 2003 Nữ 79,00
259 Vũ Thị Bích Phượng 2003 Nữ 97,00
260 Võ Kim Phụng 2003 Nữ 90,00
261 Đỗ Ngọc Đoan Phụng 2003 Nữ 91,00
262 Phạm Thanh Quang 2003 Nam 62,00

66
263 Nguyễn Thị Tâm Quyên 2003 Nữ 65,00
264 Hoàng Anh Quân 2003 Nam 89,00
265 Phùng Khánh Quý 2003 Nam 95,00
266 Bùi Đăng Quốc 2003 Nam 81,00
267 Hồ Thị Xuân Quỳnh 2003 Nữ 72,00
268 Nguyễn Khánh Gia Quỳnh 2003 Nữ 116,05
269 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 2003 Nữ 68,00
270 Nguyễn Thị Xuân Quỳnh 2003 Nữ 87,00
271 Trần Nguyễn Trúc Quỳnh 2003 Nữ 92,00
272 Vũ Trần Diễm Quỳnh 2003 Nữ 118,50
273 Đào Thị Như Quỳnh 2003 Nữ 80,50
274 Nguyễn Phan Hồng Sơn 2003 Nam 97,00
275 Nguyễn Trường Sơn 2003 Nam 63,00
276 Phương Đăng Sơn 2003 Nam 97,00
277 Vũ Hồng Sơn 2003 Nam 88,00
278 Đỗ Cao Sơn 2003 Nam 112,00
279 Nguyễn Minh Thanh 2003 Nam 89,00
280 Trần Quách Hiền Thanh 2003 Nữ 89,00
281 Trần Thị Tuyết Thanh 2003 Nữ 88,00
282 Tô Thị Phương Thanh 2003 Nữ 74,00
283 Vũ Việt Thanh 2003 Nam 62,00
284 Bùi Trần Anh Thy 2003 Nữ 70,00
285 Võ Nguyễn Bảo Thy 2003 Nữ 67,00
286 Cao Minh Thành 2003 Nam 63,00
287 Nguyễn Trọng Thành 2003 Nam 60,05
288 Phạm Đức Thành 2003 Nam 96,00
289 Đinh Ngọc Thành 2003 Nam 89,00
290 Hoàng Trần Minh Thùy 2003 Nữ 89,00
291 Kiều Lê Thanh Thúy 2003 Nữ 79,00
292 Huỳnh Anh Thư 2003 Nữ 89,00
293 Lê Ngọc Minh Thư 2003 Nữ 62,00
294 Nguyễn Anh Thư 2003 Nữ 76,00
295 Nguyễn Minh Thư 2003 Nữ 65,00
296 Nguyễn Thị Anh Thư 2003 Nữ 94,20
297 Trần Ngọc Anh Thư 2003 Nữ 87,10
298 Trần Thị Minh Thư 2003 Nữ 90,40
299 Nguyễn Hà Hoài Thương 2003 Nữ 88,32
300 Nguyễn Thị Hoài Thương 2003 Nữ 112,32
301 Thái Nguyễn Đan Thương 2003 Nữ 92,80
302 Đỗ Chính Thường 2003 Nam 97,60
303 Bùi Thị Phương Thảo 2003 Nữ 96,60
304 Hồ Minh Thảo 2003 Nữ 98,50
305 Nguyễn Thùy Phương Thảo 2003 Nữ 101,20
306 Nguyễn Thị Thu Thảo 2003 Nữ 81,32
307 Nguyễn Thị Thu Thảo 2003 Nữ 85,32
308 Phạm Phương Thảo 2003 Nữ 96,90

67
309 Phạm Thu Thảo 2003 Nữ 69,00
310 Trần Hoàng Phương Thảo 2003 Nữ 82,00
311 Trần Thị Phương Thảo 2003 Nữ 87,00
312 Tạ Thiên Thảo 2003 Nữ 81,00
313 Đặng Thị Thanh Thảo 2003 Nữ 87,00
314 Trần Thị Hồng Thắm 2003 Nữ 73,00
315 Lê Bá Quang Thắng 2003 Nam 86,00
316 Ngô Toàn Thắng 2003 Nam 99,32
317 Phạm Đức Thắng 2003 Nam 89,30
318 Phạm Đức Thịnh 2003 Nam 96,32
319 Nguyễn Thị Bích Thủy 2003 Nữ 75,32
320 Nguyễn Thị Thu Thủy 2003 Nữ 110,60
321 Nguyễn Thị Thu Thủy 2003 Nữ 97,09
322 Ngô Ngọc Thủy 2003 Nữ 90,60
323 Phạm Thái Thanh Thủy 2003 Nữ 96,30
324 Nguyễn Hoàng Mỹ Tiên 2003 Nữ 95,00
325 Nguyễn Thị Cẩm Tiên 2003 Nữ 99,40
326 Nguyễn Thị Cẫm Tiên 2003 Nữ 98,60
327 Bạch Quang Tiến 2003 Nam 86,32
328 Hà Hoàng Tiến 2003 Nam 105,32
329 Trần Minh Tiến 2003 Nam 87,32
330 Vũ Hoàng Tiến 2003 Nam 88,20
331 Đỗ Song Toàn 2003 Nam 88,62
332 Bùi Thị Minh Trang 2003 Nữ 111,60
333 Lê Thị Thu Trang 2003 Nữ 58,00
334 Nguyễn Ngọc Minh Trang 2003 Nữ 116,00
335 Nguyễn Thị Huyền Trang 2003 Nữ 64,00
336 Nguyễn Thị Thuỳ Trang 2003 Nữ 67,00
337 Nguyễn Thị Trang 2003 Nữ 73,00
338 Phạm Thị Thanh Trang 2003 Nữ 90,00
339 Bùi Ngọc Trinh 2003 Nữ 80,00
340 Lê Hoàng Phương Trinh 2003 Nữ 92,00
341 Lê Thanh Tú Trinh 2003 Nữ 97,00
342 Phan Tuyết Trinh 2003 Nữ 87,00
343 Đoàn Quang Trung 2003 Nam 113,00
344 Nguyễn Thị Thanh Trà 2003 Nữ 91,00
345 Nguyễn Như Trâm 2003 Nữ 91,05
346 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 2003 Nữ 85,00
347 Nguyễn Trọng Trí 2003 Nam 67,00
348 Trần Đức Trí 2003 Nam 96,32
349 Trần Đức Trí 2003 Nam 95,40
350 Bùi Nguyễn Thanh Trúc 2003 Nữ 91,80
351 Hoàng Phương Trúc 2003 Nữ 90,70
352 Nguyễn Thanh Trúc 2003 Nữ 96,50
353 Nguyễn Thị Thanh Trúc 2003 Nữ 94,00
354 Nguyễn Thị Thanh Trúc 2003 Nữ 111,32

68
355 Phan Thị Thanh Trúc 2003 Nữ 84,32
356 Nguyễn Quang Trọng 2003 Nam 85,32
357 Bùi Ánh Tuyết 2003 Nữ 109,32
358 Dương Lê Anh Tuấn 2003 Nam 108,50
359 Lê Văn Tuấn 2003 Nam 87,80
360 Lương Quốc Tuấn 2003 Nam 104,00
361 Trương Minh Tuấn 2003 Nam 95,50
362 Trần Minh Anh Tuấn 2003 Nam 69,00
363 Lê Tấn Tài 2003 Nam 72,00
364 Nguyễn Thành Tài 2003 Nam 73,00
365 Nguyễn Thế Tài 2003 Nam 85,00
366 Phạm Minh Tài 2003 Nam 72,00
367 Huỳnh Nguyễn Minh Tâm 2003 Nữ 105,20
368 Lưu Hoài Tâm 2003 Nữ 87,00
369 Nguyễn Hữu Tâm 2003 Nam 87,80
370 Nguyễn Minh Tâm 2003 Nam 104,03

69
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA


CÁC GÓP Ý LUẬN VĂN

Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Thái 141800957

Nguyễn Hữu Khánh 141800340

Trần Văn Nam 141801841

Phạm Xuân Xuyên 141801738

Nguyễn Đình Thiên 141801095

Lớp: 18DXN1.

Tên đề tài: Nghiên cứu và khảo sát đường huyết ở HS cấp 3 khi tham quan
tại Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai 2021-2022

Lưu ý:

- Có dòng kẻ giữa từng góp ý và phần giải trình thẳng hàng với góp ý.

- Học viên/NCS giải trình theo thứ tự từng phần (nếu có) của đề cương/luận
văn/luận án/chuyên đề, không nêu tên hoặc chức danh của người góp ý.

- Đối với bản giải trình hội đồng bảo vệ luận án cấp cơ sở cần có thêm xác
nhận của các phản biện và chủ tịch hội đồng

- Đối với bản giải trình Hội đồng luận án cấp trường, cần có thêm xác nhận
của chủ tịch hội đồng.

Ngày tháng năm2022

Nhóm sinh viên

(ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Xác nhận của Xác nhận của

70
GV hướng dẫn 1 GV hướng dẫn 2 (nếu có) GV hỗ trợ (nếu có)

(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

Ý kiến của thành viên HĐ/chủ tịch HĐ (Nếu được phân công):..............................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Ngày tháng năm 2022

Đại diện hội đồng

(ký và ghi rõ họ tên)

71

You might also like