HCM 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.

Bối cảnh chính trị xã hội của thế giới và Việt Nam
2.1. Bối cảnh chính trị xã hội của Việt Nam
Xã hội Việt Nam trong thế kỷ XIX trước khi bị Pháp xâm lược đặc trưng bởi hệ
thống phong kiến, một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và một chế độ chính trị tập trung
quyền lực vào tay triều đình và quan lại. Dưới triều Nguyễn, đặc biệt là từ triều Minh
Mạng đến Tự Đức, chính sách cực kỳ bảo thủ được thi hành, giữ vững sự phân biệt giai
cấp và giữ vững hệ thống quan lại, đồng thời tìm cách kiềm chế các phong trào biểu
dương tự do dân chủ. Tuy nhiên, những phong trào nổi dậy như cuộc khởi nghĩa của
Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng hay Phan Bội Châu, dù không thành công nhưng đã
là dấu hiệu rõ ràng cho sự khát vọng của nhân dân Việt Nam trong việc đấu tranh cho sự
tự do và công bằng.
Khi Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn đã không có được sự đoàn kết từ nhân
dân để đánh lại quân Pháp, điều này góp phần vào sự thất bại của quân đội Việt Nam
trước sức mạnh của Pháp. Thật vậy, sự bất mãn từ phía nhân dân với triều đình cũng như
với sự kiểm soát của Pháp đã góp phần vào việc làm cho chiến tranh trở nên khó khăn
hơn. Việc cuối cùng triều đình phải đầu hàng đã khiến cho xã hội Việt Nam rơi vào một
cảnh họa kép, với sự chi phối của cả hai hệ thống phong kiến và thực dân.
Những cuộc khởi nghĩa như của Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng và Phan Bội
Châu, mặc dù thất bại, nhưng đã là bước đệm quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức dân
tộc và khích lệ lòng yêu nước. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, xã hội Việt Nam đã lâm vào
tình trạng bế tắc về đường lối, khi không có lối thoát nào cho cuộc cách mạng.
Trong tình cảnh đó, sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc, sau này được biết đến với
tên Hồ Chí Minh, đã là một sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng đối với phong
trào cách mạng Việt Nam. Ông đã vượt qua những hạn chế của thời đại, tiếp cận với tư
tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và phát triển con đường cứu nước đúng đắn, mở ra một
hướng đi mới cho cuộc cách mạng Việt Nam, từ đó giúp đất nước thoát khỏi bế tắc và
đẩy lùi ách đô hộ của thực dân Pháp.
2.2. Bối cảnh chính trị xã hội của thế giới

- CN Tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn Tư bản độc quyền
(tức là chủ nghĩa Đế Quốc) đã xác lập được địa vị thống trị của mình trên phạm vi
thế giới. Vì vậy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX không còn là
hành động riêng rẽ của nước này chống lại sự xâm lược và thống trị của nước khác
như trước kia nữa mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa
chống chủ nghĩa Đế quốc, chủ nghĩa Thực dân gắn liền với phong trào đấu tranh
của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.
- Trong điều kiện lịch sử mới, mỗi thuộc địa là một mắt khâu của hệ thống đế
quốc,do đó cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước nếu chỉ tiến hành
riêng rẽ thì không thể nào giành thắng lợi.
- Khi còn ở trong nước, Nguyễn Ái Quốc tuy chưa nhận thức được đặc điểm của
thời đại, nhưng từ thực tế lịch sử, Người đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh
là cũ và không đem lại kết quả. Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
– Cuối 1917, NguyễnÁi Quốc từ Anh trở về Pháp, đến sống và hoạt động ở Pari.
Đây là một sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời Người. Tham gia phong trào lao
độngPháp, sát cánh với những người yêu nước Việt Nam và những Người cách
mạng từ cácnước thuộc địa của Pháp, Người đã gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một
chính đảng duy nhất của nước Pháp bênh vực các dân tộc thuộc địa.
- 1917 cách mạng tháng 10 Nga thành công đã mở ra cho nhân loại một con đường
mớiđể giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc nhằm giải phóng triệt để loài
ngườikhỏi mọi ách áp bức bất công. Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng đưa con
đường cáchmạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản mà cách mạng
tháng 10 Nga đãvạch ra. Chính vì vậy mà Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước
và giải phóng dântộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản.”
- Điều đó được khẳng định rõ hơn khi Người đọc bản luận cương của Lênin về vấn
đề dân tộc và thuộc địa năm 1920. Chính luận cương Lênin đã giúp Người tìm ra
con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Năm 1920, tại Đại hội Tua người đã tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Sự
kiện này đã đánh dấu bước chuyển biến trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin, từ người yêu nước
trở thành người cộng sản.
- Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Người thấy tư tưởng của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng của cách mạng vô sản phù hợp với con đường để có thể
cứudân tộc mình. Chính vì vậy Người đã tham gia cách mạng, đến với chủ nghĩa
Mác -Lênin, đánh dấu sự chuyển biến từ người yêu nước thành người cộng sản.
Và Ngườitừ người đi tìm đường cứu nước đã thành người dẫn đường cho cả dân
tộc đi theo.

You might also like