VÍ DỤ VỀ PHẠM TRÙ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG TRIẾT HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

VÍ DỤ VỀ PHẠM TRÙ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

TRONG TRIẾT HỌC


By Nguyen Mai Anh

1. Các ví dụ
Ví dụ 1: Một món ăn ngon sẽ gồm nhiều nguyên liệu bên trong là nội dung, hình
thức là phương thức chế biến nó (xào, chiên, luộc,...) và bày trí nó.

Ví dụ 2: Một ly trà sữa thì nội dung là nguyên liệu gồm có topping và trà sữa còn
hình thức là có thể để trà trước sữa sau hoặc sữa trước trà sau hoặc topping
trước, hay để trà sữa trong ly nhựa hay cốc thủy tinh,…

Ví dụ 3: Khi phân tích mỗi phân tử nước (H20) đã cho thấy: các yếu tố vật chất
làm cơ sở cấu thành nên nó là 2 nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử ôxy (nội dung);
cách thức liên kết hoá học của chúng là: H – 0 – H (hình thức).

Ví dụ 4: Khi phân tích tác phẩm văn học, ta sẽ lần lượt phân tích từ nội dung
là toàn bộ những sự kiện của cuộc sống hiện thực mà tác phẩm phản ánh đến
hình thức của tác phẩm bao gồm hình thức bên trong như thể loại, phương
pháp kết cấu bố cục, nghệ thuật xây dựng hình tượng, biện pháp tu từ,…, hình
thức bên ngoài bao gồm như kiểu chữ, cách trình bày, màu sắc, khổ chữ,…

2. Mối quan hệ
+ Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau. Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất
định, cũng như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức
xác định, nội dung nào đòi hỏi hình thức đó.

3. Phân tích các ví dụ


 Nội dung quyết định hình thức:

Ví dụ 1: Muốn nấu một món ăn cần phải có nguyên liệu, vì vậy nguyên liệu
chính là yếu tố quyết định, sau đó sẽ là các cách chế biến, trang trí món ăn.
Ví dụ 2: Một cốc trà sữa có các nguyên liệu chính là trà, sữa tươi, topping,…
không có hoặc thiếu 1 trong số chúng sẽ không phải là trà sữa. Có đầy đủ
nguyên liệu thì mới tính đến hình thức của cốc trà sữa đó
Ví dụ 3: Trong phân tử nước H2O, có sự liên kết giữa 2 nguyên tử hidro và 1
nguyên tử oxi, thiếu 1 trong 2 đều không được, từ đó sẽ tạo nên liên kết giữa 2
nguyên tử tạo thành H2O
Ví dụ 4: Muốn phân tích một tác phẩm văn học, ta phải nắm rõ nội dung, bối
cảnh thời đại, hoàn cảnh sáng tác, tác giả,... sau đó mới đi từ việc phân tích
từng đoạn văn, từng khổ thơ qua cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, thể
loại, ngôn ngữ, nhân vật,…được gọi chung là hình thức.

 Tính thống nhất


Tất cả các ví dụ trên đều có nội dung và hình thức, cùng 1
nội dung có thể biểu đạt qua nhiều hình thức, cùng 1 hình thức có thể
biểu đạt được nhiều nội dung.

 Hình thức không phụ thuộc mà tác động trở lại nội dung

+ 1 cốc trà sữa có thể là trà sữa trân châu đường đen hoặc cũng có thể
trở thành hồng trà kem mặn nếu nó được nấu và thêm các nguyên liệu
riêng biệt, không giống nhau.
+ 1 tác phẩm văn học có thể là là văn xuôi, tùy bút, hoặc kịch nếu nó
được viết bằng ngôn ngữ, câu từ, lời thoại, biện pháp tu từ, nhân vật
khác nhau tùy vào văn phong của tác giả .
+ 1 món ăn ngon hay dở, đẹp hay xấu đều phụ thuộc vào cách trình bày,
cách nấu của đầu bếp, các nguyên liệu được chế biến bằng nhiều phương
pháp để cho ra thành phẩm vì vậy hình thức tác động lên nội dung.

 Mặc dù, nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó
không đồng nghĩa là hình thức luôn theo nội dung. Mà ngược lại, hình
thức luôn độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi
đã phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung.
Nếu hình thức không phù hợp với nội dung, hình thức sẽ kìm hãm sự phát
triển của nội dung.

You might also like