Một vấn đề hay về hình học điều kiện 9

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Một vấn đề hay về hình học điều kiện 9

I) Lời tựa
Mới chỉ cách đây một vài tiếng thôi, trong lúc tôi đang giải một bài hình mà tôi nghĩ là – tương đối khó
thì thật tình cờ tôi đã nhìn ra một số hệ quả hay và theo đánh giá từ tôi thì khá quan trọng với các bạn
học sinh thi vào 10 điều kiện. Sau đây tôi xin được trình bày các hệ quả đó kèm cách chứng minh cấp
bậc THCS, mời bạn đọc cùng đón xem nhé!
P/S: Các hệ quả có thế có nhiều cách phát biểu khác nhau nên bạn đọc nên ghi nhớ và hiểu thật rõ bản
chất của từng hệ quả!
II) Vấn đề
Bài toán: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) với (I) nội tiếp, tiếp xúc ba cạnh BC,CA,AB lần lượt tại
D,E,F. Qua A kẻ song song với BC, cắt DF,DE lần lượt tại M,N. Kẻ trung tuyến AK. Khi đó ta có các hệ
quả sau đây:
1) AK,EF,BN,CM,ID đồng quy
2) Gọi IB cắt ED tại Q, IC cắt FD tại Q, ID cắt MN tại Z thì 6 điểm A,Z,E,Q,I,P đồng viên
3) Q là trung điểm DN, P là trung điểm DM.
Hình vẽ:
Chứng minh:
1) Trước hết ta có hệ quả AM = AN xin dành cho bạn đọc tự chứng minh!
Gọi ID cắt EF tại J, NB cắt DF tại L, ta sẽ chứng minh N,J,L thẳng hàng bằng định lý Menelaus*.
Ta sẽ có tiếp hệ quả phụ A,J,K thẳng hàng, xin được phép chứng minh tại cuối bài! (#)
𝑁𝐸 𝐽𝐹 𝐿𝐷
Trở lại bài toán, xét trong tam giác DEF thì để N,J,L thẳng hàng thì ta phải có . .
𝑁𝐷 𝐽𝐸 𝐿𝐹
=1

𝑁𝐸 𝐴𝐸 𝐽𝐸 𝑠𝑖𝑛𝐹𝐴𝐽 𝐴𝐶
Theo định lý Thales ta có được: 𝑁𝐷 = 𝐴𝐶 và áp dụng bổ đề sin ta có 𝐽𝐹
= 𝑠𝑖𝑛𝐸𝐴𝐽 = 𝐴𝐵

𝐴𝐸 𝐴𝐶 𝐿𝐷 𝐴𝐸 𝐿𝐹 𝐴𝐸 𝐴𝐹 𝑀𝐹
Vậy ta cần chứng minh 𝐴𝐶 . 𝐴𝐵 . 𝐿𝐹 = 1 hay là 𝐴𝐵 = 𝐿𝐷 mà 𝐴𝐵 = 𝐴𝐵 = 𝑀𝐷 theo định lý Thales nên ta sẽ
𝑀𝐹 𝐿𝐹 𝑀𝐹 𝑀𝐷
đi chứng minh = hay là = (1) (Ta nói M,F,L,D là một hàng điểm điều hòa)
𝑀𝐷 𝐿𝐷 𝐿𝐹 𝐿𝐷
𝐿𝑀 𝑀𝑁 𝐹𝑀 𝐴𝑀 𝑀𝑁
Tới đây áp dụng tiếp định lý Thales ta có: 𝐿𝐷 = 𝐵𝐷
và 𝐹𝐷 = 𝐵𝐷
= 2𝐵𝐷 do AM = AN
𝐿𝑀 2𝐹𝑀 2𝐹𝑀−𝐿𝑀 𝐹𝑀−𝐹𝐿 𝐹𝑀 𝑀𝐹 𝐿𝑀 𝑀𝐷
Từ đó kéo theo 𝐿𝐷 = 𝐹𝐷
= 𝐹𝐷−𝐿𝐷
= 𝐹𝐿
= 𝐹𝐿
−1→ 𝐿𝐹
= 𝐿𝐷
+1 = 𝐿𝐷
→ (1) đúng

Do đó N,J,L thẳng hàng mà L nằm trên NB nên N,J,B thẳng hàng. CMTT thì M,J,C thẳng hàng.
Ta có đpcm
2) Dễ CM được A,F,I,E đồng viên đường tròn đường kính AI, xin được phép dành cho bạn đọc!
Ta sẽ CM tứ giác AEQI nội tiếp!
̂ ̂ ̂
̂ = 180𝑜 − 𝐵𝐴𝐶 − 𝐴𝐵𝐶 = 90𝑜 + 𝐴𝐶𝐵
Thật vậy, ta có 𝐴𝐼𝐵 2 2 2

̂ ̂
̂ = 180𝑜 − (90𝑜 − 𝐴𝐶𝐵) = 90𝑜 + 𝐴𝐶𝐵
̂ = 180𝑜 − 𝐶𝐸𝐷
Ta cũng có: 𝐴𝐸𝑄 2 2

̂ = 𝐴𝐸𝑄
Vậy thì 𝐴𝐼𝐵 ̂ , do đó tứ giác AEQI nội tiếp nên Q thuộc đường tròn đường kính AI. CMTT thì P
cũng thuộc đường tròn đường kính AI. Vậy 6 điểm A,Z,E,Q,I,P đồng viên

3) MN // BC mà ID vuông góc BC nên IZ vuông góc MN. Do đó tam giác NZD vuông tại Z nên ta sẽ
̂ = 90𝑜
chứng minh QZ = QD. Để ý do Q thuộc đường tròn đường kính AI nên 𝐴𝑄𝐵
̂
𝐴𝐶𝐵 ̂
𝐴𝐶𝐵
̂ = 𝑄𝐴𝐼
Thật vậy ta có 𝑄𝑍𝐼 ̂ = 𝐴𝐼𝐵
̂ − 𝐴𝑄𝐵
̂ (góc ngoài) = 90𝑜 + − 90𝑜 =
2 2
̂
̂ = 𝐴𝐶𝐵
̂ = 𝐼𝐶𝐸
Lại để ý tứ giác DIEC nội tiếp đường tròn đường kính IC nên 𝐼𝐷𝑄
2

̂ = 𝐼𝐷𝑄
Kết hợp 2 kết quả trên ta có 𝑄𝑍𝐼 ̂ nên tam giác QZD cân tại Q, do đó thì QZ = QD mà theo tính
chất đường trung tuyến cạnh huyền thì QD = QN hay Q là trung điểm ND, ta có điều phải chứng
minh. CMTT tới P thì ta cũng có P là trung điểm MD.

(P/S) Tôi sẽ chứng minh lại (#) ở ý 1!


Qua J kẻ song song với BC, cắt AB,AC tại X,Y. Khi đó dễ có XJIF và YEJI nội tiếp (Bạn đọc tự làm!)
̂ = 𝐼𝐹𝐽
Ta có 𝐼𝑋𝐽 ̂ = 𝐼𝐸𝐹̂ (Do IF = IE) = 𝐼𝑌𝐽̂ nên tam giác IXY cân tại I. Do mà XY song song với BC, JI
vuông góc BC nên JI vuông góc XY tại J, do đó thì JX = JY hay J là trung điểm XY. Gọi AJ cắt BC tại K’
thì theo bổ đề hình thang K’ là trung điểm BC hay K’ trùng K. Do đó A,J,K thẳng hàng.
(*) Định lý Menelaus phát biểu như sau: Cho tam giác ABC và một đường thẳng d bất kỳ cắt 3 cạnh
𝑀𝐵 𝑁𝐶 𝑃𝐴
BC,CA,AB lần lượt tại M,N,P. Khi đó ta có hệ thức sau: 𝑀𝐶 . 𝑁𝐴 . 𝑃𝐵 = 1

Định lý này cũng có thể đảo lại, gọi là định lý Menelaus đảo: Nếu M,N,P là 3 điểm nằm trên BC,CA,AB
𝑀𝐵 𝑁𝐶 𝑃𝐴
của tam giác ABC thỏa mãn hệ thức . . = 1 thì M,N,P thẳng hàng.
𝑀𝐶 𝑁𝐴 𝑃𝐵

III) Lời bình


Vậy là tôi đã trình bày xong các hệ quả và lời giải của 3 hệ quả mà tôi nghĩ là quan trọng nhất với mô
hình song song này! Tất nhiên sẽ còn nhiều hệ quả nữa, điển hình như MNEF nội tiếp nhưng tôi sẽ
không đề cập ở đây! Cảm ơn bạn đọc vì đã dành thời gian! Hẹn gặp lại ở các tài liệu sau!

You might also like