Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÓA NGÀY: 26/08/2017


HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Sinh học
Thời gian: 120 phút

Câu 1 (5 điểm)
1.
a/ Hai mạch đơn gắn với nhau bằng các mối liên kết hiđrô (vốn là lực liên kết hóa học yếu )
(0,25đ) nên chúng có thể bị phân hủy dưới tác dụng của enzim tháo xoắn (0,25đ)
b/ Do phân tử ADN có đặc tính tự nhân đôi (sao chép) theo đúng nguyên mẫu từ một phân tử
ADN mẹ đã tạo ra hai phân tử ADN con giống hệt mẹ. (0,5đ)
c/ Vì cấu trúc của phân tử ADN gồm hai mạch đơn xếp song song và ngược chiều nhau (0,5đ)
còn enzim ADN pôlimeraza chỉ có thể gắn các nuclêôtit vào nhóm 3’- OH của mồi và tổng
hợp mạch mới theo chiều 5’→ 3’ (ADN pôlimeraza chỉ có thể xúc tác kéo dài mạch mới khi
có sẵn đầu 3' - OH tự do) (0,5đ)
2.
a/ Trình tự các ribônuclêôtit của mARN: 5’…AG AUG UXU GGU GAA AGX AXX X… 3’
(0,5đ)
Giải thích:
- Enzim pôlimeraza di chuyễn trên mạch mã gốc theo chiều 3’→ 5’ và phân tử mARN được
tổng hợp theo chiều 5’ → 3’(0,5đ)
- Các ribônuclêôtit liên kết với các nucleotit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung
A – U, G – X (0,5đ)
- mARN bắt đầu được tổng hợp từ bộ ba mở đầu TAX (0,5đ)
b/ Trình tự các axit amin của chuỗi pôlipeptit được giải mã hoàn chỉnh từ đoạn gen trên:
Xêrin – Glixin – Axit glutamic – Xêrin – Thrêônin. (0,5đ)
c/ Đột biến thay cặp T – A ở vị trí số 4 bằng cặp X - G trên gen cấu trúc, làm thay đổi bộ ba
mở đầu AUG bằng bộ ba AXG, do đó không có mã mở đầu nên không có quá trình sao mã,
quá trình tổng hợp prôtêin không xảy ra. (0,5đ)
Câu 2 (6 điểm)
1.
- Nhận định 1 sai (0,5đ)
Vì trong tế bào NST tồn tại ở trạng thái đơn sắp xếp thành hai hàng. Mỗi hàng có 1 NST đơn
thuộc từng cặp (A, B, d, e ở mỗi hàng) hay tồn tại 2 NST đơn trong mỗi cặp tương đồng → tế
bào đang ở kì sau của giảm phân 2. (0,5đ)
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n = 8. (0,5đ)
- Nhận định 2 sai (0,5đ)
Vì trong tế bào NST tồn tại ở trạng thái đơn sắp xếp thành hai hàng. Mỗi hàng có 2 NST đơn
thuộc từng cặp (M, m, N, n ở mỗi hàng) hay tồn tại 4 NST đơn trong mỗi cặp tương đồng →
tế bào đang ở kì sau của nguyên phân. (0,5đ)
Số cromatit trong tế bào đang quan sát là 0. (0,5đ)

2. a/ Số loại kiểu gen có thể có ở F1: P: ♂ AaBBDd × ♀ AABbdd


Xét từng cặp NST
- Xét P: ♂ Aa × ♀ AA → đời con có 2 kiểu gen AA và Aa (0,5đ)
- Xét P: ♂ BB × ♀ Bb
+ Bố giảm phân bình thường tạo 1 loại giao tử B (0,25đ)
+ Cơ thể mẹ, những tế bào giảm phân bình thường tạo hai loại giao tử B và b, những tế bào
rối loạn giảm phân I tạo hai loại giao tử Bb và O (0,25đ)
→ Đời con có 4 loại kiểu gen, gồm hai loại kiểu gen lưỡng bội: BB, Bb và hai loại kiểu gen
lệch bội: BBb và B. (0,5đ)
- Xét P: ♂ Dd × ♀ dd → đời con có 2 kiêu gen Dd và dd (0,5đ)
Xét chung cả 3 cặp NST, số kiểu gen ở đời con là: 2 × 4 × 2 = 16 (kiểu gen) (0,5đ)
b/ Nguyên nhân:
- Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST trong giảm phân tạo giao tử. (0,25đ)
- Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST trong thụ tinh.
(0,25đ)

Câu 3 (4điểm)

1. (Nếu chỉ trả lời đúng hoặc sai nhưng không giải thích được thì không cho điểm)
a. Đúng (0,25đ) vì sắc tố melanin là một trong những sắc tố cần thiết và quan trọng ảnh
hưởng đến chức năng của mắt do liên quan tới dây thần kinh thị giác, võng mạc, hố mắt.
(0,25đ)
b. Sai (0,25đ) vì gen nằm trên NST thường di truyền đồng đều cho cả trai lẫn gái. (0,25đ)
c. Đúng (0,25đ) vì chỉ có trẻ em có hai alen bạch tạng mới bị bệnh. (0,25đ)
d. Không đúng (0,25đ) vì bệnh bạch tạng do đột biến gen nên hiện tại không thể chữa khỏi
được. (0,25đ)
2.
- Để sinh ra đứa con đầu lòng bị bệnh (aa) → Kiểu gen của bố mẹ bình thường là Aa. (0,25đ)
- Người chồng bình thường nhưng có mẹ bị bạch tạng sẽ nhận alen a từ mẹ bạch tạng aa →
xác suất người chồng có kiểu gen Aa = 1 (0,5đ)
- Người vợ bình thường có em trai bị bạch tạng, xác suất vợ có kiểu gen Aa = 2/3 (0,5đ)
- Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng này là: 1 × (2/3) × (1/4) = 1/6 (0,75đ)

Câu 4: (5 điểm)

1.
a/ Xác định số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của gen B:
- Tổng số nuclêôtit của gen B: N = 1798 + 2 = 1800 (nu) → 2A + 2G = 1800 (1)
- Theo NTBS: A = T = A1 + A2 = A1 + T1 = 180 + 180 = 360 (nu)
thay vào (1) → G = X = (1800 – 2A)/2 = 540 (nu)
- Số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của gen:
A2 = T1 = 180 (nu) (0,25đ)
T2 = A1 = 180 (nu) (0,25đ)
G1 = X2 = 35% x N/2 = 315 (nu) (0,25đ)
G2 = G - G1 = 540 – 315 = 225 (nu) = X1 (0,25đ)
b/ Xác định loại đột biến:
- Số nu loại A môi trường nội bào cung cấp cho hai gen B và b nhân đôi là:
(Agen B + Agen b) x (23 – 1) = (360 + Agen b) x 7 = 5040 → Agen b = 360 (nu)
- Số nu loại G môi trường nội bào cung cấp cho hai gen B và b nhân đôi là:
(Ggen B + Ggen b) x (23 – 1) = (540 + Ggen b) x 7 = 7553 → Ggen b = 539 (nu)
Số nu từng loại của gen b là: A = T = 360 (nu) (0,25đ); G = X = 539 (nu) (0,25đ)
Dạng đột biến là mất một cặp nu: mất một cặp G – X (0,5đ)

2.
a/ Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập.
* Xét phép lai giữa F1 với cá thể thứ nhất:
- Biện luận:
Thế hệ lai có 200 cây thân thấp, hạt dài, chiếm tỉ lệ 200/3200 = 1/16.
 Thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp giao tử = 4 x 4
 Mỗi bên bố mẹ đều cho 4 loại giao tử
 F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen
 Thế hệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính
trạng thân thấp, hạt dài bằng 1/16  Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn.
Qui ước: A - Cao a - Thấp
B - Tròn b - Dài (0,5đ)
 Kiểu gen của F1 và cá thể thứ nhất đều là: AaBb (0,25đ)

Kiểu hình của F1 và cá thể thứ nhất là thân cao, hạt tròn (0,25đ)
* Xét phép lai giữa F1 với cá thể thứ hai:
- Biện luận:
Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8
→ F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4 x 2. Vì F1 cho 4 loại giao tử
→ Cá thể thứ hai cho 2 loại giao tử
→ Cá thể thứ hai phải dị hợp tử một cặp gen.
F2 xuất hiện KH thấp, dài ( aabb) → F1 và cá thể t h ứ 2 đều cho được giao tử ab.
Vậy kiểu gen của cá thể thứ hai là: Aabb (0,25đ), KH thân cao, hạt dài (0,25đ)
hoặc aaBb (0,25đ), KH thân thấp, hạt tròn (0,25đ)
b/ Sơ đồ lai giữa F1 với cá thể thứ nhất
P: AaBb  AaBb (viết đúng sơ đồ lai 0,5đ)
KH: Cao, tròn không thuần chủng = 8/16 x 3200 = 1600 cây (0,25đ)
Cao, dài không thuần chủng = 2/16 x 3200 = 400 cây (0,25đ)

---------HẾT---------

Ø Thí sinh có thể giải nhiều cách nhưng ra kết quả đúng cho tròn điểm
Ø Thí sinh không ra được kết quả đúng, có phương pháp giải phù hợp giám khảo cho điểm thành
phần nhưng không quá 50% điểm của câu đó!

You might also like