Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP QUẦN THỂ

Câu 1: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen Aa là 0,40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì
tần số kiểu gen di hợp trong quần thể:
A. 0,10. B. 0,20. C.0,25. D.0,40.
Câu 2: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 100% cá thể mang kiểu gen Aa. Theo
lí thuyết, tỉ lệ gen ở thể hệ F2 là
A. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa . B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
C. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa. D. 0,75AA : 0,25aa.
Câu 3: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,32 AA: 0,48 Aa: 0,2 aa. Biết A quy định
hạt đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hạt trắng. Cho các cá thể trong quần thể tự thụ thì F 3
thu được 10.000 cây. Số cây hạt trắng ở F3 thu được là:
A. 640 cây. B. 3500 cây. C. 4100 cây. D. 2000 cây.
Câu 4: Ở quần thể của một loài lưỡng bội, xét gen A nằm trên NST thường có 8 alen.
Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa số loại kiểu gen về gen A là
A. 8. B. 28. C. 72. D. 36.
Câu 5: Gen A và B cùng nằm trên cặp NST thứ nhất, trong đó gen A có 2 alen (A và a),
gen B có 2 alen (B và b). Gen D nằm trên cặp NST số 3 có 5 alen. trong quần thể sẽ có tối
đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A.135 B.20 C.150 D.50
Câu 6: Gen I và II có số alen lần lượt là 3 và 4.Tính số kiểu gen tối đa có thể có trong quần
thể ở các trường hợp 2 gen trên nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau.
A. 124. B. 156. C. 60. D. 192.
Câu 7: Gen I và II có số alen lần lượt là 3 và 4.Tính số kiểu gen tối đa có thể có trong quần
thể ở các trường hợp 2 gen trên nằm trên 1 cặp NST thường
A. 124. B. 78. C. 12. D. 192.
A 6
Câu 8: Một quần thể có tần số tương đối a = 4 có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là
A. 0, 42AA + 0,36 Aa + 0,16 aa. B. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa.
C. 0,16 AA + 0,42 Aa + 0,36aa. D. 0,36 AA + 0,16 Aa + 0,42aa.
Câu 9. Giả sử ở thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối với 300 cá thể đực có kiểu gen
AA, 200 cá thể cái có kiểu gen Aa và 300 cá thể cái có kiểu gen aa. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu
gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền là
Đực có 100% AA=> A=1
Cái 0,4Aa: 0,6aa => 0,2A: 0,8a
=> Tỉ lệ tần số alen cho cả quần thể: 0,6A:0,4a=> A
A. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. B. 0,30AA : 0,20Aa : 0,30aa.
C. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
Câu 10. Một quần thể có 2 alen là A và a đang cân bằng di truyền, tần số alen A là 0,2. Tỷ
lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể là:
A. 0,2. B. 0,32. C.0,96. D. 0,64
Câu 11. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,2 và alen a
la 0,8. Kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0,68. B. 0,32. C. 0,16. D.0,48.
Câu 12. Ở người, A quy định tóc xoăn trội hoàn toàn so với a quy định tóc thẳng. Một quần
thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,6 thì số người tóc thẳng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 25%. B. 40%. C. 36%.
D. 16%.
Câu 13.Xét gen A có 2 alen là A và a trội hoàn toàn. Một quần thể đang cân bằng di truyền
và tần số A = 0, 6 thì kiểu hình trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Kiểu hình lặn= 0,42=0,16=> kiểu hình trội= 1- 0,16=0,84
A. 0,48. B. 0,36. C. 0,16. D. 0,25.
Câu 14: Thành phần di truyền của các quần thể như sau
I: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. II: 0,30AA : 0Aa : 0,7aa. III: 0AA : 0,60Aa : 0,4aa.
IV. 1Aa. V. 1aa. VI. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
Có bào nhiêu quần thể có sự cân bằng di truyền?
A. 1. B. 2. C.3 D. 4.
Câu 15: Quần thể giao phối nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền:
A.0,00 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa. B.0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa.
C.0,01 AA : 0,95 Aa : 0,04 aa. D.0,25 AA : 0,59 Aa : 0,16 aa.
Câu 16: Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn
đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Van béc là quần thể có
A. toàn cây cao. B. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp.
C. 1/4 số cây cao, còn lại cây thấp. D. toàn cây thấp.
Câu 17: Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông
đen. Biết kiểu gen AA quy định lông vàng, Aa quy định lông lang trắng đen, aa quy định
lông đen. Tần số của các alen trong quần thể là:
A.A = 0,2; a = 0,8. B.A = 0,4; a = 0,6
C.A = 0,8; a = 0,2. D.A = 0,6; a = 0,4.
Câu 18. Xét gen A có 2 alen là A và a trội hoàn toàn. Một quần thể đang cân bằng di
truyền và tần số A = 0, 6 thì kiểu hình trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Kiểu hình lặn= 0,42=0,16=> kiểu hình trội= 1- 0,16=0,84

A. 0,48. B. 0,36. C. 0,16. D. 0,25.


Câu 19: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Các con cá chép trong Hồ Tây. B. Các cây cỏ trong một ruộng lúa.
C. Các con chim trong rừng nhiệt đới. D. Các con bướm trong rừng Cúc Phương.
Câu 20: Một quần thể xét một gen có 2 alen A và a. Trong quần thể gồm: 600 cá thể có
kiểu gen AA, 200 cá thể có kiểu gen Aa, 200 cá thể có kiểu gen aa. Tần số kiểu gen AA
trong quần thể là.
A. 0.2. B. 0.4. C. 0. 6. D. 0.8.
Câu 21: Có bao nhiêu tập hợp sau đây là quần thể?
I. Một đàn sói sống trong rừng. II. Một lồng gà bán ngoài chợ.
III. Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao. IV. Những con chim trong một khu
rừng.
V. Một rừng cây.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 22. Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen
khác nhau.
B. Qua nhiều thế hệ tự phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần.
C. Tự phối qua các thế hệ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng
tăng tỉ lệ đồng hợp.
D. Người ta áp dụng phương pháp tự thụ phấn để tạo giống thuần chủng.
Câu 23: Tập hợp tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể tạo nên đặc trưng nào
sau đây của quần thể?
A. Vốn gen. B. Thành phần kiểu gen. C. Kiểu gen. D.Kiểu
hình
Câu 24: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.
B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.
D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.
Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể giao phối là không đúng?
A.Quần thể có tính đa hình (đa dạng về kiểu gen và kiểu hình).
B. Mỗi quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.
C. Tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen thay đổi qua các thế hệ ngẫu phối.
D. Các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau.
Câu 26: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử.
C. tăng dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử, giảm dần kiểu gen tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 27: Một quần thể có 1050 cá thể AA, 150 cá thể Aa và 300 cá thể aa. Nếu lúc cân
bằng, quần thể có 6000 cá thể thì số cá thể dị hợp trong đó là
A. 3375 cá thể B. 2880 cá thể C. 2160 cá thể D. 2250 cá thể
Câu 28: Giả sử một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ các nhóm
máu là: nhóm máu A: 0,45; nhóm máu B: 0,21; nhóm máu AB: 0,3; nhóm máu O: 0,04.
Tần số các alen quy định nhóm máu là
A. IA = 0,5; IB = 0,2; I0 = 0,3. B. IA = 0,2; IB = 0,5; I0 = 0,3.
C. IA = 0,3; IB = 0,5; I0 = 0,3. D. IA = 0,5; IB = 0,3; I0 = 0,2.
Câu 29: Khi khảo sát về tính trạng nhóm máu của 1 quần thể người ở trạng thái cân bằng
ta thấy số cá thể có nhóm máu A, B, AB và O lần lượt là 3480; 5075; 5800; 145 thì tần số
alen IA, IB, IO lần lượt là:
A. 0,5; 0,4; 0,1. B. 0,4; 0,5; 0,1. C. 0,5; 0,3; 0,2. D. 0,3; 0,5; 0,2.
Câu 30. Giả thiết trong một quần thể người đã ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số tương
đối của các nhóm máu là: nhóm A = 0,45; nhóm B = 0,21; nhóm AB = 0,30; còn lại là
nhóm máu O. Xác định tần số tương đối của alen qui định nhóm máu O:
A. 0,2 B. 0,04 C. 0,6 D. 0,5

You might also like