Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 97

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP


ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
"SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2024"
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

<QUY ĐỊNH VỀ TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT


QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG - PHÁP
LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM>

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và Nhân văn

NĂM 2024
1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài..................................................................6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................7
5. Cách tiếp cận..............................................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ CÁC TRƯỜNG
HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG....... 9
1.1. Khái niệm và đặc điểm của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng......................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng............................................................................................................................9
1.1.2. Đặc điểm của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng.......................................................................................................................... 11
1.2. Trách nhiệm hình sự của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng....................................................................................................12
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về các trường hợp
phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng............................................... 14
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945..............................................14
1.3.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến cuộc pháp điển hóa lần thứ
nhất - Bộ luật Hình sự năm 1985............................................................................. 15
1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi pháp điển
hóa lần thứ 2 - Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999...................................................... 15
2

1.3.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi pháp điển
hóa lần thứ ba - Bộ luật Hình sự 2015..................................................................... 16
1.3.5. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 2015 đến nay............................................ 16
1.4. Phân biệt các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng với phòng vệ chính đáng....................................................................................17
1.5. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam....................................................................... 18
1.5.1. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng............................19
1.5.2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...................................................................23
1.5.3. Trách nhiệm hình sự của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng....................................................................................................26
Tiểu kết chương 1........................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC
TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH
ĐÁNG........................................................................................................................... 28
2.1. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng trong Bộ luật Hình sự Ca-na-đa....................................................................... 28
2.2. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc...................................................................40
2.3. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng trong Bộ luật Hình sự Xinh-ga-po.................................................................... 46
Tiểu kết chương 2........................................................................................................ 49
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRÊN CƠ
SỞ TIẾP THU CÓ CHỌN LỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐỐI
VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ
CHÍNH ĐÁNG.............................................................................................................50
3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở
kinh nghiệm của Ca-na-đa..........................................................................................50
3

3.1.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam
trên cơ sở kinh nghiệm của Ca-na-đa...................................................................... 50
3.1.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Ca-na-đa...................................................... 51
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở
kinh nghiệm của Trung Quốc..................................................................................... 52
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam
trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc..................................................................52
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc................................................. 54
3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở
kinh nghiệm của Xinh-ga-po...................................................................................... 56
3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam
trên cơ sở kinh nghiệm của Xinh-ga-po...................................................................56
3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Xinh-ga-po.................................................. 58
3.4. Một số đề xuất của nhóm nghiên cứu................................................................. 60
3.4.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường
hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng........................................60
3.4.2. Cơ sở hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp phạm tội
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng..............................................................60
3.4.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp phạm
tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Cần sửa đổi quy định về phòng vệ
4

chính đáng theo hướng cụ thể hóa các trường hợp được quyền phòng vệ...............61
Tiểu kết chương 3........................................................................................................ 63
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật Hình sự

TNHS Trách nhiệm hình sự


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói ở ngay
những lời đầu tiên rằng: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa
cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây là một trong những nguyên
tắc cơ bản, quan trọng nhất để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tất cả những quyền ấy của mỗi cá nhân đều được tôn trọng, đều được bảo vệ bằng
quyền lực nhà nước. Hay tại Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên
Hợp quốc năm 1948 cũng đã khẳng định:
“Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời
của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình
trên thế giới... Điều cốt yếu là quyền con người cần phải được pháp luật bảo vệ để con
người không buộc phải nổi dậy như là một biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc
tài và áp bức... Các quốc gia thành viên đã cam kết, cùng với Liên Hợp quốc, phấn
đấu thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do cơ bản của con
người.” [31, tr.25].
Như đã nêu trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, việc ghi nhận, tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người không chỉ là một nhiệm vụ quốc gia mà còn là một
cam kết của cộng đồng quốc tế. Điều này đặt ra một trách nhiệm chung không chỉ đối
với các chính phủ và tổ chức quốc gia mà còn đối với mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Tôn
trọng quyền con người không chỉ là một nguyên tắc, mà còn là nền tảng của một xã
hội công bằng và hòa bình.
Quan điểm rất quan trọng được đặc biệt chú trọng trong các văn kiện quốc tế và
trong Hiến pháp là quyền bất khả xâm phạm đối với thân thể con người. Tuyên ngôn
thế giới về quyền con người của Liên Hợp quốc năm 1948 rõ ràng khẳng định quyền
sống, quyền tự do và an ninh cá nhân của mọi người. Trong bối cảnh này, Hiến pháp
và hệ thống luật pháp của Việt Nam không ngừng quan tâm và bảo vệ tính mạng, danh
dự, sức khỏe và nhân phẩm của con người. Các quy định pháp luật được thiết lập để
đảm bảo mọi hành vi và quy tắc xã hội phải tuân thủ nguyên tắc này. Trong hệ thống
pháp luật của Việt Nam, Bộ luật Hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng nhất không chỉ để
2

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, tổ chức và công dân, mà còn để đấu tranh phòng,
chống tội phạm và xử lý những người vi phạm các lợi ích này.
Điều 2 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, sửa đổi năm 2009 và BLHS năm 2015
đều đã quy định cơ sở trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với cá nhân như sau: “Chỉ
người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”. Đồng thời,
BLHS năm 2015 đã nhấn mạnh thêm việc bảo vệ quyền con người, cùng với việc bảo
vệ các lợi ích khác, chính là nhiệm vụ của Bộ luật này. Trong BLHS, có những quy
định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự
cho người đã có hành vi gây thiệt hại vì những trường hợp đó có những dấu hiệu đặc
biệt. Nhưng đã nói là hành vi gây thiệt hại thì cũng chỉ đến một mức độ nhất định thì
mới có thể áp dụng những quy định này.
Trong việc áp dụng pháp luật hình sự, ngoài những ưu điểm trong việc chống lại
tội phạm và xác định rõ ràng các trường hợp tội phạm, còn tồn tại một số thách thức.
Cụ thể, có những trường hợp mà điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán chưa thực
sự nhận thức sâu sắc và đồng nhất về các quy định của luật hình sự liên quan đến việc
xác định ranh giới giữa tội phạm và người vô tội. Tình trạng này có thể dẫn đến việc
bỏ sót tội phạm hoặc gây ra sự bất công cho những người không phạm tội.
Sự không nhất quán và thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật có thể ảnh
hưởng đến tính công bằng và hiệu quả của hệ thống tư pháp. Không chỉ làm suy yếu
khả năng đấu tranh phòng chống tội phạm, mà còn đe dọa việc bảo vệ các quyền lợi
của cá nhân, nhấn mạnh sự tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản được bảo vệ
bởi Hiến pháp và pháp luật.
Do đó, việc nâng cao nhận thức và đồng nhất hóa về các quy định của pháp luật
hình sự giữa các bộ phận liên quan là cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính công bằng và
hiệu quả trong quá trình xử lý hình sự, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ
quyền lợi của mọi cá nhân theo quy định của luật pháp.
Ngoài những thách thức đã đề cập, còn tồn tại một vấn đề nữa là sự không nhất
quán trong việc đánh giá hành vi phạm tội và hành vi phòng vệ chính đáng. Đôi khi,
người dân hoặc những người có hành vi phạm tội không tự nguyện tham gia vào việc
đấu tranh chống lại tội phạm, dù hành vi của họ có thể có ích cho xã hội. Điều này
thường xảy ra do sợ hãi phải chịu trách nhiệm hình sự.
3

Hơn nữa, sự thay đổi trong luật hình sự từ BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009
đến BLHS năm 2015 đã đặt sự bảo vệ lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của Nhà
nước, nhưng vẫn còn thiếu sự nhất quán trong việc áp dụng các nguyên tắc này. Mặc
dù BLHS năm 2015 đã không ghi nhận rõ ràng về các trường hợp phòng vệ chính
đáng, và không có văn bản hướng dẫn thống nhất về cụm từ "cần thiết", thay vì sử
dụng hướng dẫn từ Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 của TANDTC.
Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp lập pháp để cải thiện việc đánh
giá hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam là cực
kỳ quan trọng. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
và giảm thiểu hậu quả của tội phạm, đồng thời thúc đẩy tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, như đã được đề cập trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về "Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020". Đây cũng chính là lý do
nhóm nghiên cứu chọn đề tài này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng là một vấn đề hẹp, được
quy định tại một điều trong Phần chung (Điều 15 BLHS năm 1999 và nay là Điều 22
BLHS năm 2015) và hai điều trong BLHS Việt Nam đó là - Tội giết người do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm
tội (Điều 96, nay là Điều 126) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức
cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 106, nay là Điều 136). Vượt quá phòng vệ
chính đáng không phải một chế định, một quy định mới nhưng không chỉ BLHS Việt
Nam mà BLHS của các nước trên thế giới hầu như vẫn đang có khúc mắc mà chưa thể
giải quyết được. Các đề xuất lập pháp còn mang tính chung, khái quát chứ chưa đi vào
cụ thể.
Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài:
[1] Ashworth, Principles of Criminal Law (Các nguyên tắc của luật hình sự),
Nxb. Oxford University Press, Inc., 1995. Cuốn sách đề cập đến các vấn đề trong luật
hình sự bao gồm: 1) Nguyên tắc và chính sách liên quan đến sự hình thành của pháp
luật hình sự; 2) Việc áp dụng nguyên tắc của các cơ quan lập pháp, Tòa án, cơ quan cải
cách pháp luật; 3) Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là hai trường hợp được
loại trừ TNHS [83, p.12].
4

[2] David Brown, David Farrier, Neal and David Weisbrot, Materials and
commentary on Criminal Law and Process in New South Wales (Một vài bình luận
trong Luật hình sự và tố tụng hình sự của phía Nam xứ Wales), xuất bản bởi The
Federation Press, 1996. Trong Chương 4 đã nêu về điều kiện, nội dung, chủ thể và các
yếu tố tác động đến sự phòng vệ, trách nhiệm trong phòng vệ.
[3] AP Simester and GR Sulliran, Criminal Law: Theory and doctrine (Luật hình
sự: Học thuyết và lý luận), xuất bản bởi GB: Hart publishing, 2003. Cuốn sách có đề
cập đến các vấn đề như: Sự phòng vệ: Khái quát chung; Sự phòng hộ theo điều kiện
tinh thần; Sự sai phạm về chứng cứ, lỗi; Phòng vệ trong trường hợp bị cưỡng ép; Sự
kiểm soát chấp nhận được; Sự phòng vệ sai lỗi: Một vài nhận xét [82, p.8].
[4] Jerome Hall, Criminal Law (Luật hình sự), Nxb. Bobbs Merrill Company,
1947, tái bản năm 2005. Cuốn sách đề cập đến cơ sở lý luận nền tảng như: 1) Các
nguyên tắc của luật hình sự; 2) Tội phạm, TNHS và hình phạt; 3) Các lý thuyết vận
dụng; 4) Phòng vệ chính đáng và tình trạng khẩn cấp với tư cách là hai trường hợp loại
trừ TNHS [86, p.22].
[5] Michael Bogdan editor, Swedish Law in the New Millennium (Luật hình sự
Thụy Điển trong giai đoạn mới), Norstedts Juridik, Printed in Sweden by Elanders
Gotab, Stockholm, 2000. Trong đó có chương sách đã đề cập đến các trường hợp miễn
TNHS, nhưng các trường hợp đó lại mang bản chất của một số trường hợp loại trừ
TNHS theo luật hình sự Việt Nam như: 1) Phòng vệ chính đáng; 2) Tình thế cấp thiết;
3) Thi hành mệnh lệnh của cấp trên [71, tr.300-301]; v.v…
Các công trình trên đã đề cập đến phòng vệ chính đáng trong nghiên cứu về luật
hình sự, về tội phạm, coi phòng vệ chính đáng với tư cách là một trường hợp được Nhà
nước động viên, khuyến khích thực hiện và được coi là trường hợp loại trừ TNHS (hay
không phải là tội phạm), mặc dù vẫn còn có một quan điểm coi đó là trường hợp miễn
TNHS (nghiên cứu ở Vương quốc Thụy Điển).
Những công trình nghiên cứu trong nước
Còn ở Việt Nam, trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu gián tiếp về vấn đề
này như luận án tiến sĩ luật học, đề tài thạc sĩ luật học hoặc sách chuyên khảo, giáo
trình như:
[1] Đặng Văn Doãn, Về vấn đề phòng vệ chính đáng, Nxb. Pháp lý, Hà Nội,
1987;
5

[2] Giang Sơn, Các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm của hành vi trong luật hình
sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 2001;
[3] Hoàng Thị Hoài Nam, Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Hà Nội, 2006;
[4] Nguyễn Sơn, Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, đề tài thạc sĩ luật học, Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014;
[5] ThS. Đinh Văn Quế, Những trường hợp loại trừ TNHS trong luật hình sự Việt
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học về loại trừ TNHS,
Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2009;
[6] PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Chương IX - Các trường hợp loại trừ TNHS,
Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003 và 2007;
[7] TS. Trịnh Tiến Việt, Mục 4 Chương 2 - Những trường hợp không phải là tội
phạm, Trong sách: Tội phạm và TNHS, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2013; v.v…
Các tác phẩm này đã thực hiện phân tích sâu sắc về các khái niệm, nội dung, và
bản chất pháp lý của các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, bao gồm cả quy định
về phòng vệ chính đáng (bao gồm cả việc phân tích các điều kiện, nội dung và vấn đề
liên quan đến việc vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng) theo BLHS năm 1985,
BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015. Trong ngữ cảnh của lĩnh vực khoa học luật hình
sự, đặc biệt chú ý đến Chương thứ năm - Những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm
của hành vi trong "Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa
học luật hình sự (Phần chung)" của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005, và
một số bài viết của GS.TSKH. Lê Văn Cảm về chủ đề này.
Tác giả đã tiến hành thảo luận và phân tích các khía cạnh của tên gọi, ý nghĩa,
nội dung, và bản chất pháp lý của các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, từ đó
xây dựng một mô hình lý luận cụ thể về chủ đề này trong BLHS. Cụ thể, tác giả đã
xem xét các trường hợp liên quan đến phòng vệ chính đáng và các khía cạnh liên quan
khác.
Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết có giá trị liên quan trực tiếp đến vấn đề này
nhưng chỉ đề cập ở mức độ chung (theo thời gian) như sau:
6

[1] TS. Hoàng Văn Hùng, Một vài suy nghĩ về phòng vệ chính đáng, Tạp chí
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 2/1996;
[2] PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Về chế định loại trừ TNHS, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 4/1999;
[3] TS. Giang Sơn, Quy định về phòng vệ chính đáng theo BLHS năm 1999, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, số 8/2001;
[4] ThS. Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về phòng vệ chính đáng, vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng và những vướng mắc trong thực tiễn xét xử, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 9/2009;
[5] GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Vấn đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ
chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 2/2012;
[6] TS. Trịnh Tiến Việt, Những trường hợp loại trừ TNHS trong BLHS năm 2015
và một số kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15(7)/2016; v.v…
Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề về phòng vệ
chính đáng và gián tiếp là TNHS do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - đối với
hai tội cụ thể là tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và cũng đã có những
đóng góp trong việc tiếp tục hoàn thiện BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017.
Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống thì vấn
đề về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vẫn chưa được quan tâm một cách đúng
mức, đặc biệt là đánh giá, phân tích thực tiễn xét xử và lý giải vấn đề này trong BLHS
năm 2015. Do đó, trong đề tài này, nhóm nghiên cứu muốn tiếp tục phát triển và kế
thừa những công trình khoa học, làm sâu sắc hơn vấn đề lý luận về vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng và thực tiễn để từ đó truy cứu TNHS đúng người, đúng tội, tránh
bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh án oan sai, đồng thời tiếp tục hoàn thiện
BLHS năm 2015 về chế định này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ khái niệm, những dấu hiệu pháp lý
hình sự đối với những trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính
đáng từ quy định của BLHS Việt Nam; kết quả nghiên cứu của BLHS một số quốc gia
trên thế giới của cả hai hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law; rút ra bài học,
7

đúc kết kinh nghiệm và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định của
BLHS Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, nhóm có những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, phân tích khái niệm, phân tích những dấu hiệu pháp lý của những tội
phạm vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
Thứ hai, trình bày sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chế định;
Thứ ba, phân tích quy định của một số quốc gia về vượt quá phòng vệ chính đáng
theo BLHS của mỗi quốc gia;
Thứ tư, dựa trên quy định của từng quốc gia, xây dựng bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam. Sửa đổi, bổ sung ở quy định ở Phần chung và Phần các tội phạm;
Thứ năm, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS
Việt Nam mà nhóm nghiên cứu nhận thấy từ góc độ nghiên cứu của nhóm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề lý luận, quy định của BLHS
Việt Nam và BLHS một số nước trên thế giới về vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, cũng như thực tiễn áp dụng quy định đối với chế định vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, phân tích quy định trong BLHS (những
điều kiện áp dụng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng), cũng như nghiên cứu, so
sánh quy định về phòng vệ chính đáng trong BLHS một số nước trên thế giới.
5. Cách tiếp cận
Nhóm nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận diễn dịch. Thông qua sự nghiên cứu, tìm
hiểu kỹ càng về quy định của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới,
nhóm đã đưa ra những điểm mấu chốt, những từ khóa để sau đó phân tích, làm rõ
những quan điểm là giống nhau hay khác nhau, ưu điểm hay khuyết điểm.
8

6. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương
pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác
giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
Chương 1: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử
để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và lịch sử.
Chương 2,: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh luật học
để làm sáng tỏ các vấn đề quy định của BLHS Việt Nam và các nước về nội dung
nghiên cứu.
Chương 3: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra
xã hội học, điều tra án điển hình để làm sáng tỏ các vấn đề thực tiễn áp dụng và đề
xuất kiến nghị, giải pháp.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau:
a, Về phương diện lý luận
Đây là công trình nghiên cứu đồng bộ đầu tiên từ sau khi ban hành BLHS năm
1999, sửa đổi năm 2009 và BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đến nay đề
cập một cách tương đối có hệ thống và riêng biệt về chế định phòng vệ chính đáng ở
cấp độ một đề tài nghiên cứu của cử nhân luật học với các đóng góp về mặt khoa học
đã nêu trong phần phạm vi nghiên cứu ở trên.
b, Về phương diện thực tiễn
Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc đánh giá, xác định đúng đắn thực tiễn áp
dụng quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, xác định ranh giới giữa tội
phạm với không phải là tội phạm (phải chịu TNHS hay được loại trừ TNHS), từ đó,
đưa ra kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định này trong BLHS nước ta ở khía cạnh lập
pháp, cũng như đề xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, đề
tài còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo về lý luận cũng như thực tiễn cho đối với các
sinh viên chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật về quyền làm chủ của nhân dân, về ý thức chủ động, quyết
liệt đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay.
9

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ CÁC TRƯỜNG


HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

Trong quá trình lập pháp lâu dài với nhiều lần sửa đổi, các trường hợp phạm tội
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ngày càng được hoàn thiện và bổ sung vào
BLHS Việt Nam. Những quy định đó dựa trên sự phân tích, lý luận khoa học chặt chẽ
về tính chất, đặc điểm của hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

1.1. Khái niệm và đặc điểm của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng
Phòng vệ chính đáng là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm
hình sự (không phải chịu trách nhiệm hình sự). Phòng vệ chính đang trong nhiều
trường hợp cũng có thể gây thiệt hại cho một chủ thể nào đó, nhưng vì nó có những
yếu tố làm cho tính nguy hiểm cho xã hội không còn, thậm chí phù hợp với lợi ích của
xã hội được xã hội khuyến khích. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng được xem
là phòng vệ chính đáng mà bất cứ một mức độ kháng cự nào dù nhiều hay ít cũng cần
có mức giới hạn của nó. Và khi sự phòng vệ là quá mức cần thiết thì người phòng vệ
sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần thiệt hại mà họ gây ra.
1.1.1. Khái niệm các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng
Các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Bộ luật
Hình sự Việt Nam gồm: giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng.
Theo BLHS 2015 có quy định tại khoản 2 điều 22 BLHS (sửa đổi bổ sung 2017)
đã có quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: “Vượt quá phòng vệ chính
đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.”
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp phòng vệ khi đã có đủ cơ
sở làm phát sinh quyền phòng vệ - là sự tấn công của con người, nguy hiểm đáng kể,
hành vi trái pháp luật đang hoặc sẽ xảy ra ngay tức khắc và người phòng vệ đã thực
hiện đúng nội dung của quyền phòng vệ, nghĩa là đã có những hành vi chống trả gây
10

thiệt hại cho chính kẻ tấn công để bảo vệ mình nhưng đã vượt ra ngoài phạm vi cho
phép và gây thiệt hại cho người tấn công rõ ràng quá mức cần thiết, không tương xứng
với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công. Thiệt hại cho kẻ tấn công
nhận lại thái quá so với hành vi nguy hiểm mà người tấn công gây ra.
Nói cách khác, đây là trường hợp “... Người phòng vệ đã dùng những phương
tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức
độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi phải dùng các
phương tiện và phương pháp đó”.
Để đánh giá một người có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không cần xác
định họ có đủ điều kiện của phòng vệ không? (các điều kiện về phát sinh quyền phòng
vệ đã trình bày ở trên). Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được điều luật
diễn đạt bằng cụm từ “rõ ràng là quá mức cần thiết”. Để đánh giá một hành vi vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng rõ ràng là quá mức cần thiết phải dựa vào các điều
kiện đánh giá tính cần thiết của hành vi phòng vệ đã trình bày ở trên. Vi phạm các điều
đó là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Để đánh giá tính chất “rõ ràng là quá mức cần thiết” của hành vi vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng còn phải dựa vào tình tiết cụ thể của vụ việc. Nhìn chung,
cần dựa vào một số các tiêu chí sau:
- Tính chất của quan hệ xã hội đang bị đe dọa xâm phạm;
- Mức độ thiệt hại do nguồn đe dọa gây ra;
- Mức độ của hành vi tấn công;
- Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện mà người tấn
công sử dụng;
- Khả năng phòng vệ của người phòng vệ. v.v…1
Người phòng vệ chính đáng trong những trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng phải chịu TNHS nếu có lỗi đối với việc vượt quá của mình. Tuy nhiên,
TNHS không như những trường hợp bình thường. Điều 51 BLHS 2015 đã coi vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Như vậy vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng là việc người phòng vệ vi phạm điều kiện chống trả “một
cách cần thiết” của phòng vệ chính đáng.

1
“CÁC TỘI PHẠM DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM (TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN Ở TÂY NGUYÊN)”, t.g Trần Thị Thanh Tâm, tr.7
11

1.1.2. Đặc điểm của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng
Pháp luật hình sự quy định có rất nhiều loại tội phạm khác nhau dựa trên cơ sở
phân chia về quan hệ xã hội, yếu tố về lỗi... Nhìn chung các tội phạm đều được hợp
thành bởi các yếu tố nhất định. Điều này có ý nghĩa trong việc xác định một người đã
thực hiện hành vi được cho là tội phạm hay chưa, hay việc thực hiện hành vi đó phạm
tội ở mức độ nào.
Theo đó, có 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Đó là: chủ thể của tội phạm, mặt khách
quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, và khách thể của tội phạm. Bất kì một
tội phạm nào, không phụ thuộc vào loại tội phạm, mức độ nghiêm trọng đều phải xem
xét dưới 4 yếu tố cấu thành tội phạm kể trên. Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng cũng không phải ngoại lệ.
*Khách thể của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng
Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được BLHS Việt Nam 2015
ghi nhận là tội phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Ví
dụ, ở Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015, tội phạm này có thể xâm phạm đến quyền sống
(điều 126 BLHS 2015) và xâm phạm làm tổn hại sức khỏe của con người (điều 136
BLHS 2015).
*Mặt khách quan của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng
Hành vi khách quan được thể hiện bằng việc chống trả quyết liệt quá mức cần
thiết của người bị xâm hại nhằm dập tắt hoàn toàn hành vi xâm hại họ và dẫn tới hậu
quả nghiêm trọng.
*Chủ thể của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Về lý trí: khi thực hiện hành vi
chống trả lại hành vi xâm hại, người phạm tội đều xác định được làm như vậy là nguy
hiểm và có thể gây thiệt hại rất lớn cho người có hành vi xâm hại. Về ý chí: người
phạm tội mong muốn thực hiện hành vi tấn công, chống trả lại nhằm dập tắt sự xâm
hại.
12

*Mặt chủ quan của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng
Tội phạm này được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự – tức là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
1.2. Trách nhiệm hình sự của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng
Những hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nghĩa là những hành vi
đó không còn nằm trong phạm vi của phòng vệ chính đáng, hành vi đã gây hậu quả
quá mức so với hành vi tấn công thì trường hợp này không nằm trong những trường
hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự đối với những hành vi gây ra thiệt hại của mình. Việc chịu trách nhiệm
hình sự sẽ tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ phát sinh trách nhiệm tương ức với hành vi
vượt quá phạm vi cho phép của quyền phòng vệ.
Tuy nhiên, bản chất của những hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này không
có tính nguy hiểm cho xã hội cao như những hành vi phạm tội thông thường. Yếu tố
lỗi của người gây ra thiệt hại ở đây không hoàn toàn là lỗi cố ý trực tiếp, người gây ra
hành vi thiệt hại ban đầu cũng là “nạn nhân” của những hành vi đe doạ nên mới phát
sinh những hành vi phòng vệ, chống trả quá mức rồi mới trở thành “người phạm tội do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” như vậy. Mục đích của hành vi phòng vệ là
bảo vệ kịp thời lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người công dân
khỏi sự xâm hại. Tất cả những yếu tố đó khẳng định về sự nguy hiểm đối với xã hội
của hành vi này là khá thấp so với những tội danh khác nên BLHS cũng có quy định
việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng. Trường hợp được giảm nhẹ cần thoả mãn những các lý do sau:
Thứ nhất, hành vi của người phạm tội trong trường hợp này xuất phát từ động cơ
đúng, tích cực nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, lợi ích của Nhà nước, tổ chức
hoặc người khác
Thứ hai, khi bị tấn công và nhất là khi bị tấn công bất ngờ, người phạm tội khó
có điều kiện bình tĩnh lựa chọn biện pháp chống trả thích hợp nên mới có hành vi gây
thiệt hại quá mức như vậy.
13

Thứ ba, nạn nhân cũng là người có lỗi vì đã có hành vi tấn công, xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, tổ chức hoặc người khác.
BLHS 2015 đã có quy định và nói về tình tiết định tội trong trường hợp vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng tại điều 126 (tội giết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội) và điều 136
(tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm
tội). Ngoài ra, vượt quá phòng vệ chính đáng còn được quy định là tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự tại điều 51. Cụ thể như sau:
“Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do
vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”

“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến
60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe
của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt
tù từ 01 năm đến 03 năm.”
14

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 điều 51
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;”
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về các trường hợp
phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945
Lịch sử lập pháp đi liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Trong khoảng thời
gian từ thế kỷ X sau công nguyên là thời kỳ xây dựng Nhà nước độc lập bắt đầu từ
thời họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo), đến thời họ Ngô (Ngô Quyền), họ Đinh
(Đinh Bộ Lĩnh) và tiền Lê (Lê Hoàn) sau khi trải qua cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược nhà Đường, nhà Tống (Trung Quốc). Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII là khoảng
thời gian trị vì đất nước của nhà Lý (Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ...), Nhà nước Đại Cồ
Việt đổi tên thành nước Đại Việt. Vào năm 1042, Lý Thái Tông ra lệnh cho Quan
Trung thư xây dựng cuốn Hình thư để dân thi hành cho tiện, song khốn thay, sách ấy
ngày nay không còn nữa. Nhờ các tài liệu vụn vặt tản mác trong sử cũ, ngày nay cũng
có thể có một quan niệm tổng hợp về tinh thần đặc sắc của luật pháp Triều Lý, phản
chiếu rõ rệt cái cá tính độc lập truyền thống của dân tộc Việt Nam, hơn nữa còn minh
chứng rằng trên lập trường thực tế, dân ta tuy bị vùi lấp trong chính sách ngu dân non
1000 năm, song chỉ cần một thời gian độc lập không đầy một thế kỷ cũng tiến đến một
trình độ pháp lý rất khả quan.
Chế định này đã có những bước tiến vượt bậc trong Bộ luật Hồng Đức văn bản
được đánh giá là tiến bộ, khá đầy đủ và hoàn thiện. Cụ thể, ở điều 18, điều 19, điều
450, điều 499, điều 553 đã xuất hiện những trường hợp được quy định mang hơi
hướng của việc phòng vệ chính đáng mà theo mức độ và hoàn cảnh thực hiện hành vi
mà người đó được miễn hoặc giảm hình phạt. Những trường hợp vượt quá mức mà Bộ
luật cho phép thì sẽ coi là vượt quá sự phòng vệ.
1.3.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến cuộc pháp điển hóa lần thứ
nhất - Bộ luật Hình sự năm 1985
Đây là giai đoạn lịch sử dài, theo sự phát triển chung của Luật hình sự còn
15

có thể được chia làm các giai đoạn nhỏ khác, tuy vậy với nội dung cần phân tích là
những quy định liên quan đến chế định phòng vệ chính đáng, qua khảo sát chúng tôi
nhận thấy trong thời gian này pháp luật hình sự Việt Nam cũng không có nhiều các
quy định liên quan đến phòng vệ chính đáng vì vậy nhóm nghiên cứu không phân tích
từ giai đoạn năm 1945 đến pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất năm 1985.
1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi pháp
điển hóa lần thứ 2 - Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999
Bộ luật hình sự 1985 ra đời là một thành tự lớn của trí tuệ lập pháp hình sự nước
ta, đã có tác dụng to lớn trong công cuộc bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần tích cực vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua
ngày 27/6/1985 là Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, đặt dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện quy phạm pháp
luật về hình sự. Cụ thể, ở BLHS 1985 đã quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
“Điều 13. Phòng vệ chính đáng.
1- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của
tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của chính mình hoặc của người khác, mà chống trả
lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng
vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2- Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, có thể thấy rằng ngoài một chút khác biệt về từ ngữ nhưng chế định này
đã gần như hoàn thiện khái niệm từ ngay BLHS 1985, kể cả công nhận phạm tội trong
trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một tình tiết giảm nhẹ.
1.3.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi pháp điển
hóa lần thứ ba - Bộ luật Hình sự 2015
Đến Bộ luật hình sự năm 1999 đã không dùng thuật ngữ “tương xứng” mà thay
thế bằng thuật ngữ “cần thiết” tuy không làm thay đổi bản chất của chế định phòng vệ
chính đáng nhưng làm cho việc vận dụng chế định này trong thực tiễn
đấu tranh có hiệu quả hơn:
“Điều 15. Phòng vệ chính đáng
16

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của
tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống
trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức
cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm
hình sự.”
Trong 15 năm tồn tại và có hiệu lực, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đã góp
phần tích cực trong công tác đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm đến lợi ích
của Nhà Nước, tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ, đồng thời nhắc nhở, giáo dục
mọi người ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về phòng vệ chính
đáng trên toàn quốc.
So sánh với BLHS 1985 ở phần tội phạm do vượt quá phòng vệ chính đáng có
thể thấy BLHS 1999 đã cải thiện rõ rệt phần này. Điều này thể hiện ở chỗ BLHS 1999
đã quy định riêng cho trường hợp giết nhiều người nhằm tách biệt mức độ nặng nhẹ
của hành vi gây thiệt hại.
1.3.5. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 2015 đến nay
BLHS 2015 của Việt Nam đã cải thiện toàn bộ các khuyết điểm của các BLHS
trước đó, cho thấy sức mạnh nền tảng và ham học hỏi, cải thiện của nền lập pháp Việt
Nam là rất mạnh mẽ. Ở phần chung, khái niệm vượt quá phòng vệ chính đáng được
tiếp thu từ BLHS 1999 nên không có sự thay đổi. Tuy vậy ở phần các tội phạm liên
quan đến vượt quá phòng vệ chính đáng, cụ thể là tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng
được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với lý luận và thực tiễn hơn.
1.4. Phân biệt các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng với phòng vệ chính đáng
Điều 22 BLHS đã có quy định về hành vi phòng vệ chính đáng và hành vi vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng tại 2 khoản của điều luật. Cùng mục đích chống trả
lại hành vi tấn công nhưng khác nhau ở việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi tấn công trong hoàn cảnh cụ thể. Hành vi phòng vệ chính đáng yêu cầu mức độ
17

của hành vi phòng vệ có độ tương quan với hành vi tấn công. Nếu hành vi phòng vệ là
hành vi chống trả có mức “mạnh mẽ” hơn so với mức độ tấn công, gây thiệt hại, để lại
hậu quả đáng kể cho người tấn công, sẽ bị coi là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng.
Hậu quả từ hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đều phát
sinh từ những hành vi chống trả có cơ sở là có sự tấn công bên ngoài của hành vi
phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên để xác định hành vi chống trả của người phòng vệ thế
nào là “cần thiết” (phòng vệ chính đáng), thế nào là “rõ ràng quá mức cần thiết” (vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng) thì người áp dụng luật có những căn cứ để xác định
như sau:
Đầu tiên là tính chất, tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe
doạ xâm hại.
Thứ hai là tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công, bao gồm sức mạnh
và sức mãnh liệt của hành vi tấn công cùng với phương pháp, phương tiện, công cụ mà
người tấn công sử dụng.
Thứ ba là mức độ thiệt hại bị đe doạ người tấn công gây ra.
Thứ tư là khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể.2
Ví dụ: Do có mâu thuẫn cá nhân, A có dùng dao giết B, để bảo vệ mình B đã với
lấy cây gậy chống trả và do khá mạnh tay B đã gây thương tích nặng cho A. Có thể
thấy việc chống trả của B là cần thiết trước sự tấn công mãnh liệt, hung hãn của A khi
đã nhận thấy tính mạng của mình bị đe dọa nghiêm trọng. Việc B gây thương tích nặng
cho A là để ngăn chặn hành vi tấn công của A nhằm bảo vệ tính mạng của chính mình,
điều đó được coi là cần thiết và là hành vi phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, nếu với
cùng tình huống như vậy, cũng do mâu thuẫn đời sống, xích mích giữa A và B, A dùng
tay không và chỉ có ý định đánh B để xả những cơn tức giận, uất ức nhưng B vẫn dùng
hành động như vậy cùng cây gậy để chống trả và gây thương tích nặng cho A thì hành
vi chống trả đó của B đã “rõ ràng quá mức cần thiết” và trong trường hợp này hành vi
đó là hành vi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng. Bởi sự tấn công của A và
hành vi chống trả phòng vệ của B không tương xứng với nhau. Xét theo những căn cứ
đều có thể nhận thấy rõ ràng sự quá mức trong hành động của B. Vì vậy hành vi của B
trong trường hợp này là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và B sẽ phải chịu trách

2
Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung). NXB CAND, Hà Nội 2022
18

nhiệm hình sự tương xứng với hậu quả từ hành vi chống trả này. Dù không cố ý thì B
vẫn sẽ bị coi là phạm tội.
Qua những vấn đề đã nêu trên, có thể nhận thấy hành vi vượt quá phòng vệ chính
đáng khởi nguồn và mang bản chất tương tự hành vi phòng vệ chính đáng. Hai hành vi
này được phân biệt qua sự khác nhau căn bản là phòng vệ chính đáng không phải là tội
phạm; còn vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm; người phòng vệ chính
đáng phải chịu trách nhiệm hình sự còn người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS nhưng sẽ được xem
xét và giảm nhẹ trong từng trường hợp. Việc xác định giữa hai hành vi này là vô cùng
quan trọng trong việc định tội danh của người có hành vi phòng vệ.
1.5. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
Những vấn đề về xử lý vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đã bắt đầu được
quy định ở BLHS năm 1985 tại khoản 2 điều 13: “Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá
đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu
trách nhiệm hình sự”. Sau đó, điều 15 BLHS 1999 cũng có đưa ra nội dung về khái
niệm vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và khẳng định một cách dứt khoát “người
có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”. Cho
tới BLHS năm 2015 cũng có quy định về xử lý những trường hợp vượt quá giới hạn
của phòng vệ: “Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu
trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”.
BLHS Việt Nam 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ngoài quy định chung về
phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, đã có những quy định
cụ thể về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
1.5.1. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm được ghi
nhận tại điều 126 BLHS 2015 là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không
phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện gây thiệt hại về tính mạng cho người có
hành vi xâm hại.
19

a, Khách thể của tội phạm


Tội phạm xâm phạm đến quyền được sống của con người. Cuộc sống của mỗi
con người bắt đầu từ thời điểm họ được sinh ra cho đến lúc mất đi, và không thể bị
tước đi một cách trái luật. Tội phạm này đã xâm phạm đến quyền đó.
b, Mặt khách quan của tội phạm
Tội phạm này được thể hiện ở hành vi tước đoạt mạng sống của người đang có
hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người
phạm tội hoặc của người khác.
Hành vi khách quan được thể hiện bằng hành động dùng sức mạnh vật chất tác
động lên thân thể của nạn nhân bằng các cách thức khác nhau như dùng tay chân đấm
đá, dùng vũ khí... Việc dùng sức mạnh có thể có sự hỗ trợ của các loại công cụ,
phương tiện để tác động vào nạn nhân.
Để thấy được đặc trưng của hành vi giết người trong trường hợp này và phân biệt
hành vi này khác với các tội giết người khác cần xác định tình huống xảy ra chứa đựng
những dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nạn nhân là người có hành vi xâm hại lợi ích Nhà nước, của xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hành vi xâm hại của nạn nhân có thể là hành
vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Thứ hai, hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra (hành vi đã bắt đầu mà
chưa kết thúc).
Thứ ba, hành vi tấn công của người phạm tội phải tác động trực tiếp lên cơ thể
của người có hành vi xâm hại.
Thứ tư, hành vi phòng vệ của người phạm tội là hành vi chống trả rõ ràng quá
mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi xâm hại.
c, Chủ thể của tội phạm
Tội phạm này được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự. Tức là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng
nhân thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Mức cao nhất của hai khung hình phạt quy định cho tội phạm này chỉ là 02 năm
và 05 năm, nên tội phạm này chỉ là ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Vì vậy chủ thể
của tội phạm phải từ đủ 16 tuổi trở lên vì theo quy định của khoản 1 điều 12 BLHS
20

Việt Nam 2015 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác, cụ thể là các tội: Điều 145
(Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi); Điều 146 (Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 147 (Tội sử
dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm); Điều 325 (Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc
chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp); Điều 329 (Tội mua dâm người dưới 18
tuổi).
d, Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Về lí trí, khi thực hiện hành vi
chống trả lại hành vi xâm hại, người phạm tội đều xác định được làm như thế là nguy
hiểm và có thể gây ra cái chết cho người có hành vi xâm hại Về ý chí, người phạm tội
mong muốn thực hiện hành vi tấn công lại để dập tắt sự xâm hại.
e, Ví dụ về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Bản án
số 91/2019/HSST3
Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Cấp xét xử: Sơ thẩm
*Tóm tắt bản án:
Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 20/9/2018, L điều khiển xe đầu kéo biển số 51D -
182.xx kéo rơ moóc biển số 51R - 197.xx chở 02 container loại 20 feet lưu thông trên
đường NTĐ (theo H từ cảng CL về vòng xoay MT, Quận O, Thành phố Hồ Chí Minh),
trên làn đường bên trái sát dải phân cách ở phần đường dành cho xe ô tô lưu thông.
Khi đến giao lộ đường NTĐ - Đường 35CL, phường CL, Quận O, trong lúc dừng đèn
đỏ thì L nhìn thấy anh Nguyễn Định H dừng xe gắn máy biển số 54S5 – 42xx trước
đầu xe ô tô của L (bút lục 77). Khi đèn xanh bật lên anh H không điều khiển xe đi mà
đứng nhìn L và tay chỉ lên tín hiệu đèn giao thông. L bấm còi liên tục ra hiệu kêu anh
H dời xe đi thì bất ngờ anh H xông đến cửa bên tài xế, đứng trên bục lên xuống của
cabin xe ô tô và dùng dao (loại dao xếp bằng kim loại dài 15,5 cm, mũi nhọn) đâm 01
nhát trúng vào sau mang tai bên trái của L (có bút lục). Tiếp đó, anh H bước xuống đất
mở cửa xe ô tô rồi xông lên nắm cổ sau gáy của L kéo xuống xe và dùng dao đâm tiếp
01 nhát trúng vào ngực của L, L vừa lao xuống xe theo lực kéo của anh H, vừa chụp
lấy con dao (dài khoảng 33cm, cán màu nâu đen, mũi nhọn) để trên cánh cửa xe ô tô

3
Bản án số 91/2019/HSST, ngày 28/3/2019, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tại địa chỉ:
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta425646t1cvn/chi-tiet-ban-an. Truy cập ngày 25/01/2024.
21

cầm trên tay phải. Lúc này, L và anh H đứng đối diện và ôm giằng co với nhau, tay trái
L ôm cổ anh H, tay phải cầm dao đưa về phía trước đâm ngược lại trúng vào phía lưng
phải của anh H 01 nhát (có bút lục). Anh H tiếp tục dùng dao đâm một nhát trúng vào
hông trái của L, L cũng cầm dao đâm lại 01 nhát trúng vào vùng lưng trái của anh H
(có bút lục). Sau đó, L lên cabin xe ô tô cất dao rồi bước xuống xe ngồi ôm bụng, còn
anh H đi tới đi lui được vài bước thì gục xuống đường cạnh xe gắn máy của anh H và
tử vong tại hiện trường (có bút lục).
Trong lúc anh H và L đánh nhau, người dân xung quanh hiện trường đã điện
thoại báo tin cho Cảnh sát 113 Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Cảnh sát 113 điện
thoại báo tin cho Công an phường CL, Quận O. Nhận được tin báo, khoảng 18h35’
cùng ngày, Công an phường CL đã kịp thời có mặt để bảo vệ hiện trường, lập biên bản
bắt người phạm tội quả tang đối với L và sau đó đưa L đi cấp cứu tại Bệnh viện Quận.
*Quyết định của Tòa án
- Tuyên bố: bị cáo L phạm tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng”.
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều 126; điểm s Khoản 1 và Khoản 2 Điều 51 của Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
+ Xử phạt: bị cáo L: 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính kể từ ngày
20/9/2018.
- Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Hình sự; các Điều
584, 585, 586 và Điều 591 của Bộ luật dân sự 2015.
+ Buộc bị cáo L có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng bị hại cho các
ông, bà NVĐ và HTTL (là đại diện hợp pháp của bị hại Nguyễn Đình H) tổng cộng là
189.000.000đ (một trăm tám mươi chín triệu đồng). Thi hành một lần ngay khi bản án
có hiệu lực pháp luật tại cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền.
- Các trách nhiệm khác và án phí được nêu trong bản án sơ thẩm.
*Bình luận nội dung vụ việc trong bản án
Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa bị cáo L và bị hại H xuất phát từ mâu
thuẫn khi tham gia giao thông. Từ nội dung vụ việc, có thể thấy ban đầu anh H đã
dùng dao tấn công anh L ngay cả khi anh L đan ở trong cabin của xe đầu kéo. Người
nhà bị hại lập luận rằng nếu anh L không mở cửa gây hấn trước thì anh H không thể
nào gây thương tích được cho anh L. Điều này tương đối hợp lý, nhưng sau khi điều
22

tra đã xác nhận anh H tấn công trước nên ở thời điểm này có thể anh L đang mở cửa sổ
của cabin, nên anh H hoàn toàn có thể tấn công anh L (nên chỗ này ý kiến của người
nhà bị hại không được chấp thuận).
Sau đó, xét đến việc anh H đã mang vật nguy hiểm theo người (cụ thể là con
dao), dù không rõ mục đích gì, cũng có thể xác định đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Anh H đã sử dụng dao để tấn công anh L: đầu tiên là ở mang tai trái của L. Vị trí mang
tai trái là vị trí rất nguy hiểm nếu bị tấn công, cho thấy có khả năng anh H đã có ý
muốn gây thương tích rất nặng cho anh L. Sau khi đâm vào mang tai trái anh L, anh H
đã ngay lập tức mở cửa xe và kéo anh L xuống; đồng thời lúc đó anh L nhanh tay lấy
được con dao bên cửa xe xuống. Hai bên giằng co nhau và hậu quả anh H tử vong tại
chỗ, anh L bị thương nặng.
Ở đây theo nhóm có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất, hành vi của anh L trong lúc đó có thể là hành vi duy nhất
theo đánh giá chủ quan của anh L là duy nhất để bảo vệ chính bản thân mình: chống
trả lại một cách quyết liệt và nhằm dập tắt sự nguy hiểm đối với tính mạng của mình.
Vì trước đó, anh đã bị đâm một nhát vào mang tai trái nên anh L hoàn toàn có cơ sở tin
rằng tính mạng của mình có thể bị xâm phạm và tước đoạt nếu không chống trả. Thứ
hai, trong bản án có nói rằng hành vi của anh là chống trả quá mức cần thiết: trong
trường hợp này có thể chỉ hậu quả mới là quá mức cần thiết chứ hành vi chưa chắc đã
quá mức cần thiết. Đặt trong bối cảnh của anh L, rõ ràng anh hoàn toàn có đủ cơ sở và
niềm tin để chống trả lại. Vậy nên sự đánh giá hành vi của anh L là hành vi chống trả
quá mức cần thiết là sự đánh giá từ hậu quả ngược lại chứ không phải đánh giá bản
thân hành vi.
Quan điểm thứ hai, ngược lại với cách nhìn nhận thứ nhất, anh L đã thực hiện
hành vi phản kháng anh H sau khi bị anh H hành hung trước. Tuy nhiên, anh L có thể
có nhiều lựa chọn hơn là việc dùng dao giằng co với anh H như chạy trốn, kêu gọi
giúp đỡ, bằng biện pháp khác khống chế anh H… chứ không phải dùng dao đâm lại
anh H. Dù việc anh L bị đâm trước là dễ hiểu để dẫn tới hành vi dùng dao chống trả,
tuy nhiên sự việc hai bên giằng co nhau và hai bên tiếp tục gay thương tích cho nhau
chứng tỏ anh L lúc này có thể đã phát sinh ý định gây thương tích nguy hiểm hoặc
tước đoạt mạng sống của anh L, tức là ý chí chủ quan của anh L mong muốn anh H
phải bị thương tích. Đây có thể coi là hành vi giết người.
23

Từ hai quan điểm trên, có thể thấy rằng quan điểm nào cũng có lý đúng và có
những điểm hạn chế. Nhóm đánh giá quyết định của Tòa án trong bản án sơ thẩm này
là sự dung hòa hai quan điểm nhằm giải quyết ổn thỏa quyền và lợi ích mỗi bên, đồng
thời đưa ra hình phạt và các trách nhiệm khác tương xứng cho người phạm tội.
1.5.2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết,
không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện gây thiệt hại nghiêm trọng về sức
khỏe cho người có hành vi xâm hại; được ghi nhận tại điều 136 BLHS 2015.
a, Khách thể của tội phạm
Tội phạm này xâm phạm vào quyền bảo hộ về sức khỏe của con người. Sức khỏe
của con người là tình trạng sức lực của con người đang sống trong điều kiện bình
thường. Xâm phạm về sức khỏe con người là thông qua sự tác động làm cho người đó
mất đi một phần hay toàn bộ sức lực có sẵn của chính người đó, làm cho họ khó khăn
trong cử động, hoạt động so với trước khi họ bị hành vi xâm hại tác động tới.
b, Mặt khách quan của tội phạm
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng có các loại hành vi khách quan sau:
- Gây thương tích cho người có hành vi xâm hại là dùng sức mạnh vật chất tác
động lên thân thể của người đó làm cho bộ phận của cơ thể bị biến dạng không còn
trạng thái và tính năng bình thường ban đầu. Việc dùng sức mạnh vật chất có thể dùng
chân tay hoặc các công cụ phương tiện hỗ trợ như dao, súng, gậy... tác động lên các bộ
phận trên cơ thể.
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người có hành vi xâm hại là dùng sức mạnh vật
chất tác động lên thân thể của con người làm cho sức khoẻ của nạn nhân yếu đi, không
còn nguyên vẹn như trước mặc dù không để lại dấu vết trên thân thể họ.Tính đặc trưng
của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trường hợp này giống với những yếu tố đặc trưng của tình huống giết người do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng, đó là:
24

Thứ nhất, nạn nhân là người có hành vi xâm hại lợi ích Nhà nước, của xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hành vi xâm hại của nạn nhân có thể là hành
vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Thứ hai, hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra (đã bắt đầu mà chưa kết
thúc).
Thứ ba, Hành vi tấn công của người phạm tội phải tác động trực tiếp lên cơ thể
của người có hành vi xâm hại.
Thứ tư, hành vi phòng vệ của người phạm tội là hành vi chống trả rõ ràng quá
mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi xâm hại.
c, Mặt chủ quan của tội phạm
Về lí trí, khi thực hiện hành vi chống trả lại hành vi xâm hại, người phạm tội đều
xác định được làm như thế là nguy hiểm và có thể gây ra thương tích cho người có
hành vi xâm hại.
Về ý chí, người phạm tội mong muốn thực hiện hành vi tấn công lại để dập tắt sự
xâm hại. Với hậu quả, có thể họ xác định rõ hậu quả sẽ gây thương tích cho người có
hành vi xâm hại và cho rằng chỉ có hậu quả đó xảy ra mới chấm dứt được hành vi xâm
hại nên hướng hành vi vào để đạt được hậu quả đó, nhưng cũng có thể chủ thể không
xác định trước hậu quả nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra (hậu quả đến đâu thì đến,
miễn là dập tắt được hành vi xâm hại) miễn là dấp tắt được hành vi xâm hại.
d, Chủ thể của tội phạm
Tội phạm này được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự. Tức là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng
nhân thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Mức cao nhất của hai khung hình phạt quy định cho tội phạm này chỉ là 1 năm và
3 năm, nên tội phạm này chỉ là ít nghiêm trọng. Vì vậy, chủ thể của tội phạm phải từ
đủ 16 tuổi trở lên, tương tự với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng.
e, Ví dụ về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng: Bản án số 27/2019/HS-ST
Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Ba Tri, Bến Tre
Cấp xét xử: Sơ thẩm
25

*Tóm tắt bản án


Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 19/4/2017, Nguyễn Đình B đang ăn cơm ở căn nhà
sau tại ấp H, xã X (B, Bến Tre) thì nghe Trần Nhật K đi đến chửi và đe dọa giết B, nên
B lấy 02 con dao chét để lên bàn ăn cơm phòng thủ. Khi K đi đến cửa sau định vào nhà
thì B lên tiếng ngăn cản không cho K vào, nhưng K vẫn xông vào nhà và móc con dao
trong người ra đâm B một nhát, B lùi lại né tránh được liền chụp 02 con dao để trên
bàn chém một lượt 02 con dao trúng vào vùng cổ của Trần Nhật K gây thương tích.
Sau đó, K bỏ đi đến nhà anh Phạm Văn H ở gần nhà Nguyễn Đình B thì bị ngất xỉu và
được mọi người đưa đi cấp cứu điều trị.
*Quyết định của Tòa án
- Tuyên bố bị cáo Nguyễn Đình B phạm tội “Cố ý gây thương tích do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng”.
- Căn cứ khoản 1 Điều 106; Điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 33;
Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);
+ Xử phạt bị cáo Nguyễn Đình B 06 (Sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Thời gian thử thách là 12 (Mười hai) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm là ngày
27/8/2019
+ Giao bị cáo Nguyễn Đình B về cho UBND xã X, huyện B, tỉnh Bến Tre giám
sát, giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách
+ Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp
luật về Thi hành án hình sự.
- Các trách nhiệm khác liên quan và án phí.
*Bình luận nội dung vụ việc
Ở vụ việc được nêu trong bản án, nhận thấy bị cáo Nguyễn Đình B và bị hại Trần
Nhật K có mâu thuẫn từ trước, nên ngày 19/4/2017 K đến chửi rủa và đe dọa giết B.
Sau đó K đến cửa sau và xông vào nhà đâm B một nhát (B không cho phép và đã ngăn
cản). Sau đó, B lấy được 2 con dao đã thủ sẵn trong phòng chém vào cổ K. Như vậy,
chúng ta có thể thấy rằng trước khi hành vi phạm tội xảy ra, B có căn cứ và niềm tin
rằng tính mạng của mình có thể bị đe dọa nên mới thủ 02 con dao trong phòng để tự
vệ. Tuy nhiên K đã cố tình xông vào và tấn công B trước nên B phải tự vệ bằng cách
lấy 02 con dao chém K. Sau đó, tường thuật sự việc cho thấy B không hề có ý muốn
gây thêm thiệt hại cho K hay bất cứ hành vi trái pháp luật nào. Trong trường hợp của
26

sự việc này, cơ sở cho việc tự vệ của B là có và B hoàn toàn có thể lựa chọn thực hiện
hành vi này vì đây có thể là phương án tốt nhất để B tự bảo vệ chính bản thân mình
trước sự nguy hiểm của K.
Quyết định của Tòa án cũng có mang yếu tố giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho B
là phù hợp. Áp dụng Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009), nhóm cho rằng trường hợp này bị cáo B hoàn toàn có thể được áp dụng thêm
tình tiết giảm nhẹ được nêu ở điểm i khoản 1 điều 46 BLHS 1999 là “Phạm tội vì bị
người khác đe doạ, cưỡng bức”. Trường hợp này nhóm nghiên cứu nên đề xuất sửa
đổi, bổ sung thêm quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng.
1.5.3. Trách nhiệm hình sự của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng
*TNHS của trường hợp phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng:
Điều luật quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm ở cấu thành cơ bản (khoản 1). Khoản 2 (cấu thành tăng nặng)
quy định tình tiết giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
*TNHS của trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Trong khoản 1 quy định: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trong khoản 2 quy định: trong trường hợp gây thương tích cho 02 người trở lên
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% hoặc Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trong khoản 3 quy định: trường hợp Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Có thể thấy rằng, ở Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã sửa đổi, bổ
sung chi tiết cho tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
27

khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là bước phát triển lớn so với Bộ luật
Hình sự 1999.
Tiểu kết chương 1
Nhìn chung, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một chế định quan trọng
và lâu đời trong nghiên cứu khoa học hình sự và thực tiễn xét xử các vụ án tại Việt
Nam. Việc xác định một hành vi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được dựa
trên bốn cơ sở chính - bốn yếu tố cấu thành tội phạm theo pháp luật hình sự: mặt khách
quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể của tội phạm; trong đó, việc xác định tính chất
và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra là cơ sở lý luận quan trọng để nhận định hành
vi là phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngoài ra, lý
luận về trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mang ý nghĩa
đặc biệt trong việc bảo vệ quyền con người và thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp
luật hình sự. Mỗi cá nhân có quyền phòng vệ để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của
bản thân và người khác, nhưng hành vi phòng vệ không được vượt quá giới hạn để gây
ra thiệt hại và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác; ngoài ra,
cơ sở lý luận của pháp luật hình sự cũng ghi nhận những hành vi phạm tội do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng xuất phát từ hành vi phòng vệ hợp pháp của tội phạm,
góp phần quan trọng trong việc đưa ra các chế tài hợp lý cho tội phạm trong trường
hợp đặc biệt này. Như vậy, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được xây dựng dựa
trên một cơ sở lý luận vững chắc, đảm bảo thực hiện công bằng các trường hợp vi
phạm nhưng cũng mang tinh thần nhân đạo, giáo dục của pháp luật hình sự, thể hiện rõ
ở những quy định trong BLHS Việt Nam 2015 cũng như BLHS các nước trên thế giới.
28

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC
TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH
ĐÁNG

Việc tìm hiểu về quy định về các tội phạm vượt quá giới hạn của quyền phòng vệ
chính đáng theo pháp luật của một số quốc gia là một phần quan trọng của việc nghiên
cứu và phát triển hệ thống pháp luật hình sự. Các quốc gia có những quy định và tiếp
cận riêng biệt đối với vấn đề này, dựa trên lịch sử, văn hóa, và hệ thống pháp luật của
họ.

2.1. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng trong Bộ luật Hình sự Ca-na-đa

Tại Ca-na-đa, các quy định về phòng vệ chính đáng được xem xét trong ngữ cảnh
của luật hình sự về tự vệ và tự bảo vệ. Các tiêu chuẩn và điều kiện để xác định tính
hợp lệ của hành vi phòng vệ chính đáng được quy định cẩn thận để đảm bảo sự cân
bằng giữa quyền tự bảo vệ và bảo vệ quyền của người khác.
a, Cơ sở xây dựng và tính chất của hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng theo Bộ luật Hình sự Ca-na-đa
Tuân thủ những quy định chung của luật hình sự về vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng, BLHS Ca-na-đa không đề ra khái niệm chung để định nghĩa hành vi trên,
mà đưa ra những quy định cụ thể tại 3 trường hợp mà bộ luật nước này ghi nhận về
phòng vệ chính đáng: phòng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe; phòng vệ để bảo vệ tài
sản; phòng vệ trong khi giúp người thi hành công vụ.
BLHS Ca-na-đa đưa ra quan điểm về hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng
thông qua việc ban hành quy định chi tiết về tính chất “cần thiết” của hành vi phòng vệ
chính đáng. Tính chất cần thiết này thể hiện qua 2 trong 4 tiêu chuẩn để kiểm tra
“người hợp lý” (reasonable man)4 như sau:
Cơ sở 1: việc thực hiện hành vi chống trả có thực sự cần thiết hay không?
Cơ sở này mang tính đồng nhất với quan điểm chung về tính cần thiết của hành
vi phòng vệ chính đáng của luật hình sự thế giới, khi hành vi chống trả cần phải nhằm
mục đích ngăn chặn nguồn nguy hiểm cũng như thiệt hại xảy đến từ hành vi xâm phạm

4
Học thuyết của Ted Truscott
29

bất hợp pháp. Các hành vi chống trả không cần thiết được xem là vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng và bị truy tố TNHS theo đúng tội danh mà người phạm tội vi
phạm.
Để giúp thông suốt trong quá trình xác minh và điều tra tính cần thiết, Ted
Truscott đặt ra những câu hỏi phụ5 về vấn đề cần thiết cho hành vi phòng vệ. Những
câu hỏi này đã thể hiện được tính chất “cần thiết” - là căn cứ quan trọng để xác định
một hành vi phòng vệ đã vượt quá giới hạn hay vẫn chính đáng. Có thể rút ra được,
người có hành vi phòng vệ đã tìm mọi biện pháp khác để ngăn chặn hành vi xâm phạm
nhưng bất thành, thể hiện ở việc trước khi phải sử dụng đến các cách thức gây thiệt
hại, người có hành vi phòng vệ đã cố gắng thực hiện các biện pháp khác không gây
thiệt hại nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm đang diễn ra. Đây là căn cứ quan trọng để
xác định cũng như minh chứng cho việc người thực hiện phòng vệ không có lỗi trong
thực hiện hành vi, và là ranh giới phân tách việc phòng vệ chính đáng có còn đảm bảo
được mục đích duy nhất là ngăn chặn hành vi vi phạm hay không. Và trường hợp
không thể hiện được hành vi phòng vệ là bất đắc dĩ sẽ khiến hành vi dù còn tính chất
phòng vệ nhưng được xác định là “vượt quá giới hạn”.
Cơ sở 2: Thời điểm thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng.
Pháp luật hình sự Ca-na-đa đưa ra quan điểm hành vi phòng vệ chính đáng không
phải hành vi được thực hiện sau khi hành vi vi phạm đã chấm dứt. Như vậy, hành vi
chống trả sau sẽ trở thành hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Điều này
phù hợp với nguyên tắc xác định lỗi của người phạm tội trong pháp luật hình sự, bởi
khi đó hành vi chống trả là không cần thiết, mang tính chủ quan gây thiệt hại của
người thực hiện và sẽ bị truy cứu TNHS.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra rằng quan điểm này đồng thời chấp nhận hành vi
phòng vệ sớm - phòng vệ chính đáng trước khi hành vi nguy hiểm thực sự xảy ra trên
thực tế. Đây là điểm khác biệt so với BLHS Việt Nam, bởi lẽ hành vi phòng vệ sớm
theo quy định của BLHS Việt Nam vẫn được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng.
Như vậy, nhìn chung BLHS Ca-na-đa cũng có tinh thần chung về vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng về việc xác định đây là hành vi bị truy cứu TNHS cũng như
áp dụng các chế tài xử lý vi phạm cho hành vi này. Tuy nhiên, BLHS Ca-na-đa đã đưa

5
Anh đã cố gắng xin lỗi khi còn thời gian? Anh đã cố gắng bỏ chạy khi có thể? Anh đã làm mọi cách để tránh
xảy ra dùng vũ lực?
30

ra được quy định chặt chẽ về căn cứ phát sinh hành vi, hướng dẫn cụ thể về xác định
hành vi cũng như quy định cụ thể trong 3 trường hợp phòng vệ. Đây là điểm sáng giúp
quá trình xét xử các vụ án phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được
minh bạch, rõ ràng và đúng đắn hơn.
b, Những quy định về trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng theo Bộ luật Hình sự Ca-na-da
Chế định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Ca-na-đa đã
được sửa đổi, bổ sung vào lần sửa đổi ngày 11/03/2013. Những quy định mới là những
thay đổi mang tính chất rút gọn, khiến những quy định về phòng vệ chính đáng không
còn dài dòng, trùng lặp. Các trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong
pháp luật hình sự Ca-na-đa được quy định tại Tiết 25, Tiết 34, 35 BLHS Ca-na-đa năm
2013, bao gồm đầy đủ các trường hợp mà nước này có quy định phòng vệ chính đáng
gồm Phòng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình hoặc của người khác; Phòng
vệ để bảo vệ tài sản và Giúp đỡ người thi hành công vụ.
*Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của
mình hoặc của người khác (defence of self and others):
Tại Tiết 34, BLHS Ca-na-đa quy định về trường hợp phòng vệ để bảo vệ tính
mạng, sức mạnh của mình hoặc người khác như sau:
“Phòng thủ – sử dụng hoặc đe dọa vũ lực
(1) Một người không phạm tội nếu:
(a) họ tin rằng trên cơ sở hợp lý có hành vi vũ lực đang được sử dụng để chống
lại họ hoặc người khác hoặc một mối đe dọa vũ lực đang được thực hiện đối với họ
hoặc người khác;
(b) hành vi cấu thành tội phạm được thực hiện với mục đích tự vệ hoặc bảo vệ
bản thân hoặc người khác khỏi việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực đó
(c) hành động được thực hiện là hợp lý trong hoàn cảnh.
(2) Các nhân tố: Để xác định xem hành vi được thực hiện có hợp lý trong các
trường hợp hay không, tòa án sẽ xem xét các hoàn cảnh liên quan của người đó, các
bên khác và hành vi, bao gồm nhưng không giới hạn ở các yếu tố sau:
(a) tính chất của sự tấn công hoặc mối đe dọa;
(b) mức độ sắp xảy ra sử dụng vũ lực và liệu có sẵn các phương tiện khác để
ứng phó với khả năng sử dụng vũ lực hay không.
31

(c) vai trò của người đó trong vụ việc


(d) liệu bất kỳ bên nào trong vụ việc đã sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí;
(e) quy mô, độ tuổi, giới tính và khả năng thể chất của các bên trong vụ việc;
(f) bản chất, thời gian và lịch sử của bất kỳ mối quan hệ nào giữa các bên trong
vụ việc, bao gồm bất kỳ việc sử dụng trước hoặc đe dọa vũ lực và bản chất của vũ lực
hoặc đe dọa đó; bất kỳ lịch sử tương tác hoặc liên lạc nào giữa các bên trong vụ việc;
(g) bản chất và mức độ tương xứng của phản ứng của người đó đối với việc sử
dụng hoặc đe dọa vũ lực;
(h) liệu hành vi được thực hiện có phải là do sử dụng hoặc đe dọa vũ lực mà
người đó biết là hợp pháp hay không.
Ghi chú bên lề: Không phòng thủ
(3) Tiểu mục (1) không áp dụng nếu vũ lực được sử dụng hoặc đe dọa bởi người
khác nhằm mục đích làm điều gì đó mà họ được pháp luật yêu cầu hoặc cho phép làm
trong việc quản lý hoặc thực thi pháp luật, trừ khi người đó vi phạm Hành vi cấu thành
tội tin rằng có lý do chính đáng rằng người kia đang hành động trái pháp luật”6
Từ quy định trên, có thể rút ra những trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng từ hành vi này như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào các dấu hiệu được luật định.
Dấu hiệu đầu tiên, người phòng vệ không có cơ sở tin rằng đang có hành vi sử
dụng vũ lực hướng tới họ/người khác hoặc có mối đe dọa sử dụng vũ lực đang được
thực hiện để chống lại họ/người khác. Có thể thấy rằng Luật hình sự Ca-na-đa đã thay
đổi từ việc thực tế phải có hành vi sử dụng vũ lực xảy ra với người phòng vệ thành
việc người phòng vệ có cơ sở hợp lý để tin rằng mình hoặc người khác đang bị tấn
công hoặc chuẩn bị bị tấn công. Tuy nhiên, việc xác định nhận thức của một người về
xác định một hành vi là hành vi hướng tới mình được xem là rất khó, vì nó không
được đong đếm bằng định lượng mà phải xác định thông qua các chứng cứ, lời khai.
Ngoài ra, Tiết 34 BLHS năm 2013 không xác định căn cứ của phòng vệ chính đáng là
một hành vi sử dụng vũ lực ngay tức khắc mà là một “mối đe doạ vũ lực đang diễn ra”
(a threat of force is being made), bao gồm cả những hành vi tấn công ngay tức khắc,
và cả những hành vi không phải chuẩn bị tấn công ngay tức khắc nhưng có đủ căn cứ
hợp lý để xác định rằng sẽ có hành vi tấn công xảy ra nếu không ngăn chặn kịp thời và

6
Bộ luật Hình sự Canada, : sách được tài trợ bởi Sida /, Quyển 3 : / Nguyễn Khánh Ngọc dịch ; Chu Trung Dũng
hiệu đính
32

cả các trường hợp không hạn chế sự “cuồng tính”. Như vậy, nếu người thực hiện hành
vi tấn công bằng chứng cứ và lời khai mình có không thể đưa ra một cơ sở vững chắc
để khẳng định mình đang có nguy cơ bị tấn công hoặc đang bị tấn công, người đó sẽ
phải chịu TNHS do hành vi phòng vệ sớm - một trường hợp vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng. Tuy nhiên, cơ sở này còn gây bỏ ngỏ cho nhóm tác giả bởi việc xác
định chính xác rằng, nhận thức của nạn nhân khi thực hiện hành vi chống trả là nhận
thức nguy hiểm cần thiết hay ngộ nhận bị đe dọa, tấn công còn là một vấn đề cần bàn
luận.
Dấu hiệu thứ hai, hành vi phòng vệ được thực hiện không nhằm mục đích tự vệ
hoặc bảo vệ bản thân hoặc người khác khỏi việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực đó. Về cơ
bản, yếu tố này tương đồng với tinh thần của BLHS Việt Nam. Yếu tố mục đích là một
trong những dấu hiệu quan trọng để xác định hành vi chống trả là cần thiết hay không
cần thiết, là nhân tố chủ quan để đánh giá hành vi của người thực hiện là phù hợp hay
không phù hợp với tinh thần phòng vệ.
Dấu hiệu thứ ba, hành động dùng vũ lực phòng vệ là bất hợp lý. Cụ thể, để xác
minh một hành vi có phải phòng vệ hợp lý hay không, luật hình sự Ca-na-đa yêu cầu
xem xét các căn cứ sau:
Tính chất của sự tấn công hoặc mối đe dọa. Đây là căn cứ đầu tiên để xác định
hành vi chống trả có phải một hành vi phòng vệ chính đáng và hợp lý không? Tính
chất của sự tấn công hoặc mối đe dọa sẽ tấn công chính là về tổng thể của sự tấn công
hoặc đe dọa tấn công, nhằm trả lời các câu hỏi như: Sự tấn công hoặc mối đe doạ có
gây ra cái chết hoặc thương tích nặng không? Sự tấn công có phải tấn công đến cùng
không? Sự tấn công hoặc mối đe dọa có khả năng gây chết hoặc thương tích cho nhiều
người không? Mức độ nghiêm trọng của hành vi? Nói chung, cần xác định bản chất
của hành vi tấn công có nghiêm trọng hay không nghiêm trọng, từ đó xác định mức độ
chống trả của người chống trả có hợp lý hay không.
Mức độ sắp xảy ra sử dụng vũ lực và liệu có sẵn các phương tiện khác để ứng
phó với khả năng sử dụng vũ lực hay không? Để xác định hành vi là phòng vệ chính
đáng, cần xem xét cả khả năng sắp xảy ra vũ lực, liệu đó là xảy ra ngay tức khắc, hay
có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, hay có cơ sở xác định hành vi sử dụng vũ lực sẽ xảy
ra theo thói quen,... Ở mỗi trường hợp khác nhau, mức độ vũ lực được sử dụng để
chống trả lại cũng khác nhau. Ngoài ra, cần xác định xem khi chuẩn bị bị tấn công,
33

người phòng vệ có các phương tiện khác (vũ khí, dụng cụ cản trở) và có khả năng sử
dụng các phương tiện đó để chống trả lại hành vi vũ lực không?
Vai trò của người đó trong vụ việc; Đây cũng là một căn cứ quan trọng khi xem
xét đến hành vi phòng vệ chính đáng. Vai trò của người phòng vệ là vị trí của họ trong
cuộc ẩu đả, đó có thể là người khiêu khích, có thể là người bị tấn công vô cớ, có thể là
người thân của người bị tấn công hoặc có thể chỉ là một người xa lạ không liên quan
đến hành vi tấn công. Việc xác định vai trò của người đó trong vụ việc là vô cùng quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới xác định hành vi phòng vệ chính đáng.
Liệu bất kỳ bên nào trong vụ việc đã sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí; Việc
sử dụng vũ khí để tấn công người khác được coi là một tình tiết tăng sự nghiêm trọng
của hành vi tấn công. Do việc dùng vũ khí có khả năng cao sẽ gây thiệt hại lớn hơn khi
không dùng, nên việc sử dụng vũ khí sẽ được xem xét khi xác định hành vi phòng vệ
chính đáng. Điều này không chỉ được áp dụng cho người tấn công mà còn áp dụng cho
cả người phòng vệ, nếu người tấn công sử dụng vũ khí thì việc chống trả lại mạnh mẽ
là cần thiết, nếu người tấn công không sử dụng vũ khí thì việc chống trả bằng vũ khí
cần phải được xem xét rất cẩn thận và rõ ràng.
Quy mô, độ tuổi, giới tính và khả năng thể chất của các bên trong vụ việc; Đây
chính là căn cứ về tương quan lực lượng của các bên. Mỗi người lại có những đặc
điểm sinh lý khác nhau, do đó khả năng gây thương tích của mỗi người cũng khác
nhau. Đặt vào từng tình huống cụ thể, cần xác định tương quan lực lượng của các bên
để thấy được hành vi chống trả có hợp lý hay không. Vấn đề này đã được BLHS năm
2003 xác định và đã có những án lệ hướng dẫn cụ thể như đã trình bày ở phần trước.
Bản chất, thời gian và lịch sử của bất kỳ mối quan hệ nào giữa các bên trong vụ
việc, bao gồm bất kỳ việc sử dụng trước hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và bản chất của
vũ lực hoặc đe dọa đó; Mặc dù yếu tố quan hệ giữa các bên trong cuộc ẩu đả được xem
xét đến như là một căn cứ xác định hành vi phòng vệ chính đáng, nhưng pháp luật
Ca-na-đa không quy định rõ vấn đề này. Có thể, người phòng vệ trên thực tế là người
khiêu khích hoặc tấn công trước, với một mức độ thấp, hoặc là người đã có những
hành vi bạo hành về vật chất và tinh thần đối với người tấn công. Tức là người phòng
vệ đó có thể là người có hành vi xử sự không tốt trước, việc xác định hành vi vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ dựa vào những yếu tố này.
34

Bản chất và mức độ tương xứng của phản ứng của người đó đối với việc sử dụng
hoặc đe dọa vũ lực. Hành vi phản kháng phải phù hợp và tương xứng với hành vi tấn
công. Đây là yếu tố quan trọng nhất để xác định hành vi phòng vệ chính đáng, và tất
nhiên cũng là yếu tố khó xác định nhất. Một hành vi phòng vệ hợp lý thì có nhiều căn
cứ để xác định theo BLHS Ca-na-đa, nhưng một phản ứng tương xứng đối với việc sử
dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực lại không được hướng dẫn cụ thể. Mặc dù đây là
phần khó xác định nhất, tương xứng cũng không thể xác định một cách định lượng
được bởi đó là sự xác định máy móc, không phù hợp.
Liệu hành vi được thực hiện có phải là do sử dụng hoặc đe dọa vũ lực mà người
đó biết là hợp pháp hay không. Người phòng vệ chỉ được xét là phòng vệ chính đáng
khi hành vi tấn công là hành vi trái pháp luật. Những hành vi tấn công hợp pháp có thể
là hành vi bắt giữ người phạm tội của cảnh sát, hành vi trong tình thế cấp thiết,...
Những hành vi này được pháp luật Ca-na-đa cho phép thực hiện, do đó khi nó xảy ra,
người chịu hậu quả không có quyền được chống trả lại để ngăn cản thiệt hại gây ra cho
mình. Việc chống trả các hành vi trên sẽ cấu thành hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng, làm mất đi tính hợp lý của hành vi phòng vệ và khiến người thực hiện
hành vi có thể phải chịu TNHS về một số tội phạm khác.
Thứ hai, dựa vào án lệ. Là đất nước theo truyền thống pháp luật án lệ, các
trường hợp của Ca-na-da còn được xem xét vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hay không dựa trên những án lệ của đất nước này về những vụ việc trước đó. Điều này
tạo sự linh hoạt, nhanh chóng cho thẩm phán khi áp dụng các quy tắc của phán quyết
đã có hiệu ứng trong việc xem xét tính chất của hành vi phòng vệ và kết luận hành vi
đó đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
*Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ để bảo vệ tài sản (defence of
property)
Pháp luật Ca-na-đa thừa nhận quyền sở hữu tài sản là quyền cơ bản của con
người. Do đó, nếu tài sản của một người bị xâm phạm, người đó không cần phải
nhượng quyền và yêu cầu Tòa án đòi lại tài sản cho mình, luật hình sự Ca-na-đa cho
phép công dân bất cứ lúc nào cũng có thể dùng vũ lực khi cần thiết để lấy lại tài sản
của mình bị tước đoạt bởi người khác. Tuy nhiên, vẫn có những giới hạn cho hành vi
phòng vệ để bảo vệ tài sản. Nhóm tác giả xem xét quy định pháp luật trong trường hợp
được BLHS Ca-na-da quy định dưới đây:
35

BLHS năm 2013 quy định về trường hợp phòng vệ để bảo vệ tài sản tại Tiết 35
có nội dung như sau:
“Phòng thủ – tài sản
(1) Một người không phạm tội nếu
(a) Họ tin tưởng rằng có lý do hợp lý rằng họ đang sở hữu một cách hòa bình
tài sản hoặc đang hành động dưới quyền của, hoặc hỗ trợ hợp pháp, một người mà họ
tin rằng dựa trên lý do hợp lý là sở hữu tài sản một cách hòa bình;
(b) Họ tin tưởng trên cơ sở hợp lý rằng một người khác:
(i) Sắp vào, đang vào hoặc đã vào tài sản mà pháp luật không cho phép làm như vậy.
(ii) sắp chiếm lấy tài sản, đang chiếm hoặc vừa mới làm như vậy, hoặc
(iii) sắp làm hỏng hoặc phá hủy tài sản, hoặc làm cho nó không hoạt động, hoặc đang
làm như vậy
(c) hành vi cấu thành tội phạm được thực hiện với mục đích:
(i) ngăn cản người khác vào tài sản, hoặc đưa người đó ra khỏi tài sản
(ii) ngăn cản người kia lấy, làm hư hỏng hoặc phá hủy tài sản hoặc làm cho nó không
hoạt động, hoặc lấy lại tài sản từ người đó;
(d) hành động được thực hiện là hợp lý trong hoàn cảnh.
Lưu ý ngoài lề: Không phòng thủ
(2) Tiểu mục (1) không áp dụng nếu người tin tưởng dựa trên lý do hợp lý rằng
họ đang có, hoặc người được cho là có lý do hợp lý để chiếm hữu tài sản một cách hòa
bình không có yêu cầu về quyền đối với tài sản đó và người khác người được quyền sở
hữu nó theo luật.
Lưu ý ngoài lề: Không phòng thủ
(3) Tiểu mục (1) không áp dụng nếu người kia đang làm điều gì đó mà họ được
pháp luật yêu cầu hoặc cho phép làm trong việc quản lý hoặc thực thi pháp luật, trừ khi
người thực hiện hành vi cấu thành tội phạm tin rằng hợp lý căn cứ rằng người kia đang
hành động trái pháp luật.”
7
Tiết 35 BLHS Ca-na-đa năm 2013 một mặt đã rút gọn các trường hợp phòng vệ
chính đáng để bảo vệ tài sản so với BLHS Ca-na-đa năm 2003, một mặt đã loại bỏ một
số quy định không hợp lý hoặc có tính rườm rà, không cần thiết. Nếu ở BLHS năm
2003, việc phòng vệ đối với tài sản được chia thành phòng vệ đối với động sản (Tiết

7
Bộ luật Hình sự Canada, : sách được tài trợ bởi Sida /, Quyển 3 : / Nguyễn Khánh Ngọc dịch ; Chu Trung
Dũng hiệu đính
36

38, 39) và phòng vệ đối với tài sản là bất động sản (Tiết 40, 41 và 42), Tiết 35 BLHS
Ca-na-đa năm 2013 đã không phân chia rõ ràng như vậy mà chỉ nêu hành vi cụ thể và
gọi chung hai loại tài sản này là tài sản. Bên cạnh đó, BLHS năm 2013 đã chú trọng
hơn vào những điều kiện xác định một hành vi là phòng vệ chính đáng nhằm bảo vệ tài
sản. Theo đó, các điều kiện được đưa ra để xác định một hành vi là phòng vệ chính
đáng nhằm bảo vệ tài sản được trình bày như sau:
Thứ nhất, người phòng vệ phải tin tưởng rằng, có những căn cứ hợp lý để xác
nhận rằng tài sản bị xâm phạm thuộc quyền sở hữu của họ, hoặc họ được chủ sở hữu
tài sản giao tài sản cho quản lý, sử dụng. Các căn cứ hợp lý có thể là những giấy tờ
mua bán bất động sản, những xác nhận của cơ quan nhà nước về chủ sở hữu của bất
động sản, giấy tờ xác nhận chủ sở hữu đối với động sản,... Từ những căn cứ này, người
phòng vệ có niềm tin hợp lý rằng anh ta có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản.
Trường hợp thứ hai là người phòng vệ được giao, được nhờ, được thuê để quản lý tài
sản, sử dụng tài sản. Ví dụ, người phòng vệ là người được thuê để trông giữ nhà ở,
trông giữ xe cộ. Chỉ có những chủ thể này mới có quyền phòng vệ để bảo vệ tài sản
của mình.
Thứ hai, những chủ thể này chỉ có quyền phòng vệ khi có hành vi hoặc họ tin
tưởng hợp lý là có hành vi xâm phạm tới tài sản của họ. Những hành vi xâm phạm có
thể là (1) có người sắp vào, đang vào hoặc đã vào tài sản mà pháp luật không cho phép
làm như vậy; (2) có người sắp chiếm, đang chiếm hoặc vừa mới chiếm lấy tài sản hoặc
(3) có người sắp hoặc đang làm hỏng, phá hủy tài sản, hoặc làm cho nó không hoạt
động. Trường hợp thứ nhất chỉ được áp dụng cho bất động sản (nhà ở, kho xưởng và
các bất động sản khác), nhằm ngăn chặn một người xâm phạm trái phép tới bất động
sản của mình. Đây không chỉ là trường hợp bảo vệ tài sản mà có xu hướng bảo vệ cả
thân thể của những người đang ở trong bất động sản bởi một người xâm phạm trái
phép vào bất động sản của người khác có khả năng sẽ tấn công chủ sở hữu tài sản và
những người đang ở trong tài sản đó. Các trường hợp 2 và 3 được áp dụng cho tài sản
nói chung, bao gồm cả động sản và bất động sản. Trường hợp 2 cho phép ngăn chặn
hành vi chiếm tài sản trái phép, trường hợp 3 cho phép ngăn chặn hành vi làm hỏng tài
sản trái phép.
Thứ ba, hành vi phòng vệ được thực hiện với các mục đích phòng ngự, cụ thể là
những mục đích (1) nhằm ngăn cản người khác xâm nhập trái phép vào tài sản và (2)
37

nhằm ngăn cản một người lấy, làm hư hỏng hoặc lấy lại tài sản từ người đó. Đây là các
mục đích chính đáng nhằm bảo vệ cho tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý
của mình. Tuy nhiên, việc chứng minh mục đích của hành vi phụ thuộc vào nhiều yếu
tố và khá khó xác định trong một số trường hợp.
Cuối cùng, hành vi phòng vệ phải được thực hiện hợp lý trong hoàn cảnh.
Luật hình sự Ca-na-đa năm 2013 không hướng dẫn cụ thể hành vi nào là hành vi
hợp lý, do đó cần dựa vào những quy định cũ của Luật hình sự 2003 và các án lệ để
xác định một hành vi là hợp lý trong hoàn cảnh. Đồng thời sử dụng khái niệm “người
hợp lý” đã trình bày ở trên để xác định. Mặc dù việc xác định phụ thuộc vào thẩm
phán của các phiên toà, nhưng bằng việc xác định rất nhiều án lệ trong quá khứ, do đó
việc xét xử các trường hợp phòng vệ chính đáng của các thẩm phán Ca-na-đa không
gặp quá nhiều khó khăn như các quốc gia theo xu hướng Civil law khác.
Ngoài ra, việc xác định một hành vi có phải phòng vệ chính đáng không còn phải
dựa vào các trường hợp người phòng vệ không có quyền được phòng vệ. Các trường
hợp này được BLHS Ca-na-đa 2013 quy định cụ thể ở khoản 2 và khoản 3 Tiết 35. Cụ
thể, trường hợp đầu tiên là trường hợp mà một người, anh ta tin rằng mình dựa trên
một lý do hợp lý mà đang có tài sản hợp pháp, hoặc anh ta được cho rằng có lý do hợp
lý mà đang có tài sản một cách hợp pháp nhưng không yêu cầu về quyền đối với tài
sản đó và người khác được quyền sở hữu nó theo luật. Trường hợp thứ hai là trường
hợp người xâm phạm tài sản của người phòng vệ là người được phép thực hiện hành vi
đó thông qua việc được pháp luật yêu cầu hoặc cho phép làm trong việc quản lý hoặc
thực thi pháp luật. Đây là các trường hợp mà người xâm phạm tới tài sản của người
khác mà không phải là hành vi vi phạm pháp luật, do đó người phòng vệ không có
quyền phòng vệ.
*Trường hợp giúp đỡ người thi hành công vụ (assisting those in authority):
Luật hình sự Ca-na-đa là một ngoại lệ vì có xem xét phòng vệ chính đáng đối với
những hành vi giúp đỡ người thi hành công vụ. Pháp luật các nước trên thế giới cũng
có quy định những hành vi như vậy hoặc tương tự như vậy sẽ không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự (hoặc không bị xem là phạm pháp) nhưng không xem là trường hợp của
phòng vệ chính đáng.
*Ngăn chặn hành vi phạm tội:
Tiết 27 BLHS Ca-na-đa quy định:
38

“Người được biện minh khi sử dụng sức mạnh ở mức độ cần thiết hợp lí
(a) Để chống lại việc thực hiện hành vi phạm tội
(i) Mà đối với hành vi phạm tội này nếu được thực hiện thì người đã thực hiện
tội phạm có thể bị bắt mà không cần có lệnh bắt, và
(ii) Hành vi phạm tội có nhiều khả năng gây ra thương tích, thiệt hại nghiêm
trọng ngay lập tức cho người hoặc tài sản của bất kì ai; hoặc.
(b) Để chống lại bất kì điều gì đang được thực hiện mà người này theo căn cứ
hợp lí tin là nếu để cho thực hiện thì sẽ là một tội được quy định tại khoản (a).”8
Bàn về thuật ngữ “hợp lý” trong Tiết này, thẩm phán Dickson viết:
“Để đánh giá hành vi được dùng để ngăn chặn tội phạm) có hợp lý hay không,
tòa án cần cân nhắc tất cả các tình tiết, như mức độ và bản chất của hành vi, khả năng
dùng các biện pháp khác để ngăn chặn tội phạm, bản chất của hành vi phạm tội…
Tình tiết gây chết người để ngăn chặn tội phạm phải được xem là khả năng sau cùng.
Nếu sau khi cân nhắc, hành vi dùng vũ lực rõ ràng là vượt quá mức cần thiết để ngăn
chặn tội phạm thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”
*Ngăn chặn hành vi gây rối trật tự công cộng:
Tiết 30 quy định:
“Bất kỳ ai chứng kiến một vi phạm sự bình yên, trật tự đều được biện minh khi
can thiệp vào để chống lại sự tiếp tục hoặc lại xảy ra vi phạm này và có thể bắt giữ bất
kì người nào thực hiện hoặc đang định tham gia vào hoặc làm xảy ra sau đó sự vi
phạm này để chuyển giao người này cho cán bộ trật tự giam giữ nếu người chứng kiến
này sử dụng sức mạnh không quá mức cần thiết hợp lí để chống lại sự tiếp tục hoặc lại
xảy ra vi phạm này hoặc không quá mức tương ứng hợp lí so với sự nguy hiểm của
việc tiếp tục hoặc lại xảy ra sự vi phạm bình yên, trật tự này.”9
Một số điểm cần lưu ý chúng ta có thể rút ra từ Tiết 30:
– Hành vi gây rối trật tự công cộng phải được người ngăn chặn tận mắt chứng
kiến;
– Chỉ được phép ngăn chặn hành vi gây rối đang diễn ra hoặc tiếp tục (sau khi
gián đoạn);

8
Bộ luật Hình sự Canada, : sách được tài trợ bởi Sida /, Quyển 3 : / Nguyễn Khánh Ngọc dịch ; Chu Trung
Dũng hiệu đính
9
Bộ luật Hình sự Canada, : sách được tài trợ bởi Sida /, Quyển 3 : / Nguyễn Khánh Ngọc dịch ; Chu Trung
Dũng hiệu đính
39

– Người gây rối có thể bị bắt giữ chỉ với mục đích giao cho cơ quan có thẩm
quyền;
– Vũ lực được dùng không vượt quá mức cần thiết so với hành vi gây rối.
*Ngăn chặn hành vi “nổi loạn” (riot):
Đoạn 3 & 4 Tiết 32 quy định:
(3) Bất kì người nào cũng đều được biện minh khi tuân theo lệnh của cán bộ trật tự
trong việc sử dụng sức mạnh để trấn áp bạo loạn nếu
(a)Người này hành động một cách trung thực
(b) Lệnh không rõ ràng là trái pháp luật.
(4) Bất kì người nào một cách trung thực và theo các căn cứ hợp lí tin là một mối nguy
hại nghiêm trọng sẽ xảy ra từ một cuộc bạo loạn trước khi có thể gọi được cán bộ trật
tự là được biện minh khi sử dụng sức mạnh ở mức độ mình tin tưởng một cách trung
thực và theo căn cứ hợp lý
(a) Là cần thiết để trấn áp bạo loạn
(b) Không vượt quá mức sau khi có cân nhắc đến sự nguy hiểm của việc tiếp tục
có cuộc bạo loạn này. 10
“Bạo loạn” trong quy định này được hiểu là hành vi gây rối trật tự của từ ba
người trở lên với tính chất hỗn độn và bạo lực nhằm mục đích hù dọa chung hoặc
khủng bố. Theo luật hình sự Ca-na-đa, bất cứ mọi cá nhân đều có quyền “đối đầu”
(confront) với một nhóm từ ba người trở lên:
– Khi có cơ sở cho rằng họ sắp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của
người khác;
– Và việc dùng vũ lực không vượt quá mức cần thiết để đảm bảo an ninh chung
cũng như sự an toàn của người khác.
Ngăn chặn hành vi nổi loạn vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mọi công dân.
Theo Tiết 118 BLHS Ca-na-đa, một người có thể bị kết án tội từ chối giúp đỡ
cảnh sát mà không có lý do khi được yêu cầu. Tiết 32 là một quy định cụ thể mà khi đó
công dân cần và phải giúp đỡ cảnh sát trong việc ngăn chặn hành vi nổi loạn. Dĩ nhiên,
nếu một người nào đó trong nhóm nổi loạn bị thương hoặc chết dưới tay công dân thực
hiện hành vi, hành vi của người đó sẽ được xem xét, đánh giá tính “hợp lý” và “cần

10
Bộ luật Hình sự Canada, : sách được tài trợ bởi Sida /, Quyển 3 : / Nguyễn Khánh Ngọc dịch ; Chu Trung
Dũng hiệu đính
40

thiết”. Nếu hành vi là cần thiết thì người thực hiện sẽ được miễn tội vì quy định của
phòng vệ chính đáng được áp dụng. Ngược lại, người đó sẽ bị kết tội.
2.2. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc
Ở Trung Quốc, các quy định về phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt
quá giới hạn của quyền phòng vệ chính đáng được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật
của họ. Trong lĩnh vực này, Trung Quốc thường xuyên thay đổi và điều chỉnh các quy
định pháp luật để đáp ứng với tình hình thực tế và yêu cầu của xã hội.
a, Quy định của BLHS Trung Quốc về trường hợp phạm tội do hành vi phòng vệ
vượt quá giới hạn cần thiết.
Bộ luật Hình sự Trung Quốc được ban hành vào năm 1979. Trải qua nhiều lần
sửa đổi để phù hợp hơn với sự biến động của tình hình tội phạm phát sinh, Bộ luật
Hình sự Trung Quốc cũng đã có quy định rõ ràng hơn về vấn đề phòng vệ chính đáng
và vượt quá phòng vệ chính đáng. Quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng của
BLHS Trung Quốc được gói gọn trong một điều luật về trách nhiệm hình sự đối với
hành vi phòng vệ, nhưng đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa của việc quy định hình sự đối với
hành vi này. Cụ thể:
“Điều 20:
Người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng nhằm ngăn chặn hành vi bất hợp
pháp nhằm xâm hại các lợi ích của Nhà nước, xã hội, các quyền nhân thân, tài sản và
các quyền khác của mình hoặc của người khác, gây thiệt hại cho người có hành vi xâm
hại bất hợp pháp thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người có hành vi phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt qua giới hạn cần thiết và
gây thiệt hại lớn thì phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng cần được giảm nhẹ, áp dụng
khung hình phạt nhẹ hơn hoặc được miễn hình phạt.
Người có hành vi phòng vệ đối với tội phạm đang hành hung, giết người, cướp
của, hiếp dâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác, gây thương tích hoặc làm chết người
phạm tội, không thuộc trường hợp vượt qua giới hạn phòng vệ, không phải chịu trách
nhiệm hình sự.”11
Nhìn chung, quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng của BLHS Trung Quốc
mang những tính chất tương đồng với các quy định của BLHS Việt Nam:

11
Đinh Bích Hà (2007), BLHS của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp, Hà Nội.
41

Thứ nhất, hành vi phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết và gây
thiệt hại lớn thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này phù hợp với tính chất và mục
đích của hành vi phòng vệ. Những hành vi phòng vệ khi đã “rõ ràng vượt quá giới hạn
cần thiết”, được hiểu rằng hành vi xâm phạm chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không
cần thiết phải đặt ra yêu cầu phòng vệ và hành vi phòng vệ được thực hiện trong
trường hợp này là vượt quá giới hạn. Tuy nhiên, hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng
cần gắn với thiệt hại lớn xảy ra do việc tiến hành hành vi đó gây nên. Việc xác định
giới hạn vượt quá của hành vi phòng vệ cũng như mức độ thiệt hại do hành vi gây ra
phụ thuộc vào tình tiết thực tế của vụ án. Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng được xác định là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi không
thuộc trường hợp miễn trách nhiệm và phải bị truy tố theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là căn cứ giảm nhẹ, áp
dụng khung hình phạt nhẹ hơn hoặc miễn hình phạt. Điều này tương đồng với quy
định của BLHS Việt nam khi xác định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
là một tình tiết giảm nhẹ TNHS, đáp ứng nguyên tắc nhân đạo trong xử lý hình sự
cũng như các yếu tố cấu thành hành vi phạm tội chưa thật sự đầy đủ. Hành vi vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng đồng thời là căn cứ để quyết định hình phạt cho người
phạm tội, khi họ được áp dụng giảm khung hình phạt hoặc miễn hình phạt, tùy thuộc
vào hành vi thực tế và thiệt hại phát sinh từ hành vi đó.
Khác với BLHS Việt Nam, BLHS Trung Quốc không đặt ra các trường hợp cụ
thể về phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mà chỉ đưa ra quy định
chung về hành vi này. Thay vào đó, các trường hợp này được quy định trong một văn
bản hướng dẫn riêng do Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ
Công an Trung Quốc ban hành ngày 28/08/2020. Văn bản bao gồm: Phần chung (đi
vào những quy định chung) và Phần áp dụng cụ thể các trường hợp phòng vệ chính
đáng (phần hướng dẫn chi tiết cách xác định những căn cứ như nào là phòng vệ chính
đáng, áp dụng với trường hợp đó như nào):
Về phần chung, bản hướng dẫn yêu cầu người thực hiện pháp luật căn cứ vào
những tình tiết cụ thể mà xác định hành vi của người thực hiện hành vi phòng vệ chính
đáng. Yêu cầu xác định một cách toàn diện, khách quan từ nguyên nhân vụ việc đến
việc đánh giá các phản ứng của một người tâm lý bình thường đứng trong tình huống
tương tự như vậy, đồng thời nắm bắt thời điểm phát sinh hành vi tấn công cũng như
42

thời hạn phòng vệ. Cân nhắc các yếu tố xung quanh như lý trí, khách quan, chính xác.
Điều này nhằm tuân thủ sự thống nhất của pháp luật, duy trì sự công bằng. Khi xác
định hành vi đó có cấu thành phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, phòng vệ quá mức hay không và khi xác định hình phạt đối với hành vi phòng
vệ cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân, phân biệt đúng sai, bảo đảm vụ án được xử lý
đúng pháp luật, có căn cứ rõ ràng, hợp hoàn cảnh hành vi, nhân dân đồng thuận. Nhà
làm luật Trung Quốc nhận thấy việc nắm bắt chính xác ranh giới hành vi phòng vệ và
ngăn chặn việc xác định không chính xác các hành vi liên quan đến hành vi phòng vệ
cần được thực hiện chỉn chu và chính xác. Ngược lại, đối với những hành vi nhân danh
hành vi phòng vệ chính đáng, cần tránh xác định đó là hành vi chính đáng, hành vi
được miễn trách nhiệm hình sự. Cho dù có tính chất phòng vệ nhưng đó là hành vi
vượt quá giới hạn cần thiết và gây thiệt hại đáng kể thì sẽ bị coi là phòng vệ quá mức,
phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Về phần áp dụng cụ thể, phần này được xây dựng chi tiết dựa trên quy định tại
khoản 1 điều 20 BLHS Trung Quốc. Qua chế định chung tại điều luật này, các nhà làm
luật Trung Quốc đã làm rõ, giải thích rõ ràng, cụ thể hơn. Bản hướng dẫn yêu cầu cơ
quan thực hiện pháp luật nắm bắt, xác định nguyên nhân và điều kiện của phòng vệ
chính đáng. Bản hướng dẫn đã đưa ra những điều kiện chi tiết, làm rõ nhiệm vụ cần
thực thi cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện tiên quyết để có hành vi phòng vệ chính đáng là đang có sự
tồn tại của hành vi xâm phạm bất hợp pháp. Hành vi xâm phạm bất hợp pháp bao gồm
hành vi vi phạm về quyền tính mạng sức khoẻ, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản…,
và các hành vi phạm tội, hành vi vi phạm pháp luật khác. Hành vi phòng vệ chính đáng
có thể hiểu là các hành vi xâm phạm trái pháp luật như hạn chế quyền tự do cá nhân,
xâm nhập bất hợp pháp nơi ở của người khác; cũng có thể là hành vi vi phạm pháp luật
chống lại bản thân người phòng vệ; cũng có thể là hành vi gây thiệt hại/chống lại nhà
nước…Ví dụ như trẻ vị thành niên có những hành vi trái pháp luật với trẻ vị thành
viên khác thì người lớn có nghĩa vụ thuyết phục và ngăn chặn hành vi đó. Nếu không
thể sử dụng thuyết phục và ngăn chặn, có thể sử dụng vũ lực để bảo vệ người bị xâm
phạm.
Thứ hai, khi xác định hành vi phòng vệ cần nắm bắt chính xác điều kiện về thời
gian của hành vi phòng vệ. Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại hành vi xâm
43

phạm bất hợp pháp nhưng phải trong trường hợp hành vi xâm hại trở thành mối nguy
hiểm thực sự. Trường hợp hành vi xâm phạm tạm dừng lại hay gián đoạn nhưng có
khả năng tiếp tục vẫn sẽ bị coi là trái luật. Trong trường hợp phạm tội về tài sản, người
xâm phạm đã lấy được tài sản nhưng chủ tài sản có thể truy đuổi, ngăn chặn để thu hồi
tài sản thì hành vi xâm phạm vẫn chưa kết thúc, người bị xâm phạm vẫn có quyền thực
hiện phòng vệ. Nếu người vi phạm từ bỏ thì mới coi là hành vi kết thúc. Việc xác định
hành vi bắt đầu hay kết thúc cần căn cứ vào tình huống và nhận thức chung của cộng
đồng. Nếu người phòng vệ hiểu sai thì vẫn sẽ bị xử lý theo nguyên tắc thống nhất.
Thứ ba, các cơ quan thực hiện quyền tư pháp cần nắm bắt chính xác điều kiện về
mục tiêu của phòng vệ chính đáng. Phòng vệ phải được thực hiện đối với người có
hành vi phạm pháp. Nếu có nhiều người xâm phạm thì người phòng vệ có thể thực
hiện hành vi chống lại người trực tiếp thực hiện hoặc những người cùng thực hiện. Với
trường hợp người xâm phạm không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc năng lực
trách nhiệm hình sự bị hạn chế và người phòng vệ biết thì phải sử dụng biện pháp khác
để ngăn chặn; nếu không có biện pháp ngăn chặn khác thì có thể chống trả bằng vũ
lực. Đối với trường hợp này, buộc người phòng vệ cần và phải nhận thức được năng
lực hành vi hình sự; trừ phi hành vi tấn công quá nhanh, quá bất ngờ khiến người
phòng vệ không kịp nhận thức thì được coi là phòng vệ chính đáng.
Thứ tư, bản hướng dẫn yêu cầu nắm bắt chính xác điều kiện về mục đích của
hành vi phòng vệ chính đáng. Hành vi phòng vệ phải nhằm bảo vệ nhà nước, lợi ích
cộng đồng, cá nhân, tài sản và quyền khác của bản thân hoặc người khác. Theo hướng
dẫn của văn bản thì có thể hiểu hành vi phòng vệ này không phải bắt nguồn từ mục
đích tự vệ mà là việc người phòng vệ “chiến thắng trong cuộc tấn công, ẩu đả”. Nếu
người phòng vệ có hành vi khiêu khích, kích động để đối phương tấn công thì hành vi
phòng vệ lại không được coi là phòng vệ chính đáng. Tóm lại, người phòng vệ phải là
người có vai trò bị động trong sự tấn công của đối phương.
Đặc biệt, cần phân biệt giữa hành vi phòng vệ và hành vi ẩu đả đánh nhau. Để
phân biệt cần xác định ý chí chủ quan và bản chất hành vi trên nguyên tắc thống nhất
chủ quan và khách quan; đồng thời xem xét vấn đề lỗi, có sử dụng vũ khí không, có
âm mưu khác như bạo lực, tập hợp đánh nhau không… Đối với trường hợp tranh chấp
dẫn đến ẩu đả, một bên hành động trước và quá mức rõ ràng trong khi đối phương
44

tránh xung đột thì hành động chống trả được coi là phòng vệ. Kể cả bên phòng vệ có
sử dụng vũ khí để chống lại thì vẫn được coi là hành vi phòng vệ.
Như vậy, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong BLHS Trung
Quốc được xác định là căn cứ phát sinh TNHS và được xử lý theo tinh thần giảm nhẹ
trách nhiệm cũng như giảm khung hoặc miễn hình phạt. Những quy định của BLHS
Trung Quốc mang cùng tinh thần với BLHS Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
b, Các trường hợp đối với hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ theo
BLHS Trung Quốc
*Phòng vệ quá mức
Phòng vệ quá mức, hay còn gọi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, BLHS
Trung Quốc cũng đưa ra những điều kiện để xác định một hành vi là hành vi vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng tương tự như Việt Nam tại khoản 2 điều 20 BLHS Trung
Quốc: “Người có hành vi phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt qua giới hạn cần thiết và
gây thiệt hại lớn thì phải chịu TNHS, nhưng cần được giảm nhẹ, áp dụng khung hình
phạt nhẹ hơn hoặc được miễn hình phạt.”
Theo điều luật này, điều kiện để xảy ra hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng có sự tương đồng đối với quy định của BLHS 2015 của Việt Nam. Trung Quốc
giải thích cụ thể rằng đó cần được xác định qua căn cứ tính chất, phương tiện, cường
độ, hậu quả thiệt hại của việc phòng vệ, xem xét mặt tương quan về sức mạnh giữa bên
tấn công và bên phòng vệ, và cả chi tiết về tình huống. Việc xem xét này được đánh
giá trên quy chuẩn nhận thức chung của cộng đồng mà không có văn bản quy định
nào. Điều này hoàn toàn giống Việt Nam, đánh giá dựa trên định tính chứ không có
định lượng.
Trung Quốc có quy định rõ ràng hơn về “gây thiệt hại đáng kể”. Theo luật hình
sự Trung Quốc cho rằng, “gây thiệt hại đáng kể” ở đây phải là gây thương tích nghiêm
trọng hoặc gây tử vong cho người phạm tội trái pháp luật. Còn cho dù gây thương tích
nhưng là thương tích nhẹ hoặc thiệt hại tương tự thì không được cho là “gây thiệt hại
đáng kể”. Kể cả hành vi phòng vệ có rõ ràng vượt quá hành vi tấn công nhưng chưa
đạt điều kiện hành vi gây thiệt hại đáng kể thì mặc nhiên không được coi là vi phạm
khoản 2 điều 20 BLHS Trung Quốc. Đây là điểm khác biệt lớn nhất về xác định vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng của pháp luật Trung Quốc và pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, pháp luật hình sự Trung Quốc còn quy định rõ chế định hình phạt đối với
45

hành vi “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” là tuy phải chịu trách nhiệm hình sự
và hình phạt theo quy định của pháp luật nhưng sẽ được giảm bớt so với hành vi phạm
tội thông thường. “Phòng vệ quá mức cần phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng hình
phạt cần được giảm nhẹ hoặc miễn trừ”.
*Phòng vệ đặc biệt
Trung Quốc có một điều luật hoàn toàn khác biệt và mới mẻ so với Việt Nam, đó
là quy định về hành vi phòng vệ đặc biệt. Đây là hành vi phòng vệ gây ra thương tích
hoặc cái chết cho nạn nhân có thể xuất phát từ hành vi phòng vệ quá mức. Tuy đã để
lại hậu quả là “gây thiệt hại đáng kể” nhưng nó không nhất định là hành vi phòng vệ
quá mức mà có thể được coi là hành vi “phòng vệ đặc biệt”. Hầu hết theo quy định của
các nước trên thế giới về hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ thì đều phải chịu TNHS
theo pháp luật, nhưng trường hợp này là một ngoại lệ, tuy hành vi phòng vệ vượt quá
giới hạn nhưng hành vi tấn công thuộc các trường hợp đặc biệt được điều luật quy định
thì người phòng vệ sẽ không phải chịu TNHS về hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn.
Đây là một trường hợp về phòng vệ được quy định tại khoản 3 điều 20 BLHS
Trung Quốc, điều luật nhằm làm rõ và bổ sung cho các loại hành vi phòng vệ: “Người
có hành vi phòng vệ đối với tội phạm đang hành hung, giết người, cướp của, hiếp dâm,
bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác, gây thương tích hoặc làm chết người phạm tội,
không thuộc trường hợp vượt qua giới hạn phòng vệ, không phải chịu TNHS”. Điều
luật này liệt kê rõ các hành vi được coi là hành vi phòng vệ đặc biệt khi hành vi tấn
công là các hành vi “hành hung, giết người, cướp của, hiếp dâm, bắt cóc hoặc các tội
bạo lực khác”. Để làm rõ và giải thích cho điều khoản này, luật hình sự Trung Quốc
đưa ra các dấu hiệu như sau:
Thứ nhất, hành vi tấn công có sử dụng vũ khí sát thương gây nguy hiểm nghiêm
trọng đến an toàn cá nhân của người khác.
Thứ hai, hành vi tấn công tuy không sử dụng vũ khí gây nguy hiểm hoặc sử dụng
vũ khí gây nguy hiểm cho người khác, nhưng theo số lượng các hành vi vi phạm pháp
luật, vị trí và cường độ của cuộc tấn công… thực sự gây nguy hiểm nghiêm trọng đến
sự an toàn cá nhân của người khác. Sự nguy hiểm có nguy cơ xảy ra đối với an toàn cá
nhân, đó được coi là “hành vi hành hung”.
Điều luật này chỉ rõ đó là các hành vi chứ không phải những tội danh cụ thể đã
được quy định tại những điều luật cụ thể khác. Nghĩa là có hành vi thuộc các tội danh
46

đó, chứ chưa cần phải đạt được hậu quả, cấu thành tội phạm đó thì mới được coi là
điều kiện phát sinh hành vi phòng vệ đặc biệt. Đối với những hành vi liệt kê trong điều
luật trên có yếu tố gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an toàn cá nhân thì người phòng
vệ được phép áp dụng biện pháp phòng vệ đặc biệt. Nếu hành vi tấn công đó không
gây nguy hiểm nghiêm trọng đến cá nhân thì các luật về những quy định chung sẽ
được áp dụng. Và đối với hành vi không đáp ứng yêu cầu của phòng vệ đặt biệt và gây
thương tích nặng hoặc chết người nhưng không quá giới hạn cần thiết thì cũng được
coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.3. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng trong Bộ luật Hình sự Xinh-ga-po
Xinh-ga-po nổi tiếng với tỷ lệ tội phạm thấp, mang đến cho người dân và khách
du lịch cảm giác an toàn. Tuy nhiên, tỷ lệ tội phạm thấp không có nghĩa là không có
tội phạm, tức là các cá nhân phải biết cách tự bảo vệ mình nếu họ rơi vào tình huống
nguy hiểm có thể trở thành nạn nhân của tội phạm. Trong Chương 4A của Bộ luật hình
sự Xinh-ga-po, luật quy định thời điểm mọi người có thể thực hiện quyền tự bảo vệ
của mình đã được quy định. Quyền tự bảo vệ (The right of private defence) là quyền
hợp pháp có thể miễn tội hoặc miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho một người nếu người
đó làm bị thương hoặc giết người khác để bảo vệ bản thân, người khác hoặc tài sản của
mình khỏi hành vi phạm tội.
a, Quy định của BLHS Xinh-ga-po về những trường hợp không được thực hiện
quyền tự bảo vệ
Quyền tự bảo vệ thân thể và tài sản của bản thân trước một hành vi xâm phạm
là cần thiết. Tuy nhiên, cũng phải đặt ra những trường hợp mà theo đó cá nhân không
được phép thực hiện quyền tự bảo vệ này. Điều này có nghĩa rằng, khi thực hiện quyền
tự bảo vệ trong những trường hợp sau là vượt quá sự tự vệ cần thiết và có thể bị coi là
tội phạm:
Thứ nhất, không có quyền bào chữa riêng trong trường hợp có đủ thời gian để
tìm kiếm sự bảo vệ từ cơ quan nhà nước, quy định ở khoản 2 phần 98.12
Thứ hai, quyền tự bảo vệ không cho phép gây thương tích lớn hơn mức cần thiết
cho mục đích phòng vệ, quy định ở khoản 1 phần 98.13
“98. Extent to which right may be exercised

12
Article 2, section 98, Penal Code 1871, Singapore.
13
Article 1, section 98, Penal Code 1871, Singapore.
47

(1) The right of private defence does not extend to the inflicting of more harm
than it is reasonably necessary in the circumstances.
(2) There is no right of private defence in cases in which there is reasonable
opportunity to have recourse to the protection of a public authority in the
circumstances.”
Thứ ba, nếu thực hiện hoặc có ý định thực hiện bởi một công chức hoạt động có
thiện chí dưới thẩm quyền của cơ quan mình, thì không có quyền tự bảo vệ, chống lại
hành vi không gây ra cảm giác lo sợ về cái chết hoặc tổn thương nặng nề một cách hợp
lý, ngay cả khi hành động đó không được pháp luật chứng minh một cách chính xác.
Trường hợp này được quy định ở khoản 1 phần 106A.14
Thứ tư, nếu thực hiện hoặc cố gắng thực hiện theo sự chỉ đạo của một công chức
hành động một cách thiện chí dưới thẩm quyền của cơ quan mình, ngay cả khi chỉ đạo
đó không được luật pháp biện minh rõ ràng thì không có quyền tự bảo vệ chống lại
một hành động làm như vậy. không gây ra nỗi lo sợ về cái chết hoặc tổn thương nặng
nề một cách hợp lý. Trường hợp này được quy định ở khoản 2 phần 106A.15
“106A. Acts against which there is no right of private defence
(1) There is no right of private defence against an act which does not cause the
defender to reasonably believe that death or grievous hurt would result, if done, or
attempted to be done, by a public servant acting in good faith under the actual or
apparent authority of his office, though that act may not be strictly justifiable by law.
(2) There is no right of private defence against an act which does not cause the
defender to reasonably believe that death or grievous hurt would result, if done, or
attempted to be done, by the direction of a public servant acting in good faith under
the actual or apparent authority of the public servant’s office, though that direction
may not be strictly justifiable by law.”
b, Giải thích đối với từng trường hợp không được thực hiện quyền tự bảo vệ
*Trường hợp không có quyền bào chữa riêng trong trường hợp có đủ thời gian
để tìm kiếm sự bảo vệ từ cơ quan nhà nước
A phục kích B ở một khu vực hẻo lánh và cố gắng giết B . Quyền tự bảo vệ của
A phát sinh vì tại thời điểm đó, B không có cơ hội hợp lý để nhờ đến sự bảo vệ của cơ
quan công quyền. Tuy vậy, giữa lúc A và B đang giằng co thì một chiếc xe tuần tra của

14
Article 1, section 106A, Penal Code 1871, Singapore.
15
Article 2, section 106A, Penal Code 1871, Singapore.
48

cảnh sát đã đến hiện trường. Quyền tự bảo vệ của B chấm dứt vào thời điểm B có cơ
hội hợp lý để nhờ đến sự bảo vệ của cảnh sát.
*Trường hợp quyền tự bảo vệ không cho phép gây thương tích lớn hơn mức
cần thiết cho mục đích phòng vệ
A bị B dùng tay và chân tấn công. A lấy được một con dao tấn công lại B làm B
bị thương nặng dẫn tới tử vong. Trong trường hợp này, A cũng không được coi là thực
hiện quyền tự bảo vệ nữa.
*Trường hợp thực hiện hoặc có ý định thực hiện bởi một công chức hoạt động
có thiện chí dưới thẩm quyền của cơ quan mình, thì không có quyền tự bảo vệ,
chống lại hành vi không gây ra cảm giác lo sợ về cái chết hoặc tổn thương nặng nề
một cách hợp lý, ngay cả khi hành động đó không được pháp luật chứng minh một
cách chính xác.
Nếu có một hành động không khiến người tự vệ tin rằng sẽ dẫn đến tử vong hoặc
thương tích nặng, nhưng hành động đó được thực hiện hoặc cố ý thực hiện bởi một
công chức thiện chí và dưới quyền lực thực tế hoặc rõ ràng của văn phòng của họ, thì
không có quyền tự vệ cá nhân nào được áp dụng. Điều này áp dụng ngay cả khi hành
động của viên chức đó không hoàn toàn hợp lý theo luật pháp. Tức là, trong tình
huống như vậy, người tự vệ không có quyền hợp pháp để phản kháng hoặc tự vệ.
*Trường hợp thực hiện hoặc cố gắng thực hiện theo sự chỉ đạo của một công
chức hành động một cách thiện chí dưới thẩm quyền của cơ quan mình, ngay cả
khi chỉ đạo đó không được luật pháp biện minh rõ ràng thì không có quyền tự bảo
vệ chống lại một hành động làm như vậy. không gây ra nỗi lo sợ về cái chết hoặc
tổn thương nặng nề một cách hợp lý.
Chủ thể sẽ không có quyền tự vệ cá nhân khi có một hành động không khiến
người tự vệ tin rằng nếu không phản kháng, sẽ dẫn đến tử vong hoặc thương tích nặng.
Điều này đặc biệt áp dụng khi hành động đó được thực hiện hoặc cố ý thực hiện theo
hướng dẫn của một công chức chức, nhưng hành động đó được thực hiện trung thực
dưới quyền lực thực tế hoặc rõ ràng của văn phòng của viên chức đó, ngay cả khi
hướng dẫn đó có thể không hoàn toàn hợp lý theo luật pháp.
49

Tiểu kết chương 2

Có thể thấy, những quy định của BLHS Việt Nam 2015, BLHS Ca-na-đa 2013,
BLHS Trung Quốc 1979 và BLHS Xin-ga-po dù khác biệt về truyền thống pháp luật
nhưng đều mang những điểm tương đồng trong việc xác định những dấu hiệu và tính
chất của hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Cơ sở lý luận chung của thế
giới là nền tảng của sự đồng điệu đó. Tuy vậy, mỗi bộ luật cũng có những điểm khác
biệt lớn trong quy định, phù hợp với tiến trình lịch sử phát triển của pháp luật, tình
hình xã hội và thực tiễn xét xử tại các quốc gia. Sự khác biệt này thể hiện ở việc mỗi
quốc gia lựa chọn những trường hợp riêng biệt để xây dựng quy định về vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng trong một số tội cụ thể, cũng như đưa ra những dấu hiệu cụ
thể mang tính định tội cho các trường hợp đó, được quy định trong chính BLHS hoặc
trong văn bản hướng dẫn của quốc gia đó. Có thể kết luận rằng, so với các nước như
Trung Quốc, Ca-na-đa hay Xin-ga-po, các nhà lập pháp hình sự Việt Nam có tiết chế
hơn trong việc xây dựng các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng trong các quy định tại bộ luật của mình, cũng như đưa một số trường hợp được
xác định là quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của các nước trên
thành một chế định riêng biệt. Việc xem xét, nghiên cứu và so sánh quy định của các
quốc gia trên góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định về vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng trong BLHS Việt Nam, đảm bảo quy định được áp dụng linh
hoạt, xét xử đúng người đúng tội trong thực tiễn còn nhiều khúc mắc khi xét xử các
trường hợp phạm tội này.
50

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRÊN CƠ
SỞ TIẾP THU CÓ CHỌN LỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐỐI
VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ
CHÍNH ĐÁNG

Để có thể đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS là một nỗ
lực nghiên cứu độc đáo nhằm cải thiện và hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự của
Việt Nam. Bằng cách tiếp cận và học hỏi từ các quy định và kinh nghiệm của một số
quốc gia khác, đồng thời phân tích thực tiễn pháp luật trong nước, đề tài này mong
muốn đề xuất các cải tiến cụ thể và thiết thực trong Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam.
Việc này sẽ giúp tăng cường hiệu quả của hệ thống pháp luật, cung cấp cơ sở pháp lý
rõ ràng và công bằng cho việc xử lý các vấn đề pháp lý, đồng thời đảm bảo tính công
bằng và bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan. Đồng thời, đề tài cũng nhấn
mạnh vai trò của nghiên cứu thực tiễn pháp luật Việt Nam trong việc định hình và phát
triển hệ thống pháp luật hình sự hiện nay, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và tiến
bộ của xã hội và nền văn minh pháp luật trong nước.

3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở
kinh nghiệm của Ca-na-đa
3.1.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam
trên cơ sở kinh nghiệm của Ca-na-đa
Tuy không có điều luật quy định chung về hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng, những quy định của BLHS Ca-na-da ở các tội phạm cụ thể vẫn
mang những nét tương đồng về tính chất, chủ thể thực hiện, mục đích thực hiện. Đối
chiếu theo quy định hiện hành, pháp luật hình sự Việt Nam có thể hoàn thiện BLHS
dựa trên những điểm sáng của BLHS Ca-na-da như sau:
Thứ nhất, bổ sung tiêu chí “người có lý do tin rằng”. Pháp luật hình sự Ca-na-da
ghi nhận tiêu chí này ở BLHS năm 2013. Đây là một yếu tố mở cho công tác điều tra
và xét xử khi ghi nhận những lý do chính đáng của người thực hiện hành vi phòng vệ,
ghi nhận nhận thức của người bình thường được phép phòng vệ khi họ nhận thấy mình
51

bị đe dọa gây thiệt hại hoặc người khác đang bị đe dọa gây thiệt hại. Tiêu chí này đồng
thời hoàn thiện thêm tính chính đáng của việc phòng vệ, đảm bảo công bằng cho việc
phòng vệ không bị trở thành phòng vệ sớm - một trường hợp vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng và bị truy cứu TNHS theo các tội danh.
Thứ hai, cụ thể hóa nguyên tắc tương xứng. Đây là yếu tố quan trọng để xác định
hành vi phòng vệ đã ở mức cần thiết hay vượt quá, khi quy định hành vi phòng vệ phải
tương xứng với hành vi tấn công. Đối với Ca-na-da, BLHS đã quy định rõ trong từng
điều luật về nguyên tắc tương xứng cũng như có những án lệ cụ thể giúp các phán
quyết đưa ra hợp lý và đúng đắn, rõ ràng hơn. Đối với Việt Nam, dựa vào truyền thống
pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, nhóm tác giả đề xuất pháp luật hình sự Việt
Nam cần bổ sung điều luật hoặc có văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hóa nguyên tắc
mang tính quyết định này, cần có hướng dẫn rõ ràng hơn trong việc xác định mức độ
tương xứng giữa hai hành vi phòng vệ - tấn công, áp dụng vào những trường hợp cụ
thể để đảm bảo quy trình xác định và xử lý các tội phạm về vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng được nhanh chóng và hợp lý hơn.
Thứ ba, quy định rõ ràng về nghĩa vụ thoái lui. Ca-na-đa áp dụng nguyên tắc
"nghĩa vụ thoái lui", nghĩa là người phòng vệ có nghĩa vụ phải cố gắng thoát khỏi tình
huống nguy hiểm trước khi sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, nghĩa vụ này có thể được miễn
trừ trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như khi người phòng vệ bị tấn công trong
nhà của mình. Ở BLHS Việt Nam, nghĩa vụ thoái lui chưa được quy định trong luật.
Nhóm nghiên cứu đề xuất quy định này cần được hoàn thiện và quy định cụ thể trong
luật, bao gồm các trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ thoái lui nhằm ngăn chặn sự gia
tăng của các hành vi phòng vệ quá mức bằng vũ lực đang diễn ra nhức nhối tại thực
tiễn, khuyến khích mọi người phòng vệ một cách hợp lý và cần thiết, đáp ứng đúng
tinh thần của việc quy định giới hạn “phòng vệ chính đáng”.
3.1.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Ca-na-đa
Tại những quy định về tội phạm cụ thể, pháp luật hình sự Việt Nam và Ca-na-da
có điểm tương đồng khi ghi nhận trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ở
các tội về xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của cá nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu
52

BLHS Ca-na-da, nhóm tác giả kiến nghị hoàn thiện thêm quy định về vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng như sau:
Bổ sung quy định về tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng xuất
phát từ hành vi bảo vệ tài sản. Bảo vệ tài sản là quyền cơ bản của con người, thực tiễn
xét xử các vụ án xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của Việt Nam cũng ghi nhận đây
là một trường hợp phạm tội phổ biến, không những cấu thành tội phạm mà còn có thể
là tiền đề cấu thành những tội xâm hại khác (ví dụ những trường hợp cướp của giết
người). Tuy nhiên, việc người có tài sản phòng vệ trước nguy cơ bị xâm hại quyền sở
hữu cũng là một trong những trường hợp cần xem xét và có quy định rõ ràng về việc
phòng vệ như thế nào là cần thiết và không xâm phạm, gây thiệt hại quá mức cho
người khác. Pháp luật hình sự Việt Nam và đặc biệt là BLHS Việt Nam cần có quy
định cụ thể về trường hợp bảo vệ tài sản là một trường hợp phạm tội do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng nhằm đặt ra ranh giới rõ ràng cho việc phòng vệ của chủ sở
hữu tài sản, vừa đảm bảo người chủ được thực hiện quyền đối với tài sản của mình
nhưng vẫn trong khuôn khổ pháp luật.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở
kinh nghiệm của Trung Quốc
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam
trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc
Quy định pháp luật của Việt Nam và Trung Quốc nhìn chung có những điểm
tương đối giống nhau. Cả hai quốc gia đều có quy định về hành vi phòng vệ và hành vi
vượt quá giới hạn phòng vệ. Về quy định chung đối với hành vi vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng, cả hai nước đều không miễn trừ trách nhiệm hình sự. Nhưng có
sự khác nhau trong khái niệm và mức chế tài đặt ra với hành vi.
Thứ nhất, Trung Quốc đặt ra mức chế tài cụ thể đối với trường hợp vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng ngay trong điều luật quy định về hành vi này.
Pháp luật hình sự Trung Quốc cho rằng:
“Người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng nhằm ngăn chặn hành vi bất hợp
pháp xâm hại các lợi ích của Nhà nước, xã hội, các quyền nhân thân, tài sản, các
53

quyền khác của mình hoặc của người khác gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại
bất hợp pháp thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người có hành vi phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết và
gây thiệt hại lớn thì phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng cần được giảm nhẹ, áp dụng
khung hình phạt nhẹ hơn hoặc được miễn hình phạt.
[...]”.
Còn đối với pháp luật hình sự Việt Nam, thì hành vi phòng vệ không vượt quá sẽ
không bị coi là tội phạm, đối với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ sẽ chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tuy hậu quả pháp lý là như nhau, nhưng
khái niệm về bản chất của hành vi là không giống nhau. Hành vi không phải là tội
phạm nghĩa là hành vi đó không có nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội, còn hành vi
không phải chịu trách nhiệm hình sự nghĩa là hành vi đó có thể là tội phạm nhưng
được miễn trừ trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp. Vì vậy, khái niệm này
không hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Việt Nam.
Một điểm khác nhau nữa giữa quy định đối với hành vi vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng giữa pháp luật hình sự Trung Quốc và Việt Nam là trong điều 20 của bộ
luật này, Trung Quốc có quy định ngay trong điều luật về phòng vệ “Người có hành vi
phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt quá giới hạn của hành vi cần thiết thì phải chịu
TNHS, nhưng cần được giảm nhẹ hơn hoặc được miễn hình phạt”. Khác với quy định
của Việt Nam, Việt Nam chỉ quy định chung rằng: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật
này.” và được giảm nhẹ theo quy định tại điều 51. Quy định của Trung Quốc đã khẳng
định rằng đối với các tội do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây ra sẽ
mặc nhiên được giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt. Nhóm nghiên cứu cho rằng, BLHS
Việt Nam có thể xem xét và bổ sung về chế tài đối với hành vi vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng trong điều luật như sau:
“Điều 22: Phòng vệ chính đáng
1. [...]
54

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức
cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định của Bộ luật này nhưng được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc
miễn trừ hình phạt tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi phòng vệ.”
Thứ hai, ban hành thêm văn bản, nghị định hướng dẫn thi hành đối với hành vi
phòng vệ. Trung Quốc đã ban hành Văn bản hướng dẫn thi hành đối với hành vi phòng
vệ chính đáng, nhóm nghiên cứu đã giải thích chi tiết ở tiểu mục 2.2.1 trên. Đây là một
bước tiến trong pháp luật Trung Quốc mà quốc gia khác không chỉ riêng Việt Nam có
thể thực hiện theo. Trong văn bản hướng dẫn đã quy định rõ cách xác định hành vi
phòng vệ đối với từng trường hợp. Điều này có ích rất lớn đối với việc xét xử và giảm
thiểu những hành vi dàn dựng một tình huống phòng vệ chính đáng để thực hiện hành
vi gây hại cho người khác. Những hành vi như vậy sẽ làm mất đi ý nghĩa thực sự của
phòng vệ chính đáng và gây ra những trường hợp bỏ lọt tội phạm, ảnh hưởng xấu tới
xã hội. Tuy nhiên, nếu ban hành một văn bản hướng dẫn thì các nhà làm luật Việt Nam
cũng cần cân nhắc các yếu tố xã hội, tham khảo để đề xuất những quy định phù hợp
với thực trạng xã hội tại Việt Nam.
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong BLHS Trung Quốc, tại khoản 3 điều 20 có thêm một chế định mới mẻ
hoàn toàn so với Việt Nam, đó là chế định về hành vi phòng vệ đặc biệt. Đây là một
chế định đáng để Việt Nam xem xét và hoàn thiện BLHS Việt Nam.
Pháp luật hình sự Trung Quốc phân chia rõ ràng giữa các hành vi phòng vệ gây
ra thiệt hại là chết người hoặc thương tích nặng với những hành vi phòng vệ chính
đáng gây thiệt hại nhẹ hơn. Đối với pháp luật hình sự Việt Nam chỉ quy định những
hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng, việc xác định thiệt hại
chết người hoặc thương tích nặng có hợp lý hay không phụ thuộc vào tính chất mức độ
của hành vi tấn công cùng với hành vi phòng vệ và việc quyết định sẽ thuộc về cơ
quan xét xử. Nhưng pháp luật hình sự Trung Quốc đã giới hạn phạm vi các hành vi
55

phòng vệ chính đáng gây chết người hoặc thương tích nặng được áp dụng ngoại lệ
trong một số trường hợp đặc biệt.
Khoản 3 điều 20 BLHS Trung Quốc:
“Người có hành vi đối với tội phạm đang hành hung, giết người, cướp của, hiếp
dâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác, gây thương tích hoặc làm chết người phạm
tội, không thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, không phải chịu
trách nhiệm hình sự.”
Điều luật này của Trung Quốc có phần hợp lý và bất hợp lý so với thực tiễn của
Việt Nam. Bởi đối với những trường hợp một người bị tấn công bởi những hành vi như
trên sẽ khó giữ tinh thần để xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
tấn công để xác định cách mình thực hiện hành vi phòng vệ. Các tội bạo lực là những
hành vi khiến cho nạn nhân bị uy hiếp nhiều là về mặt tinh thần, họ dễ bị ám ảnh bởi
vết thương tinh thần hơn là vết thương thể chất. Cho nên, việc miễn TNHS với những
trường hợp như vậy cũng có thể gọi là hợp lý bởi xuất phát họ là “nạn nhân” dưới
những hành vi bạo lực. Trái lại chính việc phân chia rõ ràng như vậy có thể tạo nên
việc dập khuôn cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong quá trình xét xử, tạo cơ hội cho nhiều
người lợi dụng chế định này để gây thiệt hại tới người có hành vi tấn công. Bên cạnh
đó thì dưới một số chiều hướng khác, chế định này lại tạo được một căn cứ rõ ràng hơn
để thuận lợi hơn trong việc xét xử đối với kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc.
Khác với Trung Quốc, BLHS của Việt Nam có đặt ra một số điều luật về “Tội
giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” và “Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng”. Ở hai điều luật này của Việt Nam cũng đã có khung hình phạt tương đối với tội
phạm này. Nhóm nghiên cứu đề ra hai hướng cho Việt Nam học hỏi quy định này của
Trung Quốc:
Thứ nhất, bổ sung quy định về trường hợp phòng vệ đặt biệt. Nhóm nghiên cứu
nhận thấy qua ưu điểm và nhược điểm trên. Việt Nam có thể quy định thêm đối với các
trường hợp đặc biệt này, tuy nhiên nhóm nghiên cứu cho rằng nên có một mức chế tài
cụ thể và không nên miễn trừ trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp trên để tránh
việc người phòng vệ tạo dựng nên tình huống rằng mình bị tấn công bởi các hành vi
bạo lực để được miễn trừ TNHS. Ngoài ra, bổ sung hướng dẫn chi tiết về cách xác
định trường hợp này để phát huy được tối ưu ưu điểm của chế định.
56

Thứ hai, xem xét giảm nhẹ mức chế tài đối với tội phạm vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng đối với những người bị tấn công bởi những hành vi bạo lực, xâm phạm
sức khỏe, tính mạng. Qua những lập luận trên về trường hợp người bị tấn công bởi
những hành vi bạo lực như giết người, hiếp dâm,... nhóm nghiên cứu nhận thấy việc có
thể xác định được mức độ và tính chất của hành vi tấn công cũng như hành vi phòng
vệ của người phòng vệ gần như là không thể. Nên đối với những trường hợp đó, mức
cải tạo không giam giữ và phạt tù theo quy định của BLHS Việt Nam nên được giảm
nhẹ hoặc đặt ra khung hình phạt riêng để phù hợp hơn với xã hội hiện nay và giữ được
tính nhân văn cũng như bảo vệ quyền cho công dân Việt Nam.
3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở
kinh nghiệm của Xinh-ga-po
3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam
trên cơ sở kinh nghiệm của Xinh-ga-po
Nhìn chung, quy định trong BLHS Xinh-ga-po (Penal Code 1871) về phòng vệ
chính đáng nói chung và những trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói
riêng có sự khác biệt so với BLHS Việt Nam. Cụ thể, pháp luật Xinh-ga-po cũng coi
những trường hợp phòng vệ chính đáng không phải tội phạm - hay khi thực hiện quyền
tự bảo vệ một cách hợp pháp thì không phải tội phạm. Tuy nhiên, pháp luật
Xinh-ga-po lại quy định rất rõ ràng về đối tượng được bảo vệ khi thực hiện quyền này,
và các trường hợp mặc nhiên không được coi là phòng vệ chính đáng. Sau khi tìm hiểu
và nghiên cứu BLHS Xinh-ga-po về quyền tự bảo vệ, nhóm nhận thấy có một số điểm
mới mà Việt Nam có thể áp dụng để sửa đổi, bổ sung luật:
Thứ nhất, quy định rõ ràng về đối tượng có thể được bảo vệ khi thực hiện quyền
tự bảo vệ: cụ thể là thân thể của mình hoặc người khác; lợi ích của cá nhân, của chung
(tập thể, Nhà nước…). Điểm mà nhóm nhận thấy có phần vượt trội của Xinh-ga-po
chính là tài sản cũng là đối tượng được bảo vệ trong quyền tự bảo vệ. Tức là “tài sản,
dù là động sản hay bất động sản, của chính người đó hoặc của bất kỳ người nào khác,
chống lại bất kỳ hành vi phạm tội nào được định nghĩa là trộm cắp, cướp, phá hoại
hoặc phạm tội hình sự, hoặc cố gắng thực hiện hành vi trộm cắp, cướp, phá hoại hoặc
tội xâm phạm.”. Ở quy định của BLHS Việt Nam không quy định điều này là do: pháp
57

luật Việt Nam đề cao quyền con người lên trên hết, nên dù đó có là người phạm tội
trộm cắp tài sản thì cũng không được gây ra thiệt hại cho thân thể của người đó.
Nhưng vấn đề của pháp luật Việt Nam là công nhận quyền tài sản của cá nhân, nhưng
nếu quyền tài sản bị xâm phạm thì pháp luật Việt Nam lại chưa thực sự rõ ràng, và
trong đó chưa nhận định rõ việc vì bảo vệ tài sản mà gây thiệt hại cho người xâm
phạm. Nhóm nghiên cứu cho rằng nên quy định thêm về vấn đề này trong phần chung:
“Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền (bao gồm quyền
nhân thân và quyền tài sản) hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc
lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người
đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
[...]”
Thứ hai, BLHS Xinh-ga-po quy định về mức độ mà quyền tự bảo vệ có thể được
thực hiện ở phần 98. Quy định ở phần này về bản chất không thực sự khác biệt khi so
sánh với pháp luật Việt Nam. Tuy vậy, ở khoản 2 phần 98 quy định “Không có quyền
tự bảo vệ trong những trường hợp có cơ hội hợp lý để nhờ đến sự bảo vệ của cơ quan
công quyền trong hoàn cảnh đó.”. Như vậy, pháp luật Xinh-ga-po coi những trường
hợp có thể nhờ đến sự bảo vệ của cơ quan công quyền thì không phải là phòng vệ
chính đáng, không phải quyền tự bảo vệ. Điều này cũng khá hợp lý trong trường hợp
thực sự người bị xâm phạm có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan công quyền và cơ
quan công quyền đó có khả năng giúp đỡ, bảo vệ người đó khỏi bị xâm phạm. Nhưng
đặt ra vấn đề tại sao lại là cơ quan công quyền chứ không phải bất cứ chủ thể nào khác
mà người đang bị xâm phạm có niềm tin rằng họ có thể được giúp đỡ. Lý giải cho việc
này nhóm nhận thấy cơ quan công quyền là chủ thể có địa vị, uy tín trong xã hội nên
để bảo toàn quyền tự bảo vệ thì pháp luật Xinh-ga-po chỉ giới hạn lại ở cơ quan công
quyền. Nhóm nghiên cứu cho rằng BLHS Việt Nam cũng nên sửa đổi như vậy để tối
đa hóa phòng vệ chính đáng:
“Điều 22: Phòng vệ chính đáng
1. [...]
58

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức
cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định của Bộ luật này.
3. Trường hợp người đang bị xâm phạm gây thiệt hại cho người có hành vi xâm
phạm trong khi có cơ hội hợp lý để nhờ đến sự bảo vệ của cơ quan nhà nước, tùy theo
mức độ thiệt hại, có thể xem là vượt quá phòng vệ chính đáng.”
Tổng kết lại, BLHS Xinh-ga-po quy định có phần khác biệt với BLHS Việt
Nam về phòng vệ chính đáng vì Xinh-ga-po theo hệ thống pháp luật Common Law,
còn Việt Nam chúng ta theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa có phần giống Civil
Law. Do vậy việc quy định là khác nhau. Thế nhưng về cốt lõi, phòng vệ chính đáng
của hai quốc gia đều có một số điểm chung để hợp lý hóa phòng vệ chính đáng. Vấn
đề không chỉ của Việt Nam mà cả Xinh-ga-po đều vẫn đang tồn tại, đó chính là việc
tính từ “hợp lý” và “cần thiết” vẫn còn mang nặng tính định tính. Có nhiều trường hợp
rất khó để xác định được rằng có hợp lý và cần thiết hay không. Giải pháp cho vấn đề
này là nên có các văn bản hướng dẫn để hỗ trợ.
3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Xinh-ga-po
BLHS Xinh-ga-po không coi phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, họ chỉ coi trường hợp nào là phòng vệ chính đáng và trường hợp nào
không phải phòng vệ chính đáng. Điều này đối với pháp luật Việt Nam là không hợp lý
và thiếu tính nhân đạo. Khi một người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng tuy là họ đã gây ra thiệt hại lớn hơn mức cần thiết cho nguồn xâm phạm nhưng
xét cho cùng đó vẫn chỉ là sự chống trả cuối cùng mà họ tin chỉ có thể làm như vậy
mới có thể bảo vệ được chính bản thân mình. Khi này chỉ nên quy định những trường
hợp mặc nhiên coi là phòng vệ chính đáng chứ không nên quy định cả những trường
hợp không phải phòng vệ chính đáng. Dù vậy, ở BLHS Xinh-ga-po, họ rất đề cao đến
vai trò của công chức (public servant) và các cơ quan nhà nước trong việc nâng cao sự
phòng vệ chính đáng. Từ quy định của BLHS Việt Nam hiện hành, có thể thấy trường
hợp phạm tội do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được sắp xếp
59

chung với các tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khác. Nhóm nghiên cứu
nhận thấy đây là quy định chưa thực sự hợp lý, vì động cơ của những người này không
chỉ vì bản thân mà bắt giữ người phạm tội còn vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội nói
chung trực tiếp nhất. Vậy nên, hình phạt đối với những tội này chỉ nên dừng ở mức
giáo dục, phòng ngừa và cần giảm nhẹ so với quy định của pháp luật hiện hành. Cụ
thể, nhóm nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định đối với trường hợp này như
sau:
Thứ nhất, đối với tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người
phạm tội (Điều 126) nên chỉ áp dụng phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; nếu
phạm tội đối với 02 người trở lên thì phạt tù từ 01 đến 03 năm.
“Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do
vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”
Thứ hai, đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136): ở khoản
1 nên giữ nguyên mức phạt tiền, giảm phạt cải tạo không giam giữ tối đa 03 năm
xuống tối đa 02 năm; ở khoản 2 có thể thêm phạt cải tạo không giam giữ đến 05 năm:
“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 05 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến
60%;
60

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe
cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt
tù từ 01 năm đến 03 năm.”
3.4. Một số đề xuất của nhóm nghiên cứu
3.4.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường
hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng chế định trong
quá trình xử lý tội phạm cho thấy, những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về
các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đã giúp các cơ quan bảo vệ
pháp luật bảo vệ được lợi ích cho những người tích cực đấu tranh phòng chống tội
phạm, khích lệ được tinh thần của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm.
Tuy nhiên quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề
cần phải tiếp tục nghiên cứu xem xét.
3.4.2. Cơ sở hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp phạm tội
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Sau khi đã nghiên cứu và trên cơ sở thực tiễn áp dụng, nhóm nghiên cứu có một
số nhận xét làm cơ sở đề xuất hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về phòng vệ chính đáng.
Thứ hai, hoàn thiện về hậu quả pháp lý của hành vi do người phòng vệ chính
đáng thực hiện.
Thứ ba, trước yêu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ và
bảo đảm quyền con người, việc tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia
trên cơ sở lịch sử lập pháp và các điều kiện thực tế tại Việt Nam là cần thiết.
Thứ tư, nhằm khuyến khích mọi người phòng vệ chính đáng và thể hiện rõ hơn
nữa chính sách hình sự trong phòng ngừa và chống tội phạm, phát huy sức mạnh của
toàn xã hội, của mọi người dân thì hình phạt dành cho những người phạm tội do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng cần đa dạng hóa cả hình phạt tiền và giảm nhẹ
hình phạt tù.
61

Thứ năm, nên quy định thêm hoặc ghi nhận một số trường hợp đương nhiên là
phòng vệ chính đáng mà không nên đặt ra yêu cầu quá khắt khe đối với phòng vệ
chính đáng như Bộ luật hiện hành.
3.4.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp phạm
tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Cần sửa đổi quy định về phòng vệ
chính đáng theo hướng cụ thể hóa các trường hợp được quyền phòng vệ
*Quy định cụ thể các trường hợp đương nhiên được coi là phòng vệ chính đáng
Do quy định hiện hành không động viên được người dân tham gia đấu tranh
phòng chống tội phạm, thậm chí là đấu tranh với hành vi xâm phạm lợi ích của chính
mình vì lo ngại vào sự phán xét của cơ quan bảo vệ pháp luật. Mặt khác, quy định như
hiện nay vô hình chung bó tay các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng chống tội
phạm, nhất là đối với các trường hợp phạm tội có sử dụng vũ khí như tội phạm ma túy,
cướp tài sản sau đó bắt cóc con tin, lâm tặc có sử dụng vũ khí chống lại lực lượng bắt
giữ... Do đó cần sửa đổi theo hướng gắn chặt hơn với bảo vệ lợi ích cá nhân, thay vì
nhà nước, tổ chức như trước đây đồng thời khẳng định luôn trong Luật một số trường
hợp sẽ đương nhiên xác định là phòng vệ chính đáng mà không cần phải thông qua
việc đánh giá của các cơ quan tố tụng như: người phạm tội đang sử dụng vũ khí hoặc
có biểu hiện sử dụng vũ khí ngay lập tức để chống lại việc bắt giữ hoạt thực hiện tội
phạm;... Đây cũng là điều mà pháp luật của một số nước như Nga, Trung Quốc đã quy
định… Nhóm nghiên cứu đề xuất nên quy định thêm các trường hợp có thể mặc nhiên
coi là phòng vệ chính đáng:
Thứ nhất, chống lại người đang sử dụng vũ khí hoặc hung khí nguy hiểm để
xâm phạm tính mạng, sức khỏe của mình hoặc của người khác.
Thứ hai, chống lại người đang sử dụng vũ khí hoặc hung khí nguy hiểm để
chống lại người thi hành công vụ.
Thứ ba, chống trả lại người đang thực hiện hành vi giết người, hiếp dâm.
Quy định riêng đối với trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng trong trường hợp bắt giữ người phạm tội
Từ quy định của BLHS hiện hành, có thể thấy trường hợp phạm tội do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được sắp xếp chung với các tội do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng khác. Nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là quy định chưa
thực sự hợp lý, vì động cơ của những người này không chỉ vì bản thân mà bắt giữ
62

người phạm tội còn vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội nói chung trực tiếp nhất. Vậy
nên, hình phạt đối với những tội này chỉ nên dừng ở mức giáo dục, phòng ngừa và cần
giảm nhẹ so với quy định của pháp luật hiện hành.
*Xem xét nghiên cứu, ghi nhận chế định “phòng vệ từ xa”
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa ghi nhận chế định này. Tuy nhiên từ
việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật hình sự của một số quốc gia, nhóm nhận thấy rằng
vấn đề phòng vệ nên được mở rộng để tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm
chủ thể trong xã hội.
“Phòng vệ từ xa” là một khái niệm: về bản chất vẫn xuất phát từ khái niệm
phòng vệ chính đáng. “Từ xa” ở đây hàm ý xa về cả khoảng cách cơ học và xa về cả
thời gian. Bởi lẽ theo BLHS 2015, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hành vi phòng vệ
chính đáng theo khoản 1 điều 22 BLHS 2015, nói tóm gọn chỉ khi người thực hiện
hành vi phòng vệ bảo vệ mình một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các
lợi ích nói trên. Như vậy, một người chỉ được phòng vệ khi đang bị người khác xâm
phạm đến quyền và lợi ích của mình:
Điều kiện thứ nhất, hành vi xâm phạm phải đang diễn ra
Điều kiện thứ hai, phải xác định được người thực hiện hành vi xâm phạm và
người có hành vi phòng vệ
Tiếp đó, ở khoản 2 điều 22 BLHS Việt Nam quy định về việc vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Ở đây có 2 vấn đề:
Thứ nhất, khó để xác định thế nào là “chống trả quá mức cần thiết”. Mức độ
cần thiết ở đây phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hoàn cảnh và tâm lý của người
thực hiện hành vi phòng vệ.
Thứ hai, khi một người khi bị đẩy vào một số tình thế nguy cấp, cụ thể là đến
tính mạng và sức khỏe, thường có xu hướng chỉ nghĩ đến lợi ích của mình và làm mọi
thứ có thể để bảo đảm lợi ích đó (ví dụ người đuối nước vùng vẫy không kiểm soát,
nhiều trường hợp đã dìm cả người cứu giúp xuống). Đây thuộc về bản năng sinh tồn
cơ bản và không thể kiểm soát được.
Khi mạng sống của một người bị đe dọa mà người bị đe dọa có đầy đủ căn cứ
chứng minh rằng mình bị đe dọa và trên thực tế căn cứ đó đủ xác thực thì họ hoàn toàn
có căn cứ để tự có biện pháp để giữ cho bản thân luôn được an toàn chứ không phải
63

chỉ khi đến giai đoạn thực sự nguy hiểm thì họ mới chống trả. Đó là phòng vệ quá
muộn.
Từ những lập luận ở trên, nhóm chúng tôi cho rằng, “phòng vệ từ xa” ở đây nên
ở cả không gian và thời gian: Có bối cảnh làm căn cứ cho sự bị đe dọa nghiêm trọng
của con người, và người bị đe dọa phát hiện dấu hiệu đủ xác thực cho thấy sự đe dọa là
có thật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, kéo dài trong một thời gian đủ lâu thì
họ có quyền thực hiện những biện pháp, hành vi nhằm đảm bảo cho sự an toàn của
mình.
Thực chất “phòng vệ từ xa” mục đích là mở rộng phạm vi phòng vệ chính đáng
theo góc nhìn từ về quyền con người và bảo vệ quyền cơ bản của con người, quyền
công dân theo Hiến pháp Việt Nam; góc nhìn từ Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 và
các công ước quốc tế về quyền con người.
Tiểu kết chương 3
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện tại đã đưa ra những quy định khá chi tiết và cụ
thể, mang tinh thần quốc tế hóa về vấn đề tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng. Tuy nhiên, những quy định đó vẫn còn chưa đa dạng các trường hợp, trong
khi thực tiễn sự phát triển của chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam trong gần một thập
kỷ qua đã làm nảy sinh nhiều trường hợp phòng vệ chính đáng mới. Việc hoàn thiện
quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong BLHS Việt Nam hiện hành
dựa trên kinh nghiệm lập pháp của BLHS các nước Ca-na-đa, Trung Quốc và
Xin-ga-po là vận dụng những kinh nghiệm đúng đắn của quốc tế, góp phần hoàn thiện
quy định trong quá trình lập pháp của các nhà chức trách; giúp làm rõ và bổ sung
những lỗ hổng của quy định hiện hành; giúp quá trình điều tra và xét xử diễn ra dễ
dàng, minh bạch, đúng người đúng tội, công bằng và không bỏ sót những trường hợp
cần răn đe hình sự; đồng thời gợi mở cho công cuộc nghiên cứu khoa học hình sự về
vấn đề vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nhóm nghiên cứu đưa ra những đề
xuất hoàn thiện dựa trên việc nghiên cứu và so sánh kỹ lưỡng các quy định của các
nước, xem xét tình hình thực tiễn cần được bổ sung cho pháp luật hình sự tại Việt
Nam.
64

KẾT LUẬN

Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài: “Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng theo Luật hình sự Việt Nam” cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận
chung sau đây:
1. Quyền phòng vệ chính đáng cần được quy định rõ ràng và giới hạn để ngăn
chặn sự lạm dụng của nó, đồng thời đảm bảo không xâm phạm vào lợi ích chính đáng
của Nhà nước và các quyền lợi khác của cá nhân và tổ chức. Pháp luật không chỉ bảo
vệ quyền phòng vệ chính đáng mà còn phải nghiêm túc xử lý những hành vi lạm dụng,
vượt quá phạm vi của quyền này, gây ra tổn thương cho người khác và xâm phạm vào
các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Điều này là cần thiết để duy trì sự cân
bằng giữa việc bảo vệ quyền tự do và quyền lợi cá nhân, đồng thời đảm bảo an ninh và
trật tự xã hội.

2. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
cho thấy, quy định hiện nay của Luật hình sự Việt Nam về vấn đề này mặc dù đã cụ thể
hơn trước và có phần tiến bộ hơn pháp luật của nhiều nước trên thế giới, nhưng vẫn
còn những quy định chưa thực sự rõ ràng dẫn đến có có các quan điểm cách hiểu khác
nhau về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Chính vì vậy việc bảo đảm áp dụng
các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng sẽ vướng mắc ngay từ
quy định của luật thực định. Do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu để có thể quy định rõ
ràng hơn.

3. Hiện nay, các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ngày càng
gia tăng đòi hỏi việc áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền cần phải nhanh
và chính xác hơn nữa. Cho nên, để đạt được điều việc này thì ngoài việc quy định Điều
22, Điều 126 và Điều 136 của Bộ luật hình sự năm 2015 về phòng vệ chính đáng, tội
phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và những văn bản hướng dẫn thì cần
thiết có những văn bản hướng dẫn cụ thể và chính xác hơn với sự đúc rút kinh nghiệm
dựa trên cơ sở thực tiễn xét xử của cơ quan lập pháp.
65

4. Đối diện với áp lực của yêu cầu hội nhập và tuân thủ các cam kết quốc tế về
bảo vệ và đảm bảo quyền con người, việc tìm kiếm và học hỏi từ những kinh nghiệm
của các quốc gia khác, dựa trên lịch sử lập pháp và điều kiện thực tế của Việt Nam, trở
nên cực kỳ cần thiết. Sự hoàn thiện các quy định trong pháp luật hình sự liên quan đến
phòng vệ chính đáng và xử lý các tội phạm liên quan đến việc vượt qua ranh giới của
quyền này không chỉ mang tính chất chính trị và xã hội mà còn liên quan đến an ninh
và an toàn quốc gia. Bằng cách này, Việt Nam có thể tăng cường sự hợp tác quốc tế và
nâng cao khả năng phòng chống tội phạm trong bối cảnh ngày nay, đồng thời đảm bảo
sự ổn định và an ninh trong cộng đồng.

5. Để đảm bảo rằng các quy định về các tội phạm do vượt quá giới hạn của quyền
phòng vệ chính đáng có thể được thực thi hiệu quả và góp phần vào cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người và quyền công dân, cũng như phân
biệt chính xác giữa tội phạm và trường hợp không phải là tội phạm, chúng ta cần áp
dụng những giải pháp đa chiều đồng thời với việc hoàn thiện Bộ luật hình sự.
Đầu tiên, cần tiếp tục nâng cao và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, và
giáo dục pháp luật trong cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi người phòng ngừa vi phạm
pháp luật và tội phạm trong xã hội. Đồng thời, việc xây dựng Quy chế cho các Câu lạc
bộ phòng, chống tội phạm và Đội Dân phòng cũng cần được thúc đẩy.
Thứ hai, cần tăng cường sự giám sát và kiểm sát của Viện kiểm sát trong các vụ
án liên quan đến phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn này.
Bên cạnh đó, cần phát triển các chương trình và giải pháp để nâng cao năng lực
và kiến thức pháp lý cho các bên tham gia tố tụng, cũng như cho những cán bộ và
chiến sĩ thi hành công vụ.
Cuối cùng, cần hệ thống hóa và chính xác hóa công tác thống kê tư pháp và hình
sự, đồng thời xây dựng các chuyên đề tập huấn về phòng vệ chính đáng và các tội
phạm do vượt quá giới hạn này. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thống nhất về
các quy định của Bộ luật hình sự cũng là một bước quan trọng để giải quyết các vấn đề
còn chưa được thống nhất hoặc gặp khó khăn, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề trên
đã đề cập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật số 100/2015/QH13 của Quốc hội: Bộ Luật Hình sự.


2. Penal Code 1871 - Singapore.
3. R.S.C., 1985, c. C-46, Criminal Code.
4. Đinh Bích Hà (2007), BLHS của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa,
NXB Tư pháp, Hà Nội.
5. Nguyễn Khánh Ngọc dịch, Chu Trung Dũng hiệu đính, “Bộ luật Hình sự Canada
- Quyển 2”, được tài trợ bởi Sida.
6. Nguyễn Khánh Ngọc dịch, Chu Trung Dũng hiệu đính, “Bộ luật Hình sự Canada
- Quyển 3”, được tài trợ bởi Sida.
7. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Chương IX - “Các trường hợp loại trừ TNHS”,
Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003 và 2007.
8. Viện Sử học (dịch), Quốc triều Hình luật (Hình luật triều Lê), Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, 2013.
9. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung).
NXB CAND, Hà Nội 2022.
10. ThS. Đinh Văn Quế, “Những trường hợp loại trừ TNHS trong luật hình sự Việt
Nam”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học về loại trừ
TNHS, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2009.
11. TS.Trần Văn Biên và TS.Đinh Thế Hưng (đồng chủ biên), Bình luận Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Thế Giới.
12. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), “Bình luận khoa học BLHS năm 2015, được sửa
đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung)”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2017.
13. Đinh Văn Quế, “Bình luận khoa học BLHS năm 2015” - Phần Những quy định
chung, Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2017.
14. Đặng Văn Doãn, “Về vấn đề phòng vệ chính đáng”, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1987.
15. TS. Trịnh Tiến Việt, Mục 4 Chương 2 - “Những trường hợp không phải là tội
phạm”, Trong sách: Tội phạm và TNHS, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2013.
16. Ashworth, Principles of Criminal Law (Các nguyên tắc của luật hình sự), Nxb.
Oxford University Press, Inc., 1995.
17. David Brown, David Farrier, Neal and David Weisborot, Materials and
commentary on Criminal Law and Process in New South Wales (Một vài bình
luận trong Luật hình sự và tố tụng hình sự của phía Nam xứ Wales), xuất bản bởi
The Federation Press, 1996.
18. Michael Bogdan editor, Swedish Law in the New Millennium (Luật hình sự Thụy
Điển trong giai đoạn mới), Norstedts Juridik, Printed in Sweden by Elanders
Gotab, Stockholm, 2000.
19. AP Simester and GR Sulliran, Criminal Law: Theory and doctrine (Luật hình sự:
Học thuyết và lý luận), xuất bản bởi GB: Hart publishing, 2003.
20. Jerome Hall, Criminal Law (Luật hình sự), Nxb. Bobbs Merrill Company, 1947,
tái bản năm 2005.
21. Hoàng Văn Hùng (1996), “Một vài suy nghĩ về phòng vệ chính đáng”, Tạp chí
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
22. Uông Chu Lưu (2000), “Những điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản trong Phần chung
BLHS”, Số chuyên đề về BLHS năm 1999, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà
Nội.
23. Đinh Văn Quế (2009), “Một số vấn đề về phòng vệ chính đáng, vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng và những vướng mắc trong thực tiễn xét xử”, Tạp chí
Tòa án nhân dân.
24. Nguyễn Phi Hùng, “Bàn về phòng vệ chính đáng theo quy định của BLHS năm
2015”, Tạp chí Luật sư Việt Nam online.
25. Nguyễn Thị Long (2022), “Phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng dưới góc độ của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”,
Tạp chí Khoa học và Kiểm sát, số 05/2022.
26. Phạm Ngọc Hải (tổng hợp), “Phòng vệ chính đáng, hiểu thế nào cho đúng qua 23
bản án điển hình”, tại địa chỉ:
https://amilawfirm.com/phong-ve-chinh-danghieu-the-nao-cho-dung-qua-23-ban-
an-dien-hinh.
27. Giang Sơn, “Các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm của hành vi trong luật hình
sự Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội,
2001.
28. Hoàng Thị Hoài Nam, “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, đề tài thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Hà Nội, 2006.
29. Trần Thị Thanh Tâm, Đề tài thạc sĩ luật học “CÁC TỘI PHẠM DO VƯỢT QUÁ
GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN Ở TÂY NGUYÊN)”, 2009.
30. Nguyễn Sơn, “Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam”, đề tài thạc sĩ luật học, Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
CANADA

CONSOLIDATION CODIFICATION

Criminal Code Code criminel

R.S.C., 1985, c. C-46 L.R.C. (1985), ch. C-46

Current to February 6, 2024 À jour au 6 février 2024

Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024

Published by the Minister of Justice at the following address: Publié par le ministre de la Justice à l’adresse suivante :
http://laws-lois.justice.gc.ca http://lois-laws.justice.gc.ca
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Parties to Offences Participants aux infractions
Sections 24-25 Articles 24-25

Question of law Question de droit


(2) The question whether an act or omission by a person (2) Est une question de droit la question de savoir si un
who has an intent to commit an offence is or is not mere acte ou une omission par une personne qui a l’intention
preparation to commit the offence, and too remote to de commettre une infraction est ou n’est pas une simple
constitute an attempt to commit the offence, is a question préparation à la perpétration de l’infraction, et trop loin-
of law. taine pour constituer une tentative de commettre l’infrac-
R.S., c. C-34, s. 24. tion.
S.R., ch. C-34, art. 24.

Protection of Persons Administering Protection des personnes chargées


and Enforcing the Law de l’application et de l’exécution de la
loi
Protection of persons acting under authority Protection des personnes autorisées
25 (1) Every one who is required or authorized by law to 25 (1) Quiconque est, par la loi, obligé ou autorisé à
do anything in the administration or enforcement of the faire quoi que ce soit dans l’application ou l’exécution de
law la loi :

(a) as a private person, a) soit à titre de particulier;

(b) as a peace officer or public officer, b) soit à titre d’agent de la paix ou de fonctionnaire
public;
(c) in aid of a peace officer or public officer, or
c) soit pour venir en aide à un agent de la paix ou à un
(d) by virtue of his office, fonctionnaire public;
is, if he acts on reasonable grounds, justified in doing
d) soit en raison de ses fonctions,
what he is required or authorized to do and in using as
much force as is necessary for that purpose. est, s’il agit en s’appuyant sur des motifs raisonnables,
fondé à accomplir ce qu’il lui est enjoint ou permis de
faire et fondé à employer la force nécessaire pour cette
fin.

Idem Idem
(2) Where a person is required or authorized by law to (2) Lorsqu’une personne est, par la loi, obligée ou autori-
execute a process or to carry out a sentence, that person sée à exécuter un acte judiciaire ou une sentence, cette
or any person who assists him is, if that person acts in personne ou toute personne qui l’assiste est, si elle agit
good faith, justified in executing the process or in carry- de bonne foi, fondée à exécuter l’acte judiciaire ou la sen-
ing out the sentence notwithstanding that the process or tence, même si ceux-ci sont défectueux ou ont été déli-
sentence is defective or that it was issued or imposed vrés sans juridiction ou au-delà de la juridiction.
without jurisdiction or in excess of jurisdiction.

When not protected Quand une personne n’est pas protégée


(3) Subject to subsections (4) and (5), a person is not jus- (3) Sous réserve des paragraphes (4) et (5), une personne
tified for the purposes of subsection (1) in using force n’est pas justifiée, pour l’application du paragraphe (1),
that is intended or is likely to cause death or grievous d’employer la force avec l’intention de causer, ou de na-
bodily harm unless the person believes on reasonable ture à causer la mort ou des lésions corporelles graves, à
grounds that it is necessary for the self-preservation of moins qu’elle n’estime, pour des motifs raisonnables, que
the person or the preservation of any one under that per- cette force est nécessaire afin de se protéger elle-même
son’s protection from death or grievous bodily harm. ou de protéger toute autre personne sous sa protection,
contre la mort ou contre des lésions corporelles graves.

Current to February 6, 2024 44 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Protection of Persons Administering and Enforcing the Law Protection des personnes chargées de l’application et de l’exécution de la loi
Sections 25-25.1 Articles 25-25.1

When protected Usage de la force en cas de fuite


(4) A peace officer, and every person lawfully assisting (4) L’agent de la paix, ainsi que toute personne qui l’aide
the peace officer, is justified in using force that is intend- légalement, est fondé à employer contre une personne à
ed or is likely to cause death or grievous bodily harm to a arrêter une force qui est soit susceptible de causer la
person to be arrested, if mort de celle-ci ou des lésions corporelles graves, soit
employée dans l’intention de les causer, si les conditions
(a) the peace officer is proceeding lawfully to arrest, suivantes sont réunies :
with or without warrant, the person to be arrested;
a) il procède légalement à l’arrestation avec ou sans
(b) the offence for which the person is to be arrested mandat;
is one for which that person may be arrested without
warrant; b) il s’agit d’une infraction pour laquelle cette per-
sonne peut être arrêtée sans mandat;
(c) the person to be arrested takes flight to avoid ar-
rest; c) cette personne s’enfuit afin d’éviter l’arrestation;

(d) the peace officer or other person using the force d) lui-même ou la personne qui emploie la force es-
believes on reasonable grounds that the force is neces- timent, pour des motifs raisonnables, cette force né-
sary for the purpose of protecting the peace officer, the cessaire pour leur propre protection ou celle de toute
person lawfully assisting the peace officer or any other autre personne contre la mort ou des lésions corpo-
person from imminent or future death or grievous relles graves — imminentes ou futures;
bodily harm; and
e) la fuite ne peut être empêchée par des moyens rai-
(e) the flight cannot be prevented by reasonable sonnables d’une façon moins violente.
means in a less violent manner.

Power in case of escape from penitentiary Usage de la force en cas d’évasion d’un pénitencier
(5) A peace officer is justified in using force that is in- (5) L’agent de la paix est fondé à employer contre un dé-
tended or is likely to cause death or grievous bodily harm tenu qui tente de s’évader d’un pénitencier — au sens du
against an inmate who is escaping from a penitentiary paragraphe 2(1) de la Loi sur le système correctionnel et
within the meaning of subsection 2(1) of the Corrections la mise en liberté sous condition — une force qui est soit
and Conditional Release Act, if susceptible de causer la mort de celui-ci ou des lésions
corporelles graves, soit employée dans l’intention de les
(a) the peace officer believes on reasonable grounds causer, si les conditions suivantes sont réunies :
that any of the inmates of the penitentiary poses a
threat of death or grievous bodily harm to the peace a) il estime, pour des motifs raisonnables, que ce dé-
officer or any other person; and tenu ou tout autre détenu représente une menace de
mort ou de lésions corporelles graves pour lui-même
(b) the escape cannot be prevented by reasonable ou toute autre personne;
means in a less violent manner.
R.S., 1985, c. C-46, s. 25; 1994, c. 12, s. 1. b) l’évasion ne peut être empêchée par des moyens
raisonnables d’une façon moins violente.
L.R. (1985), ch. C-46, art. 25; 1994, ch. 12, art. 1.

Definitions Définitions
25.1 (1) The following definitions apply in this section 25.1 (1) Les définitions qui suivent s’appliquent au pré-
and sections 25.2 to 25.4. sent article et aux articles 25.2 à 25.4.

competent authority means, with respect to a public autorité compétente S’agissant d’un fonctionnaire pu-
officer or a senior official, blic ou d’un fonctionnaire supérieur :

(a) in the case of a member of the Royal Canadian a) dans le cas d’un membre de la Gendarmerie royale
Mounted Police, the Minister of Public Safety and du Canada, le ministre de la Sécurité publique et de la
Emergency Preparedness, personally; Protection civile lui-même;

Current to February 6, 2024 45 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Protection of Persons Administering and Enforcing the Law Protection des personnes chargées de l’application et de l’exécution de la loi
Section 25.1 Article 25.1

(b) in the case of a member of a police service consti- b) dans le cas d’un membre d’une force policière
tuted under the laws of a province, the Minister re- constituée sous le régime d’une loi provinciale, le mi-
sponsible for policing in the province, personally; and nistre responsable de la sécurité publique dans la pro-
vince, lui-même;
(c) in the case of any other public officer or senior of-
ficial, the Minister who has responsibility for the Act c) dans le cas de tout autre fonctionnaire public ou
of Parliament that the officer or official has the power fonctionnaire supérieur, le ministre responsable de la
to enforce, personally. (autorité compétente) loi fédérale que le fonctionnaire est chargé de faire ap-
pliquer, lui-même. (competent authority)
public officer means a peace officer, or a public officer
who has the powers of a peace officer under an Act of fonctionnaire public Agent de la paix ou fonctionnaire
Parliament. (fonctionnaire public) public disposant des pouvoirs d’un agent de la paix au
titre d’une loi fédérale. (public officer)
senior official means a senior official who is responsible
for law enforcement and who is designated under subsec- fonctionnaire supérieur Fonctionnaire supérieur char-
tion (5). (fonctionnaire supérieur) gé du contrôle d’application d’une loi et désigné sous le
régime du paragraphe (5). (senior official)

Principle Principe
(2) It is in the public interest to ensure that public offi- (2) Il est d’intérêt public de veiller à ce que les fonction-
cers may effectively carry out their law enforcement du- naires publics puissent s’acquitter efficacement de leurs
ties in accordance with the rule of law and, to that end, to fonctions de contrôle d’application des lois conformé-
expressly recognize in law a justification for public offi- ment au principe de la primauté du droit et, à cette fin,
cers and other persons acting at their direction to commit de prévoir expressément dans la loi une justification pour
acts or omissions that would otherwise constitute of- la commission par ces fonctionnaires et les personnes qui
fences. agissent sous leur direction d’actes ou d’omissions qui
constituent par ailleurs des infractions.

Designation of public officers Désignation de fonctionnaires publics


(3) A competent authority may designate public officers (3) L’autorité compétente peut désigner des fonction-
for the purposes of this section and sections 25.2 to 25.4. naires publics pour l’application du présent article et des
articles 25.2 à 25.4.

Condition — civilian oversight Condition : surveillance civile


(3.1) A competent authority referred to in paragraph (a) (3.1) L’autorité visée aux alinéas a) ou b) de la définition
or (b) of the definition of that term in subsection (1) may de autorité compétente, au paragraphe (1), ne peut pro-
not designate any public officer under subsection (3) un- céder à la désignation prévue au paragraphe (3) que s’il
less there is a public authority composed of persons who existe une autorité publique — ne comptant aucun agent
are not peace officers that may review the public officer’s de la paix — ayant compétence pour examiner la conduite
conduct. des fonctionnaires qui seront désignés.

Declaration as evidence Désignation


(3.2) The Governor in Council or the lieutenant governor (3.2) Le gouverneur en conseil ou le lieutenant-gouver-
in council of a province, as the case may be, may desig- neur en conseil de la province, selon le cas, peut désigner
nate a person or body as a public authority for the pur- une personne ou un organisme à titre d’autorité publique
poses of subsection (3.1), and that designation is conclu- pour l’application du paragraphe (3.1), et une telle dési-
sive evidence that the person or body is a public authority gnation fait foi du fait qu’il s’agit d’une autorité visée à ce
described in that subsection. paragraphe.

Considerations Considérations
(4) The competent authority shall make designations un- (4) L’autorité compétente désigne les fonctionnaires pu-
der subsection (3) on the advice of a senior official and blics au titre du paragraphe (3), sur l’avis d’un fonction-
shall consider the nature of the duties performed by the naire supérieur, en tenant compte de la nature générale
public officer in relation to law enforcement generally, de leurs attributions en matière de contrôle d’application

Current to February 6, 2024 46 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Protection of Persons Administering and Enforcing the Law Protection des personnes chargées de l’application et de l’exécution de la loi
Section 25.1 Article 25.1

rather than in relation to any particular investigation or des lois et non d’enquêtes ou d’activités particulières en
enforcement activity. matière de contrôle d’application des lois.

Designation of senior officials Désignation de fonctionnaires supérieurs


(5) A competent authority may designate senior officials (5) L’autorité compétente peut désigner des fonction-
for the purposes of this section and sections 25.2 to 25.4. naires supérieurs pour l’application du présent article et
des articles 25.2 à 25.4.

Emergency designation Désignation : situation d’urgence


(6) A senior official may designate a public officer for the (6) Le fonctionnaire supérieur peut lui-même désigner le
purposes of this section and sections 25.2 to 25.4 for a pe- fonctionnaire public pour l’application du présent article
riod of not more than 48 hours if the senior official is of et des articles 25.2 à 25.4 pour une période maximale de
the opinion that quarante-huit heures, si les conditions suivantes sont
réunies :
(a) by reason of exigent circumstances, it is not feasi-
ble for the competent authority to designate a public a) en raison de l’urgence de la situation, l’autorité
officer under subsection (3); and compétente peut difficilement le désigner en vertu du
paragraphe (3);
(b) in the circumstances of the case, the public officer
would be justified in committing an act or omission b) le fonctionnaire supérieur estime qu’un fonction-
that would otherwise constitute an offence. naire public est justifié de commettre un acte ou une
omission qui constituerait par ailleurs une infraction.
The senior official shall without delay notify the compe-
tent authority of the designation. Il avise sans délai l’autorité compétente de la désigna-
tion.

Conditions Conditions
(7) A designation under subsection (3) or (6) may be (7) Les désignations effectuées en vertu des paragraphes
made subject to conditions, including conditions limiting (3) et (6) peuvent être assorties de conditions, notam-
ment en vue de limiter :
(a) the duration of the designation;
a) leur durée;
(b) the nature of the conduct in the investigation of
which a public officer may be justified in committing, b) la nature des activités à l’égard desquelles le fonc-
or directing another person to commit, acts or omis- tionnaire public, dans le cadre d’une enquête à leur
sions that would otherwise constitute an offence; and sujet, pourrait être justifié de commettre un acte ou
une omission qui constituerait par ailleurs une infrac-
(c) the acts or omissions that would otherwise consti- tion, ou d’en ordonner la commission;
tute an offence and that a public officer may be justi-
fied in committing or directing another person to c) les actes ou omissions qui constitueraient par
commit. ailleurs une infraction et que le fonctionnaire public
pourrait être justifié de commettre ou d’en ordonner
la commission.

Justification for acts or omissions Circonstances donnant lieu à la justification


(8) A public officer is justified in committing an act or (8) Le fonctionnaire public est justifié de commettre un
omission — or in directing the commission of an act or acte ou une omission qui constituerait par ailleurs une
omission under subsection (10) — that would otherwise infraction, ou d’en ordonner la commission au titre du
constitute an offence if the public officer paragraphe (10), si, à la fois :

(a) is engaged in the investigation of an offence under, a) il agit dans le cadre soit d’une enquête relative à
or the enforcement of, an Act of Parliament or in the des activités criminelles ou à une infraction à une loi
investigation of criminal activity; fédérale, soit du contrôle d’application d’une telle loi;

(b) is designated under subsection (3) or (6); and b) il a été désigné en vertu des paragraphes (3) ou (6);

Current to February 6, 2024 47 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Protection of Persons Administering and Enforcing the Law Protection des personnes chargées de l’application et de l’exécution de la loi
Section 25.1 Article 25.1

(c) believes on reasonable grounds that the commis- c) il croit, pour des motifs raisonnables, que la com-
sion of the act or omission, as compared to the nature mission de l’acte ou de l’omission est, par rapport à la
of the offence or criminal activity being investigated, is nature de l’infraction ou des activités criminelles fai-
reasonable and proportional in the circumstances, sant l’objet de l’enquête, juste et proportionnelle dans
having regard to such matters as the nature of the act les circonstances, compte tenu notamment de la na-
or omission, the nature of the investigation and the ture de l’acte ou de l’omission, de la nature de l’en-
reasonable availability of other means for carrying out quête ainsi que des solutions de rechange acceptables
the public officer’s law enforcement duties. pour s’acquitter de ses fonctions de contrôle d’applica-
tion de la loi.

Requirements for certain acts Circonstances donnant lieu à la justification


(9) No public officer is justified in committing an act or (9) Le fonctionnaire public n’est justifié de commettre
omission that would otherwise constitute an offence and un acte ou une omission qui constituerait par ailleurs une
that would be likely to result in loss of or serious damage infraction et qui entraînerait vraisemblablement la perte
to property, or in directing the commission of an act or de biens ou des dommages importants à ceux-ci, ou d’or-
omission under subsection (10), unless, in addition to donner la commission d’un acte ou d’une omission au
meeting the conditions set out in paragraphs (8)(a) to (c), titre du paragraphe (10), que si les conditions prévues
he or she aux alinéas (8)a) à c) sont remplies et que si, selon le cas :

(a) is personally authorized in writing to commit the a) il y est personnellement autorisé par écrit par un
act or omission — or direct its commission — by a se- fonctionnaire supérieur qui croit, pour des motifs rai-
nior official who believes on reasonable grounds that sonnables, que la commission de l’acte ou de l’omis-
committing the act or omission, as compared to the sion est, par rapport à la nature de l’infraction ou des
nature of the offence or criminal activity being investi- activités criminelles faisant l’objet de l’enquête, juste
gated, is reasonable and proportional in the circum- et proportionnelle dans les circonstances, compte tenu
stances, having regard to such matters as the nature of notamment de la nature de l’acte ou de l’omission, de
the act or omission, the nature of the investigation and la nature de l’enquête ainsi que des solutions de re-
the reasonable availability of other means for carrying change acceptables pour l’exercice des fonctions de
out the public officer’s law enforcement duties; or contrôle d’application;

(b) believes on reasonable grounds that the grounds b) il croit, pour des motifs raisonnables, que les
for obtaining an authorization under paragraph (a) ex- conditions pour obtenir l’autorisation prévue à l’alinéa
ist but it is not feasible in the circumstances to obtain a) sont réunies, mais que son obtention est difficile-
the authorization and that the act or omission is nec- ment réalisable et que l’acte ou l’omission est néces-
essary to saire afin :

(i) preserve the life or safety of any person, (i) soit de préserver la vie ou la sécurité d’une per-
sonne,
(ii) prevent the compromise of the identity of a
public officer acting in an undercover capacity, of a (ii) soit d’éviter de compromettre la confidentialité
confidential informant or of a person acting covert- de l’identité d’un fonctionnaire public ou d’un in-
ly under the direction and control of a public offi- formateur ou celle d’une personne agissant sous la
cer, or direction et l’autorité d’un fonctionnaire public,

(iii) prevent the imminent loss or destruction of ev- (iii) soit de prévenir la perte ou la destruction im-
idence of an indictable offence. minentes d’éléments de preuve d’un acte criminel.

Person acting at direction of public officer Personne agissant sous la direction d’un fonctionnaire
public
(10) A person who commits an act or omission that (10) Une personne est justifiée de commettre un acte ou
would otherwise constitute an offence is justified in com- une omission qui constituerait par ailleurs une infraction
mitting it if si, à la fois :

(a) a public officer directs him or her to commit that a) un fonctionnaire public dont elle croit, pour des
act or omission and the person believes on reasonable motifs raisonnables, qu’il y était autorisé, lui en a or-
donné la commission;

Current to February 6, 2024 48 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Protection of Persons Administering and Enforcing the Law Protection des personnes chargées de l’application et de l’exécution de la loi
Sections 25.1-25.2 Articles 25.1-25.2

grounds that the public officer has the authority to b) elle croit, pour des motifs raisonnables, l’aider ain-
give that direction; and si à s’acquitter de ses fonctions de contrôle d’applica-
tion de la loi.
(b) he or she believes on reasonable grounds that the
commission of that act or omission is for the purpose
of assisting the public officer in the public officer’s law
enforcement duties.

Limitation Réserve
(11) Nothing in this section justifies (11) Le présent article n’a pas pour effet de justifier une
personne :
(a) the intentional or criminally negligent causing of
death or bodily harm to another person; a) de causer, volontairement ou par négligence crimi-
nelle, des lésions corporelles à une autre personne ou
(b) the wilful attempt in any manner to obstruct, per- la mort de celle-ci;
vert or defeat the course of justice; or
b) de tenter volontairement de quelque manière d’en-
(c) conduct that would violate the sexual integrity of traver, de détourner ou de contrecarrer le cours de la
an individual. justice;

c) de commettre un acte qui porte atteinte à l’intégrité


sexuelle d’une personne.

Protection, defences and immunities unaffected Maintien des immunités ou défenses


(12) Nothing in this section affects the protection, de- (12) Le présent article n’a pas pour effet de porter at-
fences and immunities of peace officers and other per- teinte à la protection et aux défenses et immunités dont
sons recognized under the law of Canada. jouissent les agents de la paix et d’autres personnes sous
le régime du droit canadien.

Compliance with requirements Observation des exigences


(13) Nothing in this section relieves a public officer of (13) Le présent article n’a pas pour effet de conférer aux
criminal liability for failing to comply with any other re- fonctionnaires publics une immunité en matière pénale
quirements that govern the collection of evidence. pour toute inobservation des autres exigences applicables
à l’obtention d’éléments de preuve.

Exception — Controlled Drugs and Substances Act Réserve — Loi réglementant certaines drogues et
and Cannabis Act autres substances et Loi sur le cannabis
(14) Nothing in this section justifies a public officer or a (14) Le présent article n’a pas pour effet de justifier un
person acting at his or her direction in committing an act fonctionnaire public de commettre un acte ou une omis-
or omission — or a public officer in directing the commis- sion qui constituerait une infraction à une disposition de
sion of an act or omission — that constitutes an offence la partie I de la Loi réglementant certaines drogues et
under a provision of Part I of the Controlled Drugs and autres substances, de ses règlements ou de la section 1
Substances Act or of the regulations made under it or a de la partie 1 de la Loi sur le cannabis, ou d’en ordonner
provision of Division 1 of Part 1 of the Cannabis Act. la commission, ni de justifier une personne agissant sous
2001, c. 32, s. 2; 2005, c. 10, s. 34; 2018, c. 16, s. 207. sa direction de commettre un tel acte ou une telle omis-
sion.
2001, ch. 32, art. 2; 2005, ch. 10, art. 34; 2018, ch. 16, art. 207.

Public officer to file report Rapport du fonctionnaire public


25.2 Every public officer who commits an act or omis- 25.2 Le fonctionnaire public qui a commis un acte ou
sion — or directs the commission by another person of an une omission — ou en a ordonné la commission — au
act or omission — under paragraph 25.1(9)(a) or (b) shall, titre des alinéas 25.1(9)a) ou b) doit, dans les meilleurs
as soon as is feasible after the commission of the act or délais après la commission, présenter au fonctionnaire

Current to February 6, 2024 49 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Protection of Persons Administering and Enforcing the Law Protection des personnes chargées de l’application et de l’exécution de la loi
Sections 25.2-25.3 Articles 25.2-25.3

omission, file a written report with the appropriate se- supérieur compétent un rapport écrit décrivant l’acte ou
nior official describing the act or omission. l’omission.
2001, c. 32, s. 2. 2001, ch. 32, art. 2.

Annual report Rapport annuel


25.3 (1) Every competent authority shall publish or oth- 25.3 (1) Chaque année, l’autorité compétente publie un
erwise make available to the public an annual report for rapport — ou le met à la disposition du public de toute
the previous year that includes, in respect of public offi- autre façon — sur les désignations de fonctionnaires pu-
cers and senior officials designated by the competent au- blics et de fonctionnaires supérieurs qu’elle a effectuées,
thority, qui contient notamment les renseignements ci-après à
l’égard de l’année précédente :
(a) the number of designations made under subsec-
tion 25.1(6) by the senior officials; a) le nombre de désignations effectuées au titre du
paragraphe 25.1(6) par les fonctionnaires supérieurs;
(b) the number of authorizations made under para-
graph 25.1(9)(a) by the senior officials; b) le nombre d’autorisations accordées par les fonc-
tionnaires supérieurs au titre de l’alinéa 25.1(9)a);
(c) the number of times that acts and omissions were
committed in accordance with paragraph 25.1(9)(b) by c) le nombre de fois où des actes ou omissions ont été
the public officers; commis sans autorisation par les fonctionnaires pu-
blics au titre de l’alinéa 25.1(9)b);
(d) the nature of the conduct being investigated when
the designations referred to in paragraph (a) or the d) la nature des activités qui faisaient l’objet de l’en-
authorizations referred to in paragraph (b) were made quête au moment des désignations mentionnées à
or when the acts or omissions referred to in paragraph l’alinéa a), de l’octroi des autorisations mentionnées à
(c) were committed; and l’alinéa b) et de la commission des actes ou omissions
mentionnés à l’alinéa c);
(e) the nature of the acts or omissions committed un-
der the designations referred to in paragraph (a), un- e) la nature des actes ou omissions commis au titre
der the authorizations referred to in paragraph (b) and des désignations mentionnées à l’alinéa a) ou des au-
in the manner described in paragraph (c). torisations mentionnées à l’alinéa b), ou de ceux men-
tionnés à l’alinéa c).

Limitation Réserve
(2) The annual report shall not contain any information (2) Sont exclus du rapport annuel les renseignements
the disclosure of which would dont la divulgation, selon le cas :

(a) compromise or hinder an ongoing investigation of a) compromettrait une enquête en cours relativement
an offence under an Act of Parliament; à une infraction à une loi fédérale ou nuirait à une
telle enquête;
(b) compromise the identity of a public officer acting
in an undercover capacity, of a confidential informant b) compromettrait la confidentialité de l’identité d’un
or of a person acting covertly under the direction and fonctionnaire public ou d’un informateur ou celle
control of a public officer; d’une personne agissant sous la direction et l’autorité
d’un fonctionnaire public;
(c) endanger the life or safety of any person;
c) mettrait en danger la vie ou la sécurité d’une per-
(d) prejudice a legal proceeding; or sonne;

(e) otherwise be contrary to the public interest. d) porterait atteinte à une procédure judiciaire;
2001, c. 32, s. 2.
e) serait contraire à l’intérêt public.
2001, ch. 32, art. 2.

Current to February 6, 2024 50 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Protection of Persons Administering and Enforcing the Law Protection des personnes chargées de l’application et de l’exécution de la loi
Sections 25.4-27 Articles 25.4-27

Written notification to be given Avis en cas de dommage aux biens


25.4 (1) When a public officer commits an act or omis- 25.4 (1) Le fonctionnaire supérieur qui a reçu le rapport
sion — or directs the commission by another person of an visé à l’article 25.2 du fonctionnaire public qui a commis
act or omission — under paragraph 25.1(9)(a) or (b), the un acte ou une omission — ou en a ordonné la commis-
senior official with whom the public officer files a written sion — au titre des alinéas 25.1(9)a) ou b) avise par écrit,
report under section 25.2 shall, as soon as is feasible after dans les meilleurs délais dans l’année suivant la commis-
the report is filed, and no later than one year after the sion, la personne dont les biens, de ce fait, ont été dé-
commission of the act or omission, notify in writing any truits ou ont subi des dommages importants.
person whose property was lost or seriously damaged as
a result of the act or omission.

Limitation Réserve
(2) The competent authority may authorize the senior of- (2) L’autorité compétente peut suspendre l’obligation du
ficial not to notify the person under subsection (1) until fonctionnaire supérieur de donner l’avis prévu au para-
the competent authority is of the opinion that notifica- graphe (1) jusqu’à ce qu’elle estime que l’avis, selon le
tion would not cas :

(a) compromise or hinder an ongoing investigation of a) ne compromettrait pas d’enquête relative à une in-
an offence under an Act of Parliament; fraction à une loi fédérale ni ne nuirait à une telle en-
quête;
(b) compromise the identity of a public officer acting
in an undercover capacity, of a confidential informant b) ne compromettrait pas la confidentialité de l’iden-
or of a person acting covertly under the direction and tité d’un fonctionnaire public ou d’un informateur ou
control of a public officer; celle d’une personne agissant sous la direction et l’au-
torité d’un fonctionnaire public;
(c) endanger the life or safety of any person;
c) ne mettrait pas en danger la vie ou la sécurité d’une
(d) prejudice a legal proceeding; or personne;

(e) otherwise be contrary to the public interest. d) ne porterait pas atteinte à une procédure judi-
2001, c. 32, s. 2. ciaire;

e) ne serait pas contraire à l’intérêt public.


2001, ch. 32, art. 2.

Excessive force Force excessive


26 Every one who is authorized by law to use force is 26 Quiconque est autorisé par la loi à employer la force
criminally responsible for any excess thereof according to est criminellement responsable de tout excès de force, se-
the nature and quality of the act that constitutes the ex- lon la nature et la qualité de l’acte qui constitue l’excès.
cess. S.R., ch. C-34, art. 26.
R.S., c. C-34, s. 26.

Use of force to prevent commission of offence Recours à la force pour empêcher la perpétration
d’une infraction
27 Every one is justified in using as much force as is rea- 27 Toute personne est fondée à employer la force rai-
sonably necessary sonnablement nécessaire :

(a) to prevent the commission of an offence a) pour empêcher la perpétration d’une infraction :

(i) for which, if it were committed, the person who (i) d’une part, pour laquelle, si elle était commise,
committed it might be arrested without warrant, la personne qui la commet pourrait être arrêtée
and sans mandat,

(ii) that would be likely to cause immediate and se- (ii) d’autre part, qui serait de nature à causer des
rious injury to the person or property of anyone; or blessures immédiates et graves à la personne ou des

Current to February 6, 2024 51 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Protection of Persons Administering and Enforcing the Law Protection des personnes chargées de l’application et de l’exécution de la loi
Sections 27-29 Articles 27-29

(b) to prevent anything being done that, on reason- dégâts immédiats et graves aux biens de toute per-
able grounds, he believes would, if it were done, be an sonne;
offence mentioned in paragraph (a).
R.S., c. C-34, s. 27. b) pour empêcher l’accomplissement de tout acte qui,
à son avis, basé sur des motifs raisonnables, constitue-
rait une infraction mentionnée à l’alinéa a).
S.R., ch. C-34, art. 27.

Use of force on board an aircraft Recours à la force à bord d’un aéronef


27.1 (1) Every person on an aircraft in flight is justified 27.1 (1) Toute personne se trouvant à bord d’un aéro-
in using as much force as is reasonably necessary to pre- nef en vol est fondée à employer la force raisonnable-
vent the commission of an offence against this Act or an- ment nécessaire pour empêcher la perpétration d’une in-
other Act of Parliament that the person believes on rea- fraction à la présente loi ou à une autre loi fédérale
sonable grounds, if it were committed, would be likely to qu’elle croit, pour des motifs raisonnables, susceptible de
cause immediate and serious injury to the aircraft or to causer des blessures immédiates et graves aux personnes
any person or property therein. à son bord ou des dommages immédiats et graves à l’aé-
ronef ou aux biens à son bord.

Application of this section Application du présent article


(2) This section applies in respect of any aircraft in flight (2) Le présent article s’applique à tout aéronef immatri-
in Canadian airspace and in respect of any aircraft regis- culé au Canada en conformité avec les règlements pris au
tered in Canada in accordance with the regulations made titre de la Loi sur l’aéronautique, où qu’il se trouve, ainsi
under the Aeronautics Act in flight outside Canadian qu’à tout aéronef se trouvant dans l’espace aérien cana-
airspace. dien.
2004, c. 12, s. 2. 2004, ch. 12, art. 2.

Arrest of wrong person Arrestation par erreur


28 (1) Where a person who is authorized to execute a 28 (1) Quiconque, étant autorisé à exécuter un mandat
warrant to arrest believes, in good faith and on reason- d’arrêt, croit, de bonne foi et pour des motifs raison-
able grounds, that the person whom he arrests is the per- nables, que la personne qu’il arrête est celle qui est nom-
son named in the warrant, he is protected from criminal mée dans le mandat, possède à cet égard la même protec-
responsibility in respect thereof to the same extent as if tion contre toute responsabilité pénale que si cette
that person were the person named in the warrant. personne était celle que nomme le mandat.

Person assisting Personne qui aide à une arrestation


(2) Where a person is authorized to execute a warrant to (2) Lorsqu’une personne est autorisée à exécuter un
arrest, mandat d’arrêt :

(a) every one who, being called on to assist him, be- a) quiconque, étant appelé à lui prêter main-forte,
lieves that the person in whose arrest he is called on to croit que la personne à l’arrestation de laquelle il est
assist is the person named in the warrant, and appelé à aider est celle que nomme le mandat;

(b) every keeper of a prison who is required to receive b) tout gardien de prison qui est tenu de recevoir et de
and detain a person who he believes has been arrested détenir une personne qu’il croit avoir été arrêtée aux
under the warrant, termes du mandat,
is protected from criminal responsibility in respect there- possèdent à cet égard la même protection contre toute
of to the same extent as if that person were the person responsabilité pénale que si cette personne était celle que
named in the warrant. nomme le mandat.
R.S., c. C-34, s. 28. S.R., ch. C-34, art. 28.

Duty of person arresting Obligation de la personne qui opère une arrestation


29 (1) It is the duty of every one who executes a process 29 (1) Quiconque exécute un acte judiciaire ou un man-
or warrant to have it with him, where it is feasible to do dat est tenu de l’avoir sur soi, si la chose est possible, et
so, and to produce it when requested to do so. de le produire lorsque demande lui en est faite.

Current to February 6, 2024 52 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Protection of Persons Administering and Enforcing the Law Protection des personnes chargées de l’application et de l’exécution de la loi
Sections 29-32 Articles 29-32

Notice Avis
(2) It is the duty of every one who arrests a person, (2) Quiconque arrête une personne avec ou sans mandat
whether with or without a warrant, to give notice to that est tenu de donner à cette personne, si la chose est pos-
person, where it is feasible to do so, of sible, avis :

(a) the process or warrant under which he makes the a) soit de l’acte judiciaire ou du mandat aux termes
arrest; or duquel il opère l’arrestation;

(b) the reason for the arrest. b) soit du motif de l’arrestation.

Failure to comply Inobservation


(3) Failure to comply with subsection (1) or (2) does not (3) L’omission de se conformer aux paragraphes (1) ou
of itself deprive a person who executes a process or war- (2) ne prive pas, d’elle-même, une personne qui exécute
rant, or a person who makes an arrest, or those who as- un acte judiciaire ou un mandat, ou une personne qui
sist them, of protection from criminal responsibility. opère une arrestation, ou celles qui lui prêtent main-
R.S., c. C-34, s. 29. forte, de la protection contre la responsabilité pénale.
S.R., ch. C-34, art. 29.

Preventing breach of peace Le fait d’empêcher une violation de la paix


30 Every one who witnesses a breach of the peace is jus- 30 Quiconque est témoin d’une violation de la paix est
tified in interfering to prevent the continuance or renew- fondé à intervenir pour en empêcher la continuation ou
al thereof and may detain any person who commits or is le renouvellement et peut détenir toute personne qui
about to join in or to renew the breach of the peace, for commet cette violation ou se dispose à y prendre part ou
the purpose of giving him into the custody of a peace offi- à la renouveler, afin de la livrer entre les mains d’un
cer, if he uses no more force than is reasonably necessary agent de la paix, s’il n’a recours qu’à la force raisonnable-
to prevent the continuance or renewal of the breach of ment nécessaire pour empêcher la continuation ou le re-
the peace or than is reasonably proportioned to the dan- nouvellement de la violation de la paix, ou raisonnable-
ger to be apprehended from the continuance or renewal ment proportionnée au danger à craindre par suite de la
of the breach of the peace. continuation ou du renouvellement de cette violation.
R.S., c. C-34, s. 30. S.R., ch. C-34, art. 30.

Arrest for breach of peace Arrestation pour violation de la paix


31 (1) Every peace officer who witnesses a breach of the 31 (1) Un agent de la paix qui est témoin d’une violation
peace and every one who lawfully assists the peace officer de la paix, comme toute personne qui lui prête légale-
is justified in arresting any person whom he finds com- ment main-forte, est fondé à arrêter un individu qu’il
mitting the breach of the peace or who, on reasonable trouve en train de commettre la violation de la paix ou
grounds, he believes is about to join in or renew the qu’il croit, pour des motifs raisonnables, être sur le point
breach of the peace. d’y prendre part ou de la renouveler.

Giving person in charge Garde de la personne


(2) Every peace officer is justified in receiving into cus- (2) Tout agent de la paix est fondé à recevoir en sa garde
tody any person who is given into his charge as having un individu qui lui est livré comme ayant participé à une
been a party to a breach of the peace by one who has, or violation de la paix par quelqu’un qui en a été témoin ou
who on reasonable grounds the peace officer believes que l’agent croit, pour des motifs raisonnables, avoir été
has, witnessed the breach of the peace. témoin de cette violation.
R.S., c. C-34, s. 31. S.R., ch. C-34, art. 31.

Suppression of Riots Répression des émeutes


Use of force to suppress riot Emploi de la force dans la répression d’une émeute
32 (1) Every peace officer is justified in using or in or- 32 (1) Tout agent de la paix est fondé à employer, ou à
dering the use of as much force as the peace officer be- ordonner d’employer, la force qu’il croit, de bonne foi et
lieves, in good faith and on reasonable grounds, pour des motifs raisonnables :

Current to February 6, 2024 53 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Suppression of Riots Répression des émeutes
Sections 32-33 Articles 32-33

(a) is necessary to suppress a riot; and a) d’une part, nécessaire pour réprimer une émeute;

(b) is not excessive, having regard to the danger to be b) d’autre part, non excessive, eu égard au danger à
apprehended from the continuance of the riot. craindre de la continuation de l’émeute.

Person bound by military law Personnes assujetties à la loi militaire


(2) Every one who is bound by military law to obey the (2) Quiconque est tenu, par la loi militaire, d’obéir au
command of his superior officer is justified in obeying commandement de son officier supérieur est fondé à
any command given by his superior officer for the sup- obéir à tout commandement donné par ce dernier en vue
pression of a riot unless the order is manifestly unlawful. de la répression d’une émeute, à moins que l’ordre ne soit
manifestement illégal.

Obeying order of peace officer Obéissance à un ordre d’un agent de la paix


(3) Every one is justified in obeying an order of a peace (3) Toute personne est fondée à obéir à un ordre d’un
officer to use force to suppress a riot if agent de la paix lui enjoignant de recourir à la force pour
réprimer une émeute si, à la fois :
(a) he acts in good faith; and
a) elle agit de bonne foi;
(b) the order is not manifestly unlawful.
b) l’ordre n’est pas manifestement illégal.

Apprehension of serious mischief Si des conséquences graves sont appréhendées


(4) Every one who, in good faith and on reasonable (4) Quiconque, de bonne foi et pour des motifs raison-
grounds, believes that serious mischief will result from a nables, croit qu’avant qu’il soit possible d’obtenir la pré-
riot before it is possible to secure the attendance of a sence d’un agent de la paix une émeute aura des consé-
peace officer is justified in using as much force as he be- quences graves, est fondé à employer la force qu’il croit,
lieves in good faith and on reasonable grounds, de bonne foi et pour des motifs raisonnables :

(a) is necessary to suppress the riot; and a) d’une part, nécessaire pour réprimer l’émeute;

(b) is not excessive, having regard to the danger to be b) d’autre part, non excessive, eu égard au danger à
apprehended from the continuance of the riot. craindre par suite de la continuation de l’émeute.

Question of law Question de droit


(5) For the purposes of this section, the question (5) Pour l’application du présent article, la question de
whether an order is manifestly unlawful or not is a ques- savoir si un ordre est manifestement illégal ou non
tion of law. constitue une question de droit.
R.S., c. C-34, s. 32. S.R., ch. C-34, art. 32.

Duty of officers if rioters do not disperse Obligation des agents si les émeutiers ne se
dispersent pas
33 (1) Where the proclamation referred to in section 67 33 (1) Lorsque la proclamation mentionnée à l’article 67
has been made or an offence against paragraph 68(a) or a été faite ou qu’une infraction prévue à l’alinéa 68a) ou
(b) has been committed, it is the duty of a peace officer b) a été commise, un agent de la paix et une personne, à
and of a person who is lawfully required by him to assist, qui cet agent enjoint légalement de lui prêter main-forte,
to disperse or to arrest persons who do not comply with sont tenus de disperser ou d’arrêter ceux qui ne se
the proclamation. conforment pas à la proclamation.

Protection of officers Protection des agents


(2) No civil or criminal proceedings lie against a peace (2) Il ne peut être intenté aucune procédure civile ou pé-
officer or a person who is lawfully required by a peace of- nale contre un agent de la paix, ou une personne à qui un
ficer to assist him in respect of any death or injury that agent de la paix a légalement enjoint de lui prêter main-
forte, à l’égard de tout décès ou de toute blessure qui, en
raison d’une résistance, est causé par suite de

Current to February 6, 2024 54 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Suppression of Riots Répression des émeutes
Sections 33-33.1 Articles 33-33.1

by reason of resistance is caused as a result of the perfor- l’accomplissement, par l’agent de la paix ou cette per-
mance by the peace officer or that person of a duty that is sonne, d’une obligation qu’impose le paragraphe (1).
imposed by subsection (1).

Section not restrictive Article non restrictif


(3) Nothing in this section limits or affects any powers, (3) Le présent article n’a pas pour effet de limiter ni de
duties or functions that are conferred or imposed by this modifier les pouvoirs ou fonctions que la présente loi
Act with respect to the suppression of riots. confère ou impose relativement à la répression des
R.S., c. C-34, s. 33. émeutes.
S.R., ch. C-34, art. 33.

Self-induced Extreme Intoxication Intoxication volontaire extrême


Offences of violence by negligence Infractions violentes commises par négligence
33.1 (1) A person who, by reason of self-induced ex- 33.1 (1) La personne qui, en raison de son intoxication
treme intoxication, lacks the general intent or voluntari- volontaire extrême, n’a pas l’intention générale ou la vo-
ness ordinarily required to commit an offence referred to lonté habituellement requise pour commettre une infrac-
in subsection (3), nonetheless commits the offence if tion visée au paragraphe (3) la commet tout de même si :

(a) all the other elements of the offence are present; a) d’une part, tous les autres éléments constitutifs de
and celle-ci sont présents;

(b) before they were in a state of extreme intoxication, b) d’autre part, avant de se trouver dans un état d’in-
they departed markedly from the standard of care ex- toxication extrême, elle s’est écartée de façon marquée
pected of a reasonable person in the circumstances de la norme de diligence attendue d’une personne rai-
with respect to the consumption of intoxicating sub- sonnable, dans les circonstances, relativement à la
stances. consommation de substances intoxicantes.

Marked departure — foreseeability of risk and other Écart marqué — prévisibilité du risque et autres
circumstances circonstances
(2) For the purposes of determining whether the person (2) Pour décider si la personne s’est écartée de façon
departed markedly from the standard of care, the court marquée de la norme de diligence, le tribunal prend en
must consider the objective foreseeability of the risk that compte la prévisibilité objective du risque que la consom-
the consumption of the intoxicating substances could mation des substances intoxicantes puisse provoquer une
cause extreme intoxication and lead the person to harm intoxication extrême et amener la personne à causer un
another person. The court must, in making the determi- préjudice à autrui. Dans sa prise de décision, il prend
nation, also consider all relevant circumstances, includ- aussi en compte toute circonstance pertinente, notam-
ing anything that the person did to avoid the risk. ment ce que la personne a fait afin d’éviter ce risque.

Offences Infractions visées


(3) This section applies in respect of an offence under (3) Le présent article s’applique aux infractions créées
this Act or any other Act of Parliament that includes as par la présente loi ou toute autre loi fédérale dont l’un
an element an assault or any other interference or threat des éléments constitutifs est l’atteinte ou la menace d’at-
of interference by a person with the bodily integrity of teinte à l’intégrité physique d’une personne, ou toute
another person. forme de voies de fait.

Definition of extreme intoxication Définition de extrême


(4) In this section, extreme intoxication means intoxi- (4) Au présent article, extrême se dit de l’intoxication
cation that renders a person unaware of, or incapable of qui rend une personne incapable de se maîtriser
consciously controlling, their behaviour. consciemment ou d’avoir conscience de sa conduite.
1995, c. 32, s. 1; 2022, c. 11, s. 1. 1995, ch. 32, art. 1; 2022, ch. 11, art. 1.

Current to February 6, 2024 55 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Defence of Person Défense de la personne
Section 34 Article 34

Defence of Person Défense de la personne


Defence — use or threat of force Défense — emploi ou menace d’emploi de la force
34 (1) A person is not guilty of an offence if 34 (1) N’est pas coupable d’une infraction la personne
qui, à la fois :
(a) they believe on reasonable grounds that force is
being used against them or another person or that a a) croit, pour des motifs raisonnables, que la force est
threat of force is being made against them or another employée contre elle ou une autre personne ou qu’on
person; menace de l’employer contre elle ou une autre per-
sonne;
(b) the act that constitutes the offence is committed
for the purpose of defending or protecting themselves b) commet l’acte constituant l’infraction dans le but
or the other person from that use or threat of force; de se défendre ou de se protéger — ou de défendre ou
and de protéger une autre personne — contre l’emploi ou
la menace d’emploi de la force;
(c) the act committed is reasonable in the circum-
stances. c) agit de façon raisonnable dans les circonstances.

Factors Facteurs
(2) In determining whether the act committed is reason- (2) Pour décider si la personne a agi de façon raison-
able in the circumstances, the court shall consider the nable dans les circonstances, le tribunal tient compte des
relevant circumstances of the person, the other parties faits pertinents dans la situation personnelle de la per-
and the act, including, but not limited to, the following sonne et celle des autres parties, de même que des faits
factors: pertinents de l’acte, ce qui comprend notamment les fac-
teurs suivants :
(a) the nature of the force or threat;
a) la nature de la force ou de la menace;
(b) the extent to which the use of force was imminent
and whether there were other means available to re- b) la mesure dans laquelle l’emploi de la force était
spond to the potential use of force; imminent et l’existence d’autres moyens pour parer à
son emploi éventuel;
(c) the person’s role in the incident;
c) le rôle joué par la personne lors de l’incident;
(d) whether any party to the incident used or threat-
ened to use a weapon; d) la question de savoir si les parties en cause ont uti-
lisé ou menacé d’utiliser une arme;
(e) the size, age, gender and physical capabilities of
the parties to the incident; e) la taille, l’âge, le sexe et les capacités physiques des
parties en cause;
(f) the nature, duration and history of any relation-
ship between the parties to the incident, including any f) la nature, la durée et l’historique des rapports entre
prior use or threat of force and the nature of that force les parties en cause, notamment tout emploi ou toute
or threat; menace d’emploi de la force avant l’incident, ainsi que
la nature de cette force ou de cette menace;
(f.1) any history of interaction or communication be-
tween the parties to the incident; f.1) l’historique des interactions ou communications
entre les parties en cause;
(g) the nature and proportionality of the person’s re-
sponse to the use or threat of force; and g) la nature et la proportionnalité de la réaction de la
personne à l’emploi ou à la menace d’emploi de la
(h) whether the act committed was in response to a force;
use or threat of force that the person knew was lawful.
h) la question de savoir si la personne a agi en réac-
tion à un emploi ou à une menace d’emploi de la force
qu’elle savait légitime.

Current to February 6, 2024 56 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Defence of Person Défense de la personne
Sections 34-35 Articles 34-35

No defence Exception
(3) Subsection (1) does not apply if the force is used or (3) Le paragraphe (1) ne s’applique pas si une personne
threatened by another person for the purpose of doing emploie ou menace d’employer la force en vue d’accom-
something that they are required or authorized by law to plir un acte qu’elle a l’obligation ou l’autorisation légale
do in the administration or enforcement of the law, un- d’accomplir pour l’exécution ou le contrôle d’application
less the person who commits the act that constitutes the de la loi, sauf si l’auteur de l’acte constituant l’infraction
offence believes on reasonable grounds that the other croit, pour des motifs raisonnables, qu’elle n’agit pas de
person is acting unlawfully. façon légitime.
R.S., 1985, c. C-46, s. 34; 1992, c. 1, s. 60(F); 2012, c. 9, s. 2. L.R. (1985), ch. C-46, art. 34; 1992, ch. 1, art. 60(F); 2012, ch. 9, art. 2.

Defence of Property Défense des biens


Defence — property Défense des biens
35 (1) A person is not guilty of an offence if 35 (1) N’est pas coupable d’une infraction la personne
qui, à la fois :
(a) they either believe on reasonable grounds that
they are in peaceable possession of property or are a) croit, pour des motifs raisonnables, qu’elle a la pos-
acting under the authority of, or lawfully assisting, a session paisible d’un bien ou agit sous l’autorité d’une
person whom they believe on reasonable grounds is in personne — ou prête légalement main-forte à une per-
peaceable possession of property; sonne — dont elle croit, pour des motifs raisonnables,
qu’elle a la possession paisible d’un bien;
(b) they believe on reasonable grounds that another
person b) croit, pour des motifs raisonnables, qu’une autre
personne, selon le cas :
(i) is about to enter, is entering or has entered the
property without being entitled by law to do so, (i) sans en avoir légalement le droit, est sur le point
ou est en train d’entrer dans ou sur ce bien ou y est
(ii) is about to take the property, is doing so or has entrée,
just done so, or
(ii) est sur le point, est en train ou vient de le
(iii) is about to damage or destroy the property, or prendre,
make it inoperative, or is doing so;
(iii) est sur le point ou est en train de l’endomma-
(c) the act that constitutes the offence is committed ger, de le détruire ou de le rendre inopérant;
for the purpose of
c) commet l’acte constituant l’infraction dans le but,
(i) preventing the other person from entering the selon le cas :
property, or removing that person from the proper-
ty, or (i) soit d’empêcher l’autre personne d’entrer dans
ou sur le bien, soit de l’en expulser,
(ii) preventing the other person from taking, dam-
aging or destroying the property or from making it (ii) soit d’empêcher l’autre personne de l’enlever,
inoperative, or retaking the property from that per- de l’endommager, de le détruire ou de le rendre in-
son; and opérant, soit de le reprendre;

(d) the act committed is reasonable in the circum- d) agit de façon raisonnable dans les circonstances.
stances.

No defence Exception
(2) Subsection (1) does not apply if the person who be- (2) Le paragraphe (1) ne s’applique pas si la personne
lieves on reasonable grounds that they are, or who is be- qui croit, pour des motifs raisonnables, avoir la posses-
lieved on reasonable grounds to be, in peaceable posses- sion paisible du bien — ou celle que l’on croit, pour des
sion of the property does not have a claim of right to it motifs raisonnables, en avoir la possession paisible —,
and the other person is entitled to its possession by law. n’invoque pas de droit sur le bien et que l’autre personne
a légalement droit à sa possession.

Current to February 6, 2024 57 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
Criminal Code Code criminel
Part I Partie I
Defence of Property Défense des biens
Sections 35-45 Articles 35-45

No defence Exception
(3) Subsection (1) does not apply if the other person is (3) Le paragraphe (1) ne s’applique pas si l’autre per-
doing something that they are required or authorized by sonne accomplit un acte qu’elle a l’obligation ou l’autori-
law to do in the administration or enforcement of the sation légale d’accomplir pour l’exécution ou le contrôle
law, unless the person who commits the act that consti- d’application de la loi, sauf si l’auteur de l’acte consti-
tutes the offence believes on reasonable grounds that the tuant l’infraction croit, pour des motifs raisonnables,
other person is acting unlawfully. qu’elle n’agit pas de façon légitime.
R.S., 1985, c. C-46, s. 35; 2012, c. 9, s. 2. L.R. (1985), ch. C-46, art. 35; 2012, ch. 9, art. 2.

36 [Repealed, 2012, c. 9, s. 2] 36 [Abrogé, 2012, ch. 9, art. 2]

37 [Repealed, 2012, c. 9, s. 2] 37 [Abrogé, 2012, ch. 9, art. 2]

38 [Repealed, 2012, c. 9, s. 2] 38 [Abrogé, 2012, ch. 9, art. 2]

39 [Repealed, 2012, c. 9, s. 2] 39 [Abrogé, 2012, ch. 9, art. 2]

40 [Repealed, 2012, c. 9, s. 2] 40 [Abrogé, 2012, ch. 9, art. 2]

41 [Repealed, 2012, c. 9, s. 2] 41 [Abrogé, 2012, ch. 9, art. 2]

42 [Repealed, 2012, c. 9, s. 2] 42 [Abrogé, 2012, ch. 9, art. 2]

Protection of Persons in Authority Protection des personnes exerçant


l’autorité
Correction of child by force Discipline des enfants
43 Every schoolteacher, parent or person standing in the 43 Tout instituteur, père ou mère, ou toute personne qui
place of a parent is justified in using force by way of cor- remplace le père ou la mère, est fondé à employer la force
rection toward a pupil or child, as the case may be, who is pour corriger un élève ou un enfant, selon le cas, confié à
under his care, if the force does not exceed what is rea- ses soins, pourvu que la force ne dépasse pas la mesure
sonable under the circumstances. raisonnable dans les circonstances.
R.S., c. C-34, s. 43. S.R., ch. C-34, art. 43.

44 [Repealed, 2001, c. 26, s. 294] 44 [Abrogé, 2001, ch. 26, art. 294]

Surgical operations Opérations chirurgicales


45 Every one is protected from criminal responsibility 45 Toute personne est à l’abri de responsabilité pénale
for performing a surgical operation on any person for the lorsqu’elle pratique sur une autre, pour le bien de cette
benefit of that person if dernière, une opération chirurgicale si, à la fois :

(a) the operation is performed with reasonable care a) l’opération est pratiquée avec des soins et une habi-
and skill; and leté raisonnables;

(b) it is reasonable to perform the operation, having b) il est raisonnable de pratiquer l’opération, étant
regard to the state of health of the person at the time donné l’état de santé de la personne au moment de l’o-
the operation is performed and to all the circum- pération et toutes les autres circonstances de l’espèce.
stances of the case. S.R., ch. C-34, art. 45.
R.S., c. C-34, s. 45.

Current to February 6, 2024 58 À jour au 6 février 2024


Last amended on January 14, 2024 Dernière modification le 14 janvier 2024
ĐINH BÍCH HÀ
( D ị c h v à giổi t h i ệ u )

Bệ LUậr HÌNH S9
• ■ II

CỦA NtfAc CỘNG HÒA


NHÂN DÂN TRUNG HOA

NHÀ XUẤT BẢN T ư PH Á P


HÀ N ỏ l - 2007
B ộ LUẬT HÌNH Sự
CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

điều khiển h à n h vi của mình, s a u khi cỉược xác n h ; u i


th ông qua các i h ủ tục p h á p lý thì không phai c hịu
trác h nhiệm hình sự. N h ư n g người n h à hoặc nguiòi
bảo lãnh có nghĩa vụ phả i t ă n g cường giám v^át
nghiêm ng ặt và ch ủa bệnh cho họ. Trong trư‘òng 'hdp
cần thiết chính quyền có thế cưỡng chê ch ữa bệnhi.
Người mắc bệnh lâ m t h ầ n m à p h ạ m lội khi tlh;ỉn
kinh đan g bình thường thì phải chịu trách nh.iộ'm
hình sự.
Người mắc bệnh tâ m t h ầ n p h ạ m tội vào thời đ:if'm
chứa hoàn toàn m ấ t hết k h ả n ă n g n h ậ n thức hioặc
điều k hiể n h à n h vi của m ìn h thì phải chịu I r ách
nhiệm hình sự n h ư n g có th ể được giảm nhẹ h ìn h plhạt.
Người p h ạ m tội do say rượu phải chịu t r á c h nh .iộm
hình sự.
Đ iề u 19
Người câm điếc hoặc người m ù p h ạ m tội, thì có thể
dược giảm nhẹ, áp dụ n g k h u n g hình p h ạ t n h ẹ hơn
hoặc được miễn h ìn h phạt.
D iề u 20
Ngưòi thực hiện h à n h vi phòng vệ ch ín h dìáng
n h ằ m n g ă n c h ặ n h à n h vi b ấ t hỢp p h á p x â m h ạ i các

44
Phần II. Toàn vản Bộ luật H ình sự
của nước Cộng hoà nhàn dàn Trung Hoa

lợi it'li cua Nha núớr. ,\n họi n h â n thân, tài


sán \ 1 cỊViyổn kh;u' cu;i ìtiiiih !:o;ư' của người khác,
tỉỏv ti iệ t hại cho níxiKM <1 ) hanh \ 1 \.'im hại bât hỢp
p h á p ihi khỏiig ])h;ii chịu l! ;u ii Iihn-rn hình sự.
N íu ớ i có h à n h vi phonỊí vị' c h m h d á n g rõ r à n g
vaíỢI. ^Liá giới hạn cần ihiòi và gãv tniột hại lớn thì
phái 'hịu tiách nhicMii liình sự, n h i i n g c á n được giảm
nhẹ, \p d ụ n g k h u n g lìình Ị)h;u nhẹ hơn hoặc dược
miễn hình |)hạt.
Xaíời có hàn h VI phòntí \ị' clỏi vỏi tội p h ạ m đan g
h à n h hung, giêt ngúòi. cuỏp nia. hiép dâm. bắt cóc
hoẠi: 'ác tội bạo lực khác, gáy ihương tích hoặc làm
chòi lịxiíòi p h ạ m tội. Ishỏiiịí thuộc- triíờng hợp vượt
quá ịiới hạ n phòng vệ. khôn^ phái ('hịu Irách nhiệm
h ìn h ;ự.
Ì ) ( ‘U 21
Kruời gây thiệt hại (lo thụt hiện h à n h vi trong
tình tiiè câp thiết vì imiôn ti ánh Iiguy C<J dang' đe dọa
cá<; lọ ích c u a N h à nước, xà hội. f'ác' C|uyền n h â n I h â n ,
quvổt lài san hoặc các qiiveii khác cua m inh hoặc của
ngiíò khác, thì không |)li;u chịu Iiach nhiệm hình sự.
N«u vượi quá yêu Cílu ciia liiih Ui<' (,'ấp thiết, gây
t h i ệ t l ạ i k h ô n g đ á n g cỏ, t h i Iif,aió'i cỏ h à n h vi d ó p h ả i

45
PENAL CODE
Chapter 224
(16/9/1872) Revised 1998

CHAPTER I
PRELIMINARY

Short title.
1. This Act shall be called the Penal Code.

Punishment of offences committed within Singapore.


2. Every person shall be liable to punishment under this Code and not otherwise for every act or
omission contrary to the provisions thereof, of which he is guilty within Singapore.

Punishment of offences committed beyond, but which by law may be tried within
Singapore.
3. Any person liable by law to be tried for an offence committed beyond the limits of Singapore,
shall be dealt with according to the provisions of this Code for any act committed beyond
Singapore, in the same manner as if such act had been committed within Singapore.

Certain laws not to be affected by this Code.


51. Nothing in this Code is intended to repeal, vary, suspend, or affect any of the provisions of any
Act for punishing mutiny and desertion of officers or servicemen in the Singapore Armed Forces, or
of any other law for the time being in force.

CHAPTER II
GENERAL EXPLANATIONS

Definitions in this Code to be understood subject to exceptions.


6. Throughout this Code every definition of an offence, every penal provision, and every
Illustration of every such definition or penal provision, shall be understood subject to the
exceptions contained in the Chapter entitled “General Exceptions”, though those exceptions are
not repeated in such definition, penal provision or Illustration.

Illustrations
(a) The sections in this Code which contain definitions of offences, do not express, that a child
under 7 years of age cannot commit such offences, but the definitions are to be understood
subject to the general exception which provides that “nothing shall be an offence which is done by
a child under 7 years of age.
(b) A, a police officer, without warrant, apprehends Z, who has committed murder. Here A is not
guilty of the offence of wrongful confinement, for he was bound by law to apprehend Z, and
therefore the case falls within the general exception which provides that “nothing is an offence
which is done by a person who is bound by law to do it.

Expression once explained is used in the same sense throughout this Code.
7. Every expression which is explained in any part of this Code is used in every part of this Code in
conformity with the Explanation.

Gender
8. The pronoun “he” and its derivatives are used of any person, whether male or female.

1
There Is No Section 4
reasonably cause the apprehension that instant death to that person will otherwise be the
consequence:
Provided that the person doing the act did not of his own accord, or from a reasonable
apprehension of harm to himself short of instant death, place himself in the situation by which he
became subject to such constraint.

Explanation 1.
A person who, of his own accord, or by reason of a threat of being beaten, joins gang-robbers
knowing their character, is not entitled to the benefit of this exception on the ground of his having
been compelled by his associates to do anything that is an offence by law.

Explanation 2.
A person seized by gang-robbers, and forced by threat of instant death to do a thing which is an
offence by law — for example, a smith compelled to take his tools and to force the door of a house
for the gang-robbers to enter and plunder it — is entitled to the benefit of this exception.

Act causing slight harm.


95. Nothing is an offence by reason that it causes, or that it is intended to cause, or that it is
known to be likely to cause, any harm, if that harm is so slight that no person of ordinary sense
and temper would complain of such harm.

Right of Private Defence.

Nothing done in private defence is an offence.


96. Nothing is an offence which is done in the exercise of the right of private defence.

Right of private defence of the body and of property.


97. Every person has a right, subject to the restrictions contained in section 99, to defend —
(a) his own body, and the body of any other person, against any offence affecting the human
body;
(b) the property, whether movable or immovable, of himself or of any other person, against any
act which is an offence falling under the definition of theft, robbery, mischief or criminal trespass,
or which is an attempt to commit theft, robbery, mischief or criminal trespass.

Right of private defence against the act of a person of unsound mind.


98. When an act, which would otherwise be a certain offence, is not that offence, by reason of the
youth, the want of maturity of understanding, the unsoundness of mind, or the intoxication of the
person doing that act, or by reason of any misconception on the part of that person, every person
has the same right of private defence against that act which he would have if the act were that
offence.

Illustrations
(a) Z, under the influence of madness, attempts to kill A. Z is guilty of no offence. But A has the
same right of private defence which he would have if Z were sane.
(b) A enters, by night, a house which he is legally entitled to enter. Z, in good faith, taking A for a
housebreaker, attacks A. Here Z, by attacking A under this misconception, commits no offence.
But A has the same right of private defence against Z, which he would have if Z were not acting
under that misconception.

Acts against which there is no right of private defence.


99. (1) There is no right of private defence against an act which does not reasonably cause the
apprehension of death or of grievous hurt, if done, or attempted to be done, by a public servant
acting in good faith under colour of his office, though that act may not be strictly justifiable by law.
(2) There is no right of private defence against an act which does not reasonably cause the
apprehension of death or of grievous hurt, if done, or attempted to be done, by the direction of a
public servant acting in good faith under colour of his office, though that direction may not be
strictly justifiable by law.
(3) There is no right of private defence in cases in which there is time to have recourse to the
protection of the public authorities.
Extent to which the right may be exercised.
(4) The right of private defence in no case extends to the inflicting of more harm than it is
necessary to inflict for the purpose of defence.

Explanation 1.
A person is not deprived of the right of private defence against an act done, or attempted to be
done, by a public servant, as such, unless he knows, or has reason to believe, that the person
doing the act is such public servant.

Explanation 2.
A person is not deprived of the right of private defence against an act done, or attempted to be
done, by the direction of a public servant, unless he knows, or has reason to believe, that the
person doing the act is acting by such direction; or unless such person states the authority under
which he acts, or, if he has authority in writing, unless he produces such authority, if demanded.

When the right of private defence of the body extends to causing death.
100. The right of private defence of the body extends, under the restrictions mentioned in section
99, to the voluntary causing of death or of any other harm to the assailant, if the offence which
occasions the exercise of the right is of any of the following descriptions:
(a) such an assault as may reasonably cause the apprehension that death will otherwise be the
consequence of such assault;
(b) such an assault as may reasonably cause the apprehension that grievous hurt will otherwise be
the consequence of such assault;
(c) an assault with the intention of committing rape;
(d) an assault with the intention of gratifying unnatural lust;
(e) an assault with the intention of kidnapping or abducting;
(f) an assault with the intention of wrongfully confining a person, under circumstances which may
reasonably cause him to apprehend that he will be unable to have recourse to the public
authorities for his release.

When such right extends to causing any harm other than death.
101. If the offence is not of any of the descriptions enumerated in section 100, the right of private
defence of the body does not extend to the voluntary causing of death to the assailant, but does
extend, under the restrictions mentioned in section 99, to the voluntary causing to the assailant of
any harm other than death.

Commencement and continuance of the right of private defence of the body.


102. The right of private defence of the body commences as soon as a reasonable apprehension of
danger to the body arises from an attempt or threat to commit the offence, though the offence
may not have been committed; and it continues as long as such apprehension of danger to the
body continues.

When the right of private defence of property extends to causing death.


103. The right of private defence of property extends, under the restrictions mentioned in section
99, to the voluntary causing of death or of any other harm to the wrongdoer, if the offence, the
committing of which, or the attempting to commit which, occasions the exercise of the right, is an
offence of any of the following descriptions:
(a) robbery;
(b) house-breaking by night;
(c) mischief by fire committed on any building, tent or vessel, which building, tent or vessel is
used as a human dwelling, or as a place for the custody of property;
(d) theft, mischief or house-trespass, under such circumstances as may reasonably cause
apprehension that death or grievous hurt will be the consequence, if such right of private defence
is not exercised.

When such right extends to causing any harm other than death.
104. If the offence, the committing of which, or the attempting to commit which, occasions the
exercise of the right of private defence, is theft, mischief, or criminal trespass, not of any of the
descriptions enumerated in section 103, that right does not extend to the voluntary causing of
death, but does extend, subject to the restrictions mentioned in section 99, to the voluntary
causing to the wrongdoer of any harm other than death.

Commencement and continuance of the right of private defence of property.


105. (1) The right of private defence of property commences when a reasonable apprehension of
danger to the property commences.
(2) The right of private defence of property against theft continues till the offender has effected his
retreat with the property, or till the assistance of the public authorities is obtained, or till the
property has been recovered.
(3) The right of private defence of property against robbery continues as long as the offender
causes or attempts to cause to any person death or hurt or wrongful restraint, or as long as the
fear of instant death or of instant hurt or of instant personal restraint continues.
(4) The right of private defence of property against criminal trespass or mischief, continues as long
as the offender continues in the commission of criminal trespass or mischief.
(5) The right of private defence of property against house-breaking by night continues as long as
house-trespass which has been begun by such house-breaking continues.

Right of private defence against a deadly assault when there is risk of harm to an
innocent person.
106. If, in the exercise of the right of private defence against an assault which reasonably causes
the apprehension of death, the defender is so situated that he cannot effectually exercise that
right without risk of harm to an innocent person, his right of private defence extends to the
running of that risk.
Illustration
A is attacked by a mob who attempt to murder him. He cannot effectually exercise his right of
private defence without firing on the mob, and he cannot fire without risk of harming young
children who are mingled with the mob. A commits no offence if by so firing he harms any of the
children.

CHAPTER IV
GENERAL EXCEPTIONS

Act done by a person bound, or by mistake of fact believing himself bound by law.
76. Nothing is an offence which is done by a person who is, or who by reason of a mistake of fact
and not by reason of a mistake of law in good faith believes himself to be, bound by law to do it.

Illustrations
(a) A, a soldier, fires on a mob by the order of his superior officer, in conformity with the
commands of the law. Ahas committed no offence.
(b) A, an officer of a court of justice, being ordered by that court to arrest Y, and, after due
enquiry, believing Zto be Y, arrest Z. A has committed no offence.

You might also like