Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

BỘ XÂY DỰNG

VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


************

ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ CỐT LIỆU TỰ
NHIÊN ĐỂ CHẾ TẠO TẤM TƯỜNG RỖNG BÊ TÔNG ĐÚC SẴN THEO
CÔNG NGHỆ ĐÙN ÉP
MÃ SỐ: ĐTĐL.CN 99/21

BÁO CÁO
Công việc 2: Nghiên cứu thiết bị trộn hỗn hợp bê tông

THUỘC
NỘI DUNG 6.1

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ QUÁ TRÌNH TRỘN
HỖN HỢP BÊ TÔNG SỬ DỤNG TỐI THIỂU 60% TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ
CỐT LIỆU TỰ NHIÊN
NỘI DUNG 6
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẤM TƯỜNG RỖNG BÊ TÔNG ĐÚC
SẴN THEO CÔNG NGHỆ ĐÙN ÉP SỬ DỤNG TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ TỐI
THIỂU 60% CỐT LIỆU TỰ NHIÊN
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Trung Thành
Trung tâm XM&BT: ThS. Nguyễn Văn Đoàn
Phòng KHKT&HTQT: TS. Trịnh Minh Đạt

CÁN BỘ THỰC HIỆN VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Họ và tên Chữ ký

ThS. Nguyễn Văn Đoàn

1
MỤC LỤC

TT Nội dung Trang


Nội dung khoa học của chuyên đề: Nghiên cứu thiết bị trộn 1
hỗn hợp bê tông, trong quá trình sản xuất tấm tường rỗng bê
tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép.
I Tổng quan 4
II Phân loại thiết bị 4
2.1 Máy trộn kiểu tự do 5
2.2 Máy trộn cưỡng bức 7
III Thiết bị trộn hỗn hợp bê tông sản xuất tấm tường 14
3.1 Đánh giá công nghệ trộn hỗn hợp hiện nay 14
3.2 Thiết bị trộn hỗn hợp sản xuất bê tông tấm tường 20
IV Kết luận 21
V Tài liệu tham khảo 21

DANH MỤC HÌNH


2
Hình 2.1: Mặt cắt ngang của máy trộn kiểu tự do 5
Hình 2.2: Mặt cắt ngang của máy trộn kiểu nghiêng 6
Hình 2.3: Mặt cắt ngang của máy trộn kiểu không nghiêng 7
Hình 2.4: Mô hình các loại máy trộn kiều cưỡng bức 8
Hình 2.5: Hình ảnh máy trộn hai trục ngang của hãng Conele 9
Hình 2.6: Mô phỏng quá trình hỗn hợp được khuấy trộn 10
Hình 2.7: Hình ảnh máy trộn hành tinh của hãng Lapa 11
Hình 2.8: Quỹ đạo trộn của máy trộn hành tinh hãng Conele 12

Hình 3.1: Cối trộn hãng Eirich dùng trong dây chuyền sản xuất 15

vật liệu chịu lửa

Hình 3.2: Cối trộn của hãng Eirich 15


Hình 3.3: Cối trộn kiểu trục vít hình nón của hãng Hosokawa 16
Hình 3.4: Cối trộn dùng trong dây chuyền sản xuất hóa chất 17

giảm điện trở đất

Hình 3.5: Cối trộn bê tông UHPC của hãng Conele 19


Hình 3.6: Cối trộn hành tinh dùng trong dây chuyền sản xuất bê tông 20
UHPC cải tạo mặt cầu Thăng long

I/ Tổng quan

3
Thiết bị trộn bê tông được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng và sản
xuất vật liệu, có nhiều kích cỡ khác nhau, từ máy trộn cầm tay đến máy trộn cỡ
lớn trong công nghiệp. Nhờ có máy trộn bê tông cải thiện năng suất lao động
mang lại quy trình hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Mỗi loại thiết bị trộn được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể tùy
thuộc vào tính chất của vật liệu được trộn và kết quả mong muốn. Để xác định
thiết bị trộn phù hợp nhất cho một ứng dụng cụ thể, có nhiều yếu tố cần được
xem xét bao gồm: chủng loại vật liệu, nhu cầu bê tông, tiến độ và phương pháp
thi công thực tế. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chất lượng của bê tông được
sản xuất. Chất lượng này được xác định bởi tính năng của bê tông và tính đồng
nhất của vật liệu sau khi trộn và thi công.

Các thông số hiệu quả của thiết bị trộn bị ảnh hưởng bởi thú tự các thành
phần khác nhau của hỗn hợp bê tông được cấp vào máy trộn, chu trình trộn,
chủng loại máy trộn, công suất và thời gian trộn được sử dụng.

Chuyên đề này sẽ thực hiện công tác nghiên cứu, phân tích đánh giá thiết
bị trộn hỗn hợp bê tông, đề xuất lựa chọn thiết bị trộn phù hợp cho sản xuất tấm
tường.

II/ Phân loại thiết bị trộn hỗn hợp bê tông

Căn cứ vào phương pháp trộn bê tông, máy trộn được chia làm hai loại
 Máy trộn kiểu tự do
 Máy trộn kiểu cưỡng bức

Phân loại theo chế độ làm việc chia làm hai loại
 Máy trộn theo mẻ
 Máy trộn liên tục

Phân loại theo vị trí lắp đặt thiết bị, chia lầm hai loại
 Máy trộn di động
 Máy trộn cố định

4
Với mỗi loại máy trộn có ứng dụng, ưu nhược điểm khác nhau, dưới đây
xem xét cấu tạo, nguyên lý và tính năng sử dụng của một số thiết bị trộn điển
hình [1,2,3,6], được phân loại theo phương pháp trộn như sau:

2.1/ Máy trộn kiểu tự do

Cấu tạo chung của máy trộn kiểu tự do là loại máy trộn có cánh trộn gắn
trực tiếp với thùng trộn. Khi thùng trộn quay cốt liệu được cánh trộn nâng lên
cao, sau đó rơi tự do xuống thùng trộn và trộn đều với nhau thành hỗn hợp bê
tông.

Hình 2.1 [3]: Mặt cắt ngang của máy trộn kiểu tự do
Máy trộn loại này có nhiều ưu điểm so với máy trộn truyền thống vì đây
là dạng máy trộn linh hoạt, sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, giá cả phù
hợp, dễ dàng vận hành, trộn nhanh và kỹ tiết kiệm thời gian, có nhiều chủng
loại khác nhau dễ dàng tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
Máy trộn kiểu tự do [3] được phân ra ba loại: máy trộn nghiêng, máy trộn
đảo chiều, máy trộn không nghiêng.
a/Máy trộn tự do kiểu nghiêng

Là máy trộn thông dụng cho các mẻ trộn nhỏ dưới 0,5 m3, sử dụng trong
phòng thí nghiệm và hiện trường có lượng bê tông nhỏ.

5
Hình 2.2 [3]: Mặt cắt ngang của máy trộn kiểu nghiêng
Máy trộn trống nghiêng được thiết kế với một trống nghiêng có thể xoay
để đổ hỗn hợp bê tông hoặc xi măng, khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến
cho các dự án xây dựng nơi vật liệu cần được dỡ xuống nhanh chóng. Những
kiểu máy trộn này có một trống nghiêng trên trục của nó cho phép vật liệu đã
trộn được đổ ra khỏi trống. Một trong những ưu điểm của loại máy trộn này là
chúng đòi hỏi ít lao động thủ công hơn so với máy trộn trống không nghiêng, vì
vật liệu đã trộn có thể được dỡ xuống dễ dàng bằng cách nghiêng trống. Điều
này làm cho chúng trở thành sự lựa chọn phổ biến cho các dự án xây dựng vừa
và nhỏ.

b/Máy trộn tự do kiểu đảo chiều

Máy trộn kiểu đảo chiều tương tự như máy trộn kiểu không nghiêng ( hình
2.3). Ngoại trừ khác nhau là máy trộn kiểu này chỉ có một bên vừa cấp liệu vào
và xả bê tông ra. Trống của máy trộn đảo chiều có thể quay theo cả hai hướng,
cho phép các lưỡi trộn, đảo trộn nguyên liệu một cách hiệu quả.

Một trong những ưu điểm của loại máy trộn này là khả năng tạo ra hỗn hợp
bê tông có độ đồng nhất cao, bao gồm cả hỗn hợp ướt và khô. Chúng phù hợp
cho các dự án xây dựng vừa và nhỏ và có thể dễ dàng làm sạch và bảo trì. Tuy

6
nhiên, chi phí tương đối cao của chúng có thể khiến chúng kém hấp dẫn hơn đối
với một số dự án xây dựng.

c/ Máy trộn tự do kiểu không nghiêng

Không giống như máy trộn trống nghiêng, máy trộn trống không nghiêng
không có cơ chế nghiêng và phải sử dụng lao động thủ công để dỡ vật liệu đã
trộn. Một trong những ưu điểm của máy trộn bê tông này là thiết kế đơn giản và
vận hành dễ dàng.

Hình 2.3 [3]: Mặt cắt ngang của máy trộn kiểu không nghiêng
Chúng thích hợp cho các dự án xây dựng vừa và nhỏ và có thể được sử
dụng để trộn hỗn hợp ướt và khô, có yêu cầu bảo trì tương đối thấp. Tuy nhiên,
một trong những nhược điểm chính là chúng không có khả năng tự động dỡ hỗn
hợp đã trronj. Điều này đòi hỏi lao động thủ công để dỡ hỗn hợp, không hiệu
quả đối với các dự án xây dựng lớn.
2.2 Máy trộn kiểu cưỡng bức
Hay còn gọi là máy trộn kiểu chảo ( Pan mixer) là thiết bị có thùng trộn
cố định, hoặc quay, bên trong có một hoặc hai bộ cách khuấy để trộn vật liệu và
một cánh vét bên thành.
Đây là loại máy trộn được thiết kế để trộn hiệu quả cả vật liệu khô và ướt,
các cánh trộn có thể điều chỉnh để phù hợp với chủng loại và khối lượng vật liệu
cần trộn khác nhau.

7
Tính năng nổi bật của kiểu máy trộn này là hiệu suất trộn cao, dễ dàng
vận hành và bảo trì, tính đồng nhất cao ngay cả khi thời gian trộn ngắn rất thích
hợp khi trộn hỗn hợp bê tông với vật liệu mịn.
Cấu hình khác nhau của loại máy trộn được mô tả như hình 2.4

Hình 2.4 [3]: Mô hình các loại máy trộn kiều cưỡng bức
Hình a : Loại 1 trục ở trung tâm,chảo cố định, cánh khuấy chuyển động
Hình b: Loại 1 trục ở trung tâm,chảo quay, cánh khuấy cố định.
Hình c: Loại 2 trục, chảo cố định, cánh khuấy chuyển động
Hình d: Chuyển động ngược dòng, loại 1 trục quay, chảo quay, cánh
khuấy cố định
Hình e: Chuyển động kiểu hành tinh, loại 1 trục quay, chảo cố định, cánh
khuấy chuyển động
Dưới đây tìm hiểu chi tiết về loại máy trộn kiểu cưỡng bức, hiện nay được
sử dụng rộng rãi trong sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn, bê tông
cường độ cao. Với hai loại điển hình là loại cối hai trục ngang và cối hành tinh.

a/ Loại máy trộn hai trục ngang


8
Là loại máy trộn cưỡng bức có 2 trục nằm ngang, chuyển động ngược
chiều nhau. Các cánh khuấy được lắp trên trục được đặt so le nhau theo góc
nhất định 30 độ hay 60 độ, nhờ đó hỗn hợp được đảo đều theo hướng từ dưới
lên trên giữa hai trục khuấy.

Hình 2.5: Hình ảnh máy trộn hai trục ngang của hãng Conele
Nguyên lý làm việc

Hai trục trộn của cối trộn kiểu cưỡng bức được dẫn động bởi 1 hoặc hai
động cơ riêng biệt, hỗn hợp trộn ở phía dưới và giữa thùng được đảy lên trên,
đồng thời được đẩy về phia trước và sau dọc theo trục. Hỗn hợp vừa rơi tự do
vừa trộn cưỡng bức, nhờ đó được khuấy nhanh và đều.

9
Hình 2.6: Mô phỏng quá trình hỗn hợp được khuấy trộn
Đặc điểm của cối trộn hai trục ngang

 Có thể sử dụng sản xuất bê tông đúc sãn, bê tông thương phẩm, bê tông
đầm lăn RCC…
 Tương thích với vị trí lắp đặt là nhà máy bê tông hoặc công trường vì có
thiết kế nhỏ gọn.
 Phù hợp cho trộn hỗn hợp bê tông khối lượng lớn, mẻ trộn từ 2 đến
6m3/mẻ.
 Có cấu tạo 2 trục quay với thể tích hiệu dụng lớn, công suất trộn nhanh,
mang lại hiệu quả cao, ngay cả với vật liệu có cỡ hạt lớn tới 150 .. 180
mm.
 Cửa xả hỗn hợp được bố trí ở dưới đáy, theo chiều dài cối nên việc xả vật
liệu rất nhanh từ 10 đến 15 giây. Cửa xả được đóng mở bằng xi lanh khí
nén hoặc thủy lực, trang bị các cảm biến báo vị trí đóng mở.

Các thiết bị chính của cối trộn hai trục ngang bao gồm:

10
 Động cơ dẫn động tùy theo dung tích cối trộn, công suất động cơ từ 30
kw đến 90 kw, đối với cối có dung tích từ 1500 lít trở lên thường có 2
động cơ dẫn động.
 Số cánh tay trộn được bố trí đều trên 2 trục có từ 5 đến 10 tay trộn mỗi
trục.
 Cửa xả thường sử dụng động cơ thủy lục có công suất từ 3kw đến 4 kw
 Trang bị hệ thống béc phun nước đều xung quang cối làm tăng khả năng
hòa trộn hỗn hợp.

Ưu nhược điểm của cối trộn 2 trục ngang

+ Ưu điểm

- Phù hợp với công suất, kích thước vật liệu lớn
- Thời gian trộn ngắn, vơi bê tông chất lượng cao từ 1.5 đến 2 phút
- Có thể làm việc cường độ cao
- Hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm mài mòn nhờ có tốc độ trộn
nhanh, mạnh mẽ
- Có thể đạt được độ đồng nhất tới 95% trong thời gian 30 giây
- Dễ dàng bảo trì sửa chữa.

+ Nhược điểm

- Khó đồng nhất hỗn hợp với vật liệu mịn do kiểu bố trí cánh trộn có
khoảng cách lớn

b/ Loại máy trộn hành tinh

11
Hình 2.7: Hình ảnh máy trộn hành tinh của hãng Lapa
Nguyên lý làm việc

Là thiết bị trộn được tối ưu hóa và cải tiến từ máy trộn bê tông trục đứng,
đem đến hiệu rất cao so với các thiết bị trộn bê tông khác nhau. Đặc điểm của
quá trình khấy hành tinh là trục chính quay, còn trục khuấy hành tinh tự quay
theo hướng trục chính [4]. Quỹ đạo trộn (hình 2.7) được hình thành bởi các lưỡi
trộn của thiết bị, xếp chồng lên nhau theo từng lớp với phạm vi bao trùm toàn
bộ vùng trộn.

Hình 2.8: Quỹ đạo trộn của máy trộn hành tinh hãng Conele

Đặc điểm của cối trộn hành tinh

12
 Được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bê tông đúc sẵn như dầm cầu, bê
tông cường độ cao UHPC, tường bê tông, vật liệu chịu lửa, gốm sứ thủy
tinh và nhiều ngành công nghiệp khác
 Có cấu trúc nhỏ gọn, độ ồn thấp, độ kín tốt, ít gây ô nhiễm, tiêu thụ năng
lượng thấp, hiệu quả đồng nhất cao khi trộn vật liệu mịn.
 Giảm tỉ lệ nước/ xi măng của bê tông
 Với cùng loại vật liệu, cùng trình tự cấp liệu, thời gian trộn của máy trộn
kiểu hành tinh ngắn hơn máy trộn truyền thống từ 15% đến 20 %.

Các thiết bị chính của cối trộn hành tinh bao gồm:

 Động cơ dẫn động có thể sử dụng 1 hoặc hai động cơ với dải công suất từ
4 kw đến 132 kw tương ứng với dung tích thùng trộn từ 100 lít đến 3000
lít
 Cụm quay hành tinh có thể bố trí 1 hoặc 2 cụm tùy theo công suất cối
trộn
 Cánh gạt bên thành có thể bố trí 1 hoặc 2 cánh.
 Cửa xả bê tông tùy chọn là 1 hoặc 2 cửa, được điều khiển bằng khí nén
hay thủy lực.

Ưu nhược điểm của cối trộn hành tinh

+ Ưu điểm

- Kết cấu kiểu trộn hành tinh nên cần ít thời gian trộn hơn
- Hỗn hợp đồng nhất hơn
- Độ hao mòn vật liệu thấp do có lớp lót bảo vệ bên ngoài
- Hiệu quả cao về năng lượng tiêu thụ

+ Nhược điểm

- Năng suất thấp tối đa 2m3/mẻ


- Chi phí đầu tư cao hơn do cấu tạo phức tạp nhiều chi tiết hơn

13
- Bảo dưỡng, sửa chữa chi phí cao hơn

III/ Thiết bị trộn hỗn hợp bê tông


3.1/ Đánh giá công nghệ trộn hỗn hợp hiện nay.
Hỗn hợp bê tông luôn đòi hỏi sự tối ưu hóa, nhằm tạo ra sản phẩm chắc
chắn bền bỉ. Khối lượng các vật liệu được định lượng chính xác theo yêu cầu
cấp phối đặt ra. Bê tông sử dụng cho sản xuất tấm tường, được tạo ra từ các vật
liệu kích thước nhỏ, lượng vật liệu mịn chiếm đa số, để đảm bảo độ đồng nhất,
chất lượng bê tông đạt yêu cầu, hỗn hợp không vón cục, cần được lựa chọn thiết
bị trộn phù hợp.
Lựa chọn đúng thiết bị trộn phù hợp với loại hỗn hợp vật liệu khác nhau
sẽ đem lại hiệu quả tối ưu cho một dây chuyền sản xuất. Hiện nay đối với vật
liệu mịn có nhiều thiết bị trộn hỗn hợp trên thị trường điển hình như : thiết bị
trộn chuyên sâu của hãng Eirich, thiết bị trộn kiểu trục vít hình nón của hãng
Hosokawa, thiết bị trộn bê tông UHPC của hãng Liebherr. Dưới đây tiến hành
xem xét tính năng một số thiết bị trộn và ứng dụng thực tế tại nhà máy.
a/ Thiết bị trộn chuyên sâu ( Intensive)
Nguyên lý hoạt động của thiết bị trộn hỗn hợp này là kết cấu cối trộn
dạng chảo đặc biệt, có trục trộn và vỏ cùng quay. Được thiết kế để trộn nguyên
liệu thô, hỗn hợp chất rắn cơ học và hợp chất đòi hỏi độ đồng nhất cao. Thích
hợp trong sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa, gốm sứ, thủy tinh…
Hình ảnh thực tế cối trộn của hãng Eirich được sử dụng trong dây chuyền
sản xuất vật liệu chịu lửa tại Hà nam

14
Hình 3.1: Cối trộn hãng Eirich dùng trong dây chuyền sản xuất vật
liệu chịu lửa

Đặc điểm thiết bị


 Cối cho phép trộn theo mẻ hoặc liên tục
 Dung tích từ 5 đến 7000 lít
 Tốc độ quay của trục từ 2 m/s đến 40 m/s
 Có thể dùng trộn theo mẻ và liên tục
 Động cơ chảo và trục độc lập có công suất 5,5 kw và 15 kw
 Dễ dàng bảo trì

Cấu tạo của cối được minh họa như sau

Hình 3.2: Cối trộn của hãng Eirich


Cối trộn bao gồm 3 thành phần chính, mỗi thành phần này có thể thay đổi một
cách linh hoạt trong quá trình trộn vật liệu.
15
 Chảo trộn quay (theo mũi tên màu xanh) chuyển hỗn hợp vào vùng
trộn.
 Trục trộn được bố trí lệch tâm, hướng quay và tốc độ của chúng có thể
được điều chỉnh cho ứng dụng khác nhau ( theo mũi tên màu đỏ)
 Cánh trộn cạo đáy và bên thành cối, cung cấp thêm khả năng khuấy
trộn, ngăn ngừa sự tích tụ vật liệu trên thành và đáy, đồng thời dễ dàng
hơn trong việc xả vật khi chu trình trộn hoàn tất.

b/ Thiết bị trộn kiểu trục vít hình nón


Nguyên lý làm việc của máy trộn trục vít hình nón: Bên trong có cánh tay
và vít trộn, cánh tay trộn chuyển động với tốc độ trung bình 70 v/phút, còn vít
trộn quay với tốc độ 2-3 v/phút . Vít này được treo trên cánh tay và quay dọc
theo vỏ hình nón. Di chuyển vật liệu từ đáy thùng lên trên, tạo ra quá trình trộn
đối lưu của vật liệu. Quá trình vật liệu lên trên rơi xuống theo tự trọng, tốc độ
rơi sẽ tăng lên khi đường kính thùng trộn giảm. Kết quả của các chuyển động
đồng thời này là sự đồng nhất nhanh và chuyên sâu với mức tiêu thụ điện năng
thấp.
Đặc điểm thiết bị
 Là máy trộn theo mẻ, có thiết kế đặc biệt cho các vật liệu mịn và bột
nhão dễ phân tách, chảy tự do.
 Máy trộn có cường độ thấp, dung tích cối từ 5 đến 100 lít.
 Phù hợp với sản phẩm có quy trình sản xuất phức tạp đòi hỏi kết quả
chính xác trong ngành xây dựng, hóa chất, dược phẩm…

a b

16
Hình 3.3: Cối trộn kiểu trục vít hình nón của hãng Hosokawa
a/ Cối trộn; b/ Chuyển động vật liệu
Thiết bị được sử sụng trong dây chuyền sản xuất vật liệu làm giảm điện
trở đất Công ty Sankosa – Dung quất Quảng ngãi
Sản phẩm được tạo ra bởi hỗn hợp bột than chì, xi măng và một vài hóa
chất khác. Sau khi định lượng các thành phần với tỷ lệ nhất định, hỗn hợp được
cấp vào cối trộn theo thứ tự than chì cấp trước sau đó đến xi măng và phụ gia.
Hỗn hợp sau khi trộn đủ thời gian quy định được chuyển tới dây chuyền đóng
bao sản phẩm, thuận tiện cho quá trình bảo quản, vận chuyển và thi công.

Hình 3.4: Cối trộn dùng trong dây chuyền sản xuất hóa chất giảm
điện trở đất

Thông số chi tiết thiết bị


 Tốc độ quay cánh tay quay 65 vòng/phút và dẫn động cho vít quay với
tốc độ 2.2 vòng/phút

17
 Dung tích cối 300 lít
 Thời gian trộn 300 .. 600 giây 1 mẻ
 Tỷ lệ than / xi măng 50/50
 Độ ẩm vật liệu thấp hơn 0.5%

c/ Thiết bị trộn hỗn hợp bê tông siêu tính năng UHPC


Bê tông cường độ cao UHPC (ultra-high performance concrete)có cường
độ nén rất cao thường trên 150 Mpa, được ứng dụng rất rộng rãi trong xây dựng
như làm dầm cầu, cọc bê tông đúc sẵn, cột điện gió…

Các vật liệu sử dụng sản xuất bê tông UHPC thuộc dạng hỗn hợp trộn ba
thành phần: bột, chất siêu dẻo và sợi hữu cơ. Thành phần [5] gồm:

 Xi măng Portland: còn gọi là Xi măng Portland thường, là loại vật liệu
được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới, nó là thành phần cơ bản
của bê tông, vữa, hồ. Có thành phần chủ yếu là clinker Portland chiếm tỉ
lệ 95 – 96% và thạch cao chiếm tỉ lệ 4-5%

 Silica Fume: Muội silic hay khói silic, còn được gọi là microsilica, là một
dạng cấu trúc vô định hình của silic dioxide. Muội silic là sản phẩm phụ
của công nghiệp sản xuất chế phẩm chứa silic, thoát ra dưới dạng khói
bay cực mịn. Muội silic có kích thước rất nhỏ bé, khoảng từ 0,1 μm đến
vài μm, đường kính hạt trung bình 1,5 μm.

 Bột thạch anh: hay còn gọi là bột quartz là đá sa thạch tái kết tinh tạo
thành. Bột quartz được khai thác chế biến có độ sạch cao, các tạp chất có
hại như Fe, Ca rất thấp nên đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành sản xuất.

 Cát silica mịn: một chất phi kim loại có công thức hóa học là SiO2, chúng
được tìm thấy nhiều trong tự nhiên và tồn tại ở dạng cát thạch anh hay bột
thạch anh. Trong tự nhiên Silica tồn tại chủ yếu ở dạng tinh thể hoặc vi
tinh thể (thạch anh, tridimit, cristobalit, cancedoan, đá mã não).

 Bộ giảm nước tầm cao: là phụ gia siêu dẻo dạng lỏng, thành phần gồm
các polymer tổng hợp hiệu quả giảm nước tầm cao và duy trì độ sụt, giúp
công tác vận chuyển bê tông và thi công tại công trình được an toàn hiệu
quả.

 Nước

 Thép hoặc sợi hữu cơ

Đặc điểm thiết bị


18
 Thiết bị trộn có thể tích thực lớn hơn với thể tích trộn vật liệu
thông thường gấp hai lần.
 Công suất điện tiêu thụ cao, thời gian trộn tăng lên do đặc tính vật
liệu UHPC là giảm cốt liệu thô, hàm lượng nước thấp, tăng cường
phụ gia kết dính.
 Động cơ dẫn động có thể điều chỉnh tốc độ, nhằm linh hoạt trong
điều chỉnh chu trình trộn.
 Dung tích thiết bị trộn từ 50 lít đến 4500 lít

Với đặc tính vật liệu sản xuất hỗn hợp bê tông UHPC, thiết bị trộn đáp
ứng được là cối trộn cưỡng bức loại hành tinh có cấu trúc như sau:

a b

Hình 3.5: Cối trộn bê tông UHPC của hãng Conele


a/ Tổng quan cối; b/ Chi tiết bên trong
Bên trong cối được trang bị các cánh tay và lưỡi trộn ( hình 3.5) bao
gồm: (1) Cánh tay trộn thành cối, (2) cánh tay và lưỡi trộn đáy cối, (3) roto trộn
tốc độ cao tăng hiệu quả trộn
Với chiều quay của cánh quay roto tốc độ cao cùng chuyển động với trục
chính và cánh tay trộn đáy cối, tạo ra chuyển động tuần hoàn và đối lưu làm cho
vật liệu được trộn đều và đạt được sự đồng nhất cao.

19
Hình ảnh thực tế ứng dụng thiết bị trong dây chuyền sản xuất bê tông
UHPC của công ty Thành Hưng, phục vụ dự án cải tạo mặt cầu Thăng Long
được minh họa ở hình 3.6

Hình 3.6: Cối trộn hành tinh dùng trong dây chuyền sản xuất bê tông
UHPC cải tạo mặt cầu Thăng long

Thông số chi tiết của thiết bị:


Hãng sản xuất Conele
Mã hiệu CMP
Dung tích cối 1250 lít
Công suất điện 55 Kw
Tốc độ quay trục chính 20v/p, rotor 240 vòng/phút, trộn đáy 45 v/p
Cửa xả kiểu thủy lực công suất động cơ 4 kw
Thực tế sản xuất, thiết bị trộn này đáp ứng đầy đủ yêu cầu chất lượng sản
phẩm, có hiệu suất trộn cao.
Trong điều kiện thời tiết mùa hè cần trang bị thêm hệ thống nước lạnh, hệ
thống bao che bảo quản vật liệu tránh ánh nắng mặt trời. Bê tông có tính bám
dính cao nên bổ xung thêm hệ thống vệ sinh cối, dùng nước áp lực cao hoạt
động theo chu trình tự động và bằng tay.
3.2/ Thiết bị trộn hỗn hợp bê tông sản xuất tấm tường

20
Hỗn hợp bê tông trong sản xuất tấm tường không sử dụng cốt liệu lớn, nhằm
làm giảm thể tích của bê tông, loại bê tông này có khối lượng thể tích thấp tới
1500 kg/m3 – 1650 kg/m3. Với thành phần vật liệu chế tạo ở dạng bột mịn nên
tính công tác của hỗn hợp bê tông có sự khác biệt so với khi sử dụng cốt liệu tự
nhiên, khi đóng rắn bê tông có khả năng bị co ngót, gây nứt cấu trúc. Việc đồng
nhất hỗn hợp bê tông khó hơn, hỗn hợp bê tông dễ bị vón cục, dính bết gây khó
khăn cho việc tạo hình. Vì thế thiết bị trộn hỗn hợp bê tông loại này có một số
yêu cầu sau:
 Hỗn hợp bê tông được trộn tại trạm cố định đặt tại nhà máy, cùng với dây
chuyền đồng bộ sản xuất tấm tường
 Trộn được hỗn hợp có độ sụt thấp
 Đảm bảo tính đồng nhất của hỗn hợp
 Kiểm soát được độ ẩm của hỗn hợp trước và sau trộn.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về hỗn hợp bê tông trong sản xuất tấm tường nêu
trên. Nên sử dụng máy trộn cưỡng bức kiểu hành tinh, là thiết bị trộn chuyên
ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm bê tông đúc sẵn, đặc biệt là trong các ứng
dụng yêu cầu cao về tính đồng nhất của hỗn hợp.
IV/ Kết luận
Trên cơ sở phân tích đánh giá thiết bị trộn hỗn hợp trong sản xuất tấm
tường có thể đưa ra kết luận như sau:
Thiết bị trộn hỗn hợp bê tông được chia ra làm hai loại chính là máy trộn
kiểu tự do và máy trộn kiểu cưỡng bức. Đối với vật liệu mịn thường sử dụng
thiết bị trộn cưỡng bức kiểu hành tinh.
Thiết bị trộn được lựa chọn phải phù hợp với sản phẩm được sản xuất ra.
và đồng bộ với các thiết bị khác trong trạm trộn để đem lại hiệu quả kinh tế .
Đối với bê tông dùng cho sản xuất tấm tường theo công nghệ đùn ép nên trang
bị thiết bị trộn cưỡng bức kiểu hành tinh, vì thiết bị này tạo ra hỗn hợp bê tông
có độ đồng nhất cao, sản phẩm luôn ổn định.
V/Tài liệu tham khảo

[1] Two stage mixing approach - civilenggseminar


[2] Study Of Planetary Concrete Mixers- Siddhant Dange
[3] Concrete Mixing Methods and Concrete Mixers - Chiara F. Ferraris

21
[4] What’s the Differences Between Vertical Shaft and Twin Shaft Concrete
Mixer – Emily Jane

[5] Chi tiết về bê tông UHPC - betonlab.vn

[6] The Different Types of Concrete Mixer Machines - ultratechcement.com

22

You might also like